Rin86

Ý nghĩa của hình ảnh hai con rồng chầu trước mặt trời trên mái nhà người Việt???

17 bài viết trong chủ đề này

ý nghĩa của hình ảnh hai con rồng chầu trước mặt trời trên mái nhà người Việt là gì? Tại sao người Trung QUốc khi sao chép lại kiến trúc của người Việt lại không copy lại hình ảnh đó? Và Nguyễn An khi thiết kế Thiên An Môn cho người Trung Quốc cũng không làm hai con rồng chầu trước mặt trời trên mái nhà cho họ? Ý nghĩa và lý do của hình ảnh này là gì?

Xin mọi người hãy giúp Rin giải đáp thắc mắc này với!

Và còn rất nhiều hình ảnh khác như con rùa đội bia, con hạc đứng trên mình con rùa, những giải thích về ý nghĩa của chúng bấy lâu nay liệu có thỏa đáng không và những hình ảnh đó là do người Việt Nam sáng tạo ra nhằm thể hiện ý nghĩa triết học cổ của người Việt hay do người Trung QUốc dùng trí tưởng tượng của mình vẽ nên để trang trí đền chùa nhà cửa?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rồng Việt Nam luôn có một mô-típ rõ ràng đặc trưng đó là:

Thân rồng uốn hình sin 12 khúc, đại diện 12 tháng trong năm, biểu trưng cho sự thay đổi thời tiết năm tháng, sự trù phú và phồn vinh của nền văn hóa nông nghiệp lúa nước. Thân mềm mại uốn lượn thể hiện sự biến hóa và khả năng thay đổi, dịch chuyển thiên nhiên của con rồng cai quản thời tiết, mùa màng. Trên lưng có vây nhỏ liền mạch và đều đặn.

Đầu rồng là phần rất đặc biệt, hoàn toàn khác rồng Trung Hoa. Nó có bờm dài, râu cằm, không sừng (như rồng Trung Hoa). Mắt lồi to, hàm mở rộng có răng nanh ngắt lên, đây là điểm hoàn toàn khác với các con rồng khác của các nước. Đặc biệt là cái mào ở mũi, sun sóng đều đặn (có người goi là mào lửa) chứ không phải là cái mũi thú như rồng Trung Hoa. Lưỡi mảnh rất dài.

Miệng rồng luôn ngậm viên châu, ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc rồng hay cầm ngọc bằng chân trước. Viên châu tượng trưng cho tính nhân văn, tri thức và lòng cao thượng. Đầu rồng luôn hướng lên đớp lấy viên ngọc thể hiện tinh thần tôn trọng các giá trị nhân văn cao quý, theo đuổi sự uyên bác và tinh thần cao thượng.

Những điều ấy được đặt lên trên tất cả các giá trị khác kể cả sức mạnh và sự thống trị thường thấy của một con rồng phương Đông. Toàn thân rồng toát lên uyển chuyển và một sức căng rất lớn từ cái vươn chân dài, đầu ngẩng cao, dáng đầu rực lửa thể hiện cho khí thế hừng hực muốn tiến chinh phục các giá trị văn minh nhất của phương Đông cổ đại.

(wiki)

Đây là một hình tượng rồng hoàn hảo về mỹ thuật, có cá tính rõ ràng và đặc trưng cho dân tộc Việt, tiếc rằng nó đã bị vùi lấp bởi sự sùng bái văn hóa Hán của các triều đại phong kiến cuối cùng và sự hủy diệt văn hóa đã xảy ra khi nhà Minh xâm lược Việt Nam.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đây là một yếu tố nữa chứng tỏ rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành không phải của người Trung Hoa mà là của người Việt. Hính tượng rồng thể hiện sức mạnh vũ trụ. Hai con rồng thể hiện tính bao trùm của Âm Dương cùng chầu vào biểu tượng mặt trời là Thái Cực sinh lưỡng nghi (Hai con rồng). Người Trung Quốc không có hình ảnh này vì thuyết Âm Dương Ngũ hành không phải của họ, nên họ không thể hình tượng hóa nó. Xem : Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

cảm ơn chú Thiên Sứ đã giải đáp thắc mắc cho cháu, dưới đây là một bài viết về rồng Việt Nam cháu xin được đóng góp cho diễn đàn:

Con rồng là một hình tượng có vị trí đặc biệt trong văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam. Rồng là tượng trưng cho quyền uy tuyệt đối của các đấng Thiên Tử (Bệ Rồng, Mình Rồng), là linh vật đứng vào hàng bậc nhất trong tứ linh "Long, Lân, Quy, Phụng". Dân tộc ta có truyền thuyết về con Rồng từ rất sớm bởi nó gắn liền với mây, mưa, với việc trồng lúa nước, với sự tích "Con Rồng Cháu Tiên"...

Mỗi người dân Việt Nam đều mang khái niệm từ thời mở nước cha rồng mẹ tiên, với huyền sử Hùng Vương con của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Hùng Vương đã dạy dân tục xăm mình hình Rồng ở ngực, bụng và hai đùi (Thái Long) để không bị loài thuỷ quái xâm hại. Rồng tượng trưng cho thần linh, mây, mưa, sấm chớp. Hình tượng Rồng còn xuất hiện trong văn hoá Đông Sơn, Âu Lạc với những hình trang trí chữ S và tục thờ tứ pháp.

Qua thời kỳ Bắc thuộc dài đằng đẵng, con rồng Việt Nam xuất hiện rõ nét dưới thời Lý. Hình ảnh "Rồng bay lên" Thăng Long tượng trưng cho khí thế vươn lên của dân tộc, được đem đặt cho đất đế đô. Rồng thời Lý tượng trưng cho mơ ước của cư dân trồng lúa nước nên luôn luôn được tạo trong khung cảnh của nước, của mây cuộn.

Triều Lý dựng đô, vua Thái Tông cho mở hàng quán chen chúc sát tới đền rất huyên náo. Vua thấy đền cổ bèn sửa sang lại làm nơi thờ thần. Đến đêm, thần hiển linh nổi trận gió Bắc rất to, các nhà bên đều đổ hết, chỉ còn đền thờ. Vua mừng nói: "Đó là thần Long Đỗ coi việc nhân gian". Hình Rồng thời Lý được trang trí ẩn hiện trong hình lá đề, cánh sen giỡn sóng, ở bệ tượng đức Phật Adiđà, Quan Âm... Rồng thời Lý có thân hình tròn trặn, uốn lượn nhiều khúc, dài và nhỏ dần về phía đuôi, có dáng dấp gần gũi với loài rắn nhưng đầu Rồng có tỷ lệ cân đối so với thân, chân nhỏ, mảnh, thường là 3 ngón. Rồng thời Lý nhẹ nhàng, thanh thoát. Những khúc uốn hình chữ S gần như không thể thiếu. Rồng được trang trí trong chùa tháp, cung điện có đầu ngẩng cao, mồm há rộng giỡn ngọc, mào hình ngọn lửa hướng về phía trước, tai bờm, râu rồng vút nhỏ dần chuyển động như bay lượn tạo nên bố cục chặt chẽ. Nhìn tổng thể, Rồng Lý tạo ra vẻ đẹp thẩm mỹ thuần khiết, cách điệu sống động như một tuyên ngôn độc lập có giá trị đến ngày nay về mỹ thuật của Rồng Đại Việt.

Rồng thời Trần tuy có thừa kế những yếu tố cơ bản của thời Lý nhưng đã có những biến đổi về chi tiết. Dạng tự chữ "S" dần dần mất đi hoặc biến dạng thành hình con, đồng thời xuất hiện thêm hai chi tiết là cặp sừng và đôi tay. Đầu rồng uy nghi và đường bệ với chiếc mào lửa ngắn hơn. Thân rồng tròn lẳn, mập mạp, nhỏ dần về phía đuôi, uốn khúc nhẹ, lưng võng hình yên ngựa. Đuôi rồng có nhiều dạng, khi thì đuôi thẳng và nhọn, khi thì xoắn ốc. Các vảy cũng đa dạng. Có vảy như những nửa hình hoa tròn nhiều cánh đều đặn, có vẩy chỉ là những nét cong nhẹ nhàng.

Rồng thời Lê thay đổi hẳn. Rồng không nhất thiết là một con vật mình dài uốn lượn đều đặn nữa mà ở trong nhiều tư thế khác nhau. Đầu rồng to, bờm lớn ngược ra sau, mào lửa mất hẳn, thay vào đó là một chiếc mũi to. Thân rồng lượn hai khúc lớn. Chân có năm móng sắc nhọn quắp lại dữ tợn. Rồng thời Lê tượng trưng cho quyền uy phong kiến. Cũng chính bắt đầu từ thời đại này xuất hiện quan niệm tứ linh (bốn con vật thiêng) tượng trưng cho uy quyền của vương triều Rồng đứng đầu trong tứ linh. Ba vật thiêng kia là Lân (tượng trưng cho sự thái bình và minh chúa), Quy (con rùa - tượng trưng sự bền vững của xã tắc) và Phụng (tượng trưng cho sự thịnh vượng của triều đại).

Rồng thời Trịnh Nguyễn vẫn còn đứng đầu trong bộ tứ linh nhưng đã được nhân cách hóa, được đưa vào đời thường như hình rồng mẹ có bầy rồng con quây quần, rồng đuổi bắt mồi, rồng trong cảnh lứa đôi.

Con rồng thời Nguyễn trở lại vẻ uy nghi tượng trưng cho sức mạnh thiêng liêng. Rồng được thể hiện ở nhiều tư thế, ẩn mình trong đám mây, hoặc ngậm chữ thọ, hai rồng chầu mặt trời, chầu hoa cúc, chầu chữ thọ... Phần lớn mình rồng không dài ngoằn mà uốn lượn vài lần với độ cong lớn. Đầu rồng to, sừng giống sừng hươu chĩa ngược ra sau. Mắt rồng lộ to, mũi sư tử, miệng há lộ răng nanh. Vảy trên lưng rồng có tia, phân bố dài ngắn đều đặn. Râu rồng uốn sóng từ dưới mắt chìa ra cân xứng hai bên. Hình tượng rồng dùng cho vua có năm móng, còn lại là bốn móng.

Hình tượng Rồng còn huyền bí về long mạch, thuyết phong thủy nơi đất phát đế vương mộ táng. Chuyện mộ táng hàm Rồng, chúa Trịnh phát tích, sách Trung Hưng Thực Lục viết: "Ông già Tống Sơn giỏi phong thủy thấy Trịnh Liễu cầy ruộng lại siêng học hành, đức hạnh bèn giúp đặt mộ nơi huyệt khí quý xứ Nanh Lợn. Đêm ấy trời đất chuyển động, mưa gió nổi to... trên mộ có vầng sáng ánh trăng, xa trông có Rồng đen ấp lên trên. Tống Vương nói: "Rồng vàng là đế, rồng đen là vương...". Quả nhiên, đến 4 đời sau thì nhà Trịnh phát vượng...".

Rồng tượng trưng cho sự phồn vinh và sức mạnh của dân tộc, nhanh chóng trở thành hình tượng biểu hiện uy quyền của Nhà nước phong kiến, chỉ dùng nơi trang trọng nhất của cung vua, hay những công trình lớn của quốc gia. Đã có thời triều đình phong kiến chạm khắc hình rồng trên nhà cửa hay đồ dùng gia đình. Nhưng sức sống của con Rồng còn dẻo dai hơn khi nó vượt ra khỏi kinh thành, đến với làng quê dân dã. Nó leo lên đình làng, ẩn mình trên các bình gốm, cột đình, cuộn tròn trong lòng bát đĩa hay trở thành người gác cổng chùa. Rồng còn có mặt trong những bức tranh hiện đại phương Đông, biểu hiện một mối giao hòa giữa nền văn hóa xa xưa bằng những ý tưởng mới mẻ kỳ lạ. Rồi con Rồng lại trở về với niềm vui dân dã trên chiếc bánh trung thu của mọi nhà.

Quả thật, hình tượng Rồng rất thân thiết trong tâm thức người dân Việt Nam. Các triều đại vua chúa xưa đưa múa Rồng truyền thống trở thành loại hình múa nghệ thuật (múa tứ linh Lê-Trịnh). Rồng trong đời sống dân gian được thể hiện rất phong phú: có múa Rồng trên sân đình trong lễ hội, trò chơi trẻ con Rồng rắn lên mây, hình ảnh Rồng xuất hiện trong tranh dân gian Đông Hồ... Trên đất nước cũng có nhiều địa danh tên Rồng như: Vịnh Hạ Long, cầu Hàm Rồng, sông Cửu Long...

Hiện nay, hình tượng con rồng tuy không còn tính chất thiêng liêng, tối thượng nhưng vẫn được đưa vào trang trí cho các công trình kiến trúc, hội họa, chạm, khắc nghệ thuật... Dù ở bất cứ thời điểm nào, con rồng vẫn là một phần trong cuộc sống văn hóa của người Việt.

(theo Maiyeuem.net)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hình tượng Con Rồng thì cũng đã có không ít các nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước khẳng định : xuất xứ Rồng là của nền văn hóa các dân tộc phương nam (Bách Việt).

Chính vì mang tính biểu tượng cao : hai con Rồng thể hiện tính bao trùm của Âm Dương, nên vị trí của Rồng luôn được đặt ở trung tâm, nơi tập trung quyền lực cao nhất, biểu tượng của nhà vua.

Về nguồn gốc xuất xứ của hình tượng Rồng cũng đã có nhiều sự lý giải, nhưng tôi ủng hộ quan điểm cho rằng : Con Rồng nguyên thủy vốn là loài cá sấu sông Dương Tử.

Share this post


Link to post
Share on other sites

con rồng thời Lý luôn căng mình đuổi theo đớp lấy viên ngọc tượng trưng cho nhân văn, tri thức và long cao thượng. quả thật là viên châu không hoàn toàn chạm vào miệng rồng và rồng không ngậm nó, điều đó cho thấy dân tộc ta coi những tính tốt đẹp đó là điều luôn luôn phải học hỏi, rèn dũa vì con người ta không hoàn toàn tốt đẹp nên cần phải đấu tranh với cái xấu trong mỗi bản thân, còn tri thức là vô hạn, ta có học thì cũng không bao giờ hết được. Vậy mà con rồng Trung Hoa lại cầm viên ngọc ở chân, có lẽ họ tự cho mình đã làm chủ được viên ngọc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

con rồng thời Lý luôn căng mình đuổi theo đớp lấy viên ngọc tượng trưng cho nhân văn, tri thức và long cao thượng. quả thật là viên châu không hoàn toàn chạm vào miệng rồng và rồng không ngậm nó, điều đó cho thấy dân tộc ta coi những tính tốt đẹp đó là điều luôn luôn phải học hỏi, rèn dũa vì con người ta không hoàn toàn tốt đẹp nên cần phải đấu tranh với cái xấu trong mỗi bản thân, còn tri thức là vô hạn, ta có học thì cũng không bao giờ hết được. Vậy mà con rồng Trung Hoa lại cầm viên ngọc ở chân, có lẽ họ tự cho mình đã làm chủ được viên ngọc.

Không phải như vậy đâu Rin86 thân mến ạ.

Con rồng là biểu tượng cũa sức mạnh vũ trụ mà cụ thể là hai lực tương tác chủ yếu bao trùm được khái niệm bằng Âm Dương. Khi thể hiện hai con rồng thì không con rồng nào ngậm châu cả . Tại sao lại như vậy:

Bởi vì khi thể hiện hai con rồng thì nó là biểu tượng cũa hai thế lực tương tác Âm Dương cân bằng , nên không bao giờ ngậm châu. Vì hạt châu chính là biểu tượng của Thái cực , là biểu tượng vũ trụ. Nếu hai con rồng ngậm châu thì có hai vũ trụ sao? Chỉ khi thể hiện một con rồng -Tức là một Âm (Hoặc Dương) - thì mới ngậm châu thôi. Đây chính là biểu tượng của một trong hai thế lực Âm (Hoặc Dương) đang chi phối vũ trụ (Âm thịnh thì Dương suy (Hoặc ngược lại).

Tôi có thể chắc chắn rằng, nếu những hình vẽ hoặc hình tượng có hai rồng trở lên mà các con rồng đều ngậm châu, hoặc vẻ một con rồng lại chỉ đuổi theo hạt châu đều là hình vẻ sau này. Bởi vì người ta không hiểu ý nghĩa của biểu tượng này nên vẽ như vậy. Các hình tượng rồng cổ của Việt Nam chỉ vẽ hoặc tạc rồng như tôi đã trình bày ở trên.

Vài lời bàn luận.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hồi nhỏ Rin có đọc một câu truyện của Nhật Bản về viên ngọc tứ hồn. Truyện cho trẻ con nhưng khi đọc bài của chú Thiên Sứ thì thấy dụng ý của tác giả quả là không đơn giản. Gọi là ngọc tứ hồn vì nó kết hợp bởi 4 hồn tạo nên linh hồn hoàn chỉnh của người ta.

Ngọc tứ hồn (Shikon no Tama) là một viên ngọc mang yêu lực trong bộ manga InuYasha. Trong thời loạn thế, chỉ cần có được nó thì mọi dã tâm dục vọng đều có thể đạt được. Bởi vậy không chỉ có yêu quái, mà cả những người có tâm địa bất chính đều muốn đoạt được vật này.

Xuất xứ

Thời đó, khi chiến tranh, bệnh dịch, nạn đói lan tràn khắp nơi, người chết đầy đường. Bởi có nhiều thi thể và người ốm yếu để ăn nên một thời gian sau số lượng yêu quái tăng vọt.

Có nhiều hòa thượng, pháp sư biết tróc yêu trừ ma, nhưng trong số đó chỉ có nữ pháp sư Midoriko là có thể trục hồn yêu quái ra rồi thanh tẩy nó. Midoriko có pháp lực rất cao, có thể cùng một lúc tiêu diệt linh lực của 10 yêu quái, khiến yêu quái không còn sức lực. Bởi vậy, yêu quái rất sợ Midoriko và đều có chung ý muốn lấy mạng cô ấy. Nhưng tất cả các yêu quái muốn tấn công Midoriko đều bị thanh tẩy. Vì thế, muốn thắng được linh lực của Midoriko cần một linh hồn tà ác cực kì to lớn. Để hợp thể được với nhau, đám yêu quái đã lợi dụng một người đàn ông thầm yêu Midoriko, lợi dụng lúc người này sơ hở, chiếm lấy cái tâm của anh ta.

Trận chiến giữa Midoriko và yêu quái kéo dài suốt 7 ngày 7 đêm. Cuối cùng Midoriko đã sức tàn lực kiệt, bị yêu quái nuốt hết nửa người, linh hồn cũng sắp bị hút đi. Khi đó, Midoriko đã dốc cạn sức lực, đoạt hồn của yêu quái, kết hợp với linh hồn của chính mình, bật ra khỏi xác. Thế là cả yêu quái lần Midoriko đều chết, chỉ còn lại kết tinh của linh hồn, đó chính là Ngọc tứ hồn.

Đặc điểm

Bên trong Ngọc tứ hồn, linh hồn của Midoriko và yêu quái vẫn không ngừng chiến đấu. Bởi vậy Ngọc tứ hồn sẽ tùy thuộc vào hồn của người sở hữu nó mà trở thành vật thiện hay thứ ác. Nếu rơi vào tay yêu quái hay người xấu, nó sẽ bị nhiễm bẩn. Nếu ở trong tay một linh hồn thuần khiết, ngọc sẽ được thanh tẩy

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đôi khi Rin86 thấy ở một số đình người ta trang trí hình hai con phượng chầu mặt trời, đôi khi chỉ có một mình mặt trời trên mái nhà. Liệu hình đó có tương đương với hình rồng chầu mặt trời không ạ? Tại sao người ta lại thay con phượng bằng con rồng và ngược lại thay rồng bằng phượng?

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chắc khi tìm hiểu về rồng, Rin86 cũng biết qua tác giả Nguyễn Ngọc Thơ ! Đề tài thạc Sĩ rồng Trung Hoa của anh đang có ở thư viện đại học Khoa Học Xã Hội Nhân Văn thành phố Hồ Chí Minh. Huy chưa có duyên để tiếp cận nhưng TH biết anh Thơ rất cởi mở trong khoa học. Rin86 muốn có nhiều thông tin hơn về rồng, anh Thơ là chỗ đáng tin cậy. Còn việc nhận thức vấn đề lại thuộc bản thân từng người. :P

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chắc khi tìm hiểu về rồng, Rin86 cũng biết qua tác giả Nguyễn Ngọc Thơ ! Đề tài thạc Sĩ rồng Trung Hoa của anh đang có ở thư viện đại học Khoa Học Xã Hội Nhân Văn thành phố Hồ Chí Minh. Huy chưa có duyên để tiếp cận nhưng TH biết anh Thơ rất cởi mở trong khoa học. Rin86 muốn có nhiều thông tin hơn về rồng, anh Thơ là chỗ đáng tin cậy. Còn việc nhận thức vấn đề lại thuộc bản thân từng người. :P

Em cám ơn anh Thiên Huy nhé ^^

Share this post


Link to post
Share on other sites

Em cám ơn anh Thiên Huy nhé ^^

Thiên Huy xin được tài liệu của anh Nguyễn Ngọc Thơ chưa?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có nên để các nguyên thủ ASEM mặc áo "lưỡng long chầu nguyệt"?

Phan Nguyễn La Sơn Cửu Tử

"Lưỡng long chầu nguyệt" vốn chỉ là một môtíp dùng để thờ cúng, chuyên trang trí ở đình chùa đã bị hiểu lầm và suy diễn cảm tính để có thể được dùng làm "trang phục Việt truyền thống" cho các nguyên thủ ASEM mặc.

Để làm trang phục cho các nguyên thủ họp mặt ASEM, nhà tạo mẫu Minh Hạnh đã được chọn. Và mới đây bà tuyên bố trên báo chí là dùng hoa văn "lưỡng long chầu nguyệt" để may áo. Bà nói một cách cảm tính rằng "hình tượng lưỡng long chầu nguyệt của thời nhà Nguyễn tượng trưng cho sự đoàn kết, thái hoà, thịnh vượng"; rằng đây là "một hình tượng rồng thuần Việt"... Bà nói thế thực là sai quá.

Không thuần Việt

Mẫu "Lưỡng long chầu nguyệt"

của Cadiere.Ai đã qua chợ Lớn ở TPHCM, hẳn thấy trên nóc các ngôi chùa người Hoa đều chạm hình "lưỡng long chầu nguyệt". Đền chùa người Việt cũng phổ biến như vậy. Và mặc dù mẫu "lưỡng long chầu nguyệt" được dùng khá phổ biến ở Huế, đời Nguyễn, thì không hẳn là chỉ đời này mới dùng. Đơn cử một thí dụ. Theo nhà Việt Nam học nổi tiếng người Pháp Hippolyte Le Breton (trong cuốn Le vieux An-Tịnh, trích từ Bulletin des Amis du Vieux Hué, 1936), đình Hoành Sơn ở Nam Đàn (Nghệ An) dựng từ đời Lê Hiến Tôn (1740-1786) đã có những bức chạm khắc tuyệt đẹp chạm rồng chầu nguyệt (Planche 139 và 140, tr.131); đền Vua Bà (dựng thời Tây Sơn) ở vùng Ghềnh Đá, Nam Đàn cũng có một bức chạm "lưỡng long chầu nguyệt" rất đẹp khiến ông phải mê mẩn (Planche 155, tr.157).

Điều đáng nói là Le Breton đều gọi những môtíp này là sino-annamite (không tách bạch được đâu là Việt, đâu là Trung Hoa). Đây chẳng phải là không có lý, bởi lẽ cũng trong đình Hoành Sơn hay đền Vua Bà, các bức chạm khắc bố trí đăng đối với bức lưỡng long chầu nguyệt đều được vẽ theo các tích Trung Hoa như "Minh Hoàng du nguyệt cung", "Trúc Lâm thất hiền", "Long Mã phụ đồ"...

Cũng không phải ngẫu nhiên mà mới đây, báo Thể thao Văn hoá ngày 7.9 đưa tin một loại hộp bánh trung thu nhập từ TQ có giá 3,8 triệu đồng, trên hộp có chạm hình "song long tranh châu". "Lưỡng long tranh châu" đã là của Trung Hoa thì "lưỡng long chầu nguyệt" gượng ép lắm cũng chỉ là sino-annamite được thôi chứ là đặc trưng "của thời nhà Nguyễn" và là "hình tượng rồng thuần Việt" thì khó quá!

Không hợp với vua chúa

"Lưỡng long triều nguyệt" (Hán tự "triều" nghĩa là "chầu" nên còn gọi là "lưỡng long chầu nguyệt") và "lưỡng long tranh châu" là những môtíp thường thấy trên các mái nhà, trạm trổ, hoa văn ở đình chùa, miếu vũ ở Huế. "Lưỡng long tranh châu" gồm có hai con rồng nằm ngang hai bên, ở giữa là "quả cầu lửa" mà theo một số nhà nghiên cứu thì là viên ngọc, nên còn gọi là "Rồng giỡn hột châu" (có người còn cho là hoàng ngọc) hoặc là mặt trời (nên gọi là lưỡng long triều nhật). Môtíp này tả 2 con rồng nhe răng giành nhau hột ngọc ở giữa, và theo học giả Bùi Minh Đức, đây là một biểu hiện vương giả với chí khí tranh hùng tranh bá. Vì vậy, môtíp này có thể được vua dùng. Trong mẫu áo của Càn Long, phía diềm dưới ta có thể thấy một đôi rồng nằm ngang giỡn châu ở giữa.

Tuy nhiên, "lưỡng long triều nguyệt", mẫu mà theo đó bà Minh Hạnh dùng trong trang phục cho nguyên thủ ASEM, lại khác. Theo chính mẫu của học giả nổi tiếng Cadiere trong cuốn sách "L'Art à Hué", hai con rồng ở đây đuôi chổng lên đầu chúc xuống ngước lên chầu mặt trăng ở trên cao (Planche 121: les deux dragons rendant hommage à la lune) với một vẻ thần phục. Đây là môtíp chỉ thấy dùng trong trang trí tôn giáo ở đình chùa đền miếu. (Văn Miếu dựng từ thế kỷ 17 cũng có biểu tượng này).

Trong tư duy triết học Trung Hoa, rồng là biểu tượng của tính dương, mặt trăng là thái âm. Rồng chầu trăng là rồng đã bị âm chế. Đây chính là rồng ở hào đầu trong Kinh Dịch: Tiềm long vật dụng, nghĩa là Rồng lặn chớ dùng. Đây là con rồng vẫn còn tiềm ẩn, như bậc đại nhân thuở hàn vi phải nấp bóng. Cho nên ngoài bà Minh Hạnh, chưa thấy ai dùng môtíp này thêu trên quần áo, bậc vua chúa lại càng đại kị. Không phải ngẫu nhiên mà mẫu "lưỡng long triều nguyệt" kinh điển của Cadiere chỉ là rồng 4 móng (tức là con mãng), không phải là 5 móng (biểu tượng rồng của vua chúa).

Vì khuôn khổ bài báo có hạn, xin không đề cập đến việc không hợp lý khi nhà tạo mẫu gọi đây là "trang phục Việt" (nên gọi trang phục Minh Hạnh thì hơn). Chỉ xin lưu ý rằng việc dùng một biểu tượng thờ cúng (và không thuần Việt) cho trang phục các nguyên thủ là không hợp. Đó là chưa kể đến về mặt lễ tiết ngoại giao, họ sẽ nghĩ gì khi người VN cho họ mặc áo có hình rồng bị quy phục, bị âm chế? Ai là rồng bị thần phục đây? Còn ai là mặt trăng đây? Đó là chưa kể hình tượng rồng ở phương Tây là một con vật hung ác, dễ gây ác cảm. Và nhỡ có vị nguyên thủ từ chối không mặc thì sao... Đây là vấn đề thể diện, nghiêm cẩn, thiết nghĩ các cơ quan hữu trách nên xem xét, kẻo khi mỡ đã ngấm vào bột bánh thì đà quá muộn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có nên để các nguyên thủ ASEM mặc áo "lưỡng long chầu nguyệt"?

Phan Nguyễn La Sơn Cửu Tử

"Lưỡng long chầu nguyệt" vốn chỉ là một môtíp dùng để thờ cúng, chuyên trang trí ở đình chùa đã bị hiểu lầm và suy diễn cảm tính để có thể được dùng làm "trang phục Việt truyền thống" cho các nguyên thủ ASEM mặc.

Để làm trang phục cho các nguyên thủ họp mặt ASEM, nhà tạo mẫu Minh Hạnh đã được chọn. Và mới đây bà tuyên bố trên báo chí là dùng hoa văn "lưỡng long chầu nguyệt" để may áo. Bà nói một cách cảm tính rằng "hình tượng lưỡng long chầu nguyệt của thời nhà Nguyễn tượng trưng cho sự đoàn kết, thái hoà, thịnh vượng"; rằng đây là "một hình tượng rồng thuần Việt"... Bà nói thế thực là sai quá.

Không thuần Việt

Mẫu "Lưỡng long chầu nguyệt"

của Cadiere.Ai đã qua chợ Lớn ở TPHCM, hẳn thấy trên nóc các ngôi chùa người Hoa đều chạm hình "lưỡng long chầu nguyệt". Đền chùa người Việt cũng phổ biến như vậy. Và mặc dù mẫu "lưỡng long chầu nguyệt" được dùng khá phổ biến ở Huế, đời Nguyễn, thì không hẳn là chỉ đời này mới dùng. Đơn cử một thí dụ. Theo nhà Việt Nam học nổi tiếng người Pháp Hippolyte Le Breton (trong cuốn Le vieux An-Tịnh, trích từ Bulletin des Amis du Vieux Hué, 1936), đình Hoành Sơn ở Nam Đàn (Nghệ An) dựng từ đời Lê Hiến Tôn (1740-1786) đã có những bức chạm khắc tuyệt đẹp chạm rồng chầu nguyệt (Planche 139 và 140, tr.131); đền Vua Bà (dựng thời Tây Sơn) ở vùng Ghềnh Đá, Nam Đàn cũng có một bức chạm "lưỡng long chầu nguyệt" rất đẹp khiến ông phải mê mẩn (Planche 155, tr.157).

Điều đáng nói là Le Breton đều gọi những môtíp này là sino-annamite (không tách bạch được đâu là Việt, đâu là Trung Hoa). Đây chẳng phải là không có lý, bởi lẽ cũng trong đình Hoành Sơn hay đền Vua Bà, các bức chạm khắc bố trí đăng đối với bức lưỡng long chầu nguyệt đều được vẽ theo các tích Trung Hoa như "Minh Hoàng du nguyệt cung", "Trúc Lâm thất hiền", "Long Mã phụ đồ"...

Cũng không phải ngẫu nhiên mà mới đây, báo Thể thao Văn hoá ngày 7.9 đưa tin một loại hộp bánh trung thu nhập từ TQ có giá 3,8 triệu đồng, trên hộp có chạm hình "song long tranh châu". "Lưỡng long tranh châu" đã là của Trung Hoa thì "lưỡng long chầu nguyệt" gượng ép lắm cũng chỉ là sino-annamite được thôi chứ là đặc trưng "của thời nhà Nguyễn" và là "hình tượng rồng thuần Việt" thì khó quá!

Không hợp với vua chúa

"Lưỡng long triều nguyệt" (Hán tự "triều" nghĩa là "chầu" nên còn gọi là "lưỡng long chầu nguyệt") và "lưỡng long tranh châu" là những môtíp thường thấy trên các mái nhà, trạm trổ, hoa văn ở đình chùa, miếu vũ ở Huế. "Lưỡng long tranh châu" gồm có hai con rồng nằm ngang hai bên, ở giữa là "quả cầu lửa" mà theo một số nhà nghiên cứu thì là viên ngọc, nên còn gọi là "Rồng giỡn hột châu" (có người còn cho là hoàng ngọc) hoặc là mặt trời (nên gọi là lưỡng long triều nhật). Môtíp này tả 2 con rồng nhe răng giành nhau hột ngọc ở giữa, và theo học giả Bùi Minh Đức, đây là một biểu hiện vương giả với chí khí tranh hùng tranh bá. Vì vậy, môtíp này có thể được vua dùng. Trong mẫu áo của Càn Long, phía diềm dưới ta có thể thấy một đôi rồng nằm ngang giỡn châu ở giữa.

Tuy nhiên, "lưỡng long triều nguyệt", mẫu mà theo đó bà Minh Hạnh dùng trong trang phục cho nguyên thủ ASEM, lại khác. Theo chính mẫu của học giả nổi tiếng Cadiere trong cuốn sách "L'Art à Hué", hai con rồng ở đây đuôi chổng lên đầu chúc xuống ngước lên chầu mặt trăng ở trên cao (Planche 121: les deux dragons rendant hommage à la lune) với một vẻ thần phục. Đây là môtíp chỉ thấy dùng trong trang trí tôn giáo ở đình chùa đền miếu. (Văn Miếu dựng từ thế kỷ 17 cũng có biểu tượng này).

Trong tư duy triết học Trung Hoa, rồng là biểu tượng của tính dương, mặt trăng là thái âm. Rồng chầu trăng là rồng đã bị âm chế. Đây chính là rồng ở hào đầu trong Kinh Dịch: Tiềm long vật dụng, nghĩa là Rồng lặn chớ dùng. Đây là con rồng vẫn còn tiềm ẩn, như bậc đại nhân thuở hàn vi phải nấp bóng. Cho nên ngoài bà Minh Hạnh, chưa thấy ai dùng môtíp này thêu trên quần áo, bậc vua chúa lại càng đại kị. Không phải ngẫu nhiên mà mẫu "lưỡng long triều nguyệt" kinh điển của Cadiere chỉ là rồng 4 móng (tức là con mãng), không phải là 5 móng (biểu tượng rồng của vua chúa).

Vì khuôn khổ bài báo có hạn, xin không đề cập đến việc không hợp lý khi nhà tạo mẫu gọi đây là "trang phục Việt" (nên gọi trang phục Minh Hạnh thì hơn). Chỉ xin lưu ý rằng việc dùng một biểu tượng thờ cúng (và không thuần Việt) cho trang phục các nguyên thủ là không hợp. Đó là chưa kể đến về mặt lễ tiết ngoại giao, họ sẽ nghĩ gì khi người VN cho họ mặc áo có hình rồng bị quy phục, bị âm chế? Ai là rồng bị thần phục đây? Còn ai là mặt trăng đây? Đó là chưa kể hình tượng rồng ở phương Tây là một con vật hung ác, dễ gây ác cảm. Và nhỡ có vị nguyên thủ từ chối không mặc thì sao... Đây là vấn đề thể diện, nghiêm cẩn, thiết nghĩ các cơ quan hữu trách nên xem xét, kẻo khi mỡ đã ngấm vào bột bánh thì đà quá muộn.

Chị Rin86 thân mến!

Vấn đề này cũng đáng bàn đối với nhiều người, một người đưa ra thì chắc cũng có nhiều người ý kiến. Mỗi người có một cái thấy khác nhau và cho ra ý kiến khác nhau.

Trước khi đưa ra ý kiến thì Rubi minh họa đối tượng bị thấy:

Posted Image

Giả thuyết nguyên lý hình tượng Lưỡng Long Triều Nguyệt

Thấy rồi nói thì nội dung nói đúng hay sai sẽ tùy thuộc vào đối tượng bị thấy. Nếu đối tượng bị thấy xác định đúng thì nội dung nói cũng có triển vọng đúng, nếu đối tượng thấy mà nó không phải là căn bản trực tiếp của vấn đề thì nội dung nói ra sẽ bị lệch hướng, cho dù các ý nói ra ấy có sự logic của riêng nó.

Posted Image

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

ý nghĩa của hình ảnh hai con rồng chầu trước mặt trời trên mái nhà người Việt là gì? Tại sao người Trung QUốc khi sao chép lại kiến trúc của người Việt lại không copy lại hình ảnh đó? Và Nguyễn An khi thiết kế Thiên An Môn cho người Trung Quốc cũng không làm hai con rồng chầu trước mặt trời trên mái nhà cho họ? Ý nghĩa và lý do của hình ảnh này là gì?

Xin mọi người hãy giúp Rin giải đáp thắc mắc này với!

Và còn rất nhiều hình ảnh khác như con rùa đội bia, con hạc đứng trên mình con rùa, những giải thích về ý nghĩa của chúng bấy lâu nay liệu có thỏa đáng không và những hình ảnh đó là do người Việt Nam sáng tạo ra nhằm thể hiện ý nghĩa triết học cổ của người Việt hay do người Trung QUốc dùng trí tưởng tượng của mình vẽ nên để trang trí đền chùa nhà cửa?

Chị Rin86 thân mến!

Xem lại câu hỏi đầu này của chị, Rubi thấy cũng có thể đối thoại vài ý.

-"ý nghĩa của hình ảnh hai con rồng chầu trước mặt trời trên mái nhà người Việt là gì? Tại sao người Trung QUốc khi sao chép lại kiến trúc của người Việt lại không copy lại hình ảnh đó? Và Nguyễn An khi thiết kế Thiên An Môn cho người Trung Quốc cũng không làm hai con rồng chầu trước mặt trời trên mái nhà cho họ?"

+1_ Ngôi nhà thì có trên và dưới, dưới là ứng với Địa, trên ứng với Thiên, trong nhà để ở ứng với Nhân (Chủ Nhân). So sánh một Ngôi Nhà và một Lư Hương, thấy có sự bố cục phù điều tương đồng với nhau. Tức là ở trên thì có Long và Phượng ứng với Trời, thụ đắc Thiên Khí; ở dưới thì có Lân và Quy ứng với Đất, thụ đắc Địa Khí. Dựa trên bố cục căn bản đó, sau đó thì có thế có một số sự sử lý bố cục có chút khác nhau giữa Ngôi nhà và Lư hương.

+2_ Thụ đắc Thiên Khí và Địa Khí là để làm gì đây ? Để luyện Đan, luyện Thánh thai (mậm vàng, mây trắng, xá nữ, anh nhi), để sinh ra Nhân tài, để Nhân tài bất lão và thượng thọ. Như vậy thì Lưỡng Long Triều Châu mang ý nghĩa trường tồn, thánh địa sinh khí trường tồn, địa linh lại sinh nhân kiệt. Ví như loài Rồng, tu luyện Khí Huyết, luyện đã thành kim đan, kim đan đã luyện thành thì thân xác cải lão hoàn đồng, trường sinh bất tử.

Posted Image

Lư Hương tại tầng hầm-Bảo tàng Mỹ thuật

Tứ linh, thiên địa, trên dưới, tròn vuông.

Ở chùa, cũng có khi người ta cho vàng vào lư hương để tụ linh khí

+3_ Thiên An Môn không có hình tượng này, vậy phải chăng là có ý lấy đỉ biểu tượng trường tồn.

Thân mến!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có nên để các nguyên thủ ASEM mặc áo "lưỡng long chầu nguyệt"?

Phan Nguyễn La Sơn Cửu Tử

..

Để làm trang phục cho các nguyên thủ họp mặt ASEM, nhà tạo mẫu Minh Hạnh đã được chọn. Và mới đây bà tuyên bố trên báo chí là dùng hoa văn "lưỡng long chầu nguyệt" để may áo. Bà nói một cách cảm tính rằng "hình tượng lưỡng long chầu nguyệt của thời nhà Nguyễn tượng trưng cho sự đoàn kết, thái hoà, thịnh vượng"; rằng đây là "một hình tượng rồng thuần Việt"... Bà nói thế thực là sai quá.

Không hợp với vua chúa

"Lưỡng long triều nguyệt" (Hán tự "triều" nghĩa là "chầu" nên còn gọi là "lưỡng long chầu nguyệt") và "lưỡng long tranh châu" là những môtíp thường thấy trên các mái nhà, trạm trổ, hoa văn ở đình chùa, miếu vũ ở Huế. "Lưỡng long tranh châu" gồm có hai con rồng nằm ngang hai bên, ở giữa là "quả cầu lửa" mà theo một số nhà nghiên cứu thì là viên ngọc, nên còn gọi là "Rồng giỡn hột châu" (có người còn cho là hoàng ngọc) hoặc là mặt trời (nên gọi là lưỡng long triều nhật). Môtíp này tả 2 con rồng nhe răng giành nhau hột ngọc ở giữa, và theo học giả Bùi Minh Đức, đây là một biểu hiện vương giả với chí khí tranh hùng tranh bá. Vì vậy, môtíp này có thể được vua dùng. Trong mẫu áo của Càn Long, phía diềm dưới ta có thể thấy một đôi rồng nằm ngang giỡn châu ở giữa.

Tuy nhiên, "lưỡng long triều nguyệt", mẫu mà theo đó bà Minh Hạnh dùng trong trang phục cho nguyên thủ ASEM, lại khác. Theo chính mẫu của học giả nổi tiếng Cadiere trong cuốn sách "L'Art à Hué", hai con rồng ở đây đuôi chổng lên đầu chúc xuống ngước lên chầu mặt trăng ở trên cao (Planche 121: les deux dragons rendant hommage à la lune) với một vẻ thần phục. Đây là môtíp chỉ thấy dùng trong trang trí tôn giáo ở đình chùa đền miếu. (Văn Miếu dựng từ thế kỷ 17 cũng có biểu tượng này).

Trong tư duy triết học Trung Hoa, rồng là biểu tượng của tính dương, mặt trăng là thái âm. Rồng chầu trăng là rồng đã bị âm chế. Đây chính là rồng ở hào đầu trong Kinh Dịch: Tiềm long vật dụng, nghĩa là Rồng lặn chớ dùng. Đây là con rồng vẫn còn tiềm ẩn, như bậc đại nhân thuở hàn vi phải nấp bóng. Cho nên ngoài bà Minh Hạnh, chưa thấy ai dùng môtíp này thêu trên quần áo, bậc vua chúa lại càng đại kị. Không phải ngẫu nhiên mà mẫu "lưỡng long triều nguyệt" kinh điển của Cadiere chỉ là rồng 4 móng (tức là con mãng), không phải là 5 móng (biểu tượng rồng của vua chúa).

Vì khuôn khổ bài báo có hạn, xin không đề cập đến việc không hợp lý khi nhà tạo mẫu gọi đây là "trang phục Việt" (nên gọi trang phục Minh Hạnh thì hơn). Chỉ xin lưu ý rằng việc dùng một biểu tượng thờ cúng (và không thuần Việt) cho trang phục các nguyên thủ là không hợp. Đó là chưa kể đến về mặt lễ tiết ngoại giao, họ sẽ nghĩ gì khi người VN cho họ mặc áo có hình rồng bị quy phục, bị âm chế? Ai là rồng bị thần phục đây? Còn ai là mặt trăng đây? Đó là chưa kể hình tượng rồng ở phương Tây là một con vật hung ác, dễ gây ác cảm. Và nhỡ có vị nguyên thủ từ chối không mặc thì sao... Đây là vấn đề thể diện, nghiêm cẩn, thiết nghĩ các cơ quan hữu trách nên xem xét, kẻo khi mỡ đã ngấm vào bột bánh thì đà quá muộn.

Chị Rin86 và các độc giả thân mến!

Các ý kiến đưa ra của Phan Nguyễn La Sơn Cửu Tử phản biện có chút ngoại đạo với vấn đề.

Lưỡng Long Triều Châu là một biểu trưng cho Đại Huyệt, Đại Huyệt là chỗ giao nhau của các Long Mạch hay Kinh Mạch. Có thể ví Lưỡng Long Triều Châu với một chiếc khăn quấn thành dây và thắt thành một nút ở chính giữa.

Hình tượng Lưỡng Long Triều Châu cũng là một thế Ấn (bắt ấn) Nhất Nguyên để Nhất Niệm Thụ Đắc, Thụ Đắc Âm khí thì gọi là Thái Âm Công, Thụ Khí của Mặt Trăng, Thụ Đắc Dương khí thì gọi là Thái Dương Công, Thụ Khí của Mặt Trời. Cũng thể mà việc Lưỡng Long Thăng/Giáng đều có triết lý của nó. Lưỡng Long Triều Châu như vậy cũng là Chắp Tay Thụ Khí tại Huyệt Trung Xung.

Từ đó mà thấy, việc coi Lưỡng Long bị âm chế là một suy luận ngoại đạo vấn đề. Ấn Nhất Nguyên lại suy ra là Rồng bị thuần phục cũng rất ngoại đạo vấn đề, nói chung rất nhiều ý mà tác giả phản biện nghiêng về chủ quan hạn hẹp.

Posted Image

Posted Image

..

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo cháu, Rồng là quẻ Càn. Người Việt tôn thờ hình ảnh rồng theo 4 đức của nó : Nguyên, hanh, lợi, trinh.

Trung Quốc tôn thờ theo ý nghĩa : Càn là đầu. 2 điều này thể hiện vì sao ở Việt Nam có hình tượng lưỡng long chầu nguyệt, nhưng không hề xuất hiện ở Trung Quốc. Bởi một nước không thể có 2 đầu, 2 ông vua. Nó thể hiện tâm lý bá quyền của dân Trung Hoa.

Điều đó cho thấy, dân Việt tôn thờ bản chất hình ảnh con rồng, con dân Trung Hoa chỉ câu nệ vào cái hình thức.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites