Thiên Sứ

Đạo đức -- Lối thoát ra khỏi khủng hoảng?

1 bài viết trong chủ đề này

Đạo đức -- Lối thoát ra khỏi khủng hoảng?

Thứ năm, 09-04-2009

Nguồn: Vitinfo.vn

Posted Image

Trần Văn Bơ và Trần Bá Thạo. Ảnh VTC

VIT- Chúng ta đang sống trong thời đại của tình trạng bất ổn cao - khủng bố, chiến tranh, khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp... Khi ít tìm thấy sự bảo đảm cho bản thân, chúng ta buộc phải du hành trong trái tim và tâm hồn mình để tìm kiếm những câu trả lời và những khuynh hướng mới. Đó là lý do tại sao sức mạnh tinh thần ‒ được cho là xu hướng lớn nhất trong thời đại ngày nay.

Trước sự biến động và suy thoái của kinh tế, nếu con người cũng “suy thoái đạo đức” thì đó lại là một thảm họa lớn cho xã hội.

Những diễn biến về tội phạm hiện nay cho thấy việc giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội đang có những bất cập. Thiết nghĩ nhiệm vụ của nền giáo dục nước nhà trường không chỉ nhằm tạo ra những con người có trình độ chuyên môn mà còn phải kế thừa được văn hóa dân tộc, có tính nhân văn, có tư tưởng tiến bộ, có đạo đức đúng đắn, có lối sống lành mạnh…

Thời gian qua từ nông thôn đến thành phố lớn đã xảy ra quá nhiều vụ việc, nhiều vụ phạm tội nghiêm trọng như giết người cướp của, đâm thuê chém mướn… và hàng loạt kiểu kinh doanh “không coi con người ra gì”; nào là ăn chặn tiền Tết của dân nghèo, giả danh công an, bác sĩ… để lừa đảo. Hàng giả hàng nhái, thực phẩm có thuốc độc hại. Chẳng biết những vụ công an đã điều tra ra được chiếm bao nhiêu trong tổng số và rồi cuối cùng tất cả là đổ lên đầu người dân làm lung lay niềm tin vào tính chân thiện của xã hội.

Điều mà xã hội lên án mạnh mẽ nhất là việc buôn bán phụ nữa và trẻ em, bắt cóc tống tiền, hiếp dâm…ngày càng trở nên trầm trọng. Tổ chức bắt cóc bán người làm nô lệ như thể tổ chức đánh bắt "hải sản xa bờ", coi sinh mạng con người thật chỉ như một con vật. Ở đây, những kẻ phạm tội nhận thức được việc làm của mình là phạm pháp song cái phần “con” trong họ trỗi dậy, điều đó thể hiện ở sự kết hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội.

Một số vụ án điển hình

Ông hiệu trưởng trường THCS Đê Ar có hành vi hiếp dâm cô giáo trong trường và vừa bị công an Mang Giang (Gia Lai) bắt tạm giam. Phải chăng đến người giáo dục các mầm non tương lai của dân tộc cũng bị suy thoái đạo đức?!

Trước đó, sinh viên Vũ Thị Kim Anh đã dùng dao cắt cổ người tình cũ của mình và vô số những vụ án khác.

Không khỏi rùng mình khi nghe câu chuyện về người giết vợ rồi chặt thành nhiều khúc. Đó là Nguyễn Văn Tuyên ở Thanh Xuân Hà Nội, y đã giết vợ rồi chặt thành nhiều khúc mang đi vứt. Đấy là một vụ án dã man, không tính người mặc dù đã sống với nhau hơn chục năm trời. Tất cả những điều đó cho thấy xã hội ngày càng trở nên phức tạp, đen trắng lẫn lộn, kẻ xấu luôn chờ thời cơ để hại người tốt.

Suy thoái đạo đức như vụ Đặng Thị Hiền công tác tại Công ty xăng dầu Nghệ Tĩnh là con dâu trong gia đình ông Phạm Tất Thắng ở Tiên Điền-Nghi Xuân lợi dụng lúc gia đình có tang đã ăn trộm gần 80 triệu đồng.

Ngày 7/4, TAND TP.Hà Nội đưa ra xét xử vụ án hiếp dâm trẻ em xảy ra tại thôn Lũng Vị, xã Đông Phương Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Bị cáo là Phan Ngọc Khải (28 tuổi, đã có vợ và 2 con). Nạn nhân là cô bé tên C., khi bị cưỡng hiếp C. mới 11 tuổi.

Một vụ án hết sức dã man và tàn nhẫn xảy ra vào lúc 19h30 ngày 23/11/2008, Trần văn Bơ (18 tuổi) và Trần Bá Thạo (20 tuổi) cùng ngụ Tân Thuận, Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, đã đột vào nhà hàng xóm, chém chết vợ chồng ông Bùi Văn Mãi (83 tuổi) và bà Lê Thị Nguyên (78 tuổi) hết sức dã man rồi lấy 400 ngàn đồng ở trong tủ.

Hôm 7/4/2009, tại nhà bà Ngô Thị Huấn, SN 1962, thôn Điềm Tịnh, xã Ninh Phụng, huyện Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà xảy ra án mạng do Lý Văn Hòa sinh năm 1967 đã dùng dao xả liên tiếp vào đầu, vai chị Liên ( là vợ) và chém cả con gái 10 tuổi hiện đang cấp cứu.

Mới đây nhất là việc cơ phó Đặng Xuân Hợp là phi công của Vietnam Airlines bị tòa án quận Saitama của Nhật Bản phạt 30 tháng tù treo đồng thời nộp phạt 500 000 yên Nhật vì liên quan đến việc thu mua, vận chuyển hàng ăn cắp từ Nhật về Việt Nam. Việc ông Hợp bị trục xuất khỏi Nhật không những không hoàn thành nhiệm vụ mà còn làm ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của Vietnam Airlines. Do vậy, việc ông Hợp bị sa thải là điều hoàn toàn bình thường.

Trong thể thao cũng không tránh khỏi những rắc rối đặc biệt là làng túc cầu Việt Nam. Vừa qua, Quả bóng vàng Dương Hồng Sơn đã gây ra vụ Scandal khi mang bạn là cầu thủ Sĩ Mạnh (Ninh Bình) đến uống rượu và gây gỗ để rồi đánh đồng đội là Minh Đức và Hồng Minh. Điều này cho thấy một số cầu thủ đã có biểu hiện của việc "ông sao hóa", tự cho mình là ngôi sao rồi thích làm gì thì làm! Đó là đạo đức, khi "lễ" tức là các quy tắc, đạo đức chưa tốt thì làm sao con người có thể tốt được. Sắp tới Liên đoàn Bóng đá Việt Nam VFF sẽ có hình thức kỷ luật với các cầu thủ gây ra vụ lộn xộn này. Từ vụ việc đó, Hồng Sơn đang phải đối mặt với nguy cơ bị xem xét lại tư cách Quả bóng vàng.

Scandal Tấn Tài là tiền vệ trụ cột của tuyển Việt Nam và là đồng đội với Minh Sơn nhưng Tấn Tài đã nhờ người dằn mặt đồng đội của mình bằng dao. Tấn Tài đối diện với nguy cơ bị phạt nặng sau hành động nhờ người lạ đe dọa thủ môn Minh Sơn - đồng đội ở CLB Khánh Hoà - vào tối ngày 3/4 tại Nha Trang.

Đấy là đạo đức của những con người đã được đào tạo về chuyên môn nhưng vì một sự hám lợi trước mắt đánh mất cơ hội làm người công dân tốt mà làm hại cho xã hội. Việc giáo dục đạo đức con người là rất quan trọng nhất là đối với lớp trẻ-những người chủ tương lai của đất nước. Mặt khác, ngoài việc tuyên truyền, quán triệt sâu sắc những việc làm đúng đắn, những tấm gương sáng thì việc kết hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội là rất cần thiết.

Triệu Bình

--------------------- Lời bàn từ Thiên Sứ:

Cổ thư Lý học Đông Phương viết:

Phàm dùng đức trị thì dân thật thà, dễ bị kẻ xấu lợi dụng lừa dối. Nên dùng Lễ trị để chấn chỉnh phong hóa, tôn ti trật tự. Nhưng Lễ trị thì con người sống giả dối, lừa đảo. Nên dùng Pháp Trị. Dùng pháp trị thì con người lạnh lùng, sống bạc bẽo, nên lại dùng đức trị.

Vậy con người cứ luẩn quẩn trong vòng ràng buộc không hoàn chỉnh chăng? Không phải vậy! Đấy mới chỉ là một vế của vấn đề. Vế sau "Quân tử tùy thời biến dịch". Và tùy thời vận mà ứng xử. Thời vận thì lại phải xem Thái Ất.

Tên chính xác là: "Kỳ môn Thái Ất chân kinh" - đã thất truyền. Nghe giang hô đồn thổi vậy! Cũng chẳng biết phải không? Nhưng Thái Ất và Kỳ môn là hai cuốn duy nhất không có tên tác giả người Hoa Hạ. Ngoại trừ được - cũng giang hồ đồn thổi - Do tiên ông Xích Tùng Tử trao cho Trương Lương.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay