Thiên Sứ

NHỮNG CAI CHẾT NGOÀI SỐ MỆNH

1 bài viết trong chủ đề này

Khi tư duy con người cũng phải chịu sự chi phối có tính quy luật của vũ trụ thì sẽ không có gì nằm ngoài cái mà chúng ta quen gọi là "định mệnh" cả. Nhưng đây là một vấn đề mà tương truyền là của Khổng Tử viết trong "Cổ học tinh hoa". Tôi xem được câu chuyện này từ hồi còn nhỏ và suy ngẫm tớí bây giờ. Câu chuyện kể rằng:

Khi được học trò hỏi: "Thưa thày, ngoài những cái chết do số mệnh thì có cái chết nào nằm ngoài số mệnh không?". Khổng tử nói: "Có chứ! Ngoài những cái chết do số mệnh thì người ta vẫn có thể chết bởi những nguyên nhân sau đây:

- Phân là kẻ yếu chống lại kẻ mạnh thì sẽ chết vì binh đao.

- Phận là người dưới chống lại người trên thì sẽ chết vì hình pháp.

- Phân là người ngu mà chống lại người khôn thì sẽ chết vì âm mưu.

- Kẻ phân tích sâu sắc sẽ chết vì bị mưu hai do hay nói cái xấu của người khác, bởi phân biệt phải trái rõ ràng.

Không biết những lời trên có phải của Khổng Tử không? Hay do đời sau thác lời của Khổng Tử mà viết ra như vậy? Chỉ biết rằng khi tôi lớn lên, chiêm quán mà cho rằng: "Ý thức chịu sự tương tác có tính quy luật của vũ trụ" (Xin xem "Định mệnh có thật hay không?") thì ngay cả những điều kiện trên phản ánh ý thức và hoàn cảnh của con người mà Khổng tử (Tạm coi là như vậy) nhắc đến, cũng không thể nằm ngoài cái quen gọi là số mệnh. Trong trường hợp con người nhận thức được điều này và cẩn trọng trong mối quan hệ liệu có những vấn đề tương quan khác đi không? Khi mà tri thức của họ cũng là một sự tương tác với môi trường liên quan đến sống chết này? Vậy tri thức có phải là điều kiện thay đổi những tương tác xấu với con người không? Vì chỉ những kẻ có tri thức mới có thể phân tích sâu sắc. Nhưng phân tích sâu sắc thì lại có thể chết vì phân biệt phải trái rõ ràng!? Vậy không lẽ con người không thể thoát khỏi vòng luân hồi nhân quả chăng?

Có một danh nhân - tôi quên mất tên - nói: "Khi con người biết được quy luật của tự nhiên thì sẽ tác động vào quy luật của tự nhiên theo ý muốn của con người".

Giả thiết câu trên đúng thì muốn hiểu được quy luật của tự nhiên tất phải có tri thức. Nhưng khi có tri thức thì tất yếu phải có phân tích sâu sắc là phương tiện để tìm hiểu quy luật tự nhiên. Lối thoát cuối cùng nằm ở đâu? Phải chăng như Trang Tử nói: "Giữa vòng trời đất này chỉ có đức là tránh khỏi tai vạ mà thôi!". Nhưng khái niệm đức trong cổ học Đông phương cũng mênh mông quá! Có cái đức của thiên nhiên và cái đức của con người?

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay