waterpoint

5 yếu tố phonng thủy khi mua nhà

1 bài viết trong chủ đề này

Để lựa chọn được một căn nhà phù hợp túi tiền mà vẫn thỏa mãn đầy đủ các tiêu chí về thẩm mỹ cũng như phong thủy là điều không hề dễ dàng. Do đó, chủ nhân cần nằm lòng một số yếu tố phong thủy cơ bản khi chọn mua nhà.

Khi có nhu cầu mua nhà ở, nhiều người thường băn khoăn không biết nên chọn căn nhà nào cho tốt. Trên thực tế, theo các chuyên gia phong thủy, không có một căn nhà hoàn toàn tốt hay hoàn toàn xấu, mà chỉ có những căn nhà hợp hay không hợp với gia chủ mà thôi. Vì vậy, ngoài việc xem xét giá cả, vị trí và diện tích thì phong thủy của ngôi nhà cũng là một yếu tố quan trọng mà người mua không nên bỏ qua.

Vị trí nhà, khu dân cư

Khi quan sát một ngôi nhà, điều bạn cần chú ý đầu tiên là đặc điểm địa lý, dân trí trong khu vực, quan sát các ngôi nhà kế cận… để tìm ra nguồn năng lượng tổng thể có liên quan trực tiếp đến ngôi nhà. Bởi, phong thủy là sự hòa hợp của các không gian xung quanh chứ không chỉ là nguồn năng lượng tồn tại bên trong mỗi căn nhà. Nếu như nơi đó dân trí tốt, có nhiều cây xanh, đường phố rộng rãi, an ninh đảm bảo, xóm giềng thân thiện… Điều này sẽ đảm bảo rằng bạn được chuyển tới một nơi có năng lượng tích cực, không gian sống lý tưởng.

Địa thế nhà

Địa thế đất ở có ý nghĩa rất quan trọng trong phong thủy bởi đây chính là yếu tố quyết định nguồn năng lượng sẽ đi vào ngôi nhà bạn. 

Bạn nên chọn một ngôi nhà nhận được năng lượng tốt từ môi trường xung quanh - đường sạch sẽ, hàng xóm tốt, không nằm gần nghĩa địa hay vùng đất thường xảy ra tai nạn, không có đất dốc sau nhà. Người xưa thường có quan niệm về đất “nở hậu” - có nghĩa là sân sau rộng hơn sân trước, đây là một địa thế đất đẹp.

Ở thành thị nên chọn ngôi nhà có địa thế bằng phẳng, không nên có đất dốc phía sau nhà bởi nó sẽ khiến mọi nguồn năng lượng đi vào từ cửa trước bị tiêu tan.

Mặt đường phải thấp hơn, hoặc ít nhất là cao bằng nền nhà. Nếu mặt đường cao hơn thì khí của ngôi nhà sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, dễ bị ngập úng, tích tụ âm khí không tốt.

Ngôi nhà không nên bị trục đường cái chiếu thẳng vào cửa chính tạo thành luồng xung sát mạnh, đường càng to dài, mật độ xe lưu thông càng nhiều thì càng nguy hiểm.

Theo phong thủy nhà đất, trước nhà là nơi giao cắt của các con đường tạo thành hình chữ Y, T, X, vòng cung, những con đường gấp khúc hoặc uốn cong mà phần nhọn hướng vào cửa chính cũng là điều tối kị, vì sẽ mang lại sát khí.

“Tàng phong tụ khí”

Đối với nhà ở, phong thủy dương trạch luôn là yếu tố cần được quan tâm. Nó là sự kết hợp giữa hai yếu tố thoáng khí và ánh sáng. 

Ngôi nhà có phong thủy tốt cần có nhiều ánh sáng tự nhiên, thông gió, thoáng khí. Nhờ vậy, trong nhà sẽ sản sinh ra nhiều dương khí, đẩy lùi âm khí, cân bằng sinh khí, tốt cho sức khỏe và cả tài lộc của gia chủ.

Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc gió thổi quá mạnh. Nơi gió thổi mạnh sẽ khiến tài lộc bị thổi bay, không thể tụ lại trong ngôi nhà. Tất cả đều phải có chừng mực và sự hài hòa nhất định, đông ấm hè mát như thế mới được xem là phong thủy dương trạch tốt.

Nếu ở đồng bằng, nền nhà cao hơn xung quanh được coi là đẹp. Còn nếu ở vùng sơn cước, cao nguyên nhiều nắng gió thì nhà đặt ở nơi lòng chảo thấp trũng kín đáo, nơi có ba bề bốn bên là núi hoặc cây cối tránh gió thổi tạt ảnh hưởng tới sinh hoạt con người, được coi là đáp ứng tốt nguyên tắc “tàng phong tụ khí”.

Vì vậy, là một ngôi nhà có phong thủy tốt rất cần có nhiều ánh sáng tự nhiên, thông gió, thoáng khí.

Hợp mệnh lý gia chủ

Để mọi việc suôn sẻ, công danh thuận lợi thì khi mua nhà bạn cần cân nhắc, xem xét đã hợp với mệnh lý gia chủ hay chưa? Đây cũng là một yếu tố rất quan trọng.

Để đánh giá, xem xét một ngôi nhà có phong thủy tốt hay xấu, người ta thường căn cứ vào mệnh lý của gia chủ. Khi các yếu tố về phương hướng phù hợp với tuổi bản mệnh của gia chủ, có nghĩa là phong thủy tốt.

Ngoài yếu tố về mệnh lý, yếu tố về mệnh tướng cũng được dùng để xem xét phong thủy ngôi nhà tốt hay xấu, có phù hợp với gia chủ hay không. Ví dụ, nếu chủ nhân ngôi nhà là âm mệnh Thủy tướng, nên lựa chọn những tông màu trắng, bạc, đen, xám làm chủ đạo khi bài trí nội thất…

Bố cục ngôi nhà

Trước khi mua nhà, bạn cũng nên lưu tâm tới các phòng của ngôi nhà có những dấu hiệu phong thủy tốt hay không, bố cục ngôi nhà đã thực sự hài hòa hay chưa?

Nên chọn những ngôi nhà có hình dáng vuông vức, nở hậu vì sẽ mang lại nguồn năng lượng cân bằng, sức khỏe tốt. Không nên chọn các kiểu nhà hình tam giác, hình thang, nhà góc nhọn, chữ L, nhà lệch tầng hoặc hình thù kỳ quái.

Cửa chính, cửa sổ, giếng trời lấy sáng… là những nơi dùng để đón luồng khí tài lộc vào nhà, do đó cần thông thoáng sạch sẽ, kích thước và số lượng phải hài hòa với tổng thể căn nhà.

Căn cứ vào sự bố trí của căn nhà để đánh giá sự tốt, xấu về phong thủy: Bếp phải xa phòng ngủ, cửa chính; cửa chính không được đối diện với toilet, phòng ngủ, cầu thang; cửa toilet thì không được đối diện với cửa bếp, giường ngủ gây nên những tổn hại về sức khỏe…

Trung tâm ngôi nhà cần gọn gàng, sạch sẽ khi bố trí kiến trúc trong ngôi nhà, đại kị việc đặt phòng vệ sinh, nhà kho hay phòng bếp ở vị trí trung tâm ngôi nhà. Vị trí này chính là trái tim của căn nhà, cần phải sạch sẽ, gọn gàng, nếu dơ bẩn, bừa bộn sẽ hút nhiều tà khí, gây hại cho sức khỏe và hao tổn tiền bạc. 

Bếp nên được bố trí ở vị trí thoáng đãng. Nhiệt độ nhà bếp không nên quá cao dễ làm con người bực tức, nóng nảy, phát sinh mâu thuẫn, xung đột. Do đó, nên bố trí bếp ở vị trí thoáng đãng, hoặc lắp quạt thông gió để giữ cho nhiệt độ được điều hoà…

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay