wildlavender

Truyền thuyết về Kỳ Hươu

25 bài viết trong chủ đề này

Truyền thuyết về Kỳ Hươu - Tản mạn Phong thủy, Lịch sử Ở Trung Quốc , người ta rất quan trọng phong thủy, có thể thấy ở bất kì công trình xây dựng này. Trung Quốc có 3 linh vật rất được sùng bái, có tác dụng đem lại tài vật , bảo vệ gia trạch , trấn trạch cho những nơi nào phong thủy không tốt, hóa giải mọi điều bất lợi.

Đó là 3 linh thú : Sư tử, Kỳ Lân, Kỳ Hươu. Đến đây mọi người thấy rằng đã nhìn thấy rất nhiều tượng đôi sư tử đá tại nhiều công trinh của Trung Quốc từ cổ chí kim đúng không

Sư tử đá thì ai cũng biết và nhìn thấy rồi nên không bàn đến. Còn Kỳ Lân thì tượng trưng cho người quân tử, vì vậy hợp với giới quan chức, làm chính trị.

Xin nói nhiều đến Kỳ Hươu : Là linh thú thứ 3, đây là 1 con vật trong truyền thuyết ( ở VN gọi là Tỳ Hưu hoặc Thiên Lộc ), con thú này chỉ ăn tiền, vàng bạc châu báu, nhưng lại không có hậu môn nên chỉ kiếm tiền và tích lũy, không hề thải ra, vì vậy nên cực kì hợp với người làm kinh doanh, buôn bán, và nó rất hung dữ nên dùng để trấn trạch trừ tà . Nếu đến Bắc Kinh, mọi người nên đến tham quan Ngân hàng Trung Quốc, ở đây là một ví dụ về phong thủy, trấn trạch và đặt kỳ hươu.

Ở Lầu Đức Thắng Môn ( lầu phong thủy ) Bắc Kinh có đặt một con Kỳ Hươu bằng đá trắng, có niên thọ gần 600 năm rồi, trong lịch sử, mỗi lần hoàng đế Mãn Thanh duyệt binh ra trận đều ở đến thỉnh kỳ hươu bảo hộ ( cờ xuất trận của Hoàng đế Mãn Thanh có thêu hình Kỳ Hươu ở đuôi cờ. trong lịch sử 600 năm của Kỳ hươu tại lầu Đức Thắng môn, có 2 sự kiện lớn : vua Sùng Chinh mất nhà Minh về tay nhà Thanh do bị gián điệp của Mãn Châu lừa xoay ngược lại hướng của Kỳ Hươu. Năm 1989 trong quá trình trùng tu lầu Đức Thắng, do sơ ý nên công nhân đã làm đổ con Kỳ Hươu này và bị mẻ 1 miếng lớn ở cánh, và năm 89 đã xảy ra 1 biến cố chính trị rúng động toàn nước Trung Hoa, đó là biến cố Thiên An Môn.

Kỳ Hươu có 1 đặc điểm, đó là luôn luôn hướng ra cửa, đuôi hướng vào trong thì mới chiêu tài, trấn trạch được, còn ngược lại sẽ đem tai họa đến nhà. Các cassino tại macao và 1 số cassino trên thế giới đều đến thỉnh kì hươu đem về trấn , có lẽ vì thế nên có ai đem được tiền từ đấy về đâu. 1 Khách sạn lớn tại Sài Gòn đã thỉnh 1 đôi Kỳ Hươu lớn về đặt tại KS trị giá > 3 tỷ đồng, và luôn thuê 2 vệ sỹ để bảo vệ không cho ai được sờ vào, vì nếu ai sờ vào Kỳ Hươu của bạn, có nghĩa là người ta sẽ đem mất lộc của bạn do Kỳ Hươu đam lại đi mất.

Kỳ Hươu luôn phải chế tác bằng vật liệu quý như ngọc, vàng. Nếu chế tạo bằng vật liệu rẻ tiền thì sẽ phản tác dung. sau khi chế tác xong, người ta phải đưa Kỳ Hươu vào lầu phong thủy đặt tối thiểu 5 năm để tích tụ tinh hoa của trời đất, đủ hạn kỳ thì mới có thể làm lễ khai quang điểm nhãn cho nó, sau đó chúng ta mới có thể thỉnh về được, còn không thì cũng chỉ là 1 vật lưu niêm thông thường. Sau khi tích tụ đủ linh khí, con kỳ Hươu sẽ được khắc chữ " Vân " vào dưới bụng.

Nhờ cơ duyên, em đã thỉnh được 1 đôi kỳ Hươu, 1 con bằng bạch ngọc em để ở nhà để trấn trạch ( nhà em cũng phạm phong thủy- mệnh hợp Đông tứ trạch mà nhà em lại hướng Tây tứ trạch ), 1 con bằng bích ngọc em đặt tại phòng làm việc công ty, nói thật các bác tin không, từ hôm em thỉnh về đặt tại Cty & nhà riêng, em thấy mọi công việc đều tốt lên rất nhiều.

Em up hình con Kỳ Hươu bằng bích ngọc lên cho mọi người xem nhé.

Nếu ai không tin về lĩnh vực này thì hãy coi như đọc một mẩu chuyện mà thôi, còn ai muốn tìm hiểu, em sẽ rất vui được chia sẻ ạ

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

http://img218.imageshack.us/img218/6319/dsc00497se0.jpg

Posted Image

Posted Image

Mỗi nơi đặt tên nó 1 khác, theo khẩu âm ở địa phương. Ngày xưa thời còn chế độ phong kiến, con Kỳ hươu đặc biệt được yêu chuộng vào thời Minh và Thanh. Nó là con vật biểu tượng cho giai cấp vua quan. Nếu dân thường mà thỉnh Kỳ hươu thì sẽ phạm vào tội diệt tộc. Các triều đại nhà Thanh, vì cấm dân chúng sử dụng kỳ hươu để trấn trạch, sợ ảnh hưởng đến long mạch đế vương của mình nên đã đổi tên là Thao Thiết ( đấy là em phiên âm ra tiếng Việt chứ chữ Hán của em 1 chữ không cần bẻ đôi em cũng ứ biết nó là chữ gì Posted Image ) Và như thế sau một vài trăm năm, dân chúng đã quên đi con Kỳ hươu này, vì vậy vào những triều đại cuối cùng của nhà Thanh, kỳ hươu chỉ xuất hiện trong Tử Cấm thành, Di Hòa Viên, và trong phủ của Hòa Thân ( Cúng Vương Phủ ) mà thôi. Còn trong dân gian chỉ còn lại các hình ảnh sư tử đá và kỳ lân mà thôi. Có lẽ vào triều đại Mãn Thanh, hình tượng Kỳ Hươu chỉ đứng sau hình tượng Rồng của hoàng đế mà thôi. Trước khi Thanh binh nhập quan ải tiến chiếm giang sơn Đại Minh ( hồi đó còn là Mãn Châu - tộc Nữ Chân dòng Đại Kim ) đã nghiên cứu rất kĩ về văn hóa, phong thủy, biết rằng nhà Đại Minh long mạch đế vương còn thịnh lắm, nếu không phá được phong thủy của Bắc Kinh thì không thể nào chiếm chọn Trung nguyên được, mà có chiếm được cũng không thể giữ được vì Trung Nguyên rông lớn, Mãn Châu sẽ nhanh chóng bị nuốt chửng và bị đồng hóa. Trong truyền thuyết, Lưu Bá Ôn đã từng để lại lời dặn cho nhà Minh rằng muốn Đại Minh trường tồn thì phải giữ gìn đặt con Kỳ Hươu trên lầu thành Đức Thắng Môn, mặt ngoảnh về phía Vạn Lý trường thành để trấn áp dân Hung Nô, dân Nữ Chân. Chừng nào mặt Kỳ Hươu còn ngoảnh về phương ấy thì Đại Minh còn.

Mãn Châu biết được truyền thuyết ấy, biết được Sùng Chinh rất tin tưởng vào con Kỳ hươu này, nên nghĩ ra 1 kế, cho 1 đại sư về phong thủy của mình, lập kế chiếm được lòng tin tưởng của Sùng Chinh, sau đó mới xui Sùng Chinh xoay lại con Kỳ Hươu vào, hướng về nội đô. Vận khí nhà Minh đã hết ,và Sùng Chinh đã nghe lời xui khiến , và giặc giã nổi lên khắp nơi, đầu tiên là Sấm Vương Lý Tự Thành ( cũng là 1 anh hùng áo vải ), và sau đó là sự cố Ngô Tam Quế mở ải Sơn Hải Quan, dẫn Thanh binh nhập quan. Nhà Minh tuyệt diệt, Sùng Chinh phải tự tay chém Trường Bình công chúa rồi treo cổ tự vẫn. Đó là nguyên nhân vì sao Đại Thanh lên ngôi, cấm tuyệt dân gian dùng kỳ hươu, và vì sao trên đuôi cờ của Bát Kỳ ( 8 đạo quân thân vương ) đều có thêu hiệu kỳ hươu , bởi vì Kỳ hươu đã đem lại giang sơn cho bộ tộc Nữ Chân, 1 bộ tộc nhỏ, đã bắt 1 dân tộc Hán cúi đầu, thắt bím tóc ( ước gì các "bô lão " VN có kỳ hươu nhỉ - hihi ) Rất tiếc là con kỳ hươu 600 năm đó không thể chụp ảnh -

Còn nữa

nguồn thegioivohinh.com

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sau khi Hòa Thân chết đi, phủ Hòa Thân được Từ Hi thái hậu tặng cho Cúng Thân vương ( thưởng cho lòng trung thành của ông này trong cuộc dẹp biến cố chính trị ). Sau khi phát hiện ra kho tàng trong 1 hòn giả sơn trong Cúng vương phủ này, Từ hy đã khai quật và phát hiện ra 1 kho tàng bảo vật lớn hơn cả quốc khố của Hòa Thân, trong đó có 1 đôi Kỳ Hươu trấn giữ, từ đấy đôi Kỳ Hươu này lọt vào tay Từ Hy. Các bạn sẽ đặt câu hỏi, vì sao Kỳ hươu trấn giữ mà Hòa Thân sau này vẫn bị xử tội chết - như vậy thì linh nghiệm ở đâu. Xin thưa với tội lớn tày trời, tham ô tài sản lớn hơn cả quốc khố, vậy mà cuối đời sau khi Càn Long băng hà mới bị xử tội chết 1 mình, gia tộc vẫn bình an, thử hổi có phải là phúc trạch lớn đến nhường nào. Với thời bấy giờ, tội này phải diệt tộc rồi, âu cũng là có phước trong họa vậy.

Lan man sang sử Tàu nhiều quá, có bác nào thích nói chuyện về sử Ta không vậy, 1 lịch sử cũng oai hùng lắm, kể từ thời Lĩnh Nam Hai Bà Trưng khởi nghĩa. Có người Trung Quốc hỏi em : Trụ đồng Mã Viện đặt tại đâu và để làm gì ( vì trong sử Trung Quôc đoạn sử này cũng mơ hồ lắm ) có bác nào trả lời giúp em với.

Hê hê bác có biết VN ta là đất địa linh nhân kiệt không, văn hóa VN có thua TQ bao giờ đâu. lịch sử VN ta oai Hùng lắm đấy, kỳ hươu thấm vào đâu. Thời An Dương Vương có ngài Lý Thân, là người được cử sang Tàu, giúp Tần Thủy Hoàng xây Vạn Lý Trường Thành, ngài là lưỡng quốc đại tướng quân giúp Tần Thủy Hoàng dẹp tan quân Hung Nô, về sau ngài về nước và mất, TTH phải cho người dựng tượng ngài bằng đồng, đặt lên VLTT, quân Hung Nô tưởng ngài còn sống, không dám xâm phạm Trung Nguyên. Thời Hai Bà Trưng lại càng oai hùng, khởi nghĩa đánh chiếm lại >60 thành trì, xưng là Trưng Vương, lãnh thổ VN kéo dài đến tận Hồ Động Đình ( nơi quốc tổ Lạc Long làm đám cưới với Quốc mẫu Âu Cơ ). Về sau vua Hán Quang Vũ cử Mã Viện ( là tướng tài bậc nhất thời đấy ) đánh dẹp, mà Mã Viện phải dùng đến tận thủ đoạn hạ lưu , cho quân lính cởi truồng đối trận với lực lượng nữ binh của hai Bà nên mới thắng lợi được, và dựng lên trụ đồng Mã Viện, khắc 5 chữ lên đó " Trụ đồng chiết, Giao Chỉ diệt ", 1 hình thức trấn yểm để nước Nam không còn sản sinh nữ hào kiệt được nữa ( trụ đồng tượng trưng cho sinh thực khí đàn ông, lại cắm lên huyệt âm tượng đàn bà, hòng trấn yểm - ngày nay trụ đồng Mã Viện đặt ở đâu vẫn là điều nghi vấn cho những người yêu thích sử học. Thời Anh hùng Tiêu Sơn nhà Lý, đã từng xua quân đánh tan kho lương thảo của quân Nam Tống tích trữ trong 10 năm, đập tan chiến lược trữ lương chiếm nước ta của tể tướng Tống Vương An Thạch. Đến đời Trần, thái Sư Trần Thủ Độ, trong cuộc kháng Nguyên thứ nhất, đã đập tan sự kiêu hùng của đoàn Lôi Kỵ Mông Cổ ( trong lịch sử lần đầu tiên Lôi Kỵ Mông Cổ không còn đất dụng võ là tại VN ) và thời An Dương Vương , Cao Cảnh Hầu Cao Lỗ đã phát minh ra Nỏ thần ( liên châu tiễn ), và đời nhà Trần, hậu duệ của ngài đã phát minh ra Lôi Tiễn ( tiền đề cho tên lửa thời nay ), mà về sau, nhà Nguyên đã học hỏi và trang bị cho đoàn Lôi Kỵ vô địch của mình - từ đó Lôi Kỵ Mông Cổ lại càng đáng sợ hơn, vậy mà cuộc xâm lăng lần 2, lần 3 vẫn bị Tiết chế Quốc Công Hưng Đạo Vương đập tan, thử hỏi có oai hùng không bác. Thoát Hoan vì muốn thoát chết, thoát khỏi lôi tiễn, phải chui vào ống đồng chạy trốn. Đời Lê, Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã đập tan đoàn quân hùng mạnh của nhà Minh, sau khi chiến thắng đã thả toàn bộ tù binh về nước, thử hỏi trong lịch sử các nước khác có nước nào làm nổi điều này không. lại nói Quang Trung đại đế, ngài là người duy nhất trong lịch sử dám cử sứ sang TQ gặp vua Càn Long & đưa ra 2 điều kiên : 1. Đòi cưới công chúa con Càn Long. 2. Đòi lại cố thổ VN bao gồm Quảng Đông, Quảng Tây. Lần cử sứ sang TQ này thực ra là 1 cử chỉ gây hấn của ngài, để có cớ đem quân lên Phương Bắc tranh hùng. Trong lúc sứ đoàn đang tại TQ thì ngài băng hà, thật đáng tiếc làm sao. Người thời đấy vẫn thường nói rằng nếu Quang Trung sống thọ thêm 10 năm nữa, e rằng nước Nam ta sẽ có người làm vua xứ Bắc, tiếc thay. Cuộc đời binh nghiệp của ngài nổi tiếng với 2 chiến dịch Rạch gam - Sài mut ( không biết viết đúng chưa ) đập tan viện binh Xiêm La do Gia Long dẫn về, và cuộc hành binh thần tốc tiêu diệt 30 vạn quân Thanh do Lê Chiêu Thống dẫn về.

Lý Công Uẩn vốn là nhà sư trên núi Tiêu Sơn, vì vậy nên ngoại sử gọi là triều đại Tiêu Sơn, cũng như nhà Trần gọi là Đông A, vì triết tự theo chữ Hán thì Đông A ghép lại là chữ Trần, triều đại Lĩnh Nam là thời Hai Bà Trưng. Cũng như vậy, nhà Đại Minh do Chu Nguyên Chương sáng lập, họ Chu này vốn là 1 giáo đồ của Minh Giáo Ba Tư, sau cuộc khởi nghĩa lật đổ nhà Nguyên, để ghi nhớ công ơn Minh Giáo và giáo chúng, họ Chu đã lấy quốc hiệu lạ Đại Minh. Điều này là lịch sử ghi nhận chứ không phải do em đọc Cô Gái Đồ Long của Kim Dung đâu nha. Còn về quốc hiệu của Đại Thanh, theo 1 anh TQ nói lại : sau khi Mông Cổ thôn tính xong Đại Kim quốc, có 1 bộ phận người Kim trốn thoát được , từ đó sản sinh ra bộ tộc Nữ Chân. Đến thời Minh mạt, bộ tộc này dã tâm thôn tính Trung thổ, nên đã nguyên cứu rất kỹ về văn hóa, binh lực, phong thủy Trung Quốc. Nhờ đó họ giỏi về văn hóa Trung Quốc lắm. Đại Minh vốn thoát thai Minh Giáo, theo ngũ hành thì là Hỏa ( Thánh hỏa lệnh Cô gái Đồ Long đó ) , còn Nữ Chân thì thoát thai từ Đại Kim, về ngũ hành Hỏa khắc Kim, không thể thôn tính được, vì thế bộ tộc Nữ Chân mới lấy hiệu là Đại Thanh, có nghĩa là nước, Thủy khác Hỏa. Bây giờ mọi ngượi đã hiểu bất cứ điều gì, người Trung Hoa đều suy xét đến tính lợi hại, sinh khắc của nó, cho dù là cái tên. Cũng như em mệnh hỏa, mà chạy xe xanh ----> hỏng suốt, hichic

Đây là Đức Thắng Môn - Lầu Phong Thủy

Posted Image

Đôi sư tử đá và kỳ lân tại Di Hòa Viên

Posted Image

Posted Image

Đôi kỳ hươu đặt tại nhà hàng tại Bắc Kinh, luôn luôn hướng ra cổng để chiêu tài, gọi khách

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Thật ra kiến thức của em hổng nhiều lắm, nếu có chỗ nào không chính xác, kính mong các bậc cao nhân chỉ bảo giùm em ạ

Last edited by hungisu : 17-10-2007 at 11:43 AM.

nguon thegioivohinh.com

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mình xin update thêm 1 đôi Kỳ Hưu nữa nhé

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn Wildlaveder đã sưu tầm được bài này. Sao dạo này máy của tôi không vào được thegioivohinh.com?

Tôi cũng định pots một bài về sư tử đá và Kỳ Hưu. Nhưng thôi nhân đây nói luôn.

Thời gian gần đây, các nhà đại gia và các cơ quan thường hay đặt sư tử đá. Đại gia lớn, đại gia con thi nhau đặt sư tử đá. Nhưng chẳng thấy phát đâu cả mà liêu siêu theo cơn khủng hoảng kinh tế thế giới. Híc! Chưa hết, các quý vị còn để trên bàn mần việc những con kỳ hưu mua hẳn từ Trung Quốc về cho nó.....thiêng. Hi. Vị nào vị ấy khoe hàng cứ gọi là mua bằng dol giá rất cao, hẳn mua tại Sing, hoặc hẳn ở "Hớn Cỏn", lại được các thày Tàu chính hiệu sên bùa, khai quang điểm nhãn cho nó thêm phần linh thiêng huyền bí. Hi.

Nhưng theo cái hiểu biết nông cạn của Thiên Sứ tôi thì không phải chỗ nào cũng đặt kỳ hưu, sư tử được. Một chuyện có thật là Bộ Tài chính ở Hanoi có căn nhà mới xây khá chuẩn về Phong Thủy (Không biết có thầy nào tham gia không?), có một thảo dân tặng cặp sư tử đá. Để một thời gian thì phải đem tặng lại cho một ngôi chùa , chùa dùng một thời gian thì cũng đem ....biếu. Hổng dám dùng.

Sư tử, kỳ lân đá chỉ nên để trước cửa các cơ quan công lực - tệ lắm cũng từ cấp quận trở lên - như: Cảnh sát, tòa án, viện Kiểm sát....còn để lung tung thì chỉ....có mạt. Kỷ hưu thì chỉ dùng trong phong thủy trấn quốc mà thôi. Phó thường dân muốn đặt lên bàn mần việc chơi để cầu tài thì phải khoan một lỗ ở dưới đuôi không thì...ăn no quá tức bụng chết. Híc! (Kỳ Hưu được thiết kế theo Thủy Hình rất chuẩn, nhất là những hình Kỳ hưu cổ).

Cũng như ông Khiết. Thấy nhà nào có bàn thờ ông Địa cũng có thờ một ông Khiết, các thày có người còn vẽ cho thân chủ: Sáng quay ra, tối quay vào rất ư là huyền bí ẩn. Híc!

Cả ngàn năm nay, Ông Khiết - dân gian còn gọi là con cóc Tàu - hình như nghe lời ông cha ta người Lạc Việt cứ "ngậm miệng ăn tiền", nên cụ nào cụ nấy trên miệng cứ ngậm chặt đồng tiền không nhả ra. Hi! Chắc ăn quá! Có nơi để cho tiện, khi mần cụ Khiết đem bán đúc luôn đồng tiền dính vào miệng cho nó dễ làm khuôn đúc. Hi. Nhưng nếu muốn - như ông cha ta nói : "Cóc mở miệng" - thì phải rất cẩn thận, không thì....tiêu.

Bởi vậy! Những bí ẩn của nền văn minh Lạc Việt không dễ gì khám phá được.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hehehe !!!

Ở Nha Trang, ngay tại đường Trần Phú ( con đường uốn theo biển đẹp nhất TP Nha Trang) , khách sạn nào cũng thấy rất là đông khách. Nhưng có 01 khách sạn, về diện tích, khuôn viên, cơ sở... thì cũng rất là hoành tráng nhưng lại ế khách cực kỳ. Khi đi ngang qua thì sẽ thấy 01 cặp sư tử đá ( cũng khá to) ngay tại của chính khách sạn , mặt thẳng về hướng đông.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cám ơn bác Thiên Sứ đã có những góp ý hết sức thực tế về việc sử dụng Kỳ Hưu trong trong phong thuỷ. Thú thật rằng, những hình ảnh trên mà anh Wildlaveder đưa từ TGVH qua là cháu chụp trong một lần đi du lịch Bắc Kinh TQ. Là lần đầu tiên đặt chân lên đất Bắc Kinh, quá choáng ngợp với những hình tượng Sư tử đá, Kỳ lân, Kỳ Hưu tại đây. Hầu như tất cả các cơ quan công quyền, các ngân hàng, và các doanh nghiệp đều sử dụng một trong những loại trên để trấn trạch, cầu tài. Theo lời kể của một người TQ có hiểu biết về phong thuỷ, họ phân loại rằng : Sư tử đá là biểu tượng của sức mạnh, nên thích hợp với các cơ quan công quyền, hành pháp như Công an, Quân đội. Kỳ lân ( Ngọc Kỳ Lân ) : là biểu tượng của người quân tử nên thích hợp với những nơi cơ quan Chính trị, hoặc các Chính trị gia ( những người cầm cân nảy mực, hoặc có quyền quyết định những vấn đề lớn trong xã hội ). Còn Kỳ hưu thì thiên về kinh doanh, tài lộc hơn là oai quyền nên các cơ sở kinh doanh của người TQ mới ưa đặt nó để cầu tài như vậy. Theo thiển ý của cháu, ai ai cũng có thể sử dụng được kỳ hưu để cầu tài, cầu phúc cho bản thân. Đại gia thì sử dụng loại...to để trấn trạch, để trấn trước biệt thự hoặc cửa hàng kinh doanh, tiểu gia thì dùng con nhỏ hơn, để bàn làm việc chẳng hạn, hoặc để cạnh ban thờ thần tài cũng được, còn phó thường dân, thì cứ đeo một chú nhỏ xinh trên cổ, cũng không sao. Theo truyền thuyết, kỳ hưu không có hậu môn, nên thu hút tài khí bốn phương về cho chủ, mà lại không bị thất thoát đi, vì vậy cháu nghĩ rằng, nếu khoan một lỗ tại hậu môn của nó, về bản chất là phá hỏng mất ý nghĩa hình tượng của Kỳ Hưu, hơn nữa nói cho vui một chút, nếu Kỳ Hưu hút nhiều tiền vào bụng mà bị tức bụng, thì có khác gì một người giàu mà đi than vãn rằng " đau khổ vì có nhiều tiền đâu ".

Cháu mong được bác Thiên Sứ giảng giải kỹ hơn nữa về cách sử dụng Kỳ Hưu ạ, vì đây là loài linh thú mà cháu ưa thích nhất trong phong thủy ạ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đôi kỳ hưu của anh có thêm đôi cánh, thì chắc nó có tác dụng để thăng quan tiến chức đúng không nhỉ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đôi kỳ hưu của anh có thêm đôi cánh, thì chắc nó có tác dụng để thăng quan tiến chức đúng không nhỉ.

Hi hi Kỳ Hưu thì con nào cũng có cánh, bạn ạ. Còn thăng quan tiến chức thì.....mình hi vọng là như thế.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo wild thì Thăng quan tiến chức bằng đôi cánh có ô của mình chắc hơn hi hi hi :lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hunggisu thân mến.

Hunggisu viết:

Theo truyền thuyết, kỳ hưu không có hậu môn, nên thu hút tài khí bốn phương về cho chủ, mà lại không bị thất thoát đi, vì vậy cháu nghĩ rằng, nếu khoan một lỗ tại hậu môn của nó, về bản chất là phá hỏng mất ý nghĩa hình tượng của Kỳ Hưu, hơn nữa nói cho vui một chút, nếu Kỳ Hưu hút nhiều tiền vào bụng mà bị tức bụng, thì có khác gì một người giàu mà đi than vãn rằng " đau khổ vì có nhiều tiền" đâu

Hi! Chính vì ai cũng muốn làm giầu nên ai cũng muồn có con Kỳ Hưu trong nhà chỉ có nuốt vào không có nhả ra. Đúng là chẳng ai than rằng: "Đau khổ vì nhiều tiền". Nhưng chẳng phải ai cũng thỏa mãn rằng "Ta đã có nhiều tiền theo như ta muốn". Chính vì những con Kỳ Hưu nuốt vào chỉ có giới hạn: Bụng nó chứa đến đấy là...hết, nếu không nhả ra để nuốt tiếp. Bởi vậy, những nhà để kỳ hưu một thời gian là...chỉ đến đấy hoặc đi xuống. Muốn nó phát triển thì phải cho nó nhả ra những cái không cần thiết. Nên phải khoan một lỗ sau đuôi. Nhưng khoan thì cũng phải biết cách khoan, không khóe kỳ hưu bị dịch tả thì cũng ...tiêu. Đấy chính là bí ẩn của con Kỳ Hưu.

Chẳng ai tin Thiên Sứ cả. Híc! Thôi thì từ nay đến mùng 10/ 5. Thiên Sứ chọn ngày lành tháng rách, tậu một con kỳ hưu bằng đồng và khoan một lỗ sau đuôi xem sao. Nếu sau này Thiên Sứ khá lên thì hãy nghe tôi cũng chưa muộn.

Thiên Sứ

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hi hi, đọc bài viết của bác, cháu hiểu ra được thêm một điều rồi. Phúc phận con người, trời cho được bao nhiêu thì ta hưởng bấy nhiêu thôi đúng không bác. Ví dụ phúc của ta năm nay kiếm được 1tỷ chẳng hạn, đáng nhẽ nếu không dùng Kỳ Hưu, hoặc thứ gì đó, thì mỗi tháng sẽ kiếm được 100 triệu, nhưng nếu dùng Kỳ Hưu, ngay khoảng 3 tháng đầu kiếm đủ 1tỷ, rồi sau đấy khỏi kiếm thêm được nữa, cho dù cố gắng thế nào, cũng như là " ăn đã no". Cháu thấy lý thuyết của bác cũng khá đúng đối với cháu, hồi vài tháng đầu có Kỳ Hưu, tài vận tốt lắm, nhưng đến thời điểm này :D mọi việc đang có chiều hướng đi xuống, mà cũng tại vấn đề chung của nền kinh tế, :D . Cháu xin xung phong "khoan" đít Kỳ Hưu để thử nghiệm nhé, kể ra thì cũng xót một tý, hìhì. Chắc cháu khoan thử đôi Kỳ Hưu bằng đá trước đã nhé, còn đôi bằng ngọc thì để từ từ 1tý, khoan vào....phí :lol: . Kết quả : cháu sẽ kiểm chứng và báo cáo bác cùng mọi người. Hi vọng đến cuối năm không phải lên diễn đàn...vay tiền :(

Tái bút : Quên mất, bác hướng dẫn cháu khoan vào đâu với, khoan vào đuôi hay là phần hậu môn ạ ? Cháu mà...khá lên thì ơn bác lắm lắm. Hì hì

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ấy chết! Ấy chết! Đừng khoan vội.

Chờ Thiên Sứ thảo luận với anh chị em trong ban Phong Thủy Lạc Việt đã.

Chú không chịu trách nhiệm đâu nha.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đôi kỳ hưu bạch ngọc anh hungisu thỉnh từ TQ về khoảng nhiêu tiền vậy . Héhéhé. Nghe nói phải thỉnh từ <tài môn> bên tận TQ mới linh nghiệm hả anh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hì hì, cháu đang định khoan thật mà, coi như là mình làm một cái thí nghiệm nho nhỏ, để xem sử dụng Kỳ hưu như thế nào hiệu quả nhất ý mà ( nói vậy chứ bác Thiên Sứ bảo từ từ thì cháu cũng ứ dám làm luôn, đợi bác coi thế nào nhé, nếu bác thấy thuận thì cháu sẽ thử ngay, bác đừng ngại, cháu làm cháu chịu mà :D )

Cặp Kỳ Hưu bằng ngọc mình thỉnh ở Đức Thắng Môn - Bắc Kinh, hồi đó là 8000 Tệ/ đôi. Tất nhiên mình cũng không chỉ đem về rồi cứ thế bầy đâu, cũng có làm qua một số nghi thức 1 chút :lol: với hi vọng ...làm nó linh. Còn đôi bằng đá bầy trên bàn làm việc là mình thỉnh đợt sau, rẻ hơn thì mình chỉ đem về bầy thôi, không lễ lạt, sên phù hay khai quang gì cả. Hồi đầu thì để ở bàn làm việc để...ngắm, sau thấy vướng quá nên tống qua làm tả hữu hộ pháp cho nhà bác Thần tài - thổ địa rồi :( . Từ lúc bầy ở đấy, trông cụ Thần tài oai ra phải biết, hì hì.

@ bác Thiên Sứ : Cháu thấy diễn đàn mình quả thật rất hay, tìm hiểu về lý học của phương đông, và hầu như không có nhiều bài xì pam như 1 số diễn đàn khác. Vì vậy nên cháu cũng không dám xì pam thêm các chủ đề khác như các nghi thức, phù chú. Hiện nay, cháu đang cần làm một lễ an trạch về nhà mới, bác Thiên Sứ có thể giúp cháu tư vấn một phương pháp nào giản tiện, có khoa học nhất được không ạ. Cháu cám ơn bác nhiều. Bác ơi, cháu đi tìm khắp Hà Nội để thỉnh cuốn Phong thủy Lạc Việt của bác viết mà không có. Bác có thể chỉ giúp cháu nơi nào có thể thỉnh được không ạ. Cháu cám ơn bác trước nhé.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh hungisu mua kỳ hưu và làm nhiều phép như vậy chắc cầu nhiều thứ lắm. Nếu tất cả đều linh, tiền nhiều quá thì anh có kế hoạch gì không? :lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có chứ, nhiều tiền rồi thì tớ bắt đầu kế hoạch....trả nợ :lol: . Sẽ trả nợ lần lượt từ khoản to đến khoản bé cho nó vãn nợ đi. Đầu tiên, tớ sẽ trả nợ..ông xe ôm này..... :(

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hi, khoản to nhất trả nợ cho ông xe ôm thì chắc khoản bé nhất trả cho con kiến cái công nó không bò lung tung lên chỗ đặt đặt kỳ hươu. :lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites

HIHI bạn lại nhầm rùi, khoản to nhất trả nợ cho ông xe ôm, còn khoản bé, trả cho bà xã chứ :lol: . Đùa vậy chứ mình thấy sử dụng Kỳ Hưu như một phương pháp cầu tài ổn lắm mà. cũng muốn thử cách tạo hậu môn cho Kỳ Hưu xem thế nào. Mình thấy cũng khá hợp lý

Share this post


Link to post
Share on other sites

HIHI bạn lại nhầm rùi, khoản to nhất trả nợ cho ông xe ôm, còn khoản bé, trả cho bà xã chứ :lol: . Đùa vậy chứ mình thấy sử dụng Kỳ Hưu như một phương pháp cầu tài ổn lắm mà. cũng muốn thử cách tạo hậu môn cho Kỳ Hưu xem thế nào. Mình thấy cũng khá hợp lý

Hi. chúc anh tiền vào như nước còn bụng kỳ hươu rộng như biển cả nhé!

Xưa nay thấy mọi người cầu tài nhiều mà không thấy ai cầu chỉ cách giải nghiệp vì trót xin nhiều tiền quá nhỉ :P

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có nghiệp thì cứ vui vẻ trả nghiệp đừng oán thán kêu than thì nghiệp nhanh chóng dứt . Vì có vay có trả mà . :lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có nghiệp thì cứ vui vẻ trả nghiệp đừng oán thán kêu than thì nghiệp nhanh chóng dứt . Vì có vay có trả mà . :lol:

Đúng như vậy đó, dù làm gì, bận gì đi chăng nữa, mỗi ngày hoặc chí ít là mỗi tuần, chúng ta dành thời gian ngồi tụng 7 biến Thiên Thủ Thiên Nhãn Đại Bi Tâm Đà Ra Ni, cũng coi như làm nhẹ nghiệp cho bản thân, và cho gia đình nữa đó. Mình thấy đấy cũng là một cách để giải nghiệp đấy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đúng như vậy đó, dù làm gì, bận gì đi chăng nữa, mỗi ngày hoặc chí ít là mỗi tuần, chúng ta dành thời gian ngồi tụng 7 biến Thiên Thủ Thiên Nhãn Đại Bi Tâm Đà Ra Ni, cũng coi như làm nhẹ nghiệp cho bản thân, và cho gia đình nữa đó. Mình thấy đấy cũng là một cách để giải nghiệp đấy.

bạn đưa bài này lên đi !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Wild post bài SÁM HỒNG TRẦN tặng ACE Diễn Đàn

Cuộc hồng trần xoay vần quá ngắn

Kiếp phù sanh tụ táng mấy năm hơi

Người đời có biết chăng ôi

Thân này tuy có , có rồi như không

Chiêm bao khéo khuấy lạ lùng

Mơ màng trong một giấc nồng mà chi

Làm cho buồn bã thế ni

Hôm qua còn đó bữa nay đâu rồi

Khi nào đứng đứng ngồi ngồi

Bây giờ thiêm thiếp như chồi cây khô

Khi nào du lịch giang hồ

Bây giờ nhắm mắt mà vô quan tài

Khi nào lược giắt trâm cài

Bây giờ gởi xác ra ngoài gò hoang

Khi nào trau ngọc chuốt vàng

Bây giờ một nắm xương tàn lạnh tanh

Khi nào mắt đẹp mày thanh

Bây giờ thấy dạng thấy hình là đâu

Khi nào lên các xuống lầu

Bây giờ một nắm cỏ lầu xanh xanh

Khi nào liệt liệt oanh oanh

Bây giờ một trận tan tành gió mưa

Khi nào ngựa lọc xe lừa

Bây giờ mây rước trăng đưa mơ màng

Khi nào ra trướng vào màn

Bây giờ nhà cửa xóm làng cách xa

Khi nào mẹ mẹ cha cha

Bây giờ bóng núi cách xa muôn trùng

Khi nào vợ vợ chồng chồng

Bây giờ trăng khuyết còn mong chi tròn

Khi nào cháu cháu con con

Bây giờ hai ngã nước non xa vời

Khi nào cốt nhục vẹn mười

Bây giờ lá héo nhành tươi vui gì

Khi nào bạn hữu sum vầy

Bây giờ chén rượu cuộc cờ vắng thiu

Cái thân như tắt bóng chiều

Như chùm bọt nước phập phiều ngoài khơi

Xưa Ông Bành Tổ sống đời

Tám trăm tuổi thọ nay thời còn đâu

Sang mà đến bậc công hầu

Giàu mà đến bậc bấy lâu Thạch Sùng

Nghèo mà đói khát lạnh lùng

Khổ mà tóc cháy da phòng trần ai

Phù Du sớm tối một mai

Giàu sang cũng thác , xạc xài cũng vong

Thông minh tài trí anh hùng

Si mê dại dột cũng chung một giờ

Biền trần nhiều nỗi gay go

Sự đời nên chán nên chê

Tìm nơi giải thoát mà về mới khôn

Vong hồn ơi hỡi ! vong hồn

Cuộc đời nay biển mai cồn tỉnh chưa

Tỉnh rồi một giấc say sưa

Sẽ xin niệm Phật mà đưa hồn về

Hồn về cực lạc nước kia

Cho xa hang quỉ mà lìa kiếp ma

Nhờ ơn Đức Phật DI ĐÀ

Phóng ra một ngọn chói loà hào quang

Trong khi tiếp dẫn rõ ràng

Dắt hồn ra khỏi sáu đàng nghiệp nhơn

QUAN ÂM BỒ TÁT vui mừng

Tay cầm nhành liễu tay bưng Kim Đài

Với cùng THẾ CHÍ các ngài

Cũng đều khuyến thỉnh lên ngôi sen vàng

Có Bảo Cái , có Tràng Phan

Có mùi hương lạ có đàn ngọc xây

Có Trời các cõi Truy Tuỳ

Có đàn, có trống rước đi một đường

Rước về đến cảnh Tây Phương

Có Ao Thất Bảo có Hương Ngũ Phần

Lưu Ly có đất sáng ngần

Ma Ni có nước trong tần chảy quanh

Thất Trân có bảy lớp thành

Bảy hàng cây Báu , bảy vành lưới Châu

Có Ngân Các , có Kim Lâu

Có Chim nói pháp diệu mầu dễ nghe

Nghe rồi tỏ đạo BỒ ĐỀ

Bao nhiêu nghiệp chướng hôn mê dứt liền

Đã sanh về chin phẩm sen

Mấy tai cũng xảy , mấy duyên cũng tròn

Phật như thể Mẹ tìm con

Con mà gặp Mẹ lại còn lo chi

Lâu vàng đài các thiếu gì

Ăn thì cơm ngọc , mặc thì áo châu Không ơn , không oán , không sầu

Không già , không chết , có đâu luân hồi

Tánh xưa nay đã tỏ rồi

Gương xưa nay đã lau rồi trần ô

Tu hành phải đợi kiếp mô

Nguồn tình biển ái , đã khô bao giờ

Lựa là phải ngộ Thiên Cơ

Mà đèn Trí Huệ dễ lờ đi đâu

Mấy lời hộ niệm trước sau

Nguyện cho Thành Phật mau mau nữa mà

Phân Thân ra khỏi TA BÀ

TỪ BI tiếp độ những là chúng sanh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

bạn đưa bài này lên đi !

Mình xin phép đưa bài Đại Bi Chú này lên nhé. mặc dù hơi lan man một chút sang chủ đề Phật giáo rồi, nhưng mình nghĩ đây cũng là điều có ích mà. Dưới đây là bài Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà Ra Ni ( tên đầy đủ nên hơi dài một chút - rút gọn gọi là Chú Đại Bi ). Mình thường sử dụng bài rút gọn sau, còn nếu bạn nào muốn thực hành đầy đủ các nghi thức trì tụng Chú Đại Bi thì có thể mua cuốn Chư Kinh Nhật Tụng - rất đầy đủ về Kinh này. Chú Đại Bi thật sự là nhiều công dụng lắm, ngoài vấn đề giải nghiệp ra, còn một cách ứng dụng cũng cho hiệu quả lắm, đó là trị bệnh ( thầy của mình dạy như vậy ), tuy nhiên, cần phải có niềm tin tuyệt đối vào Đức Phật.

Mình viết thử một ví dụ về cách trị bệnh của Đại Bi chú nhé

- Như bị đau bụng, lấy hai mươi mốt hột muối hòa với nước giếng tầm hoa, trì chú hai mươi mốt biến, uống nửa chén hết liền.

- Như bị ghẻ nhọt dùng lá " Lăng tiêu " giã vắt lấy nước, trì chú hai mươi mốt biến, trét lên mụn ghẻ, liền bực cội ra khỏi hẳn.

- Muốn cho hết các bệnh trong bụng, nên đọc câu chú " Báo Bát Thủ " nầy nữa :Án, chỉ rị chỉ rị, phạ nhật ra, án, chỉ rị chỉ rị, phạ nhật ra hồng phấn tra.

- Như trong người và các công việc chẳng an...muốn cầu cho được ổn,nên đọc câu chú "Ly sách thủ" này:

"Án chỉ rị lạ ra,mô nại ra,hồng phấn tra".

- Như trong bụng có giun sán ,lấy cốc nước lọc trì chú đà ra ni 21 biến thổi vào nước rồi uống.Giun sán sẽ bị trục ra hết.

Nói chung là còn rất nhiều phép để ứng dụng Đại Bi Chú trong dân gian, nếu mà chép ra thì phải là cả cuốn kinh, nhưng để mình xin phép thầy nhé, nếu thầy cho phép, mình sẽ scan lên diễn đàn ( tuy nhiên các bạn cũng có thể tìm thấy các phép này trong các cuốn Kinh Phật ( VD : Kinh Bát Dương - Kinh Kim Cang Thọ Mạng, có thể mua được ở gần chùa Quán Sứ ) - sách của thầy mình chỉ là biên tập, hệ thống lại các nghi thức và ứng dụng theo kinh nghiệm gia truyền của thầy mà thôi.

Lan man quá, mình xin đưa bài kinh rút gọn này nhé, hàng ngày, nếu bỏ thời gian ra trì tụng, tùy khả năng : 1,3,5,7,9 biến càng nhiều càng tốt, công đức vô lượng vậy

Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát ( 3 lần )

Thiên-Thủ-Thiên-Nhãn-Vô-Ngại-Đại-Bi Tâm Đà-La-Ni

1. Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da

2. Nam mô a rị da

3. Bà lô yết đế thước bát ra da

4. Bồ Đề tát đỏa bà da

5. Ma ha tát đỏa bà da

6. Ma ha ca lô ni ca da

7. Án

8. Tát bàn ra phạt duệ

9. Số đát na đát toả

10. Nam mô tất kiệt lật đỏa y mông a rị da

11. Bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà

12. Nam mô na ra cẩn trì

13. Hê rị, ma ha bàn đa sa mế

14. Tát bà tát bà a tha đậu du bằng

15. A thệ dựng

16. Tát bà tát đa na ma bà tát đa

17. Na ma bà dà

18. Ma phạt đạt đậu đát điệt tha

19. Án A bà lô hê

20. Lô ca đế

21. Ca ra đế

22. Di hê rị

23. Ma ha bồ đề tát đỏa

24. Tát bà tát bà

25. Ma ra ma ra

26. Ma hê ma hê rị đà dựng

27. Cu lô cu lô yết mông

28. Độ lô đồ lô phạt xà da đế

29. Ma ha phạt xà da đế

30. Đà la đà ra

31. Địa rị ni

32. Thất Phật ra da

33. Giá ra giá ra

34. Mạ mạ phạt ma ra

35. Mục đế lệ

36. Y hê di hê

37. Thất na thất na

38. Ra sâm Phật ra xá lợi

39. Phạt sa phạt sâm

40. Phật ra xá da

41. Hô lô hô lô ma ra

42. Hô lô hô lô hê lỵ

43. Ta ra ta ra

44. Tất rị tất rị

45. Tô rô tô rô

46. Bồ Đề dạ Bồ Đề dạ

47. Bồ đà dạ bồ đà dạ

48. Di đế lỵ dạ

49. Na ra cẩn trì

50. Địa rị sắc ni na

51. Bà dạ ma na

52. Ta bà ha

53. Tất đà dạ

54. Ta bà ha

55. Ma ha tất đà dạ

56. Ta bà ha

57. Tất đà dũ nghệ

58. Thất bàn ra dạ

59. Ta bà ha

60. Na ra cẩn trì

61. Ta bà ha

62. Ma ra na ra

63. Ta bà ha

64. Tất ra tăng a mục khê da

65. Ta bà ha

66. Ta bà ma ha a tất đà dạ

67. Ta bà ha

68. Giả kiết ra a tất đà dạ

69. Ta bà ha

70. Ba đà ma kiết tất đà dạ

71. Ta bà ha

72. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ

73. Ta bà ha

74. Ma bà rị thắng yết ra dạ

75. Ta bà ha

76. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da

77. Nam mô a rị da

78. Bà lô kiết đế

79. Thước bàn ra dạ

80. Ta bà ha

Án Tất điện đô Mạn đà ra Bạt đà gia Ta bà ha. ( 3 lần )

Nếu bài viết này của mình không phù hợp chủ đề phong thủy này, kính mong Mod di chuyển sang một nơi khác thích hợp hơn vậy. Bài chú này rất phổ thông trong dân gian và các Phật tử, tuy vậy các bạn đừng xem nhẹ giá trị của nó nhé. Thân ái

Share this post


Link to post
Share on other sites