Posted 6 Tháng 4, 2009 Kính thưa các Cô, Chú trên diễn đàn! VTH nhận thấy, trong các sách phong thủy có mục hóa giải nhà cửa, phòng ốc.. có phong thủy không tốt theo cách của phong thủy rất hay. Thậm chí có một số đầu sách chuyên về hóa giải phong thủy với phân loại chương mục hóa giải khá cụ thể, tỉ mỉ để độc giả có thể dễ dàng nhận biết và áp dụng. Riêng đối với môn Bốc Dịch thì có thể tránh hung Tìm cát; hóa giải các điều xấu - phát sinh trong đời sống, được không ạh? Các sách: Tăng san bốc dịch - Dã Hạc Lão Nhân; Chu dịch với dự đoán học - Thiệu Vinh Hoa .. cũng có nói đến vấn đề này. Nhưng hoặc là các tác giả mới chỉ phân tích một số ví dụ cụ thể hoặc là chỉ bàn sơ qua.. làm cho người đọc rất khó nắm bắt được phương pháp. Thông qua diễn đàn "Lý học phương đông" hy vọng được các Cô, Chú luận bàn kỹ hơn về Tránh Hung Tìm Cát, hóa giải điều xấu theo cách của Dịch Học. {dạo này VTH gặp nhiều chuyện xúi quá :rolleyes: } Xin Chân thành cảm ơn! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 4, 2009 Kính thưa các Cô, Chú trên diễn đàn! VTH nhận thấy, trong các sách phong thủy có mục hóa giải nhà cửa, phòng ốc.. có phong thủy không tốt theo cách của phong thủy rất hay. Thậm chí có một số đầu sách chuyên về hóa giải phong thủy với phân loại chương mục hóa giải khá cụ thể, tỉ mỉ để độc giả có thể dễ dàng nhận biết và áp dụng. Riêng đối với môn Bốc Dịch thì có thể tránh hung Tìm cát; hóa giải các điều xấu - phát sinh trong đời sống, được không ạh? Các sách: Tăng san bốc dịch - Dã Hạc Lão Nhân; Chu dịch với dự đoán học - Thiệu Vinh Hoa .. cũng có nói đến vấn đề này. Nhưng hoặc là các tác giả mới chỉ phân tích một số ví dụ cụ thể hoặc là chỉ bàn sơ qua.. làm cho người đọc rất khó nắm bắt được phương pháp. Thông qua diễn đàn "Lý học phương đông" hy vọng được các Cô, Chú luận bàn kỹ hơn về Tránh Hung Tìm Cát, hóa giải điều xấu theo cách của Dịch Học. {dạo này VTH gặp nhiều chuyện xúi quá :) } Xin Chân thành cảm ơn! Híc! vẫn chưa có ai tham gia!"Thánh nhân làm dịch nguyên để tìm điều cát mà tránh điều hung. Nếu chẳng tìm cát tránh hung thì Thánh nhân làm dịch có ích gì?. Có người bảo: Làm sao mà tránh được năm tai tháng hạn, làm sao tránh được chết? Dã Hạc bảo: Việc chết có thể tránh được nhưng không nên tránh. Thiệu Khang Tiết lúc sắp mất, bảo đệ tử thay áo. Bọn đệ tử đều khóc mà nói rằng: Sao thầy không "tức thần tịch cốc" để hưởng tuổi trời? Tiên sinh liền đọc: Bất phạ nhị Trình phu tử tiếu, Yếu tác thần tiên hữu thậm nan. (Chẳng sợ hai thầy họ Trình cười Muốn làm thần tiên thật khó thay) Cho nên có thể tránh được mà chẳng tránh. Nếu xem chết nước thì tránh bờ sông, xem chết vì hình tội thì tránh phạm pháp. Đó không phải là "xu cát tị hung" sao? Chưa từng thấy hóa hung thành cát được!!" Trích Tăng san bốc dịch - Dã Hạc Lão Nhân. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 4, 2009 Mỗi phần mềm máy tính thì đều có các dữ liệu, các thuật toán để tính toán. Việc giải đoán cũng chẳng ngoài lẽ đó. Cũng chỉ ở 2 chữ Lý-Số (có lý trước rồi mới vạch được quẻ). Như vậy mới là hiểu điều thánh nhân chỉ dạy, làm Dịch để dự đoán cát hung chứ ko đoán chuyện tương lai.(Nói vậy thì thật khó nhưng chẳng thể nói rõ hơn, rồi sẽ có kẻ ko hiểu biết lại trách tôi). Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 4, 2009 Cách nhìn đối với vận mệnh, có người mang thái độ rất bi quan. Họ cho rằng tất cả là do vận mệnh định đoạt, mọi phấn đấu cố gắng của con người chỉ uổng công vô ích. Có người lại hoàn toàn phủ định. Họ cho rằng chỉ cần cố gắng phấn đấu thì sẽ đạt được mục đích.. Những quan niệm như thế đều là cực đoan và khó tránh khỏi lệch lạc.. Bàn về vận mệnh con người trong không gian dịch học: Thiên - Địa - Nhân, Ngài Thiệu Vĩ Hoa có luận: - Nếu xếp loại theo trọng điểm thì năm, tháng, ngày, giờ sinh thuộc về tiên thiên; đại vận, lưu niên, chọn tốt tháng, ngày, giờ, là hậu thiên, đều thuộc phạm trù thiên thời. - Phần mộ, gia trạch, phòng ở, vị trí giường nằm, nơi công tác, phương vị đi lại đều thuộc phạm trù địa lợi. - Nhân hòa là chỉ sự tư duy, hành vi thuận theo quy luật tự nhiên. Bàn về sự chênh lệch về giầu sang, nghèo hèn, họa phúc luận theo Thiên thời, gồm các môn thuật số như:Tử vi, tứ trụ - tử bình, bốc dịch..; Hay luận tốt xấu theo Phong thủy.. mới chỉ là một phần của hạt nhân vận mệnh. Một cái mầm tốt nhưng reo trồng lệch mùa, hoặc reo trồng trên đất đai cằn cỗi sỏi đá, lại thiếu sự chăm sóc của con người thì rổt cục cũng khô héo không phát triển được. Phàm là người đại đức, đại thành, tất phải là người tiên thiên dồi dào, thuần khiết; hậu thiên tu dưỡng công phu; mộ phần, gia trạch tốt đẹp. Nếu mộ phần, gia trạch xấu, lại không chú ý tu dưỡng bản thân thì cho dù mệnh tốt đến đâu cũng khó tránh khỏi tai ách, khó được thành công. Với môn bốc dịch, an sáu hào - lục thân theo âm dương, ngũ hành sinh khắc, thì phương vị nên tránh hay nên đến không nằm ngoài quy tắc tránh phương kỵ thần, đi theo phương hỷ thần - nguyên thần, dụng thần... (Còn nữa) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 4, 2009 Tránh "hung" tìm "cát" trên lý thuyết thì cũng dễ nếu ai cũng biết 1 môn lý số nào đó, vấn đề là có đúng có xảy ra như ý muốn hay không? Tại sao còn có câu "quân tử hỏi họa, tiểu nhân hỏi phúc" , thế là thế nào? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 5, 2009 Tránh "hung" tìm "cát" trên lý thuyết thì cũng dễ nếu ai cũng biết 1 môn lý số nào đó, vấn đề là có đúng có xảy ra như ý muốn hay không? Tại sao còn có câu "quân tử hỏi họa, tiểu nhân hỏi phúc" , thế là thế nào?Chào fujisu .Hay hay quá ,họa thì cần biết mà tránh .Phúc biết mà mừng . Hỷ nhiều thì hại tâm ( hỷ hại tâm, lo thì hại tỳ, giận thì hại gan, buồn thì hại phế , sợ thì hại thận ngũ tạng ,lục phủ ứng với tình chí như vậy) Như vậy hỏi phúc nhiều là hỷ nhiều hại tâm dẫn đến tổn thọ mà . Cho nên hỏi họa để mà tránh cho bớt lo sẽ đỡ hại tỳ mà ăn ngon ngủ yên sẽ tốt hơn cho ta , đó là người quân tử mới làm được điều đó còn tiểu nhân thì chỉ lo họa đến cho nên mới hỏi phúc nhiều . Còn họa thì cũng có cách tránh đấy , đông y gọi là tòng trị , nghĩa là chủ động cho họa đến . Nghe hơi chướng tai phải không bạn , nhưng mà có thật đấy . Thân mến Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 6, 2009 Kính thưa các anh chị! Cho em hỏi: 1. Cách sử dụng bùa ma phương, dùng bùa ma phương có thể "Tránh hung tìm cát" được không ạh? 2. Có thể dùng bùa bằng quẻ dịch để hóa hung tìm cát được không ah? Như có động -> được quẻ Tụng; có thể dùng Túi có vẽ ma phương thu bên trong đựng quẻ Nhu để hóa giải không ạh? Mong các anh chị quan tâm vào cùng luận giải! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 6, 2009 Kính thưa các Cô, Chú trên diễn đàn! VTH nhận thấy, trong các sách phong thủy có mục hóa giải nhà cửa, phòng ốc.. có phong thủy không tốt theo cách của phong thủy rất hay. Thậm chí có một số đầu sách chuyên về hóa giải phong thủy với phân loại chương mục hóa giải khá cụ thể, tỉ mỉ để độc giả có thể dễ dàng nhận biết và áp dụng. Riêng đối với môn Bốc Dịch thì có thể tránh hung Tìm cát; hóa giải các điều xấu - phát sinh trong đời sống, được không ạh? Các sách: Tăng san bốc dịch - Dã Hạc Lão Nhân; Chu dịch với dự đoán học - Thiệu Vinh Hoa .. cũng có nói đến vấn đề này. Nhưng hoặc là các tác giả mới chỉ phân tích một số ví dụ cụ thể hoặc là chỉ bàn sơ qua.. làm cho người đọc rất khó nắm bắt được phương pháp. Thông qua diễn đàn "Lý học phương đông" hy vọng được các Cô, Chú luận bàn kỹ hơn về Tránh Hung Tìm Cát, hóa giải điều xấu theo cách của Dịch Học. {dạo này VTH gặp nhiều chuyện xúi quá :) } Xin Chân thành cảm ơn! Có một câu hỏi rằng "Thế nào là Cát ? Thế nào à Hung". Có thể cải Cát hôm nay sẽ là cái Hung của ngày mai, và ngược lại. Ví dụ trong cuộc sống về quan điểm này có thể tìm thấy mọi nơi, mọi lúc. Vậy nên nói "không có thành bại, không có cát hung, không có phúc họa, không có đúng sai, ...... chỉ có Thuận hay Nghịch" mới hợp lý. Chẳng ai có thể gặp Thuận mãi. Cũng chẳng ai có thể gặp Nghịch mãi. Nếu chỉ bằng vài tiểu xảo hay chút học thuật mà có thể biến Nghịch thành Thuận, chắc các bác nghiên cứu các môn thần bí như Phong Thủy, Tử Vi, Bốc Dịch, vv sẽ là những người "trên mọi người". Thực tế không phải vậy. Nước Mỹ, nước Nhật, khối EU dẫn đầu thế giới không phải nhờ ba món trấn yểm ... Tỷ phú Bill Gate, George Soros, vua thép Mittall, ... chắc cũng chả có thời gian học phong thủy để mà tư lợi từ đó. Có thể nói các quốc gia/ con người thành công (hơn người khác) gặp Thuận nhiều hơn Nghịch. Nhưng tại sao thì ngoài tầm hiểu biết của nhà em rồi, thôi thì đổ nó cho Nhân-Quả. Với nhà em, Dịch là một tinh hoa của văn hóa phương Đông. Có thời gian điều kiện để đọc, học, hiểu nó đã là quá tốt rồi. Tuyệt nhiên không dám vận dụng nó để thay đổi Càn Khôn, biến Hung thành Cát. Vài lời tâm sự. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 6, 2009 Bạn Amato thân mến! Bạn có thể luận giảng kỹ hơn về khái niệm "Thuận - Nghịch" được không? "Tránh hung tìm cát" khác với "thay đổi Càn Khôn, biến Hung thành Cát" bạn ạh!. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 6, 2009 Bạn Amato thân mến! Bạn có thể luận giảng kỹ hơn về khái niệm "Thuận - Nghịch" được không? "Tránh hung tìm cát" khác với "thay đổi Càn Khôn, biến Hung thành Cát" bạn ạh!. VTH thân mến. Tôi chưa có duyên được đọc sách nào luận về Thuận-Nghịch cả, thế nên hiểu về khái niệm này hết sức mộc mạc như sau. Thuận/ Nghịch dùng để mô tả trạng thái hiện tại của một chủ thể nhất định, về tương quan giữa chủ thể đó với môi trường (không gian/ thời gian) mà nó đang tồn tại một cách khách quan nhất. Ví dụ hiện nay bác Thiên Sứ đang chứng minh về nền văn hiến Việt 5000 năm, gặp rất nhiều phản đối trên các diễn đàn khác, tức là gặp Nghịch. Nhưng trên diễn đàn Lý học Đông Phương, lý thuyết của bác TS lại có thể được coi là gặp Thuận, hoặc chí ít là kém Nghịch (so với các nơi khác). Theo tôi, cái giá trị lớn nhất của khái niệm Thuận/ Nghịch là giúp cho người (hiểu nó) có bản lĩnh vững vàng hơn trong thử thách, khiêm tốn hơn khi thành công, tâm an hơn, nhìn nhận cuộc sống quân bình hơn.... Vài lời mạn đàm không tránh khỏi thiếu sót. Thực lòng tôi rất mong gặp được các cao nhân để có thể chỉ điểm thêm. Còn về "Tránh hung tìm cát" khác với "thay đổi Càn Khôn, biến Hung thành Cát" bạn ạh!.". Theo tôi chỉ khác nhau về cấp độ, giống nhau về bản chất, ranh giới thì mong manh. Hơn nữa, giả sử bạn tìm được "cát", bạn có chắc là cái "cát" mà bạn tìm được là "cát" mãi không, hay nó lại tiềm ẩn trong đó một cái Hung lớn hơn cái Hung mà bạn muốn tránh ??!!! Thế nên tôi vẫn xin bảo lưu ý kiến ban đầu. Thân mến. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 6, 2009 Bạn 'Amato' Thân mến! Rất cám ơn bạn đã tham gia luận bàn. Mình xin trích 1 đoạn luận về "Thuận - Nghịch" của tác giả Nguyễn Văn Thọ -tamgiaodongnguyen.com: "Người đại trí, đại tuệ đi theo chiều nghịch sẽ thoát vòng kiềm tỏa của các định luật tạo hóa, sẽ không còn bị âm dương nung nấu, không còn bị vạn vật lôi cuốn, dùng đời để tu đạo, lấy nhân đạo để chu toàn Thiên Đạo. Nghịch đây là trở về với Tuyệt đối Thể y như một kẻ bỏ nhà ra đi thật xa xôi, nay trở lại nhà. Tuy gọi là “Nghịch Hành”, nhưng thực là đi theo đúng lẽ Trời, đó là “cái đại thuận” trong cái nghịch. Nghịch đây bất quá là đi ngược với đường lối của thế nhân thông thường.” 2 Dịch kinh trọng chiều nghịch và dạy người quân tử đi theo chiều nghịch, vì thế gọi Dịch là Nghịch Số. Lão tử trọng chiều nghịch, vì thế mới nói Phản giả đạo chi động. (Đạo Đức Kinh, chương XL) Các đạo gia cũng hết sức trọng chiều nghịch. Các ngài chủ trương cần phải băng qua hào quải (Hoàn cảnh) trở về Thái Cực, băng qua hiện tượng trở về Tuyệt đối. Các ngài chủ trương muôn loài rồi ra cũng trở về với Tuyệt đối. Các Ngài chủ trương muôn loài rồi ra cũng trở về với Thái Cực. 3 Ngộ Chân trực chỉ có thơ: Vạn vật vân vân các phản côn, Phản côn, phục mệnh tức trường tồn. Tri thường, phản bản, nhân nan hội, Vọng tác chiêu hung vãng vãng văn. Dịch: Vạn vật rồi ra cũng phản côn, Phản côn, phục mệnh sẽ trường tồn. Tri thường, phản bản người đâu rõ, Nên mới chiêu hung, sống mỏi mòn. Lưu Nhất Minh có thơ: Huyền quan nhất khiếu thiểu nhân tri, Hoảng hốt yểu minh hàm lưỡng nghi. Thuận khứ qui lưu phiền não lộ, Nghịch lai tiện thị thánh hiền ki. Dịch: Huyền quan một khiếu, ít người tri, Phảng phất mơ màng đủ lưỡng nghi. Đưa đẩy xuôi dòng vương khổ não, Ngược chiều, hiền thánh tạo căn ki.5 Trên đây đã: 1.- Minh xác hai chiều thuận nghịch, cùng ý nghĩa và mục địch của 2 chiều thuận nghịch. 2.- Đề cao Chiều Nghịch và nhận chân Chiều Nghịch là chiều sinh tiên, sinh thánh, sinh thần. Tuy nhiên con người sinh ra đời không phải lúc nào cũng theo được chiều nghịch, mà cũng có lúc phải theo chiều thuận. Theo thiển ý tôi, một cuộc sống lý tưởng nhất của con người sẽ gồm cả 2 chiều thuận nghịch. Lúc tuổi trẻ (1-35), theo chiều Thuận, chiều Hướng Ngoại, từ tinh thần tiến ra vật chất, ra ngoại cảnh, ra xã hội để mưu sinh, cải tạo hoàn cảnh, góp phần xây dựng giang sơn, đất nước. Nửa đời sau (36-80, 90), khi đã công thành, danh toại, sẽ đi chiều nghịch, từ vật chất ngoại cảnh, tiến sâu về phía tâm linh, để thần thánh hóa bản thân, phối hợp với Thái Cực. Sách Đạo Nguyên Tinh Vi Ca cho rằng: Trước xuống, sau lên hợp tự nhiên.6 Như vậy, là biết hồi hướng phải thời, đúng lúc, theo đúng nhẽ tuần hoàn, vãng lai, phản phúc của Dịch Kinh, và của trời đất. Lúc trở vào nội tâm, lúc đi theo Chiều Nghịch, thì mọi sự đều nghịch đảo hết: Cái gì xưa kia cho là quan trọng, nay trở thành tầm thường; cái gì xưa cho là tầm thường nay trở nên quan trọng. Lúc ấy, Con người thực tế (le moi empirique; The empirical self) nhường bước cho con người lý tưởng (le moi Idéal; The ideal self). Thượng đế ngoại tại (God without), sẽ trở thành Thượng đế nội tại (God within). Thượng đế xưa kia xa cách, nay trở thành thân mật, gần kề. Người ngoài trông vào, tưởng ta bỏ thực, cầu hư. Ngược lại, ta biết chắc mình đã bỏ hư, cầu thực. Đi theo chiều thuận, hướng ngoại, hoạt động bên ngoài là đi theo đời, “đi đời” Đi theo chiều nghịch, hướng nội, sống một đời sống tinh thần súc tích bên trong, là đi theo đạo, “đi đạo”. " Đích của mình là thuận thì mình đi theo chiều thuận; Đích ở chiều nghịch thì ta phải đi nghịch mới đến được đích Thân mến Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 6, 2009 Cám ơn bạn Văn Trung Hạc đẫ có một bài viết rất hay và liêm trinh thấy đúng. Chỉ có một vài điều bàn luận. Người đại trí, đại tuệ đi theo chiều nghịch sẽ thoát vòng kiềm tỏa của các định luật tạo hóa, sẽ không còn bị âm dương nung nấu, không còn bị vạn vật lôi cuốn, dùng đời để tu đạo, lấy nhân đạo để chu toàn Thiên Đạo. Theo Liêm trinh nghĩ thì không bao giờ có thể thoát khỏi hẳn tất cả các định luật của tạo hoá. Đề cao Chiều Nghịch và nhận chân Chiều Nghịch là chiều sinh tiên, sinh thánh, sinh thần. Hai chiều có giá trị như nhau ở các loại năng lượng khác nhau quy nạp các thuộc tính khác nhau của vật chất.Con người luôn có các hoạt động ở cả hai chiều thuận nghịch. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 6, 2009 VanTrungHac thân mến. Cam ơn bạn về bài viết súc tích này về Thuận-Nghịch. Tuy nhiên tôi thấy bài được viết ở tầm lý luận cao, mang nhiều tính học thuật, có xu hướng thiên về tu/ đạo, và cũng mới đề cập một phần về khái niệm này (cũng có thể do bạn trích đoạn nên chưa thể hiện hết sở học của tác giả). Vì Thuận-Nghịch bao hàm mọi sự việc trong cuộc sống, nên hoàn toàn có thể dùng nó để hóa giải các vấn đề thiết thực và nhân sinh hơn. Thân. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 6, 2009 Kính thưa các anh chị! Cho em hỏi: 1. Cách sử dụng bùa ma phương, dùng bùa ma phương có thể "Tránh hung tìm cát" được không ạh? 2. Có thể dùng bùa bằng quẻ dịch để hóa hung tìm cát được không ah? Như có động -> được quẻ Tụng; có thể dùng Túi có vẽ ma phương thu bên trong đựng quẻ Nhu để hóa giải không ạh? Mong các anh chị quan tâm vào cùng luận giải! Gần đây VTH có đọc qua một số tác phẩm của tác giả Cao Từ Linh. Trong đó có đoạn luận về mối liên hệ vận động giữa Hà Đồ và sao Bắc cực tại các năm tam hợp; Rồi đoạn luận về hoán thời pháp cũng rất hay: Trong một giờ có thể lập được một quẻ gốc và 59 quẻ hoán thời... Thiển nghĩ, Ngoài cách tránh phương kỵ thần tìm phương dụng thần, nguyên thần.. Chọn thời điểm tốt tránh thời điểm xấu: ta có thể dùng ma phương thu quẻ xấu, hoán thời dùng ma phương phát quẻ tốt (1 trong 59 quẻ hoán thời)?! .. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 6, 2009 Chào bạn Văn Trung Hạc Mình nhờ bạn chỉ giáo giải quẻ. Vào ngày giáp ngọ tháng canh ngọ năm kỷ sửu vào giờ mậuthìn mình thấy tâm động lấy đồng xu gieo quẻ được quẻ Đại Quá quẻ biến là Hàm. Mong bạn dùng cái lý thuận nghịch để giải quẻ này xem tình hình ứng nghiệm thế nào. Rất mong bạn Văn Trung Hạc và các bạn khác chỉ giáo. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 6, 2009 Chào bạn Văn Trung Hạc Mình nhờ bạn chỉ giáo giải quẻ. Vào ngày giáp ngọ tháng canh ngọ năm kỷ sửu vào giờ mậuthìn mình thấy tâm động lấy đồng xu gieo quẻ được quẻ Đại Quá quẻ biến là Hàm. Mong bạn dùng cái lý thuận nghịch để giải quẻ này xem tình hình ứng nghiệm thế nào. Rất mong bạn Văn Trung Hạc và các bạn khác chỉ giáo. Ấy quên chúng ta cùng trao đổi biện pháp giải quẻ cấp độ vi mô.Tình hình ứng nghiệm như sau: Cũng vào giờ đó có việc mình đi ra khỏi nhà gặp một cô cháu tuổi quý hợi tiện mồm trêu : Này cháu bằng tuổi mày chúng nó đẻ mấy lứa rồi mà sao mầy không cho chúng tao ăn cỗ đi hay cứ kén cá chọn canh thì ế chỏng gọng ra đấy. Ai dè gặp ngay con bé đanh đá mồm nó thì nói: Cái bác này! còn cái chân nó thì đá bụp vào ống chân mình. Tối về nhà thấy ống chân đau mới để ý ai dè cái gót guốc của nó đã làm xoạc một miếng da ở ống chân. Chúng ta cùng bàn bạc giả ở cấp vi mô nhé. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 6, 2009 Quẻ của Liêm Trinh rất ứng nghiệm. Hiện tại tôi đang cần rất nhiều quẻ như vậy,hàng ngày vẫn phải căng mắt ra để tìm. Nếu được thì hy vọng thỉnh thoảng Liêm Trinh lại làm một quẻ giống như trên thì hay quá. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 6, 2009 Chào bạn Văn Trung Hạc Mình nhờ bạn chỉ giáo giải quẻ. Vào ngày giáp ngọ tháng canh ngọ năm kỷ sửu vào giờ mậuthìn mình thấy tâm động lấy đồng xu gieo quẻ được quẻ Đại Quá quẻ biến là Hàm. Mong bạn dùng cái lý thuận nghịch để giải quẻ này xem tình hình ứng nghiệm thế nào. Rất mong bạn Văn Trung Hạc và các bạn khác chỉ giáo. Anh Liêm Trinh kính mến! rất cám ơn đã quan tâm ủng hộ chủ đề này. Thú thực với anh là lý thuyết thuận nghịch của bạn "Amato" tôi chưa có thời gian nghiên cứu nên chưa thể đem gia áp dụng được.1. Căn cứ theo tượng quẻ chính là Đại Quá -> quẻ hỗ là Thuần Càn -> Quẻ biến là Hàm, cũng có thể luận được: - Đại quá: Phóng túng, quá mức bình thường, ắt gặp hoạ.. - Thuần Càn: Cứng, Khô, Mạnh mẽ.. - Hàm: Cảm thụ, tình cảm, chuyện tình cảm nam nữ Tổng hợp: Gặp họa từ vật cứng - mạnh vì chêu đùa chuyện tình cảm nam nữ. 2. Hào chín hai động: người già cưới được vợ trẻ, tốt :unsure: . 3. Quẻ thể Đoại: ăn, nói -> vạ từ miệng. Đoài cũng là thiếu nữ chưa chồng. Quẻ dụng Tốn: Đùi, thịt.. động hào hai là vào vị trí ống đồng, đùi; chứ động hào 3 thì :) . Hỗ của quẻ Tốn là quẻ Càn: tại sao lại là gót Guốc thì em chịu! 4. Theo 6 hào: Hào phụ mẫu hợi thủy trì thế, nhật nguyệt khắc là không tốt. Hào phụ mẫu hợi thủy động hóa hào Tử tôn chủ về chuyện con trẻ; Hào phục Tử tôn ngọ hỏa được nhật, nguyệt kiến tất xuất bạo hại ngược lại hào thế. Giờ Tỵ xung thế, tử tôn xuất bạo tất gặp chuyện. * Tổng hợp lại:.. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 6, 2009 Anh Liêm Trinh kính mến! rất cám ơn đã quan tâm ủng hộ chủ đề này. Thú thực với anh là lý thuyết thuận nghịch của bạn "Amato" tôi chưa có thời gian nghiên cứu nên chưa thể đem gia áp dụng được. 1. Căn cứ theo tượng quẻ chính là Đại Quá -> quẻ hỗ là Thuần Càn -> Quẻ biến là Hàm, cũng có thể luận được: - Đại quá: Phóng túng, quá mức bình thường, ắt gặp hoạ.. - Thuần Càn: Cứng, Khô, Mạnh mẽ.. - Hàm: Cảm thụ, tình cảm, chuyện tình cảm nam nữ Tổng hợp: Gặp họa từ vật cứng - mạnh vì chêu đùa chuyện tình cảm nam nữ. 2. Hào chín hai động: người già cưới được vợ trẻ, tốt :unsure: . 3. Quẻ thể Đoại: ăn, nói -> vạ từ miệng. Đoài cũng là thiếu nữ chưa chồng. Quẻ dụng Tốn: Đùi, thịt.. động hào hai là vào vị trí ống đồng, đùi; chứ động hào 3 thì :) . Hỗ của quẻ Tốn là quẻ Càn: tại sao lại là gót Guốc thì em chịu! 4. Theo 6 hào: Hào phụ mẫu hợi thủy trì thế, nhật nguyệt khắc là không tốt. Hào phụ mẫu hợi thủy động hóa hào Tử tôn chủ về chuyện con trẻ; Hào phục Tử tôn ngọ hỏa được nhật, nguyệt kiến tất xuất bạo hại ngược lại hào thế. Giờ Tỵ xung thế, tử tôn xuất bạo tất gặp chuyện. * Tổng hợp lại:.. Kỵ thần ở ngoại quái, thì trốn ở nhà; kỵ thần ở nội quái thì trốn ra ngoài.. khà khà. Họa ở bên mình, nếu muốn tránh thì đành phải "đại nghĩa diệt thân!" nếu không thì đành để cháu nó đạp guốc vào ống đồng vậy. Chúc anh Liêm Trinh vui vẻ an lành. Thân mến. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 6, 2009 Kính gửi bác dịch nhân và bạn Ngư Hóa Long Hiện tại tôi đang cần rất nhiều quẻ như vậy,hàng ngày vẫn phải căng mắt ra để tìm. Nếu được thì hy vọng thỉnh thoảng Liêm Trinh lại làm một quẻ giống như trên thì hay quá.Bác Dịch Nhân ạ liêm trinh chỉ ngâm cứu lúc dỗi dãi cho đỡ buồn. Khi nào liêm trinh thấy tâm động và gieo quẻ sau thấy có ứng nghiệm là sẽ viết lên đây. Mong bác có thể tổng kết và giúp được nhiều người tránh cái họa có thể tránh được, chứ như liêm trinh hôm đấy không phải rách da mà gãy ống đồng thì chắc là họa rồi. Ngư Hóa Long ạ bạn luận cực hay luôn.Theo mình thì cái để guốc ấy có khi có miếng sắt đệm. Hôm đấy mà động ở hào 3 mà lại ở quãng đường vắng vẻ thì bà bồ câu nhỏ bé của liêm trinh chắc chắn sẽ biến thành diều hâu thì nguy to cho liêm trinh :) Kính. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 6, 2009 Anh Liêm Trinh kính mến! rất cám ơn đã quan tâm ủng hộ chủ đề này. Thú thực với anh là lý thuyết thuận nghịch của bạn "Amato" tôi chưa có thời gian nghiên cứu nên chưa thể đem gia áp dụng được. 1. Căn cứ theo tượng quẻ chính là Đại Quá -> quẻ hỗ là Thuần Càn -> Quẻ biến là Hàm, cũng có thể luận được: - Đại quá: Phóng túng, quá mức bình thường, ắt gặp hoạ.. - Thuần Càn: Cứng, Khô, Mạnh mẽ.. - Hàm: Cảm thụ, tình cảm, chuyện tình cảm nam nữ Tổng hợp: Gặp họa từ vật cứng - mạnh vì chêu đùa chuyện tình cảm nam nữ. 2. Hào chín hai động: người già cưới được vợ trẻ, tốt :unsure: . 3. Quẻ thể Đoại: ăn, nói -> vạ từ miệng. Đoài cũng là thiếu nữ chưa chồng. Quẻ dụng Tốn: Đùi, thịt.. động hào hai là vào vị trí ống đồng, đùi; chứ động hào 3 thì :) . Hỗ của quẻ Tốn là quẻ Càn: tại sao lại là gót Guốc thì em chịu! 4. Theo 6 hào: Hào phụ mẫu hợi thủy trì thế, nhật nguyệt khắc là không tốt. Hào phụ mẫu hợi thủy động hóa hào Tử tôn chủ về chuyện con trẻ; Hào phục Tử tôn ngọ hỏa được nhật, nguyệt kiến tất xuất bạo hại ngược lại hào thế. Giờ Tỵ xung thế, tử tôn xuất bạo tất gặp chuyện. * Tổng hợp lại:.. Xin bổ xung:- Càn: khô, cứng, mạnh.. cũng có nghĩa là gương kính, mêka.. - Giờ Thìn ngay trong ngày ngọ, tháng ngọ ứng luôn là vì Phục thần được nhật, nguyệt kiến. Giờ Thìn hào thế Hợi thủy nhập mộ, phục thần Tử tôn Ngọ hỏa xuất bạo. - Anh Liêm Trinh bị toạc chân bên Trái ah?! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 6, 2009 Kính gửi bạn Văn Trung Hạc. - Anh Liêm Trinh bị toạc chân bên Trái ah?!Vị trí chân bị toạc là bên phải bạn ạ.Kính. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 6, 2009 Kính gửi bạn Văn Trung Hạc. Vị trí chân bị toạc là bên phải bạn ạ. Kính. Cám ơn anh! như vậy có thể nói sự việc sảy ra rất nhanh, hai người đi ngược chiều nhau. Vừa nhìn thấy cô cháu là anh Liêm Trinh đã buột miệng chêu chọc rồi, cô này phản ứng .. khi đi qua đá cho bác 1 phát-> Đúng tính chất của xuất bạo, chứ không phải dương trái - âm phải. hic. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 6, 2009 Quẻ của Liêm Trinh rất ứng nghiệm. Hiện tại tôi đang cần rất nhiều quẻ như vậy,hàng ngày vẫn phải căng mắt ra để tìm. Nếu được thì hy vọng thỉnh thoảng Liêm Trinh lại làm một quẻ giống như trên thì hay quá. Anh dichnhan07 kính mến! Giờ Thìn ngày Bính Dần tháng Kỷ Tỵ năm Kỷ Sử; đang ngồi trong văn phòng làm việc, bỗng nhiên tôi thấy giật mình 1 cái. Thấy khác thường tôi liền tính được quẻ Tụng, quẻ biến là quẻ Bĩ. Theo anh thì quẻ này có tránh hung tìm cát được không ah? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 6, 2009 Quẻ này chắc là quẻ MAi Hoa. Còn việc tránh hay tìm thì tuỳ ở từng người chứ chẳng phải ở quẻ. Share this post Link to post Share on other sites