Thiên Sứ

Cội nguồn Văn Lang và lịch sử Nhật Bản

75 bài viết trong chủ đề này

Kính gửi chú Thiên sứ

Gần đây cháu thấy Tiền phong online nêu vấn đề GS, thiền sư Lê Mạnh Thát công bố các vấn đề chấn động lịch sử: Trước CN nước ta không hề bị đô hộ và có phát hiện về chữ Việt cổ qua các tài liệu cổ của Phật giáo, có cả tài liệu ở Nhật bản. Chú có thể cho chúng cháu thông tin để hiểu thêm về vấn đề này được không ạ?

Chân thành cám ơn chú!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Minh minh có thể xem những bài viết của chú ngay trong diễn đàn này, cũng đủ những khái niệm về v/đ cần tìm hiểu về luận điểm của chú và những vấn đề cần biết.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Văn Hóa Nhật - Việt - Tương đồng và dị biệt - Phần 1

Bài viết của tác giả Đỗ Thông Minh về sự tương đồng - dị biệt giữa hai nền văn hóa Việt Nam - Nhật Bản

(nguồn: http://www.thongtinnhatban.net)

Ảnh hưởng Nhật Bản đối với Việt Nam

Hiện nay, Nhật Bản là quốc gia hàng đầu viện trợ cho Việt Nam, nên tất nhiên có ảnh hưởng lớn về kinh tế... Người Việt yêu chuộng và dùng khá nhiều hàng hoá Nhật, nhất là đồ điện gia dụng, xe gắn máy, xe hơi...

Về mặt tinh thần, nói chung, người Việt ở Nhật có lẽ cũng học được tính chăm chỉ, cẩn thận, đàng hoàng. Thế hệ du học sinh chúng tôi thời trước hay thời này cũng vậy, khi so với tập thể du học sinh Việt Nam ở các nước khác thì thấy có điểm nổi bật ở chỗ đó là một tập thể tương đối có trên dưới như quan hệ đàn anh - đàn em (tiền bối - hậu bối) của Nhật.

Nhật Bản qua các Giáo Sư Kinh Tế đã cố vấn trong việc hoạch định đường lối kinh tế và Giáo Sư Luật cũng cố vấn trong việc soạn thảo Bộ Luật Dân Sự của Việt Nam.

Nói chung ảnh hưởng văn hóa giữa hai dân tộc chưa nhiều, một số phim võ sĩ đạo thời thập niên 60 vẫn còn xa lạ với người Việt, nhưng xét cho kỹ thì thấy cũng có một số tương quan khá đặc biệt.

Do trao đổi thương mại từ thế kỷ 17 mà người Việt thấy tiền đồng của Nhật rồi lấy chữ "đồng" làm đơn vị tiền tệ của mình. Và từ thời ấy, người Việt đã thích những cây kiếm thật sắc của người Nhật. Về mặt nghệ thuật, từ đầu thập niên 1940, đã có hai phụ nữ Việt đi Nhật học cắm hoa (ikebana, sinh hoa), sau này một số người lớn tuổi thích chơi "bonsai" (bồn tài, loại cây kiểng thu nhỏ), người Việt cũng biết vườn Nhật Bản (Nihonniwa, Nhật Bản Ðình) nổi tiếng là đẹp.

Không biết từ bao giờ, người Việt đã truyền tụng với nhau câu: "Ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật". Người vợ Nhật nổi tiếng chiều chồng, được coi là mẫu người lý tưởng của người Việt. Ðó là quan niệm của người Việt, nên khi gặp người Nhật, dù là nam hay nữ, người Việt hay hỏi là có biết là người Việt nghĩ như vậy không. Với phụ nữ Nhật thì như vậy, nhưng với đàn ông Nhật, người Việt có vẻ e dè vì tính kỷ luật, lạnh lùng và hơi phong kiến.

Mới đây, có một hiện tượng đã ăn sâu vào tâm trí người Việt thời nay đó là phim bộ "Oshin", kể về cuộc đời cô bé nhà nghèo đi ở đợ bị hành hạ, gặp không biết bao nhiêu điều khốn khổ và những chuyện đầy tình nghĩa. Nguyên tác và truyện phim của Sugako Hashida (Kiều Ðiền Thọ Gia Tử). Phim do đài NHK thực hiện chiếu nhiều kỳ vào năm 1982, kể về hoàn cảnh của cô bé Oshin sống ở miền quê thời Minh Trị năm 40 (1907) mới 5 tuổi đã phải đi ở đợ, cũng giống hoàn cảnh của khá nhiều người Việt. Sau đó, phim được chuyển ra tiếng Việt và đài truyền hình Việt Nam chiếu từ mùa hè năm 1994 kéo dài khoảng một năm. Mỗi lần chiếu một giờ, người Việt rất hâm mộ nên khi đó mọi người tập trung ở nhà xem, ngoài đường vắng hẳn bóng người, là hiện tượng hầu như chưa từng có ở Việt Nam. Có điều, nhiều người Việt ở Nhật nhưng không xem trên đài NHK năm 1982 hay không xem ở Việt Nam thời năm 1984 thì lại không biết gì về "Oshin". Nay nuốn xem phải ra tiệm thuê băng về xem. Ngày nay, người Việt hay nói đùa với nhau:

- "Nhà có Oshin không?", có nghĩa là nhà có nuôi người làm không?- "Oshin kìa", mỗi khi gặp phụ nữ Nhật ở Việt Nam.

- "Ði Oshin", có nghĩa là đi làm lao động ở Nhật.

- Khi lấy chồng người Nhật, các cô và bà mẹ ruột đều nghĩ tới "Oshin", vì cũng sợ rơi vào hoàn cảnh bị đối xử tàn tệ như đối với "Oshin"...

Vì "Oshin" quá nổi tiếng, nên có tiệm ăn Nhật ở đường Ðệ Tam, Sài Gòn cũng lấy tên là "Oshin". Riêng đối với trẻ em Việt thì chúng say mê các truyện bằng tranh ấn bản tiếng Việt như "Ðôrêmon" (tiếng Nhật là Doraemon, Con Mèo). Gồm các nhân vật chính là con mèo Ðôrêmon có phép, cậu bé Nôbita (Nobita) khờ khạo mà ham chơi may mắn được Ðôrêmon giúp, cô bé Xuka (Shizuka) dễ thương, cậu bé Chaien (Takeshi, biệt danh Giant) lớn con bạn với Xêkô (Suneo) hay ăn hiếp Nobita... Ðây là tác phẩm trường thiên nổi tiếng làm say mê biết bao nhiêu triệu trẻ em Nhật và thế giới của danh họa Fujio Fujiko (Bất Nhị Hùng Ðằng Tử, mất năm 1996). Ðầu thập niên 90, khi tác giả còn sống, ông đã từng sang thăm Việt Nam và được tiếp đón nồng nhiệt.

Bí ẩn bộ bài Tổ Tôm, hay mối quan hệ Nhật - Việt chưa có giải đáp

Có một chuyện cũng lạ, liên quan tới cả Nhật và Việt, đó là bộ bài Tổ Tôm. Bài Tổ Tôm thì nhiều người miền Bắc và một số người trí thức Việt Nam hay chơi, nên cũng đã biết. Bộ bài gồm 120 lá, có 30 hình vẽ, chia đều mỗi hình vẽ 4 lá, đặc biệt có 7 hình vẽ có thêm dấu đỏ...

Lối chơi Tổ Tôm cần bốn người, có nhiều nước, khá cao. Người không quen có thể chơi theo kiểu Ðánh Chắn (bỏ bớt hàng nhất) cần năm người hoặc đếm số như "xì dách (tối đa 21 nút tức điểm, black jack)" của bài Tây gọi là Ðánh Bất (tối đa 11 nút) thì mấy người chơi cũng được. Những người mới chơi, không đọc được số bằng chữ Hán thì nhờ người biết đọc viết số bằng La Tinh trên lá bài.

Lạ ở chỗ là bộ bài này chỉ có người Việt chơi, người Nhật không chơi, người Hoa cũng không chơi (trừ một số ít Hoa Kiều ở Việt Nam). Nhưng những chữ viết trên lá bài là một loại chữ Hán (Kanji) kiểu cách, hơi giống Lệ Thư (Reisho) với nét cứng mạnh, gồm có bốn loại chữ là "văn, vạn, sách, thang, không biết có liên hệ gì với mạt chược, tiếng Nhật gọi là "majan" (ma tước) không? Còn các hình vẽ đều là hình vẽ của Nhật, có lẽ gốc là một lối tranh mộc bản (mokuhan, học từ Trung Hoa nhưng trở thành đỉnh cao mỹ thuật độc đáo của Nhật) đơn giản và nay thường do người Hoa in ra bán.

Ðặc trưng Nhật Bản rõ rệt nhất là tất cả các nhân vật đều mặc "Kimono" thời Edo, trong số này có 18 hình đàn ông (có 8 người bó chân), 4 hình phụ nữ và 4 hình trẻ em. Các hình cá chép (koi), trái đào (momo), thành (shiro), thuyền (fune) cũng là những hình ảnh Nhật.

Tới nay, đã có một vài người nêu vấn đề xuất xứ của bộ bài từ đâu, lưu lạc thế nào mà để lại một dấu tích "bí ẩn" như vậy. Nếu ai biết xin lên tiếng hộ.

Giáo Sư Yumio Sakurai thuộc Ðại học tổng hợp Tokyo trình bày trong chương trình (Rekishi De Miru Sekai, Thế Giới Nhìn Bằng Lịch Sử) cũng đã đề cập đến "bí ẩn" của bộ bài Tổ Tôm.

Chúng tôi liên liên lạc hỏi thăm, thì được biết:

- Ông Nguyễn Văn Vĩnh đã đề cập tới vấn đề này trong "Le To Tom, L'Annam Nouveau", 1932, vol. 125 - vol 143.

- Giáo Sư Kim Vĩnh Kiện (có lẽ là một người gốc Triều Tiên) biết đến Tổ Tôm qua cuốn trên và lần đầu tiên đề cập tới ở Nhật trong cuốn (Ấn Ðộ Chi Na - Nhật Bản Quan Hệ tức Quan Hệ Nhật Bản Và Ðông Nam Á) do nhà xuất bản Fuzanbo (Phú Sơn Phòng), Ðông Kinh, năm 1943). Giáo Sư đã cố gắng tra tìm nhưng không biết gì hơn chắc chắn đó là những hình phong tục Nhật.

- Giáo Sư Yumio Sakurai đã giới thiệu trong cuốn "Nihon No Kinsei 1, Nhật Bản Cận Thế, tập 1" do nhà xuất bản Chuo Koron Sha, Trung Ương Công Luận Xã, xuất bản năm 1992. Theo Giáo Sư, loại chữ ghi trên đó cũng lạ, không hẳn là chữ Hán bình thường, một số chữ có thể là chữ Nôm? Thực ra, tất cả chỉ là chữ Hán viết kiểu cách đi thôi.

Chúng tôi có đưa cho một số người Nhật đọc thử, họ đọc không được hoặc vừa đọc vừa đoán. Ðặc biệt lá bài "nhất thang" (chữ nhất viết theo lối cổ) có hình bà mẹ cho con bú, nét viết rất lạ (bộ ba chấm thủy viết thành hình số 8, chữ nhất dạng cổ cũng khó nhận ra) thì hầu như không ai đọc được.

Thêm một điểm cũng lạ là người Việt chơi bài và cờ hầu như không biết chữ Hán, nhưng nhận diện quân Cờ Tướng, Mạt Chược và quân bài Tam Cúc hay Tổ Tôm viết bằng chữ Hán thì không sai.

Ảnh hưởng Việt Nam đối với Nhật Bản

Ngày nay, đủ mọi thành phần người Nhật tới Việt Nam. Có điểm lạ là hầu hết phái nam thuộc chính quyền hay giới thương mại, đi lo những việc "lớn", kể cả việc lớn nhất đời người là tìm vợ Việt vì họ mê cái dáng gầy mặc áo dài của phụ nữ Việt Nam lắm. Cứ nói tới phụ nữ Việt Nam là luôn luôn đi đôi với tính từ "đẹp". Không có thống kê về số người Nhật lấy vợ Việt, nhưng tới nay ước khoảng vài trăm. Còn phái nữ đông đảo hơn thì đa số qua Việt Nam may áo dài, mua sắm đồ thủ công nghệ và ăn thức ăn Việt Nam, trái cây... một số người trẻ tự lo học tiếng Việt để qua Việt Nam nói chuyện xã giao. Người Nhật rất thích món ăn Việt Nam, hầu như món nào họ cũng thích, được mời ăn họ mừng lắm. Có lẽ họ chỉ sợ trứng vịt lộn và trứng gà lộn thôi, nhưng rồi cũng có một số người ăn thử và mê luôn.

Người Nhật biết nhiều nhất đến bánh tráng và nước mắm Việt Nam. Họ thích nhất là gỏi cuốn gọi là "nama harumaki" (sinh xuân quyển) và chả giò gọi là "age harumaki" (dương xuân quyển), người rành hơn thì biết cả bánh cuốn gọi là "mushiharumaki" (chưng xuân quyển), rồi gỏi bì, bò bía cho đến bánh tráng rế (dạng lưới) mới chế ra từ khoảng năm 1998... Ngày 29/11/2000, trong chương trình giáo dục của đài NHK số 3, đã giới thiệu việc trồng lúa và làm bánh tráng Việt Nam qua câu chuyện một em gái Nhật qua Việt Nam làm bạn với một em gái Việt Nam. Nhật Bản hay Trung Quốc chỉ có bánh tráng sống, muốn ăn phải chiên hay hấp, chứ không có loại lên men, có thể ăn sống như của Việt Nam. Loại bánh tráng xuất cảng từ Thái cũng là do người Việt ở Ðông Bắc Thái làm ra.

Tới năm 2000, đã có khoảng 10 cuốn sách dạy nấu món ăn Việt Nam bằng tiếng Nhật, mà dường như không thấy có cuốn dạy nấu món ăn Nhật bằng tiếng Việt nào ở Việt Nam.

Có một số người Nhật tới Việt Nam học tiếng Việt rồi học thêm nhạc khí cổ truyền của Việt Nam như đàn tranh, đàn bầu, đàn tơ-rung... Nếu chỉ nhìn các cô gái mặc áo dài chơi đàn cổ truyền Việt Nam, không ai có thể biết được đó là những người Nhật. Tới năm 2000, bên cạnh khoảng 5000 người Nhật học tiếng Việt, còn có khoảng 20 người học chơi nhạc cụ cổ truyền Việt Nam. Hầu như tháng nào họ cũng được mời đi trình diễn âm nhạc, đôi khi cả trình diễn áo dài, đã đóng góp rất tính cực trong các sinh hoạt giao lưu Việt-Nhật.

Hàng trăm cửa tiệm có bán đồ ăn và đồ thủ công nghệ Việt Nam ở Nhật cũng đã góp phần đáng kể trong việc đẩy mạnh giao lưu giữa hai dân tộc. Hầu hết người Nhật cảm thấy gần gũi, thoải mái và rất vui khi đi du lịch Việt Nam, mặc dầu đa số gặp trở ngại bất đồng ngôn ngữ, một đôi khi thì bị trộm cắp hay làm khó dễ ở phi trường. Họ thấy nhiều người Việt nghèo, nhưng ngạc nhiên thấy người Việt luôn tươi cười, ít có bộ mặt khó đăm đăm như những người Nhật giàu có. Họ muốn tiếp thu cái tinh thần lạc quan và vui tươi ấy của người Việt.

Thêm điểm nữa mà nhiều người Vệt Nam cũng dễ nhận ra là sau thời gian dài làm quen với người Việt thì người Nhật dễ lây cái máu tiếu lâm của người Việt, họ lột bỏ được cái vỏ cứng rắn bên ngoài mà chính họ hay gọi là cái mặt nạ để cười đùa nhiều hơn. Và người Việt nói hai nghĩa, nên họ không chỉ để ý nghĩa đen mà suy ngẫm về cả nghĩa bóng nữa. Khi hiểu ra họ cười nghiêng ngả.

Trong mối giao lưu Nhật-Việt, về phía Nhật Bản, có thể nói ở cấp cao thì công của phái nam, còn cấp đại chúng thì là công lớn của phái nữ. Về phía Việt Nam, thì không biết bên nào công lớn hơn? Hay là bằng nhau?

Tương quan ngôn ngữ

Thời Thế Chiến Thứ 2, người Việt biết đến các từ "Joto" (tốt), "Jotonai" (không tốt), "Arigato" (cám ơn), "Sayonara" (tạm biệt) v.v...

Ngày nay, người Việt biết tiếng Nhật qua các nhãn hiệu xe cộ như Honda, Suzuki, Yamaha, Toyota, Matsuda, Mitsubishi, Hitachi, Sony, Sanyo, Canon, Nikkon, Ajinomoto, Itochu, Nisho Iwaị.., rồi Kimono, Judo, Akido, Karate, Sumo..., các địa danh Tokyo, Osaka, Kobe, Hiroshima, Nagasaki, ..., sau này biết thêm "samurai (võ sĩ đạo), geisha (nữ tiếp viên rượu), sushi (cơm nắm cá), sashimi (gỏi cá), wasabi (mù tạt)..., ofuro (nhà tắm), tatami (chiếu)...". Còn người Nhật biết đến tiếng Việt qua các từ "áo dài, nón lá, bánh tráng, nước mắm, chả giò, gỏi cuốn, phở bò, phở gà..., đổi mới", các địa danh "Hà Nội, Sài Gòn, Huế, Hạ Long, Hội An...".

Nhưng nếu đi sâu hơn, thì chúng ta thấy hai dân tộc không chỉ biết nhau có vậy. Người Việt đã dùng hàng trăm từ Hán-Việt trong lãnh vực khoa học tự nhiên và khoa học nhân văn do người Nhật ghép các chữ Hán đơn thành chữ Hán kép mà cứ tưởng do người Hoa đặt ra. Như các từ "tự do, dân chủ, cộng sản, triết học, xã hội, kinh tế, chính trị, diễn đàn, vấn đề, phương pháp, lập trường, diễn thuyết..." và khoảng 30 đến 40 % số các thuật ngữ toán trong bậc Trung Học là do người Nhật chế ra, du nhập vào Trung Hoa, được dùng trong Tân Thư rồi truyền vào Việt Nam. Giáo Sư Hoàng Xuân Hãn khi soạn cuốn Tự Ðiển Danh Từ Khoa Học khoảng 60 năm trước, để tìm từ đối dịch, ông đã tham khảo chính các từ điển Trung Hoa và Nhật Bản. Nay người Việt còn biết thêm "Oshin, Ðôrêmon, nam ca sĩ Ryo Sasakị..". Tới năm 2000, có khoảng 100000 người học tiếng Nhật ở Việt Nam và 14000 người Việt ở Nhật, thì chắc chắn còn tiếp tục du nhập thêm rất nhiều từ nữa.

Ngược lại, số người Nhật qua Việt Nam khá nhiều, mỗi năm khoảng 70,000 người, nên họ biết khá nhiều địa danh Việt như "Biên Hoà, Cần Thơ, Mỹ Tho, Nha Trang, chùa Hương, Lạng Sơn, Sapa, Bát Tràng, Ðà Lạt, Củ Chi, Tân Sơn Nhất, Nội Bài..." và những thức ăn, sản phẩm thủ công nghệ Việt Nam được giới thiệu ở Nhật, nên người Nhật biết đến các từ "phở bò, phở gà, nem, bánh chưng, bánh tét, bánh dầy, bánh cuốn, bún bò huế, giò lụa, thịt chó, bia, rượu đế, mắm tôm... ", trái cây như "đu đủ, mít, soài, thanh long, vú sữa, măng cụt, nhãn, rau muống...", các nghệ sĩ như "Khánh Ly, Trịnh Công Sơn, Phạm Duy, Ái Vân, Như Quỳnh, Hương Lan, Hồng Nhung, Thanh Lam, Tam Ca Áo Trắng, Mỹ Linh, Hồng Hạnh, Lam Trường...", các bản nhạc như "Diễm Xưa (Utsukushìmukashi, Mỹ Tích), Hạ trắng (Gekkabijin, Nguyệt Hạ Mỹ Nhân)...", nhạc khí như "đàn tranh, đàn bầu, đàn tơ-rung...". Chúng tôi định sưu tập khoảng một ngàn từ loại này và đưa vào trong cuốn Từ Ðiển Nhật-Việt do chúng tôi biên soạn để đẩy mạnh thêm sự giao lưu văn hoá giữa hai dân tộc (sẽ hoàn tất trong vài năm tới).

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted ImageTƯƠNG QUAN GIỮA VĂN HÓA NHẬT VIỆT - phần 2

Ngày nay, đủ mọi thành phần người Nhật tới Việt Nam. Có điểm lạ là hầu hết phái nam thuộc chính quyền hay giới thương mại, đi lo những việc "lớn", kể cả việc lớn nhất đời người là tìm vợ Việt vì họ mê cái dáng gầy mặc áo dài của phụ nữ Việt Nam lắm. Cứ nói tới phụ nữ Việt Nam là luôn luôn đi đôi với tĩnh từ "đẹp". Ảnh hưởng Việt Nam đối với Nhật Bản

Đỗ Thông Minh

Không có thống kê về số người Nhật lấy vợ Việt, nhưng tới nay ước khoảng vài trăm. Còn phái nữ đông đảo hơn thì đa số qua Việt Nam may áo dài, mua sắm đồ thủ công nghệ và ăn thức ăn Việt Nam, trái cây... một số người trẻ tự lo học tiếng Việt để qua Việt Nam nói chuyện xã giao. Người Nhật rất thích món ăn Việt Nam, hầu như món nào họ cũng thích, được mời ăn họ mừng lắm. Có lẽ họ chỉ sợ trứng vịt lộn và trứng gà lộn thôi, nhưng rồi cũng có một số người ăn thử và mê luôn.

Người Nhật biết nhiều nhất đến bánh tráng và nước mắm Việt Nam. Họ thích nhất là gỏi cuốn gọi là "nama harumaki" (sinh xuân quyển) và chả giò gọi là "age harumaki" (dương xuân quyển), người rành hơn thì biết cả bánh cuốn gọi là "mushiharumaki" (chưng xuân quyển), rồi gỏi bì, bò bía cho đến bánh tráng rế (dạng lưới) mới chế ra từ khoảng năm 1998... Ngày 29/11/2000, trong chương trình giáo dục của đài NHK số 3, đã giới thiệu việc trồng lúa và làm bánh tráng Việt Nam qua câu chuyện một em gái Nhật qua Việt Nam làm bạn với một em gái Việt Nam. Nhật Bản hay Trung Quốc chỉ có bánh tráng sống, muốn ăn phải chiên hay hấp, chứ không có loại lên men, có thể ăn sống như của Việt Nam. Loại bánh tráng xuất cảng từ Thái cũng là do người Việt ở Ðông Bắc Thái làm ra.

Tới năm 2000, đã có khoảng 10 cuốn sách dạy nấu món ăn Việt Nam bằng tiếng Nhật, mà dường như không thấy có cuốn dạy nấu món ăn Nhật bằng tiếng Việt nào ở Việt Nam.

Có một số người Nhật tới Việt Nam học tiếng Việt rồi học thêm nhạc khí cổ truyền của Việt Nam như đàn tranh, đàn bầu, đàn tơ-rung... Nếu chỉ nhìn các cô gái mặc áo dài chơi đàn cổ truyền Việt Nam, không ai có thể biết được đó là những người Nhật. Tới năm 2000, bên cạnh khoảng 5000 người Nhật học tiếng Việt, còn có khoảng 20 người học chơi nhạc cụ cổ truyền Việt Nam. Hầu như tháng nào họ cũng được mời đi trình diễn âm nhạc, đôi khi cả trình diễn áo dài, đã đóng góp rất tính cực trong các sinh hoạt giao lưu Việt-Nhật.

Hàng trăm cửa tiệm có bán đồ ăn và đồ thủ công nghệ Việt Nam ở Nhật cũng đã góp phần đáng kể trong việc đẩy mạnh giao lưu giữa hai dân tộc. Hầu hết người Nhật cảm thấy gần gũi, thoải mái và rất vui khi đi du lịch Việt Nam, mặc dầu đa số gặp trở ngại bất đồng ngôn ngữ, một đôi khi thì bị trộm cắp hay làm khó dễ ở phi trường. Họ thấy nhiều người Việt nghèo, nhưng ngạc nhiên thấy người Việt luôn tươi cười, ít có bộ mặt khó đăm đăm như những người Nhật giàu có. Họ muốn tiếp thu cái tinh thần lạc quan và vui tươi ấy của người Việt.

Thêm điểm nữa mà nhiều người Vệt Nam cũng dễ nhận ra là sau thời gian dài làm quen với người Việt thì người Nhật dễ lây cái máu tiếu lâm của người Việt, họ lột bỏ được cái vỏ cứng rắn bên ngoài mà chính họ hay gọi là cái mặt nạ để cười đùa nhiều hơn. Và người Việt nói hai nghĩa, nên họ không chỉ để ý nghĩa đen mà suy ngẫm về cả nghĩa bóng nữa. Khi hiểu ra họ cười nghiêng ngả.

Trong mối giao lưu Nhật-Việt, về phía Nhật Bản, có thể nói ở cấp cao thì công của phái nam, còn cấp đại chúng thì là công lớn của phái nữ. Về phía Việt Nam, thì không biết bên nào công lớn hơn? Hay là bằng nhau?

Bí ẩn bộ bài Tổ Tôm, hay mối quan hệ Nhật - Việt chưa có giải đáp

Có một chuyện cũng lạ, liên quan tới cả Nhật và Việt, đó là bộ bài Tổ Tôm. Bài Tổ Tôm thì nhiều người miền Bắc và một số người trí thức Việt Nam hay chơi, nên cũng đã biết. Bộ bài gồm 120 lá, có 30 hình vẽ, chia đều mỗi hình vẽ 4 lá, đặc biệt có 7 hình vẽ có thêm dấu đỏ...

Lối chơi Tổ Tôm cần bốn người, có nhiều nước, khá cao. Người không quen có thể chơi theo kiểu Ðánh Chắn (bỏ bớt hàng nhất) cần năm người hoặc đếm số như "xì dách (tối đa 21 nút tức điểm, black jack)" của bài Tây gọi là Ðánh Bất (tối đa 11 nút) thì mấy người chơi cũng được. Những người mới chơi, không đọc được số bằng chữ Hán thì nhờ người biết đọc viết số bằng La Tinh trên lá bài.

Lạ ở chỗ là bộ bài này chỉ có người Việt chơi, người Nhật không chơi, người Hoa cũng không chơi (trừ một số ít Hoa Kiều ở Việt Nam). Nhưng những chữ viết trên lá bài là một loại chữ Hán (Kanji) kiểu cách, hơi giống Lệ Thư (Reisho) với nét cứng mạnh, gồm có bốn loại chữ là "văn, vạn, sách, thang, không biết có liên hệ gì với mạt chược, tiếng Nhật gọi là "majan" (ma tước) không? Còn các hình vẽ đều là hình vẽ của Nhật, có lẽ gốc là một lối tranh mộc bản (mokuhan, học từ Trung Hoa nhưng trở thành đỉnh cao mỹ thuật độc đáo của Nhật) đơn giản và nay thường do người Hoa in ra bán.

Ðặc trưng Nhật Bản rõ rệt nhất là tất cả các nhân vật đều mặc "Kimono" (Trước Vật) thời Edo (Giang Hộ), trong số này có 18 hình đàn ông (có 8 người bó chân), 4 hình phụ nữ và 4 hình trẻ em. Các hình cá chép (koi, lý), trái đào (momo), thành (shiro), thuyền (fune) cũng là những hình ảnh Nhật.

Tới nay, đã có một vài người nêu vấn đề xuất xứ của bộ bài từ đâu, lưu lạc thế nào mà để lại một dấu tích "bí ẩn" như vậy. Nếu ai biết xin lên tiếng hộ.

Phần trên được chúng tôi chính thức đưa lên nguyệt san Mekong số 53, tháng 11/1999. Trong khi báo còn đang in, thì ngày 1/11/1999, tình cờ xem TV đài NHK băng tần số 3, thấy Giáo Sư Yumio Sakurai (Anh Tĩnh Do Cung Hùng) thuộc Ðại Học Todai (Ðông Kinh Ðại Học) trình bày trong chương trình (Rekishi De Miru Sekai, Thế Giới Nhìn Bằng Lịch Sử) cũng đã đề cập đến "bí ẩn" của bộ bài Tổ Tôm.

Chúng tôi liên liên lạc hỏi thăm, thì được biết:

- Ông Nguyễn Văn Vĩnh đã đề cập tới vấn đề này trong "Le To Tom, L'Annam Nouveau", 1932, vol. 125 - vol 143.

- Giáo Sư Kim Vĩnh Kiện (có lẽ là một người gốc Triều Tiên) biết đến Tổ Tôm qua cuốn trên và lần đầu tiên đề cập tới ở Nhật trong cuốn (Ấn Ðộ Chi Na - Nhật Bản Quan Hệ tức Quan Hệ Nhật Bản Và Ðông Nam Á) do nhà xuất bản Fuzanbo (Phú Sơn Phòng), Ðông Kinh, năm 1943). Giáo Sư đã cố gắng tra tìm nhưng không biết gì hơn chắc chắn đó là những hình phong tục Nhật.

- Giáo Sư Yumio Sakurai đã giới thiệu trong cuốn "Nihon No Kinsei 1, Nhật Bản Cận Thế, tập 1" do nhà xuất bản Chuo Koron Sha, Trung Ương Công Luận Xã, xuất bản năm 1992. Theo Giáo Sư, loại chữ ghi trên đó cũng lạ, không hẳn là chữ Hán bình thường, một số chữ có thể là chữ Nôm? Thực ra, tất cả chỉ là chữ Hán viết kiểu cách đi thôi.

Chúng tôi có đưa cho một số người Nhật đọc thử, họ đọc không được hoặc vừa đọc vừa đoán. Ðặc biệt lá bài "nhất thang" (chữ nhất viết theo lối cổ) có hình bà mẹ cho con bú, nét viết rất lạ (bộ ba chấm thủy viết thành hình số 8, chữ nhất dạng cổ cũng khó nhận ra) thì hầu như không ai đọc được.

Thêm một điểm cũng lạ là người Việt chơi bài và cờ hầu như không biết chữ Hán, nhưng nhận diện quân Cờ Tướng, Mạt Chược và quân bài Tam Cúc hay Tổ Tôm viết bằng chữ Hán thì không sai.

Cửa tiệm Mekong Center chúng tôi ở Nhật Bán thường bán bài Tổ Tôm cho người Việt (thanh niên miền Bắc) và cho người Nhật, họ không biết chơi, nhưng mua để nghiên cứu tìm hiểu nguồn gốc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted ImageTƯƠNG QUAN GIỮA VĂN HÓA NHẬT VIỆT - phần cuối

Trong các ngôn ngữ thuộc hệ chữ Hán như Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên, Mãn Châu và Việt Nam, chỉ có Việt Nam đổi ra dùng mẫu tự La-Tinh. Tiếng nói các nước trên đều có thể ghi bằng La-Tinh, có phần còn dễ hơn tiếng Việt, nhưng mỗi quốc gia có hoàn cảnh riêng nên không thay đổi được. Tương quan ngôn ngữ

Đỗ Thông Minh

Thời Thế Chiến Thứ 2, người Việt biết đến các từ "Joto" (tốt), "Jotonai" (không tốt), "Arigato" (cám ơn), "Sayonara" (tạm biệt) v.v...

Ngày nay, người Việt biết tiếng Nhật qua các nhãn hiệu xe cộ như "Honda, Suzuki, Yamaha, Toyota, Matsuda, Mitsubishi, Hitachi, Sony, Sanyo, Canon, Nikkon, Ajinomoto, Itochu, Nisho Iwaị..", rồi "Kimono, Judo, Akido, Karate, Sumọ..", các địa danh "Tokyo, Osaka, Kobe, Hiroshima, Nagasaki, Fujị..", sau này biết thêm "samurai (võ sĩ đạo), gesha (nữ tiếp viên rượu), sushi (cơm nắm cá), sashimi (gỏi cá), wasabi (mù tạt)..., ofuro (nhà tắm), tatami (chiếu)...". Còn người Nhật biết đến tiếng Việt qua các từ "áo dài, nón lá, bánh tráng, nước mắm, chả giò, gỏi cuốn, phở bò, phở gà..., đổi mới", các địa danh "Hà Nội, Sài Gòn, Huế, Hạ Long, Hội An...".

Nhưng nếu đi sâu hơn, thì chúng ta thấy hai dân tộc không chỉ biết nhau có vậy. Người Việt đã dùng hàng trăm từ Hán-Việt trong lãnh vực khoa học tự nhiên và khoa học nhân văn do người Nhật ghép các chữ Hán đơn thành chữ Hán kép mà cứ tưởng do người Hoa đặt ra. Như các từ "tự do, dân chủ, cộng sản, triết học, xã hội, kinh tế, chính trị, diễn đàn, vấn đề, phương pháp, lập trường, diễn thuyết..." và khoảng 30 đến 40 % số các thuật ngữ toán trong bậc Trung Học là do người Nhật chế ra, du nhập vào Trung Hoa, được dùng trong Tân Thư rồi truyền vào Việt Nam. Giáo Sư Hoàng Xuân Hãn khi soạn cuốn Tự Ðiển Danh Từ Khoa Học khoảng 60 năm trước, để tìm từ đối dịch, ông đã tham khảo chính các từ điển Trung Hoa và Nhật Bản. Nay người Việt còn biết thêm "Oshin, Ðôrêmon, nam ca sĩ Ryo Sasakị..". Tới năm 2000, có khoảng 100000 người học tiếng Nhật ở Việt Nam và 14000 người Việt ở Nhật, thì chắc chắn còn tiếp tục du nhập thêm rất nhiều từ nữa.

Ngược lại, số người Nhật qua Việt Nam khá nhiều, mỗi năm khoảng 70000 người, nên họ biết khá nhiều địa danh Việt như "Biên Hoà, Cần Thơ, Mỹ Tho, Nha Trang, chùa Hương, Lạng Sơn, Sapa, Bát Tràng, Ðà Lạt, Củ Chi, Tân Sơn Nhất, Nội Bài..." và những thức ăn, sản phẩm thủ công nghệ Việt Nam được giới thiệu ở Nhật, nên người Nhật biết đến các từ "phở bò, phở gà, nem, bánh chưng, bánh tét, bánh dầy, bánh cuốn, bún bò huế, giò lụa, thịt chó, bia, rượu đế, mắm tôm... ", trái cây như "đu đủ, mít, soài, thanh long, vú sữa, măng cụt, nhãn, rau muống...", các nghệ sĩ như "Khánh Ly, Trịnh Công Sơn, Phạm Duy, Ái Vân, Như Quỳnh, Hương Lan, Hồng Nhung, Thanh Lam, Tam Ca Áo Trắng, Mỹ Linh, Hồng Hạnh, Lam Trường...", các bản nhạc như "Diễm Xưa (Utsukushìmukashi, Mỹ Tích), Hạ trắng (Gekkabijin, Nguyệt Hạ Mỹ Nhân)...", nhạc khí như "đàn tranh, đàn bầu, đàn tơ-rung...". Chúng tôi định sưu tập khoảng một ngàn từ loại này và đưa vào trong cuốn Từ Ðiển Nhật-Việt do chúng tôi biên soạn để đẩy mạnh thêm sự giao lưu văn hoá giữa hai dân tộc (sẽ hoàn tất trong vài năm tới).

Tôi có dạy tiếng Việt cho một số người Nhật, bao giờ cũng vậy, bắt đầu bằng màn giáo đầu kéo dài khoảng một giờ đồng hồ giới thiệu sơ về tiếng Việt và tương quan giữa tiếng Việt, Nhật và Hoạ Mục đích là để người học có khái niệm cơ bản về ngôn ngữ họ học, thấy gần gũi hơn vì chúng vốn có nhiều quan hệ. Qua đó, họ biết rõ thế nào là âm Nôm (tương đương với âm kun của Nhật), âm Hán-Việt (tương đương với âm ON của Nhật), chữ Hán và chữ Nôm (tương đương với Quốc Tự của Nhật), đặc trưng phát âm của 12 mẫu âm Việt so với 5 mẫu âm Nhật và 6 dấu thinh Việt so với hầu như không có dấu thinh của Nhật v.v... ra sao.

Thời Bắc thuộc (năm 111 trước Tây Lịch đến năm 939), khi Trung Hoa cai trị Việt Nam, người Việt có tiếng nói nhưng chưa có chữ viết (trừ một vài dân tộc thiểu số nào đó có chữ viết thô sơ). Thí dụ:1, 2, 3, là "một, hai, ba..."

Người Hoa đưa vào"Chữ Hán và âm đọc Quảng Ðông: "dách, dì, xám...". Trí thức Việt thời đó học chữ Hán và nói tiếng Hoa. Nhưng từ thời Ngô Quyền giành độc lập, người Việt bắt đầu có khuynh hướng bỏ tiếng Hoa và quay ra đọc chữ Hán theo phiên âm Hán-Việt. Qua thế kỷ 13, để viết tiếng Việt, bắt đầu tạo ra chữ Nôm dựa trên chữ Hán để diễn tả "một, hai, ba...". Có tổng cộng khoảng 5000 chữ thuần Nôm và 5000 chữ trùng hình với chữ Hán.

Trong khi đó, chữ Hán vào Nhật Bản qua ngả Triều Tiên hay trực tiếp vào thế kỷ thứ 2 đến 4. Khi đó người Nhật cũng có tiếng nói mà không có chữ viết. Thí dụ:1, 2, 3... là hitotsu, futatsu, mitsu..."

Du nhập vào:Chữ Hán và đọc theo âm Hán-Nhật (ON) là " ichi, ni, san...".

Qua thế kỷ thứ 8, để viết tiếng Nhật, họ mới bắt đầu tạo ra Quốc Tự (Kokkuji), có tổng cộng khoảng 5000 Quốc Tự nhưng nay chỉ thông dụng 5, 7 chữ. Sở dĩ như vậy vì họ đã dựa vào chữ Hán để tạo ra thêm 46 ký âm Hiragana (Bình Giả Danh, nét mềm do viết tháu chữ Hán) và 46 ký âm Katakana (Phiến Giả Danh, nét cứng do lấy một phần chữ Hán) gọn gàng và tiện dụng hơn.

Như vậy, Việt Nam và Nhật Bản (kể cả Triều Tiên) có hoàn cảnh khá giống nhau, cùng thuộc khối văn hóa Hán, có âm Hán-Việt và Hán-Nhật đọc gần giống nhau vì cùng dựa trên âm đọc của Trung Hoạ Như "quốc kỳ - kokki, quốc ca, kokka, trà Ố cha...", còn âm Nôm và âm Nhật thì hoàn toàn khác nhau. Tiếng Việt đơn âm, tiếng Nhật đa âm (tiếng Hán-Nhật cũng thuộc loại đơn âm, âm thứ hai nếu có là âm câm). Từ đó, có sự quan hệ đặc biệt sau (ở đây thí dụ bằng La-Tinh phiên âm Bắc Kinh hay Quan Thoại của tiếng Hoa, âm Quảng Ðông v.v... cũng tương tự):

- Tiếng Việt và Hoa ít nét (3 mẫu tự trở xuống) thì tiếng Nhật là đoản âm.

cổ - gu - ko

sở - suo - sho

ổ - zu - so

đô - dou - to

- Tiếng Việt và Hoa nhiều nét (3 mẫu tự trở lên) thì tiếng Nhật là trường âm (lý do là tiếng Nhật không có "tận cùng bằng ng, mẫu âm kép, dấu thinh..." nên đã thay bằng trường âm).

công - gong - kò

thương - sang - shò

tưởng - xiang - sò

đông - dong - tò

- Tiếng Việt và Hoa 3 mẫu tự thì tiếng Nhật có thể là đoản âm, có thể là trường âm.

cấu - gou - kò

thư - shu - sho

tôn(g) - zong - shù (nguyên là tông, nhưng vì kỵ húy tên vua nên đổi là tôn)

Quy luật trên đúng khoảng 95%. Có một số ngoại lệ vì tiếng Hoa có nhiều âm mà tiếng Việt và Nhật khi phiên đã dựa trên những âm khác nhau: số - shu - sù, tiếng Nhật có cả su nhưng rất ít dùng.

Trong khi Việt Nam tạo từng chữ Nôm, thì người Nhật cũng tạo ra Quốc Tự và thêm ký tự Hiragana, Katakana. Cho tới nay, người Việt thường chỉ viết tay chữ Nôm, nhưng từ năm 2000, với chương trình đánh chữ Nôm của Nhật thì người Việt có thể đánh chữ Nôm dạng TrueType thật là đẹp chung với chữ Hán và chữ Quốc Ngữ.

Câu tiếng Việt căn bản là danh từ - tính từ - động từ - túc từ, tiếng Nhật là tính từ - danh từ - túc từ - động từ. Tiếng Việt khi dùng âm ghép Hán-Việt thì hầu hết cũng là tính từ - danh từ như tiếng Nhật. Ðặc biệt tiếng Việt không chia động từ và tính từ như tiếng Nhật.

Tại sao chỉ có chữ Việt đổi ra La-tinh?

Trong các ngôn ngữ thuộc hệ chữ Hán như Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên, Mãn Châu và Việt Nam, chỉ có Việt Nam đổi ra dùng mẫu tự La-Tinh. Tiếng nói các nước trên đều có thể ghi bằng La-Tinh, có phần còn dễ hơn tiếng Việt, nhưng mỗi quốc gia có hoàn cảnh riêng nên không thay đổi được.

Việt Nam, do bị Pháp đô hộ hoàn toàn, nên năm 1911 nhà cầm quyền Pháp ra nghị định dùng chữ Quốc Ngữ và năm 1945 nhà cầm quyền cả hai miền Nam Bắc cổ động dùng. Nhưng cũng do yếu tố quan trọng là tiếng Việt có tới khoẳng 15000 âm, nên ít bị đồng âm dị nghĩa, nhiều nhất là âm "kỳ", có khoảng 10 chữ Hán và nghĩa khác nhau, còn đa số một âm có chỉ một hay hai nghĩa.

Nhật Bản do chỉ có 120 âm, nên đồng âm dị nghĩa rất nhiều, như âm "yoshí hay "shò", mỗi âm có khoảng 300 chữ Hán, nên nếu viết bằng La-Tinh thì không rõ nghĩa.

Trung Hoa, tiếng Bắc Kinh hay Quan Thoại có 420 âm, còn Quảng Ðông, Phúc Kiến cũng có 5- 7000 âm. Nhưng nếu viết La-Tinh theo tiếng Bắc Kinh hay Quan Thoại thì các vùng khác không hiểu được. Vì Trung Hoa rộng lớn, có 8 tiếng nói chính và hằng trăm tiếng nói của người thiểu số. Chỉ viết bằng chữ Hán thì cả nước mới có thể đọc và hiểu được, do đó, chữ Hán là văn tự duy nhất có thể dùng để thống nhất cách viết, còn vùng nào cũng vẫn cứ đọc theo tiếng vùng đó.

Tiếng Việt cũng là một lợi khí kiếm tiền

Song song với phong trào thích món ăn, đồ thủ công nghệ Việt Nam, số người Nhật học tiếng Việt cũng gia tăng theo với thời gian. Sách học tiếng Việt sơ cấp và trung cấp bằng tiếng Nhật đã có trên 10 cuốn (có cuốn tái bản đến 20 lần), nhưng vẫn chưa có các từ điển Nhật-Việt hay Việt-Nhật tương đối đầy đủ.

Cho tới năm 2000, ước tính có khoảng 50 trường dạy tiếng Việt ở Nhật và đã có khoảng 5000 người Nhật học tiếng Việt. Từ những trường chuyên môn nổi tiếng lâu đời như Tokyo Gaigo Daigaku (Ðông Kinh Ngoại Ngữ Ðại Học, từ cuối năm 1999 đã dời về thành phố Chufu thuộc Tokyo), Osaka Gaigo Daigaku (Ðại Phản Ngoại Ngữ Ðại Học), Kyoto Gaikokugo Daigaku (Kinh Ðô Ngoại Ngữ Ðại Học), Asia Africa Gogakuin (Á Phi Ngữ Học Viện), Waseda Hoshien (Tảo Ðạo Ðiền Phụng Sự Viên), một số đại học có lớp tiếng Việt như Ðại Học Keio Gijuku (Khánh Ứng Nghĩa Thục), Ðại Học Waseda (Tảo Ðạo Ðiền)... cho tới những hội đoàn cũng mở lớp dạy tiếng Việt.

Ða số sinh viên Nhật học bốn năm Ðại Học hay thêm hai năm Cao Học về tiếng Việt đều đi Việt Nam ít nhất một năm để học thêm cũng như nghiên cứu viết luận án. Nói chung, người Nhật rất chăm học, nhưng vì phát âm của họ vốn quá đơn giản, nên khi họ phát âm tiếng Việt với 12 mẫu âm, nhiều mẫu âm kép và 6 dấu thinh thì cảm thấy rất khó khăn.

Người dạy là người Việt cũng như Nhật, trong số đó, chỉ có một ít là chuyên môn, còn đa số là tay ngang, như ở Nhật lâu năm hay du học rồi đi dạy thêm để kiếm tiền, một giờ trung bình 1500 đến 2500 Yen (14 đến 23 Mỹ Kim), tính ra cao gấp hai đi làm bình thường.

Trong khi đó, người Nhật qua Việt Nam dạy tiếng Nhật thường với tính cách thiện chí, mức trợ cấp chỉ khoảng 100 đến 200 Mỹ Kim / 1 tháng.

Thống nhất cách viết chữ Việt bằng KATAKANA

Ngày 17/8/2000, chúng tôi đã lần đầu tiên đưa đề nghị lập ủy ban thống nhất cách phiên âm tiếng Việt ra Katakana với một số giáo sư Nhật về Việt ngữ ở Tokyo, Osaka và những người quan tâm. Sở dĩ chúng tôi nêu lên vấn đề này vì càng ngày, giới truyền thông Nhật và viết sách càng loan nhiều tin về Việt Nam. Các tên người, địa danh, tên món ăn, đồ thủ công nghệ v.v... được viết khá nhiều bằng Katakana. Vì số âm của Katakana (120 âm) rất giới hạn nên việc phiên âm tiếng Việt (khoảng 15000 âm) rất khó, thường không được thống nhất. Vì vậy, chúng tôi mới đề nghị các chuyên gia ngồi lại làm công việc này để mọi người có từ thống nhất

Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ thêm đôi chút về mối tương quan giữa văn hóa Việt Nam và Nhật Bản.

(hết).

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhưng nếu đi sâu hơn, thì chúng ta thấy hai dân tộc không chỉ biết nhau có vậy. Người Việt đã dùng hàng trăm từ Hán-Việt trong lãnh vực khoa học tự nhiên và khoa học nhân văn do người Nhật ghép các chữ Hán đơn thành chữ Hán kép mà cứ tưởng do người Hoa đặt ra. Như các từ "tự do, dân chủ, cộng sản, triết học, xã hội, kinh tế, chính trị, diễn đàn, vấn đề, phương pháp, lập trường, diễn thuyết..." và khoảng 30 đến 40 % số các thuật ngữ toán trong bậc Trung Học là do người Nhật chế ra, du nhập vào Trung Hoa, được dùng trong Tân Thư rồi truyền vào Việt Nam. Giáo Sư Hoàng Xuân Hãn khi soạn cuốn Tự Ðiển Danh Từ Khoa Học khoảng 60 năm trước, để tìm từ đối dịch, ông đã tham khảo chính các từ điển Trung Hoa và Nhật Bản. Nay người Việt còn biết thêm "Oshin, Ðôrêmon, nam ca sĩ Ryo Sasakị..". Tới năm 2000, có khoảng 100000 người học tiếng Nhật ở Việt Nam và 14000 người Việt ở Nhật, thì chắc chắn còn tiếp tục du nhập thêm rất nhiều từ nữa.

Thật là một bất ngờ vô cùng thú vị, đáng lẽ phải gọi là âm Hán Nhật Việt mới đúng. Rất nhiều phát minh tưởng của Trung Quốc không ngờ lại có xuất xứ từ Nhật Bản, Việt Nam. không phải là Việt Nam Nhật Bản hay tìm cảm hứng từ mô hình của Trung Quốc mà là ngược lại mới đúng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Hoa, tiếng Bắc Kinh hay Quan Thoại có 420 âm, còn Quảng Ðông, Phúc Kiến cũng có 5- 7000 âm. Nhưng nếu viết La-Tinh theo tiếng Bắc Kinh hay Quan Thoại thì các vùng khác không hiểu được. Vì Trung Hoa rộng lớn, có 8 tiếng nói chính và hằng trăm tiếng nói của người thiểu số. Chỉ viết bằng chữ Hán thì cả nước mới có thể đọc và hiểu được, do đó, chữ Hán là văn tự duy nhất có thể dùng để thống nhất cách viết, còn vùng nào cũng vẫn cứ đọc theo tiếng vùng đó.

Nhưng cũng do yếu tố quan trọng là tiếng Việt có tới khoẳng 15000 âm, nên ít bị đồng âm dị nghĩa, nhiều nhất là âm "kỳ", có khoảng 10 chữ Hán và nghĩa khác nhau, còn đa số một âm có chỉ một hay hai nghĩa.

Vậy ra ở Trung Quốc chữ viết có trước tiếng nói sao? Vì lượng chữ nhiều hơn lượng âm tiết, cùng một âm tiết mà diễn tả nhiều ý nghĩa vậy nên có nhiều chữ khác nhau để diễn tả những ý nghĩa khác nhau của cùng một âm tiết!!! Sao ngược đời vậy? Nếu hiểu rõ nghĩa của từng chữ thì phải có âm tiết riêng cho từng chữ một chứ? Có phải chăng là chữ có trước, tiếng nói có sau, vì đọc chữ hiểu nghĩa nhưng phát âm không chuẩn nên những chữ diễn tả âm tiết gần nhau nhưng nghĩa khác nhau bị đánh đồng làm một, cứ lơ lớ cả. Thành ra vài vạn chữ (91,251 chữ) mà chỉ có 420 âm tiết, thật quá sức ít ỏi, kể cả ghép chữ để tạo thành từ thì tiếng Hán cũng có rất nhiều từ đồng âm dị nghĩa, thật là một sữ khập khiễng kỳ lạ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiếng Việt có 6 thanh. Không biết tiến các nước khác thì thế nào. Nhiều hơn hay ít hơn 6 thanh hoặc có kiểu "thanh" nào khác không nhỉ. ACE nào biết xin chia sẻ.

Cm1 ơn!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi chưa rõ còn có những dân tộc nào trên thế giới mà ngôn ngữ có nhiều thanh hơn không. Nhưng so với tiếng Trung Quốc thì nhiều hơn 2 thanh.

Bởi vậy nếu nói rằng văn hóa Việt có nguồn gốc Trung Quốc thì ngay hai thanh này chắc phải giải thích là do ân điển của ......Thượng Đế.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo như lời của Giáo sư Trần Văn Khê thì tiếng Việt ta có đủ cả Ngũ Cung. Vì vậy âm điệu có trầm có bổng đủ cả. Do vậy mà người nước ngoài khi nghe người nước ta nói thì họ cứ tưởng dân ta đang hát. Đặt biệt khi dân ta chửi lộn với nhau thì nghe còn hay hơn nhạc Rock Rap.

Và về phần âm nhạc Việt, nhạc ta phong phú hơn... Hò, xự, xang, xàng, xê, cóng, líu; rồi nhấn nhá, đỗ hột.v.v.Tàu còn phải thua.

Quy định trên sân khấu tuồng cũng phải theo Âm Dương, tức là hai cửa ra vào trên sân khấu (còn gọi là cánh gà) thì diễn viên phải đi ra từ cửa Sinh và đi vào thì là cửa Tử.

Mọi cái Ta khác Tàu hoàn toàn. Mọi cái khác đó đều thâm thúy hơn Tàu mấy bậc. Mảng âm nhạc thì còn phong phú hơn cả.

Nhớ gì viết nấy. LacTuong :P :P

Share this post


Link to post
Share on other sites

cháu mạn phép nhờ chút . chú Thiên sứ sang bên Thiên Sứ Tư vấn giúp cháu với . cháu mong tin chú quá

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thuyền truyền thống của sắc tộc Tao ở Đài Loan, trước đây thì những sắc tộc trên những hòn đảo nhỏ cạnh Đài Loan chẳng thuộc quốc gia nào cả, không biết những chiếc thuyền này có liên quan đến Nhật Bản và Việt Nam không vì Đài Loan gần Nhật Bản.

Posted ImagePosted Image

Nguồn BBC

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhìn bức hình Rin 86 đưa lên Thiên Sứ tôi tưởng tượng ba ngàn năm sau - Giả thiết biến động địa chất làm con ngườiu không còn ở Đai Laon nữa. Có một nhà khảo cổ tìm thấy tấm hình này đã hư hỏng gần hết chỉ còn đám đông ở trần đóng khố đang nâng thuyền và nhà khoỉa cổ ấy sẽ viết như thế này:

"Vào thế kỷ 21 sau công Nguyên cư dân trên đảo này vẫn ở trần đóng khố"

Đúng là một thứ tư duy giè rách.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Re: CHUYÊN ĐỀ TÌM HIỂU VỀ NHẬT BẢN

Nguồn:http://meslab.org

Phải chăng Nữ Vương Ty Di hô đầu tiên của Nhật Bản chính là Hai Bà Trưng - và khi vương triều Hai Bà bị sụp đổ , những người dân và chiến binh Văn Lang ở ven biển đã chay sang tỵ nạn ở Nhật Bản , nên họ còn giữ ký ức này?

Thiên Sứ

Q: Nước Yamatai có thật sự tồn tại hay không?

Trong cuốn sách lịch sử Nguỵ chí Hoà nhân truyền của Trung Quốc có ghi rằng vào khoảng nửa sau thế kỷ thứ 2 nước Nhật ở trong tình trạng hỗn loạn. Khi đó có nữ vương nước Yamatai tên là Himiko (Ty di hô) đứng lên thống nhất đất nước. Việc nước Yamatai tồn tại là không phủ nhận được nhưng vị trí nước đó ở đâu thì cho đến nay vẫn còn chưa minh bạch và là chủ đề cho các cuộc tranh luận. Có hai thuyết cơ bản, một là nước Yamatai nằm ở địa phận Kyushu ngày nay, hai là nước Yamatai nằm tại vùng phụ cận tỉnh Nara hiện nay.

Q: Thời Kofun như thế nào?

“Ko” l à “Cổ”, “Fun” là “Phần” trong “mộ phần”. Kofun nghĩa là mộ cổ của tầng lớp hào tộc, ngôi mộ nào cũng có hình một ngọn núi nhỏ được vun cao bằng đất. Trên các ngôi mộ đó có đặt một tượng người hoặc ngựa bằng đất gọi là Haniwa để trang trí. Trong ngôi mộ có một hầm đá đựng di hài người quá cố cùng với vũ khí, gương, quần áo ...

Kiểu xây mộ này rất thịnh hành trong giai đoạn từ thế kỷ thứ 4 đến cuối thể kỷ thứ 7. Chính vì vậy người ta gọi thời kỳ này là thời Kofun. Từ thời này trở đi dần dần một nước Đại Hoà thống nhất được thành lập. Vào đầu thế kỷ thứ 7, thái tử Thánh Đức (574-622) đưa ra chính sách Quán vị thập nhị giai (tức là chế độ mười hai cấp bậc quan lại) và Hiến pháp thập thất điều nghĩa là hiến pháp 17 điều, tạo ra nền tảng lập pháp đầu tiên của quốc gia. Đây cũng là thời kỳ này có nhiều nghệ nhân, thợ thủ công mang kỹ thuật từ Trung Quốc, Triều Tiên đến truyền bá tại Nhật.

Q: Thời Nara như thế nào?

Nara là thời kỳ trải dài từ năm 710 đến năm 794 với kinh đô Bình Thành (Heijou kyou) đặt tại Nara. Nara là thời kỳ thi hành chính sách trung ương tập quyền và chế độ pháp trị. Phật giáo được nhà nước bảo hộ và phát triển rộng khắp. Tượng Phật bằng đồng lớn nhất thế giới đặt tại chùa Todai (Đông Đại tự) hiện nay được làm ra trong thời kỳ này. Thời đại này cũng là giai đoạn mở rộng giao lưu văn hoá rộng rãi với các nước khác mà trung tâm là nhà Đường ở Trung Quốc. Ngoài ra có thể thấy một ảnh hưởng lớn của văn hoá Triều Tiên, Ấn Độ và Ba Tư trong thời đại này.

Q: Thời Heian như thế nào?

Vào cuối thế kỷ thứ 8, kinh đô được dời đến Kyoto và kéo dài trên một ngàn năm trong đó thời kỳ Heian (Bình An) dài 400 năm cho đến thế kỷ thứ 12. Tiếp theo thời kỳ Nara, quý tộc dưới quyền của Thiên hoàng vẫn nắm quyền cai trị đất nước. Đồng thời hào tộc ở khắp nơi cũng dần dần mở rộng việc tư hữu đất đai rồi trang bị vũ khí, đoàn kết lại để bảo vệ mình khỏi chiến tranh với các khu vực láng giềng. Cuối cùng một gia tộc tên là Taira đã thu hết quyền lực chính trị vào trong tay, mở đầu cho một thời kỳ mới, thời kỳ của võ sĩ. Về mặt văn hoá, Nhật Bản đi từ việc chỉ mô phỏng và tiếp thu văn hoá Đường tới chỗ cải tiến và phát huy chúng cho hợp với phong thổ và cảm tính đặc thù của người Nhật. Tác phẩm nổi tiếng thế giới Nguyên thị vật ngữ (Chuyện kể Nguyên thị) của tác giả Murashiki Shikibu được sáng tác trong thời kỳ này.

Q: Thời Kamakura như thế nào?

Taira, gia tộc nắm quyền lực chính trị cho đến cuối thời kỳ Heian bị gia đình Minamoto diệt. Sau đó năm 1192, Minamoto Yoritomo trở thành Chinh di đại tướng quân và lập ra Mạc phủ ở Kamakura tỉnh Kanagawa ngày nay. Thời kỳ chính trị vũ gia bắt đầu. Mạc phủ là chính quyền quân sự mà trong đó tướng quân đứng đầu giới võ sĩ, đảm nhận chính sự. Thiên hoàng chỉ mang tính hình thức mà không có thực quyền. Tuy nhiên gia tộc Minamoto chỉ tồn tại được 3 đời. Sau Minamoto là gia tộc Hojo lên nắm quyền cho đến khi Thiên hoàng Go-Daigo lật đổ Mạc phủ, phục hồi nền chính trị Thiên hoàng vào năm 1333. Về mặt văn hoá, thời kỳ này sản sinh ra nhiều tác phẩm điêu khắc tả thực tượng Phật với vẻ võ sĩ, mạnh mẽ và cương nghị.

Q: Thời Muromachi như thế nào?

Thời Muromachi được chia ra làm hai: thời Nam Bắc triều và thời Chiến quốc. Thời Nam Bắc triều là thời kỳ tranh giành quyền lực giữa Thiên hoàng Go-Gaido và tướng quân Ashikaga Takauji. Thiên hoàng Go-Gaido là người lật đổ chính quyền Mạc phủ Kamakura và đưa chính quyền trở lại triều đình ở Kyoto năm 1333. Ashikaga Takauji là tướng quân lập ra Mạc phủ ở phía bắc Kyoto năm 1336 dưới triều Thiên hoàng Quang Minh. Thời Chiến quốc kéo dài khoảng 100 năm tính từ sau loạn Ứng Nhân năm 1467 đến khi Oda Nobunaga lật đổ Mạc phủ năm 1573. Thời Muromachi nhìn chung là thời kỳ của phát triển nông nghiệp, thương nghiệp và đô thị hoá. Về mặt văn hoá thời kỳ này sản sinh ra các loại hình nghệ thuật mới như tranh sơn dầu, kịch No, Kyogen (Cuồng ngôn), trà đạo, nghệ thuật cắm hoa.

Q: Thời Azuchi-Momoyama như thế nào?

Trong thời Chiến quốc Oda Nobunaga là người đánh bại tất cả các đối thủ nhưng chính Oda Nobunaga lại bị gia thần là Toyotomi Hideyoshi giết chết ngay trước khi đất nước sắp thống nhất. Người nối sự nghiệp sau đó không ai khác chính là Toyotomi Hideyoshi. Thời Azuchi-Momoyama là thời mà Oda Nobunaga và Toyotomi Hideyoshi nắm giữ quyền lực. Chỉ một khoảng thời gian ngắn ngủi là 30 năm tính từ năm 1568 (Có thuyết cho rằng năm 1573) nhưng thời kỳ này là một mốc quan trọng trong quá trình phát triển nước Nhật phong kiến. Đáng chú ý nhất là chính sách kiểm địa và chính sách thu hồi vũ khí. Kiểm địa là chính sách kiểm tra diện tích và mức thu hoạch từ đất đai sau đó quyết định mức thuế và người chịu trách nhiệm nộp thuế. Chính sách thu hồi vũ khí là chính sách thu hồi tất cả các loại vũ khí trong dân chúng, cố định hoá thân phận của nông dân và đặt quyền thống trị vào tay tầng lớp võ sĩ.

Văn hoá thời kỳ này được gọi là Văn hoá Azuchi-Momoyama với sự yếu đi trong ảnh hưởng của Phật giáo thêm vào đó là vẻ tự do, tráng lệ. Phong cách kiến trúc Thành Bang với các Thiên Thủ Các cao và nhọn hay loại tranh trang trí tường lấp lánh vàng là những điển hình.

Q: Thời Edo như thế nào?

Thời Edo (Giang Tô) kéo dài 260 năm tính từ khi Tokugawa Ieyasu lật đổ gia đình Toyotomi và mở ra Mạc phủ ở Edo (Tokyo) năm 1603 và thống trị toàn quốc. Những người được tướng quân, người cao cấp nhất trong Mạc phủ giao cho trên 1 vạn thạch đất đai thì được gọi là đại danh, lãnh địa và cơ quan quản lý như thế được gọi là phiên. Mạc phủ thông qua các phiên để quản lý đất đai và dân chúng trên toàn quốc. Chế độ này gọi là chế độ Mạc phiên. Thời kỳ này thực thi mạnh chế độ phân chia giai cấp: sĩ nông công thương trong đó tầng lớp võ sĩ là cao nhất. Về đối ngoại: thực thi chính sách bế quan toả cảng, cấm đạo Thiên Chúa. Về mặt văn hoá, cuối thể kỷ 17, đầu thế kỷ 18 là giai đoạn khai hoa của kỷ nguyên văn hoá Nguyên lộc. Múa rối và ca vũ kỹ được lan rộng, Matsuo Basho làm bài cú (thơ ngắn), nghệ thuật vẽ tranh ukiyo-e mà sau này được phát huy bởi Utamaro, Hokusai, Hioshige.

Lịch sử thời đại Minh Trị đến hiện tại

Q: Thời Minh Trị xuất hiện như thế nào?

Năm 1853, chiến thuyền của Đô đốc hải quân Perry (Mỹ) đến đậu tại vịnh Uraga, Tokyo và đòi Nhật Bản phải khai quốc. Nội tình nước Nhật lúc này rất hỗn loạn khi phải bàn cãi chuyện Khai quốc hay Tôn hoàng nhướng di (theo vua bài ngoại bang). Tát Ma phiên (nay thuộc tỉnh Kagoshima) và Trường Châu phiên là hai phiên ban đầu kiên quyết theo đường lối Tôn hoàng nhướng di nhưng cuối cùng đã chịu lật đổ Mạc phủ khi biết sức mạnh của Âu Mỹ.

Một mặt dân chúng phải khốn khổ vì vật giá tăng, các cửa hiệu giàu có bị đốt phá ... tất cả báo hiệu rằng chế độ Mạc phiên không thể tồn tại lâu hơn được. Cuối cùng, năm 1867 tướng quân Mạc phủ đời thứ 15 là Toyotomi Yoshinobu đã phải trao quyền lại cho triều đình. Từ đây chính quyền mới được thành lập với trung tâm quyền lực là Thiên hoàng thay cho chế độ phong kiến đã tồn tại quá dài. Và thời đại Minh Trị ra đời.

Q: Thời Minh Trị như thế nào?

Chính quyền được chuyển giao từ gia tộc Togugawa sang tay triều đình, nền chính trị dựa trên Mạc phủ và phiên chuyển tới quốc gia thống nhất. Kinh tế được chuyển sang chế độ Tư bản chủ nghĩa và nước Nhật Bản thời cận đại đã ra đời. Năm 1889, Hiến pháp Minh Trị (Đại Nhật Bản Đế Quốc Hiến Pháp) được thực thi và hình thái chính trị của đất nước được hình thành. Trong hiến pháp có điều: Thiên hoàng là thần thánh, tất cả không được trái với Thiên hoàng. Thiên hoàng được thần thánh hoá, chẳng bao lâu Nhật Bản thống nhất thành một quốc gia bằng chủ nghĩa quốc gia đó. Cũng có một số phong trào tự do dân quyền chủ trương đòi tự do và quyền lợi cho nhân dân nhưng kết cục thì dựa trên danh nghĩa quốc gia chủ nghĩa, quyền lợi của quốc gia được ưu tiên hơn, Nhật Bản mang quân đi tấn công Triều Tiên, Trung Quốc. Va chạm với các nước phản đối 2 cuộc chiến tranh đó cũng tăng lên, kết quả là chỉ riêng thời Minh Trị, Nhật đã gây chiến với nhà Thanh (1894-1895), Nga (1904-1905). Năm 1910 Nhật sáp nhập cả Hàn Quốc.

Q: Thời Đại Chính như thế nào?

Thời kỳ này chỉ kéo dài có vẻn vẹn 14 năm (1912-1926) nhưng đó là thời kỳ của các phong trào cải cách theo đường lối dân chủ chủ nghĩa chống lại sự khuyếch trương quyền lực quốc gia bởi quan lại trong thời Minh Trị.

Các phong trào yêu cầu một thể chế chính trị đúng như ghi trong hiến pháp, một chế độ bầu cử thông thường trong đó ai cũng được bầu cử. Cuộc bạo động liên quan đến gạo, cuộc luận chiến liên quan đến lao động, các phong trào Dân bản chủ nghĩa, Tự do chủ nghĩa, Xã hội chủ nghĩa...Tuy nhiên ngay cả phong trào Đại Chính dân chủ này cuối cùng cũng không thể chống lại được sự chuyển mình mạnh mẽ lên chủ nghĩa quân quốc của Nhật Bản.

Q: Thời Chiêu Hoà như thế nào?

Rất khó có thể thuyết minh một cách đơn giản về thời kỳ này. Nguyên nhân là do Nhật Bản trước và sau thế chiến thứ 2 khác nhau quá nhiều. Sau chiến tranh với Nga, Nhật tiếp tục muốn củng cố lợi ích bằng việc đưa đội quân Quan Đông sang đóng tại Mãn Châu (TrungQuốc). Năm 1932, đưa ra bản Mãn Châu Kiến quốc Tuyên ngôn đòi lập ra nước Mãn Châu. Liên minh quốc tế gửi phái đoàn điều tra đến Mãn Châu, Nhật Bản rút khỏi liên minh quốc tế. Hơn thế nữa năm 1937, nhân sự kiện cầu Marco Polo, Nhật Bản bắt đầu chiến tranh với Trung Quốc sau đó lan rộng cả ra các nước Đông Nam Á. Ngày 8 tháng 12 năm 1941, Nhật Bản tuyên chiến toàn diện với Mỹ và các nước khác bằng trận Trân Châu Cảng. Tháng 8 năm 1945, Nhật Bản bại trận và đầu hàng vô điều kiện. Sau năm 1945, dưới sự giám sát của quân chiếm đóng, Nhật Bản chọn con đường xây dựng một quốc gia dân chủ chủ nghĩa. Và cuối cùng, trải qua muôn vàn khó khăn và mâu thuẫn, với sự cần cù và trình độ kỹ thuật xuất sắc có được bằng trí thông minh của mình, người Nhật đã đưa đất nước họ trở thành một cường quốc kinh tế đứng thứ 2 thế giới.

Share this post


Link to post
Share on other sites

2. Nguồn gốc và lịch sử Nhật Bản

Nguồn: Nguồn:http://meslab.org

Q: Nước Nhật có từ khi nào?

Ở Nhật người ta lấy ngày 11 tháng 2 làm ngày Quốc khánh. Ngày này được lấy dựa trên truyền thuyết, thần thoại ghi trong các văn tự cổ như Kojiki (Cổ sự ký) và Nihon shoki (Nhật Bản thư kỷ). Về mặt học vấn, không ai biết ngày đó có đúng là ngày Quốc khánh hay không.Bởi cho đến thế kỉ thứ 5 Nhật Bản không có tài liệu ghi chép về lịch sử nên chỉ có thể tham khảo các tư liệu của người Trung Quốc. Trong cuốn Hậu Hán thư của Trung Quốc có ghi: Năm 57, quốc vương nước Nô xứ Nhật Bản đến chầu và trong cuốn Nguỵ sử hoà nhân truyền có ghi: Ở nước Yamatai có một nữ vương tên là Himiko thống trị khoảng 30 nước nhỏ. (Yamatai: Tà Mã Đài, Himiko: Ty di hô)Trong cuốn Nhật Bản thư kỷ có ghi rằng Himiko chính là hoàng hậu Thần công nhưng các sử gia hiện đại phủ nhận điều này. Họ cho rằng sau khi nước Yamatai tan vỡ, đến khoảng thế kỷ thứ 7 nước Nhật tồn tại như là một khối độc lập và sau này trở thành nền móng của chính quyền Yamato (Đại Hoà).

Q: Nhật Bản được gọi là Nippon hay Nihon từ khi nào?

Theo cuốn Nhật Bản thư kỷ và cuốn Cổ sự ký thì ngày xưa nước Nhật được gọi là Phong Hoà Nguyên Thuỵ Tuệ Quốc hoặc Hoà Nguyên Trung Quốc. Tuy nhiên ở Trung Quốc và Hàn Quốc người ta gọi nước Nhật cổ là Hoà. Ở Nhật người ta gọi là Yamato (Đại Hoà).Sau một thời gian đoạn tuyệt quan hệ với Trung Quốc, vào khoảng đầu thế kỷ thứ 7 trong cuốn Cựu Đường thư của Trung Quốc xuất hiện một câu như sau: Nước Nhật Bản là tên khác của Hoà Quốc, gọi là Nhật Bản vì nước đó là nơi mặt trời mọc. Đổi tên thành Nhật Bản bởi người dân nước này không thích tên Hoà Quốc. Và tên Nhật Bản (Nihon, Nippon) được sinh ra từ đấy.Cuốn Nhật Bản thư kỷ được biên tập vào thế kỷ thứ 8 và do đó, cách gọi Hoà Quốc trong các tư liệu trước đó chắc chắn đã được chuyển thành Nhật Bản.

Q: Giữa “Nihon và Nippon, cách gọi nào đúng?

Năm 1934 Đại hội quốc ngữ lâm thời bộ Giáo dục Nhật Bản đề nghị cách gọi Nippon là đúng. Tức là trước đó tồn tại cả hai cách gọi Nihon hoặc Nippon. Tuy nhiên quyết định của đại hội đó không phải là luật cho nên hiện vẫn tồn tại cả hai cách gọi. Trên các con tem đều in Nippon, trên bộ đồng phục của các tuyển thủ quốc gia đi thi đấu quốc tế cũng in Nippon ... Như vậy, nếu xét về mặt hành chính thì cách gọi Nippon được dùng nhiều hơn.

Q: Người Nhật từ đâu đến?

Nhiều người nghĩ rằng dân tộc Nhật là thuần chủng 100%, tuy nhiên theo một số nghiên cứu gần đây thì người Nhật là kết hợp của một số chủng tộc. Kết luận này dựa trên các đặc điểm về hình thể của người Nhật. Có thể cho rằng người Nhật là kết hợp của người Đông Nam Á (Tộc Jomon), người Tungusic (Tộc Yayoi, qua bán đảo Triều Tiên đến Nhật ) và bộ tộc người Ainu.

Q: Người Ainu sống ở Nhật Bản từ khi nào?

Cách đây khoảng 1000 năm có một nền văn hoá tên là Satsumon (Sát văn) trải rộng từ quần đảo Sakhalin, Kuril tới Hokkaido và khu vực bắc Honshu. Người ta cho rằng chính người Ainu là chủ thể của nền văn hoá này. Có nghĩa rằng người Ainu sống ở khu vực này trước người Nhật. Người Ainu sinh sống dựa vào tự nhiên với nghề săn bắt, đánh cá, hái lượm. Nhưng đến khoảng thế kỷ 15, thiên nhiên rộng lớn ấy của họ bị Hoà nhân, sau này gọi là người Nhật, xâm lược. Sau những xung đột dữ dội và dai dẳng, đến cuối thế kỷ 18 khu vực Hokkaido của người Ainu đã bị Nhật xâm chiếm hoàn toàn. Sau đó, dưới chính quyền Minh Trị, người Ainu bị đồng hoá với người bản địa. Tuy vậy, văn hoá Ainu, tiếng nói Ainu vẫn được con cháu họ gìn giữ cho đến ngày nay.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người Nhật ở Hội An

Bài do Cóc Con đưa lên

Trong khoảng thế kỷ 16, Hội An đã trở thành một thương cảng sầm uất. Nhiều thuyền buôn, thương nhân từ các quốc gia như Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Trung Hoa, Nhật Bản đã lui tới Hội An. Các thương nhân này, có người đến rồi đi, cũng có người đã chọn Hội An làm nơi cư ngụ. Việc kết hôn với người địa phương, việc dựng vợ gả chồng, xây dựng nhà cửa, cơ sở buôn bán, lập chùa chiền, đền miếu, hội quán, cầu cống, đường phố đã được khởi dựng từ hơn mấy trăm năm về trước.

Hiện nay, các di tích, đền miếu, chùa chiền, nhà cửa, đường phố và thậm chí kể cả con người Hội An hầu như cũng không mất đi nét cổ. Dù đã trải qua bao nhiêu mưa nắng, dù thời gian có xói mòn, dù đã nhiều lần trùng tu và tái tạo v.v...Hội An hơn 400 năm sau vẫn còn giữ lại được nét của phố cảng thời xưa, vẫn còn mang dấu ấn của nơi đã từng hội tụ nhiều sắc dân nhất trên đất nước Việt Nam. Đến Hội An để chiêm nghiệm cái đẹp và đậm đà của sự đa dạng văn hóa, và để cảm nhận thêm phảng phất đâu đây bóng dáng cũa "những người muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ". (1)

Posted Image.

Chùa Cầu ở Hội An

Người Nhật hiện nay không còn ở Hội An nữa ngoại trừ các du khách Nhật, tuy nhiên con cháu họ, của nhiều đời từ mấy trăm năm trước chắc vẫn còn sống rải rác đâu đó ở Hội An. Dấu vết còn sót lại của người Nhật là chiếc cầu mang tên là Chùa Cầu. Chùa Cầu nằm ngay trung tâm Hội An, truyền rằng cầu này do các thương nhân người Nhật xây dựng hồi thế kỷ 16 khi họ còn sinh sống và làm ăn buôn bán phát đạt ở Hội An. Đây là một cái cầu có mái bao phủ từ đầu cầu đến cuối cầu, bắc ngang qua con lạch chảy ra sông Hoài. Trong cầu có đền thờ thần Bắc Đế Trấn Vũ được người Trung Hoa dựng lại sau nay. Thần Bắc Đế là vị thần chuyên trị phong ba, bão lụt, theo truyền thuyết của người Trung Hoa. Đầu cầu, có thờ hai tượng chó, cuối cầu thờ hai tượng khỉ. Hai tượng thờ này đến nay vẫn còn là một bí ẩn không chỉ đối với giới nghiên cứu về Hội An mà luôn cả người dân địa phương nữa.

Trong cuốn sách viết về tình hình dân xứ Đàng Trong năm 1621, Giáo Sĩ Cristophoro Borri, gốc người Ý Đại Lợi đã tường thuật về Hội An trong những năm này như sau: "Chúa Đàng Trong xưa kia cho người Nhật, người Tàu chọn một địa điểm và nơi thuận tiện để lập một thành phố cho tiện việc buôn bán như chúng tôi đã nói. Thành phố này gọi là Faifo (Hội An), một thành phố lớn đến độ người ta có thể nói có hai thành phố, một phố người Tàu và một phố người Nhật. Mỗi phố có khu vực riêng, có quan cai trị riêng và sống theo tập tục riêng." Ông cũng tả cảnh buôn bán ở Cảng Hội An cách đây hơn 300 năm : " Người Tàu và người Nhật là những người làm thương mại chính yếu ở xứ Đàng Trong tại một chợ phiên họp hàng năm ở một hải cảng và kéo dài tới chừng bốn tháng. Người Nhật chở trên thuyền của họ giá trị bằng bốn hay năm triệu bạc, còn người Tàu chở trong tàu họ gọi là "thuyền tam bản" rất nhiều thứ lụa mịn và nhiều hàng hóa khác của xứ họ." (2)

Thời kỳ cực thịnh của người Nhật có lẽ là lúc Chúa Nguyễn Phước Nguyên gã con gái cho một thương gia Nhật tên Araki Shutaro được Chúa đặt tên Việt là Nguyễn Taro, còn gọi là Hiền Hưng, và cô Công chúa này được gọi là Quận Chúa Anio, mà theo giới khảo cổ thì tên tiếng Việt có thể là Ngọc Vân. (3 )

Sử sách cũng cho biết là năm 1618, nhà buôn tên Furamoto Yashishiro đã được Chúa Nguyễn đặc phong làm người đứng đầu Phố Nhật cai quản và chăm sóc cư dân của họ. Rải rác trên các cánh đồng ở Hội An có một số ngôi mộ cổ của những người Nhật đã được chôn cất tại đây, một số bia mộ khắc ghi tên người Nhật và vẫn còn lưu giữ cho đến ngày nay như bia mộ ông Gu Sokukun, ghi năm mất 1629, mộ ông Tani Yajirobe, ghi quê quán Hirado mất năm 1647. Đó là những ngôi mộ còn ghi dấu tích, riêng các ngôi mộ khác vì thời gian xoi mòn, vì tàn phá của chiến tranh đến nay đã không còn thấy nữa. Tuy nhiên, câu chuyện cảm động dưới đây, được kể lại có thể liên quan đến ngôi mộ của một người Nhật vô danh nào đó, đã đến Hội An sinh sống, buôn bán và rồi mất tại đây.

Sau 1975, tình hình kinh tế càng lúc càng khó khăn vì vậy phong trào đào các ngôi mộ với hy vọng kiếm được đồ cổ đem bán rất thịnh hành ở nhiều nơi. Một buổi chiều cuối năm 1976, có người địa phương đem đến bán món đồ cổ. Vị buôn đồ cổ lúc đầu từ chối mua, tuy nhiên nể lòng người bán, ông bằng lòng đổi món đồ với hai gói thuốc lá rẻ tiền hiệu Hoa Mai. Mấy hôm sau, có người bạn thân đến chợi, ông mới đem ra cho người bạn coi, và hỏi thử xem có biết gì về lai lịch món đồ này không? Cầm món đồ trên tay, người bạn nói:

- Anh mua ở đậu vậy? đây là con cóc cái, tượng này thường là một cặp. Anh có duyên mua được nó có ngày con cóc đực sẽ tìm đến;

- Tôi mua của người đào huyệt, còn có thêm hai cái chén chôn chung với con cóc nữa.

Chuyện con cóc đi vào quên lãng, người buôn đổ cổ cũng quên hẳn câu chuyện xa xưa. Gần 10 năm sau, có người khác đem đến bán cho ông một món đồ cổ. Nhìn món đồ, ông run bắn người. Đây là tượng con cóc, trông giống con cóc ông đã mua trước kia, hình dáng thì tương tợ như nhau, tuy nhiên trông vẻ hơi lạ, có màu đậm, cặp mắt rất sắc và hùng dũng hơn, cùng với tượng con cóc còn có thêm một cái tô to mà người bán cho biết là đã tìm thấy cái tô đó úp trùm lên con cóc đực. Đem so hai con cóc và bộ tách, ông ngồi thừ người và vô cùng cảm động.

Posted Image.

Vợ Chồng Cóc Đoàn Tụ Sau 10 Năm Chia Cách

Câu chuyện của người bạn kể năm xưa hiện về. Có phải chính là cặp vợ chồng cóc mà người bạn đã cho ông biết cách đây mười năm không?, Nếu vậy, thì đúng là dù có bi chia lìa, ngăn cách nhưng rồi vợ chồng Cóc cũng đã tìm lại được nhau. Dù phải mất hơn 10 năm mới được cận kề, nhưng mà liệu đây phải là điều có thực hay cũng chỉ là một chuyện rất ngẫu nhiên. Riêng bộ ly và cái tô thì giống y như cùng một kiểu. Đây là loại gốm của Nhật làm trong khoảng thế kỷ 15-16, gốm men trắng, sơn đỏ ở mặt ngoài có cùng một kiểu vẽ và màu sắc.

Câu chuyện Cặp Cóc hơn 400 năm sau vẫn chưa được trả lời, có phải Cặp Cóc này đã được chôn chung cùng với một người Nhật nào đó những năm 1600 tại Hội An.

Tại ngôi đền Jomyo ở Nagoya bên Nhật, có bức hình bằng tranh diễn tả cuộc hải trình từ đảo Nagasaki đến Hội An đi mất 40 ngày. Tranh cũng vẻ phố Nhật rất sầm uất, nhà cửa xây dọc trên bờ sông, có cả nhà 2 tầng và 3 tầng dựa san sát vào nhau. Mãi đến năm 1635, người Nhật chính thức phải rời bỏ Hội An vì lệnh của Mạc Phủ Tokugawa cấm người Nhật buôn bán, giao dịch ra nước ngoài. Kiều dân Nhật đành phải khăn gói ra đi, nhiều cảnh chia lìa, gạt nước mắt tiễn đưa có lẽ cũng đã diển ra trong những năm tháng này.

Hội an chính thức vắng bóng người Nhật từ đó. Đến năm 1695, Hội An chỉ còn lại bốn năm gia đình người Nhật. Tất cả các giao dịch buôn bán của người Nhật đều chuyển qua ngưòi Trung Hoa. Điều này đã được nhà sư Trung Quốc Thích Đại Sản tường trình trong cuốn nhật ký tên Hải Ngoại Ký Sự. (4)

Ngày nay, đến Hội An, ăn món Cao Lầu, du khách tinh ý sẽ nhận ra mì Cao Lầu giống như sợi mì của người Nhật. Tuy nhiên Cao Lầu có lẽ không chỉ thuần túy chứa đựng âm hưởng của người Nhật không thôi. Đây là đặc sản Hội An, nó giống như một món ăn thể hiện 3 nền văn hoá Việt, Nhật và Tàu. Bên cạnh sợi mì giống như mì Nhật, thịt heo làm theo kiểu xá xíu của Tàu, Cao Lầu ăn chung với giá và rau sống mang đậm nét cách nấu của người Việt Nam.

Ngày này món Cao Lầu bí truyền đã không còn nữa, Cao Lầu hiện được bán ở Hội An mỗi nơi mỗi khác. Tất cả đều ngon và giống nhau, nhưng ăn xong rồi thì đều cãm nhận không có Cao Lầu nào giống Cao Lầu nào.

-------------------------------

1- Ông Đồ Già - Vũ Đình Liên

2- Xứ đàng trong năm 1621

3- Dĩ Quốc Vãng Lai Nhật Ký

4- World Heritage Hội An

- Bùi Hoài Giang -

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cóc con thân mến.

Chú xóa mấy bài bị lỗi kỹ thuật, thế nào xóa nhầm bài của Cóc Con. Chú đã đưa lên lại, nhưng lại bằng nick của chú. Cóc con chép và post lại chú sẽ xóa bài trên. Mong Cóc Con thông cảm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

CC chưa hiểu để thế này có gì không ổn ạ ?!

CC định post nó vào mục Mạn đàm mà không biêt ngớ ngẩn thế nào lại thành ra "xì pem" những 4 bài vào topic của Chú B)

Kính Chú !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phong cách giao tiếp của người Nhật

Đối với người Nhật Bản, hoa anh đào không chỉ tượng trưng cho vẻ đẹp thanh cao mà còn là nỗi buồn về sự ngắn ngủi, phù du và tính khiêm nhường, nhẫn nhịn. Cây hoa anh đào đem tặng được xem như biểu tượng hòa bình của nước Nhật với các nước khác trên thế giới.

Hoa anh đào mọc ở Triều Tiên và Mỹ không có mùi hương. Trong khi đó, ở Nhật Bản, người ta ngợi ca hương thơm của hoa anh đào trong những vần thơ.

Hoa anh đào nở báo hiệu mùa xuân đến. Suốt tuần lễ thứ hai của tháng Tư, lễ hội hoa anh đào được tổ chức khắp nơi đón mùa xuân mới và mọi người tụ tập trong các buổi tiệc ngắm hoa “ohanami” (flower viewing party). Mỗi khi mùa xuân đến, hoa đào như phủ khắp đất nước Nhật Bản. Cả một màu hồng phấn ôm trọn lấy núi đồi, lan tỏa khắp phố phường tượng trưng cho một mùa lãng mạn và đẹp nhất: mùa hoa anh đào.

Trong giao tiếp truyền thống của người Nhật có những quy tắc, lễ nghi mà mọi người đều phải tuân theo tùy thuộc vào địa vị xã hội, mối quan hệ xã hội của từng người tham gia giao tiếp. Những biểu hiện đầu tiên trong quá trình giao tiếp của người Nhật là thực hiện những nghi thức chào hỏi. Tất cả các lời chào của người Nhật bao giờ cũng phải cúi mình và kiểu cúi chào như thế nào phụ thuộc vào địa vị xã hội, từng mối quan hệ xã hội của mỗi người khi tham gia giao tiếp.

Một quy tắc bất thành văn là “người dưới” bao giờ cũng phải chào “người trên” trước và theo quy định đó thì người lớn tuổi là người trên của người ít tuổi, nam là người trên đối với nữ, thầy là người trên (không phụ thuộc vào tuổi tác, hoàn cảnh), khách là người trên... Người Nhật sử dụng ba kiểu cúi chào sau:

+ Kiểu Saikeirei: cúi xuống từ từ và rất thấp là hình thức cao nhất, biểu hiện sự kính trọng sâu sắc và thường sử dụng trước bàn thờ trong các đền của Thần đạo, chùa của Phật giáo, trước Quốc kỳ, trước Thiên Hoàng.

+ Kiểu cúi chào bình thường: thân mình cúi xuống 20-30 độ và giữ nguyên 2-3 giây. Nếu đang ngồi trên sàn nhà mà muốn chào thì đặt hai tay xuống sàn, lòng bàn tay úp sấp cách nhau 10-20cm, đầu cúi thấp cách sàn nhà 10-15cm.

+ Kiểu khẽ cúi chào: thân mình và đầu chỉ hơi cúi khoảng một giây, hai tay để bên hông.

Người Nhật chào nhau vài lần trong ngày, nhưng chỉ lần đầu thì phải chào thi lễ, những lần sau chỉ khẽ cúi chào. Ngay cả người Nhật cũng thấy những nghi thức cúi chào này hết sức rườm rà nhưng nó vẫn tồn tại trong quá trình giao tiếp từ thế hệ này qua thế hệ khác và cho đến tận ngày nay.

+ Giao tiếp mắt: người Nhật thường tránh nhìn trực diện vào người đối thoại, mà họ thường nhìn vào một vật trung gian như caravat, một cuốn sách, đồ nữ trang, lọ hoa..., hoặc cúi đầu xuống và nhìn sang bên. Nếu khi nói chuyện mà nhìn thẳng vào người đối thoại thì bị xem như là một người thiếu lịch sự, khiếm nhã và không đúng mực.

+ Sự im lặng: người Nhật có khuynh hướng nghi ngờ lời nói và quan tâm nhiều đến hành động, họ sử dụng sự im lặng như một cách để giao tiếp và họ tin rằng nói ít thì tốt hơn nói quá nhiều. Trong buổi thương thảo, người có vị trí cao nhất thường ít lời nhất và những gì anh ta nói ra là quyết định sau cùng, im lặng cũng là cách không muốn làm mất lòng người khác.

+ Gián tiếp và nhập nhằng: thường thì họ giải thích ít những gì họ ám chỉ và những câu trả lời thì cũng rất mơ hồ. Họ không bao giờ nói “không” và chẳng nói cho biết rằng họ không hiểu. Nếu cảm thấy bất đồng hoặc không thể làm những yêu cầu của người khác họ thường nói “điều này khó”.

Bất kỳ lời nói, cử chỉ nào của người Nhật kể cả sự thúc giục hay từ chối cũng đều mang dấu ấn của sự lịch thiệp, nhã nhặn. Vì người Nhật có ý thức tự trọng cao nên họ đặc biệt tránh trở thành kẻ lố bịch, không đúng mực, khiếm nhã khi giao tiếp.

Người Nhật rất chú trọng làm sao cho người đối thoại cảm thấy dễ chịu. Họ không bao giờ muốn làm phiền người khác bởi những cảm xúc riêng của mình, cho dù trong lòng họ đang có chuyện đau buồn nhưng khi giao tiếp với người khác họ vẫn mỉm cười.

+ Khi bước vào tiếp xúc, sau những lời chào hỏi xã giao, với cương vị chủ nhà, họ thường chủ động đi vào vấn đề cần bàn bạc trước. Lúc câu hỏi được đưa ra có nghĩa là công việc đã chính thức bắt đầu. Trong không khí căng thẳng, nếu bạn tạo được tình huống vui vẻ gây cười thì sẽ tạo được ấn tượng tốt, nhưng nên dừng lại đúng lúc. Người Nhật khi đang thực thi nhiệm vụ hoặc đang suy nghĩ thì không nên đưa ý kiến chệch vấn đề đang bàn, nói những câu thiếu thông tin, hỏi về đời tư. Bạn sẽ bị đánh giá là thiếu nghiêm túc, thậm chí sẽ gây ác cảm với họ.

Dù người Nhật rất khoan dung với người nước ngoài về khoản này, nhưng sẽ là một lỗi trong giao tiếp nếu không dùng ngôn ngữ lễ phép và kính ngữ khi dùng tiếng Nhật để nói chuyện với người có địa vị cao hơn. Kính ngữ “san” có thể dùng khi bạn nói tiếng Anh nhưng đừng dùng nó để gọi chính mình. Tên người Nhật có họ để phía trước nhưng họ cũng thường để ngược lại vì lợi ích của người Tây phương trong giao tiếp.

Nụ cười hay tiếng cười của người Nhật có thể là do họ cảm thấy bối rối hoặc khó chịu, và có thể không mang nghĩa là họ đang vui.

Sẽ là thô lỗ nếu khi không gửi thiệp trong ngày Tết của Nhật khi nhận được thiệp gửi cho bạn. Nhưng nếu gửi thiệp ấy tới một tang gia chưa giáp năm là lỗi trong giao tiếp.

Với người Nhật, việc tặng tiền thường bị xem là thô lỗ, tiền mặt là loại quà cáp quy chuẩn trong đám cưới hay cho trẻ em trong năm mới.

Khi gọi ai đó bằng cách vẫy tay, nên để tay thẳng, lòng bàn tay hướng xuống, sau đó quạt các ngón tay xuống, việc cong một vài ngón tay trong không khí là cử chỉ tục tĩu. Sẽ là một lỗi trong giao tiếp nếu chỉ tay trực tiếp vào người khác, thay vào đó ta mở rộng bàn tay ngửa lên trên như thể đang bưng một cái mâm và chỉ về phía người đó.

Một điều rất quan trọng trong giao tiếp là cách tạo ra thiện cảm ban đầu, trong công việc cũng như sinh hoạt, người Nhật không muốn bị lãng quên. Với quỹ thời gian eo hẹp của cuộc sống công nghiệp, công chức Nhật rất quan tâm vấn đề thời gian nếu có cuộc hẹn. Họ tỏ ra khó chịu khi phải đợi và rất mất cảm tình với người sai hẹn. Nếu là người đi tìm hiểu cơ hội hợp tác kinh doanh thì anh ta khó có cơ hội thứ hai gặp lại.

Người Nhật thích tặng quà cho từng người khách và khi được tặng quà thường không mở món quà đó trước mặt người tặng quà, như luật bất thành văn, họ tặng quà nhau trong các ngày lễ tết hoặc khi có tin vui, thăng quan tiến chức. Việc gói quà tặng là cả một nghệ thuật, bạn nên nhờ nhân viên bán hàng làm giúp để tránh sai sót. Không nên tặng quà có số lượng 4 hoặc 9, những vật nhọn hoặc trà uống vì chúng tượng trưng cho điều kém may mắn tại Nhật.

Khi đến nhà người khác chơi, được chủ nhà mời vào nhà thì người khách phải đáp “cảm ơn, rất hân hạnh” và cởi bỏ áo khoác trước cửa nhà. Nếu là người đến thăm lần đầu thì chỉ ở chơi không quá nửa giờ, sau đó vào lúc thích hợp phải xin phép ra về với câu “Tôi đã làm phiền ngài quá lâu, xin lượng thứ”. Sau khi cởi đôi dép đi trong nhà, người khách phải quay mũi dép vào trong phòng, ở cửa người khách phải cúi chào một lần nữa và cảm ơn chủ nhà vì sự tiếp đón rồi mới đi ra.

Phụ nữ Nhật khi nói chuyện với người ít quen biết thì họ phải im lặng và nhìn đi chỗ khác, đó được coi là những hành vi đức hạnh, được đánh giá là người phụ nữ đức hạnh, còn nếu nhìn chăm chú sẽ bị đánh giá là người không đứng đắn, thiếu đức hạnh vì hành vi đó được đánh giá như lời mời gọi dẫn tới sự thân mật.

Theo Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần

Người Nhật và người Việt đều có lối ứng xử giống nhau, một số nét văn hóa giống nhau. Có thể đó là do sự trao đổi văn hóa, qua đường thông thương chẳng hạn. Nhưng cũng có thể đó là đặc tính chung của cả hai dân tộc khi vẫn còn liên hệ với nhau như các vùng trong một quốc gia. Một số phong tục của người Nhật và Việt mà người Hán không có, ví dụ như:

_Có lẽ vì người Nhật và người Việt ở nhà sàn nên mới có tục cởi dép trước khi vào nhà, còn người Hán thì không có tục đó. Ta để ý thấy trong phim cổ trang Trung Quốc, không bao giờ có cảnh cời dép trước khi vào nhà mà chỉ cới dép trước khi lên giuờng đi ngủ thôi.

_Ngừoi Nhật cổ và người Việt cổ đã biết dùng đũa ăn cơm trong khi người Hán chủ yếu ăn các loại bánh, lương thảo cho quân lính Tần Thủy Hoàng là một loại bánh rất cứng (vua Tần Thủy Hoàng nhận định quân sĩ của mình "răng sắt lưỡi đồng" nên ăn được). Có một chi tiết trong truyện cổ của Nhật mà Rin86 đã đọc nhắc đến đôi đũa, đó là khi thấy đôi đũa trôi trên dòng suối thì ở thượng nguồn có bản làng.

_người Nhật và người Việt đều chú ý đến "nói giảm, nói tránh" khi diễn đạt một câu chuyện hay trong cách nói hàng ngày trong khi nguời Hán thường dùng lối "ngoa dụ", kể cả để tỏ sự khiêm tốn, nhún nhường thì cũng hơi quá. Ví dụ như để chỉ căn nhà của mình họ dùng từ "tệ xá", khi tranh luận một vấn đề và đưa ra ý kiến họ dùng từ "ngu ý", nói về bản thân thì "tại hạ", thấp hơn thì "kẻ tiểu nhân này"... ta có thể thấy vô số trong phim cổ trang Trung Quốc. Trong khi đó người Việt khi nói với người ngang hàng chỉ dùng tôi (có nghĩa là người phục vụ, "tôi sẽ làm vui lòng bạn")

_cố gắng không nhìn vào mắt người đối thoại (một số người hâm mộ văn minh Tây phương cho đó là một tật xấu, mất lịch sự của người Việt, nhưng người Nhật thì không :))

_tặng tiền trong đám cưới và tiền mừng tuổi cho trẻ con nhân dịp năm mới, không dùng tiền làm quà tặng (trừ người nhà với nhau).

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong kho tàng truyện cổ tích Nhật và Việt, có hai câu truyện được xem là có nhiều nét giống nhau, đó là truyện "Từ thức gặp tiên" và truyện "Trường sinh bất lão" (hay "Taro xuống thủy cung"). Sự giống nhau ở hai truyện cổ tích này đó là nhân vật chính được mời đi đến một chiều không gian khác, nơi thời gian trôi nhanh hơn thời gian ở thể giới của họ, khi trở về từ thế giới đó cả hai đều thấy lạc lõng vì cảnh bể dâu, Taro thì biến thành ông lão hơn 400 tuổi, Từ thức thì bỏ đi vì qua 80 năm không ai còn nhận ra chàng nữa.

Rin86 xin đựoc giới thiệu truyện "Taro xuống thủy cung" và truyện "Từ thức gặp tiên":

Trường sinh bất tử (Taro xuống thủy cung)

(Truyện cổ Nhật Bản)

Thuở xưa tại vùng hải đảo Phù Tang là một nơi cảnh sắc vô cùng thơ mộng. Bên cạnh những hòn đảo đá vàng, đất đỏ, có những cù lao nhỏ xanh um những rừng thông. Nhiều xóm làng làm nghề chài lưới sống hiền hoà, êm đềm bên cạnh bờ biển ngàn nơi nhấp nhô sóng bạc.

Vào một buổi sáng đẹp trời chàng ngư phủ U-ra-si-ma Ta-rô dong thuyền ra khơi. Thuyền chàng là một chiếc thuyền bằng gỗ, dẹp và không có bánh lái, cũng chẳng có buồm. Ta-rô là một thanh niên vạm vỡ, khôi ngô và tính tình hiền hoà,đôn hậu. Sáng hôm đó, Ta-rô câu mãi chưa được con cá nào, cuối cùng chàng mới thấy có vật gì nằng nặng dưới cần câu. Chàng mừng rỡ kéo lên, thì ra đó là một con rùa nhỏ.

Ở Nhật Bản người ta cho rằng rùa là con thú sống lâu nhất ở Nhật, có con sống lâu đến mười ngàn năm. Nó là quân hầu của Đông Hải Long Vương. Vì lý do đó, không ai dám giết rùa vì sợ gặp điều xui xẻo. Ta-rô biết như vậy nên gỡ rùa ra khỏi lưỡi câu, ve vuốt nó rồi nói:

- May cho mày rơi vào tay tao, nếu gặp kẻ hung ác thì mày mất mạng rồi con ơi! Hắn sẽ làm thịt mày, như vậy thì mày làm sao tiếp tục sống cho hết thế kỷ này, sang thế kỷ khác. Thôi ta thả mày về Thuỷ cung, nhớ tâu với Long Vương rằng tao gửi lời chúc ngài trường thọ nghen...

Nói xong, chàng thả con rùa xuống nước. Con rùa, trong chốc lát đã chìm sâu mất hút. TaRô cảm thấy chẳng buồn câu cá nữa. Chàng nằm dài trên thuyền, ngửa mặt nhìn mây bay trên nền trời xanh màu ngọc thạch. Khung cảnh sáng nay thật dịu dàng, thơ mộng khiến tâm hồn TaRô cảm thấy lâng lâng. Bao nhiêu hình ảnh kỷ niệm thân yêu trở về trong ý nghĩ của chàng. Làng DuRa bé nhỏ, với cư dân hìên hoà chuyên nghề chài luới, nhà nào cũng có những chiếc thuyền như thuyền của chàng, những ngôi nhà gỗ có vuờn cây bao bọc xung quanh. Đền XinhTô nằm gần bờ biển, khu nghĩa trang nơi tổ tiên chàng yên giấc nghìn đời. Tarô nghĩ đến cha mẹ chàng, những người đã hết dạ yêu thương chàng, lúc nào cũng lo lắng, chăm sóc, đùm bọc, che chở chàng...

Trời đã đúng ngọ, cảnh vật yên lặng như tờ. Thuyền chàng từ từ trôi trên mặt biển lặng sóng. Khung cảnh thần tiên đó ru TaRô vào giấc say nồng.

Tarô chợt choàng tỉnh khi thấy bàn tay mình có ai ve vuốt, nhẹ nhàng. Mở mắt ra, chàng thấy trước mặt mình một thiếu nữ đẹp lộng lẫy, tóc dài chấm gót. Nàng âu yếm nhìn TaRô và cất tiếng dịu dàng. Giọng nói của nàng thật ngọt ngào, êm dịu:

- Chàng đừng ngạc nhiên. Thiếp là con gái của Đông Hải Long Vương. Phụ thân thiếp cảm ơn chàng đã tha chết cho con rùa nên sai thiếp đến đây mời chàng xuống thăm viếng Thủy cung. Và nếu chàng không chê thiếp, chúng ta sẽ kết duyên cùng nhau và an hưởng hạnh phúc ở dưới đó, suốt đời...

TaRô rất đỗi bàng hoàng. Chàng ngẩn ngơ nhìn nguời đẹp. Thật chưa bao giờ chàng lại gặp người đẹp như người đang đứng trứơc mặt chàng. Tuy lòng chàng xao xuyến, tràn ngập yêu thương nhưng lại không biết dùng lời gì để diễn tả. Người đẹp không chờ chàng trả lời đã ngồi xuống lòng thuyền, cầm lấy mái chèo. Nàng một mái, chàng một mái, họ nhẹ nhàng chèo thuỳên ra xa. Thuyền trôi trên mặt biển lặng lờ. Cảnh vật im lìm, chỉ nghe tíêng mái chèo nhịp nhàng đập nứơc cũng như TaRô đang nghe nhịp tim mình rung động vì hạnh phúc xảy đến bất ngờ. Một lát sau, họ đi vào một thế giới thật huy hoàng. TaRô trông thấy một cung điện nguy nga bằng cẩm thạch dựng lên giữa vườn hoa trăm màu, trăm sắc, sực nức hương thơm. Một trăm tên quân hầu và một trăm thị nữ tưng bừng chạy ra đón tiếp công chúa và phò mã.

Đông Hải Long Vương, ngự trên ngai vàng truyền mở tiệc khoản đãi TaRô và lễ cưới của chàng đựơc cửa hành ngay một cách vô cùng trọng thể.

... Sống dưới Thuỷ cung, bên cạnh nguời vợ trẻ đẹp mỹ miều, TaRô tưởng như hạnh phúc của mình không còn gì sánh kịp. Tuy nhiên, đôi khi chàng chợt buồn và ái ngại trong lòng. Chàng tự nhủ:

- "Hẳn cha mẹ đang buồn rầu, lo lắng trước sự ra đi của ta. Nếu họ biết là ta đang sống sung sướng dưới Thủy cung này chắc họ sẽ mừng lắm. Ta sống ở đây bao lâu rồi nhỉ? Một năm, hai năm,bao lâu rồi ta cũng không hay. Ta phải ngỏ ý với vợ để trở lại trần gian vài ngày thăm viếng song thân rồi sẽ trở lại Thuỷ cung cũng không muộn".

Chàng đem đìêu đó nói cho vợ biết. Công chúa có vẻ buồn rầu. Nàng khóc thâu đêm khíên TaRô phải hết lời khuyên dỗ:

- Ta hứa với nàng là ta sẽ trở lại ngay. Cuộc sống ở đây hạnh phúc quá, ta làm sao quên được!

Cuối cùng, biết không thể can ngăn đựơc chồng, công chúa đành phải cầm tay chồng thỏ thẻ:

- Em không thể nào ngăn chàng tỏ lòng hiếu thảo với song thân, tuy nhiên em sợ lắm, em sợ chàng đi rồi thì đôi ta sẽ xa cách nhau mãi mãi. Tuy nhiên, em xin tặng chàng một kỷ vật. Kỷ vật này sẽ giúp chàng trở lại với em, nếu lòng chàng còn thiết tha tưởng nhớ.

Nàng trao cho chàng một cái hộp nhỏ bằng gỗ trầm hương, bên ngoài cột một sợi dây bằng lụa.

Nàng căn dặn:

- Chàng đừng đánh mất chiếc hộp, cũng đừng mở nó ra mặc dầu có chuyện gì cũng vậy. Chàng mở ra thì chẳng bao giờ chàng còn trở lại đây được nữa,

Vừa nói, nàng vừa gạt lệ:

- Nàng yên trí đi, ta xin hứa với nàng là sẽ chẳng bao giờ mở cái hộp này. Sau khi thăm viếng song thân xong, ta sẽ trở về hội ngộ cùng nàng...

Chiếc thuyền gỗ của TaRô lâu nay được giữ gìn tại Thủy cung. Người ta lại lấy ra để Tarô chèo về dương thế. Tarô cẩn trọng để chiếc hộp ở bên mình và chèo thuyền ra đi.

Chàng chèo một lúc lâu thì thấy thuyền mình dạt vào một hòn đảo, dân cư đông đúc. Quê hương của chàng đó rồi. TaRô mừng rỡ, đặt chân lên bộ và không tránh khỏi xúc động, bàng hoàng. Chàng trở về cố hương mà cảm thấy lạc lõng như một người xa lạ. Chỉ còn những đồi núi là còn nhận ra đựơc mà thôi, còn những vật khác đều thay đổi hết. Nhà cửa cái nào cũng to lớn, cao rộng. Ruộng vừơn đổi chỗ. Đền XinhTô nay dựng lên ở một chỗ khác cao hơn. Ngôi nhà cũ của chàng ngày xưa giờ là một khu rừng thông đang mọc lên xanh tốt.

Người qua lại nhìn chàng ngư phủ bằng đôi mắt ngỡ ngàng. Ngày xưa, chàng quen mặt hết làng xóm, láng giềng, sao bây giờ nhìn ai cũng toàn người lạ hoắc?

TaRô tìm một ông lão già nhất để hỏi nguyên do:

- Thưa lão trượng, xin lão trượng cho cháu biết nhà của TaRô bây giờ dọn đi đâu?

Oâng lão tóc bạc phơ, lưng còng xuống nhìn chàng có vẻ ngạc nhiên:

- Chú nói gì?

- Dạ, cháu hỏi xem gia đình Tarô bây giờ dọn đi đâu?

- Sao?

- Dạ, cháu muốn kiếm nhà TaRô.

Tưởng ông lão lãng tai nên TaRô hét lớn:

- Cháu tìm nhà TaRô! U-ra-si-ma TaRô lão trượng có biết không?

Oâng lão trả lời:

- Chú có điên chăng? U-ra-si-ma-Ta-Rô là một anh thuyền chài trẻ tuổi đã bị chết chìm trên biển cả, cách đây bốn trăm năm. Lạ cái là anh chết chìm giữa lúc biển yên, sóng lặng. Người ta có xây cho anh ta một ngôi mộ ở ngoài nghĩa trang, lão muốn nói tại nghĩa trang cũ cơ, nghĩa trang mà người ta đã bỏ phế cách đây năm mươi năm rồi. Chú có thể đến thăm mộ TaRô. Chuyện đã trở thành cổ tích, sao chú còn hỏi gì ngớ ngẩn vậy?

U-ra-si-Ta-Rô lặng lẽ đi về phía nghĩa trang. Chàng tìm thấy nơi đó ở ngôi mộ của chính chàng nằm bên cạnh mộ cha, mẹ chàng và vô số con cháu thuộc giòng dọ chàng. Các ngôi mộ hầu hết đều rêu phong, cổ kính.

TaRô thảng thốt, bàng hoàng.

Trong tay chàng vẫn nắm chiếc hộp của công chúa thủy tề. Chàng thầm nhủ:

- Tại sao lại có chuyện kỳ lạ thế nhỉ? Mọi vật quanh ta đều thay đổi hết. Chưa chừng ta mở chiếc hộp này ra sẽ biết điều bí mật đó. Nó sẽ giải thích cho ta hiện tượng lạ lùng này. Nên mở hộp ra chăng? Ta đã hứa với nàng là sẽ không bao giờ mở... Oà, ta cứ tháo sơi dây lụa ra, xong rồi cột lại như cũ, nàng làm sao biết được... ta phải mở chiếc hộp để khám phá ra điều bí mật.

TaRô tháo mối và mở chiếc hộp. Từ lòng chiếc hộp, chàng lấy một làn khói trắng bay lên hướng nam, hướng của Thủy cung. Chiếc hộp chỉ đựng có làn khói đó, ngoài ra không còn vật gì khác nữa. TaRô giật mình. Chàng biết nguy đến nơi rồi. Hối hận vì hành động của mình nhưng không làm sao đựơc nữa. TaRô biết rằng từ nay chàng tuyệt đường về, không mong chi trở lại Thủy cung nơi người vợ hìên đang đón đợi. Buồn rầu, TaRô khóc nức lên. Chàng khóc một hồi và cảm thấy máu mình đông đặc trong huyết quản, tay chân teo tóp lại như cây khô, tóc chàng trở nên bạc phơ, răng chàng rụng ra từng cái. Khí lực chàng dần dần tiêu tán. TaRô nằm gục xuống bên đường.

Bốn thế kỷ đi qua đã đè nặng xuống người ngư phủ trai trẻ kia.

(nguồn http://vanhoc.xitrum.net/truyencotich/thegioi/2006/262.html)

Từ Thức gặp tiên

Ngày xưa, vào đời Trần, niên hiệu Quang Thái (1388-1398) có chàng thư sinh ở đất Hóa Châu tên Từ Thức, giữ chức huyện Tiên Du, thuộc tỉnh Bắc Ninh ngày nay.

Cạnh huyện đường có ngôi chùa danh tiếng, trước sân chùa có một gốc mẫu đơn quý lạ. Hàng năm đến kỳ nở hoa, người ta mở hội tưng bừng, trai gái các nơi tấp nập kéo nhau đến dự hội thưởng hoa.

Năm Bính Tỵ, vào khoảng tháng hai, người ta thấy có một cô gái tuyệt sắc trạc lối mười lăm, mười sáu tuổi đến dự hội. Nàng ít tô điểm phấn son song làn da mặt hết sức mịn màng, tươi thắm.

Để ngắm hoa được gần hơn, nàng vin một cành hoa xuống, không ngờ mẫu đơn dòn gãy dưới tay. Người giữ hoa trông thấy liền bắt nàng trói vào gốc cây. Đến xế chiều cũng không thấy có ai đến chuộc cứu nàng. Từ Thức nhân đi qua, nghe câu chuyện, động lòng thương người đẹp, bèn cởi áo cừu đang mặc đưa cho nhà chùa để bồi thường. Cô gái được thả ra ngập ngừng cảm ơn Từ Thức rồi đi về một phía mất hút.

Từ đó Từ Thức càng được dân tình mến trọng là một vị quan hiền đức. Nhưng Từ Thức vốn thích bầu rượu, túi thơ, cây đàn hơn là chồng giấy tờ ở công đường, mải mê theo cảnh đẹp trời mây mà bỏ bê cả việc quan. Cấp trên gởi tờ khiển trách, bảo rằng ông cụ thân sinh trước kia là một vị quan đại thần, lẽ nào chàng không nối được nghiệp nhà mà giữ nổi chức tri huyện? Từ Thức thở than: "Lẽ nào chỉ vì một vài đấu thóc mà ta đành dìm thân trong chốn lợi danh! Sao bằng với một chiếc thuyền con, ta thoát khỏi vòng cương tỏa. Nước biếc non xanh sẽ không bao giờ phụ ta"!

Rồi chàng trả ấn từ quan, lui về vùng núi non ở huyện Tống Sơn. Mang theo bầu rượu, cây đàn, chàng đi du ngoạn khắp mọi chốn danh lam thắng cảnh. Gặp nơi đẹp đẽ chàng dừng chân uống rượu, làm thơ. Vết chân, câu thơ của chàng ghi dấu ở nhiều nơi, núi Chích Trợ, động Lục Vân, nguồn sông Lễ, bờ Kênh Nga.

Một hôm, chàng tới cửa Thần Phù, trông ra ngoài biển thấy một lớp mây năm sắc kết thành đóa hoa sen. Chàng ngồi thuyền đến nơi, gặp nhiều núi non kỳ dị. Từ Thức lo ngại bảo người chèo thuyền:

"Ta đã đi khắp miền đông nam, biết rõ cả vùng này, nhưng chưa bao giờ nghe nói đến những núi non kỳ tú kia. Có lẽ đây là non Tiên đưa đến, hay núi Thần dời lại, không thì làm sao ta chẳng hề thấy bao giờ"?

Rồi sai buộc thuyền, lên bờ. Đi được vài bước thấy sừng sững trước mặt một sườn đá cao nghìn trượng, Từ Thức thở ra: "Không có cánh làm sao mà vượt qua được"? Rồi chàng lấy bút viết lên thành đá một bài thơ.

Đang lúc mải mê ngắm cảnh, chàng bỗng thấy sườn đá mở ra một cửa hang động rộng chừng một trượng. Chàng vén áo lần vào. Vừa đi được vài bước thì cửa hang tự khép lại, chàng chìm trong bóng tối không còn biết đâu lối ra. Chàng liều chết sờ theo lớp rêu trên đá mà đi, theo một lối quanh co, được một quãng thì đường hầm dần dần mở rộng. Ra khỏi bóng tối, mắt chàng chói ngợp vì ánh sáng rực rỡ, sửng sốt vì mây muôn màu sắc bao phủ các đền đài giát bằng châu ngọc giữa cảnh vườn đầy hoa quý lạ, hương thơm khác thường.

Từ Thức còn đang ngây ngất, tưởng mình đang mơ, thì bỗng vẳng có tiếng cười trong trẻo ở sau lưng, chàng ngoảnh lại thấy hai cô gái áo xanh đang khúc khích bảo nhau:

"Kìa, chú rể mới nhà ta đã đến"!

Rồi hai nàng bỏ đi. Một lát sau trở ra bảo: "Phu nhân chúng tôi cho mời chàng vào". Từ Thức theo. Đi qua một quãng sân, hai bên tường thêu dệt gấm hoa, đến một lớp cửa son, chàng thấy treo ở trên lầu cao hai bức hoành phi chữ vàng: "Quỳnh Hư chi điện và Giao Quang chi các".

Trong cung điện, một bà tiên mặc áo trắng đang ngồi trên giường thất bảo. Bà tiên mời Từ Thức ngồi lên ghế bên cạnh rồi bảo:

"Chàng vốn say mê cảnh lạ, bấy lâu đã thỏa chí bình sinh ngao du đó đây, chàng có biết nơi này là đâu không"?

Từ Thức đáp:

"Tôi là một thư sinh sống ẩn dật ở huyện Tống Sơn, ngao du với một chiếc thuyền con ở giữa trời biển. Tôi không được biết là chốn này có lầu hồng, điện biếc. Lòng tôi đây còn nhiễm đầy trần tục, không hiểu biết được đây là chốn nào, xin phu nhân vui lòng dạy cho kẻ thư sinh được thấu rõ".

Bà tiên nói:

"Phải, chàng làm sao mà biết được chốn này. Đây là hang thứ sáu trong ba mươi sáu động Phù Lai. Nơi này biển bao bọc chung quanh, lơ lửng không chạm đất, cũng như núi La Phù theo chiều gió mưa mà tan hợp, như núi Bồng Lai mọc trên ngọn sóng. Ta đây là Ngụy phu nhân, tiên chủ núi Nam Nhạc. Vì thấy chàng có đức nên mới cho mời đến"!

Nói rồi bà tiên đưa mắt ra lệnh cho các tiên nữ đứng hầu. Một nàng áo xanh đưa từ trong ra một tiên nữ trẻ tuổi. Từ Thức liếc nhìn thì nhận ra người đã làm gẫy cành mẫu đơn trong Hội Thưởng Hoa. Bà tiên trỏ thiếu nữ mà nói với Từ Thức:

"Em nó là con gái ta, tên gọi Giáng Hương. Ngày trước nó gặp nạn trong Hội Thưởng Hoa, được chàng cứu thoát. Lòng em nó vẫn không quên. Ta muốn cho nó kết duyên với chàng để đền ơn đó".

Rồi bà tiên ra lệnh cử hành hôn lễ ngay đêm hôm ấy, dưới ánh đèn mỡ phụng, trên chiếu thêu rồng. Hôm sau, chư tiên ở khắp nơi đến mừng đôi tân nhân. Kẻ mặc lụa từ phương bắc cỡi rồng xanh đến, kẻ mặc tơ từ phương nam cỡi ly vàng đến, kẻ ngồi xe ngọc, kẻ đi xe mây... Các tiên tụ họp trên gác điện Giao Quang rèm ngọc, sáo vàng.

Khi Kim Tiên đến, tất cả chư tiên đều xuống điện rước lên ngồi ở trên ngai pha lê bày chính giữa. Chư tiên vừa ngồi xuống, tiếng nhạc trời văng vẳng trỗi lên. Đủ các thứ rượu quý đượm hương ngào ngạt rót dâng ra.

Tiên nương mặc áo lụa nói:

"Chúng ta dạo chơi trong vùng này đã gần tám mươi ngàn năm, biển phía nam đã ba lần biến đổi. Giờ đây chú rể không sợ thay đổi đời sống, từ xa đến đây để lấy vợ. Tôi nghĩ là chú rể sẽ không hối tiếc đời cũ và sẽ không còn nói là trên đời này không có Tiên"!

Kim Đồng, Ngọc Nữ sắp thành nhiều hàng dài bắt đầu múa. Ngụy phu nhân chủ động đứng ra mời tiệc. Giáng Hương rót rượu đưa đến tay chư tiên.

Nàng tiên trẻ tuổi mặc tơ cười nói:

"Cô dâu chúng ta hôm nay thịt da như mỡ đọng, không còn gầy như trước nữa. Người ta thường nói là con gái thượng giới không có chồng. Tôi không còn có thể tin như vậy nữa"!

Ngụy phu nhân nói:

"Tôi nghe nói người ta có thể gặp Tiên song khó mà tìm đến. Những cuộc gặp gỡ hiếm có, nhiệm mầu, thời nào cũng thấy: tỉ như vết tích đền Bạc Hậu, núi Cao Đường, dấu chân ở Lạc Phố, đồi ngọc Giang Phi, nàng Lộc Ngọc lấy Tiên Sử, Vân Tiêu gặp Thái Loan, Lan Hương và Trương Thạc. Nếu ta chế giễu cuộc hôn nhân này, thì những việc trước kia cũng hóa ra đáng cười lắm ru!".

Tất cả chư tiên đều cười, trừ ra nàng tiên áo lụa nói bằng một giọng kém vui:

"Cô dâu trẻ chúng ta đã thành thân tốt đẹp rồi. Nhưng khi tin kẻ tiên kết hôn với người tục xuống đến trần, trên Thiên Đình sẽ không khỏi có kẻ mỉa mai chúng ta. Chư tiên thượng giới phải gánh chịu lấy thành quả này. Tôi e rằng chúng ta không tránh khỏi tiếng tăm đó"!

Kim Tiên liền nói:

"Tôi ở Thiên Đình, chưa bao giờ đặt chân xuống ở bể trần, thế mà có kẻ xấu miệng đã nói rằng thiên tiên dâng rượu cho vua Chu, chim xanh đem tin đến cho vua Hán. Chính chúng tôi cũng phải chịu lấy những lời lẽ phạm thượng của người đời. Thế làm sao chư tiên tránh khỏi được lời vu khống kia? Tân lang đang ở đây, chúng ta không nên tranh luận với nhau điều ấy để làm buồn lòng chàng làm gì".

Chư tiên lại cười lên vui vẻ. Đến khi mặt trời ngả về tây, các tiên mới chia tay ra về. Còn lại một mình, Từ Thức cười bảo Giáng Hương:

"Ở thượng giới, tình yêu cũng đưa đến việc lứa đôi. Cho nên Chức Nữ

mới lấy Ngưu Lang, Thượng Nguyên theo Phong Trác ở dưới trần, Tăng Nhu viết ra thiên Chu Tần, Quần Ngọc làm bài thơ Hoàng Lãng. Hoàn cảnh tuy mỗi nơi có khác, song tình yêu ở đâu cũng giống nhau. Từ ngàn đời nay, bao giờ cũng thế. Bây giờ tất cả chư tiên đi rồi, sao không khí chung quanh đôi ta lại lạnh lẽo, buồn bã thế này. Có phải vì tình yêu không phát sinh ra ở lòng em, hay là em cố cầm giữ lại?"

Giáng Hương buồn rầu đáp:

"Các chị đều đã đắc đạo, có tên ở Hoàng Điện, thường lui tới Hồng Môn, sống ở chốn thanh khiết, vui chơi trong cõi cực tịnh, lòng không vương vấn dục tình. Còn em đây chưa sạch khỏi thất tình. Dấu vết còn ở nơi Thúy Điện, vấn vương duyên nợ trần ai. Thân em tuy ở điện ngọc nhưng lòng em còn dính bụi trần. Đừng đem em mà so sánh với các chư tiên khác!"

Từ Thức nói:

"Nếu thế thì em cũng không xa cách anh lắm"!

Cả hai đều phá lên cười.

Ngày tháng kế tiếp nhau trong khoái lạc thần tiên.

Một sáng, Từ Thức thấy hoa sen nở, hồ ngọc đã thay đổi màu xanh, thấm thoát thế mà đã qua một năm rồi.

Những đêm gió thổi lạnh lùng, những sáng sương sa nặng hạt, những tối trăng rọi qua song, có khi Từ Thức không làm sao nhắm được mắt. Một nỗi buồn tràn ngập tâm hồn, thức tỉnh chàng dậy.

Một hôm, trông ra xa thấy một con thuyền, chàng trỏ tay bảo Giáng Hương:

"Anh từ miền xa xôi kia tới đây, chân trời mờ mịt, sóng biển muôn trùng, không biết rõ nhà anh ở nơi nào!"

Một lát chàng lại nói:

"Khi đi, anh còn có mẹ, bạn bè ở dưới kia. Lòng trần chưa rũ sạch, anh muốn nhìn lại quê hương. Em hãy hiểu cho lòng anh, để cho anh trở về thăm nhà ít lâu. Không biết em nghĩ sao?"

Giáng Hương buồn bã không thốt nên lời. Từ Thức nói tiếp:

"Để cho anh đi dăm hôm, một tháng gặp lại các bạn, xếp đặt công việc nhà, rồi anh sẽ trở lại sống bên em mãi mãi cho đến già ở chốn Bạch Vân".

Giáng Hương khóc nói:

"Em không muốn lấy tình vợ chồng để ngăn anh đừng trở lại quê nhà. Em chỉ sợ rằng đời sống thế gian quá nhỏ hẹp, ánh sáng mặt trời quá vắn vỏi, anh sẽ không còn tìm thấy sân vườn xưa trong cảnh cũ nữa đâu!"

Nàng báo tin cho mẹ hay, Ngụy phu nhân thở dài bảo:

"Ta không ngờ con người ấy lại còn vương vấn tục lụy đến thế!"

Rồi cho sắm sửa một chiếc xe mây để đưa Từ Thức đi. Giáng Hương trao cho chồng một phong thư viết trên giấy lụa, dặn dò:

"Sau này khi xem đến bức thư, anh hãy nhớ đến em"!

Rồi hai người gạt nước mắt chia tay. Trong nháy mắt Từ Thức đã đặt chân xuống mặt đất.

Nhưng tất cả đều đã hoàn toàn đổi thay. Nhà cửa, người làng không còn là những người quen cũ nữa. Chỉ có các tảng đá bên bờ suối vẫn phủ rêu xanh như xưa.

Hỏi đến những người già cả trong làng xem có biết người tên Từ Thức không, mọi người đều nói:

"Hồi chúng tôi còn bé, có nghe nói là ông cố ba đời chúng tôi mang tên đó. Ông ấy đi lạc vào núi đã tám chục năm nay. Từ đó đến nay chúng tôi đã trải qua ba đời vua".

Từ Thức cảm thấy lòng buồn thấm thía, muốn trở lại thượng giới, song chiếc xe mây đã biến thành chim loan bay mất về trời. Chàng mở phong thư ra đọc: "Trong mây kết duyên loan phụng, mối tình đôi ta đã dứt! Làm sao tìm lại non Tiên trên biển cả? Chúng ta khó gặp được nhau lần nữa", mới biết là Giáng Hương đã gởi chàng những lời vĩnh biệt.

Sau đó, Từ Thức khoác áo lông, đội nón nhẹ, một mình đi vào núi Hoành Sơn, không thấy trở về nữa .

(nguồn: http://vanhoc.xitrum.net/truyencotich/vietnam/2006/15.html)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Câu chuyện "Chàng Ngư phủ Taro" của Nhật Bản, chuyện "Từ Thức gặp liên" của Việt Nam....cũng có một vài dị bản ở những câu chuyện cổ tích của những dân tốc khác - tuy lạc hậu, hay văn minh ở thời đại hiện nay - nhưng đều có một nét chung là những câu chuyện tương tự này đều có ở những nền văn hóa lâu đời.

Điều nầy nói lên cái gì?

Đây là nhưng tri thức vĩ đại được thần thoại hóa để giáo dục cho ngay từ tuổi thơ một khái niệm về những thế giới khác nhau có sự vận động với tốc độ trong không gian khác nhau thì sẽ có thời gian khác nhau. Đây chính là những khái niệm căn bản trong Thuyết Tương đối - Thời gian lệ thuộc vào tốc độ.

Có thể khi tôi viết đến đây sẽ có rất nhiều người không khỏi mỉm cười khi tôi đã liên hệ những câu chuyện thần thoại với tri thức vật lý hiện đại. Tôi rất nghiêm túc khi diễn đạt những điều này và mong các bạn hãy bình tĩnh suy ngẫm tiếp theo những gì tôi diễn đạt sau đây:

Khi S. W. Hawking đặt vần đề về một lý thuyết thống nhất thì ngay sau đó ông ta đã bàn về làm thế nào để giáo dục những kiến thức cao siêu mà nhân loại trải hàng ngàn năm tiến hóa mới có được cho con người vốn có một cuộc sống nhân sinh ngắn ngủi? Ông ta cho rằng nó phải được diễn tả dưới những điều giản dị nhất để cho con người có thể tiếp thu những tri thức cao siêu này một cách nhanh chóng.

Do đó, chính những câu chuyện cổ tích như vậy sẽ tạo cho ngay từ tiềm thức trẻ thơ một ý niệm về mới liên hệ giữa không thời gian và vẫn tốc. Cũng như những trò chơi "Ô ăn quan"; Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ...chính là sự giáo dục một khái niệm về thuyết Âm Dương Ngũ hành - lý thuyết thống nhất - ngay từ thuở ấu thơ cho trẻ em Việt để khi lớn lên, chính họ sẽ tiếp thu và kế thừa nền văn minh như SW. Hawking mơ ước.

Cách lý giải này tuy có vẻ khó hiểu, nhưng nó nhất quán với quan niệm về mối quan hệ lịch sử từ cội nguồn của hai dân tộc Nhật - Việt trong bài viết này, nó hợp lý với ý tưởng của SW. Hawking về lý thuyết thống nhất và luận điểm cho rằng:

Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang tìm kiếm và dân tộc Việt được truyền thừa từ một nền văn minh huyềyn vĩ đã tồn tại trên địa cầu. Sự giải thích hợp lý và nhất quán trên những vần đề liên quan đến nó là một yếu tố cần theo tiêu chí khoa học.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu chào bác Thiên Sứ , cháu mới tìm được bài này có liên quan đến chủ đề của bác đây .

Người Nhật có liên hệ về gien với người Peru cổ

Theo kết quả nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Nhật Bản cho thấy, người Nhật và những người đã từng định cư ở miền Nam Peru hơn 1.000 năm trước đây có mối quan hệ về gien.

Posted Image

Nhà nhân chủng học người Nhật Bản Kenichi Shinoda đã tiến hành các xét nghiệm ADN đối với những bộ phận còn sót lại của các cơ thể người được tìm thấy ở các ngôi mộ phía Đông và phía Tây trong Thánh đường lịch sử Bosque de Pomas ở Peru.

Ông đã phát hiện ra rằng những người đã từng sống tại khu vực Lambayeque, cách thủ đô Lima của Peru khoảng 800 km về phía Bắc, cách đây hơn 1.000 năm đã có mối liên hệ về gien với những người cùng thời ở Ecuador, Colombia, Siberia, Đài Loan và những người thuộc bộ tộc Ainu ở phía Bắc Nhật Bản.

Theo mạng tin Japan News, cuộc nghiên cứu này được thực hiện trong khuôn khổ dự án khảo cổ văn hóa do Chính phủ Nhật Bản tài trợ.

Kết quả nghiên cứu sẽ được giới thiệu tại một cuộc triển lãm kéo dài 1 năm về văn hóa Sican ở Viện Bảo tàng Khoa học và Tự nhiên Tokyo./.

Theo TTXVN/Vietnam+

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn Hiepsimathi nhiều.

Trong một email gửi cho tôi. Giáo sư Trần Quang Vũ đã viết:

Nhân một cuộc hội thảo quốc tế, lúc ngoài giờ gặp gỡ những nhà khoa học Nhật - nhân nhớ đến luận điểm của tôi cho rằng: Khả năng người Nhật có nguồn gốc từ người Việt cổ - Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại - ông đem vấn đề này hỏi các giáo sư Nhật thì được họ cho biết rằng: Trong các nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Nhật họ đã nhận thấy rằng: gen di truyền của người Nhật Bản giống đến 90% với gen của người Việt và giống hơn với bất cứ chúng tộc nào ở Đông Á và Đông Nam Á.

Với quan điểm phát triển từ việc minh chứng lịch sử Việt trải gần 5000 văn hiến - tôi cho rằng: Người Việt cổ là hậu duệ của nền văn minh Atlantis còn sống sót sau một tai nạn toàn cầu - thì mối liên hệ di truiyền này với - Nhật Bản và nền văn minh Nam Mỹ là hoàn toàn có thể.

Một lần nữa cảm ơn Hiepsimathi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin phép gửi lên 1 đoạn trích từ "Kinh Pháp Bảo Đàn", bản dịch của Hòa Thượng Thích Mãn Giác:

"Phật giáo Việt Nam đã ảnh hưởng mãnh liệt đến Phật giáo nước ngoài, như một trường hợp điển hình khác ít ai biết: năm 735, Thiền sư Việt Nam tên là Phật Triệt đã đến Nhật Bản và dạy chữ Phạn cho những Tăng sĩ Nhật Bản, và đồng thời Tổ sư trao truyền nhạc Phật giáo cho nền vũ nhạc triều đình Nhật Bản mà ngày nay người Nhật rất hãnh diện đã giữ lại nền vũ nhạc tuyệt vời ấy và coi như "một trong những kỳ quan của thế giới" và chính người Nhật cũng công nhận rằng đó là nền vũ nhạc mà chính một người Việt Nam đã trao truyền cho họ vào thế kỷ thứ VIII đang khi đó ở Việt Nam chúng ta đã quên mất hết tất cả những gì gọi là tinh túy của dân tộc (*)."

(*) Theo học giả Hajime Nakamura, vũ nhạc triều đình Nhật Bản (tên Nhật là bungaku hoặc gagaku) đã được du nhập vào Nhật Bản cách đây 1.200 năm do một thiền sư Việt Nam tên là Phật Triệt. Đó thật là một trong những kỳ quan của nhân loại (one of wonders of the world). Người Nhật đã hãnh diện chí lý về nghệ thuật này mà họ đã gìn giữ được qua bao nhiêu thế kỷ (cf. Hajime Nakamura, Contribution of Eastern Thought and Buddhism to world culture, Vạn Hạnh Bulletin, Vol.V, Number 2, June, 1973, trang 157).

Theo học giả Nhật Kyòshò Hayashima thì Thiền sư Phật Triệt đã dạy nhạc Việt Nam ở Học nhạc viện Hoàng gia Nhật, vũ nhạc tên là rinyù-hachiraku, và Thiền sư Phật Triệt dạy chữ Phạn cho Tăng sĩ Nhật (cf. Encyclopedia of Buddhism, Vol.III, 1972)."

Phần in đậm là do Batin làm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin phép gửi lên 1 đoạn trích từ "Kinh Pháp Bảo Đàn", bản dịch của Hòa Thượng Thích Mãn Giác:

"Phật giáo Việt Nam đã ảnh hưởng mãnh liệt đến Phật giáo nước ngoài, như một trường hợp điển hình khác ít ai biết: năm 735, Thiền sư Việt Nam tên là Phật Triệt đã đến Nhật Bản và dạy chữ Phạn cho những Tăng sĩ Nhật Bản, và đồng thời Tổ sư trao truyền nhạc Phật giáo cho nền vũ nhạc triều đình Nhật Bản mà ngày nay người Nhật rất hãnh diện đã giữ lại nền vũ nhạc tuyệt vời ấy và coi như "một trong những kỳ quan của thế giới" và chính người Nhật cũng công nhận rằng đó là nền vũ nhạc mà chính một người Việt Nam đã trao truyền cho họ vào thế kỷ thứ VIII đang khi đó ở Việt Nam chúng ta đã quên mất hết tất cả những gì gọi là tinh túy của dân tộc (*)."

(*) Theo học giả Hajime Nakamura, vũ nhạc triều đình Nhật Bản (tên Nhật là bungaku hoặc gagaku) đã được du nhập vào Nhật Bản cách đây 1.200 năm do một thiền sư Việt Nam tên là Phật Triệt. Đó thật là một trong những kỳ quan của nhân loại (one of wonders of the world). Người Nhật đã hãnh diện chí lý về nghệ thuật này mà họ đã gìn giữ được qua bao nhiêu thế kỷ (cf. Hajime Nakamura, Contribution of Eastern Thought and Buddhism to world culture, Vạn Hạnh Bulletin, Vol.V, Number 2, June, 1973, trang 157).

Theo học giả Nhật Kyòshò Hayashima thì Thiền sư Phật Triệt đã dạy nhạc Việt Nam ở Học nhạc viện Hoàng gia Nhật, vũ nhạc tên là rinyù-hachiraku, và Thiền sư Phật Triệt dạy chữ Phạn cho Tăng sĩ Nhật (cf. Encyclopedia of Buddhism, Vol.III, 1972)."

Phần in đậm là do Batin làm.

Cảm ơn Batin cung cấp tư liệu. Đây sẽ là những chứng cứ rất tuyệt vời - Nhưng chỉ trong điều kiện nó là một mắt xích trong hệ thống minh chứng Việt Sử trải gần 5000 năm văn hiến.

Share this post


Link to post
Share on other sites