Thiên Sứ

Khai thác bô xít Tây Nguyên: 3 vấn đề, 3 kiến nghị

9 bài viết trong chủ đề này

Khai thác bô xít Tây Nguyên: 3 vấn đề, 3 kiến nghị

Nguồn: Tuanvietnam

08/04/2009 13:49 (GMT + 7)

(TuanVietNam) - Trước thềm Hội thảo về khai thác bô xít Tây Nguyên ngày 9/4, nguyên ĐBQH Nguyễn Ngọc Trân phân tích hiệu quả kinh tế, môi trường - xã hội của các dự án bô xít Tây Nguyên và kiến nghị lấy Tân Rai làm thí điểm.

Posted Image

Ảnh: reychem.com

Từ tháng 11/2008, sau khi dự án “Tổ hợp bô-xít-nhôm Lâm Đồng” tại Tân Rai được khởi công ngày 26/7/2008, và tiếp đó dự án “khai thác bô-xít sản xuất alumina Nhân Cơ” (Đắc-Nông) sẽ được khởi công trong quý I-2009, và những thông tin về dự kiến hợp tác đầu tư với nước ngoài khai thác bô-xít quy mô lớn ở Tây Nguyên kèm theo bao tiêu sản phẩm từ 2007 đến 2015 có xét đến 2025, có rất nhiều bài báo trên các phương tiện thông tin đại chúng bày tỏ sự lo ngại trước quyết định khai thác bô-xít ở Tây Nguyên, nhất là vào thời điểm hiện nay với sản phẩm sơ chế là alumina, đặt dấu hỏi về hiệu quả kinh tế, cảnh báo về công nghệ và hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường thiên nhiên và xã hội.

Sau nhiều tháng chờ đợi, một cuộc hội thảo khoa học về khai thác quặng bô-xít để sản xuất alumina ở Tây Nguyên sẽ được tổ chức ngày mai, 9/4/2009 tại Hà Nội do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì với thành phần tham dự được mời gồm đại diện các Bộ ngành và các địa phương có liên quan, các nhà khoa học và hoạt động xã hội.

Dư luận mong rằng hội thảo sẽ là một sự phản biện được lắng nghe, một cuộc đối thoại xây dựng vì sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước và của vùng đất Tây Nguyên. Nhằm mục đích đó, bài viết này góp một số ý về ba nhóm vấn đề và đề xuất ba kiến nghị.

BÀI LIÊN QUAN

Lãnh đạo Đắk Nông: "Không làm thì bô - xít vẫn là đất thôi"!

Mất và được trong việc khai thác bô - xít Tây Nguyên

Cuộc chơi của các "đại gia" bô - xít trên thế giới

Đại dự án bô - xít Tây Nguyên: người trong cuộc đề xuất gì?

Nguy cơ hiện hữu trong các dự án bô - xít trên Tây Nguyên

Đại kế hoạch bô - xít ở Tây Nguyên bị phản đối quyết liệt

Trước tiên là về hiệu quả kinh tế. Tổng Công ty Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) chắc chắn đã có những tính toán của mình để thuyết minh là hai dự án Tân Rai và Nhân Cơ có hiệu quả kinh tế tính cho suốt thời gian tồn tại của chúng, ước tính là 50 năm.

Vấn đề là các dự án này (và quy hoạch khai thác bô-xít nói chung) đã được tính toán trong thời gian mà nhu cầu nhôm, alumina của thế giới và khu vực đang lên cao, trong khi đó giá alumina trên thị trường thế giới hiện nay và trong thời gian trước mắt xuống rất thấp và chưa ai nói được là còn sẽ kéo dài bao lâu trong cơn khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay.

Vì vậy nhà đầu tư phải xem xét lại tính toán về hiệu quả kinh tế của các dự án hiện nay (và trong quy hoạch) phù hợp với tình hình mới không thuận lợi như lúc lập luận chứng ban đầu.

Chalco, một tập đoàn lớn hàng đầu về nhôm của Trung Quốc, cho hay sẽ cắt chi tiêu tới 34%, tương đương 1,9 tỷ đôla, trong năm 2009 vì nhu cầu nhôm thế giới giảm sút mạnh. La Kiến Xuyên, chủ tịch mới của tập đoàn, thông báo ngày 30/3/2009 vừa qua [1], tập đoàn này "sẽ siết chặt các hợp đồng mua và sáp nhập tại các thị trường nội địa và quốc tế, đồng thời hoãn các dự án kế hoạch để đối phó với khó khăn hiện thời".

Chắc TKV đã nhận được thông tin này và đã liên hệ đến mình và đến việc hợp tác đầu tư, để không vì khó khăn mà giãn tiến độ hoặc “treo” các dự án, và nhất là hạ thấp trình độ công nghệ, hy sinh hoặc “rút gọn” khâu xử lý chất thải bùn đỏ, thậm chí đổ bừa chất thải chưa xử lý ra môi trường như đã bắt gặp trong thời gian qua.

Trong quy hoạch khai thác bô-xít giai đoạn 2007-2015 có xét đến 2025, có việc đầu tư một tuyến đường sắt dài khoảng 270 km với chênh lệch độ cao 700 mét, đi qua một vùng địa hình khá phức tạp, để đưa sản phẩm alumina từ Tây Nguyên về xuất khẩu tại cảng Kê Gà (Bình Thuận).

Điều này nhắc chúng ta nhớ rằng chỉ số ICOR của nền kinh tế Việt Nam hiện nay khá cao, phản ánh hiệu quả đầu tư thấp trong thời gian qua. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư phải là một mệnh lệnh rõ ràng, dứt khoát, nhất là trong giai đoạn khó khăn hiện nay.

Thứ hai là về môi trường. Hiệu quả kinh tế là quan trọng, nhưng tác động lên môi trường còn quan trọng hơn nhiều, cho hôm nay và cho mai sau.

Theo TKV, do cấu trúc địa chất, bô-xit Tây Nguyên có diện phân bố rộng, thường ở trên sườn và đỉnh đồi, chiều dày các vỉa quặng trung bình 3-5m, nằm dưới lớp đất phủ với khoảng cách trung bình 0-2m.

Các dự án sẽ tận dụng các thung lũng trên cùng một địa bàn, cách nhau không xa, cho hai mục đích rất khác nhau, nằm ở hai đầu của quy trình sản xuất alumina: làm hồ tích nước trong mùa mưa phục vụ tuyển quặng và sản xuất alumina, và làm hồ chứa bùn đỏ, chất thải rất nguy hiểm từ quy trình sản xuất này [2].

Viêc tận dụng các thung lũng như đã nói không an toàn chút nào bởi lẽ bùn đỏ chứa một dung dịch kiềm đi kèm có tính ăn mòn mạnh, có thể thẩm thấu gây tác hại cho đất xung quanh và làm ô nhiễm nguồn nước, và nhất là vào mùa mưa, khi lượng nước mưa lớn [3] tích tụ ở các hồ bùn đỏ có thể tràn ra ngoài hoặc làm vỡ đập.

Nói về nguồn nước cho sản xuất alumina tại hai nhà máy, TKV cho biết nhà thầu sẽ sử dụng 100% nước mặt, không sử dụng nguồn nước ngầm, bằng cách đắp đập tạo hồ chứa và một phần điều hoà nước từ các đập hồ thuỷ điện của vùng trong mùa khô.

Xin lưu ý TKV rằng nước trong các đập và hồ thủy điện đều đã được quy hoạch để sử dụng đa mục tiêu ở hạ lưu cho dân sinh, nông nghiệp, thủy sản, … vì ở đó cũng rất cần nước vào mùa kiệt!

Báo cáo của các nhà thầu bảo đảm rằng việc xử lý ô nhiễm, chất thải bùn đỏ, sẽ được làm triệt để nhằm giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, và với phương pháp khai thác theo trình tự cuốn chiếu, “công tác hoàn thổ, phục hồi không gian sẽ được hoàn nguyên ngay sau khi khai thác xong từng khu vực”.

Trong khi đó tỉ lệ dành cho việc xử lý chất thải, đặc biệt chất thải bùn đỏ, lại chỉ chiếm 5,4 – 5,6% tổng vốn đầu tư của nhà máy trong mỗi dự án.

Chính vì vậy và mặc dù việc xử lý chất thải bùn đỏ ở các nước được dẫn chứng như là an toàn (mà theo chúng tôi biết không hẳn là như vậy), chúng tôi vẫn cho rằng môi trường là một vấn đề chưa thể yên tâm [4].

Gần đây thôi, Trung Quốc đã ra lệnh đóng cửa 100 mỏ bô-xít vì gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Mỏ bô-xit Nhữ An đã bị đóng cửa sau một năm hoạt động vì nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề, cùng nhiều chứng bệnh lạ xuất hiện.

Nước này cũng ra quy định các doanh nghiệp khai thác bôxit chính quy phải trả lại hiện trạng đất đai như ban đầu sau 4 năm khai thác, nếu không đáp ứng tiêu chuẩn này sẽ bị đóng cửa vĩnh viễn.

Thứ ba là về vấn đề xã hội. Nhiều bài đã phân tích sâu về tác động đến văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng. Tôi chỉ muốn nhấn mạnh thêm rằng vấn đề xã hội gắn với vấn đề môi trường và môi trường là một điều kiện quan trọng hàng đầu cho sự ổn định cuộc sống và cho sức khỏe của người dân trên địa bàn và các địa bàn lân cận.

Các báo cáo cho biết “tổng diện tích chiếm đất của toàn bộ dự án alumina Nhân Cơ khoảng 3.570 ha, trong đó phần mỏ khoảng 2.620 ha; các công trình đập, hồ chứa nước khoảng 500 ha; phần nhà máy sản xuất alumina khoảng 150 ha; các dự án tái định canh, định cư khoảng 300 ha”. Có thể khẳng định rằng tác động lên xã hội của dự án rộng hơn khoảng không gian này nhiều.

TKV cho biết con em của Lâm Đồng và Đắc Nông đã được gửi đi đào tạo để phục vụ hai nhà máy. Hoạt động của các nhà máy sẽ kéo theo sự phát triển các ngành kinh tế khác. Kinh tế thuần nông lâm sẽ chuyển dần sang kinh tế đa ngành nghề. Thu ngân sách và thu nhập của của người dân của hai tỉnh Lâm Đồng và Đắc Nông sẽ tăng.

Nếu được như vậy thì rất tốt và đáng mừng. Thế nhưng Greg Zelder và Sebastian Africano, Giáo sư về Chủng tộc, Đói nghèo, và Môi trường Raquel R. Pinderhughes, Đại học Bang San Francisco đã chỉ ra rằng khai thác bô-xít hầu hết đã làm gia tăng đói nghèo cho người dân bản địa.

Yếu tố con người đã được xem trọng đúng mức chưa trong cả hai dự án Tân Rai và Nhân Cơ?

Dự án Nhân Cơ chỉ cho con số 300 ha dành cho tái định canh, định cư. Nhưng số người tái định cư là bao nhiêu, họ là ai, cuộc sống vật chất và tinh thần của họ như thế nào, nguyện vọng của họ ra sao, … không thấy nói.

Công tác tái định cư của các công trình Sơn La, Dung Quất và xa hơn là Hòa Bình cho chúng ta nhiều bài học quý mà trước tiên là cần tiếp cận vấn đề xã hội sâu sắc hơn, nhân văn hơn, đậm đà tình dân tộc, nghĩa đồng bào hơn.

Posted Image

Ảnh: reychem.com

Từ những ý kiến trên đây, xin đề xuất ba kiến nghị:

1. Nếu không thể dừng, lấy dự án Tân Rai làm dự án điểm. Tập trung chỉ đạo và yêu cầu tập đoàn thầu theo phương thức EPC thực hiện dự án đúng các cam kết, đặc biệt việc xử l‎ý an toàn nhất chất thải bùn đỏ. Giám sát việc thực hiện. Làm cho tốt công tác tái định cư. Tổng kết kinh nghiệm.

2. Tập trung xây dựng cho xong dự án quy hoạch tổng thể khai thác bô-xit Tây Nguyên có báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) song hành trước khi triển khai bất kỳ dự án nào mới.

3. Khi dự án quy hoạch hoàn thành, nếu một trong năm tiêu chí (tổng vốn đầu tư; tác động lên môi trường; số dân di dời tái định cư; đầu tư tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc gia về quốc phòng, an ninh hoặc có di tích quốc gia có giá trị đặc biệt quan trọng về lịch sử, văn hóa; đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định) chạm giới hạn cho phép thì Chính phủ trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư đúng theo Nghị quyết 66/2006/QH11 của Quốc hội.

Khai thác bô-xit Tây Nguyên có ý nghĩa vô cùng quan trọng về nhiều mặt, cần được tiến hành từng bước chắc chắn. Quặng vẫn nằm đó trong lòng đất và chờ đợi được khai thác với công nghệ sạch và tiên tiến, trong một quy hoạch chặt chẽ và toàn diện. Chỉ có như vậy nó mới góp phần vào sự phát triển đất nước một cách bền vững.

  • Gs. Nguyễn Ngọc Trân

Khai thác bô - xít: Câu chuyện Ấn Độ và Haiti

Câu chuyện Ấn Độ

Tại Ấn Độ “vấn đề” các nền văn hoá bản địa ở các vùng đất giàu bauxite đã trở thành điểm bạo loạn nóng bỏng giữa dân cư và chính phủ.

Năm 1998 công ty Norsk-Hydro của Na Uy đã tìm thấy bauxite ở bang Orissa. Vấn đề của công ty là 2100 gia đình ở 24 làng đã cản trở.

Trong 32 triệu dân của bang Orissa, có bảy triệu thổ dân tập trung ở các vùng giàu quặng là các hạt Raigada, Koraput và Kalahandi nơi họ chiếm đến 80% dân cư.

Chỉ riêng ở Orissa có gần 64 triệu ha đất trồng trọt và được chiếm giữ một thời, hiện đang được khai mỏ và ước tính có 50.000 người tị nạn môi trường.

Dân bộ tộc và thổ dân ở Ấn Độ chỉ chiếm 8% dân số nhưng lại chiếm đến hơn 40% dân bị di dời.

Ở Ấn Độ các bộ lạc, chứ không phải chính phủ, kiểm soát đất bộ lạc. Điều này có nghĩa là các bộ lạc phải quyết định liệu các công ty khai khoáng có thể được phép khai mỏ hay không.

Một nhóm môi trường trong vùng đã tổ chức một cuộc điều tra cho thấy 96% dân cư trong hạt chống lại dự án bauxite.

Cảnh sát vùng đã dùng vũ khí chống lại người dân địa phương, hiển nhiên cảnh sát hoạt động vì lợi ích của công ty, và đã bắt hầu hết các chủ đất ít nhất một lần và ép buộc họ ký bán đất cho công ty.

Tháng 12/ 2000 đã có các cuộc bạo loạn chống lại công ty và các kế hoạch của họ để khai khoáng ở trong vùng, trong đó cảnh sát đã giết chết 2 người.

Các tổ chức nhân quyền tin rằng Norsk-Hydro đã đồng loã trong việc giết người bởi vì cảnh sát đã ép dân địa phương ký bán đất, cơ bản họ đã trở thành tổ chức đánh thuê không chính thức của công ty.

Nếu công ty đồng loã, nó vi phạm các nguyên tắc một và hai của Hiệp ước Toàn cầu (Global Compact) của Liên Hiệp Quốc.

Nguyên tắc một của Hiệp ước nói rằng các công ty đồng ý “hỗ trợ và tôn trọng sự bảo vệ các quyền con người quốc tế trong phạm vi ảnh hưởng của họ”.

Nguyên tắc hai đòi hỏi các công ty “đảm bảo các công ty của riêng mình không đồng loã trong các vụ lạm dụng các quyền con người”.

Những cáo buộc này chỉ ra vấn đề lớn hơn về các công ty xuyên quốc gia lớn tương tác ra sao với dân địa phương trong đòi hỏi của chúng đối với nguồn lực tự nhiên và nguyên liệu.

Các cộng đồng địa phương không được coi là cần thiết nội tại cho đất nước – thay vào đó lại là sự bỏ rơi dân địa phương không cho họ tận dụng các nguồn lực mà họ sở hữu.

Bởi vì sự sao nhãng nhận thức này, các nhà đầu tư nước ngoài coi tình hình như tình huống do nghĩa vụ của họ đối với nền kinh tế toàn cầu (chẳng nhắc tới ví tiền của họ) mà họ khai thác các vùng này.

Trong nhiều trường hợp lời cam kết với các nền văn hoá bản địa không được cả công ty lẫn chính phủ tính đến, để người ta phải lưu ý đến các mối tương tác giữa các chính phủ và các công ty tương ứng.

Câu chuyện Haiti

Tiếp sau việc khám phá ra Bauxite năm 1943 ở Jamaica, các công ty đã ngó tới khả năng có bauxite tại các đảo khác ở Mỹ Latin.

Hè năm đó công ty Reynolds Metals đã tìm thấy bauxite in Haiti và tiến hành ký hợp đồng tô nhượng với chính phủ Haiti.

Giống hầu hết các hợp đồng giữa các công ty siêu quốc gia và các chính phủ các nước chậm phát triển, hợp đồng này rất thiên vị cho công ty.

Hợp đồng cho Reynolds “độc quyền ưu tiên tiến hành thăm dò và khai thác quặng bauxite và tất cả các quặng khác chứa hay có thể chứa nhôm,” với hầu như toàn bộ diện tích Haiti được quy định.

Thoả thuận kéo dài 60 năm sau khi ký, buộc chính phủ chấp nhận các điều khoản ở giai đoạn đầu của quá trình mặc cả mà có thể không còn thích hợp trong tương lai.

Yếu tố chính ở đằng sau sự chấp nhận các điều kiện này là sự thực rằng chính phủ Hoa Kỳ đã hỗ trợ cho đàm phán của Reynolds vì 2 lý do chủ yếu:

Cầu về nhôm đã tăng do Chiến tranh Thế giới II và, khi đó, chính phủ Mỹ đã thử phá thế độc quyền của Alcoa trong công nghiệp nhôm.

Cùng với cú “thúc” của chính phủ Hoa Kỳ, đã có các lý do khác để chính phủ Haiti tin rằng hợp đồng là tốt cho đất nước:

Hợp đồng có hứa về việc làm (cho dù công ty chỉ thuê công nhân không có kỹ năng và không có hứa hẹn gì về đào tạo các vị trí quản lý hay hành chính).

Haiti cũng nhận được một khoản royalty (tiền thuê mỏ) gắn với sản xuất bauxite – khi đó royalty là 30,5 cent/tấn.

Năm 1963 hợp đồng được đàm phán lại và royalty thực sự bị giảm xuống 20 cent/tấn!

Chính phủ cũng đã tin rằng công ty sẽ thêm vào cho cơ sở hạ tầng của đất nước.

Tất cả cái mà đất nước nhận được dưới dạng hạ tầng là một đoạn đường dài 8 dặm chỉ để chuyên chở alumina đã tinh luyện sang Hoa Kỳ - đường này ít có tác động đến toàn nền kinh tế.

Công ty cũng đã xây 1 nhà máy điện, cơ sở hạ tầng nước, và 1 bệnh viện chỉ để công ty và nhân viên của nó sử dụng.

Cùng với những “giám sát” này của chính phủ, đối với dân chúng cái lớn nhất mà chính phủ đã làm, là đi thoả thuận giúp ngăn chặn đình công, tạo ra một liên minh gây rối loạn để chặn ngay cả các hình thức sơ đẳng nhất của sự trao quyền cho lao động.

Cần lưu ý rằng số lao động do Reynolds sử dụng là nhỏ (khoảng 0,5%) so với phần còn lại của lực lượng lao động 45.000 người.

Loại thảo thuận này củng cố khái niệm về đồng loã xảy ra với cách cư xử của chính phủ, đặc biệt các chính phủ ở các nước đang phát triển, phụ thuộc vào công nghiệp hoá, và các công ty xuyên quốc gia không có trách nhiệm giải trình nào đối với công dân của các nước nơi chúng khai thác tài nguyên của họ.

Trích từ: "Bauxite and Aluminium: From A to Z”, của các tác giả Greg Zelder, Sebastian African, Raquel R. Pinderhughes, State University at San Fransisco, California, 2003

[1] Theo Wall Street Journal ngày 29.3.2009 và BBC ngày 30.3.2009.

[2] Cả hai dự án Tân Rai và Nhân Cơ đều chọn phương pháp thải ướt bơm bùn đỏ lõng ra bãi thải vì “đỡ tốn kém hơn phương pháp thải khô, và thích hợp với các vùng có các thung lũng dễ tạo thành hồ chứa”.

[3] Lượng mưa trung bình nhiều năm ở Tây Nguyên là từ 2000 -2500 mm/năm, tập trung trong 3 đến 4 tháng.

[4] Tôi đã gửi đến Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tài liệu “Bauxite and Aluminium: From A to Z”, của các tác giả Greg Zelder, Sebastian African, Raquel R. Pinderhughes, State University at San Fransisco, California, 2003, trong đó có phần trình bày các tác hại đến môi trường và xã hội, với các dẫn chứng ở Ấn Độ và Haiti.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác TS đọc chơi, để biết giới khoa học bình về Boxit thế nào.

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Không nên làm bô xít Tây Nguyên ào ào bằng mọi giá"

09/04/2009 08:52 (GMT + 7)

(TuanVietNam) - Được Bộ Công thương đặt hàng phản biện, sau hai tháng khảo sát với sự tham gia của những nhà khoa học đầu ngành trong các lĩnh vực khác nhau, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã cho ra đời 4 bản báo cáo về các khía cạnh khác nhau của các dự án bô xít Tây Nguyên. Quyền chủ tịch Liên hiệp, GS. Hồ Uy Liêm cho rằng, Việt Nam cần cân nhắc kĩ, "không thể làm bằng mọi giá", và nên dừng ở mức thí điểm.

Posted Image

Thiếu thông tin mà định làm ào ào thì nguy

- Quan điểm của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) với các dự án khai thác bô xít Tây Nguyên như thế nào, thưa ông?

Một là, phải làm sao khai thác đảm bảo bền vững, làm hôm nay phải đảm bảo cho các thế hệ sau này vẫn được hưởng.

Không phải khai thác theo cách càng ngày càng làm kiệt quệ, tàn phá môi trường đến mức sau này con cháu chúng ta không còn gì nữa.

Nói thì dễ, nhưng làm rất khó. Đối với các nhà hoạch định chính sách muốn phát triển đất nước nhanh thì cứ nhằm vào kinh tế. Những tác hại về môi trường có thể trước mắt thì chưa thấy nhưng về lâu dài rất khó xử lý.

TIN LIÊN QUAN

Khai thác bô xít Tây Nguyên: 3 vấn đề, 3 kiến nghị

Từ chiến thắng Buôn Ma Thuột nghĩ về địa chiến lược Tây Nguyên

Đại tướng Võ Nguyên Giáp góp ý về dự án bô xít Tây Nguyên

Triển vọng bô-xít Tây Nguyên - Tìm hiểu tại chỗ

Bô-xít và hệ lụy môi trường ở Trung Quốc

Khai thác bô-xít Tây Nguyên và bài toán về sự đánh đổi

Lãnh đạo Đắk Nông: "Không làm thì bô - xít vẫn là đất thôi"!

Mất và được trong việc khai thác bô - xít Tây Nguyên

Cuộc chơi của các "đại gia" bô - xít trên thế giới

Đại dự án bô - xít Tây Nguyên: người trong cuộc đề xuất gì?

Nguy cơ hiện hữu trong các dự án bô - xít trên Tây Nguyên

Đại kế hoạch bô - xít ở Tây Nguyên bị phản đối quyết liệt

Các địa phương thích có thành tích nào đó để quảng bá với người dân nhưng không nghĩ 10 năm, 20 năm hay trăm năm sau, hệ quả trả giá sẽ lớn tới thế nào. Lúc đó có muốn khôi phục cũng khó.

Chưa có một công trình khai khoáng nào lớn một chút mà ta khôi phục được môi trường. Thể hiện rõ nhất ở khu vực Quảng Ninh.

Chúng ta chưa đủ quyết tâm, kiến thức, kỹ năng để khôi phục lại những tổn thất về môi trường do khai thác khoáng sản.

Hai là, Việt Nam đã hội nhập, cái gì cũng phải đưa lên bàn cân là thị trường quốc tế. Sản phẩm làm ra phải bán được và phải có lãi thì khi đó mới đáng đầu tư sản xuất.

Nguồn xuất khẩu duy nhất hiện nay là Trung Quốc. Đến biên giới, nhìn hàng dài cả cây số hoa quả Việt Nam đợi sang biên ở Tân Thanh, mà nghĩ đến hàng triệu tấn alumnina sau này... Việt Nam phải tính kĩ.

Mặt khác, hiện nay Việt Nam chỉ nhập công nghệ trong khi không có đủ chuyên gia để đánh giá công nghệ nào là tốt nhất. Chúng ta cũng không có một cơ sở nào nghiên cứu về nhôm.

Thiếu thông tin vậy mà chúng ta định làm ào ào, từ nay đến 2015 làm tới 6 triệu tấn, thì rất nguy.

Quy trình ngược

- Tại hội thảo của TKV tháng 10/2008 và nhiều bài viết sau đó, nhiều người cho rằng kế hoạch khai thác bô xít Tây Nguyên đang thực hiện theo quy trình ngược. Góc nhìn của VUSTA?

Đúng là quá trình triển khai tại nhà máy đầu tiên được tiến hành theo quy trình ngược: Thiếu nghiên cứu, đánh giá cụ thể, chi tiết về hiệu quả kinh tế, các tác động tiêu cực về văn hóa, xã hội và môi trường. Điều này dẫn tới nhiều khả năng khi vận hành, các nhà máy này sẽ thua lỗ nặng về kinh tế, để lại các hậu quả nặng nề về môi trường - văn hóa - xã hội trong tương lai.

Ta cũng thiếu hẳn sự chuẩn bị từ quy hoạch để kế hoạch thực hiện các điều kiện kết cấu hạ tầng cần thiết cho các khâu khai thác, sản xuất và vận tải.

Trong quá trình xây dựng quy hoạch, chúng ta đã bỏ qua việc đánh giá môi trường chiến lược - đây là một đòi hỏi bắt buộc của Luật môi trường đã được Quốc hội thông qua tháng 11/2005.

Việt Nam cũng chưa có một chiến lược tổng thể tối ưu, cân nhắc thấu đáo mọi mặt phát triển toàn diện, bao gồm cả quy trình phát triển kết cấu hạ tầng cho Tây Nguyên trong mối liên quan chung với phát triển tổng thể của cả nước.

Nghi ngờ về hiệu quả kinh tế

- Lập luận của TKV là dự án này sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao và mang lại công ăn việc làm cho người dân địa phương. Sau khảo sát, ông thấy lập luận này có đủ thuyết phục?

Về hiệu quả kinh tế, theo dự báo, từ năm 2008 - 2012 sẽ xuất hiện tình trạng dư thừa về nguồn cung alumina, khoảng 1,1 - 2,1 triệu tấn/năm. Từ năm 2013 - 2017 sẽ thiếu hụt khoảng dưới 1 triệu tấn alumnia/năm. Trong khi đó, Việt Nam chưa được đưa vào danh sách quốc gia cung cấp. Nếu dự báo đó đúng, Việt Nam khó có thể tham gia vào thị trường xuất khẩu alumina trên thế giới, đặc biệt là với quy mô lớn. Việt Nam chỉ có một đối tác nhập alumina là Trung Quốc.

Hơn nữa, các dự báo đều thực hiện khi chưa xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Khủng hoảng đã kéo mức tiêu thụ và giá nhôm, nguyên liệu nhôm giảm đáng kể, chỉ còn 1/2. Thị trường alumina cách đây 5-7 năm tương đối tốt. Đã có lúc, một tấn nhôm giá tới 3000 USD. Nhưng tháng 3/2009, giá nhôm chỉ còn ở mức 1400 USD/tấn và giá alumina là 250 USD/tấn.

Hiện nay, số liệu chưa được TKV cung cấp đầy đủ. Với những chỉ số hiện nay, phỏng đoán khoa học cho thấy, nếu chuyên chở quặng bằng đường ô tô xuống Bình Thuận, mỗi tấn alumina sản xuất ra sẽ có mức lỗ từ 50 -100 USD. Với công suất 600 nghìn tấn/năm mỗi nhà máy, mỗi năm ta sẽ lỗ 60 - 120 triệu USD. Nhiều nhà khoa học cho rằng, mức lỗ có thể cao hơn, nhất là với Nhân Cơ, bây giờ đã thấy lỗ rồi.

Nhiều dự án mở rộng sản xuất alumina trên thế giới đang xem xét tạm dừng hoặc bãi bỏ. Ngay cả Trung Quốc cũng dừng nhiều dự án, với lí do môi trường một phần nhưng nguyên nhân lớn hơn là vì hiệu quả kinh tế.

"Nguyện vọng của một số lãnh đạo Đăk Nông và Lâm Đồng mong muốn triển khai dự án bouxit tại địa phương mình.

Tuy nhiên có những ý kiến gợi ý rằng, nên xây dựng nhà máy alumina ở vùng duyên hải Bình Thuận. Làm nhà máy ở khu vực này vừa đảm bảo yếu tố kinh tế, yếu tố môi trường và vấn đề an ninh.

Các đối tác nước ngoài thường hơn mình nhiều mặt. Tư duy chiến lược của họ cũng hơn mình. Cho nên trong hợp tác kinh tế cần phải rất khôn ngoan, không thể làm bằng mọi giá."- GS. Hồ Uy Liêm. Về tạo công ăn việc làm, tôi không tin là như vậy. Thực tế các dự án xây dựng ở Việt Nam cũng như bài học khai thác khoáng sản ở các nước trên thế giới, người dân địa phương luôn chịu thiệt thòi, nhất là với dân tộc thiểu số Tây Nguyên.

Vận tải là vấn đề đau đầu của dự án. TKV dự kiến xây dựng tuyến đường sắt chuyển bô xít xuống Bình Thuận chi phí có thể khoảng 3,1 tỷ USD. Kế hoạch này, theo ông liệu có khả thi?

Nếu sản xuất alumina trên Tây nguyên chúng ta chỉ có 2 phương án vận chuyển lựa chọn đó là đường bộ và đường sắt. Hiện có phương án xây dựng đường sắt đang được nghiên cứu tiền khả thi. Nhưng sẽ có một số khó khăn do địa hình đồi núi vòng vèo, độ dốc cao nên nếu để đường sắt vận hành được sẽ rất tốn kém.

Gần đây, Chính phủ đã chỉ đạo tập đoàn TKV xây dựng phương án thiết kế đường sắt đa mục tiêu, đồng nghĩa với việc sẽ phải bỏ tiền ngân sách hoặc đi vay để đầu tư. Vấn đề này cần được tính toán, cân nhắc một cách thận trọng vì lộ trình tuyến đường sắt đi qua là những nơi thưa vắng, dân cư nên hiệu quả về kinh tế xã hội sẽ rât thấp, lại rất tốn kém. Nếu đường sắt chỉ để chở quặng thì lỗ chỏng gọng.

Cẩn trọng lựa chọn công nghệ, nhà thầu

- Hai nhà máy Tân Rai, Nhân Cơ đang sử dụng công nghệ của nhà thầu Trung Quốc với lý do giá rẻ bỏ thầu thấp. Qua đi thực địa tại Trung Quốc và khảo sát, quan điểm của VUSTA như thế nào?

Ở Tây Nguyên, tập đoàn TKV đã xây dựng nhà máy sản xuất alumina ở Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đắc Nông).

Nhà máy ở Tân Rai đã ký hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và xây dựng với Chalco, Trung Quốc với giá 466 triệu USD và họ đã vào rồi. Bên Nhân Cơ dự kiến sẽ chấp nhận luôn kết quả này, với giá trị 499,2 triệu USD.

Trong làng công nghệ luyện nhôm thế giới, Chalco thuộc hàng sinh sau đẻ muộn và cũng không phải là nơi có công nghệ tiên tiến nhất như Mỹ, Canada, Úc, Pháp…

Hiện nay, chúng ta đấu thầu dựa trên giá rẻ. Nhưng áp dụng quy luật nhanh, rẻ chưa hẳn đã tốt. Nếu chỉ dựa trên giá rẻ, thì đấu thầu ở đâu, ngành gì, Trung Quốc cũng sẽ thắng thầu. Một số nhà thầu nước khác khi thấy có sự tham gia của nhà thầu Trung Quốc thì đã rút lui.

Hơn nữa, ban đầu, Chalco bỏ giá thầu thấp, khi thắng thầu họ lại yêu cầu tăng giá. Trong trường hợp nhà máy Tân Rai, giá bỏ thầu được chấp nhận là 352 triệu USD, nhưng sau khi đàm phán hợp đồng thầu, họ đã yêu cầu tăng lên 466 triệu USD với lí do biến động tỉ giá. Điều gì sẽ đảm bảo Chalco không đòi tăng giá trong tương lai và tái diễn việc này với Nhân Cơ?

- Nhiều ý kiến cũng quan ngại về công nghệ sử dụng trong chế biến alumina. Qua thực tế khảo sát và đi tham quan Trung Quốc, VUSTA đánh giá như thế nào?

Theo thông tin được cung cấp, tuyệt đại đa số thiết bị là của Trung Quốc, vốn không phải tất cả đều tốt. Hơn nữa, đây chưa hẳn đã là công nghệ tốt nhất của Trung Quốc.

Trên thế giới hiện nay có nhiều công ty, quốc gia có khả năng cung cấp công nghệ sản xuất alumina. Tuy nhiên, không phải bất cứ công ty nhôm nào cũng có thể cung cấp công nghệ tốt, đặc biệt đối với cac quốc gia không có công nghệ sản xuất nguồn. Việc lựa chọn đối tác cung cấp công nghệ sản xuất alumina là hết sức quan trọng trong việc bảo đảm cho nhà máy xây dựng xong vận hành an toàn, cho các chỉ tiêu kỹ thuật và kinh tế tốt.

Chúng ta cần rút bài học kinh nghiệm từ nhà máy đồng Sinh Quyền (Lào Cai) vì do không cẩn trọng trong khâu lựa chọn công nghệ nên cho đến nay khi đã sản xuất được đồng thành phẩm thì giá bán lại thấp do không đạt được độ tinh khiết mà thị trường thế giới yêu cầu. Hơn nữa tỷ lệ đồng còn lại trong chất thải quá lớn (khoảng 7%) thay vỉ 1% như yêu cầu, nên rất lãng phí và phát sinh nhiều vấn đề môi trường.

Việc chọn công nghệ cho cả 2 nhà máy alumina đầu tiên của Việt Nam đều sử dụng công nghệ của một công ty Trung Quốc có thể giúp chủ đầu tư giảm chi phí, nhưng điều đó lại không phải là giải pháp khôn ngoan nhất, đặc biệt là khi chúng ta chưa có hiểu biết về công nghệ và khi mà các công nghệ của Trung Quốc chưa được đánh giá cao, dẫn đến mức độ rủi ro và phụ thuộc sẽ rất cao.

Thêm vào đó, quy trình kĩ thuật mà Chalco sử dụng cho các tỉnh phía Nam Trung Quốc, nơi VUSTA đi tham qua là công nghệ sử dụng để chế biến cho bô xít diaspor, khác hẳn với bô xít gipsit có nguồn gốc phong hóa ở Tây Nguyên.

Posted Image

5 kiến nghị của VUSTA

- Vậy VUSTA sẽ kiến nghị gì với Chính phủ về dự án bô xít?

Chúng tôi đưa khuyến nghị 5 điểm:

Một là, cần tiến hành đánh giá môi trường chiến lược cho quy hoạch và kế hoạch khai thác, chế biến khoáng sản bô xít ở Tây nguyên. Mục tiêu của môi trường chiến lược là nhận dạng và đánh giá tổng hợp các hậu quả môi trường chính của quy hoạch và kế hoạch. Trên cơ sở đó, lồng ghép các mục tiêu bảo vệ môi trường và quá trình điều chỉnh và thực hiện kế hoạch, quy hoạch. Mặt khác, kế hoạch, quy hoạch cần phải dựa vào dự báo xu thế cung cầu của thị trường và tích hợp đầy đủ các phương pháp đánh giá để khuyến nghị dựa trên các nguyên tắc xây dựng các kịch bản khác nhau.

Hai là, triển khai chương trình điều tra, nghiên cứu Tây Nguyên. Đối với cùng Tây Nguyên, kiến nghị Chính phủ cần sớm đưa chương trình nghiên cứu Tây Nguyên 3 vào để làm cơ sở cho quy hoạch phát triển tổng thể khu vực này. Trong đó bô xít sẽ tham gia như một ngành công nghiệp đáng lưu tâm. Cần nghiên cứu phân tích và đặt khai thác bô xít trong quy hoạch tổng thể phát triển khai thác vùng Tây Nguyên Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ để đề ra chiến lược phát triển vĩ mô cấp vùng.

Posted Image

Ba là, xây dựng chương trình khai thác khoáng sản thí điểm. Trong bối cảnh hiện nay, chỉ nên tập trung vào một nhà máy thí điểm tại Tân Rai, Lâm Đồng, chưa nên nóng vội triển khai xây dựng nhà máy ở Nhân Cơ vì không khả thi. Và vì thị trường alumina trên thế giới hiện nay đang chưa ổn định, hơn nữa ta chưa chuẩn bị chu đáo về hạ tầng kỹ thuật, về nhân công vì thế rủi ro sẽ rất lớn. Bốn là, hợp lý hơn cả là xây dựng nhà máy alumina ở vùng duyên hải Bình Thuận, vận chuyển quặng tinh bằng đường ống. Trong trường hợp đó, hiệu quả kinh tế chắc chắn sẽ cao hơn. Xử lý bùn đỏ dễ dàng hơn và để đảm bảo an ninh quốc phòng cũng kết quả hơn. Quyền lợi của các tỉnh Tây Nguyên cũng có thể được đáp ứng thích đáng theo cách mà Chính phủ đã giải quyết để chia sẻ quyền lợi giữa Nghệ An và Thanh Hoá khi xây dựng nhà máy xi măng Hoàng Mai.

