americanfamilyllc

Docosan bước một chân vào thị trường dịch vụ khám chữa bệnh từ xa ở Việt Nam

1 bài viết trong chủ đề này

Với 1 triệu USD đầu tư từ AppWorks, Docosan đã bước một chân vào thị trường dịch vụ khám chữa bệnh từ xa ở Việt Nam.
Docosan được thành lập đầu năm 2020, là một ứng dụng di động cho phép người sử dụng so sánh giá cả, chất lượng các đơn vị cung cấp dịch vụ y khoa và đặt lịch hẹn với bác sĩ. Bà Beth Ann Lopez, Giám đốc Điều hành Docosan, cho rằng bác sĩ thường làm việc tại nhiều phòng khám và lịch làm việc của họ không đều đặn nên rất khó để bệnh nhân có thể tìm hiểu và đặt lịch hẹn chính xác. Điều này khiến bệnh nhân phải mất thời gian đi lại nhiều lần.

Ngoài ra, giữa các phòng khám có sự khác biệt về chất lượng nên thông tin rõ ràng, chính xác và khách quan trên Docosan sẽ mang lại lợi ích cho bệnh nhân. “Có hơn 50.000 phòng khám tư nhân trải dài khắp cả nước và hầu hết vẫn thu hút bệnh nhân thông qua những lời giới thiệu truyền miệng”, bà Beth Ann Lopez nói.
Việt Nam là thị trường hấp dẫn của các startup công nghệ trong lĩnh vực y tế. Theo báo cáo của BMI năm 2019, chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe là ưu tiên hàng đầu ở Việt Nam khi quy mô từ 15,6 tỉ USD vào năm 2018 sẽ tăng lên 42,9 tỉ USD vào năm 2028, với tăng trưởng CAGR 11%. Ước tính chi tiêu cho dịch vụ khám chữa bệnh ở Việt Nam vào khoảng 7 tỉ USD/năm. Khám chữa bệnh tại nhà được xếp vào lĩnh vực y tế dự phòng (không bao gồm dịch tễ, vaccine) ước chiếm khoảng 20-30%, tương đương 1,4 tỉ USD đến hơn 2 tỉ USD mỗi năm.
Docosan bước một chân vào thị trường dịch vụ khám chữa bệnh từ xa ở Việt Nam
Thực ra, Docosan không đơn độc trong lĩnh vực này, nếu không muốn nói là chậm chân hơn so với các đối thủ. Nhiều hãng công nghệ đã và đang khai thác thị trường này như BookingCare, eDoctor, Jio Health, ViCare... Trong đó, Jio Health là đơn vị gọi vốn cao nhất tính đến hiện tại với 5 triệu USD vòng A với sự dẫn dắt của Monk’s Hill Ventures, kế đến là eDoctor với 4 triệu USD từ CyberAgent Capital, Genesia Ventures, Angles và Nextrans.

Mặc dù thị trường tiềm năng, nhưng hoạt động đầu tư của các startup trong lĩnh vực này vẫn chưa tạo ra đột biến bởi nhiều rào cản. Đầu tiên là các quy định hành chính chưa rõ ràng, phức tạp làm chậm việc ứng dụng kỹ thuật số trong lĩnh vực y tế. Chữ ký điện tử trong thanh toán bảo hiểm y tế quốc gia là một ví dụ, bác sĩ và y tá chịu trách nhiệm đăng ký cần có sự chấp thuận của Cục Quản lý Y tế Điện tử thuộc Bộ Y tế và Bộ An ninh Quốc gia Việt Nam.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay