Trần Phương

Có hay không thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất ?

25 bài viết trong chủ đề này

Kính thưa quý bạn đọc,

"Thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất ". Đây là một vấn đề mà có lần trong loạt bài "GS Lê Mạnh Thát và những phát hiện lịch sử chấn động" của PV Hoàng Hải Vân trên Báo Thanh Niên, GS Lê Mạnh Thát đã kiên quyết bác bỏ :

Nhà Hán "đoạt khống" đất đai nước ta

- Nếu nước ta thời Hùng Vương vẫn là một nước độc lập kéo dài cho đến năm 43, nghĩa là giai đoạn “Bắc thuộc lần thứ nhất” không tồn tại? - Tôi hỏi giáo sư Lê Mạnh Thát.

- Đúng vậy. Phải loại phần đó ra khỏi lịch sử. Chúng ta có đủ chứng cứ để làm như vậy.

Tôi không bàn đến quan điểm của GS Lê Mạnh Thát về việc "có hay không nhân vật Thục Phán - An Dương Vương ?" bởi mọi vấn đề thuộc về quan điểm đặt ra cần phải được trao đổi khách quan khoa học, và phải hướng đến các tiêu chí chung về thời điểm, hoàn cảnh lịch sử, ... trên cơ sở tôn trọng các di sản vật thể và phi vật thể trong dân gian, ...

Nhưng hôm nay tôi muốn nói đến vấn đề : "Có hay không thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất ?" là dựa trên thời điểm lịch sử : Nước Âu Lạc bị chinh phục bởi Triệu Đà - Nam Việt.

Vậy, nhân vật Triệu Đà này như thế nào ? Trước hết, tôi xin giới thiệu các nhận xét sau :

1. Nhà văn Hà Văn Thùy :

TRIỆU ĐÀ NGÀI LÀ AI ?

Hà Văn Thùy

Bài đăng trên Tạp chí Xưa và Nay của Hội Nghiên cứu Lịch sử Việt Nam, số Tết Bính Tuất 2006

Từ khi giành lại quyền tự chủ, các triều đại Việt đều đề cao vai trò lịch sử của Triệu Đà. Nhà Trần phong ông là Khai thiên thế đạo thánh vũ thần triết hoàng đế.(1) Đại Việt sử ký toàn thư ghi: “Họ Triệu nhân lúc nhà Tần suy loạn, giết trưởng lại nhà Tần, chiếm giữ đất Lĩnh Nam xưng đế, đòi ngang với nhà Hán, hưởng nước truyền ngôi 100 năm mới mất, cũng là bậc vua anh hùng.” Sử gia Lê Văn Hưu nói: “Thế mới biết, người giỏi trị nước không cứ đất rộng hay hẹp, người Hoa hay Di, chỉ xem ở đức mà thôi. Triệu Vũ đế khai thác đất Việt ta mà tự làm đế trong nước, đối ngang với nhà Hán, gửi thư xưng là “lão phu”, mở đầu cơ nghiệp đế vương cho nước ta, công ấy có thể nói là to lắm vậy.” Trong An Nam chí lược, Lê Tắc viết: “Triệu Đà làm vua Nam Việt, mới lấy thi lễ giáo hóa nhân dân một ít.” Điều này chứng tỏ Triệu Đà là người mang sự học đến nước ta từ trước chứ không phải Sĩ Nhiếp. Đến nhà Lê, trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi viết: Trải Triệu, Đinh, Lý, Trần nối đời dựng nước. Như vậy, Nguyễn Trãi thừa nhận Triệu Đà là ông vua đầu tiên của nước ta từ thời có sử.

Hàng ngàn năm, chính sử Việt Nam ghi nhận vai trò lịch sử lớn lao của nhà Triệu. Đến thế kỷ XVIII, Ngô Thì Sĩ (1726-1780) trong Việt sử tiêu án viết: “Nước ta bị nội thuộc vào nước Tàu từ đời Hán đến Đường, truy nguyên thủ họa chả Triệu Đà thì còn ai nữa? Huống chi Triệu Đà chia nước ta làm quận huyện, duy chỉ biết biên số thổ địa, thu thuế má, cung cấp ngọc bích cho nhà Hán, đầy túi tham của Lục Giả thôi. Đến như việc xướng ra cơ nghiệp đế vương trước tiên, tán tụng Triệu Đà có công to, Lê Văn Hưu sáng lập ra sử chép như thế, Ngô Sĩ Liên theo cách chép hẹp hòi ấy, không biết thay đổi, đến như bài Tổng luận sử của Lê Tung, thơ vịnh sử của Đặng Minh Khiêm thay nhau mà tán tụng, cho Triệu Đà là bậc thánh đế của nước ta. Qua hàng nghìn năm mà không ai cải chính lại vì thế mà tôi phải biện bạch kỹ càng.”(2)

Cho đến nay, trong giới sử học, việc đánh giá Triệu Đà vẫn có hai luồng ý kiến ngược nhau. Là kẻ ngoại đạo không dám lạm bàn, tôi chỉ xin lục ra một số tư liệu lịch sử hầu bạn đọc tham khảo.

Trong Sử ký, Tư Mã Thiên viết: “Vua Nam Việt họ Triệu tên là Đà, người huyện Chân Định, trước làm quan úy. Bấy giờ nhà Tần đã chiếm cả thiên hạ, cướp lấy đất Dương Việt, đặt ra các quận Quế Lâm, Nam Hải và Tượng Quận để đưa những người bị đày đến ở lẫn với người Việt. Như thế đã mười ba năm. Khi nhà Tần bị tiêu diệt, Đà lập tức đánh chiếm lấy cả Quế Lâm, Tượng Quận, tự lập làm Nam Việt Vũ vương. Đà bèn tự tôn làm “Nam Việt Vũ đế”, đem quân đánh các ấp ở biên giới quận Trường Sa. Đà nhân đó dùng uy lực uy hiếp biên giới, đem của cải đút lót các nước Mân Việt, Tây Au Lạc để bắt họ lệ thuộc mình. Đất đai của Đà chiều ngang có hơn vạn đặm, Đà bèn đi xe mui lụa màu vàng, cắm cờ tả đạo, mệnh gọi là “chế”, chẳng kém gì Trung Quốc.” “Đến thời Hiếu Cảnh, Đà vẫn xưng thần, sai người vào chầu. Nhưng trong nước Nam Việt thì vẫn trộm xưng danh hiệu “đế” như cũ; còn khi sai sứ sang thiên tử thì xưng “vương”, triều kiến thỉnh mệnh như các chư hầu.” (3)

Triệu Đà làm vua 70 năm (từ 207 đến 137 TCN), tiếp đó cháu chắt ông truyền 4 đời trị vì 27 năm nữa, đến năm 111 TCN nước Nam Việt vào tay nhà Hán. Nhà Triệu kéo dài được 97 năm.

Phủ Biên tạp lục của Lê Quý Đôn ghi: “Đem số hộ khẩu chép ở sách Hán chí mà so thì nước ta được ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, hơn 20 huyện, đời Hán số hộ cộng là 143.743 nhà, số khẩu cộng là 981.827 người. Thông tính cả hai tỉnh ấy ( Quảng Đông, Quảng Tây) ở đời Hán số hộ chỉ là 71.805 nhà, khẩu chỉ là 389.672 người. Như thế nước ta ở đời Hán thì số hộ gấp đôi mà số khẩu gần gấp ba.”(4).

Như vậy, vào năm 220 TCN, nhà Tần chiếm đất của người Việt ở phía Nam sông Dương Tử, và đưa những tội nhân người Hán đến ở chung với người Việt để thực hiện ý đồ lấn đất. Do nhà Tần sụp đổ, thiên hạ đại loạn tạo cơ hội cho Triệu Đà cát cứ. Tuy xưng vương ở Phiên Ngung nhưng số dân của Triệu ít. Trong khi đó ở phía Nam, nước Au Lạc của An Dương vương khá mạnh, số dân gần gấp 3 số dân của Triệu. Bên cạnh Au Lạc còn có các nước Mân Việt, Tây Au Lạc luôn tranh chấp. Nước Au Lạc tuy lớn nhất trong khu vực nhưng cũng quá nhỏ so với nhà nước phương Bắc. Nếu nhà Tần không sụp đổ đúng thời điểm đó, có nhiều khả năng tằm ăn dâu, nhà Tần sẽ thôn tính đất Nam Việt. Một khả năng khác: trong cuộc chinh phạt Nam Việt trị tội Triệu Đà xưng đế, nếu tướng Lâm Lư hầu thắng, nhà Hán chiếm Nam Việt ngay lúc đó, có phần chắc Nam Việt cũng bị đồng hóa như các dòng Bách Việt khác. Khả năng thứ ba: nếu Triệu Đà theo nhà Hán, sau khi thôn tính Au Lạc, sáp nhập Nam Việt vào Hán thì có phần chắc là Nam Việt bị xóa sổ trên bản đồ!

Nhìn vào thực tế nước Au Lạc của Thục Phán, ta thấy, Tục Pắn (tên Việt của Thục Phán) là người Ba Thục trốn chạy nhà Tần đến nương nhờ Lạc Việt, đã chiếm ngôi của vua Hùng, lập nên Au Lạc. Ban đầu Tục Pắn bị xem là kẻ thoán đoạt cướp ngôi nên bị người Lạc Việt chống lại (sự tích xây Loa Thành bị đổ). Nhưng rồi sau do chính sách cai trị khôn ngoan, nhất là sau hai lần đánh thắng Triệu Đà, đã được nhân dân tín nhiệm. Về cuối đời do mất cảnh giác nên bị Triệu Đà dùng mưu thôn tính. Đúng là Triệu Đà dùng thủ đoạn chiếm nước Au Lạc nhưng ý nghĩa của sự kiện lịch sử này cần phải bàn. Thời đó, sự liên kết trong mỗi quốc gia còn lỏng lẻo và biên giới từng quốc gia chưa ổn định, đang trong xu hướng sáp nhập tập trung thành những quốc gia đủ mạnh để tồn tại. Việc thôn tính các nước Sở, Ngô, Việt... để thành nước Tần không phải hành động xâm lược mà là công lớn thống nhất đất nước. Tương tự vậy, việc Triệu Đà chiếm Au Lạc cũng không thể coi là cuộc xâm lược mà là hành động thống nhất những nhóm, những tiểu quốc người Việt lại thành môt nước Việt lớn hơn, ngăn chặn hành động thôn tính của kẻ mạnh ở phương Bắc. Điều quan trọng là họ Triệu đã duy trì được nước Nam Việt thống nhất trong gần một thế kỷ, vừa xây dựng trong hòa bình vừa kiên cường chống ngoại xâm. Chính điều này đã tạo nên và củng cố tinh thần quốc gia của người Việt. Đây là di sản quý báu nhất họ Triệu để lại cho người Việt. Chính gần một thế kỷ tồn tại của quốc gia Nam Việt giúp cho người Lạc Việt không bị người Hán đồng hóa và sau này có dịp lại vùng lên trong khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Nếu không có may mắn một trăm năm Nam Việt ấy, dám chắc người Hán sẽ diệt tiểu quốc của Triệu Đà sau đó thôn tính Au Lạc, tộc Lạc Việt đã bị mất hút trong lịch sử như những dòng Việt anh em khác!

Các sử gia như Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên... đã nhìn nhận công bằng và Nguyễn Trãi đánh giá họ Triệu một cách chuẩn mực. Sử gia Ngô Thì Sĩ khi viết : “Triệu Đà chia nước ta làm quận huyện, duy chỉ biết biên số thổ địa, thu thuế má, cung cấp ngọc bích cho nhà Hán, đầy túi tham của Lục Giả” đã tỏ ra bất cập. So với một quốc gia còn trong tình trạng nguyên thủy với những lạc hầu lạc tướng cai quản từng bộ lạc thì một quốc gia có quận huyện, biên số thổ địa bước nhảy vọt về tổ chức hành chính, về khoa học quản lý xã hội. Còn nói “thu thuế má cung cấp ngọc bích cho nhà Hán” cũng không đúng. Suốt 70 năm Triệu Đà làm vua, quan hệ Việt Hán khá lỏng lẻo. Biết Triệu xưng đế mà nhà Hán đành chịu, không những thế còn phải lấy lòng bằng cách giữ gìn mồ mả tổ tiên của Triệu, cho thân nhân Triệu làm quan (Sử ký). Trong mối quan hệ như vậy, cống phẩm của Triệu Đà chỉ có nghĩa tượng trưng để xác nhận sự thần phục trên danh nghĩa nên không thể làm đầy túi tham của Lục Giả, không thể so sánh với việc cống người vàng thời Trần-Lê. Rõ ràng, chứng lý đưa ra để kết tội Triệu Đà là không thuyết phục. Nhưng vì sao Ngô Thì Sĩ lại có cái nhìn việc thiếu chuẩn mực như vậy? Chỉ có thể là, với tinh thần dân tộc hẹp hòi, có phần thiển cận, ông không chịu một ông vua người Hán tộc! Trong lịch sử thế giới, một người nước này làm vua nước khác không hiếm. Ngay bên chúng ta, tới cuối thế kỷ XVIII, vua nước Xiêm là một người Trung Quốc tên Trịnh Quốc Anh từng kéo quân sang đánh Hà Tiên. Còn với chúng ta thì đúng Triệu Đà là người Hán nhưng dân Nam Việt lúc đó hầu hết là người Việt, vì vậy không thể phủ nhận việc ông là vị vua đầu tiên của nước Nam Việt, ông vua khai sáng của Việt Nam chúng ta. Mặt khác, vợ ông là Trình Thị người Đường Thâm Giao Chỉ nên con ông, Trọng Thủy ít nhất có nửa phần máu Việt, còn cháu ông là Triệu Hồ có một phần máu Việt, đến Anh Tề, phần máu Việt cao hơn. Họ Triệu chẳng những có công khai sáng Nam Việt mà ngày càng gắn bó bằng tâm hồn bằng máu huyết với Tổ quốc mới của mình!

Một câu hỏi cần phải trả lời gấp: Triệu Đà Ngài là ai? Người Tàu không nhận ông là Tàu vì ông là Nam Việt hiệu úy. Còn với người Việt ông bị coi là giặc Tầu xâm lược! Vậy Ngài là ai?!

Ruột bỏ ra da ôm lấy từng là nỗi đau của bao người. Mồ cha không khóc lại khóc đống mối từng là bi kịch của không ít gia đình, dòng họ... Nhưng vì những lầm lẫn mà chối bỏ người sáng lập ra quốc gia, chối bỏ cả thời đại quan trọng trong lịch sử lại là nỗi đau nỗi nhục của cả một dân tộc! Đã đến lúc vụ án Triệu Đà-Trọng Thủy phải được tính lại.

1 . Đại Việt sử ký toàn thư.

2. Ngô Thì Sỹ. Việt sử tiêu án. Văn sử tái bản năn 1991. Bản điện tử Lê Bắc tr 10..

3. Sử ký Tư Mã Thiên Nxb Văn học H.1988 tr.743.

4. Phủ Biên tạp lục Nxb KHXH. H. 1977 tr 31

2. Và trích đoạn sau đây của GS Nguyễn Khắc thuần :

Nhân cơ hội sụp đổ của nhà Tần, Triệu Đà đã nhanh chóng tạo lập ra quốc gia Nam Việt, quyết hùng cứ một phương. Sau, nhân sự mơ hồ và mất cảnh giác của An Dương Vương, Triệu Đà đã đánh chiếm được Âu Lạc. Thế là chỉ trong vòng chưa đầy ba mươi năm, Triệu Đà trở thành kẻ đứng đầu một quốc gia khá lớn, vui thênh thang với một cõi của mình. Nhưng, chừng đó chưa đủ để có thể nhận diện chính xác về Triệu Đà.

Suốt một đời, nỗi bận tâm lớn nhất của Triệu Đà chính là sự hùng mạnh không ngừng của nhà Tây Hán hay còn gọi là nhà Tiền Hán ở đất trung nguyên Trung Quốc. Với nhà Tây Hán, Triệu Đà là người như thế nào? Sách Đại Việt sử ký toàn thư (ngoại kỷ, quyển 2, tờ 2a và 2b) chép rằng:

“Bấy giờ, nhà Hán đã định được thiên hạ, nghe tin nhà vua (chỉ Triệu Đà) cũng xưng vương ở nước Việt, bèn sai Lục Giả sang phong vua làm Nam Việt Vương, trao cho vua quả ấn và dây thao, lại trao cho cả cái phẫu phù bổ đôi làm tin, khuyên vua nên thông sứ với nhau và bảo vua hãy giữ yên đất Bách Việt, chớ có cướp phá. Lục Giả đến, nhà vua cứ ngồi chồm hổm mà tiếp (Lục) Giả nói:

- Vương vốn là người Hán, họ hàng thân thuộc và mồ mả hiện đều ở nhà Hán, thế mà nay lại làm trái với tục của nước mình, muốn chiếm đất này để đối nghịch với nhà Hán, há chẳng phải là lầm lẫn hay sao? Vả chăng, nhà Tần mất hươu, cả thiên hạ thi nhau đuổi, chỉ riêng Hán Đếkhoan nhân, cho nên, ai cũng vui theo, khởi binh từ đất Bái, đất Phong mà vào Quan Trung để gấp chiếm Hàm Dương, dẹp trừ quân hung bạo. Chỉ trong khoảng 5 năm mà loạn lạc đều yên, bốn biển được, yên lặng, sức người nhất quyết không thể làm nổi, ấy là nhờ trời đó thôi. Nay Hán Đế nghe tin Vương làm vua ở đất này, lòng đã từng muốn quyết đánh một phen cho rõ được thua, nhưng vì dân vừa trải cơn lao khổ nên đành phải tạm thôi. Giờ đây, Hán Đế sai sứ sang trao ấn và dây thao cho Vương, lẽ ra, Vương phải ra tận ngoài thành nghênh đón, bái yết để tỏ lòng tôn kính (Hán Đế), thế mà Vương đã không làm, vậy, chỉ còn cách sửa lễ để tiếp sứ giả, cớ gì cậy dân Bách Việt đông để coi thường sứ giả của Thiên Tử? Nếu Thiên Tử mà biết được, khởi binh sang đánh thì Vương sẽ tính sao?

Vua làm ra vẻ sợ hãi, đứng dậy nói:

- Tôi ở đất này lâu ngày, thành ra quên hết cả lễ nghĩa.

Nhân đó, Vua hỏi Lục Giả rằng:

- Tôi với Tiêu Hà - và Tào Tham, ai hơn?

Lục Giả đáp:

- Vương hơn chứ.

Vua hỏi tiếp:

- Thế tôi với Hán Đế, ai hơn?

Lục Giả nói:

- Hán Đế nối nghiệp của Tam Hoàng và Ngũ Đế, thống trị dân Hán cồ đến cả ức vạn người, đất rộng hàng muôn dặm, của nhiều, người đông, thế mà quyền bính chỉ nằm trong tay một nhà, từ khi trời đất mở mang đến nay chưa từng có. Nay, dân của Vương chẳng qua mươi vạn ở xen giữa núi và biển, bát qúa cũng chỉ như một quận của nhà Hán. Vương ví với Hán thế nào được?

Nhà vua cười và nói rằng:

- Tôi lấy làm giận là đã không được dấy lên ở phía ấy, biết đâu tôi lại chẳng như nhà Hán bây giờ?

Lục Giả ngồi im lặng, mặt có vẻ rất buồn. Nhà vua bèn giữ Lục Giả lại đến vài tháng. Vua nói:

- Ở đất Việt này, không ai ngang tài để tôi có thể nói chuyện được. Nay ông đến đây, hàng ngày tôi được nghe những điều chưa từng nghe.

Nhà vua cho Lục Giả các thứ châu báu đáng giá ngàn vàng để làm của riêng, đến khi Lục Giả về, lại còn cho thêm nghìn vàng nữa”.

Lời bàn: Mới dựng được bờ cõi riêng, lúc đầu, hẳn nhiên là Triệu Đà nghênh ngang tự đắc, tự cho mình quyền... ngồi chồm hổm mà tiếp sứ, tự ví mình với Tiêu Hà, Tào Tham và cả Hán Đế nữa. Nhưng, cũng vì mới tạo dựng được bờ cõi riêng, Triệu Đà luôn phải canh cánh nỗi lo gìn giữ cơ nghiệp của mình. Lời của Triệu Đà và cử chỉ của Triệu Đà đã tỏ rõ như vậy. Tiếc thay, Lục Giả hình như chỉ thuộc được mấy câu nằm lòng, không đủ tài để ứng phó trước sự thay đổi thái độ của Triệu Đà. Mới hay, chọn sứ giả không dễ một chút nào.

Việc Lục Giả ngồi im lặng, mặt có vẻ rất buồn đã khiến cho Triệu Đà khôn ngoan nhún nhường, cố giữ và cố tìm cách khai thác mọi nguồn tin từ Lục Giả. Và, Triệu Đà quả đã nghe được những điều chưa từng nghe. Cho nên, Triệu Đà hậu hĩ với Lục Giả mà có lỗ lã gì đâu. Ôi, khiếp thay, Triệu Đà!

Về sau, Nam Việt bị nhà Tây Hán thôn tính, nhưng đó chỉ là chuyện về sau, chuyện khi Triệu Đà đã nhắm mắt xuôi tay rồi. Bình sinh, Triệu Đà quả là người sục sôi chí cả. Chẳng thể nào vì đó là kẻ cướp nước ta mà ta không thừa nhận điều này.

(Theo “Việt sử giai thoại” của Nguyễn Khắc Thuần – NXB)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin chép lại:Lời Nói Đầu trong Lục Độ Tập Kinh và Lịch sử khởi nguyên của dân tộc ta của GS Lê Mạnh Thát, để các bạn quan tâm tham khảo.

“Lịch sử cổ đại nước ta đang đặt ra nhiều vấn đề. Trong số này, vấn đề truy tìm niên đại ra đời của các truyền thuyết như truyện Hồng Bàng của Lĩnh nam trích quái là một thí dụ cụ thể. Truyền thuyết đó ngày sau đã được Ngô Sỹ Liên tiếp thu đã viết nên kỷ Hồng Bàng trong Đại việt sử k‎ toàn thư, làm cơ sở cho các bộ sử kế tiếp như Việt sử tiêu án và Khâm định lịch sử thong giám cương mục. Ngay trong thế kỷ này việc tranh cãi càng trở nên gay gắt, tuy nhiên, vẫn tập trung vào việc khẳng định và phủ định truyền thuyết ấy, mà không bình tâm nghiêm túc tìm hiểu xem nó xuất hiện từ bao giờ và do đâu. Đây phải nói là một thiếu xót nghiêm trọng.

Trong bản nghiên cứu này, chúng tôi đề nghị tìm hiểu thời điểm ra đời của tình tiết một trăm trứng của Hồng Bàng lần đầu tiên phát hiện trong truyện 23 của Lục độ tập kinh. Do truy nguyên truyện này, chúng tôi phát hiện có nhiều nét tương đồng giữa hệ truyền thừa của họ Hồng Bàng với hệ truyền thừa Mahàbhàrata, xác nhận truyện Hồng Bàng chịu ảnh hưởng ít nhiều từ bản anh hung ca đó. Thông qua việc khám phá ảnh hưởng này, chúng tôi tìm hiểu về lai lịch họ Thục và triều đại An Dương Vương do Ngô Sỹ Liên tiếp nhận một lần nữa Lĩnh nam trích quái và Việt điện u linh tập. Triều đại ấy bản than có uqá nhiều vấn đề, trong đó nổi bật nhất là một lá thư do Triệu Đà gửi cho Hán Văn Đế vào khoảng năm 179 tdl, do Tư Mã Thiên trong Sử k‎ hay Ban Cố trong Tiền Hán thơ chép lại, ghi nhận nước ta lúc ấy, tức Tây Âu Lạc Việt đang có Vua. Vậy, dù không phải bất cứ lúc nào các sử liệu Trung Quốc cũng có giá trị, trong trường hợp này ta có thể chắc chắn vào thời điểm gửi thư ấy, tức năm 179 tdl, nước ta chắc chắn đang còn Vua. Từ đó, dĩ nhiên không có sự kiện Triệu Đà đánh An Dương Vương. Thế thì An Dương Vương do đâu ra ? Do truyền thuyết nói An Dương Vương chạy vào nước, nước rẽ ra, sau khi thua trận Triệu Đà. Chúng tôi tìm hiểu và thấy nó có nhiều nét tương đồng với truyện Duryodhana của anh hùng ca Mahàbhàrata trốn chạy vào nằm ở đáy hồ, sau lúc thua trận Yudhisthira. Từ những tương đồng ấy, chúng tôi đề nghị coi An Dương Vương như một phiên bản Duryodhana của anh hung ca Mahàbhàrata tại Việt Nam vào những thế kỷ II tdl đến thế kỷ II sdl để dưới ngòi bút của Ngô Sỹ Liên đã trở thành một triều đại lịch sử Việt nam. Cũng từ việc nhìn nhận An Dương Vương như một phiên bản Duryodhana ở Việt Nam, chúng ta giải thích được một thắc mắc đã trở thành ám ảnh của nhiều nhà cổ sử Việt Nam, đó là triều đại Hùng Vương tại sao chỉ có 18 đời/ Và có thực vua Hùng thứ XVIII đã bị An Dương Vương đánh bại để lập nên nhà Thục? Thực tế như đã nói, không có nhân vật lịch sử An Dương Vương đánh bại vua Hùng thứ XVIII. Con số 18 này, một lần nữa lại xuất phát từ anh hung ca Mahàbhàrata, do 18 đội quân của cả hai bên Duryodhana lẫn Yudhisthira tham gia trận đánh trên cánh đồng Kuru.

Một khi không có An Dương Vương và việc kết thúc triều đại Hùng Vương với vua Hùng XVIII, ta tất nhiên phải nhìn nhận triều đại ấy tồn tại cho đến năm 43 sdl, khi Hai Bà Trưng hai vị vua cuối cùng, bị mã Viện đánh bại. Từ đó, chúng tôi đề nghị nghiên cứu lại việc kết nối triều đại Hùng Vương với triều đại Viêm Đế Thần Nông của Trung Quốc và phát hiện có khả năng tồn tại một truyền thống sử học Việt Nam ngoài truyền thống sử học Trung Quốc của Tư Mã Thiên. Cũng từ kết nối ấy, chúng tôi tìm hiểu cuộc chiến tramnh Việt Hoa lần đầu năm 40-43 sdl, không phải là một cuộc trấn áp khởi nghĩa, mà là một cuộc chiến tranh xâm lược diễn ra tương đối gay go và có lúc phía Trung Quốc tưởng không chiến thắng nổi. Cuối cùng, việc kết nối triều đại Hùng Vương với họ Thần Nông của Trung Quốc không phải là một việc làm tùy tiện ngẫu nhiên.

Khi chúng tôi xem xét một số cấu trúc ngôn ngữ tồn tại trong Lục độ tập kinh và trong tiếng Việt trung và hiện đại với một số cấu trúc ngữ pháp chủ yếu trong Kinh Thi. Điều này đã dẫn chúng chúng tôi đến giải mã bài Việt ca, bài ca của người Việt do Lưu Hướng ghi lại trong Thuyết uyển vào năm 16 tdl, mà qua hai ngàn năm phía người Việt ta chưa có một nỗ lực giải mã nào, còn phía trung Quốc thì chỉ có một vài nỗ lực, nổi bật nhất là của Quách Mạt Nhược, nhưng đã đi đến những kết luận sai lầm.

Việc nghiên cứu lịch sử cổ đại dân tộc ta đã được quan tâm từ lâu, tối thiểu từ năm 1480, khi Ngô Sỹ Liên viết bài biểu dâng bộ Đại việt sử k‎ toàn thư lên cho vua Lê Thánh Tôn. Rồi tiếp theo có các công trình của Ngô Thì Sỹ và Quốc sử quán triều Nguyễn, cụ thể là bộ Việt sử tiêu án và Khâm định Việt sử thong giám cương mục. Tuy nhiên do hạn chế của thời đại và lịch sử, ngay cả tư liệu từ các nguồn Trung Quốc vẫn chưa được khai thác triệt để và có hệ thống, dẫn tới những nhận định lầm lạc về giai đoạn khởi nguyên về lịch sử dân tộc.

Ban nghiên cứu về Lục độ tập kinh và lịch sử khởi nguyên dân tộc ta là nhằm bổ sung một phần nào những thiếu xót vừa nói. Tất nhiên, với tư cách một bản nghiên cứu đầu tiên về lĩnh vực ấy, nó không thể nào tránh hết mọi sơ sót. Chúng tôi tha thiết mong mỏi bạn đọc góp ‎‎ý ‎, đặc biệt các bậc thức giả quan tâm về lịch sử cổ đại Việt nam.”

Viết tại Madison Mùa đông năm Tân Hợi (1971)

LÊ MẠNH THÁT (Lời nói đầu trong Lục Độ Tập Kinh và Lịch sử khởi nguyên của dân tộc ta. NXB Tổng Hợp T.phố Hồ Chí Minh năm 2006)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đầu tiên, tôi xin gửi lời cám ơn đến anh Gia Nhân về tài liệu mà anh cung cấp !

Về nhân vật Triệu Đà, tôi không có ý kiến gì đối với những nhận xét mang đầy tính nhân bản, vị tha đối với một nhân vật lịch sử, vì đã là con người thì không có sự phân biệt màu da, chủng tộc (Hán hay Việt), ... Nhưng với những nhận xét mà tôi trích dẫn ở trên cho thấy một điều rằng : Hoàn toàn không có giai đoạn Bắc thuộc lần thứ nhất, mà ngược lại, sau này có lẽ vì "cố chấp" mà nhân vật Triệu Đà chưa được chính thức đưa vào chính sử các triều đại nước ta mà thôi (!)

Kính thưa quý bạn đọc quan tâm,

Bánh xe của lịch sử luôn quay theo quỹ đạo của nó, đôi khi, trong những thời điểm - hoàn cảnh lịch sử nhất định không thể tránh khỏi những cuộc chiến chinh bởi sự tồn tại "một mất một còn". Nhưng như vậy cũng xin đừng lầm tưởng là : công cuộc thôn tính của Nam Việt hay sự xuất hiện của Triệu Đà là một tất yếu của lịch sử. Quan điểm của tôi trước sau vẫn là :

Nước ta bước vào thời kỳ hơn 1000 năm Bắc thuộc bắt đầu từ khi nhân dân Âu Lạc bị mất nước.

Tôi sẽ nói rõ hơn quan điểm của mình trong các bài viết sau.

Cám ơn sự quan tâm của quý bạn đọc !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rất mong được đọc quan điểm của anh Trần Phương về: "Nước ta bước vào thời kỳ hơn 1000 năm Bắc thuộc bắt đầu từ khi nhân dân Âu Lạc bị mất nước."

Cám ơn anh và quý bạn quan tâm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có thể nói đây là một chủ để rất nghiêm túc, tôi hy vong khi về nhà sẽ xin được tham gia chủ đề này bắt đầu bằng việc phân tích toàn bộ bài viết của giáo sư Lê Mạnh Thát mà anh Gia Nhân đưa lên.

Quan điểm của tôi cho rằng: Thời Bắc thuộc lần thứ nhất bắt đầu từ khi Nam Việt bị chinh phục bởi đế chế Hán.

Cũng như anh Gia Nhân, tôi cũng mong đợi sự chia sẻ những phân tích của anh Trần Phương.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Gia Nhân Trần Phương thân mến.

Trong thâm tâm tôi không có ý định tham biện với giáo sư Lê Mạnh Thát, vì ông cùng có một mục đích vinh danh văn hiến Việt trải gần 5000 năm như tôi. Nhưng có những người đang có ý định phản biện ông và họ nhân danh quan điểm phủ nhận giá trị truyền thống lịch sử văn hiến Việt. Bởi vậy, tôi rất e ngại một sự hiểu lầm cho rằng giáo sư Lê Mạnh Thát sai thì quan điểm phủ nhận truyền thống sẽ đúng. Bởi vậy tôi dù tài hèn, nhưng cũng cố gắng chỉ ra cái sai của giáo sư Lê Mạnh Thát và nhân danh lịch sử 5000 năm văn hiến Việt một thời huyền vĩ bên bờ Nam sông Dương Tử.

Giáo sư Lê Mạnh Thát viết:

“Lịch sử cổ đại nước ta đang đặt ra nhiều vấn đề. Trong số này, vấn đề truy tìm niên đại ra đời của các truyền thuyết như truyện Hồng Bàng của Lĩnh nam trích quái là một thí dụ cụ thể. Truyền thuyết đó ngày sau đã được Ngô Sỹ Liên tiếp thu đã viết nên kỷ Hồng Bàng trong Đại việt sử k‎ toàn thư, làm cơ sở cho các bộ sử kế tiếp như Việt sử tiêu án và Khâm định lịch sử thong giám cương mục. Ngay trong thế kỷ này việc tranh cãi càng trở nên gay gắt, tuy nhiên, vẫn tập trung vào việc khẳng định và phủ định truyền thuyết ấy, mà không bình tâm nghiêm túc tìm hiểu xem nó xuất hiện từ bao giờ và do đâu. Đây phải nói là một thiếu xót nghiêm trọng.

Đoạn này giáo sư Lê Mạnh Thát chỉ nhắc lại những hiện tượng nghiên cứu liên quan đến cội nguồn lịch sử dân tộc Việt. Không có gì phải tham biện. Nhưng ở đây tôi chỉ tiện thể nhắc đến vấn đề liên quan đến ông Ngô Sĩ Liên.

Những lập luận phủ nhận giá trị văn hóa sử truyền thống cũa dân tộc Việt có dẫn chứng lời bàn của sử gia Ngô Sĩ Liên tỏ ý nghi ngờ cổ sử Việt được thể hiện qua truyền thuyết. Họ cho rằng: Chính sử gia Ngô Sĩ Liên - theo văn bản còn lại thì là người đầu tiên nói đến thời Hùng Vương trong chính sử - cũng hoài nghi tính xác thực của thời Hùng Vương và từ đó là cớ cho họ cũng có quyền đặt vấn đề nghi ngờ sự tồn tại của thời đại này với tư cách là cội nguồn lịch sử văn hiến Việt. Bởi vậy, nhân tiện đây tôi cũng đặt vấn đề phản biện lập luận của họ - tôi chưa nói đến sự hủy diệt văn hóa sử Việt dưới thời đô hộ của nhà Minh đã quá rõ ràng - mà chỉ đặt vấn đề ngược lại là: Sự hoài nghi công khai của sử gia Ngô Sĩ Liên đã chứng tỏ tính khách quan của những tư liệu còn sót lại mà ông Ngô Sĩ Liên không thể phủ nhận, nên phải đưa vào cuốn Đại Việt Sử Ký mà ông biên soạn, mặc dù chính ông tỏ ra hoài nghi những tư liệu này.

Bây giờ chúng ta tiếp tục xem xét luận điểm của giáo sư Lê Mạnh Thát:

1 -

Trong bản nghiên cứu này, chúng tôi đề nghị tìm hiểu thời điểm ra đời của tình tiết một trăm trứng của Hồng Bàng lần đầu tiên phát hiện trong truyện 23 của Lục độ tập kinh. Do truy nguyên truyện này, chúng tôi phát hiện có nhiều nét tương đồng giữa hệ truyền thừa của họ Hồng Bàng với hệ truyền thừa Mahàbhàrata, xác nhận truyện Hồng Bàng chịu ảnh hưởng ít nhiều từ bản anh hung ca đó.

Có thể nói rằng: Không chỉ giáo sư Lê Mạnh Thát mà có khá nhiều nhà nghiên cứu cũng tìm thấy những dị bản của các dân tộc khác liên quan đến truyền thuyết bọc trăm trứng của dân tộc Việt. Từ hiện tượng này họ đã phân tích theo nhiều chiều hướng khác nhau, trong đó có sự phân tích dẫn đến phủ nhận truyền thống lịch sử văn hiến Việt. Riêng cá nhân tôi nhận xét như sau:

Ông cha ta hoàn toàn có thể sử dụng bản gốc của truyền thuyết này lưu truyền trong dân gian để sửa chữa, bổ sung nhằm ghi lại dấu ấn sử Việt và những giá trị văn hiến Việt để truyền lại cho đời sau khi dân tộc Việt chìm đám trong lịch sử quốc nạn bị đô hộ hàng ngàn năm. Bởi vậy, truyền thuyết Việt có những dấu ấn khác biệt so với các dị bản khác. Tôi đã phân tích và giải mã truyền thuyết này liên quan đến số Hà Đồ Lạc Thư và lưu ý sự liên quan đến số Đại Diễn trong dịch học. Một truyền thuyết khác là sự tích Đức Mẫu Thoải đã khẳng định tính huyền thoại của truyền thuyết "Bọc trăm trứng, nở trăm con trai" lưu truyền trong văn hiến Việt. Điều này chứng tỏ tính mật ngữ được ẩn dấu trong câu truyện này để lưu truyền cho đời sau. Nhân đây, một lần nữa tôi xác định rằng: Tôi không coi việc giải mã những mật ngữ là bằng chứng khoa học chứng minh lịch sử văn hiến Việt trải gần 5000 năm. Ít nhất trong lúc này.

Bởi vậy, không thể lấy cớ có những dị bản khác của truyền thuyết này mà phủ nhận tính lưu truyền của truyền thuyết này trong văn hiến Việt với những cái riêng của nó.

Tiếp theo giáo sư Lê Mạnh Thát viết:

2 -

Thông qua việc khám phá ảnh hưởng này, chúng tôi tìm hiểu về lai lịch họ Thục và triều đại An Dương Vương do Ngô Sỹ Liên tiếp nhận một lần nữa Lĩnh nam trích quái và Việt điện u linh tập. Triều đại ấy bản than có quá nhiều vấn đề, trong đó nổi bật nhất là một lá thư do Triệu Đà gửi cho Hán Văn Đế vào khoảng năm 179 tdl, do Tư Mã Thiên trong Sử ký‎ hay Ban Cố trong Tiền Hán thơ chép lại, ghi nhận nước ta lúc ấy, tức Tây Âu Lạc Việt đang có Vua. Vậy, dù không phải bất cứ lúc nào các sử liệu Trung Quốc cũng có giá trị, trong trường hợp này ta có thể chắc chắn vào thời điểm gửi thư ấy, tức năm 179 tdl, nước ta chắc chắn đang còn Vua. Từ đó, dĩ nhiên không có sự kiện Triệu Đà đánh An Dương Vương. Thế thì An Dương Vương do đâu ra ?

Qua đoan trích dẫn trên, chúng ta thấy chuyện bọc trăm trứng ở đoạn 1 không hề liên quan đến đoạn phân tích trên của giáo sư Lê Mạnh Thát. Vấn đề hoài nghi của giáo sư chỉ căn cứ vào tài liệu bang giao giữa Nam Việt Vương Triệu Đà và nhà Hán. Những tư liệu này chứng tỏ nước ta đang có vua. Nhưng từ đó giáo sư cho là (Vì đang có vua) nên không thể có việc Triệu Đà đánh An Dương Vương là hoàn toàn khiên cưỡng. Tôi cũng có một số tài liệu liên quan nói về việc nhà Hán khiển trách Nam Việt Vương vì đã tiến đánh các nước lân bang ở vùng lãnh thổ Văn Lang cũ. Lúc này thời Hùng Vương đã kết thúc từ lâu (258 trc CN) và bị chia cắt thành các nước nhỏ hơn gồm Điền Việt, Mân Việt và Âu Lạc với một phần lãnh thổ đã bị chiếm đóng bởi nhà Hán. Sau này tất cả các quốc gia trên đều bi Nam Việt Vương Triệu Đà chính phục.

Bởi vậy, nếu chỉ căn cứ như lập luận của giáo sư Lê Mạn Thát như trên rồi kết luận là không có An Dương Vương thì rất khiên cưỡng. Ngay lịch sử hiện đại - ngay bây giờ - thiếu gì nước đang có "vua' mà thiên hạ vẫn đánh nhau rầm rầm.

Giáo sư Lê Mạnh Thát viết:

3 -

Do truyền thuyết nói An Dương Vương chạy vào nước, nước rẽ ra, sau khi thua trận Triệu Đà. Chúng tôi tìm hiểu và thấy nó có nhiều nét tương đồng với truyện Duryodhana của anh hùng ca Mahàbhàrata trốn chạy vào nằm ở đáy hồ, sau lúc thua trận Yudhisthira. Từ những tương đồng ấy, chúng tôi đề nghị coi An Dương Vương như một phiên bản Duryodhana của anh hung ca Mahàbhàrata tại Việt Nam vào những thế kỷ II tdl đến thế kỷ II sdl để dưới ngòi bút của Ngô Sỹ Liên đã trở thành một triều đại lịch sử Việt nam.Cũng từ việc nhìn nhận An Dương Vương như một phiên bản Duryodhana ở Việt Nam, chúng ta giải thích được một thắc mắc đã trở thành ám ảnh của nhiều nhà cổ sử Việt Nam, đó là triều đại Hùng Vương tại sao chỉ có 18 đời/ Và có thực vua Hùng thứ XVIII đã bị An Dương Vương đánh bại để lập nên nhà Thục? Thực tế như đã nói, không có nhân vật lịch sử An Dương Vương đánh bại vua Hùng thứ XVIII. Con số 18 này, một lần nữa lại xuất phát từ anh hung ca Mahàbhàrata, do 18 đội quân của cả hai bên Duryodhana lẫn Yudhisthira tham gia trận đánh trên cánh đồng Kuru.

Vấn đề này tôi đã phân tích ở phần 1, nói chung là tôi thừa nhận sự tồn tại của những dị bản. Nhưng điều đó không có nghĩa là: Vì nó là một dị bản mà phủ nhận tình lịch sử mang đặc thù cũa văn hóa Việt trong nội dung. Muốn phủ nhận một giá trị lịch sử trong một truyền thuyết lịch sử với nhiều sự kiện lịch sử liên quan đến nó thì phải chứng minh bằng chính những phương pháp luận lịch sử một cách khoa học chứ không thể vì nó có một dị bản liên quan. Còn vấn đề có thực có 18 đời Hùng Vương và có thực đời Hùng Vương thứ 18 bị Thục Phán tiêu diệt hay không thì tôi đã phân tích và nói nhiều rồi. Hãy cứ cho rằng những luận điểm của tôi chỉ là một giả thuyết như bao nhiêu giả thuyết lịch sử khác về cội nguồn dân tộc Việt. Nhưng đó là một giã thuyết phù hợp với tiêu chí khoa học.

Giáo sư Lê Mạnh Thát viết;

4 -

Một khi không có An Dương Vương và việc kết thúc triều đại Hùng Vương với vua Hùng XVIII, ta tất nhiên phải nhìn nhận triều đại ấy tồn tại cho đến năm 43 sdl, khi Hai Bà Trưng hai vị vua cuối cùng, bị Mã Viện đánh bại. Từ đó, chúng tôi đề nghị nghiên cứu lại việc kết nối triều đại Hùng Vương với triều đại Viêm Đế Thần Nông của Trung Quốc và phát hiện có khả năng tồn tại một truyền thống sử học Việt Nam ngoài truyền thống sử học Trung Quốc của Tư Mã Thiên. Cũng từ kết nối ấy, chúng tôi tìm hiểu cuộc chiến tramnh Việt Hoa lần đầu năm 40-43 sdl, không phải là một cuộc trấn áp khởi nghĩa, mà là một cuộc chiến tranh xâm lược diễn ra tương đối gay go và có lúc phía Trung Quốc tưởng không chiến thắng nổi. Cuối cùng, việc kết nối triều đại Hùng Vương với họ Thần Nông của Trung Quốc không phải là một việc làm tùy tiện ngẫu nhiên.

Đây là kết luận của giáo sư Lê Mạnh Thát sau khi đã trình bày những luận điểm của ông ở các phần trên mà tôi đã tham biện cho rằng chưa đủ chứng cứ chặt chẽ. Riêng phần 4 có hai vần đề cần giải quyết như sau:

4 - 1:

Một khi không có An Dương Vương và việc kết thúc triều đại Hùng Vương với vua Hùng XVIII, ta tất nhiên phải nhìn nhận triều đại ấy tồn tại cho đến năm 43 sdl, khi Hai Bà Trưng hai vị vua cuối cùng, bị Mã Viện đánh bại.

* Có thể nói rằng đến đây là sự sai lầm rất căn bản của giáo sư Lê Mạnh Thát, và hệ quả sai lầm này là do cách đặt vấn đề ngay từ đầu đã sai của ông. Bởi vì. chính sự tồn tại của triều đại Nam Việt và nhưng tư liệu lịch sử liên quan đã chứng tỏ thời Hùng Vương đã không tồn tại cùng lúc với Nam Việt. Do đó giáo sư muốn chứng minh thời Hùng Vương tồn tại đến thời Hai Bà Trưng thì phải chứng tỏ được tất cả những tư liệu liên quan đến việc hình thành và Nam Việt là ...không có thật. Tôi không nghĩ giáo sư có thể chứng minh được điều này vì tính chân lý khách quan của nó.

* Vấn đề nữa là: tất cả những dữ kiện lịch sử (Bao gồm cả truyền thuyết và các tư liệu lịch sử) liên quan đến thời Hai Bà Trưng, như: Tô Dinh tàn ác, Hai bà nổi dậy chiến 63 thành và các tư liệu liên quan từ lịch sử Hán...cũng cần phải được giáo sư chứng minh là không có thật. Tất nhiên tôi nghĩ giáo sư cũng không thể làm được điều này.

4 -2 :

Từ đó, chúng tôi đề nghị nghiên cứu lại việc kết nối triều đại Hùng Vương với triều đại Viêm Đế Thần Nông của Trung Quốc và phát hiện có khả năng tồn tại một truyền thống sử học Việt Nam ngoài truyền thống sử học Trung Quốc của Tư Mã Thiên. Cũng từ kết nối ấy, chúng tôi tìm hiểu cuộc chiến tramnh Việt Hoa lần đầu năm 40-43 sdl, không phải là một cuộc trấn áp khởi nghĩa, mà là một cuộc chiến tranh xâm lược diễn ra tương đối gay go và có lúc phía Trung Quốc tưởng không chiến thắng nổi. Cuối cùng, việc kết nối triều đại Hùng Vương với họ Thần Nông của Trung Quốc không phải là một việc làm tùy tiện ngẫu nhiên.

Đây lại là một ý` kiến có phần chủ quan của giáo sư Lê Mạnh Thát. Bởi vì, dù thời đại Hùng Vương có kết thúc vào năm 258 trước Cn như chính sử ghi nhận thì điều đó vẫn không hề liên quan gì đến việc có hay không liên hệ triều đại Thần Nông với thời đại Hùng Vương của sử Việt. Bởi vậy, luận điểm này của giáo sư Lê Mạnh Thát là khiên cưỡng.

Giáo sư Lê Mạnh Thát viết:

5 -

Khi chúng tôi xem xét một số cấu trúc ngôn ngữ tồn tại trong Lục độ tập kinh và trong tiếng Việt trung và hiện đại với một số cấu trúc ngữ pháp chủ yếu trong Kinh Thi. Điều này đã dẫn chúng chúng tôi đến giải mã bài Việt ca, bài ca của người Việt do Lưu Hướng ghi lại trong Thuyết uyển vào năm 16 tdl, mà qua hai ngàn năm phía người Việt ta chưa có một nỗ lực giải mã nào, còn phía trung Quốc thì chỉ có một vài nỗ lực, nổi bật nhất là của Quách Mạt Nhược, nhưng đã đi đến những kết luận sai lầm.

Việc nghiên cứu lịch sử cổ đại dân tộc ta đã được quan tâm từ lâu, tối thiểu từ năm 1480, khi Ngô Sỹ Liên viết bài biểu dâng bộ Đại việt sử k‎ toàn thư lên cho vua Lê Thánh Tôn. Rồi tiếp theo có các công trình của Ngô Thì Sỹ và Quốc sử quán triều Nguyễn, cụ thể là bộ Việt sử tiêu án và Khâm định Việt sử thong giám cương mục. Tuy nhiên do hạn chế của thời đại và lịch sử, ngay cả tư liệu từ các nguồn Trung Quốc vẫn chưa được khai thác triệt để và có hệ thống, dẫn tới những nhận định lầm lạc về giai đoạn khởi nguyên về lịch sử dân tộc.

Ban nghiên cứu về Lục độ tập kinh và lịch sử khởi nguyên dân tộc ta là nhằm bổ sung một phần nào những thiếu xót vừa nói. Tất nhiên, với tư cách một bản nghiên cứu đầu tiên về lĩnh vực ấy, nó không thể nào tránh hết mọi sơ sót. Chúng tôi tha thiết mong mỏi bạn đọc góp ‎‎ý ‎, đặc biệt các bậc thức giả quan tâm về lịch sử cổ đại Việt nam.”

Việc cấu trúc ngôn ngữ trong Lục Bộ đầu chân kinh và bản Việt ca có thể là bằng chứng sắc sảo minh chứng cho những giá trị văn hiến Việt. Nhưng điều đó lại không liên quan gì đế luận điểm phủ nhận sự tồn tại của Âu Lạc và luận điểm cho rằng Thới Hùng Vương kéo dài đến năm 43 sau Cn, như tôi đã trình bày ở trên.

Gia Nhân và anh Trần Phương thân mến.

Tôi ủng hộ và bản thân đang cố gắng minh chứng cho truyền thống lịch sử Việt trải gần 5000 năm văn hiến. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng tôi ủng hộ tất cả các phương pháp minh chứng cho điều này. Tôi không muốn sự sai lầm cũa giáo sư Lê Mạnh Thát đồng nghĩa với việc quan điểm phủ nhận những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống Việt là đúng.

Vài lời lạm bàn.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính anh Thiên Sứ và anh Trần Phương.

Không có gì thú vị bằng lần theo suy nghĩ của các nhà Sử học chép sử lại.

Giáo sư Lê mạnh Thát đã lần theo suy nghĩ của nhà chép sử Ngô Sĩ Liên, GS LM Thát viết :" ... những thành tựu của triều đại Hùng Vương đã không được ghi lại và dần dà mai một chìm vào quên lãng. Chẳng hạn chỉ cần đọc lại Đại việt sử ký toàn thư, ta thấy không một dòng để chép việc Mã Viện hủy diệt Việt luật dưới danh nghĩa "điều tấu" là một bằng cớ hùng hồn. Tại sao có sự im lặng đó? Tại sao không nói gì đến Việt luật? Tất nhiên, Ngô Sỹ Liên không phải không biết có Việt luật tồn tại và việc hủy diệt của Mã viện. Tuy nhiên, nếu ghi lại Việt luật, thì làm sao giải thích những hiện tượng hư cấu Tích Quang, Nhâm Diên đem Thi Thơ Lễ Nhạc đến "khai hóa" cho dân ta? Lòng yêu nước mới đâm chồi thì đã bị chính thứ Thi Thơ Lễ Nhạc ác độc ấy tưới lên làm tôi chụt, để không còn đủ can đảm, mà nhìn vào sự thực quá khứ." (Trang 186; Lục Độ Tập Kinh và Lịch sử khởi nguyên của dân tộc ta. NXB Tổng Hợp T.phố Hồ Chí Minh năm 2006).

Nếu như Trực giác của GS LM Thát phát hiện và mách bảo lần theo "suy nghĩ" đã được chọn đúng để lôgich kiểm tra. Trực giác chỉ ra trước và phát minh còn lôgic khẳng định và chứng minh. Những phát hiện mới có thể bị lên án hay không, có ai có thể biết được chúng sẽ đóng vai trò cực kỳ to lớn trong sử học tương lai của nước nhà. Vì có thể những phát hiện ấy đối diện với những giáo điều đã biết và được kính trọng hàng ngàn năm.

Anh Thiên Sứ bớt chút thời gian tìm và đọc quyển sách Lục Độ Tập Kinh và Lịch sử khởi nguyên của dân tộc ta. NXB Tổng Hợp T.phố Hồ Chí Minh năm 2006.

Cám ơn anh Thiên Sứ và quý bạn quan tâm.

Gia Nhân

Share this post


Link to post
Share on other sites

Qua bài viết của các anh Wild có trao đổi với Thiên Sứ nhưng vì Anh ấy đang ở Hà Nội nên Anh ấy có gởi lời đến Gia Nhân về việc giới thiệu quyển sách Lục Độ tập kinh , anh ấy bảo đã đọc . qua điện thoại anh có nhờ tôi gõ vài hàng cám ơn và hẹn về tp có thời gian điều kiện trình bày tiếp về đề tài này .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cám ơn chị Wildlavender và anh Thiên Sứ.

Kính mong anh Thiên Sứ viết tiếp về đề tài này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quý anh chị bạn đọc quan tâm,

Để mở đầu cho sự trỉnh bày quan điểm của tôi, tôi xin được tóm tắt lại một chút về lịch sử văn hóa Trung Hoa :

Có thể nói rằng, tri thức nhân loại ngày nay không và không bao giờ phủ nhận nền văn minh Trung Hoa vĩ đại, điều này chính tôi cũng khẳng định. Nhưng như vậy không đồng nghĩa với việc nhìn nhận các vấn đề của lịch sử theo "lối mòn" (ý tôi chỉ nói quan điểm chung của một số hướng nghiên cứu, không có ý nói đến cá nhân nào), đây là một nhược điểm thuộc về tư duy rất chủ quan và dễ mắc sai lầm. Tôi xin được nhắc lại rằng :

Bất cứ một luận thuyết để đánh giá các vấn đề thuộc về lịch sử nào cũng phải xét đến thời điểm - hoàn cảnh xã hội lịch sử tại thời điểm đó.

Tôi chắc các quý vị anh chị cũng đã ít nhất một lần từng nghe được rằng : "Văn hóa Việt Nam mang đặc trưng văn hóa của các dân tộc Đông Nam Á, tuy nhiên do vị trí không gian văn hóa nước ta nằm giữa 2 nền văn hóa lớn là Trung Hoa và Ấn Độ nên mang đậm nét ảnh hưởng bởi 2 nền văn hóa này ..." . Tôi không biết "lớn" ở đây được người ta hiểu theo nghĩa nào nhưng nếu đứng ở góc nhìn của xã hội thời hiện đại thì rõ ràng : chắc có lẽ "lớn" có nghĩa là "to" và "đông dân" ?! Vậy, đây là một cái nhìn không khách quan nếu không muốn nói là hoàn toàn sai lầm vì theo cách nhìn nhận trên, rất nhiều người sẽ nhìn từ hiện tại mà suy ra rằng : văn hóa Trung Hoa ở trên có nghĩa là đất nước Trung Quốc bây giờ, nói đầy đủ hơn, là Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Trung Hoa !

Việc biên giới lãnh thổ không nên nhìn nhận đồng nghĩa với không gian văn hóa, biên giới lãnh thổ là một vấn đề lịch sử, không ai có thể đảo ngược bánh xe của lịch sử.

Ngược dòng một chút lịch sử văn hóa Trung Hoa, theo các nhà nghiên cứu, người Hoa Hạ nguyên thủy vốn là các tộc người (như Thương, Hạ, ...) xuất phát từ những cánh đồng cỏ đẹp đẽ và hơi khô khan miền tây bắc, thuộc chủng Mongoloid phương bắc. Người Hoa Hạ vốn có nguồn gốc du mục (chăn nuôi) và nông nghiệp khô (như trồng kê, mạch, ...). Người Trung Hoa gọi thời kỳ đầu tiên của dân tộc mình là Bàn Cổ. Lịch sử lập quốc của Trung Hoa đi liền với các cuộc chiến thôn tính và bành trướng. Từ hướng tây bắc, người Hoa Hạ tiến dần về phía đông Á Châu lục địa, rồi từ bắc tiến dần xuống phía nam, kế thừa nền văn minh nông nghiệp lúa nước và sử dụng trở thành sản phẩm văn hóa của mình sau khi thôn tính các dân tộc phương nam. Chính vì vậy mà người Trung Hoa có câu : "Thiên Tử nhìn về phương nam mà cai trị thiên hạ". Có thể có sự di cư và chuyển biến biên giới lãnh thổ rất phức tạp trong thời cổ sử, nhưng ta có thể nhận thấy điều này ngay trong các triều đại hưng quốc về sau, như đời nhà Đường, Tống, Nguyên, ... Có một điều hơi éo le cho các triều đại phong kiến Trung Hoa : chính các triều đại bị cho là "ngoại tộc" nhưng lại có công mở rộng đất Trung Hoa nhiều nhất là Nhà Nguyên và Nhà Thanh.

Trở lại vấn đề nhân vật Triệu Đà, xét trong thời điểm Triệu Đà lên ngôi xưng vương và lập nước Nam Việt, thì trước đó các vùng đất Quế Lâm, Nam Hải, đều đã thuộc nhà Tần trong công cuộc thôn tính thiên hạ rồi (thôn tính Bách Việt). Ngược dòng lịch sử trước đó một chút. Ngay cả cách đặt vấn đề : "Tần Thủy Hoàng tiêu diệt lục quốc là có công thống nhất Trung Hoa" cũng cho thấy có gì đó khập khiễng, bởi trước khi có sự tồn tại của 7 nước, đã có rất nhiều tiểu quốc bị tiêu diệt, ngay cả thời nhà Chu trước đó cũng không thể xác định được không gian biên giới lãnh thổ rộng lớn đến đâu, chính vì vậy theo tôi câu trên nên sửa lại một chút là : "mở rộng Trung Hoa" chứ không phải là "thống nhất Trung Hoa", chính vì từ "thống nhất" này mà tôi thấy có sự khập khiễng trong lập luận của nó.

Vậy, trước thời điểm Triệu Đà lập quốc Nam Việt, vùng đất Quế Lâm, Nam Hải đều đã thuộc nhà Tần, và các nhân vật như Nhâm Ngao, Triệu Đà đều là tướng lĩnh của nhà Tần trong công cuộc thôn tính trước đó. Về sau, nhà Tần bị loạn và suy yếu nên các tướng lĩnh mới có cơ hội cát cứ, xưng vương lập quốc, để nhằm mục đích "làm vua một cõi", và nhân vật Triệu Đà là một trong số đó. Do điều kiện hoàn cảnh lúc bấy giờ, việc xưng vương "làm vua một cõi" dưới con mắt đế chế Hán chẳng khác nào hành động ly khai bởi vùng đất trước đó thuộc nhà Tần thì đương nhiên sau này vẫn phải thuộc nhà Hán. Nhận thấy sự tồn tại của mình quá mỏng manh nên Triệu Đà mới dùng mưu và thôn tính thành công Âu Lạc, vùng đất cuối cùng mà người dân Việt còn có quyền tự chủ. Công cuộc thôn tính của Nam Việt đối với Âu Lạc chính là sự tồn tại "một mất một còn", bởi nếu không làm chủ được vùng đất rộng lớn hơn thì không thể củng cố được thực lực, gia tăng tiềm lực sức mạnh của quốc gia mình, sự sống còn của Nam Việt nằm ở chỗ đó, vì nếu không thôn tính được Âu Lạc thì cũng khó tồn tại với đế chế Hán (lúc này đã coi Triệu Đà như một cái gai), nhưng điều này cũng không có nghĩa là : nhà Hán có thể dễ dàng chiếm được Âu Lạc trong trường hợp nhân dân Âu Lạc chiến thắng trước Nam Việt.

Quý vị hãy xem câu sau trong trích đoạn của nhà văn Hà Văn Thùy mà tôi đã trích dẫn :

Một câu hỏi cần phải trả lời gấp: Triệu Đà Ngài là ai? Người Tàu không nhận ông là Tàu vì ông là Nam Việt hiệu úy. Còn với người Việt ông bị coi là giặc Tầu xâm lược! Vậy Ngài là ai?!

Tôi xin mạn phép "bẻ gãy" đoạn văn trên ra làm hai. Chưa nói đến việc hiểu chữ "Tàu" ở đây là gì, chỉ riêng hai vế của đoạn trên cho thấy nó không thuộc một vấn đề, điều này dễ làm người ta hiểu lầm kiểu câu hỏi : Yes / No (không Yes thì No).

Còn việc ghi nhận công đức của Triệu Đà đối với dân Việt mà chủ quan nhận định :

với tinh thần dân tộc hẹp hòi, có phần thiển cận, không chịu một ông vua người Hán tộc

Lại là những nhận xét mang tính "chủng tộc", điều tối kỵ trong việc tổ chức bộ máy nhà nước. Chúng ta hãy xem bản đồ sau :

Posted Image

Như vậy cho thấy một điều dễ hiểu là, toàn bộ lãnh thổ Nam Việt nằm trọn trong vùng đất cũ của nhà nước văn Lang, và số đông dân ở đó là người Việt là lẽ đương nhiên, và Triệu Đà có công với người dân Việt trong việc giáo hóa và giữ gìn bờ cõi của ông ta là lẽ đương nhiên, hay nói cách khác, việc ông ta cai quản một vùng đất với số đông là người Việt, lấy vợ Việt, hòa huyết với người Việt, ... chẳng liên quan gì đến việc ông ta quyết tâm làm chủ một bờ cõi, và thật là nực cười khi cho rằng ông ta ly khai từ nhà Tần nên sau này phải sáp nhập vào đế chế Hán một cách hòa bình.

Cuối cùng, xin trích đoạn sau của GS Nguyễn Khắc thuần :

Về sau, Nam Việt bị nhà Tây Hán thôn tính, nhưng đó chỉ là chuyện về sau, chuyện khi Triệu Đà đã nhắm mắt xuôi tay rồi.

Đó mới chính là tất yếu của lịch sử.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nguyễn Quang Nhật

Cổ sử TRUNG HOA và những dấu ?

Sai lầm lớn nhất của các sử gia Hán tộc là kết cấu lịch sử dân tộc – quốc gia mình một cách máy móc thiếu biện chứng, bỏ quên yếu tố thời gian.

Lãnh thổ Trung Hoa tới điểm “hạn” khoảng đầu công nguyên, tức là mốc thời gian mà lãnh thổ không thể trương nở tự do được vì nó tiến đến một đường biên với các dân tộc, quốc gia khác, từ điểm này sự xê dịch biên giới luôn là kế quả của một cuộc chiến, với Trung Hoa từ mốc lịch sử này các cuộc chiến tranh thôn tính lẫn nhau giữa Hán tộc và lân bang đều được ghi vào sách sử.

Ta thử làm một con tính đơn giản, dân số Trung Hoa đời Tần khoảng 20 triệu người, 2000 năm sau là 1.200 triệu người tức tăng 60 lần, lấy tỉ lệ này ước tính dân số nhà Hạ trước Tần 2.000 năm, vương triều đầu tiên trong Tam Đại của Trung Hoa, thì dân số cao lắm cũng chỉ dưới 500.000 người; với số dân như vậy dàn trải trên diện tích gần bằng diện tích Trung Hoa ngày nay là điều không thể có. Lý do rất đơn giản là điều kiện vật chất kỹ thuật không cho phép, với phương tiện lưu thông chính là đôi chân thì không thể có một nhà nước mà lãnh thổ rộng tới vài triệu ki-lô mét vuông bao gồm 9 châu: Duyện, Ký, Thanh, Từ, Dự, Kinh, Dương, Lương, U như đã ấn định trên bản đồ Trung Hoa cổ; các sử gia Hán tộc đều thành thực tin rằng lãnh thổ Trung Hoa to lớn như thế vì cổ sử Trung Hoa từ thời vua Chuyên Húc (2513 –n 2345 trước CN), đời vua Nghiêu (2357 trước CN) thậm chí cả đến đời Thần Nông, một vì vua của truyền thuyêt xa xôi lắm, lãnh thổ Trung Hoa đã tiếp giáp với Giao Chỉ hay Giao Châu, cũng có sách chép là Nam Giao tức lãnh thổ Việt Nam ngày nay.

Sử gia Hán tộc đã sai lầm khi tạo nên một lịch sử không có sự phát triển, quốc gia cũng chỉ là một cơ thể sống, có sinh ra, có lớn lên rồi tới điểm dừng hay hạn. Cũng như con người sinh ra chỉ khoảng 2 – 3 kg lớn lên tới độ 23 – 25 tuổi là điểm dừng thì nặng khoảng 50 – 60 kg, còn “Hán Quốc” mới khai sinh đã to bằng tuổi 20 – 25, đã có 9 châu mênh mông thiên địa …. đúng là thần nhân trong thần thoại….

Như vậy làm sao ta có thể lý giải một việc rất nhất quán trong cổ sử Trung Hoa. Liên tiếp từ thời Thần Nông tới Chuyên Húc và sau là vua Nghiêu …, kinh Thư, Thiên Nghiêu Điển viết: “vua Nghiêu mệnh hy thúc trạch Nam Giao…” Nam Giao, Giao Chỉ là một địa danh, một vùng đất đã có từ thời Thái cổ trong lịch sử Trung Hoa và liên tục cho đến đời Tống; vua Tống vẫn phong cho vua Đại Việt là: “Giao Chỉ Quận Vương” trước khi nâng cấp lên “An Nam Quốc Vương”, sự việc đó chỉ cách nay một ngàn năm và được ghi chép rõ ràng trong sách sử. Tìm lời giải đáp cho câu hỏi hóc búa nhưng kỳ thú này dẫn dắt đến một sử thuyết, và khi sử thuyết này được minh chứng sẽ làm đảo lộn toàn bộ lịch sử Trung Hoa, Việt Nam và Đông Nam Á. Chính sử Trung Hoa đều cho rằng thủy tổ dân tộc mình là Bào Hy, Thần Nông. Thần Nông là kết cấu ngôn ngữ Việt, nếu theo Hán ngữ phải viết là Nông Thần; đây không phải là trường hợp duy nhất vì ta gặp nhiều trường hợp như thế trong Ngũ Kinh, như: Đế Ất, Hậu Tắc,… Hậu Nghệ, V.v… Vậy các vua này là vua Việt hay vua Hán? Thêm vào đó các địa danh của Trung Hoa đầy dẫy ngôn ngữ Việt, như: Hồ Nam, Hồ Bắc, Sơn Đông, Sơn Tây, … Hán tự dùng ‘sơn hà’ là ‘núi’ và ‘sông’ để chỉ lãnh thổ quốc gia, như sông phương bắc, sông phương nam, núi phương tây, núi phương đông, … vậy theo Hán ngữ phải ghi là Bắc Hà, Nam Hà, Đông Sơn, Tây Sơn …, còn Hà Bắc, Hà Nam, Sơn Đông, Sơn Tây là kết cấu theo Việt ngữ?

Lịch sử về văn minh Trung Hoa cũng có một số điểm mà ta không hiểu nỗi.

“Thời nhà Hạ (2200 trước CN) người dân đã biết ‘tát nước vào ruộng’…” rõ ràng câu này chỉ sự canh tác lúa nước; nước là điều kiện đầu tiên trong: “nước, phân, cần, giống” mà nền khoa học nông nghiệp Việt Nam đã tổng kết từ xa xưa; nước quan trọng đến nỗi “việc dẫn thủy nhập điền” được coi như một thành tựu khoa học, phản ánh trình độ văn minh của một dân tộc. Sự việc này khó hiểu ở chỗ: lãnh thổ nhà Hạ ở vùng Hoàng Hà (theo chính sử Trung Hoa) đâu có trồng được lúa nước … cây được trồng chính ở miền Bắc Trung Hoa là kê và lúa mì. Các chứng cứ về khảo cổ học và các ngành khoa học khác như nông học, thổ nhưỡng đã xác định như vậy.

Ngày nay qua các di chỉ trong lòng đất, ngành khảo cổ học đã xác định được nơi sinh tụ thời cổ xưa của Hán tộc là bờ sông Hoàng Hà. Hán tộc là tộc người xây dựng được nền văn minh rất sớm, họ đã bước vào thời gọi là văn hóa gốm đỏ cách đây khoảng 8.000 năm, địa bàn của họ dịch chuyển từ tây sang đông dọc theo sông Hoàng Hà với các nền văn hoá gốm đỏ, gốm đen, rồi gốm xám. Vùng đất từ Thiểm Tây tới Hà Nam ngày nay. Vào đời Thương lãnh thổ Trung Hoa là vùng đất nằm ởgiữa 4 tỉnh: Hà Nam – Hà Bắc – Sơn Đông – Sơn Tây. Qua đời Chu thì chuyển về vùng Sơn Tây ngày nay, theo đó ta có thể xác định Hán Quốc cổ là quốc gia lục địa chưa tiến đến bờ biển; nhưng sử Trung Hoa lại ghi: “Từ đời Thương dân Trung Hoa đã biết dùng vỏ sò làm tiền để trao đổi hàng hóa…”, nên trong Hán tự đã cấu thành bộ ‘bối’ nghĩa là ‘vỏ sò’, ‘vỏ hến’ để tạo nên các từ liên quan đến việc giao thương, buôn bán … nhưng dân sinh sống sâu trong lục địa thì lấy vỏ hến, vỏ sò ở đâu ra?

Sử Trung Hoa cũng ghi là vào đời Thương đã biết dùng voi trong chiến trận …, nhưng lãnh thổ nhà Thương ở vùng sông Hoàng Hà thì làm gì có voi, voi Á Châu chỉ sống ở miền xích đạo và nhiệt đới, … không lẽ sử Trung Hoa sai lầm lớn đến thế?

Hai loại “vật liệu” nền tảng của văn hóa Trung Hoa là mai rùa và tre đều không phải là sản vật tự nhiên của miền Bắc Hoàng Hà. Người ta đã đào được ở An Dương thuộc phần Bắc Hoàng Hà thuộc tỉnh Hà Nam, hàng vạn mai rùa và xương thú có khắc “Hoa tự” cổ và coi đây là căn cứ để xác định trung tâm văn minh Trung Hoa … nhưng ở miền Bắc Hoàng Hà không hề có loại rùa lớn đó sinh sống, khoa học đã chỉ rõ như thế; loại rùa có mai lớn để khắc chữ chỉ sinh sống ở sông Dương Tử hay Trường Giang. Lại nữa, Dịch Lý vào đời nhà Thương được gọi là Qui Tàng Dịch là sách dịch được khắc trên mai rùa (qui = rùa; tàng = chứa). ta có thể giải thích hợp lý sự việc trên là nhà Thương trước khi chuyển về lưu vực Hoàng Hà đã có thời gian sinh tụ ở lưu vực Dương Tử hay Trường Giang và chính là ở đấy đã phát minh ra “kỹ thuật” khắc chữ trên mai rùa; sau này dù di chuyển đến địa điểm mới vẫn về chốn cũ đem mai rùa đi để sử dụng. Tương tự, tre có hàng trăm loại khác nhau; nhưng tre lớn, bản đủ rộng làm thành các thẻ để viết chữ và kết thành sách chỉ có ở vùng xích đạo và nhiệt đới, ngay cả ở Tứ Xuyên nằm trong vùng bình đới, cũng chỉ có loại tre lớn nhất gọi là tre đực hay tầm vông; thì nhà Chu ở Sơn Tây làm gì có tre lớn để làm sách, viết chữ? Đối chiếu sinh cảnh thực sự cộng thêm nghiên cứu qua ghi chép trong Kinh Thư, Kinh Thi, và Kinh Dịch ta thấy không thể xaỊ̃y ra được. Thí dụ: Đại Tượng Truyện của Quẻ Dự trong Kinh Dịch chép: “Sấm nổ trên đất, Tiên Vương dĩ tác nhạc, Sùng Đức ân tiến chi Thượng Đế dĩ phối tổ khảo…” Quẻ Dự là Quẻ Chấn chồng trên Quẻ Khôn trong quẻ gọi là Địa; Quẻ Chấn là sấm, sấm nổ trên đất là chỉ dẫn Chấn trên Khôn, nhưng cũng giúp ta hình dung cảnh đánh trống đồng. Trống đồng còn gọi là trống sấm, Quẻ Lôi, khi đánh úp trên mặt đất là Địa, âm thanh trống đồng là nhạc tế lễ, ở đây nói rõ là tế Thượng đế và sùng kính tổ tiên. Một quẻ nữa là Quẻ Tiệm nói đến ‘vũ nghi”, một nghi thức mà người tham gia lễ hội hóa trang bằng lông chim, một cảnh được khắc hoạ rõ nét trên trống đồng. Dựa trên chính sử thì chắc chắn nhà Chu chưa hề biết đến trống đồng, vì trống đồng chỉ tìm thấy ở Việt Nam và 2 tỉnh Vân Nam – Quảng Châu của Trung Hoa, cách Sơn Tây xa lắm. Hiện nay cách nhà nghiên cứu Trung Hoa đã phải công nhận trống đồng là vật phẩm văn hoá phi Hán, vậy tại sao hơn 2.000 năm Kinh Dịch đã biết về trống đồng, chỉ dẫn cho ta về mục đích sử dụng trống đồng (tế Thượng đế)? Cũng như đề cập đến tục hoá trang được khắc trên trống đồng?

Dù vua Càn Long nhà Thanh đã tốn không biết bao nhiêu tiền để mua sách và bản đồ, mất bao công sức để tịch thu sách và bản đồ trong thiên hạ và hơn 300 quan “bác sĩ” cạo sửa suốt 10 năm trời, sửa không nỗi thì đốt cho phi tang tích, nhưng vẫn bị lọt sổ:

Sách Ngự phê Thông giám Tập Lãm và Thiếu vi Thông giám, quyển Chu Ngoại Kỷ có đoạn chép (Lê Văn Siêu dịch – Việt Nam Văn Minh Sử) như sau: “Cách 1.000 năm, đến năm Tân Mão là năm thứ 6 đời vua Thành Vương nhà Chu, phía nam Giao Chỉ có người ‘Việt Thường’ sang Trung Hoa dâng bạch trĩ, qua 2, 3 lần thông ngôn nói rằng ‘đường xá xa xôi, non sông cách trở sợ rằng một lần thông sứ không hiểu tiếng nhau cho nên phải qua 3 lần thông ngôn để sang chầu’. Chu Công đáp lời: ‘Đức trạch không khắp tới nơi, người quân tử không nhận lễ sơ kiến, chính lịch không khắp tới nơi, người quân tử không nhận người ấy xưng thần.’ Người thông ngôn nói: ‘Tôi vâng mệnh những ông già (bô lão) nước tôi bảo: ‘Trời không gió dữ, mưa dầm, bể không sóng nổi đã 3 năm, hẳn là Trung Hoa có thánh nhân, sao không sang chầu.’ Chu Công đem dâng cho vua nhà Chu, để dâng lên thần linh của tiên vương, rồi đem dâng Cung điều. Đến khi sứ giả về, quên mất đường, Chu Công cho 5 cỗ biền xa, bốn mặt có diềm che đều làm cách thức chỉ nam, sứ giả đi xe ấy từ đường bể (sau này) là nước Phù Nam ở cõi đất Cao Miên, thời xưa là Lâm Ấp, đầy năm trời mới về đến nước (Việt Thường)”.

Sách Thiếu Vi Thống Giám, chú giải: “Việt Thường là ‘Nam phương quốc danh, tại Giao Chỉ nam’”, có thể dịch là “tên nước nam phương, (một nước) ở phiá nam Giao Chỉ” Trong đoạn trích dẫn trên có nhiều điều phải bàn như tên nước, phương hướng nhưng điểm chính yếu thứ nhất ta cần xem xét: nhà Chu ở đâu mà sứ lại xuống thuyền về nước ở biển (sau này là) Phù Nam, Cao Miên? Rõ ràng là nhà Chu không thể ở Sơn Tây cách xa biển Phù Nam ít nhất 3.000 km. Thứ hai ta xét: nước Việt Thường không thể ở gần Cao Miên mà ở rất xa vì đi thuyền một năm mới tới. (Sách sử hiện nay cho là miền Trung Việt Nam trước đây là Việt Thường). Tới đây ta lại phải thêm một câu hỏi: Việt Thường là nước nào và ở đâu? Thêm một vấn đề nữa: Sử Trung Hoa viết về nhà Tần như sau: Nhà Tần chọn cho mình đức Thủy là đức đã thắng nhà Chu đức Hoả, màu đỏ, và nhà Tần chọn cho mình màu đen, từ ngựa tới cờ quạt đều màu đen. - Số 6: cái gì cũng số 6, trục xe 6 tấc, xe vua do 6 ngựa kéo. Tháng chọn là tháng 10, bắt đầu mùa đông, ở đây rõ ràng sử gia Trung Hoa đã vận dụng Dịch Lý vào sử, ta hãy xem:

Nếu nhà Tần chọn Hành Thủy, màu đen, số 6, mà ở Thiểm Tây, Tứ Xuyên, nhà Chu không thể ở nơi nào khác ngoài Vân Nam – Quí Châu – Quảng Tây (xin xem bản đồ) tức là ở phía nam Tứ Xuyên, Thiểm Tây vì sử ghi rõ nhà Chu: đức Hoả, màu đỏ (Thực ra thì nhà Chu không phải đức Hoả và màu đỏ; sử học Trung Hoa đã cố gán ép các nguyên lý của Dịch học vào lịch sử đời Tần để phục vụ cho mục đích của họ, về mục đích của họ sẽ có phần xem xét ở phần sau; còn về nhà Chu thì đích thực ở phương Tây nên thuộc hành Kim, màu trắng).

Bản đồ Trung Hoa thời Xuân Thu Chiến Quốc chắc chắn không phải do người Trung Hoa lập, lý do đơn giản trong bản đồ thời này ngoài: Vị Thủy, Hoài Thủy, Kỳ Thủy, V.v…(tức là Sông Vị, Sông Hoài, Sông Kỳ, V.v…) lại còn có cả: Hà Thủy và Giang Thủy … 2 con sông chính của Trung Hoa. Hà và Giang là gì? Không lẽ người Trung Hoa không biết điều rất ư là đơn giản đó mà còn thêm chử Thủy vào; chỉ có người không phải là người Trung Hoa tưởng là tên riêng nên mới thêm chữ Thủy vào để chỉ con sông, hay do bởi không phải là tiếng mẹ đẻ của mình nên họ mới sơ xuất do quán tính và cẩu thả khi định danh nên mới có tên 2 con sông kỳ khôi là: “Sông …… Sông” (Giang = sông và Hà = sông).

Còn một thực tế khó giải thích nữa: Sông Dương Tử hay Trường Giang được coi là mốc phân ranh Bắc – Nam của Trung Hoa, theo chính sử thì trước thời Xuân Thu Chiến Quốc Trung Hoa chưa biết đến miền Nam, khảo cổ học đã xác định dân miền Hoa Bắc thuộc về chủng Mongoloit, còn Hoa Nam thuộc ngành Mongoloit phương Nam, cứ theo lịch sử thì từ Bào Hy, Thần Nông, Hoàng Đế, Hạ Vũ, Thành Thang … tất cả là người Mongoloit cùng chủng với Mãn, Mông, Kim, Liêu V.v… Như thế sẽ có một hệ quả là: những người mang đặc điểm nhân chủng nam Mongoloit không phải là người Trung Hoa? hay, họ bị diệt quốc và bị đồng hoá thành người Trung Hoa? Điều này thật khó nói vì chính họ lại là dân “đa số” ở Trung Hoa hiện nay, và đối với người Trung Hoa huyết thống là điều cực kỳ quan trọng, không có chuyện họ gọi người khác giống là tổ tiên được; ở đây cũng không thể có sự lầm lẫn, sự thực này không thể lý giải cách nào khác hơn là lịch sử Trung Hoa hiện nay là sai.

Đọc sử Trung Hoa ta thấy còn nhiều bất hợp lý:

Sau khi thống nhất Trung Hoa và lên ngôi, Tần Thủy Hoàng phái đại tướng Mông Điềm đem 30 vạn quân vượt Hoàng Hà chiếm vùng Hà Sáo lập thành 44 huyện; Hà Sáo là phương bắc của Hoàng Hà, theo chính sử là đất của 2 nước Yên và Triệu, mà Yên và Triệu đã bị Tần diệt quốc có nghĩa là đất của Tần; thì Hung Nô đi lối nào mà vào tận Hà Nam. Thời Chiến Quốc không có một dòng sử nào nói đến việc có chiến tranh giữa Triệu và Yên hay Tần với Hung Nô, có một chi tiết nhỏ nữa trong sử ký của Tư Mã Thiên là tướng Mông Điềm sau khi chiếm được Hà Sáo đã cấm dân ở đấy thờ ….. (1 chữ đã bị xóa), dù chữ bị xóa là chữ “Phật” hay là gì đi nữa thì cũng nói đến một điều: dân ở Hà Sáo có tôn giáo khác với dân Trung Hoa nên Mông Điềm cấm; như thế họ không thể là dân nước Yên hay nước Triệu được, hay nói khác đi họ là ngoại nhân, hay là vùng bắc Hoàng Hà mà Tư Mã Thiên gọi là Hà Sáo đó không phải là đất của Yên, Triệu; suy rộng ra là trước thời Chiến Quốc, bắc Hoàng Hà không thuộc về Trung Hoa.

Sử ký của Tư Mã Thiên còn ghi một việc nữa khiến người đọc không hiểu được:

“Tần Thủy Hoàng sai làm một con đường từ ‘Cửu Nguyên’ chạy suốt đến ‘Vân Dương’ … sau đó sai đắp đá ở đất ‘Cử ’ thuộc Đông Hải làm cửa phía đông của Tần. Kinh đô của Tần ở tận Thiểm Tây bên bờ sông Vị gần với sa mạc tây bắc Trung Hoa, thì lấy biển ở đâu ra mà đắp đá làm cửa biển phía đông?

Liên quan đến lãnh thổ Việt Nam sử ký cũng có một đoạn không thể hiểu nỗi: Lãnh thổ của Tần khi thống nhất Lục Quốc thì phía Nam đã đến miền “Bắc Hộ”… tức là miền nhà có cửa quay về hướng Bắc ý nói đã vượt qua xích đạo quá về phương Nam nên nhà mở cửa quay về hướng Bắc để đón ánh mặt trời. Các nhà nghiên cứu đều đồng nhận: miền “Bắc Hộ” là miền Trung Việt Nam ngày nay; như thế Việt Nam đã nằm trong lãnh thổ của Tần, vậy sao còn phái tới 50 vạn quân … đánh chiếm và lập thành 3 quận: Nam Hải, Quế Lâm, và Tượng Quận? Qua rất nhiều sự việc trên đã đến lúc ta mượn kết luận của những nhà nghiên cứu khoa học lịch sử và khảo cổ học Trung Hoa đưa ra một hướng nhìn mới rất táo bạo về đất nước và dân tộc Trung Hoa.

Những hình khắc cảnh lễ hội, sinh hoạt trên trống đồng hoàn toàn đồng nhất với những gì mô tả trong Cửu Ca, có nghĩa là dân tộc có cảnh lễ hội được khắc trên trống đồng và được mô tả trong Cửu Ca là 1, nếu Cửu Ca, Sở Từ của dân “trống đồng” thì đương nhiên Kinh Thi và Ngũ Kinh cũng của dân “trống đồng”. Và cũng chính những nhà khoa học Trung Hoa này đã xác định: “Trống đồng là vật phẩm văn hoá phi Hoa (Hán) và là sản phẩm của những dân tộc ít người ở cực nam Trung Hoa”, đó là các dân tộc Tày, Thái, Liêu, hay Di Lão và vài dân khác… như vậy là đã thừa nhận chính những dân tộc ít người này mới là chủ nhân của Kinh Thi, mà đã là chủ nhân của Kinh Thi thì dĩ nhiên cũng là chủ nhân của Ngũ Kinh đồng nghĩa là chủ nhân của toàn bộ văn minh cổ của Trung Hoa.

Chúng ta ai cũng biết Việt Nam là 1 trong 3 trung tâm của nền văn minh trống đồng, thậm chí có thể là trung tâm lớn nhất nữa. kết luận như vậy có quá vội vã không? Không đâu, cách đây vài chục năm học giả Henre Maspréso khi nghiên cứu về sinh hoạt lễ hội và phong tục tập quán của người Thái ở Việt Nam phải thốt lên: chắc chắn tổ tiên người Thái và người Trung Hoa cổ là một. Chỉ tiếc là nhận định của ông không được quan tâm và đào sâu thêm.

...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Trần Phương viết:

Triệu Đà có công với người dân Việt trong việc giáo hóa và giữ gìn bờ cõi của ông ta là lẽ đương nhiên,

Theo tôi chẳng ai có công giáo hóa dân tộc Việt cả. Chính nền văn hóa huyền vĩ Việt đã tạo nên nền văn minh Hoa Hạ sau khi chiếm được lãnh thổ Việt. Chu Nguyên Chương đã nói: "Ngoại tộc không thể đô hộ Trung Hoa quá 100 năm" chính là nhờ tính vượt trội của văn hóa Trung Hoa tiếp thu từ văn hóa Việt. Không phải ngẫu mnhiên mà Hoàng Đế phải dừng vó ngựa bên bờ Dương Tử mà phát biểu: "Phương Nam khó đánh".

Còn việc Nhâm Diên, Tích Quang dạy dân Việt mà những sử gia sau này nhắc nhở thực ra chỉ là việc nhằm thống nhất về mặt hành chính văn tự và ngôn ngữ trong một đế chế thống nhất mà thôi. Không lẽ đế chế Hán nói và viết tiếng Hán, còn một bộ phận quan trong là tộc Bách Việt lại nói và viết chữ Khoa Đẩu. Ngay người Pháp chiếm Việt Nam cũng phải dạy tiếng Pháp là ngoại ngữ chính trong nhà trường.

Một ngôn ngữ cao cấp có khả năng dịch tất cả các bản văn và những giá trị văn hóa của các nền văn hóa thấp hơn ra ngôn ngữ đó. Ngược lại, nhưng ngôn ngữ của nền văn hóa thấp hơn không thể dịch hết ý nghĩa văn bản của nền văn hóa cao cấp hơn nó. Nhưng tiếng Việt có thể dịch tất các ngôn ngữ văn hóa thế giới ra ngôn ngữ của nó. Còn các tiếng khác - kể cả Hoa Kỳ đều không thể dịch hết ý tiếng Việt. Mặc dù dân tộc Việt mang trên lịch sử của nó gần 2000 năm thăng trầm, bi thương.

Một bằng chứng rất gần gũi: Chữ "Văn hiến" trong tiếng Việt không có từ tương đương trong tiếng Anh. Và ngay cả chữ "Trung tâm nghiên cứu lý học Đông phương" thì chữ "lý học" cũng không có từ tương đương trong tiếng Anh.

Tôi hy vọng rằng đây là bằng chứng sắc sảo để những nhà nghiên cứu suy ngẫm.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính anh Thiên Sứ,

Vâng, đúng là như anh khẳng định :

Theo tôi chẳng ai có công giáo hóa dân tộc Việt cả. Chính nền văn hóa huyền vĩ Việt đã tạo nên nền văn minh Hoa Hạ sau khi chiếm được lãnh thổ Việt.

Nhưng đó chính là điều mà tôi muốn nói đến cái hiển nhiên của nhân vật Triệu Đà trong lúc cai trị cả một vùng đất mà trước đó vốn không thuộc về ông ta, nhưng người ta lại dùng từ "giáo hóa" để nói đến công trạng của Triệu Đà, cũng như việc ông ta quyết đối đầu với nhà Hán để giữ gìn giang sơn - quyền lực của ông ta như là một cái công lớn đối với dân Việt. Đây lại là kiểu lập luận : "Kẻ thù của kẻ thù là bạn".

Ngay từ đầu tôi cũng nói rằng : tôi viết chủ đề này lên diễn đàn là không bao giờ có ý "kết tội" hay phủ nhận những việc Triệu Đà đã làm cho dân Việt trong thời gian Nam Việt tồn tại cả. Tôi chỉ nói đến cái nào mới chính là tất yếu của lịch sử mà sau này người ta có thể lầm đường khi nhìn nhận lịch sử theo "lối mòn", nghĩa là nếu không nhờ có nhân vật Triệu Đà nắm quyền gần 100 năm thì có lẽ văn hóa Việt đã bị văn hóa "lớn" của Hán tộc "nuốt chửng" từ lâu rồi ... (?!)

Anh hãy xem đoạn trích sau đây của Nhà văn Hà Văn Thùy :

Sử gia Ngô Thì Sĩ khi viết : “Triệu Đà chia nước ta làm quận huyện, duy chỉ biết biên số thổ địa, thu thuế má, cung cấp ngọc bích cho nhà Hán, đầy túi tham của Lục Giả” đã tỏ ra bất cập. So với một quốc gia còn trong tình trạng nguyên thủy với những lạc hầu lạc tướng cai quản từng bộ lạc thì một quốc gia có quận huyện, biên số thổ địa bước nhảy vọt về tổ chức hành chính, về khoa học quản lý xã hội.

Với cái gọi là "quốc gia" mới thoát thai từ "nguyên thủy" và được cai quản bằng các "tù trưởng bộ lạc" như trên thì quả là may mắn đối với dân Việt khi nhờ có sự xuất hiện và "giáo hóa" của Triệu Đà, và có lẽ như vậy mà người ta coi sự xuất hiện của Triệu Đà như một tất yếu của lịch sử chăng ?

Sau đây tôi xin nói tiếp về quan điểm của tôi :

Anh Thiên Sứ và quý bạn đọc thân mến,

Khi đặt một vấn đề : "Thời kỳ Bắc thuộc", chúng ta nên hiểu theo một nghĩa rộng, việc thôn tính Âu Lạc của Nam Việt chính là sự tiếp diễn của vòng xoáy mộng bá đồ vương bởi các triều đại phong kiến tập quyền của văn hóa Trung Hoa, chúng ta không nên nhất thiết đó cứ phải là triều đại chính thống của Trung Hoa, nghĩa là phải đúng nghĩa của dân tộc lớn phương Bắc là người Hán.

Có thể có người sẽ cho rằng : văn hóa Việt đã mất gì trong giai đoạn Nam Việt ? Tôi có thể dẫn chứng ngay trong bài viết mà anh Thiên Sứ đặt vấn đề, tuy hơi khác về thời điểm và hoàn cảnh lịch sử, nhưng về tính chất cũng có nhiều điểm chung : Người Pháp xâm lược Việt Nam, thế kỷ 19. Ở thời kỳ này thì thời gian xâm lược của người Pháp cũng tương đương với giai đoạn Nam Việt tồn tại sau khi thôn tính Âu Lạc, ta có thể thấy lẽ dĩ nhiên một điều rằng, quân đội viễn chinh Pháp cùng các tướng lĩnh tập hợp lại cũng chỉ là con số nhỏ xíu so với người Việt, và chẳng lẽ vì cho là vùng đất người Pháp chiếm có đa số là người Việt nên chúng ta không coi người Pháp là xâm lược ? Nhưng chúng ta chỉ lên án cái chế độ thực dân mang cai mác là "khai hóa" kia thôi, có bao giờ vì vậy mà ta lên án cả dân tộc Pháp đâu. Có bao giờ chúng ta phủ nhận những giá trị văn minh phương tây mà người Pháp mang đến, cũng như sau khi giành lại độc lập, chúng ta có bao giờ đem đập bỏ những giá trị vật thể người Pháp để lại đâu.

Vấn đề nước Nam Việt cũng mang nhiều nét tương tự, không nói đến những gì mà Triệu Đà đã làm cho dân Việt nữa, chúng ta có thể thấy một điều rằng : nền văn hóa Việt đã không phát triển trong giai đoạn đó, có thể không có kiểu hủy diệt như "nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn", nhưng giai đoạn đó đã có những bước thôn tính dần các giá trị văn hóa Việt bởi những lưu dân người Hán, có thể chữ viết của người Việt đã bị thay bởi chữ viêt chính thống trong triều đại của Triệu Đà : chữ Hán, đã có bước đầu những truyền bá Nho giáo, và còn nhiều giá trị khác nữa ...

Nhưng nói đi cũng phải nói lại, không riêng gì triều đại nước Nam Việt, ngay cả các triều đại phong kiến Bắc thuộc về sau, sự vươn vòi cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc không bao giờ vượt quá "cấp huyện" cả. Chính vì lối sống cộng đồng, quyết bảo tồn các giá trị truyền thống văn hóa Việt bằng mọi hình thức, kể cả dùng mật mã dưới các dạng : ca dao, tục ngữ, dân ca, ... đã minh chứng cho sức sống mãnh liệt và kỳ diệu của văn hóa huyền vĩ Việt.

Tôi xin tạm dừng ở đây, cám ơn anh và các quý bạn đọc quan tâm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quí vị quan tâm và anh Trần Phương thân mến.

Bình Ngô đại cáo viết:

Trải Triệu Đinh Lý Trần xây nền độc lập.

Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương.

Như vậy cho thấy rằng ông cha ta thừa nhận nhà Triệu là một triều đại chính thống trong sử Việt. Bây giờ tôi giả thiết rằng: Triệu Đà là người Hán chính cống, mang quốc tịch, chứng minh thư Hán thì điều đó cũng không có nghĩa Nam Việt là một quốc gia phi chính thống trong sử Việt. Tôi cho rằng Thục Phán là người truyền thừa nhà nước Văn Lang và bị chinh phục bởi Nam Việt. Nhưng cũng không vì thế mà Nam Việt là kẻ xâm lược. Bởi vì tuy cá nhân Triệu Đà mang giòng máu Hán thì những giá trị văn hóa Việt vẫn được duy trì ở nhà nước Nam Việt khi mà tất cả toàn thể từ quan đến dân đều là người Việt. Triệu Đà chinh phục và thống nhất các quốc gia thuộc lãnh thổ Văn Lang cũ, chỉ là một quộc nội chiến giành quyền lực trong bối cảnh lịch sử bấy giờ. Hoàn toàn không phải là một nhà nước xâm lược dân tộc Việt. Nếu coi Triệu Đà là nhà nước xâm lược thì bối cảnh lịch sử thời Xuân Thu Chiến quốc giải thích thế nào với việc thống nhất của nhà Tần. Và gần hơn - một hiện tương tương tự của lịch sử - nhà Mãn Thanh có phải là triều đại chính thống của đất nước Trung Quốc hiện đại không?

Chính vì vậy quan niệm cho rằng Triệu Đà là ngoại lại và phi chính thống trong sử Việt thì tất cả những hiện tượng lịch sử thế giới phải xem xét lại.

Trong cái nhìn của tôi, Hà Văn Thùy chưa phải là một nhân vật được quan tâm trong nghiên cứu lịch sử. Mặc dù trong vài bài viết của anh ta có vài điều cũng đáng chú ý. Trong sách Luận Ngữ, Thiên Hiến Vấn, chính Khổng tử phải thừa nhận:

"Không có Quản Trọng thì người Hán chúng ta phải búi tóc và mặc áo cài vạt bên trái như người Man ".

Điều này cho thấy một bằng chứng sắc sảo rằng: Ngay từ thời Xuân Thu, nền văn hiến Việt đã vượt trôi hơn văn hóa Hán và có khả năng đồng hóa văn hóa Hán. Bởi vậy, tất cả mọi ý tưởng nhằm hạ thấp giá trị văn hiến Việt và xét lại truyền thống văn hóa sử Việt đều là sai lầm vô cùng tai hại.

Vài lời lạm bàn.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khác với quan điểm này của anh Thiên Sứ,

Triệu Đà chinh phục và thống nhất các quốc gia thuộc lãnh thổ Văn Lang cũ, chỉ là một quộc nội chiến giành quyền lực trong bối cảnh lịch sử bấy giờ.

Tôi vẫn không cho rằng công cuộc thôn tính của Triệu Đà chỉ là một cuộc nội chiến của riêng nước ta, và xem triều đại của Triệu Đà là một triều đại chính thống của lịch sử Việt Nam, bởi nếu thực sự như vậy (lên ngôi vua và lấy lại những vùng lãnh thổ đã bị mất trước đó) thì Triệu Đà rất xứng đáng là một Đại Đế Vương hiển hách không thể phủ nhận trong các triều đại phong kiến nước ta, bất kể ông ta là người Hán hay Việt.

Nhưng dù thế nào thì sự thể hiện quan điểm của tôi cũng không có nghĩa là xét lại lịch sử và hạ thấp giá trị truyền thống văn hiến Việt, ngược lại, chính sức sống bền bỉ và kỳ diệu của văn hóa Việt trong suốt hơn 1000 năm Bắc thuộc đó chính là một minh chứng không thể chối cãi của một nền văn hiến tồn tại hàng ngàn năm trước đó.

Do tuần này tôi bận công tác xa nên không thể có thời gian lên net tham gia diễn đàn lâu được. Cho nên tôi xin hẹn sẽ tiếp tục trình bày quan điểm của mình vào cuối tuần này.

Cám ơn anh Thiên Sứ cùng các anh chị bạn đọc quan tâm !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Trần Phương thân mến.

Anh viết:

Tôi vẫn không cho rằng công cuộc thôn tính của Triệu Đà chỉ là một cuộc nội chiến của riêng nước ta và xem triều đại của Triệu Đà là một triều đại chính thống của lịch sử Việt Nam, bởi nếu thực sự như vậy (lên ngôi vua và lấy lại những vùng lãnh thổ đã bị mất trước đó) thì Triệu Đà rất xứng đáng là một Đại Đế Vương hiển hách không thể phủ nhận trong các triều đại phong kiến nước ta, bất kể ông ta là người Hán hay Việt.

Anh trích dẫn bài viết của Hà Văn Thủy:

Sử gia Ngô Thì Sĩ khi viết : “Triệu Đà chia nước ta làm quận huyện, duy chỉ biết biên số thổ địa, thu thuế má, cung cấp ngọc bích cho nhà Hán, đầy túi tham của Lục Giả” đã tỏ ra bất cập. So với một quốc gia còn trong tình trạng nguyên thủy với những lạc hầu lạc tướng cai quản từng bộ lạc thì một quốc gia có quận huyện, biên số thổ địa bước nhảy vọt về tổ chức hành chính, về khoa học quản lý xã hội.

Thực ra Hà Văn Thuỳ vẫn xuất phát từ quan niệm: Thời Hùng Vương là một liên minh 15 bộ lạc và tồn tại vẻn vẹn ở đồng bằng Bắc bộ. Quan điểm này tôi đã chứng minh là sai lầm vì tính mâu thuẫn không thể tiếp tục triển khai và giải thích các hiện tượng liên quan. Trong đó quan niệm Thục Phán là Túc phắn người Ba Thục thực chất bắt nguồn từ quan niệm của Đào Duy Anh đã bị tôi bác bỏ (Tôi sẽ chép bài ấy vào đây để mọi người tham khảo).

Còn việc Triệu Đà tiến dánh các quốc gia thuộc vùng lãnh thổ của Văn Lang cũ là sự thật hoàn toàn khách quan và điều này thể hiện trong các văn bản trao đổi giữa triều đình Hán với Nam Việt. Các quốc gia này thuộc vùng lãnh thổ Văn Lang cũ ở nam Dương Tử bị nhà Tần chiếm đóng và hình thành sau khi nhà Tần tan rã do các lãnh chúa địa phương nổi lên cát cứ; hoặc vẫn tồn tại trước đó như Âu Lạc. Đó là lý do để tôi coi cuộc chinh phục của Triệu Đà với các quốc gia này như là một cuộc nội chiến của tộc Bách Việt và được thống nhất bởi Triệu Đà. Sau đó Nam Việt bị nhà Hán tiêu diệt và bách Việt chịu sự dô hộ lần thứ nhất.

Mặc dù cổ sử có nhiều khoảng trống. Nhưng việc giải thích một cách hợp lý với các hiện tượng liên quan là tiêu chí khoa học.

Chúc anh một chuyến đi công tác thành công.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa anh Thiên Sứ và quý bạn đọc quan tâm,

Trước hết, tôi xin gởi lời cảm ơn đến lời chúc phúc tốt lành của anh Thiên Sứ !

Thú thật với các quý vị, thật ra từ lâu Trần Phương tôi đã không còn quan tâm gì đến lịch sử nước nhà và cội nguồn văn hóa dân tộc vì tôi thấy nó ... thế nào ấy, mặc dù công việc hiện tại trong ngành của tôi cũng ít nhiều cần đến những kiến thức lịch sử, nhưng chỉ được coi là quan trọng thứ 2 sau ngoại ngữ mà thôi. Còn vị trí kinh doanh - điều hành du lịch của tôi thì có lẽ kiến thức văn hóa sử cũng không cần lắm, thậm chí theo một số anh em hướng dẫn viên lâu năm có kinh nghiệm, ngay cả đối với hướng dẫn viên thì cũng chỉ cần rành lịch sử từ thời các chúa Nguyễn trở lại là đủ để hành nghề rồi (!)

Mọi việc bắt đầu thay đổi trong cuộc sống tư duy của tôi từ khi tôi được biết qua tác phẩm : "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại" (THVQTTVHT) của tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh cách nay đúng 1 năm. Lần đó là một dịp rất tình cờ, tôi và mấy người bạn lang thang trong nhà sách để kiếm tài liệu để làm báo cáo về lịch sử các địa danh của nước ta. Cũng thật lạ là người ta lại xếp cuốn THVQTTVHT ở mục Văn hóa - Du lịch chứ không phải là Chính trị - Lịch sử, cuốn sách đó (chỉ còn duy nhất 1 quyển mà thôi) nằm chơ vơ giữa một rừng sách văn hóa khác, tôi cầm lên xem thử, sách gì mà to bản gần như cuốn tạp chí, lại mỏng lét, ngẫm nghĩ : chắc lại là mấy cái chuyện huyền thoại gì đó kể cho trẻ em chứ gì, điều mà tôi quá rành về các sách viết về huyền sử đời Hùng ! Nhưng thật bất ngờ, chỉ xem qua vài trang tôi đi từ ngẩn ngơ này sang ngẩn ngơ khác : hoàn toàn không phải như những gì tôi nghĩ, chứa đựng trong nó là cả một sự lý giải kỳ diệu. Không biết tự bao giờ mà nhiều người Việt chúng ta rất ngại nói đến "4000 năm văn hiến", ngay cả các anh em hướng dẫn viên gạo cội của công ty tôi với kiến thức đầy mình đều rất né tránh tới cụm từ đó. Ái chà, viết thế mới là viết chứ ! tôi thầm khen cho tác giả quyển sách, và lần đó tôi đã lén mua nó mà không một ai đi theo tôi biết cả. Sau này tôi có giới thiệu sách đó với một số chiến hữu cũng rất rành về văn hóa và kinh dịch, cũng chẳng ai quan tâm, dĩ nhiên họ có lý do của họ : cái tên Nguyễn Vũ Tuấn Anh này lạ hoắc, chẳng tên tuổi gì (và họ có nhắc đến : Trần Ngọc Thêm, Cao Tự thanh, ... hoặc Dương Trung Quốc, Nguyễn Khắc Thuần, ...), thì ra người ta vốn thích sự nổi tiếng ! Chẳng chia sẻ được với ai và tôi chỉ gặm nhấm một mình đến gần như thuộc lòng. Nhưng mọi việc lại bắt đầu bùng nổ từ hồi cuối tháng 2 năm nay với loạt bài báo chấn động về GS Lê Mạnh Thát trên báo Thanh Niên, cảm giác thúc giục, tôi lên mạng search với quyết tâm tìm ra vị "ẩn sĩ" với cái tên Nguyễn Vũ Tuấn Anh này, và tôi đã tìm được các bài nghiên cứu của vị này trên website vietlyso, rồi lại tiếp tục tìm kiếm và tìm được blog của ông ta, đúng là người mình tìm kiếm rồi, cũng nhờ may mắn trong dịp đó, một người bạn mới quen trên mạng đã giới thiệu cho tôi biết cái website này là của Nguyễn Vũ Tuấn Anh mở ra và hướng dẫn tôi tham gia, ...

Quý bạn đọc và anh Thiên Sứ thân mến,

Tản mạn một chút để xả stress, bây giờ tôi xin được tiếp tục phần trình bày quan điểm của tôi,

Vâng, tôi thừa nhận với anh Thiên Sứ rằng : sự tồn tại của nước Nam Việt là một sự thật lịch sử hoàn toàn khách quan. Tôi không phủ nhận điều này. Nhưng nếu cho rằng công cuộc thôn tính Âu Lạc và thống nhất các vùng đất khác thuộc Văn Lang cũ là một cuộc nội chiến thì vấn đề không đơn giản vậy, ...

Tôi đặt giả sử trường hợp sau : nếu Triệu Đà (bất kể người Hán hay Việt) nổi binh từ trong lòng nhà nước Âu Lạc, vùng đất cuối cùng mà người dân Việt còn có quyền tự chủ, tức là chưa bị thôn tính bởi nhà Tần trước đó, lật đổ An Dương Vương rồi sau đó cất quân tiến đánh và thống nhất các vùng đất thuộc Văn Lang cũ do các lãnh chúa địa phương cát cứ, lập nên nhà nước Nam Việt thì lẽ dĩ nhiên Triệu Đà rất xứng đáng là một bậc Đại Đế, và như vậy việc thâu tóm và lập nước Nam Việt của Triệu Đà thực sự chỉ coi là một cuộc nội chiến của riêng nước ta, và việc lấy lại những vùng đất đã mất trước đó hoàn toàn xứng đáng để ghi nhận công lao to lớn của Triệu Đà.

Nhưng, anh Thiên Sứ thân mến, sự thật lịch sử lại hoàn toàn ngược lại như tôi đã trình bày ở các bài viết trước, tôi lại đặt giả sử một trường hợp là : nếu nhà Tần không bị diệt vong mà ngày càng hưng quốc và không có sự xuất hiện của nhà Hán, thì việc Triệu Đà tiến đánh Âu Lạc chính là sự tiếp diễn mộng bá đồ vương của các triều đại phong kiến Trung Hoa mà thôi, và sự thật lịch sử là nhà Hán được hình thành sau khi dẹp yên các vùng cát cứ khác (nhưng chưa dẹp được Triệu Đà) thì quan hệ xung khắc giữa nhà Hán với Nam Việt phải được xem là công việc nội bộ của đế chế Hán chứ.

Anh Thiên Sứ viết :

Triệu Đà tiến dánh các quốc gia thuộc vùng lãnh thổ của Văn Lang cũ là sự thật hoàn toàn khách quan và điều này thể hiện trong các văn bản trao đổi giữa triều đình Hán với Nam Việt

Vấn đề các văn bản ngoại giao này thì tôi cũng được biết qua các tài liệu của các nhà nghiên cứu, đây là một vấn đề rất đáng quan tâm, tuy tôi chưa được biết chính xác như thế nào nhưng tôi tin rằng : các văn bản đó là chữ Hán, có nghĩa là chữ viết của người Việt đã không còn tồn tại, tức là các vùng đất của người Việt đã bị thôn tính bởi các triều đại phong kiến tập quyền của văn hóa Trung Hoa rồi.

Một điều nữa rất đáng lưu ý là : kể từ sau khi Nam Việt bị thôn tính bởi đế chế Hán, các cuộc khởi nghĩa giành độc lập của dân tộc ta liên tục diễn ra cho tới khi Khúc Thừa Dụ giành được quyền tự chủ và Ngô Quyền sau đó giành được độc lập, hoàn toàn chỉ diễn ra trong vùng đất của Âu Lạc cũ (vùng Bắc bộ ngày nay), chứ tuyệt nhiên ta không hề thấy ở các vùng khác như Quế Lâm, Nam Hải. Điều này chứng tỏ rằng : trong công cuộc bành trướng của nhà Tần, các vùng đất khác của Bách Việt đã dần dần bị đồng hóa và được xem là một phần của văn hóa Trung Hoa, chỉ còn vùng đất Âu Lạc là còn gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống Việt và công cuộc thôn tính của Triệu Đà đối với Âu Lạc chính là một cuộc chiến tranh xâm lược, dân ta bị mất nước từ đó. Riêng phần này tôi sẽ nói rõ hơn trong các bài viết sau của tôi về quan điểm của GS Lê Mạnh Thát.

Tôi xin tạm dừng ở đây, chúc anh Thiên Sứ và quý bạn đọc những ngày nghỉ cuối tuần hạnh phúc !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chú Trần Phương viết:

trong công cuộc bành trướng của nhà Tần, các vùng đất khác của Bách Việt đã dần dần bị đồng hóa và được xem là một phần của văn hóa Trung Hoa, chỉ còn vùng đất Âu Lạc là còn gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống Việt và công cuộc thôn tính của Triệu Đà đối với Âu Lạc chính là một cuộc chiến tranh xâm lược, dân ta bị mất nước từ đó.

theo cháu biết thì đến thời nhà Thanh, Lưỡng Quảng vẫn bị xem như một vùng thuộc địa, là trung tâm cung cấp thái giám cho triều đình mặc dù thời nhà Đường có sự cố An Lộc Sơn nên người Hán di cư xuống Quảng Đông rất nhiều, dẫn đến 75% dân số vùng này là gốc Hán. Vậy là đến thời nhà Đường mới có sự đồng hóa về chủng tộc, và kết quả của sự đồng hóa đó rất may chỉ dừng lại ở Lưỡng Quảng, chính xác là Quảng Đông nên người Việt Nam hiện đại mới có DNA cổ và thuần chủng nhất Châu Á. Theo như phim ảnh hiện đại của Trung Quốc thì tục đánh trống đồng vẫn được duy trì đến ngày nay (phim về quan hệ hợp tác giữa Lưỡng Quảng và Việt Nam do địa phương này làm). Tuy bị đồng hóa đến 75% nhưng người Yue ở đây vẫn nhớ về cội nguồn của mình ( Tên viết tắt hiện nay của Quảng Đông là "Việt" 粵/粤 (Yue), liên quan đến "Bách Việt" (百越), một tên chung chỉ các dân tộc sống ở Quảng Đông và các khu vực xung quanh vào thời xưa - Wiki). Có một tình tiết khá thú vị nữa nhưng cháu không tiện nói ở diễn đàn này.

Tại sao

kể từ sau khi Nam Việt bị thôn tính bởi đế chế Hán, các cuộc khởi nghĩa giành độc lập của dân tộc ta liên tục diễn ra cho tới khi Khúc Thừa Dụ giành được quyền tự chủ và Ngô Quyền sau đó giành được độc lập, hoàn toàn chỉ diễn ra trong vùng đất của Âu Lạc cũ (vùng Bắc bộ ngày nay), chứ tuyệt nhiên ta không hề thấy ở các vùng khác như Quế Lâm, Nam Hải

Theo ý kiến của cháu thì đó là do nhà Hán đã thành lập được sự kiểm soát chặt chẽ ở hai tỉnh này nên nhân dân không có cơ hội tụ họp, không có khí giới, mọi liên lạc với chính quyền Lạc Việt bị cắt đứt. Việc này hoàn toàn có thể xảy ra ví dụ như thời nhà Nguyên, người Mông Cổ kiểm soát người Hán chặt chẽ đến mức không nhà nào có dao rựa. Có một câu chuyện như sau về món mỳ của Trung Quốc, thời nhà Nguyên không nhà ai có dao nên không cán mỳ và cắt ra ăn được, một người đàn ông đã tìm được một mảnh sắt hình chữ nhật, có lẽ là một mảnh áo giáp, ông ta đem mảnh sắt đó về nhà để dùng và từ đó sinh ra một loạt mỳ mới mà sợi được cắt bằng một mảnh sắt hình chữ nhật chứ không phải bằng dao, hiện nay người ta vẫn rất ưa chuộng loại mỳ này vì hình dáng sợi mỳ độc đáo.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bằng việc tìm ra lục địa Atlantic và kim tự tháp Yonagami, ta có thể thấy phần nào cội nguồn nền văn minh cổ huyền vĩ ở Đông Nam Á, trong đó có nền văn minh Lạc Việt tức là tổ tiên người Việt hiện đại. Và ta hoàn toàn có thể đặt ra giả thuyết những truyền thuyết cổ thời Hy Lạp, La Mã bị ảnh hưởng ít nhiều bởi Đông Nam Á. Trong đó Rin muốn đề cập đến sự giống nhau giữa những chiến binh Amazon và đất nước của hai Bà Trưng.

Đây là một số thông tin về các nữ chiến binh Amazon

Phụ nữ Amazon chiến đấu cho thành Rome?

Hình ảnh nữ chiến binh Amazon được miêu tả trong tượng khắc bằng cẩm thạch thời La Mã mang vóc dáng và trang phục người La Mã.

Đống tro tàn của 2 con ngựa và bộ xương bị đốt cháy của 2 nữ kỵ binh mới được tìm thấy tại khu phế tích của một đơn vị quân đội La Mã vào thế kỷ thứ 3 ở Brougham, Cumbria, Anh.

Các nhà khoa học tin rằng phát hiện này cho thấy những nữ chiến binh Amazon thực sự tồn tại trong lịch sử, chứ không phải là điều hoang tưởng, và những người đàn bà gan dạ đó đã chiến đấu bên cạnh những kỵ binh La Mã khác.

Theo truyền thuyết Hy Lạp, Amazon là một bộ tộc gồm những phụ nữ hiếu chiến sống tại Tiểu Á(*). Người Amazon sống theo chế độ mẫu quyền, trong đó phụ nữ nắm quyền cai trị và thường xuyên đi chinh chiến bằng gươm và cung tên trên lưng ngựa trong khi đàn ông làm việc nhà. Mỗi phụ nữ Amazon phải giết chết một người đàn ông trước khi kết hôn và mọi đứa trẻ là con trai khi sinh ra sẽ bị giết hoặc thiến. Người ta còn cho rằng phụ nữ Amazon thường cắt bỏ một bên ngực để có thể bắn cung và ném lao dễ dàng hơn. Họ đã hình thành nên vương quốc độc lập của riêng mình dưới sự cai trị của nữ hoàng Hippolyta. Truyền thuyết còn gắn liền họ với thời cai trị của Đại đế Alexander và quân đội Pompey.

Lịch sử gia người Hy Lạp Herodotus (484-430/420 trước Công nguyên) và đại thi hào Hy Lạp Homer cũng từng viết về phụ nữ Amazon. Herodotus miêu tả họ là những "tay săn đàn ông". Homer gắn liền họ với từ "antianeira", có nghĩa là chiến đấu không khác gì phái mạnh.

Mike Pitts, chủ biên tạp chí Khảo cổ Anh, cho biết mặc dù tất cả những gì còn sót lại đã trở thành tro bụi, các nhà khảo cổ vẫn có thể xác định một số hiện vật dựa trên các mảnh nhỏ còn nguyên vẹn.

Kết quả phân tích cho thấy người phụ nữ đầu tiên bị hoả thiêu ở độ tuổi 20-40, cùng với những mảnh gốm đỏ, tấm trang trí bằng xương và một cái bao kiếm. Chiếc vỏ bằng xương có thể được trang trí bên ngoài một chiếc hộp và thường là vật xa xỉ của những người quyền quý.

Người phụ nữ thứ hai bị thiêu đốt khi được 21-45 tuổi, nằm cạnh một bao kiếm và tấm trang trí bằng xương. Cô cũng được tìm thấy cùng những mảnh ngà voi và một chiếc bát bằng bạc. Những đồ vật này thường đi kèm người có địa vị cao sang.

Khu nghĩa địa Cumbria được khai quật đầu tiên vào năm 1966, nhưng chỉ đến gần đây các nhà khảo cổ mới đưa ra kết luận về cuộc phân tích sâu rộng này.

Một cuộc khai quật khác cũng cung cấp bằng chứng về sự tồn tại của phụ nữ Amazon. Tại một nấm mồ ở Pokrovka của Nga, các nhà khảo cổ đã khai quật được xác của những phụ nữ 2.500 tuổi mang trang phục chiến binh. Vũ khí nằm bên cạnh xác họ. Một bộ xương phụ nữ có đôi chân vòng kiềng chứng tỏ cô ấy đã dành hầu hết thời gian trên lưng ngựa. Một phụ nữ khác có thể đã hy sinh khi đang chiến đấu với một mũi tên cắm trên ngực.

M.T. (theo Discovery)

(*)Tiểu Á hay Anatolia (tiếng Hy Lạp: Ανατολία, "Anatolía" có nghĩa "Mặt trời mọc") là một bán đảo châu Á nằm giáp với châu Âu, với Biển Đen ở phía Bắc, Địa Trung Hải ở phía Nam, và Biển Aegean (một nhánh của Địa Trung Hải) ở phía Tây, và vùng đất châu Á rộng lớn ở phía Đông.

Tại đây có thành phố Constantinople, thủ đô của Đế quốc Byzantine, nay là Istanbul, hiện nay(4-2008) là 1 thành phố của Thổ Nhĩ Kì(WiKi)

Theo Rin được biết thì trang phục của những chiến binh Amazon làm bằng bạc, chính vì vậy khi người phương Tây nhìn thấy những thổ dân vùng sông Amazon đeo bạc đầy người (vì bạc ở đây quá nhiều) nên họ đã đặt tên vùng sông đó theo truyền thuyết về những chiến binh Amazon. Rin tìm tài liệu về tài nguyên khu vực Tiểu Á thì chẳng thấy nhắc đến vùng này có nhiều mỏ bạc như vùng sông Amazon cả, vậy những chiến binh Amazon sống ở Tiểu Á thì họ lấy bạc ở đâu ra mà làm áo giáp?

một vấn đề mâu thuẫn của phát hiện khảo cổ này, theo truyền thuyết thì người Amazon rất coi thường đàn ông nên khó có chuyện họ chiến đấu cạnh những chiến binh thành Rome được. Có lẽ với máu chinh phục của mình, người La mã đã lợi dụng truyền thuyết này để kêu gọi phụ nữ tham gia chiến đấu và xuất hiện di tích khảo cổ về chiến binh nữ. Đặt giả thuyết truyện về chiến binh Amazon xuất phát từ nữ chiến binh La Mã thì chi tiết họ coi thường nam giới và nam giới phải ở nhà làm nội trợ xuất phát từ đâu?

Trở lại với vấn đề Bách Việt. Mối liên hệ giữa La Mã và Bách Việt thể hiện qua việc người La Mã đặt làm ba vạn tờ giấy Mật Hương để dâng lên vua Trung Hoa. Vậy trước đó nữa, mối liên hệ về văn hóa giữa La Mã và Bách Việt là điều chắc chắn xảy ra, và có thể bằng con đường giao thương, vì nhờ các lái buôn mà người La Mã biết được giấy Mật Hương tốt hơn giấy Papyrus của Ai Cập nên họ dùng nó làm cống phẩm dâng vua Trung Hoa (rất có thể Bách Việt thời bấy giờ là một trung tâm thương mại lớn của thế giới), với phương tiện đi lại thời bấy giờ thì sự nổi tiếng của giấy Mật Hương phải mất tối thiểu là 50 năm mới đến tai người La Mã, và để tìm được con đường đến Bách Việt, thông thạo địa hình nơi đây, giao tiếp được với người bản địa, hiểu chữ viết và tiến hành buôn bán là cả một quá trình kéo dài hàng trăm năm. Vậy trước thời điểm người La Mã đặt làm ba vạn tờ giấy Mật Hương, người phương Tây (La Mã và Hy Lạp) đã biết đến Bách Việt tối thiểu là vài trăm năm.

Vậy những chiến binh Amazon có phải là một miêu tả nhiều dị bản của hai Bà Trưng không?

Những nữ chiến binh Amazon đã được Homer (Hy Lạp, được cho là sống vào nữa đầu thế kỷ thứ 8 trước CN) miêu tả, nhưng văn bản chính thức ghi lại những truyện kể của ông được thực hiện vào thế kỷ thứ 6. Đó là khoảng thời gian cuối của họ Hồng Bàng (kết thúc năm 258 TCN theo truyền thuyết, tức là 6 TK sau thời Homer). Thời gian này theo các nhà sử học, xã hội Lạc Việt đã chuyển sang chế độ phụ hệ hoàn toàn, nam giới nắm quyền lãnh đạo về chính trị và quân sự, tuy vậy vẫn còn một số rơi rớt của thời mẫu hệ (có lẽ thể hiện trong chi tiết công chúa Tiên Dung tự do dong thuyền đi chơi, truyện Chử Đồng Tử-Tiên Dung). Vậy do đâu xã hội ta từ chế độ phụ hệ, đặc biệt là sau thời gian Bắc Thuộc lần thứ nhất (nếu có) đã bị ảnh hưởng bởi chế độ xã hội nam quyền tuyệt đối của người Hán chuyển sang chế độ mẫu hệ thời Bà Trưng?. Chế độ mẫu hệ thời hai Bà Trưng coi trọng phụ nữ đến mức phụ nữ nắm quyền lãnh đạo cả hai mặt chính trị và quân sự. Khi hai Bà Trưng tiến hành chiến tranh với người Hán, một số tướng là nam giới lại mặc giả làm phụ nữ! Ý nghĩa của việc cải trang này là gì? Phải chăng giống việc Mộc Lan cải trang thành nam giới để đi lính cho cha (truyện Mộc Lan của Trung Quốc). Phải chăng thời đó việc nam giới tham gia vào quân đội là một cái gì đó không bình thường nên họ mặc giả nữ giới cho giống với chuẩn mực xã hội chứ không nhất thiết là họ giấu tung tích của mình (có ý kiến cho là việc cải trang đó để đánh lạc hướng quân địch nhưng Rin thấy mưu kế đó không có tác dụng mấy). Có thể thấy chế độ mẫu hệ thời Hai Bà Trưng rõ rệt đến thế nào và quyền lực của nữ giới đã ăn sâu vào nếp nghĩ, phong tục tập quán dân ta như thế nào. Trong thời đại ngày nay, ta cũng thấy rằng phụ nữ ở Việt Nam giữ được vị thế của mình so với nam giới nhiều hơn phụ nữ Trung Quốc. Để thay đổi từ chế độ mẫu hệ sang chế độ phụ hệ một cách triệt để phải mất đến hai ngàn năm và sử dụng những luân lý kinh điển của Hán Nho, vậy tại sao chỉ sau 3 thế kỷ mà chế độ phụ hệ ở nước ta chuyển sang chế độ mẫu hệ đột ngột như vậy? Đột ngột và triệt để đến mức ngay cả trong trang phục của nam và nữ cũng thể hiện đẳng cấp của hai giới. Vậy xã hội ta thời Hùng Vương là xã hội như thế nào? là xã hội nam nữ bình đẳng hay xã hội mẫu quyền? Một đất nước như của các chiến binh Amazon rất giống với xã hội thời hai Bà Trưng, nhưng sự chênh lệnh về thời gian cho thấy giả thuyết truyện những nữ chiến binh Amazon là do lái buôn truyền đến tai Homer không có sức thuyết phục. Vậy nếu giả thuyết thời kỳ bắc thuộc lần thứ nhất không có thật là chính xác thì đất nước với chế độ xã hội của hai Bà Trưng có thể kéo dài đến thời kỳ Homer? Và điều đó lý giải cho chế độ mẫu hệ rõ nét thời kỳ này, chế độ đó không thể chuyển đột ngột từ chế độ phụ hệ chỉ trong 3 thế kỷ được.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rin bổ sung thêm: theo truyền thuyết thì họ Hồng Bàng kết thúc năm 258 TCN, có thể có một chế độ xã hội trung gian từ thời phụ hệ sang mẫu hệ khoảng thời gian từ trước thế kỷ thứ 8 TCN biến chuyển dần đến năm 258 TCN và có thể đó là lúc họ Hồng Bàng hoàn toàn mất quyền lực vào tay của phụ nữ và xã hội chuyển sang thời mẫu hệ.

Đó là một số ý tưởng của Rin, nói tóm lại là không có gì chắc chắn cả nhưng Rin tin vào cảm giác của mình vậy thôi :lol:

Bác Thiên Sứ thật tinh ý, khi thấy cháu nêu ý này đã nói cháu đưa vào chủ đề thời kỳ Bắc Thuộc lần thứ nhất :(

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo Vo Truoc thì nước Văn Lang xưa không phải chế độ mẫu hệ (bằng chứng là các vua Hùng đều là đàn ông), cũng không theo chế độ phụ hệ (bằng chứng là các nữ tướng thời hai Bà Trưng). Đó là một xã hội dân chủ làng xã, không phân biệt nam nữ, hễ ai có tài, đức đều được tôn kính. Tôi cũng cho rằng, nước ta thời cổ đại cũng không trải qua chế độ chiếm hữu nô lệ như ở phương Tây (các di sản văn hoá không ghi nhận hiện tương này). Các khái niệm mẫu quyền, phụ quyền, chế độ chiếm hữu nô lệ là do các nền văn hoá khác đưa đến. Do đó, nghiên cứu nước Văn Lang cổ đại không thể theo các lối mòn cũ.

Xã hội Văn Lang là xã hội làng xã nông nghiệp, dân chủ, văn minh với học thuyết ADNH là cơ sở triết lý, rất trọng âm dương hài hoà, tránh sự thái quá, cực đoan. Điều đó lý giải được hiện tương một nền văn minh phát triển rất cao như Văn Lang cổ đại (sự chủ quan, coi thường đối thủ của Hùng Vương 18, An Dương Vương cho thấy sự tự tin, hùng mạnh về vật chất của đất nước lúc đó) nhưng không để lại nhiều những công trình kiến trúc đồ sộ được xây bằng núi xương sông máu mà lại để lại một di sản văn hoá vô cùng nhân bản, minh triết.

Không có những công trình như Kim tự tháp, Vạn lý trường thành, Ăng co, ... quả là phúc lớn của dân tộc!

Vài ý tưởng còn sơ lược!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo Vo Truoc thì nước Văn Lang xưa không phải chế độ mẫu hệ (bằng chứng là các vua Hùng đều là đàn ông), cũng không theo chế độ phụ hệ (bằng chứng là các nữ tướng thời hai Bà Trưng). Đó là một xã hội dân chủ làng xã, không phân biệt nam nữ, hễ ai có tài, đức đều được tôn kính.

nhưng nếu vậy thì tại sao thời Hai Bà TRưng lại chỉ có nữ tướng thôi? và nam giới đóng vai trò khá mờ nhạt. Tuy không có khái niệm về phụ hệ hay mẫu hệ triệt để nhưng có thể mỗi thời đại mỗi khác. Tức là thời đại Hai Bà Trưng thì phụ nữ nắm vai trò chủ chốt trong xã hội từ đó tham gia điều hành chính trị và quân sự còn thời các vua Hùng thì ngược lại, sự cân bằng giữa nam và nữ sẽ giữ địa vị mỗi giới ở một mức độ nhất định không bị kéo xuống quá thấp và không còn vai trò gì như xã hội người Hán. Còn sự cân bằng tuyệt đối thì có thể chỉ xảy ra ở một thời gian ngắn thôi, có thể là thời trung gian. Vì giữ được sự cân bằng đó là rất khó, lòng dạ con người trong lúc thái bình thường nghĩ đến quyền lực.

Còn về những công trình khổng lồ thì Rin thấy Vo Truoc nói rất đúng, từ lâu Rin86 cũng nghĩ vậy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

nhưng nếu vậy thì tại sao thời Hai Bà TRưng lại chỉ có nữ tướng thôi? và nam giới đóng vai trò khá mờ nhạt.

Tôi thấy có nhiều sử liệu chứng tỏ, thời Hai Bà Trưng cũng có không ít nam tướng. Tuy không có thống kê đầy đủ nhưng tôi nghĩ chắc cũng xêm xêm như nữ tướng. Nhưng do chủ tướng là nữ nên có lẽ khi phân công vai trò cũng hơi thiên lệch và dân gian lưu truyền cũng làm thất truyền những sự tích về nam tướng, lưu lại đầy đủ hơn sự tích nữ tướng. Nếu hai bà chỉ toàn nữ tướng thì đó là một sự kiện rất đặc biệt đối với Mã Viện và chắc chắn phải được ghi lại trong Hán sử. Điều này hoàn toàn không có.

Nếu xã hội Văn Lang, như tôi viết, là văn minh, dân chủ, không phân biệt nam nữ, cứ có tài đức là được tôn kính thì lúc này hay lúc khác vai trò của mỗi giới thấp hơn hay trội hơn một chút, miễn là không thái quá, thì cũng rất phù hợp.

Ta cũng nên chú ý rằng, vào thời Hán, sự can thiệp của Tàu vào văn hoá Việt tăng cường hơn rất nhiều so với trước đó được tự trị tương đối rộng rãi. Chính sự tấn công văn hoá đó là nguyên nhân trực tiếp của cuộc khởi nghĩa. Với vai trò, vị trí của mình trong văn hoá Văn Lang, người phụ nữ bị xúc phạm nhiều nhất. Vì thế họ có vai trò nổi bật trong khởi nghĩa cũng là điều dễ hiểu. Không nhất thiết xã hội Văn Lang lúc đó là mẫu hệ.

Tất nhiên, những điều tôi viết trên đây mới chỉ là ý tưởng. Tuy nhiên, tôi rất tin tưởng. Nhưng nếu muốn chứng minh nó một cách chặt chẽ, thuyết phục thì cần có những công trình khoa học đủ tầm cỡ.

Vài lời trao đổi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bạn Rin86 thân mến,

... đó là do nhà Hán đã thành lập được sự kiểm soát chặt chẽ ở hai tỉnh này nên nhân dân không có cơ hội tụ họp, không có khí giới, mọi liên lạc với chính quyền Lạc Việt bị cắt đứt.

và việc ... kiểm soát ... chặt chẽ đến mức không nhà nào có dao rựa

Đây là một việc không thể (và không dễ),

Ý ở trên tôi có nói tới việc đồng hóa dần dần các vùng đất Lưỡng Quảng tức không cứ phải là hòa huyết với ý nghĩa đơn giản là đồng hóa chủng tộc. Việc các nhà cai trị xâm chiếm các vùng đất rộng lớn với một nền văn hóa cao và kế thừa những tri thức văn hóa đó, sáp nhập và sử dụng như một phần của văn hóa mình là những việc mang tính chính trị, vì không thể dễ dàng hủy diệt tất cả. Như vậy, ý ở trên của tôi có nghĩa là văn hóa Việt ở những vùng đất Lưỡng Quảng đã dần dần bị đồng hóa và trở thành một bộ phận của nền văn hóa Trung Hoa

Còn ở vùng đất Âu Lạc, theo tôi, đó chính là nơi tập kết cuối cùng của những người dân Việt mang theo những nét văn hóa tinh túy nhất của nền văn hiến ngàn năm Lạc Việt, quyết không để những giá trị văn hóa của mình bị vùi lấp bởi những vòng xoáy mộng bá đồ vương của những tập quyền phong kiến hiếu chiến. Thực tế lịch sử cho ta thấy điều này : dân Việt có thể chấp nhận trắng tay, những giá trị văn hóa vật thể có thể bị tàn phá và vùi lấp hàng ngàn năm, ... nhưng văn hóa Việt vẫn giữ được bản sắc riêng và để lại những giá trị huyền vĩ để con cháu Lạc Hồng ngàn năm sau kế thừa, giải mã và phát huy. Đó chính là bản lĩnh ngàn năm rất đáng tự hào của dân tộc.

Bạn Rin86 và anh Vo Truoc thân mến,

Còn vấn đề chế độ mẫu hệ và phụ hệ, chúng ta nên hiểu theo một nghĩa sâu xa hơn, nền văn hóa Việt từ muôn đời trước cho đến nay vẫn rất coi trọng và đề cao vai trò của người phụ nữ, theo tôi, sự chuyển tiếp từ mẫu hệ sang phụ hệ chính là một sự tiếp diễn của bề dày văn hóa trong sự tương tác giữa con người đối với môi trường tự nhiên và xã hội. Từ những việc nhỏ như gia đình, làng xã, ... tiến tới quản lý một vùng đất, một quốc gia lãnh thổ lớn, ... nó đòi hỏi nam giới phải gánh vác những công việc nặng nhọc hơn, mang tầm vĩ mô của một chính thể, nhưng không vì lẽ đó mà vai trò của người phụ nữ bị xem nhẹ. Ta có thể thấy được điều này qua các đền, miếu, chùa ... thờ các "Bà", "Cô" rất nhiều từ nam ra bắc. Điều này khác hẳn quan điểm trước đây của nhiều người cho rằng : nước ta bị ảnh hưởng bởi Nho giáo Trung Hoa nên chuyển từ nguyên thủy là chế độ mẫu hệ sang phụ hệ, tôi cũng xin nói thêm rằng, chính các triều đình phong kiến Trung Hoa đã sử dụng và lạm dụng học thuyết Nho giáo để phục vụ cho bộ máy chính quyền cai trị tập quyền của mình, trong đó có những tư tưởng như : trọng nam - khinh nữ, ... Có thể thời kỳ Bắc thuộc hơn 1000 năm đã ít nhiều ảnh hưởng sâu đậm đến tư tưởng của các triều đình phong kiến nước ta, nhưng từ trong sâu xa, từ văn hóa ứng xử đến các tín ngưỡng dân gian, chúng ta luôn thấy vai trò của người phụ nữ được đề cao như thế nào trên mọi vùng miền của đất nước.

Về vấn đề thời kỳ Hai Bà trưng, tôi xin được tiếp tục trình bày vấn đề này ở các bài viết sau liên quan đến chủ đề này trong việc phân tích quan điểm của GS Lê Mạnh Thát.

Xin cám ơn quý bạn đọc quan tâm !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Như vậy, nói chung, anh Trần Phương cũng thống nhất quan điểm của tôi là nước Văn Lang xưa không phải chế độ phụ hệ hay mẫu hệ. Còn như phân công lao động theo sở trường thì là lẽ đương nhiên.

Tuy nhiên, tôi cho rằng cái tuyệt vời nhất là ở chỗ, nền Văn hiến Văn Lang luôn coi trọng âm dương hài hoà, tránh thái quá, bất cập, trọng tình người, rất nhân bản, bởi vì học thuyết ADNH thấm đẫm trong nền văn hoá Văn Lang đến nỗi người ta không còn ý thức về nó nữa. Nó như là một lẽ đương nhiên. Thật đúng như lời Phật dạy:" Phật pháp chỉ có thể có ở nơi không còn Phật pháp"!

Khi bổ túc kiến thức về quản lý trong xí nghiệp, người ta nói rằng 5S là do người Nhật phát minh và áp dụng đầu tiên. Nhưng nếu hỏi người Nhật thế nào là 5S, họ cười và nói là không biết! Chỉ vì họ thấm nhuần 5S và họ thực hiện 5S như là một thói quen, một lẽ tự nhiên! Tính nhân bản trong nền văn hiến Văn Lang cũng thấm nhuần như 5S của người Nhật vậy.

Tôi cũng không thống nhất quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu rằng người Việt ở lãnh thổ của Tàu chiếm đóng đã bị Tàu đồng hoá. Đồng hoá ở đây chỉ là mặt chính trị còn về nhân chủng và Văn hoá thì không phải.

Về mặt nhân chủng thì người Tàu du mục xưa kia chắc chắn ít hơn nhiều so với người Văn minh lúa nước và khả năng sinh đẻ cũng kém rất xa do điều kiện sống du mục qui định. Khi họ sống hoà bình lẫn với người dân lúa nước vừa đông đúc hơn, khả năng sinh sản cao hơn thì chắc chắn họ bị đồng hoá chứ không phải ngược lại.

Về mặt văn hoá thì rõ ràng văn hoá Trung Hoa có nhiều yếu tố vốn xuất phát từ nguồn gốc du mục của họ và nhiều yếu tố vốn xuất phát từ nguồn gốc nông nghiệp lúa nước của Việt tộc. Nếu ta dùng một thống kê tương đối "cơ học" thì chắc chắn rằng những yếu tố gốc nông nghiệp trội hơn. Như vậy, chưa chắc là ai đồng hoá ai ở đây! Tôi dám chắc rằng, Văn hoá Trung Hoa ngày nay gần với Văn hoá gốc nông nghiệp lúa nước hơn Văn hoá gốc du mục của tổ tiên họ. Nhưng có lẽ đúng đắn hơn cả là nên coi đó là một sự giao hoà văn hoá. Trong quá trình giao hoà này tạo nên một nền văn hoá có nhiều yếu tố hơn. Những yếu tố vốn có cũng trở nên cân bằng hơn, bổ xung cho nhau mặt mạnh, hạn chế bớt mặt yếu. Điều đó lý giải sự bành trướng mạnh mẽ, sức sống mãnh liệt của nền văn hoá "lai" này.

Tuy nhiên, mặt tiêu cực của quá trình giao hoà này ở chỗ, nó đã cực đoan, tàn phá đi hệ thống triết học cơ sở, phát minh lớn của nền văn minh lúa nước vốn rất huyền vĩ, nhân bản, một đỉnh cao văn minh của nhân loại: Học thuyết ADNH. Sự tàn phá này lớn hơn bất cứ một cuộc phá hoại văn hoá nào khác trong lịch sử!

Có người cho rằng, người Tàu có công gìn giữ, phát triển Kinh dịch, học thuyết ADNH. Tôi cho rằng không phải. Họ đã đập vỡ nó và sau nhiều thế kỷ, họ nhận thức được vẻ đẹp của vài mảnh vỡ còn sót lại thì họ gom lại và cho là họ phát minh ra. Những ai khác còn giữ được mảnh nào thì họ cướp phá, tiêu diệt. Nhưng họ không hiểu được bản chất của nó, họ không thể phục hồi, lý giải được. Họ bắt đầu giải thích linh tinh, áp đặt không đâu vào đâu và gán cho nó tính chất thần bí. Bóp méo như vậy thì những thế hệ sau muốn phục hồi lại thật vô cùng khó khăn.

Rõ ràng, nền văn hoá "lai" như trên cũng tạo ra được nhiều giá trị tích cực. Do đó, khi phục hồi văn hoá tổ tiên, chúng ta cũng cần học hỏi, bổ sung cho thêm phần rực rỡ. Chúng ta cũng nên hiểu rằng, những người Trung Quốc ngày nay cũng là những người anh em, khi xưa có lẽ cùng tổ tiên với chúng ta. Do lịch sử đổi thay mà tưởng rằng xa lạ.

Vài ý tưởng còn thô thiển!

Share this post


Link to post
Share on other sites