Năm là, với chức năng nhiệm vụ của mình và khả năng tập hợp các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, VUSTA hoàn toàn có thể tham gia các chương trình đánh giá môi trường chiến lược theo quy hoạch bô xít và chương trình nghiên cứu Tây nguyên 3 để tham mưu, góp phần tư vấn cho Trung ương Đảng và Chính phủ lựa chọn phương án phát triển Tây Nguyên và bô xít.

  • Thu Hà - Phương Loan (Thực hiện)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi thư tới Hội thảo về bô-xít

Thứ năm, 09-04-2009

Nguồn Vitinfo.vn.

http://vitinfo.com.vn/Muctin/CTXH/LA58469/default.htm

Trong phiên khai mạc Hội thảo về vấn đề bô-xít ở Tây Nguyên sáng nay (9/4), Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã đọc bức thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Posted Image

Tôi được biết, hôm nay có cuộc Hội thảo về vấn đề bô-xít ở Tây Nguyên do đồng chí Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì.

Tôi cho đây là một vấn đề cực kỳ hệ trọng. Vấn đề này trước đây tôi đã từng nghiên cứu, tôi đã có thư gửi đồng chí Thủ tướng nhưng chưa được trả lời.

Tại cuộc Hội thảo quan trọng này, tôi mong các nhà khoa học, các nhà quản lý, các nhà hoạt động xã hội hãy nêu cao trách nhiệm trước dân tộc thảo luận một cách khoa học, nghiêm túc, thẳng thắn để kiến nghị với Đảng và Nhà nước một chủ trương đúng đắn về vấn đề bô-xít Tây Nguyên mà tôi cho là không nên khai thác.

Vì đứng về lợi ích toàn cục và sự phát triển bền vững lâu dài của đất nước, khai thác sẽ gây hậu quả cực kỳ nghiêm trọng về môi trường, về xã hội, về an ninh quốc phòng.

Xin chúc các đồng chí mạnh khoẻ.

Hà Nội, ngày 09 tháng 4 năm 2009

Đại tướng Võ Nguyên Giáp

--------------

Thông tin tham khảo:

http://vietnamnet.vn/xahoi/event/11461/

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chính phủ sẽ xem lại hiệu quả kinh tế bô-xít Tây Nguyên

00:15' 10/04/2009 (GMT+7)

Posted Image- Kết luận hội thảo khoa học về các dự án bô xít Tây Nguyên ngày 9/4, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo tiếp tục triển khai thí điểm dự án Tân Rai trên cơ sở tăng cường giám sát. Riêng dự án Nhân Cơ, Chính phủ phải đợi có báo cáo tác động môi trường bổ sung mới có thể xem xét triển khai tiếp. Chính phủ cũng sẽ điều chỉnh quy hoạch ngành bô xít và đánh giá lại hiệu quả kinh tế của các dự án này.

>> Đại dự án bô xít Tây Nguyên và ý kiến nhiều chiều

Đây cũng là kiến nghị của Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật (VUSTA) cùng nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, giới chuyên gia độc lập có mặt tại hội thảo.

Không phát triển với bất cứ giá nào

Với 11 báo cáo khoa học và 23 ý kiến thảo luận, các đại biểu đã cùng mổ xẻ hiệu quả kinh tế, tác động môi trường – văn hóa – xã hội của các dự án bô xít Tây Nguyên.

Posted Image

Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải: "Không thể phát triển bằng mọi giá"

Qua hội thảo, có thể thấy còn nhiều ý kiến khác nhau liên quan đến chương trình bô-xít Tây Nguyên. Mặc dù việc nghiên cứu triển khai đã bắt đầu từ năm 1990 ở Tân Rai, nhưng sau mấy chục năm vẫn còn nhiều ý kiến khác biệt, liên quan đến công nghệ, hiệu quả kinh tế và thị trường, Phó Thủ tướng nhận xét.

Ông Hoàng Trung Hải khẳng định, chủ trương phát triển ngành công nghiệp khai thác bô xít, sản xuất alumina ở nước ta là đúng đắn và được thể hiện trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 10. Việt Nam có nguồn tài nguyên bô xít lớn, có tiềm năng đề hình thành ngành công nghiệp khai thác, sản xuất alumina lớn.

“Tuy nhiên, không thể phát triển bằng mọi giá. Để phát triển thành công các dự án bô xít cần có giải pháp quản lý, thực hiện chặt chẽ và hiệu quả và không để tiềm năng này biến Tây Nguyên thành đói nghèo”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Đánh giá lại hiệu quả kinh tế của các dự án

Nhiều đại biểu nghi ngại hiệu quả kinh tế của các dự án. Trong phần phản biện của TS. Nguyễn Văn Ban, nguyên Trưởng ban Dự án Nhôm của Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam chứng minh, dự án Tân Rai và Nhân Cơ sẽ không hiệu quả khi chỉ cần một trong những trường hợp sau thay đổi:

- Tăng thuế xuất alumin lên trên 5% (hiện nay theo quy định là 20%).

- Tăng phí môi trường > 15000 VNĐ (hiện nay theo quy định là 30000 VNĐ)/tấn quặng nguyên khai.

- Tăng phí hoàn nguyên phục vụ môi trường > 25000 VNĐ/tấn quặng nguyên khai (hiện nay theo quy định là 50000VNĐ/tấn quặng nguyên khai).

- Giảm giá bán alumin xuống dưới 5% so với giá dự báo của CRU (giá bán alumin bình quân giảm xuống dưới 310 USD/tấn) (giá hiện nay là 250 USD/tấn).

Phó Thủ tướng ghi nhận, hiện vẫn còn rất nhiều ý kiến tranh cãi về hiệu quả kinh tế của dự án. Ông giao Bộ Công thương phối hợp với các bộ ngành liên quan đánh giá lại trên cơ sở dự báo mới.

“Nếu lỗ thì nhất định không làm. Có người nói hiệu quả phải tính trên dài hạn, nhưng dù dài hay ngắn hạn cũng phải đảm bảo hiệu quả kinh tế”, ông Hải cam kết.

Trước phản biện của các nhà khoa học về rủi ro kinh tế và tính khả thi của dự án đường sắt, Phó Thủ tướng cho rằng: Đây là vấn đề lớn cần được xem xét kỹ lưỡng. Dự án đường sắt Tây Nguyên-Bình Thuận hiện nay đang ở giai đoạn lập báo cáo đầu tư, còn nhiều vấn đề chưa rõ, cần xem xét trong cân đối chung tài chính và đầu tư quốc gia.

Nếu thực hiện đường sắt ảnh hưởng đến các tính toán kinh tế của dự án bô xít thì phải làm lại và có giải pháp xử lý.

Điều chỉnh cập nhật quy hoạch bô xít

Trước yêu cầu của các nhà khoa học phải cập nhật và thời sự hóa quy hoạch ngành bô xít trong bối cảnh kinh tế thế giới khủng hoảng, giá alumina trên thị trường sụt giảm mạnh, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chia sẻ: Quy hoạch bô xít được chuẩn bị trong điều kiện kinh tế thế giới, khu vực phát triển nhanh, nhu cầu nhôm tăng nhanh, do đó dự kiến sản lượng lớn quá tham vọng.

Đến nay, do khủng hoảng, các ngành đều phải xem xét, điều chỉnh lại quy hoạch theo con số dự báo mới. Việc điều chỉnh quy hoạch là cần thiết. Nếu không điều chỉnh mà vẫn tiếp tục dự án thì sẽ không hiệu quả.

Phó Thủ tướng khẳng định Chính phủ xin tiếp thu, và giao Bộ Công thương cập nhật lại với điều kiện hiện nay, nhất là phải có báo cáo môi trường chiến lược.

Posted Image

Đại diện nhà thầu Chalco (Trung Quốc) thuyết trình về công nghệ cho hai dự án. Ảnh: Giang VT

Theo ông Hải, các dự án bô xít lớn đều trong giai đoạn nghiên cứu chuẩn bị dự án. Với những dự án có sản lượng 1-2 triệu tấn alumina/ năm sẽ phải trình xin ý kiến Quốc hội.

Tuy nhiên, Dự án Alumina Tân Rai và Nhân Cơ chỉ là các dự án thí điểm để tìm hiểu công nghệ, thị trường. Dự án Tân Rai đã được nghiên cứu từ những năm 90, đến nay vẫn còn nhiều vấn đề tranh cãi về công nghệ, môi trường v.v. Dự án Nhân Cơ cần phải lập đánh giá tác động môi trường (ĐTM) điều chỉnh và trình duyệt trước khi triển khai thực hiện.

Trước băn khoăn của nhiều đại biểu về việc phát triển dự án theo tư duy ngắn hạn, nhiệm kỳ, Phó Thủ tướng khẳng định, các dự án đều có quá trình chuẩn bị dài, và triển khai trong 30-50 năm.

Ông cũng thừa nhận, không chỉ với quy hoạch bô xít, mà với nhiều ngành, quy hoạch của chúng ta chưa đáp ứng về đánh giá tác động môi trường chiến lược, do chúng ta chuyển từ phát triển không có quy hoạch sang phát triển có quy hoạch. Điều này được Phó Thủ tướng lí giải là do thiếu vốn lập quy hoạch cũng như cơ quan tư vấn để thực hiện.

“Quy hoạch vẫn đang là vấn đề bất cập của Việt Nam mà Chính phủ đang chỉ đạo chỉnh sửa. Hơn nữa, ta lại phải quy hoạch lại quy hoạch, vì nhiều quy hoạch chồng chéo, không cần thiết và dàn trải”, ông Hoàng Trung Hải cho biết.

Tăng giám sát để nói đi với làm

Trước những quan ngại của các nhà khoa học về việc mất rừng, chiếm đất và chất lượng công nghệ, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hai chỉ đạo tăng cường giám sát, phải đảm bảo hiệu quả mong muốn.

Diện tích chiếm đất của 2 dự án thí điểm không lớn (Tân Rai chỉ chiếm 0.29% diện tích của Lâm Đồng và Nhân Cơ là 1.53% diện tích của Đắk nông); số hộ phải di dân không nhiều, nhưng vấn đề tác động môi trường đối với diện tích còn lại, đất nông nghiệp và đất sinh hoạt cần tính toán kỹ, có giám sát chặt chẽ trong quá trình thực hiện. Chủ đầu tư phải có kế hoạch lấy đất và hoàn thổ cụ thể để các cấp, các ngành thực hiện giám sát.

Nhà văn Nguyên Ngọc, Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc và nhiều nhà khoa học nghi ngại: các nhà đầu tư đều nói những điều hay về xử lý môi trường, công nghệ nhưng trải nghiệm thực tế của Việt Nam lại khác. Vedan khi xây nhà máy cũng có những luận điểm để thuyết phục, nhưng DN tìm lợi nhuận là chính, trong khi năng lực kiểm tra, giám sát của ta quá yếu kém.

Posted Image

Nhà văn Nguyên Ngọc: "Chưa bao giờ có một chương trình, dự án về kinh tế - xã hội tạo nhiều quan tâm, gây nhiều lo lắng trong dân như vậy. Nếu dự án ở nơi khác, có thể có vấn đề kinh tế, môi trường phải tính toán, nhưng những quan tâm, lo lắng nhiều như hiện nay là bởi dự án ở Tây Nguyên, trên mái nhà Đông Dương, vùng đất có ý nghĩa đặc biệt". Ảnh: Giang VT

Chia sẻ mối lo trên, Phó Thủ tướng cho rằng, vấn đề quan trọng là khả năng thu xếp tài chính, cân đối hiệu quả kinh tế của dự án, tính nghiêm túc của việc triển khai thực hiện và cần giám sát chặt chẽ.

“Hiện nay nhiều khu công nghiệp không có hệ thống xử lý nước thải, hoặc có mà không vận hành hoặc chỉ vận hành khi có kiểm tra. Vấn đề không nằm ở công nghệ nào, công nghệ có xử lý được hay không mà phải thực hiện giám sát để thực hiện đúng luật môi trường”.

Về vấn đề văn hóa, bản sắc dân tộc, ông Hoàng Trung Hải ghi nhận quan ngại của các nhà khoa học, nghiên cứu rằng những giải pháp đưa ra chưa thật sự an tâm. Phó Thủ tướng khẳng định, vấn đề này quan trọng hơn hiệu quả kinh tế. Cần có sự giám sát chặt chẽ trong quá trình di dân, tái định cư, đền bù đất đai, đào tạo chuyển đổi nghề, di dân theo nhóm, bản làng v.v.

Kết quả hội thảo sẽ được tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người đã có thư gửi hội thảo.

Tiếp thu phản biện của các đại biểu tham dự Hội thảo, Chính phủ giao nhiệm vụ cho :

Bộ Công thương:

- Nghiên cứu đánh giá tình hình để điều chỉnh quy hoạch, phải thực hiện đánh giá với môi trường chiến lược theo luật định. - Chủ trì và phối hợp cùng các bộ ngành tăng cường quản lý khai thác khoáng sản, bô xít. - Thẩm định thiết kế kỹ thuật hộ chứa buồn đỏ để giám tác động môi trường. - Kiểm tra tính toán hiệu quả kinh tế của các dự án, đề ra giải pháp đảm bảo hiệu quả kinh tế.

Bộ Tài nguyên môi trường:

- Tăng cường thăm dò, đánh giá trữ lượng bô xít. - Phối hợp với các địa phương thẩm định quy hoạch đất, kế hoạch hoàn thổ cuốn chiếu, điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất. - Tham gia cùng Bộ Công thương triển khai quy hoạch mới, tính toán tác động đối với lưu vực sông Đồng nai. - Phối hợp cùng các địa phương giám sát xem xét việc thực hiện các cam kết môi trường của hai dự án. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Giám sát việc thi công và chuyển giao công nghệ dự án - Phối hợp cấp đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, giám sát di dân tái định cư, giám sát tác động môi trường văn hóa, dân tộc và để xuất các giải pháp triển khai. Ủy ban nhân dân hai tỉnh Lâm Đồng và Đắc Nông: - Phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền, thông tin, chủ trương của Đảng và Chính phủ cho bà con rõ. - Cùng chủ đầu tư thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước, quản lý mặt bằng, đền bù di dân tái định cư.

Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV)

- Tiếp tục triển khai thí điểm dự án Tân Rai. Với dự án Nhân cơ, phải đợi phê duyệt đánh giá môi trường bổ xung mới được triển khai. - TKV phải thực hiện nghiêm túc quản lý khôi phục môi trường khai thác mỏ, giảm thiểu ảnh hưởng đến nông nghiệp, đảm bảo không lãng phí đất. - Tính lại hiệu quả và cân đối tài chính của dự án. Khác với hai năm trước, bây giờ khi đồng vốn là cả một vấn đề, tập đoàn cần phải cân bằng, bố trí vốn cho từng giai đoạn đảm bảo hiệu quả kinh tế. - Tập đoàn cũng cần lập thiết kế kỹ thuật cho hồ chứa bùn đỏ để thẩm định.

  • Phương Loan

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khai thác bô-xit cân nhắc giữa vấn đề được và mất

VIT - Bô-xit được coi là nguồn tài nguyên dồi dào của Tây Nguyên, việc khai thác bôxit góp phần phát triển kinh tế địa phương. Tuy nhiên, đã có nhiều nhà chuyên môn lên tiếng cảnh báo về tác động tiêu cực của việc khai thác quặng bô-xit đến môi trường .

Khai thác quặng bô-xit để chế biến thành alumin và luyện nhôm vẽ ra một viễn cảnh huy hoàng về sự phát triển của kinh tế Tây Nguyên. Với trữ lượng tiềm năng đứng hàng thứ sáu thế giới, Việt Nam có thể nhanh chóng trở thành một cường quốc nhôm của thế giới, biến vùng đất Tây Nguyên và Nam Trung bộ thành một chuỗi thành phố công nghiệp hiện đại từ Đăk Nông qua Lâm Đồng, kéo xuống tận Bình Thuận. Cũng chính vì diện tích bị ảnh hưởng của khai thác quá rộng lớn lên đến gần 4.000km2 lại nằm ở thượng nguồn lưu vực sông Đồng Nai nên cần thiết đánh giá môi trường chiến lược.

Theo các nhà khoa học, việc khai thác quặng bôxit sẽ để lại quặng thải đó chính là bùn đỏ. Đáng ngại là trong thành phần của bùn đỏ bao gồm các chất như sắt, mangan… và một lượng xút dư thừa do quá trình dung hòa, tách quặng Alumin. Đây là hợp chất vô cùng độc hại, thậm chí bùn đỏ được ví như “bùn bẩn”, “bom bẩn”. Hiện nay, trên thế giới chưa có nước nào xử lý triệt để được vấn đề bùn đỏ. Cách phổ biến mà người ta vẫn thường làm là chôn lấp bùn đỏ ở các vùng đất ít người, ven biển để tránh độc hại. Với quy hoạch phát triển bauxit ở Tây Nguyên như trên sẽ có hàng tỷ tấn bùn đỏ tồn đọng trên vùng Tây Nguyên.

Ngoài ra, việc tuyển rửa quặng Bô-xit và chế biến Alumin đòi hỏi một lượng nước rất lớn, mà Tây Nguyên lại rất hạn chế về tài nguyên nước mặt và nước ngầm. Nên việc thiếu nước trầm trọng trong khi khai thác quặng bô-xit là điều có thể dự đoán trước. Đăk Nông là nơi bắt nguồn của nhiều nhánh sông, suối đổ vào hệ thống sông Đồng Nai, mà đây là nguồn sống của không chỉ người dân Đông Nam Bộ. Nếu sự ô nhiễm sông Đồng Nai, được ví như mạch máu của Đông Nam Bộ, thì không khác gì, hàng chục triệu người dân vùng này bị bức tử. Đó là chưa kể bụi phát sinh trong quá trình khai thác, vận chuyển bô-xit, là nguy cơ rất lớn lên sức khỏe cộng đồng và gia súc, gây ra mưa axit,…

Posted Image

Dự án khai thác bo-xit tiềm ẩn nhiều nguy cơ ô nhiễm nguồn nước, không khí và biến đổi môi trường, khí hậu( Ảnh: HG)

Hơn nữa, do đặc điểm quặng Bôxit có tầng mỏng và phân bố dàn trải trên diện tích bề mặt rộng (ở Đăk Nông, Bô-xit phân bố trên 2/3 diện tích tự nhiên của tỉnh), nên trong quá trình khai thác Boxit sẽ phải chặt hạ, phá bỏ một diện tích lớn rừng tự nhiên, rừng trồng và thảm thực vật cây công nghiệp: Cao su, Chè, Cà phê, Điều, Tiêu... Đây chính là những nguồn thu chính nhằm đảm bảo ổn định sinh kế lâu dài và bền vững của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

Trong quá trình khai thác và vận chuyển quặng Bô-xit từ các điểm quặng đến nhà máy tuyển sẽ gây ra ô nhiễm không khí do bụi và các khí thải bởi phương tiện giao thông. Với đặc thù của đất đỏ Tây Nguyên và mùa khô kéo dài trong 6 tháng; các khu dân cư xung quanh sẽ bị bao trùm bởi bụi đất đỏ Bazan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân.

Ô nhiễm không khí sẽ trở nên trầm trọng hơn do bụi phát ra trong quá trình vận chuyển Alumin đến cảng biển, vận chuyển than và nguyên vật liệu ngược lại, cũng như phát thải do các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than ở các nhà máy Alumin.

Những thiệt hại về môi trường trong việc khai thác quặng bôxit là quá rõ ràng, những ảnh hưởng về môi trường và giao thông của vùng đất Tây Nguyên

Sau 20 năm, một lần nữa, dự án khai thác bo-xit vùng Tây Nguyên được lật lại, nhưng trong bối cảnh khác, với tham vọng lớn hơn, và nguy cơ về hiểm họa lớn hơn, khi vấn nạn về môi trường vẫn đang làm đau đầu cả hệ thống. Một câu hỏi được đặt ra là : Có thực sự cần thiết phải lấy tất cả những gì từ lòng đất lên, miễn nó là tài nguyên, để khai thác, làm giàu? Để từ đó phát sinh những hiểm họa khôn lường khó có thế khắc phục được.

Cuộc hội thảo khoa học về các dự án Bô-xít mới đây kết luận để triển khai các dự án Bô-xít cần có giải pháp quản lý, thực hiện chặt chẽ. Theo đó, chính phủ sẽ xem xét, đánh giá những hiệu quả kinh tế của các dự án.

PV

Share this post


Link to post
Share on other sites

Triển vọng bô-xít Tây Nguyên - Tìm hiểu tại chỗ

Thứ bảy, 11-04-2009

Posted Image

"Khai thác bô-xít ở Tây Nguyên hiện nay nếu hạch toán đủ, cầm chắc là sẽ lỗ lớn, để lại những hậu quả nghiêm trọng trên nhiều phương diện cho quốc gia, nhất là nước ta đất chật người đông, thiên tai có xu hướng ngày càng gia tăng. Dù khát vọng phát triển nhanh kinh tế đất nước đến đâu chăng nữa, không thể nóng vội và giản lược như cách làm bô-xít theo hai dự án nói trên." - Chuyên gia Nguyễn Trung nhận định về tình hình khai thác bô-xít ở Tây Nguyên sau chuyến đi thực tế.Trong những ngày từ 17 đến 23 tháng 12 năm 2008, tôi cùng với một nhóm anh em quan tâm đến vấn đề bô-xít đã cùng nhau đi 4 tỉnh Kontum, Gia Lai, Đắc Nông và Lâm Đồng để tìm hiểu tại chỗ vấn đề khai thác bô-xít. Chúng tôi đã đến hai nơi dự kiến sẽ là nhà máy chế biến alumina tại Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (tại Đắc Nông). Cả hai dự án nay do Trung Quốc xây dựng. Trong chuyến đi này chúng tôi đã gặp được lãnh đạo tỉnh, huyện, sở tài nguyên môi trường.

Dưới đây là những suy nghĩ của tôi sau chuyến đi này:

Vấn đề nước

Dự án Tân Rai nằm vùng các suối đầu nguồn cung cấp nước cho các sông La Ngà, Đồng Nai, là các nguồn nước chính của thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi và hồ Trị An. Dự án Nhân Cơ nằm vùng đầu nguồn suối Đăk R’Tih – nguồn nước chính của các nhà máy thủy điện nằm trên sông Sêprốc. Cả hai dự án alumina này, mỗi dự án cần khoảng 15 - 20 triệu m3 nước / năm, đều chưa có giải pháp thỏa đáng, lấy nước cho việc này thì lại mất hay thiếu nước cho yêu cầu tại chỗ cho dân sinh, trồng trọt và cho thủy điện.

Riêng cho dự án Nhân Cơ, vấn đề thiếu nước còn trầm trọng hơn, đến nỗi có ý kiến đề xuất phải tính đến việc xây dựng hệ thống lấy nước từ sông Đồng Nai dài hàng chục cây số bơm lên độ cao phải đạt là hơn 300m – nghĩa là hoàn toàn phi kinh tế và vì thế không khả thi.

Posted Image

Chè và cafe mọc rất tốt nơi sẽ bị bốc đi để khai thác bauxite. Ảnh: Nguyễn Trung

Vấn đề nước bùn

Nước bùn đỏ, được thải ra trong quá trình sơ chế alumina, còn đọng lại một lượng soude caustic đáng kể, có tác dụng ăn mòn và hủy diệt môi sinh. Với địa thế vùng thượng nguồn, dự án Tân Rai có nguy cơ gây ô nhiễm cho thủy điện Đàm Thuận – Đa Mi và hồ Trị An (nguồn nước chính của thủy điện Trị An và tỉnh Đồng Nai). Nước bùn đỏ của dự án Nhân Cơ có nguy cơ gây ô nhiễm các suối hồ trong vùng và nguồn nước cung cấp cho các thủy điện trên suối Đăk R’Tih.

Với công suất mỗi dự án là 300 – 600 nghìn tấn alumina/năm, ô nhiễm do hàng chục triệu m3 nước bùn đỏ/năm rất nguy hiểm và xử lý rất tốn kém; sự kiện Vedan không thấm tháp gì so với nguy cơ này.

Về hồ chứa bùn đỏ

Trong quá trình sơ chế alumina, bùn đỏ được tách ra từ quặng còn đọng lại một lượng soude caustic có tác dụng ăn mòn và hủy diệt môi sinh nơi chứa nó, có thể làm hỏng các mạch nước ngầm tại lòng hồ và môi sinh của các vùng chung quanh; phương pháp xử lý là phải chôn trong các hồ lớn rồi phủ lên một tầng đất đủ dầy, xong trồng cây lên trên để chống phong hóa. Nhưng đặc điểm tự nhiên của vùng có các hồ chứa bùn đỏ của 2 dự án này là có địa thế cao, gió lớn về mùa khô và mưa nhiều về mùa mưa (thường là gấp đôi lượng mưa trung bình của cả nước). Việc giữ cho hàng triệu tấn bùn đỏ năm này qua năm khác trong các hồ chứa không bị gió bốc bay đi lung tung hoặc không trôi xuống các vùng chung quanh sẽ rất tốn kém và nhiều rủi ro nghiêm trọng.

Chú ý, trong phòng thí nghiệm, tiến bộ công nghệ và khoa học kỹ thuật ngày nay hoàn toàn có khả năng xử lý vấn đề bùn đỏ và nước thải, được ứng dụng thành công phần nào trong thực tế ở quy mô nhỏ; tuy nhiên có hai vấn đề tồn tại lớn nan giải: (a) giá thành, (sự phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nơi có vấn đề phải xử lý. Vì vậy, đến nay chưa một nước nào trên thế giới có thể xử lý có hiệu quả thỏa đáng vấn đề bùn đỏ. Riêng nước Mỹ có tới 26.000 km sông suối bị ô nhiễm do khai thác mỏ chưa có cách gì giải quyết ở mức độ có thể chấp nhận được (Sheran – WME – Australia).

Một số công nghệ hóa học hiện đại nhất hiện nay trên thế giới – ví dụ công nghệ Bauxsol - cũng chưa cho lời giải thỏa mãn, chi phí rất cao, đồng thời phát sinh vấn đề mới. Tại Úc đã có nơi nhà chức trách phải đình chỉ việc thực hiện công nghệ Bauxsol để nghiên cứu thêm (mỏ bô-xít ở địa phương Skytop Mountain – xem: RedOrit Jan. 20-2006 - PATTON TOWNSHIP)...

Vì những lẽ này, và vì nhôm không phải là mặt hàng quý hiếm, nên không quốc gia nào trên thế giới coi bô-xít là khoáng sản chiến lược, không quốc gia nào dám chọn sản xuất nhôm làm chủ bài cho phát triển kinh tế. Cũng vì những lý do ô nhiễm, chỉ có 6% nhôm trên thế giới được sản xuất tại các vùng rừng nhiệt đới nhiều mưa, song thường là những nơi xa và thưa dân cư.

Đáng chú ý, vừa qua phía Trung Quốc và tập đoàn TKV đã tổ chức một đoàn của Lâm Đồng đến tham quan mỏ khai thác bô-xít Bình Quả/Quảng Tây – thủ đô công nghiệp nhôm của Trung Quốc, nơi quặng có hàm lượng 0,65 (của Tây Nguyên là >0,5). Một phó chủ tịch huyện tham gia đoàn về kể rằng những gì thấy được là tuyệt vời, song chính Bình Quả cũng thừa nhận chưa giải quyết được thỏa đáng vấn đề bùn đỏ.

Sắp tới sẽ có một đoàn như thế nữa cấp các Bộ và Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam đi thăm vùng mỏ khai thác bô-xít ở Bình Quả; thiết nghĩ nên đối chứng mỏ này với gần 100 mỏ bô-xít Trung Quốc đã đóng cửa gần đây (trong đó có một số mỏ ở vùng Hắc Long Giang, và các mỏ ở Hà Nam, ở Tịnh Tây / Quảng Tây) và những điều vừa nói trên về công nghệ Bauxsol.

Ngoài ra Tây Nguyên là vùng cao và có gió mạnh, cung đoạn vận tải quặng từ mỏ về nơi tuyển rửa trung bình là 5 - 10 km, về mùa khô bụi đỏ sẽ tác hại một diện tích lớn rừng và cây trồng ở gần, đồng thời hủy hoại cảnh quan. Xin nhớ đến các vùng “Quảng Ninh đen” năm này qua năm khác toàn một mầu đen vì khai thác than để có thể hình dung tác hại của bụi và bùn đỏ.

Posted Image

Đất khai thác bô-xít (để lầm phèn chua) sau khi hoàn thổ ở Bảo Lộc: Không loại cây nào mọc được ngoài keo tai tượng. Đây chỉ là nơi có quặng bô-xít được đào đi, rồi lấy đất lấp lại, không phải là nơi chứa bùn đỏ. Ảnh: Nguyễn Trung

Vấn đề năng lượng và vận tải

Chế biến alumina cần một lượng than theo tỷ lệ 1 tấn than / 1 tấn alumina. Như vậy, mỗi dự án cần khoảng 300-400 nghìn tấn than / năm trong giai đoạn đầu, gấp đôi trong giai đoạn sau. Lấy từ đâu tới và đi đường nào? Đồng thời cũng phải vận tải một khối lượng như thế alumina từ nhà máy xuống cảng biển.

Vận tải cho than và alumina của dự án Tân Rai dự kiến sẽ sử dụng giao thông đường bộ hiện có và sẽ xây cảng Kê Gà (Bình Thuận). Đường bộ hiện có rất khó cáng đáng thêm yêu cầu vận tải của dự án Tân Rai; cảng Kê Gà nếu được xây riêng cho alumina sẽ có thể tác động xấu đến môi trường du lịch của miền Trung.

Vấn đề vận tải của dự án Nhân Cơ còn nan giải hơn, chưa có phương án dứt khoát (tất cả mới chỉ là dự kiến), nếu sử dụng đường bộ thì phải đi về hướng Bà Rịa – Vũng Tàu, rất xa và sẽ lâm vào tình trạng tương tự như của Tân Rai, nếu làm đường sắt chuyên dụng Đắc Nông – Bình Thuận thì chuyên gia bên Bộ Giao thông vận tải ước tính cần khoảng 3 tỷ USD (tập đoàn Than & Khoáng sản “TKV” dự trù là 1,3 tỷ USD). Ngoài ra còn phải cộng thêm kinh phí xây dựng cảng Kê Gà do TKV dự toán khoảng 530 triệu USD, sẽ lấy tiền ở đâu?

Hơn thế nữa, xây một hệ thống đường vận tải và cảng như vậy chỉ để chuyên dụng cho sản xuất alumina là sự lãng phí cực kỳ to lớn, không một quốc gia nào dám làm, nhất là nước ta còn nghèo, đất chật, người đông. Hệ thống này, nếu muốn xây dựng, bắt buộc phải được kết hợp với phục vụ các mục đích dân sinh và kinh tế khác, rất tốn kém, quy hoạch và thiết kế đến bao giờ xong – trong khi nhà máy đã khởi công xây dựng?

Về thủy điện để luyện nhôm hoàn toàn không khả thi, vì chỉ để sản xuất 100 nghìn tấn nhôm / năm – tương thích với lượng nhôm nhập khẩu tiêu thụ trong nước một năm - cần một nhà máy thủy điện có công suất là 300 MW, nghĩa là tương đương với nhà máy thủy điện Trị An (gần 400 MW). Như vậy giá thành của nhôm sẽ vọt lên như thế nào? Lấy đâu ra 5 hay 10 nhà máy thủy điện Trị An ở vùng cao nguyên này để sản xuất mỗi năm tối thiểu là 0,5 đến 1 triệu tấn nhôm để có thể tham gia thị trường với tính cách là quốc gia xuất khẩu nhôm? Trong khi đó thị trường nhôm thế giới rất phong phú cho nhu cầu của nước ta, dồi dào, đủ mọi chủng loại.

Vấn đề hoàn thổ

Dự tính diện tích phải hoàn thổ nơi khai mỏ của cả hai dự án lên tới 3000 ha ở giai đoạn I và sẽ lên tới 6000 - 7000 ha ở giai đoạn hai. Có thể thấy trước: Sẽ rất tốn kém nếu muốn có lại đất đai có thể trồng trọt được, song dù làm được cũng sẽ là những vũng loang lổ khắp rừng núi, mặt bằng chỗ cao chỗ thấp và nói chung là sẽ bị hạ thấp, cảnh quan hoang tàn. Những nơi hoàn thổ cũng cần phải vài chục năm mới có thể trồng trọt được bình thường nếu làm tốt việc cải tạo đất sau khi hoàn thổ, song hầu như chỉ thích hợp cho loại cây họ bạch đàn.

Những điều vừa trình bầy, tôi rút ra từ thu thập thông tin trên thế giới và qua việc đến thăm mỏ khai thác bô-xít Bảo Lộc để sản xuất ra phèn chua trong chuyến đi này. Tại mỏ này cho thấy, sau 30 năm khai thác mới hoàn thổ được khoảng 2 ha trong tổng số 36 ha diện tích đã khai thác, rất tốn kém, chỉ thấy một loại cây keo tai tượng cao hơn một mét, hỏi được biết trồng các loại cây khác không sống được. Bài học về hoàn thổ trong việc khai thác than ở Quảng Ninh cho đến hôm nay vẫn là một ác mộng.

Vấn đề việc làm và các hệ quả

Tính toán cả hai dự án với khoảng 7000 ha rừng và đất sẽ tạo ra khoảng 3000 việc làm mới bên trong nhà máy và các khu mỏ, đương nhiên chủ yếu là lao động cơ bắp. Các lãnh đạo địa phương cho rằng giỏi lắm sẽ chỉ có vài phần trăm trong tổng số 3000 này là con em các dân tộc ít người, lẽ đơn giản là họ không thích hợp và không muốn loại lao động này. Như vậy vấn đề việc làm cho Tây Nguyên, nhất là cho người lao động của các dân tộc ít người hầu như không giải quyết được, trong khi đó đất và rừng dành cho đồng bào các dân tộc ngày càng thu hẹp vì khai thác bô-xít, đời sống của họ sẽ ngày càng thêm khó khăn.

Thử làm các bài toán kinh tế về mọi phương diện có liên quan đến việc 7000 ha rừng và đất sẽ phải biến mất để nhường chỗ cho khai các mỏ bô-xít và chỉ giúp cho 3000 người có việc làm! Cũng một diện tích như thế lớp đất bồi bề mặt phải hàng triệu năm tự nhiên mới tạo ra được sẽ bị bốc đi để khai thác bô-xít, bao giờ hoàn lại được?!

Báo chí nói riêng dự án Tân Rai dự kiến tạo ra 16.000 việc làm, có thể là như vậy. Song càng nhiều việc làm ở mỏ đồng nghĩa với càng nhiều lao động thủ công trong khai thác, hệ quả xâm phạm môi trường tự nhiên càng lớn.

Không phải ngẫu nhiên vào những năm 1980 Liên Xô và khối SEV hồi ấy đã khuyên Việt Nam không nên khai thác bô-xít ở vùng này.

Về vấn đề đất và rừng vốn nhạy cảm đối với đồng bào các dân tộc ít người ở Tây Nguyên, phụ họa thêm vào đó là tác động của những yếu kém và bất cập của các chính sách và của bộ máy hành chính. Qua việc khai thác bô-xít, những vấn đề nhạy cảm này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, tích tụ thêm những căng thẳng mới dễ gây mất ổn định – thậm chí có thể rất nguy hiểm, rất thuận lợi cho sự can thiệp từ mọi phía bên ngoài.

Khỏi phải nói những hệ quả về văn hóa, xã hội đối với đồng bào các dân tộc ít người Tây Nguyên sẽ là trầm trọng.

Hai dự án sẽ tạo thêm việc làm cho khoảng 10 nghìn người bên ngoài hàng rào khu mỏ và nhà máy; song đấy là những công việc dịch vụ dân sinh, chủ yếu sẽ rơi vào tay người kinh; người các dân tộc ít người hầu như không được lợi gì, mà chỉ có thể bị tác hại thêm do những tệ nạn xã hội sẽ phát sinh.

Có tin nói sẽ có khoảng 1400 - 1500 người Trung Quốc vào xây dựng cho mỗi dự án, số đông là lao động chân tay. Việc quản lý một số lượng đông như vậy tại vùng cao này thật không đơn giản.

Đến nay chưa một nước nào trên thế giới có thể xử lý có hiệu quả thỏa đáng vấn đề bùn đỏ. Ảnh: clpccd.cc.ca.us

Kết luận

1. Khai thác bô-xít ở Tây Nguyên hiện nay nếu hạch toán đủ, cầm chắc là sẽ lỗ lớn, để lại những hậu quả nghiêm trọng trên nhiều phương diện cho quốc gia, nhất là nước ta đất chật người đông, thiên tai có xu hướng ngày càng gia tăng. Nếu đem nguồn vốn của ta bỏ vào hai dự án này, và nếu có chính sách đầu tư và bộ máy thực hiện tốt, hoàn toàn có khả năng phát triển Tây Nguyên xanh bền vững, tránh được mọi hiểm họa do khai thác bô-xít, tăng thêm giàu có cho đất nước, đem lại hài hòa dân tộc, và an ninh quốc gia được tăng cường.

2. Rất tiếc là hai dự án bô-xít với nhiều hệ lụy nghiêm trọng như vậy lại không được khảo sát với sự cẩn trọng đúng mức, đã thế lại triển khai theo quy trình lộn ngược, bây giờ lâm vào tình trạng “ván đã đóng thuyền”, rất khó cho đất nước. Trong khi đó, nhiều lãnh đạo cấp tỉnh tỏ ra rất phấn khởi – đơn giản là tin rằng mọi chuyện “đã có Trung ương và tập đoàn TKV lo toan và tính toán hết rồi, không có gì phải lo...”, có bô-xít GDP của tỉnh sẽ tăng, có thêm tỷ trọng cơ cấu kinh tế là công nghiệp, có thêm nguồn thu nhập cho ngân sách tỉnh là thuế tài nguyên, ngoài ra có thêm một số nguồn thu nhỏ khác...

3. Dự án alumina Tân Rai có nguy cơ triệt tiêu khả năng Bảo Lộc có thể trở thành một Đà Lạt 2 và tác hại nhiều tiềm năng phong phú khác đang được phát huy của địa phương này.

4. Dự án alumina Nhân Cơ – được lập luận với lý do đất Đắc Nông xấu không thể làm gì khác ngoài bô-xít có lẽ không xác đáng. Thực tế cho thấy đất Đắc Nông chỉ xấu hơn so với các tỉnh Tây Nguyên lân cận, song vẫn là vùng đất giàu, nếu có hệ thống thủy lợi nhỏ giải quyết tốt vấn đề nước. (Một lãnh đạo tỉnh cho rằng nếu Đắc Nông mỗi năm được đầu tư khoảng 30 – 40 triệu USD riêng cho việc xây dựng hệ thống các hồ nhỏ làm thủy lợi cho rừng và vườn, chỉ trong vòng 5 năm sẽ có một Đắc Nông khác).

5. Công nghiệp bô-xít như đang làm theo 2 dự án này có nguy cơ tác động xấu đến toàn ngành du lịch Việt Nam, hủy hoại nhiều tiềm năng to lớn của Tây Nguyên. Trong khi đó hàng trăm nghìn ha rừng kiệt ở Tây Nguyên nằm chờ các chính sách và thể chế đúng đủ sức hấp dẫn sự đầu tư mang lại một Tây Nguyên xanh giàu có cho chính mình và cho cả nước.

6. Hiện nay các nước phát triển trên thế giới tìm mọi đường phát triển “kinh tế các-bon thấp”, kinh tế tri thức, họ đạt được nhiều thành tựu kinh ngạc. Một số nước đang phát triển đang vận dụng có hiệu quả kinh nhiệm này. Là nước đi sau, vì sao Việt Nam cứ phải ngày càng đi sâu mãi vào công nghiệp thượng nguồn, hiện nay là các dự án đồ sộ về quặng sắt và thép, rồi đây thêm quặng sơ chế alumina hầu như chỉ bán được cho một người mua.., tất cả chẳng lẽ chỉ để kéo dài thêm nữa sự tụt hậu của mình?

7. Mọi hệ quả kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường sẽ xảy ra trong quá trình thực hiện hai dự án này ở vùng nhạy cảm Tây Nguyên sẽ tăng thêm nguy cơ uy hiếp an ninh và sự ổn định chính trị của Tây Nguyên, mà cũng có nghĩa là của cả nước.

Qua tìm hiểu sơ bộ trong chuyến đi Tây Nguyên, riêng tôi càng thấm thía: Dù khát vọng phát triển nhanh kinh tế đất nước đến đâu chăng nữa, không thể nóng vội và giản lược như cách làm bô-xít theo hai dự án nói trên. Tôi nghĩ cách làm như thế là nóng vội, chỉ chứa đựng rủi ro và cầm chắc thất bại lâu dài cho cả nước. Cơm không ăn, gạo còn đó, không vội gì phải phá rừng núi ngay bây giờ để lấy đi tài nguyên không tái tạo được với những cái giá phải trả rất đắt, khả năng xử lý các hệ quả lại ngoài tầm với.

Một khi nước ta có kết cấu hạ tầng và năng lực quản trị quốc gia tốt hơn, giá trị mọi tài nguyên sẽ càng tăng lên gấp bội; trong khi đó triển vọng phát triển Tây Nguyên xanh và bền vững trong tầm tay, biết bao nhiêu lợi thế nước đi sau cho phép nước ta đi lên một quốc gia phát triển hiện đại không được khai thác. Đương nhiên, con đường phát huy lợi thế nước đi sau và phát triển bền vững để sớm trở thành quốc gia hiện đại đòi hỏi sự nỗ lực nghiêm túc và nghiêm khắc hơn nhiều lần về mọi phương diện đối với con người và bộ máy làm việc trong hệ thống chính trị của nước ta. Đây chính là cái đất nước đang cần, cái đất nước đang thiếu.

Nguyễn Trung

Kinh nghiệm từ nước Australia

Ông Nguyễn Đức Hiệp, chuyên gia môi trường tại Australia. Australia hiện đứng đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất nhôm, nhưng cũng là nơi cư dân có nhận thức cao về bảo vệ môi trường nhận định: Nhà máy luyện nhôm phải tốn rất nhiều điện để điện phân. Trong quá trình sản xuất nhôm thải ra một chất gọi là "bùn đỏ" rất độc hại và không phân huỷ theo thời gian. Trong quá trình luyện nhôm phải có một hồ chứa để chứa bùn đỏ. Hợp chất này nếu không bảo quản tốt có thể tràn lan ra ngoài làm ô nhiễm nguồn nước, sông ngòi.

- Những nhà máy luyện nhôm ở Australia, chẳng hạn như do các công ty Trung Quốc dự tính hoạt động, có thể tạo ra các phản ứng từ xã hội không?

Hiện nay Australia là nước sản xuất nhôm lớn nhất thế giới. Thường các nhà máy luyện nhôm ở khá xa khu dân cư, ít tác hại tới môi trường. Luyện nhôm chỉ thích hợp với các nước lớn, có đất rộng để xây nhà máy xa khu dân cư, xa các đô thị và có chỗ bảo quản các chất thải do nhà máy luyện nhôm tạo ra. Vừa rồi công ty Tranco của Trung Quốc được khai thác bôxit khá gần rừng quốc gia của Australia đã bị một số tổ chức lên án.

- Đối với trường hợp sản xuất nhôm của Việt Nam ở Tây Nguyên, theo anh thì như thế nào?

Theo tôi đặt nhà máy luyện nhôm của Việt Nam ở Đăk Nông không khả thi lắm. Thứ nhất là phải phá rừng để xây nhà máy. Thứ hai là không tìm được chỗ thích hợp để chứa bùn đỏ.

- Người ta nói hiện nay Trung Quốc xuất khẩu ô nhiễm, anh có thành ý kiến đó không?

Đúng như vậy. Do luyện nhôm tốn điện, do luật bảo vệ môi trường gắt gao nên các công ty Trung Quốc đang tìm cách chuyển các nhà máy luyện nhôm sang các nước nhỏ như Việt Nam, nơi nhân công rẻ và luật môi trường cũng có nhưng thực thi rất là yếu. Đó là lí do tại sao công ty luyện nhôm Tranco của Trung Quốc ngoài đầu tư vào Australia còn nhòm ngó Việt Nam. Luyện nhôm ở Trung Quốc đã làm hại môi trường rất lớn, nên họ chuyển ra nước ngoài. Vì thế Việt Nam không nên nhìn vào mối lợi kinh tế trước mắt mà bị hại rất lớn về sau. Do trước đây không chú ý nên hiện nay Trung Quốc đang cực khổ vì môi trường bị phá huỷ trầm trọng. Vì vậy họ đang có ý đồ xuất khẩu ô nhiễm sang nước khác.

(Theo RFI - Pháp)

Nguồn tinTuần Việt Nam

Share this post


Link to post
Share on other sites

TKV: "Làm bô-xít hiệu quả hay không, chờ thực tế mới biết"

13/04/2009 12:19 (GMT + 7)

(TuanVietNam) - Trong khi Chủ tịch HĐQT Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam Đoàn Văn Kiển khẳng định dự án bô-xít đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường và cam kết chỉ thuê chuyên gia kĩ thuật thì lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng cho biết, vừa rồi, nhà thầu Chalco đã có vi phạm, đưa lao động giản đơn sang làm việc ở Việt Nam, trong đó có 20 người sử dụng visa du lịch.

Bên lề cuộc hội thảo bô-xít vừa diễn ra tại Hà Nội, Tuần Việt Nam có cuộc trao đổi với Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Than và khoáng sản Việt Nam (TKV), ông Đoàn Văn Kiển:

Có tài nguyên thì cần khai thác!”

Posted Image

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam Đoàn Văn Kiển

- TKV đã theo đuổi dự án bô-xít bao lâu, thưa ông?

Thực ra, dự án Tân Rai đã được chuẩn bị đầu tư từ thời kỳ kế hoạch 5 năm 1996-2000. Đến giai đoạn 2001-2005, Tổng công ty khoáng sản chuẩn bị đầu tư. Dự án đã phải bàn đi, tính lại, có sự tham gia của tư vấn Pháp về nghiên cứu khả thi.

Đến khi Tổng công ty khoáng sản nhập vào TKV theo quyết định ngày 26/2/2005, chúng tôi tiếp nhận dự án Tân Rai.

- Nghĩa là chuẩn bị hơn 10 năm, nhưng vì sao phải đến thời điểm này mới thực hiện?

Vì không đủ tiềm lực.

- Hơn 10 năm chuẩn bị, tại sao dự án không được công bố rộng rãi?

Đó không phải là việc của tôi. Trước đó, tôi có liên quan đâu, làm sao tôi trả lời(?!)

- Ông có thể chứng minh tính cấp bách, tính cần thiết thực hiện dự án này?

Không có nhiều thời giờ đi chứng minh tính cấp bách. Đất nước này có tài nguyên, cần phải khai thác, và nếu khai thác có hiệu quả cho kinh tế, xã hội, và bảo vệ được môi trường, giúp được cho địa phương phát triển, bớt nghèo cho dân thì tại sao không làm?

Xã hội dân chủ, mỗi người có ý kiến riêng. Là nhà đầu tư, chúng tôi có quan điểm của chúng tôi.

Quan điểm của TKV là phát triển một cách hài hoà các lợi ích đó. Khi đạt được như vậy và thấy được hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường thì mới làm, và chúng tôi cố sức để làm.

Hiệu quả hay không, phải chờ thực tế làm mới biết!

Quyết định chuyện hệ trọng: bô-xít Tây Nguyên rất khó. Khó nhất là thay đổi tư duy phát triển. Xem bô xít là cú đấm của nền kinh tế, nhưng đất nước có thực sự mạnh qua cú đấm này không? Không chỉ hợp tác với quốc tế, mà phải hỏi, qua việc hợp tác này, bao giờ TKV sẽ có công nghệ cho Việt Nam?

Việc quyết định phụ thuộc vào sự nhạy cảm của nhà chính trị và cái tâm của người đề xuất.

Nếu chỉ lấy phát triển kinh tế là chính là không được. Nhiều nước trên thế giới cũng phát triển theo kiểu của Việt Nam: phát triển trước, môi trường sau. Ta phải thông cảm với Chính phủ nhưng cũng đã đến lúc cần dừng tư duy đó. Có như thế mới có thể giải quyết được bài toán tăng trưởng bền vững.

- Gs. Phạm Duy Hiển.

- Sau hội thảo, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo, nếu lỗ thì sẽ không làm bô-xít Tây Nguyên. Trong khi đó, hiện vẫn còn nhiều ý kiến quan ngại về hiệu quả kinh tế của hai dự án Tân Rai và Nhân Cơ. Là chủ đầu tư, TKV có tin hai dự án này sẽ lãi?

3 mục tiêu của các dự án bô-xít là: hiệu quả, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế xã hội địa phương. Cả ba lợi ích này đều phải được đảm bảo.

Về hiệu quả kinh tế, nếu dự án nếu không hiệu quả, làm sao chúng tôi đầu tư? Người nói dự án không hiệu quả chỉ là ý kiến cá nhân, chúng tôi sẽ ghi nhận để kiểm tra lại quan điểm của TKV.

Cũng phải nói rõ thêm, là chủ đầu tư, chúng tôi phải tính mọi khía cạnh, phù hợp với luật pháp, tiêu chuẩn quốc gia, và hướng tới tiêu chuẩn quốc tế. Chúng tôi không thể làm dự án một cách hồ đồ.

Hai là, vốn huy động cho các dự án từ 680 đến 900 triệu USD, chỉ 30% là vốn chủ sở hữu TKV bỏ ra. Còn 70% phải đi vay. Trong thời buổi khủng hoảng này, vay đâu có dễ. Các ngân hàng trong nước, nước ngoài đều phải kiểm toán, thẩm định các dự án mới cho vay. Chúng tôi đi vay cũng không có bảo lãnh của Chính phủ, Bộ Tài chính.

Hơn nữa, những tính toán này là cho cả đời dự án 30 - 50 năm, trên cơ sở dự báo thị trường tương lai. Năm nào đó, thị trường xuống, dự án không hiệu quả cũng là chuyện thường. Cũng sẽ có năm giá nhảy vọt, mình thu lãi nhiều hơn.

Lịch sử phát triển công nghiệp của Việt Nam cho thấy, nhiều dự án được cho là không hiệu quả, các nhà đầu tư tính toán vẫn thấy lãi, Chính phủ đồng ý làm và đến nay nó đã chứng minh hiệu quả.

Lỗ hay lãi bây giờ chỉ là dự đoán. Chúng tôi nói có lãi, các nhà khoa học bảo không. Khoa học và thực tế bao giờ cũng là 50:50. Vậy thì tốt nhất hãy làm đi, rồi mới kiểm nghiệm được. Thực tế sẽ trả lời.

Posted Image

Tàu vận chuyển bô-xít. Ảnh: trashiitreasure.com

- TS. Nguyễn Văn Ban, nguyên Trưởng ban Nhôm của TKV chỉ rõ, hiện nay, TKV đang tính toán chi phí đầu tư trên cơ sở nhiều chi phí thấp hơn thực tế: phí môi trường, thuế xuất khẩu...?

Nói thế không đúng. Dự án đang trong quá trình kiểm toán lại theo điều kiện hiện nay. Những số liệu đó chưa phải là báo cáo cuối cùng.

Không thể chỉ căn cứ vào vài tiểu tiết để đưa kết luận. Quan điểm của TKV là phải nhìn vào cả đời dự án, nhìn tương lai để tính toán các kịch bản khác nhau. Chúng tôi đều phải tính toán, khảo sát các phương án để đi đến kết luận.

“Muốn ăn thì lăn vào bếp”

Posted Image

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải: "Không thể phát triển bô-xít bằng mọi giá... Nếu lỗ thì nhất định không làm". Ảnh: Giang VT

-

Liên quan đến bài toán vận tải, nhiều chuyên gia đã phản biện phương án đường sắt quá tốn kém và không khả thi về hiệu quả kinh tế - xã hội. Vậy con số dự kiến 3,1 tỷ USD đầu tư cho đường sắt sẽ lấy từ nguồn nào, thưa ông? Liệu TKV có đủ tiền để làm?

Các cụ dạy: muốn ăn thì lăn vào bếp. Không có cái gì là miễn phí cả.

Đường sắt là cho cả một quy hoạch phát triển Đắk Nông và Lâm Đồng. Chúng tôi dự kiến xây đường sắt khổ 1,43 m và sẽ nối thẳng sang Campuchia. (xem thêm: Mong Quốc hội quan tâm đến Quy hoạch phát triển đường sắt) Bên phía Campuchia đã có sẵn các nhà máy luyện alumina. Như vậy, đường sắt này không chỉ dùng cho công nghiệp nhôm mà còn phục vụ cho việc phát triển vùng tam giác Việt Nam - Campuchia - Lào.

Vốn làm đường sắt có thể Chính phủ sẽ huy động từ nguồn ODA. Phần còn lại, các nhà đầu tư phải huy động.

Khi dự án phát triển, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ làm. Họ cam kết, nếu chúng ta đồng ý cho họ làm, thì họ sẽ cùng đầu tư đường sắt.

TKV tính, nếu người nước ngoài không cùng làm đường sắt thì mình vẫn phải làm. Chính phủ sẽ có chính sách nào đó để làm.

Vốn chủ sở hữu phải lấy được từ nguồn lãi khai thác quặng. TKV còn nhiều nguồn khai thác khác như than...Chúng tôi có thể dành phần lãi tại thời điểm nào đó để phát triển.

Không phải cứ nhà thầu Trung Quốc là công nghệ thấp

"Có đáng vì hai dự án nhỏ mà mất đồng thuận xã hội? Đi tới đâu người dân cũng bàn về bô xít với những quan ngại.

Lịch sử không có chữ nếu. Trách nhiệm đặt lên vai Chính phủ, DN và nhà khoa học để có được chương trình mang lại lợi ích cho tất cả các bên và đảm bảo lợi ích quốc gia” – Ts. Phạm Bích San.

- Nhiều người quan ngại về sử dụng công nghệ của nhà thầu Trung Quốc. Ông nghĩ sao?

Nói công nghệ Trung Quốc áp dụng cho chúng ta là công nghệ thấp, dư quặng trong phế thải rất nhiều là một nhận xét hồ đồ. Báo cáo đánh giá tính khả thi của chúng tôi là do bên Pháp làm, không phải Trung Quốc.

Công nghệ làm alumina là công nghệ gốc của Bayer, có từ cuối thế kỷ trước. Các công ty nhôm lớn trên thế giới, ngành công nghiệp nhôm đã có từ lâu nay rồi, như công ty Alcoa của Mỹ, Russal của Nga, BHPB của Anh...

Sau này, Trung Quốc phát triển và làm có hiệu quả. Nhập công nghệ về, các công ty của Trung Quốc đã sáng tạo thêm từ công nghệ nguồn Bayer.

- Vậy tại sao Chalco lại được chọn?

Phải nói thẳng, số nhà thầu dự không nhiều. Không phải công ty nào sản xuất alumina nào họ cũng tham gia. Alcoa (Mỹ), Russal (Nga) có chính sách riêng, chỉ đầu tư chứ không bao giờ đi dự thầu.

Công nghệ mà các nhà thầu chào thì giống nhau. Cuối cùng chỉ còn lại các nhà thầu của Trung Quốc.

Chalco được chọn vì họ đưa mức giá cạnh tranh; họ dầy dặn kinh nghiệm, và họ đã có nhiều chục năm phát triển ngành công nghiệp nhôm của Trung Quốc.

Posted Image

Hội thảo bô-xít Tây Nguyên. Ảnh: GiangVT

- Thế nhưng chỉ dự án Tân Rai có đấu thầu quốc tế còn dự án Nhân Cơ là chỉ định thầu. Tại sao lại có chuyện như vậy?

Nhà máy Nhân Cơ cũng đấu thầu quốc tế, nhưng lúc đó là đấu thầu với công suất 300 nghìn tấn alumina/năm.

Sau đó, TKV thấy rằng, nếu hai nhà máy cùng công suất sẽ dễ quản lý hơn. Vì thế, chúng tôi kiến nghị Chính phủ tăng công suất của Nhân Cơ lên 600,000 tấn, bằng Tân Rai.

TKV đã xin phép trên cơ sở kết quả đấu thầu quốc tế của Tân Rai để chọn nhà thầu Chalco cho Nhân Cơ. Chính phủ đã chấp nhận lựa chọn này.

- Thế nhưng, khi đấu thầu Chalco đưa con số chào 323 triệu USD, đến khi ký hợp đồng với TKV lại ghi là hơn 466,29 triệu. Lý do là gì?

Thời gian nộp hồ sơ thầu và xét thầu là khác nhau. Đó là khoảng thời gian lạm phát cao, tỷ giá giữa các đồng ngoại tệ với nhau thay đổi, nên tất cả các tính toán phải điều chỉnh. Chúng tôi đã báo cáo các bộ thẩm định và Chính phủ có ý kiến xử lý điều chỉnh.

Chỉ thuê chuyên gia kĩ thuật nước ngoài

500 nhân công Trung Quốc đã vào dự án Tân Rai

Vừa rồi, nhà thầu Chalco đã có vi phạm, đưa lao động giản đơn sang làm việc ở Việt Nam, trong đó có 20 người sử dụng visa du lịch.

Rất nhiều người sang nhưng không đăng kí với chính quyền địa phương. Tỉnh đã làm việc với nhà thầu và TKV và đang có sự điều chỉnh.

Ở Tân Rai, hiện có hơn 700 lao động đang làm việc trên công trường, trong đó có 500 lao động người Trung Quốc, 200 lao động Việt Nam và hơn 10 người nước khác làm giám sát công trình.

- Phạm Sĩ Sơn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng

- Với 6 nhà máy bô-xít, TKV dự định sẽ có bao nhiêu công nhân?

Phải nói rõ hiện chỉ có 2 nhà máy. Các nhà máy khác phải chờ có đường sắt. Không thể cùng lúc làm 6 nhà máy được.

Hai nhà máy theo kế hoạch ban đầu là vận chuyển bằng đường ống, còn các dự án khác phải có đường sắt và phải chuẩn bị làm đường sắt Tây Nguyên.

Về công nhân, lúc đông nhất trên công trường là khoảng hơn 2.000 người, cả của nhà thầu nước ngoài lẫn nhà thầu trong nước, trong vòng 2 năm.

- Người nước ngoài làm việc cho các dự án thì sao, thưa ông?

Khi vận hành nhà máy thì không có người nước ngoài. Có người nước ngoài là trong quá trình xây dựng của nhà thầu. Theo pháp luật, họ được vào.

Chủ trương của TKV là: nếu có thuê thì chúng tôi thuê chuyên gia, còn tất cả là người Việt Nam. Người địa phương không đủ nguồn lực thì chúng tôi sẽ chuyển từ nơi khác đến nữa. Đội ngũ nòng cốt là từ Quảng Ninh vào. Bây giờ chúng tôi đang đào tạo đội ngũ con em địa phương. Chúng tôi ý thức sâu sắc chuyện này chứ! - Hiện nay có thông tin rằng các công nhân Trung Quốc đã vào Tân Rai, trong đó có lao động phổ thông và nhập cảnh bằng đường visa du lịch?

Đúng là có chuyện đó. Hiện Tân Rai có 300 công nhân Trung Quốc đã vào làm việc. Trong đó, đã phát hiện một số trường hợp dùng visa du lịch. Chúng tôi đã kịp thời phát hiện và yêu cầu nhà thầu làm nghiêm.

Về việc có lao động phổ thông, TKV chủ trương chỉ thuê chuyên gia kĩ thuật nước ngoài. Lao động phổ thông phải dùng nhân công trong nước.

Tuy nhiên, thực tế, có những việc thuê lao động Việt Nam nhưng không làm được, buộc nhà thầu phải đưa lao động Trung Quốc sang. Ví dụ, để đào giếng bề rộng 1 mét, ở độ sâu 30 mét, người Việt không làm được, đã phải điều lao động từ Trung Quốc sang.

Hàng vạn công nhân Trung Quốc đã vào Việt Nam

Trong cuộc toạ đàm về kích cầu xây dựng ngày 27-3 do Tổng hội Xây dựng VN tổ chức, ông Trần Ngọc Hùng - chủ tịch Tổng hội Xây dựng VN - khẳng định các nhà thầu VN đang rất lo vì thực tế cho thấy các dự án lớn khi đem ra đấu thầu hầu như đều rơi vào tay các nhà thầu nước ngoài. Ông Hùng cho biết các nhà thầu Trung Quốc đang thắng thầu rất nhiều công trình trọng điểm về điện, ximăng, hóa chất...

Đáng quan tâm là các nhà thầu Trung Quốc thường đem theo hàng ngàn công nhân và đem cả thiết bị của họ sang, trong khi những thiết bị đó VN hoàn toàn có thể sản xuất được”...

Vừa đi cùng Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đến thăm một công trình xây dựng nhiệt điện ở Quảng Ninh, ông Nguyễn Công Lục - vụ trưởng Vụ Kinh tế ngành, Văn phòng Chính phủ - công nhận “một công trình nhưng công nhân Trung Quốc sang tới hơn 2.000 người”.

Trong khi đó, ông Trần Văn Huynh - chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng VN cho biết: Đặc trưng của nhà thầu Trung Quốc là họ không thuê nhân công VN mà đem người sang, có thể bằng cả đường du lịch rồi ở lại. (Theo Tuổi Trẻ - ngày 28/3/2009)

  • Trường Minh - Loan Anh (thực hiện)
BÀI LIÊN QUAN

Hiệu ứng của phản biện về bô-xít Tây Nguyên

Logic đằng sau việc nhập khẩu bô-xít ồ ạt của Trung Quốc

Triển vọng bô-xít Tây Nguyên - Tìm hiểu tại chỗ

Bô-xít và hệ lụy môi trường ở Trung Quốc

Khai thác bô-xít Tây Nguyên và bài toán về sự đánh đổi

Khai thác Bô-xít: Lợi ích kinh tế, hậu quả môi trường

Cái giá văn hoá-xã hội-chính trị của các đại dự án bô-xít

Đại kế hoạch bô-xít: Lợi ích trước mắt, nguy cơ lâu dài

Share this post


Link to post
Share on other sites
Guest
Chủ đề này hiện đang đóng.