Guest

Một đời may y phục thời Hùng Vương

1 bài viết trong chủ đề này

Giadinh.net - Hơn nửa thế kỷ trước, khi gắn bó với cây kim, sợi chỉ - ông Nguyễn Văn Xoan (Hiền Đa, Cẩm Khê, Phú Thọ) không tưởng tượng sau này mình có thể “ăn đời, ở kiếp” với nghiệp may vá những y phục thời Hùng Vương như thế này!

Posted Image

Ông Xoan mải miết bên máy khâu.

Những sáng kiến đầu đời

Khi sinh ra được 2 tháng tuổi, cậu bé Xoan bị ốm nặng phải đưa xuống bệnh viện tỉnh điều trị. Do phải tiêm nhiều nên ảnh hưởng nặng nề đến chân. Chân trái càng ngày càng nhỏ đi so với chân phải. Giờ đã ở tuổi 77, ông Xoan vẫn đi những bước chân khập khiễng, rất khó nhọc và đau nhức.

Tướng mạo rất thông minh, ông có thể nói thành thạo tiếng Pháp và biết chữ Nho. Ông bảo: “Tôi học cái nghề may vá này từ cụ phó Cả - vốn là thợ may nổi tiếng của đất Thanh Hoá lưu lạc đến đây. Năm 13 tuổi, người tôi nhỏ thó như đứa trẻ 5 tuổi, nhưng vẫn quyết theo cụ học may để sau này có cái nghiệp bấu thân. Tôi nghĩ, cái kiếp nó thế, nhà đầy ruộng nhưng chân chẳng ra chân thì cũng... bán sớm thôi. May sao lại bám nghề này đến tận giờ”.

Thời chiến tranh, Xoan sang nhà hàng xóm, tình cờ thấy vết thương của anh Đỗ Văn Lưu dính phải trong một trận bom càn quét. Anh Lưu là bộ đội của làng, sức khoẻ tốt nhưng không sao có thể gỡ nhanh cái áo trấn thủ đang bị dính lửa bom, nên anh bị cháy xẹm rất sâu ở vùng ngực, bụng và vai. Xoan mân mê cái áo trấn thủ còn dính máu của chiến sĩ Lưu và về thắc mắc với cụ Cả là: Tại sao không đặt khuy áo trước ngực mà vẫn để bên lườn và trên vai? Bởi vì làm cửa áo phía trước ngực, khi có vấn đề gì, chỉ cần rạch tung cúc là hất áo ra phía sau, nhanh hơn so với cái áo cũ. Cụ Cả đồng ý, anh thợ học việc Xoan mày mò làm và chỉ sau một ngày, cái áo trấn thủ mới ra đời.

Từ đó, nhà ông là địa chỉ mua áo trấn thủ của nhiều binh đoàn. Ông kể: “Ngày xưa tôi làm nhanh lắm. Có ngày may được cả đống áo trấn thủ cho một trung đoàn. Một mình tôi vừa cắt, đo, vắt sổ, may, là. Nhiều người bảo tôi làm gì mà khiếp thế. Người giỏi nhất cũng chỉ may được cho một tiểu đoàn, thế mà tôi làm gấp 3 số ấy trong một ngày. Giờ đây, chẳng có bằng chứng nhận nào chứng tỏ tôi có sáng kiến đó nhưng vẫn vui vì nhờ mình mà nhiều chiến sĩ không bị chết cháy vì bom đạn”...

Posted Image

Ông Xoan rất chịu khó tìm hiểu và tích góp cho mình một vốn văn hóa nhất định về phục trang kim - cổ. Mình phải hiểu về văn hóa vùng miền ấy, thời ấy thì cắt quần áo mới đẹp. Có hiểu biết sâu rộng thì mới có sáng tạo. Sáng tạo là gốc rễ của mọi sự đam mê...

Rời khỏi Cục Quân nhu- Quân khu 10, Nguyễn Văn Xoan về làm Chủ nhiệm Hợp tác xã thợ may Hùng Tiến, xã Hiền Đa. Hồi ấy, toàn xã chỉ có mấy chục thợ may quân phục, duy chỉ có ông Xoan biết may các đồ truyền thống. Mỗi khi có hội làng hay các đoàn văn nghệ, văn công qua, muốn mua ít đồ thời Hùng Vương, thời nhà Lý, Lê, Trần... ông đều sẵn sàng.

Ông bảo, lúc ấy tôi có sưu tầm được một ít tài liệu thì bị cuốn trôi trong trận lũ lịch sử năm 1971, giờ chỉ còn lưu trong trí nhớ. Người muốn may được cũng phải hiểu biết ít nhiều về cốt cách, phong thái, cách mặc của người xưa. Ông Xoan gọi đó là công đoạn “ngắm” mẫu, lựa mắt trước khi may.

Đam mê y phục thời Hùng Vương

Y phục dân tộc là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc đó. Do đó, thời Hùng Vương – y phục phổ biến của ông cha ta chỉ “ở trần đóng khố” và “mặc váy” (váy kín - “váy chui” và váy mở - “váy ngắn”). Vua đội mũ có hình đầu rồng; đại thần đội mũ gắn hình chim phượng.

Thuở ban đầu, tất cả đều mặc váy áo lá, tức dùng lá cây, vỏ cây để tạo thành những bộ áo váy quấn quanh người. Sau đó, khi đồ đồng xuất hiện thì dân ta đã dần thoát khỏi đời sống săn bắn, hái lượm, dần dần định cư ở một nơi tạo thành làng mạc để trồng trọt, ươm tơ, dệt vải.

Posted Image

Bộ đồ của nữ giới thời Hùng Vương đã cách điệu hóa.

Qua những chiếc trống đồng, ít nhiều đã cho thấy trang phục của người thời xưa khá phong phú như phụ nữ mặc áo ngắn đến bụng, bó sát người, xẻ đến ngực, phía trong mặc yếm kín ngực, chiếc yếm cổ tròn sát cổ, có trang trí những hình tấm hạt gạo. Cũng có những loại áo cánh ngắn, cổ vuông, để hở một phần vai và ngực hoặc kín ngực, hở một phần vai và trên lưng. Hai loại sau có thể là loại mặc chui đầu hay cài khuy trái. Trên áo đều có hoa văn trang trí. Thắt lưng có ba hàng chấm trang trí cách đều nhau quấn ngang bụng.

Từ những chứng tích đó, ông mải miết may những bộ quần áo cách điệu trên sân khấu. Ông bảo, người xưa thường “nude” đến hết thân, chỉ che kín bộ phận sinh dục. Nhưng khi cắt may, những phần đáng che vẫn được ông cách điệu một cách duyên dáng. Vừa giữ được nét cổ điển, vừa kín đáo.

Như bộ áo váy của công chúa (con vua Hùng) thì màu sắc phải là màu hoa cà, hay màu hồng phấn tạo nét duyên dáng và sức quyến rũ. Khác với công chúa, hoàng tử ăn mặc khá giống với vua tôi, duy chỉ có màu sắc trên áo là màu vàng nhạt hơn vua.

Posted Image

Y phục của Công chúa.

Do trong quá trình lao động, các đời vua Hùng mới cải tiến hình thức mặc và chất liệu vải. Từ những mảnh vỏ cây, lá cây, dần dần người dân biết ươm tơ, dệt vải. Hàng hoá làm ra nhiều và để chống chọi lại với giá rét, bệnh tật, người Việt đã biết mặc nhiều đồ hơn. Và dần dần cũng thích mặc đồ đẹp hơn, nhiều màu sắc hơn.

Khi hỏi về cách ăn mặc sau này, ông đọc mấy câu thơ trong bài Chân Quê của nhà thơ Nguyễn Bính: “Nào đâu cái yếm lụa sồi, cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân/ Nào đâu cái áo tứ thân, cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen...”. Thời ấy, cách ăn mặc của dân ta khá chỉn chu. Dù nhà không có điều kiện nhưng áo quần vẫn sạch đẹp, tươm tất; đặc biệt không có tính sexy như bây giờ. Áo dài Việt Nam được cách điệu từ áo tứ thân của vùng quê Kinh bắc nhưng giờ biến tướng nhiều quá. Nó càng ngày càng “mát mẻ” hơn, mỏng hơn và xẻ tà sâu hơn.

Posted Image

Y phục của nam giới.

Theo ông Xoan, cách ăn mặc hay nhất vẫn là nửa kín nửa hở vùng lườn, hay phần cổ phải cao hơn vùng xương quai xanh, chỉ để lồ lộ phần da trắng ngần mới là đẹp. Mặc mà lộ quá thì khác chi có mặc mà... như không.

Ông còn quan tâm đến “xà phòng” giặt của ông cha ta. Thời Hùng Vương, loại nước tẩy vẫn là “ngũ vị” gồm: Quế, cam thảo, hoa bưởi, hương nhu, tía tô. 5 loại tẩy dược trộn hoà với nhau vào nước lã rồi đun lên cho sôi để nguội dần và nhúng quần áo vào giặt. Mỗi một vị tẩy dược đều lưu lại trong áo quần những mùi đặc trưng, thơm thoang thoảng, đặc biệt là chống lại được muỗi. Thông thường, vua chúa và tầng lớp quan lại mới dùng ngũ vị dược này để tẩy uế quần áo. Còn dân thì dùng những loại củ, quả có bọt trên rừng để giặt vì dễ kiếm.

Posted Image

Y phục của người dân thời phong kiến.

Chị Nguyễn Thị Mỹ, chủ cửa hàng quần áo, trang phục Mỹ Hưng ở Việt Trì – Phú Thọ, con gái ông Xoan cho biết: “Chúng tôi thường gọi các y phục thời Hùng Vương là váy áo lá. Xưa chỉ có độc những mảnh vỏ cây được tết thành những cái khố để đóng vào người. Giờ đây, khi biểu diễn trên sân khấu thì còn có thêm váy xoè, áo trắng pha hồng (của nữ), còn nam vẫn cởi trần đóng khố”.

Đức Chính

===

Lại nhớ đến cái thời gian cách đây mấy tháng khi báo chí đăng tải hình ảnh 1 chàng trai nước Việt gây ấn tượng với cộng đồng thế giới về bộ trang phục "truyền thống". Ôi, trang phục thời Hùng Vương người ta chỉ biết đến như là ở trần đóng khố thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites