Thiên Sứ

Cội nguồn Văn Lang và lịch sử Nhật Bản

75 bài viết trong chủ đề này

Kính thưa quý vị.

Nhân bài viết của Gia Nhân về "Biên cương nước Việt cồ' , tôi để cập đến mối liên hệ giữa lịch sử Nhật Bản và vắn hiến Việt. Nhưng sau đó tôi nhận thấy cần tách thành một tiểu luận riêng nên lập topic này.

Xin cảm ơn sự quan tâm của quí vị.

CỘI NGUỒN VĂN LANG VÀ LỊCH SỬ NHẬT BẢN

*

I - BÀI TỔ TÔM VIỆT VÀ VĂN HÓA CỔ NHẬT BẢN

Trong cuốn sách đầu tiên của tôi: "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại", tôi đã đặt giả thuyết cho rằng: Cội nguồn lịch sử của người Nhật là một bộ phận của tộc người trên đất Văn Lang xưa đã di cư sang đảo Phù Tang. Một trong những cơ sở của giả thuyết này là sự hiện diện của bài tổ tôm trong nền văn hóa Việt.

Bắt đầu từ một mẩu tin đăng trên tạp chí "Kiến thức ngày nay" ngót 10 năm về trước của một Việt kiều Nhật, đặt vấn đề về những hình ảnh trên lá bài tổ tôm chính là y phục cổ Nhật Bản. Nhưng người Nhật Bản thì lại không hể biết gì đến bài tổ tôm. Từ đấy, cuộc sống phiêu dạt, tôi dọn nhà không dưới bẩy lần, tư liệu về mẩu tin trên đã mất, tôi cũng không nhớ nó trong số báo nào và cụ thể bài viết ra sao. Nhưng tôi đã đặt vấn đề về cội nguồn Văn Lang và lịch sử Nhật Bản trong cuốn sách đầu tay của tôi. Ngày ấy, tôi cũng chưa biết gì đến internet và công cụ tìm kiếm. Nhưng tôi luôn nhớ đến bài báo gần 10 năm trước. Tôi có mua sẵn một bộ bài tổ tôm cả gần 4 năm nay, mặc dù không biết chơi tổ tôm. Nhưng đối với dân thương lưu ở Hanoi ngày xưa thì tổ tôm là một thú ăn chơi. Ngày mới tiếp quản Hanoi, có một tờ báo gọi là Thời Mới đã lấy hình tượng Ông Lục Vạn, bà Bát sách, là tên hai con bài tổ tôm, để vẽ những hình ảnh hài chế diễu giới tư bản Hanoi. Đủ hiểu chơi bài tổ tôm phổ biến trong văn hóa Việt như thế nào. Cho đến ngày nay, nhân duyên dẫn dắt tôi tiếp tục những ý tưởng của mình về lịch sử Nhật Bản qua chính con bài tổ tôm này.

Những hình ảnh trên bài tổ tôm lại ghi dấu ấn trang phục cổ Nhật Bản và những di sản kiến trúc của họ. Điều này cho chúng ta thấy một mối liên hệ văn hóa từ cội nguồn của lịch sử Nhật Việt mà tôi sẽ phân tích trong bài này.

Bây giờ các bạn hãy quán xét những hình ảnh sau đây:

......Bát sách............................Tứ sách.................................Tam vạn..............................Nhị văn

Posted Image

Các bạn hãy so sánh hình ảnh trên với hình ảnh cô geisha Nhật Bản dưới đây.

Posted ImagePosted ImagePosted Image

Chưa hết. Hình dưới đây trên con bài tổ tôm cho thấy một mẫu kiến trúc tương tự kiền trúc cổ truyền thống Nhật Bản. Các bạn hãy quan sát hình con bài Ngũ Vạn và ngôi chùa cổ Nhật dưới đây:

Posted ImagePosted Image

Các bạn cũng dễ dàng nhận thấy lối kiến trúc mái đình hai tầng và chi tiết trang trí trên nóc mái hoàn toàn giống nhau giữa ngôi chùa cổ Nhật Bản và hình vẽ trên lá bài Ngũ Vạn trong bài tổ tôm.

Hàng ngàn năm về trước, khi mà vị trí địa lý Việt Nhật xa cách nhau, vậy dấu ấn văn hóa trên mái đình Nhật Bản cổ này - vốn không có ở Việt Nam và Trung Quốc - liên hệ như thế nào với hình ảnh trên lá bài tổ tôm Việt.

Hy vọng rằng phần tiếp theo của bài viết sẽ lý giải điều này.

Còn tiếp

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

CỘI NGUỒN VĂN LANG VÀ LỊCH SỬ NHẬT BẢN
*


II - Dấu ấn của chữ Khoa đẩu trên bài tổ tôm và trong ký tự Nhật Bản.

Cũng ngay từ cuốn sách đầu tiên, tôi đã đặt vấn đề: Chữ viết của người Việt cổ là chữ Khoa Đẩu. Có qua nhiều bằng chứng để chứng minh điều này. Cho đến nay sự không thừa nhận hây thừa nhận điều này có lẽ đã không còn cần thiết vì đã là một sự thật hiển nhiên. Nhưng điều kỳ lạ hơn nữa là dấu ấn chữ khoa đẩu có ngay trên lá bài tổ tôm và trong chữ Nhật Bản hiện đại.
Trên con bài tổ tôm, các bạn so sánh với những ký tự chữ khoa đẩu trên trống đồng Lạc Việt và của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền thì chúng ta sẽ thấy những nét tương đồng. Đồng thời chúng ta cũng thấy rằng chữ viết trên con bài tổ tôm hoàn toàn không phải chữ Hán và cách viết là cách ghép vần như cách viết chữ Khoa Đẩu của người Việt cổ. Xin xem hình minh họa dưới đây:

So sánh chữ viết trên lá bài và chữ khoa đẩu
Chữ khoa đẩu do nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền phát hiện

Posted Image

Dấu ấn chữ khoa đẩu trên con bài tổ tôm

Posted Image

Ghép vần bằng ký tự khoa đẩu
Bản dịch thơ của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền

Nghêu ngao vui thú sơn hà
Mai là bạn cũ, hạc là người quen


Posted Image


Ký tự khoa đẩu trên trống đồng Lạc Việt
Bản chính trồng đồng này ở một viện bào tàng của nước ngoài (Thông tin từ nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền)

Posted Image


Dấu ấn chữ khoa đẩu trong chữ viết Nhật Bản hiện đại
(Hình ảnh quảng cáo trên báo Nhật bản)


Posted Image

Nếu cho rằng chữ Khoa đẩu còn được sử dụng trong ngôn ngữ Nhật Bản thì thật là ấu trĩ. Nhưng chúng ta cũng nhận ra ngay trong chỉ một đoạn ngắn những ký tự qua hình quảng cáo trên thì có những ký tự không phải chữ Hán. Nếu so sánh những ký tự này với những chữ Khoa đẩu của nền văn minh Việt thì chúng có nhiều nét tương đồng giữa chữ Khoa đẩu được phục hồi và phát hiện thuộc nền văn minh Việt - Ký tự mang dấu ấn khoa đẩu trên con bài tổ tôm - và ký tự Nhật Bản. Những ký tự giống nhau đó chưa hẳn đã mang nội dung khái niệm giống nhau. Bởi vì đã ngót hai ngàn năm trôi qua với sự phát triển của nền văn minh, ngay trong tiếng Việt, nhiều danh từ đã trở thành tử ngữ.
Mối liên hệ giữa y phục, kiến trúc và dấu ấn ký tự còn sót lại giữa hai nền văn hóa Việt Nhật nói lên điều gì? Hy vọng rằng những bài viết tiếp theo trong chủ đề này sẽ tìm ra lời giải thích thỏa đáng.

Còn tiếp
Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

CỘI NGUỒN VĂN LANG VÀ LỊCH SỬ NHẬT BẢN
*

III - Tục xăm mình của dân tộc Việt thời Hùng và Yakuza.

T
ruyền thuyết Hồng Bàng Thị ghi nhận trong Lĩnh Nam trích quái chép:
"Lúc ấy dân sống ở rừng và chân núi, xuống nước đánh cá thường bị giống giao long làm hai, bèn nói với vua (Vua đây tức Lạc Long Quân/Thiên Sứ). Đáp: "Giống sơn man và thủy tộc khác hẳn nhau, giống thủy tộc yêu kẻ giông mình, ghét kẻ khác mình nên hại nhau đó". Bèn bảo người đời lấy mực xăm vào mình theo hình Long quân, theo dạng thủy quốc. Từ đó, dân không bị tại họa giao long làm hại nữa. Tục xăm mình của dân Bách Việt cũng bắt đầu từ đây.
Đến đời nhà Trần, tục xăm mình cũng rất phổ biến, ngay cả trong giới quý tộc. Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông, binh lính nhà Trần thường xâm lên tay hai chữ Sát Thát thể hiện quyết tâm chống giặc. Tục xâm mình ở dân tộc Việt ngày càng mai một bởi những biến động lịch sử, có còn lại chăng chỉ như một thứ mốt trong giới trẻ. Nhưng ngược lại, tục này lại khá phổ biến trong văn hóa Nhật Bản cho đến tận ngày nay, nhất là giới Yakuza. Chúng ta xem hình minh họa dưới đây:

Posted Image

Dấu ấn của tục xâm mình Lạc Việt trên những Yakuza Nhật Bản sẽ là một sự mơ hồ, nếu như nó chỉ là một hiện tượng riêng lẻ. Nhưng hiện tượng này lại là sự bổ sung sắc sảo khi những dấu ấn văn hóa Lạc Việt khác thể hiện rõ nét trong nến văn hóa cổ Nhật Bản. Truyền thuyết Việt về những người sống trên sông nước cần phải xâm mình tránh giao long, với đảo quốc Nhật Bản với bốn bề là biển cả, điều này lại là cơ sở của một giả thuyết về vùng sinh sống của tổ tiên người Nhật trên đất Văn Lang xưa. Vấn đề này sẽ được trình bày trong bài tiếp sau đây.
Còn tiếp
Thiên Sứ


Share this post


Link to post
Share on other sites

thưa chú Thiên Sứ cháu xin mạn phép bổ sung một số thông tin về tổ tôm:

Tổ Tôm là một trò chơi bài lá dân gian phổ biến của người dân Việt Nam, có lẽ (không rõ xuất xứ thật sự của tổ tôm) được du nhập từ Trung Quốc. Tên gọi của trò chơi được đọc chệch ra từ chữ "Tụ Tam" nghĩa là hội tụ của ba lại hàng Văn, Vạn và Sách. Trong các ngày lễ, Tết, Tổ Tôm thường được nam giới và người già chơi vì nó có một số luật khá khó, nhiều nước biến hoá, thanh niên và phụ nữ thời xưa ít chơi. Tổ Tôm không phổ biến và bình dân bằng trò chơi Tam Cúc. Do Tổ Tôm khá khó nên người xưa có câu ca dao đề cao Tổ Tôm, nó thể hiện trình độ và cái oai phong của bậc quân tử :

Làm trai biết đánh Tổ Tôm

Uống chè mạn hảo xem nôm Thuý Kiều

Cũng có tài liệu nói rằng Tổ Tôm xuất phát từ Nhật Bản do các hình vẽ đều là hình vẽ theo kiểu của Nhật, theo lối tranh mộc bản (mokuhan) đơn giản và tất cả các nhân vật đều mặc "Kimono" thời Edo (trước khi Nhật hoàng Minh Trị lên ngôi và trị vì 1868-1912), trong số này có 18 hình đàn ông (có 8 người bó chân), 4 hình phụ nữ và 4 hình trẻ em. Các hình cá chép, trái đào, thành, thuyền cũng là những hình ảnh rất Nhật. Tuy vậy người Nhật lại không biết gì về tổ tôm !?!?

Bài Tổ Tôm có 120 quân, gồm có 3 hàng Vạn (萬), Văn (文), Sách (索). Các hàng quân này được viết bằng chữ Nho và cách nhận biết 3 hàng quân này theo câu "Vạn vuông, Văn chéo, Sách loằng ngoằng". Bên phải các quân bài có chữ số từ Nhất đến Cửu. Loại quân đặc biệt có tên gọi là Thang Thang, Lão và Chi Chi. Các quân bài đều có hình minh họa, có thể ghi nhớ bằng hình nếu như không thuộc được hết chữ Nho. Bài Tổ Tôm cũng được làm bằng bìa, mặt sau giống hệt nhau để tránh lộ bài.

Tổ Tôm điếm

Bài ù phải có lưng các lá còn lại năm trong các bí trừ các lá yêu Lưng: 1-Thiên khai 2-Khàn(có 3 lá giông nhau) 3-Phỗng(bài có hai lá phỗng thêm 1 lá giống như chíu trong đánh chắn) 4-các tụ tam sau <nhất van+nhất sách+cửu văn> <Thang thang+ông lão +cửu sách> <cuu van+cửu sách+thang thang> ( ở đây phải là cửu vạn chứ: cửu vạn + cửu sách + thang thang) <tam vạn +tam sách+thất văn> <cửu vạn bát sách+chi chi> <nhị vạn+ nhị sách+bát văn> <nhất văn+nhị văn+tam văn> Bí: 1-bí tam -giống như phỏm trong "tá lả" VD tứ văn+tứ vạn +tứ sách. (tham khảo Wiki)

Share this post


Link to post
Share on other sites

còn đây là chữ viết của Nhật Bản:

Kana (仮名 - かな) là hệ thống văn tự được người Nhật sáng tạo ra bằng cách đơn giản hóa cách viết thảo của chữ Hán nhằm ghi lại mọi âm vận trong tiếng Nhật. Kana bao gồm Hiragana (平仮名 - ひらがな), Katakana (片仮名 - カタカナ) và một hệ thống văn tự cổ hơn gọi là Manyogana (万葉仮名 - まんようがな).

Việc sáng chế văn tự Kana được quy cho đại sư Kukai, người sáng lập Chân Ngôn tông ở Nhật Bản, vốn là một học giả tiếng Phạn. Sự sáng tạo ra chữ Kana đã góp phần đẩy nhanh đà tiến của văn học Nhật. Ngay từ cuối thế kỉ thứ 9, truyện kể Taketori monogatari (Trúc thủ vật ngữ) đã được viết bằng chữ Hiragana. Tại Nhật Bản, người ta còn biết đến dòng văn học nữ lưu hết sức thịnh hành trong giới quý tộc thời kì Heian (平安時代), tất cả các tác phẩm này đều được viết bằng hệ thống chữ Hiragana. Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của văn học Nhật cũng như của cả thế giới là Truyện kể Genji của nữ văn sĩ Murasaki Shikibu sáng tác vào đầu thế kỉ 11. Với hệ thống văn tự Kana, nước Nhật thời Heian đã được vẽ nên với một không khí diễm tình và đa cảm qua cách cảm nhận của người phụ nữ Nhật.

Bảng chữ tiếng Nhật

Bảng chữ kana tiếng Nhật

Hiragana và katakana (theo hàng dọc).

Các âm trong ngoặc đơn là những âm cổ. (Hình của bảng này.)

ø k s t n h m y r w n/m

あア かカ さサ たタ なナ はハ まマ やヤ らラ わワ んン

a ka sa ta na ha ma ya ra wa n/m

いイ きキ しシ ちチ にニ ひヒ みミ りリ ゐヰ

i ki shi chi ni hi mi * ri (wi)

うウ くク すス つツ ぬヌ ふフ むム ゆユ るル

u ku su tsu nu fu mu yu ru *

えエ けケ せセ てテ ねネ へヘ めメ れレ ゑヱ

e ke se te ne he me * re (we)

おオ こコ そソ とト のノ ほホ もモ よヨ ろロ をヲ

o ko so to no ho mo yo ro (w)o

Bảng chữ Hiragana và Katakana hiện đại đều không có chữ kân đại diện cho âm ye, yi hay wu. Tuy nhiên, người ta tin rằng âm ye đã từng tồn tại trước Tiếng Nhật Kinh điển (trước khi bảng tự kana ra đời), và thường được biểu diễn (với mục đích kiến thiết) bằng chữ kanji 江. Trong thời kỳ sau này, chữ we (viết bằng katakana ヱ và hiragana ゑ) được công nhận có âm là [jɛ], như được mô tả trong các tài liệu Châu Âu trước thời kỳ 1600, nhưng sau này được nhập chung với nguyên âm e và biến mất khỏi bảng chữ cái vào năm 1946. "Ye" trong bảng chữ hiện đại thường được biểu diễn là いぇ or イェ.

Dù không còn là một bộ phận của bảng chữ cái chuẩn, nhưng cả wi và we vẫn đôi khi được dùng như một cách tu từ

Hiragana được phát triển từ man'yōgana (万葉仮名, "vạn diệp giả danh"), tức là những chữ Trung Quốc được dùng để biểu diễn cách phát âm của người Nhật, bắt đầu hình thành từ thế kỷ thế 5. Dạng chữ hiragana bắt nguồn từ sōsho (草書, "thảo thư"), kiểu chữ thảo của thư pháp Trung Quốc. Hình ở dưới là sự biến đổi từ chữ Trung Quốc thành hiragana. Ở phía trên là chữ ở dạng kaisho (楷書, "viết tay"), ở giữa màu đỏ là dạng chữ thảo của chữ, và ở dưới là hiragana tương đương.

Posted Image

(wiki)

Như vậy chữ viết Nhật Bản là dạng chữ tượng thanh, tại sao người Nhật lại có ý tưởng biến chữ tượng hình của Trung Quốc thành chữ tượng thanh, phải chăng do thói quen sử dụng chữ tượng thanh (có thể là chữ khoa đẩu mang đi từ thời Hùng Vương) từ lâu đời nay họ cải biến lại mặt chữ do nhu cầu sử dụng của thời đại mới (về mặt mỹ thuật chẳng hạn, họ thích mặt chữ kiểu Trung QUốc hơn?)

Chữ viêt của Hàn Quốc cũng là dạng tượng thanh (đồng thời cũng là tượng hình) và là công trình của vua Thế Tông Đệ Nhất, hoàn thành vào cuối năm 1443 hoặc đầu năm 1444 (118 năm sau khi hoàng tử Lý Long Tường đến Cao Ly) trước đó Hàn Quốc dùng chữ Hán nên đa số dân Hàn Quốc đều mù chữ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

về ngữ pháp, tiếng Hàn, Mông cổ và tiếng Nhật lại có sự gần gũi nhau hơn tiếng Việt. Ví dụ một câu đơn giản như sau "tôi đi đến trường" trong tiếng Hàn sẽ là "tôi trường tới đi", "나는 학교에 갑니다", và tiếng Mông Cổ, tiếng Nhật cũng tương tự như vậy. Tuy nhiên kết quả DNA lại cho thấy người Nhật rất gần gũi với người Việt Nam. Xem ra so với một số thứ tiếng ở châu Âu thì tiếng Việt lại có ngữ pháp gần gũi hơn như tiếng Anh: "I go to school", tiếng Pháp "Je vais à l'école" (Tôi đi đến ngôi trường).

Share this post


Link to post
Share on other sites

theo Rin thì ngữ pháp một cách nào đó thể hiện tư duy của dân tộc. Trong tiếng Anh tính từ luôn đặt trước danh từ, còn tiếng Việt thì ngược lại, có lẽ khi miêu tả một điều gì đó người Việt chú ý đến cốt lõi của vấn đề trong khi người Anh chú ý đến ấn tượng đầu tiên điều đó tạo ra. Còn người Nhật có thể họ ra đi khỏi Đông Nam Á từ rất sớm nên tiếng nói và tư duy của họ ảnh hưởng bởi những người đến từ Mông cổ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn Rin86 cho thông tin.

Có hai vấn đề cần bàn:

1) Chữ Nhật có những dạng gần gũi với chữ Trung Quốc. Có thể một phần nào. Nhưng cội nguồn tiếng Nhật phải là từ chữ Khoa đẩu của Việt Nam. Câu hỏi tiếp theo là:

Chữ Khoa Đẩu là một hệ thống đã hoàn chỉnh của các dân tộc thuộc quốc gia Văn Lang, vậy tại sao người Nhật - vốn gốc Văn Lang - lại phải vay mượn chữ Trung Quốc sửa đổi đi để dùng? Câu trả lời này liên quan đến việc bài tổ tôm phổ biến ở Việt Nam, nhưng lại không phổ biến ở Nhật Bản.

2) Bài tổ tôm người Trung Quốc cũng chơi, nhưng điều đó chỉ càng chứng tỏ rằng: Rất nhiều di sản Việt ở Nam Dương tử bị Hán hóa chứ không có nghĩa Tổ Tôm bắt nguồn từ Trung Quốc.

Hiện nay tôi đang ở xa nhà, nên hạn chế về việc sử dụng máy. Vài hôm nữa về nhà, tôi sẽ phân tích kỹ vấn đề này sau khi trình bày đầy đủ những hiện tượng mà tôi sưu tầm được liên quan giữa cổ sử Nhật Việt.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

CỘI NGUỒN VĂN LANG VÀ LỊCH SỬ NHẬT BẢN
*


Phong tục cổ Nhật Bản và truyền thống văn hóa Việt.

Chúng ta hãy xem đoạn trích dẫn sau đây của Đoan Thư được đăng trên tạp chí Kiến Thức Ngày Nay số 283 phát hành ngày 10 - 6 - 98, có tựa là "Quan niệm về cái đẹp ở xứ Hoa Anh đào". Bài báo viết:

Thật bất ngờ khi phát hiện ra rằng người phụ nữ Nhật ngày xưa cũng như phụ nữ Việt Nam cách đây hàng trăm năm, đều thích nhuộm răng đen và hơn nữa họ còn khoái xăm mình. Nhuộm răng đen là dấu hiệu cho thấy quí bà đó thuộc tầng lớp thượng lưu và người ta cho rằng tục nhuộm răng ở xứ Phú Tang có nguồn gốc từ Đông Nam Á chứ không phải từ Trung Hoa. Phong trào nhuộm răng đen lan mạnh đến thế kỷ 11 thời Nhật Hoàng Shirakawa (1072 - 1086). Phái nam thuộc giới quí tộc không những nhuộm răng đen mà còn đánh má hồng".
Ghi chú trong bài viết: Theo The East.

Như vậy đây là một hiện tượng nữa cho thấy dấu ấn của nền văn minh Việt một thời huyền vĩ ở bờ Nam sông Dương Tử tồn tại ở xứ Phú Tang, một siêu cường của thế giới hiện đại.
Nhưng vì sao những dấu ấn Việt tồn tại ở đây?

Còn tiếp
Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

CỘI NGUỒN VĂN LANG VÀ LỊCH SỬ NHẬT BẢN

Thưa quí vị quan tâm.
Tôi đã trình bày những dấu ấn văn hóa phi vật thể liên quan giữa hai nền văn hóa cổ Nhật Việt. Và điều này đã chứng tỏ rằng: Những dấu ấn văn hóa Việt trong lịch sử văn hóa Nhật Bản và Việt đã có một sự liên hệ rất chặt chẽ trong quá khứ. Hay nói chính xác hơn, những dấu ấn văn hóa này phải có chung một cội nguồn văn hóa trong quá khứ xa xôi. Nhưng những hiện tượng này được giải thích như thế nào? Có thể nói rằng: Nếu xuất phát từ luận điểm phủ nhận giá trị văn hóa sử truyền thống trải gần 5000 năm của dân tộc Việt thì điều này không thể giải thích được và chỉ có thể phớt lờ trong điều kiện còn có thể lờ đi được. Nhưng ngược lại, với quan điểm khẳng định tính chân lý của truyền thống văn hóa Việt trải gần 5000 năm văn hiến thì điều này sẽ được chứng minh như sau:
Cội nguồn dân tộc Việt với gần 5000 năm văn hiến một thời huyền vĩ ở miền nam sông Dương Tử. Những người Việt sồng vùng ven biển bằng nghề đánh cá đã xăm mình chống thủy tộc từ ngày lập quốc trải qua hàng ngàn năm đã trở thành truyền thống của cư dân Việt vùng ven biển. Đương nhiên trong một xã hội có tổ chức và trình độ văn hóa cao thì cũng tại nơi đây đã hình thành cách chơi bài tổ tôm giành cho giới quý tộc và những người giàu có. Trong thời kỳ bắc thuộc lần thứ nhất mà chủ yếu là cống nạp sản phẩm, sưu thuế và tô tức, các tổ chức hạ tầng và văn hóa Việt vẫn còn được duy trì trong dân chúng. Thời kỳ này chưa giải thích được gì những hiện tượng trên. Nhưng đến cuối thời ký Bắc thuộc lần thư nhất, với cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng làm rung động toàn bộ miền nam sông Dương Tử - tức vùng lãnh thổ Văn Lang cũ - và Hai Bà giành được độc lập trong ba năm . Nhà Hán mang đại quân sang đàn áp khốc liệt. Trong An Nam Chí Lược do Lê Tắc biên soạn, Quyển đệ nhất; mục “Cổ Tích”. Viện Đại hoc Huế 1961. Giáo sư Linh mục Cao Văn Luận dịch - ghi rõ:

Tô Đông Pha chép rằng:

...Nước Nam Việt từ Tam Đại trở xuống, không đời nào dẹp yên cả. Đời Tần (246 - 207 tr.CN), tuy có đặt quan chức cai trị, xong rồi trở lại t́nh trạng man di. B́ị Ly mới diệt được nước ấy và chia làm chín quận. Nhưng đến đời Đông Hán, lại có người con gái là Trưng Trắc, khởi binh rung động hơn 60 thành.Đương thời vua Thế Tổ mới dẹp yên thiên hạ, thấy dân đă mỏi mệt và chán việc dụng binh, bèn đóng cửa Ngọc Quan từ tạ Tây Vực. Phương chi Nam Việt là chỗ hoang viếng, không đáng phiền lụy đến quân đội nhà vua nếu không phải Tuân Tức Hầu (Mã Viện) chịu khó đánh dẹp thì dân chín quận vẫn khoác áo bên trái đến bây giờ.

Bản văn lịch sử trên đây và những di sản vật thể khác như đền thờ Hai Bà rải rác khắp miền nam sông Dương Tử ....đã cho thấy rõ ràng về một cuộc đàn áp khốc liệt của Mã Viện với dân Bách Việt mà trước đó trở ngược đến đời Tam Đại "không lúc nào dẹp yên cả". Trong cơn quốc nạn, những người dân Việt ở tầng lớp trên và giới quý tộc đã rút lui xuống miền nam Trung Quốc ngày nay và Bắc Việt Nam. Họ đã mang theo những bộ bài tô tôm và cách chơi xuống vùng đất này. Một bộ phận dân chúng ở tầng lớp dưới và các chiến binh đã vượt biển và tỵ nạn sang vùng đất mà ngày nay người Nhật gọi là đất Phù Tang. Tất nhiên ở vùng đất mới họ phải làm lại từ đầu. Đó là lý do mà người Nhật Hiện nay khiông chơi bài tổ tôm và cách chơi bài tổ tôm lại chỉ có ở Việt Nam.
Chúng ta xem xét hai bản đồ địa lý dưới đây để suy nghiệm với giả thuyết trên:

Posted Image
Posted Image

Qua bản đồ này, chúng ta thấy rằng: Vùng Hạ lưu nam Dương Tử nếu đi thẳng hoặc chỉ cần chếch lên phía trên một chút là sẽ đến nam Nhật Bản. Bởi vậy, một cuộc di tản ra biển là một giả thuyết hoàn toàn khả thi và điều này giải thích một cách hợp lý tất cả những hiện tượng đã trình bầy ỡ các bài trên.
Không những vậy giả thuyết này còn được minh chứng rõ hơn khi thông tin của các giáo sư Nhật Bản trao đổi với giáo sư Trần Quang Vũ trong một hội nghị khoa học quốc tế rằng: Gen di truyền của người Nhật Bản giống người Việt Nam hơn bất cứ một dân tộc nào ở vùng Đông Á và Dông Nam Á.
Dây chính là một trong những bằng chứng rõ nét nhất chứng tỏ rằng: Cội nguồn dân tộc Nhật Bản chính xuất phát từ quốc gia Văn Lang từ 2000 năm trước. Sau này, có thể có những nhà nghiên cứu sẽ có những bằng chứng bổ xung chi tiết hơn trontg một cuộc khảo cdứuu quy mô và mang tính chuyên nghiệp. Nhưng chân lý này không thể thay đổi. Và đây lại là một bằng chứng sắc sảo minh chứng cho lịch sử văn hiến việt trải gần 5000 năm, một thời huyền vĩ bên bờ Nam sông Dương Tử.
Thiên Sứ
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

cảm ơn vì những thông tin bổ ích !

vì không có điều kiện nên bạn nào có thể scan và post lên diễn đàn hoặc gửi cho tôi hình những lá bài Tổ tôm còn lại được không ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài tổ tôm bán đầy ở các hiệu sách. Nhất là Hanoi. Bạn có thể mua.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

cảm ơn bạn!

tôi không ở VN nên không thể mua được, thôi đành chờ dịp nào đó về mua vậy.

Chữ viết tiếng Nhật hình thành từ chữ Hán tự (漢字)、 Hiragana (ひらがな) và Katakana (カタカナ)

   「 私はベトナムから来ました。 」

chữ Hiragana hình thành qua quá trình biến đổi từ chữ Chân (真) => chữ Thảo (草)=> chữ Hiragana:

Posted Image

chữ Katakana được lấy từ các bộ của chữ Hán:

Posted Image

chữ viết tiếng Nhật vốn được lấy từ chữ Hán , vì vậy theo tôi nó hoàn toàn không có liên hệ gì với chữ Việt cổ (chữ Khoa đẩu). Văn hóa Nhật bản ảnh hưởng mạnh của văn hóa Trung Hoa nên việc lấy kí hiệu chữ Hán để ghi tiếng Nhật cũng dễ hiểu. Tuy nhiên đây là dựa theo những giả thuyết và tư liệu hiện có, còn khả năng tồn tại một thứ chữ Nhật cổ cũng là điều có thể.

Share this post


Link to post
Share on other sites

theo Rin thì trước đó người Nhật dùng chữ tượng thanh nhưng sau đó đã biến đổi mặt chữ cho giống chữ Hán. Việc phát minh ra chữ tượng thanh là một công trình lớn, không thể một cá nhân sáng tạo ngay ra được vì chữ tượng thanh hơn hẳn chữ tượng hình ở chỗ dễ học, ghi lại mọi âm vận của tiếng nói (điểm mạnh của chữ tượng hình lại ở điểm khác), sáng tạo ra chữ tượng hình ở dạng sơ khai đơn giản hơn rất nhiều chữ tượng thanh, có thể nói chữ tượng thanh là một sáng tạo vượt trội so với chữ tượng hình. Tại sao chữ tượng thanh cổ lại bị khoác cho bộ áo mới có lẽ vì quan niệm về thẩm mỹ thay đổi, công cụ để viết thay đổi. Không rõ trước đó người Nhật cổ và Việt cổ dùng loại bút gì nhưng với những nét của chữ Khoa đẩu thì Rin đoán đó phải là loại bút ngòi cứng (lông ngỗng chẳng hạn), nay việc sử dụng bút lông và văn hóa Hán trở nên phổ biến thì rõ ràng nét chữ của Trung Quốc thích hợp cho bút lông hơn.

Ở vùng đất được gọi là Bách Việt tồn tại một lúc 2 loại chữ, tượng thanh và tượng hình, theo Rin thì người Yue đã có lịch sử ít nhất gần chục ngàn năm nên xuất hiện hai nhu cầu về chữ viết khác nhau. Chữ tượng thanh dễ học và ghi lại mọi âm vận của tiếng nói nên được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Điểm yếu của chữ tượng thanh là sự biến âm của tiếng nói, chỉ sau một vài trăm năm thôi là một số từ đã đổi khác khiến ý nghĩa ít nhiều bị hiểu lầm. Chính vì vậy chữ tượng hình vẫn được sử dụng, đơn giản là dù sau nhiều ngàn năm thì người ta vẫn đọc được chính xác ý nghĩa của chữ tượng hình, một văn bản quan trọng khắc trên đá vì thế mà truyền từ đời này qua đời khác không bị tam sao thất bản, và chính vì lẽ đó chữ tượng hình được dùng để ghi lại những tư tưởng triết học, thi thơ lễ nhạc.....(đó là một lý do người Hán chọn chữ tượng hình cho mình, họ muốn dân tộc Hán trở thành một dân tộc vĩ đại nên chữ viết cần phải tương xứng). Còn chữ tượng thanh thì dùng vào thuế khóa, luật pháp, buôn bán...... Xét về sự ra đời thì theo Rin có lẽ chữ tượng hình ra đời trước vì cơ sở phát minh ra chữ tượng hình đơn giản hơn nhiều lần chữ tượng thanh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rin86 viết:

Kana (仮名 - かな) là hệ thống văn tự được người Nhật sáng tạo ra bằng cách đơn giản hóa cách viết thảo của chữ Hán nhằm ghi lại mọi âm vận trong tiếng Nhật. Kana bao gồm Hiragana (平仮名 - ひらがな), Katakana (片仮名 - カタカナ) và một hệ thống văn tự cổ hơn gọi là Manyogana (万葉仮名 - まんようがな).

Việc sáng chế văn tự Kana được quy cho đại sư Kukai, người sáng lập Chân Ngôn tông ở Nhật Bản, vốn là một học giả tiếng Phạn. Sự sáng tạo ra chữ Kana đã góp phần đẩy nhanh đà tiến của văn học Nhật. Ngay từ cuối thế kỉ thứ 9, truyện kể Taketori monogatari (Trúc thủ vật ngữ) đã được viết bằng chữ Hiragana. Tại Nhật Bản, người ta còn biết đến dòng văn học nữ lưu hết sức thịnh hành trong giới quý tộc thời kì Heian (平安時代), tất cả các tác phẩm này đều được viết bằng hệ thống chữ Hiragana. Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của văn học Nhật cũng như của cả thế giới là Truyện kể Genji của nữ văn sĩ Murasaki Shikibu sáng tác vào đầu thế kỉ 11. Với hệ thống văn tự Kana, nước Nhật thời Heian đã được vẽ nên với một không khí diễm tình và đa cảm qua cách cảm nhận của người phụ nữ Nhật.

Qua trích dẫn trên thì trước hệ thống văn tự Kana được hình thành vào thế kỷ thứ IX, người Nhật đã có văn tự cổ hơn gọi là Manyogana. Vậy văn tự cổ hơn này có nguồn gốc từ bao giờ? Khi lịch sử Nhật Bản chỉ ghi nhận được bắt đầu từ thế kỷ thứ III sau công nguyên?

Với giả thuyết của tôi cho rằng: Nguồn gốc người Nhật chính là từ những chiến binh và dân chài sống ven biển Nam hạ lưu Dương tử do quốc nạn sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng phải di tản sang đất Phù Tang thì có nghĩa là họ đã chịu sự dô hộ của nhà Hán từ lấn Bắc thuộc thứ nhất. Do đó việc trong văn tự Nhật có dấu ấn văn tự Hán lại là một bằng chứng nữa cho thấy khả năng đúng đắn của giả thuyết này. Nhưng dấu ấn của chữ khoa đẩu trong văn tự Nhật Bản cho thấy, nguồn gốc của họ. Có thể giải thích rằng: Sau này khi những người tỵ nạn từ Văn Lang cũ sang đảo Phù Tang ổn định cuộc sống và phát triển thành quốc gia vào thế kỷ thứ III sau công nguyên, do nhu cấu phát triển cuộc sống nên họ phải có một hệ thống văn tự hoàn chỉnh hơn vốn văn tự mà các chiến binh và những người dân chài vùng biển mang theo, nên đã vay mượn văn tự Hán để hoàn thiện. khi mà văn tự Hán từ trước đó đã ghi dấu ấn lên văn tự của vùng đất bị chiếm đóng từ thời Bắc thuộc lần thứ nhất. Do đó cho nên việc văn tự Hán ảnh hưởng lớn đến văn tự Nhật là có thể đúng trong những thế kỷ thứ IX về sau.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Về nguồn gốc của chữ Manyogana thì Rin được biết qua WiKi

Có một số bất đồng về cách thức chữ Hán du nhập vào Nhật Bản, nhưng ý kiến được chấp nhận rộng rãi nhất là các tu sĩ Phật giáo đã mang các văn bản chữ Hán vào Nhật vào khoảng thế kỉ thứ 5. Các văn bản này được viết bằng chữ Hán vào và lúc đầu cũng được đọc bằng âm Hán. Tuy nhiên qua thời gian, hệ thống kanbun (漢文, Hán văn) xuất hiện - nó dùng văn bản chữ Hán với dấu thanh cho phép người Nhật đọc nó theo quy tắc ngữ pháp tiếng Nhật.

Lúc bấy giờ tiếng Nhật chưa có dạng chữ viết. Ngay cả hệ thống chữ viết man'yōgana (万葉仮名, vạn diệp giả danh, được dùng trong tuyển tập thơ cổ Man'yōshū) cũng dùng bộ chữ Hán với số kí tự hạn chế nhằm ký âm, chứ không nhằm diễn đạt ngữ nghĩa. Man'yōgana viết ở dạng đường cong trở thành hiragana (ひらがな, 平仮名, bình giả danh), một hệ thống chữ viết dành cho phụ nữ (không được phép tham gia vào nền giáo dục cao). Hầu hết văn chương của phụ nữ vào thời đại Heian được viết bằng hiragana. Song song đó, katakana (カタカナ, 片仮名, phiến giả danh) xuất hiện do được các tu sinh giản lược manyogana thành một thành tố đơn. Hiragana và katakana được gọi chung là kana.(Wiki)

lịch sử Nhật Bản cũng còn nhiều điều không rõ bác Thiên Sứ ạ, nếu căn cứ vào kết quả DNA thì người Nhật có gen gần gũi với người Việt nhất, vậy người Việt đã sang nhật từ bao giờ? có phải thế kỷ thứ 3 hay sớm hơn ? nếu căn cứ vào sử TQ thì không chắc được. Người ta tìm được trống đồng ở Nhật bản và khảo cổ học cho kết quả như sau"

Từ 15.000 năm trước Công Nguyên, ở Nhật Bản đã có con người sinh sống.

Từ 13.000 năm trước CN, người Nhật đã biết trồng lúa, làm đồ gốm, sống định cư.

Từ 300 năm trước CN đã sử dụng đồ kim khí.

Từ thế kỷ thứ 3 đến giữa thế kỷ thứ 6, những nhà nước đầu tiên xuất hiện. Đạo Shinto phát triển khắp cả nước. Nước Nhật bắt đầu có tên gọi là Yamato.

Từ thế kỷ thứ 6 đến đầu thế kỷ thứ 8, một nhà nước tập quyền được thành lập và đóng đô ở Asuka (gần thành phố Nara ngày nay). Tên nước từ Yamato đổi thành Nhật Bản.

Giữa thế kỷ thứ 8, đạo Phật đã thiết lập cơ sở vững chắc ở Nhật Bản.

Từ thế kỷ thứ 9 đến cuối thế kỷ 12, các dòng họ quý tộc hùng mạnh ở Heian thay nhau nắm sức mạnh chính trị của đất nước, lấn át quyền lực của Hoàng đế. Cuối thời này, tầng lớp võ sĩ bắt đầu hình thành và tranh giành quyền lực với các dòng tộc quý tộc.

Cuối thế kỷ 12 đến đầu thế kỷ 14, quyền lực thực sự nằm trong tay tầng lớp võ sĩ ở Kamakura. Vào các năm 1271 và 1281, các võ sĩ Nhật Bản với sự trợ giúp của bão và sóng thần đã đánh bại hải quân Mông Cổ định xâm lược nước mình.

Từ thế kỷ 14 đến cuối thế kỷ 16, nước Nhật trong tình trạng mất ổn định do nội chiến và chia rẽ. Nhật Bản cũng từng xâm lược bán đảo Triều Tiên trong thời kỳ này.

Cho đến nay người ta vẫn chưa chắc chắn về xuất xứ và thời gian xuất hiện của những cư dân đầu tiên trên quần đảo Nhật Bản. Tuy nhiên, hầu hết các học giả đều cho rằng người Nhật đã có mặt tại quần đảo từ xa xưa và định cư liên tục từ đó cho đến thời nay. Những phát hiện trong nghiên cứu cổ vật, xương đã củng cố thêm sự nghi ngờ đối với thuyết trước kia cho rằng người Nhật là con cháu của những người xâm chiếm đến sau "thổ dân" Ainu và đã đẩy bộ tộc này ra khỏi quần đảo. Ngày nay, người ta tin rằng tổ tiên của người Nhật là những người đã làm nên đồ gốm mang tên Jomon. Những người này được biết là đã có mặt trên quần đảo ít nhất từ năm 5000 TCN, sau đó theo thời gian, pha trộn với các giống người khác, phát triển qua lịch sử thành dân tộc Nhật Bản ngày nay.

Ngôn ngữ và phong tục của người Nhật gồm những thành tố văn hoá của cả phương Bắc lẫn phương Nam. Dưới góc độ sử dụng và cú pháp, rõ ràng tiếng Nhật thuộc hệ ngôn ngữ Altai của các dân tộc phía Bắc lục địa châu Á, song trong từ vựng lại có nhiều từ gốc từ phía Nam. Trong các tập quán và tín ngưỡng, ta thấy các lễ nghi gắn với văn hóa lúa nước vốn có nguồn gốc ở phía Nam; còn huyền thoại lập nước bởi vị thần - ông tổ của nòi giống - từ thiên đường xuống hạ giới thì có nguồn gốc ở phía Bắc. Vì vậy, người ta cho rằng dân cư ở đây có xuất xứ từ cả phương Bắc lẫn phương Nam, đến quần đảo Nhật Bản từ thời tiền sử và qua một quá trình hoà trộn các chủng tộc dần dần tạo ra dân tộc Nhật Bản.(tổng hợp từ Wiki)

Theo Rin được biết thì người Hán được hình thành cách đây lâu lắm là 15000 ngàn năm tức là cùng thời với dân Nhật. Theo ý chủ quan của Rin người Hán vốn là dân du mục, đặc điểm tính cách của họ rõ ràng nhất là tính hay ghen tỵ và AQ, điều đó đến bây giờ được thể hiện cực kỳ rõ nét qua những mạng xả hội. Như Youtube chẳng hạn, những câu như "Trung Quốc là quốc gia đáng ghen tỵ nhất " lặp đi lặp lại. Họ tự so sánh mình với những nước khác như các nước Bách Việt thì thấy mình nhỏ bé và lạc hậu tuy nhiên trong lòng không bao giờ chấp nhật nên họ tự phong cho mình là giống dân thượng đẳng, gọi người Việt là man di, chẳng khác gì động vật, gọi người Nhật là "dân lùn". Sau này thấy bất cứ ai từ đâu đến, phản ứng đầu tiên của họ là chê bai để tỏ ra ta đây hơn hẳn. Chính vì vậy mới sinh ra bộ Hậu Hán Thư với những lời lẽ vừa mẫu thuẩn vừa lố bịch như vậy. Người Hán ngay từ thời Phục Hy đã mang trong mình sự tự ti, bất mãn, từ đó hình thành nên dã tâm chiếm đoạt nền văn minh Bách Việt, thay đổi lịch sử từ một nước dã man, nghèo nàn lạc hậu trở thành "Thiên Quốc". Người Hán đã quyết tâm học hỏi nền văn minh Bách Việt, chọn lấy cái hay nhất mang về để copy, tuy nhiên với chủ ý đó thì họ chỉ học cái ngọn chứ không học được cái gốc. Một điểm nữa mà người Hán nhận ra được khi tiếp xúc với nền văn hiến hàng ngàn năm của Bác Việt đó là sức mạnh của sử sách, trong ý nghĩ của họ một quyển sách được viết cách đây 1000 năm sẽ không có ai kiểm chứng nên mặc nhiên trở thành đúng. Vậy là họ nảy ra ý nghĩ bịa đặt lịch sử, họ có ngờ đâu ánh sáng của khoa học hiện đại đã lật tẩy mọi âm mưu của họ. Đó là một vài suy diễn của Rin sau khi đã đọc bài viết của mọi người. :lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Về nguồn gốc của chữ Manyogana thì Rin được biết qua WiKi

Có một số bất đồng về cách thức chữ Hán du nhập vào Nhật Bản, nhưng ý kiến được chấp nhận rộng rãi nhất là các tu sĩ Phật giáo đã mang các văn bản chữ Hán vào Nhật vào khoảng thế kỉ thứ 5. Các văn bản này được viết bằng chữ Hán vào và lúc đầu cũng được đọc bằng âm Hán. Tuy nhiên qua thời gian, hệ thống kanbun (漢文, Hán văn) xuất hiện - nó dùng văn bản chữ Hán với dấu thanh cho phép người Nhật đọc nó theo quy tắc ngữ pháp tiếng Nhật.

Lúc bấy giờ tiếng Nhật chưa có dạng chữ viết. Ngay cả hệ thống chữ viết man'yōgana (万葉仮名, vạn diệp giả danh, được dùng trong tuyển tập thơ cổ Man'yōshū) cũng dùng bộ chữ Hán với số kí tự hạn chế nhằm ký âm, chứ không nhằm diễn đạt ngữ nghĩa. Man'yōgana viết ở dạng đường cong trở thành hiragana (ひらがな, 平仮名, bình giả danh), một hệ thống chữ viết dành cho phụ nữ (không được phép tham gia vào nền giáo dục cao). Hầu hết văn chương của phụ nữ vào thời đại Heian được viết bằng hiragana. Song song đó, katakana (カタカナ, 片仮名, phiến giả danh) xuất hiện do được các tu sinh giản lược manyogana thành một thành tố đơn. Hiragana và katakana được gọi chung là kana.(Wiki)

lịch sử Nhật Bản cũng còn nhiều điều không rõ bác Thiên Sứ ạ, nếu căn cứ vào kết quả DNA thì người Nhật có gen gần gũi với người Việt nhất, vậy người Việt đã sang nhật từ bao giờ? có phải thế kỷ thứ 3 hay sớm hơn ? nếu căn cứ vào sử TQ thì không chắc được. Người ta tìm được trống đồng ở Nhật bản và khảo cổ học cho kết quả như sau"

Từ 15.000 năm trước Công Nguyên, ở Nhật Bản đã có con người sinh sống.

Từ 13.000 năm trước CN, người Nhật đã biết trồng lúa, làm đồ gốm, sống định cư.

Từ 300 năm trước CN đã sử dụng đồ kim khí.

Từ thế kỷ thứ 3 đến giữa thế kỷ thứ 6, những nhà nước đầu tiên xuất hiện. Đạo Shinto phát triển khắp cả nước. Nước Nhật bắt đầu có tên gọi là Yamato.

Từ thế kỷ thứ 6 đến đầu thế kỷ thứ 8, một nhà nước tập quyền được thành lập và đóng đô ở Asuka (gần thành phố Nara ngày nay). Tên nước từ Yamato đổi thành Nhật Bản.

Giữa thế kỷ thứ 8, đạo Phật đã thiết lập cơ sở vững chắc ở Nhật Bản.

Từ thế kỷ thứ 9 đến cuối thế kỷ 12, các dòng họ quý tộc hùng mạnh ở Heian thay nhau nắm sức mạnh chính trị của đất nước, lấn át quyền lực của Hoàng đế. Cuối thời này, tầng lớp võ sĩ bắt đầu hình thành và tranh giành quyền lực với các dòng tộc quý tộc.

Cuối thế kỷ 12 đến đầu thế kỷ 14, quyền lực thực sự nằm trong tay tầng lớp võ sĩ ở Kamakura. Vào các năm 1271 và 1281, các võ sĩ Nhật Bản với sự trợ giúp của bão và sóng thần đã đánh bại hải quân Mông Cổ định xâm lược nước mình.

Từ thế kỷ 14 đến cuối thế kỷ 16, nước Nhật trong tình trạng mất ổn định do nội chiến và chia rẽ. Nhật Bản cũng từng xâm lược bán đảo Triều Tiên trong thời kỳ này.

Cho đến nay người ta vẫn chưa chắc chắn về xuất xứ và thời gian xuất hiện của những cư dân đầu tiên trên quần đảo Nhật Bản. Tuy nhiên, hầu hết các học giả đều cho rằng người Nhật đã có mặt tại quần đảo từ xa xưa và định cư liên tục từ đó cho đến thời nay. Những phát hiện trong nghiên cứu cổ vật, xương đã củng cố thêm sự nghi ngờ đối với thuyết trước kia cho rằng người Nhật là con cháu của những người xâm chiếm đến sau "thổ dân" Ainu và đã đẩy bộ tộc này ra khỏi quần đảo. Ngày nay, người ta tin rằng tổ tiên của người Nhật là những người đã làm nên đồ gốm mang tên Jomon. Những người này được biết là đã có mặt trên quần đảo ít nhất từ năm 5000 TCN, sau đó theo thời gian, pha trộn với các giống người khác, phát triển qua lịch sử thành dân tộc Nhật Bản ngày nay.

Ngôn ngữ và phong tục của người Nhật gồm những thành tố văn hoá của cả phương Bắc lẫn phương Nam. Dưới góc độ sử dụng và cú pháp, rõ ràng tiếng Nhật thuộc hệ ngôn ngữ Altai của các dân tộc phía Bắc lục địa châu Á, song trong từ vựng lại có nhiều từ gốc từ phía Nam. Trong các tập quán và tín ngưỡng, ta thấy các lễ nghi gắn với văn hóa lúa nước vốn có nguồn gốc ở phía Nam; còn huyền thoại lập nước bởi vị thần - ông tổ của nòi giống - từ thiên đường xuống hạ giới thì có nguồn gốc ở phía Bắc. Vì vậy, người ta cho rằng dân cư ở đây có xuất xứ từ cả phương Bắc lẫn phương Nam, đến quần đảo Nhật Bản từ thời tiền sử và qua một quá trình hoà trộn các chủng tộc dần dần tạo ra dân tộc Nhật Bản.(tổng hợp từ Wiki)

Theo Rin được biết thì người Hán được hình thành cách đây lâu lắm là 15000 ngàn năm tức là cùng thời với dân Nhật. Theo ý chủ quan của Rin người Hán vốn là dân du mục, đặc điểm tính cách của họ rõ ràng nhất là tính hay ghen tỵ và AQ, điều đó đến bây giờ được thể hiện cực kỳ rõ nét qua những mạng xả hội. Như Youtube chẳng hạn, những câu như "Trung Quốc là quốc gia đáng ghen tỵ nhất " lặp đi lặp lại. Họ tự so sánh mình với những nước khác như các nước Bách Việt thì thấy mình nhỏ bé và lạc hậu tuy nhiên trong lòng không bao giờ chấp nhật nên họ tự phong cho mình là giống dân thượng đẳng, gọi người Việt là man di, chẳng khác gì động vật, gọi người Nhật là "dân lùn". Sau này thấy bất cứ ai từ đâu đến, phản ứng đầu tiên của họ là chê bai để tỏ ra ta đây hơn hẳn. Chính vì vậy mới sinh ra bộ Hậu Hán Thư với những lời lẽ vừa mẫu thuẩn vừa lố bịch như vậy. Người Hán ngay từ thời Phục Hy đã mang trong mình sự tự ti, bất mãn, từ đó hình thành nên dã tâm chiếm đoạt nền văn minh Bách Việt, thay đổi lịch sử từ một nước dã man, nghèo nàn lạc hậu trở thành "Thiên Quốc". Người Hán đã quyết tâm học hỏi nền văn minh Bách Việt, chọn lấy cái hay nhất mang về để copy, tuy nhiên với chủ ý đó thì họ chỉ học cái ngọn chứ không học được cái gốc. Một điểm nữa mà người Hán nhận ra được khi tiếp xúc với nền văn hiến hàng ngàn năm của Bác Việt đó là sức mạnh của sử sách, trong ý nghĩ của họ một quyển sách được viết cách đây 1000 năm sẽ không có ai kiểm chứng nên mặc nhiên trở thành đúng. Vậy là họ nảy ra ý nghĩ bịa đặt lịch sử, họ có ngờ đâu ánh sáng của khoa học hiện đại đã lật tẩy mọi âm mưu của họ. Đó là một vài suy diễn của Rin sau khi đã đọc bài viết của mọi người. :lol:

Về chữ NHO mà bây giờ thường gọi là chữ HÁN. Nguồn gốc chữ HÁN, Gia Nhân được nghe các cụ kể lại: xưa kia vùng Trung Nguyên và vùng nam Trường Giang gồm có rất nhiều dân tộc, nhiều quốc gia có tiếng nói và chữ viết khác nhau. Để việc bang giao làm sao mọi Quốc gia đều đọc và hiểu như như nhau. Do vậy, các Quốc gia thống nhất chọn văn tự giao lưu và chọn hình thức văn tự Tượng hình để bang giao. Sau này người Hán thôn tính các nước và thống nhất Trung nguyên nên lấy luôn chữ Nho là văn tự chính. Lâu ngày người ta quen gọi và tưởng là chữ NHO do người HÁN sáng tạo ra. Người HÁN chỉ có công bảo tồn và phát triển còn nguồn gốc xuất xứ ban đều thì không phải do người HÁn sáng tạo ra. Xin được kể lại.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một lần nữa chân thành cảm ơn Rin86.

Những bằng chứng khảo cổ cho thấy trên đảo Phù Tang đã có người ở từ hàng ngàn năm trước.

Rin86 viết:

Từ 15.000 năm trước Công Nguyên, ở Nhật Bản đã có con người sinh sống.

Từ 13.000 năm trước CN, người Nhật đã biết trồng lúa, làm đồ gốm, sống định cư.

Từ 300 năm trước CN đã sử dụng đồ kim khí.

Điều này rất có thể xảy ra, nhưng chúng ta cũng phải thừa nhận một chân lý rằng: Khi con người biết đóng thuyền và di chuyển bằng thuyền thì mới có thể có sự di dân đến đảo Phù Tang. Không thể có một nhóm vựợn người tiến hóa biệt lập ở đảo này. Không thể có sự phát triển nền văn minh nếu không có giao lưu văn hóa. Đây là những chân lý đã được khoa học xác nhận.

Điều này củng cố giả thuyết của chú cho rằng:

"Đã có một nền văn minh toàn cầu tồn tại trên trái Đất này . Nền văn minh này đã bị hủy diệt bởi thiên tai".

Những cư dân của nền văn minh toàn cầu đã từng sinh sống ở đảo Phù Tang. Nhưng khi nền văn minh này bị hủy diệt thì xã hội con ngươì còn sống trên trên đảo Phù Tang đã bị thoái hóa trải hàng ngàn năm. Cho đến khi những tộc người trên đất Văn Lang di tản đến đây vào thế kỷ thứ nhất sau công nguyên. Tất nhiên có sự hòa huyết hoặc tiêu diệt những cư dân cổ sống trên đảo này (khái niệm "cổ" tính theo lịch sử văn minh hiện đại). Kim tự tháp tìm thấy dươí biển Nhật Bản cho thấy giả thuyết của chú hoàn toàn có cơ sở về cư dân cổ trên đảo này. Tuy nhiên, vẫn không loại trừ khả năng trong lịch sử tiến hóa của nền văn minh - khi biết đóng thuyền vượt biển thì vẫn có những tốp người đến đảo này sinh sống vì nhiều nguyên nhân và họ hòa nhập với cư dân cổ ở đây.

Bởi vậy, quan điểm lịch sử mới phủ nhận cội nguồn lịch sử văn hiến Việt hoàn toàn sai lầm khi họ cho rằng: Cội nguồn dân tộc Việt chỉ là liên minh 15 bộ lạc và có nguồn gốc từ người vượn cổ tiến hóa từ thời đồ đá tìm được ở núi Đọ cách đây 4000 năm với địa bàn cư trú vỏn vẹn chỉ ở đồng bằng sông Hồng. Sẽ không thể có một sự tiến hóa khép kín nếu không có giao lưu văn hóa.

Đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam đã có những người cổ sinh sống. Nhưng đó không phải người Lạc Việt nam Dương tử - cội nguồn dân tộc Việt Nam hiện nay. Những phát hiện mới nhất về những giống người nguyên thủy còn tồn tại cho thấy: Không có tiến hóa khép kín cho nền văn minh Bắc Bộ mà các nhà sử học phủ nhận truyền thống quan niệm.

Chúng ta xem bài viết dưới đây để có một khái niệm về vấn đề này. Điều này cho thấy rằng: Khi "Chưa từng tiếp xúc với thế giới bên ngoài" thì không thể có sự tiến hóa. Và điều này chứng tỏ một bằng chứng sắc sảo cho rằng: Không thể có 15 bộ lạc tiến hóa từ người nguyên thủy dù hàng ngàn năm ở đồng bằng siông Hồng là tổ tiến người Việt. Tất nhiên cũng không thể những cư dân trên đảo Phù Tang tiến hóa khép kín thành tổ tiên người Nhật.

Một giả thuyết khoa học được coi là đúng nếu nó giải thích một cách hợp lý hầu hết những hiện tượng và vấn đề liên quan đến nó một cách nhất quán, hoàn chỉnh có tính khách quan, tính quy luật và khả năng tiên tri.

Bài viết tham khảo:

Nguồn VnExpress

Phát hiện bộ tộc nguyên thủy còn sót lại trên trái đất

Một cộng đồng những người da đỏ chưa từng tiếp xúc với thế giới bên ngoài mới được phát hiện tại khu vực sông Envira của Brazil vào tháng 5 vừa qua.

Posted Image

Theo tổ chức Funai, Hiệp hội những người da đỏ quốc gia, bộ lạc này đã rất kinh ngạc khi nhìn thấy máy bay lượn trên nóc lều của họ.

Posted Image

Các thổ dân đã bắn tên và ném lao vào máy bay. Họ là một trong những bộ lạc còn sót lại trên trái đất mà chưa từng biết đến thế giới văn minh hiện đại. Tổ chức Funai ngăn chặn việc xâm nhập vùng đất của họ để bảo tồn quyền tự chủ của bộ lạc.

Posted Image

Các bức ảnh chụp được cho thấy đó là những chiến binh mạnh mẽ và vạm vỡ, sống trong 6 ngôi lều và một khu vực trồng trọt rộng lớn.

Posted Image

"Chúng tôi bay sát gần nơi ở của họ để cho mọi người thấy rằng họ thực sự tồn tại ở đó", chuyên gia Jos Carlos dos Reis Meirelles Jr.

cho biết.

Posted Image

Theo các chuyên gia, cuộc sống của những bộ lạc như thế này đang bị đe dọa do nạn chặt phá rừng bất hợp pháp.

Posted Image

Hơn một nửa những bộ lạc hoang dại trên thế giới sống ở Brazil hoặc Peru. "Thế giới cần phải thức tỉnh trước điều này và cần bảo vệ lãnh thổ của họ theo luật quốc tế. Nếu không họ sẽ nhanh chóng biến mất", tổ chức Sống còn quốc tế phát biểu.

Posted Image

Có hơn 100 bộ lạc sống cô lập trên trái đất. Những bức ảnh này càng chứng tỏ họ thực sự tồn tại.

M.T. (theo ABC News)

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đồng ý với mọi người về những luận điểm trên đây, tôi chỉ xin bổ sung một vài điểm về địa lý Nhật bản.

Posted Image

bản đồ Nhật bản, nguồn : http://www.ur-net.go.jp

Dựa theo các kết quả khảo cổ học và các giả thuyết thì lãnh thổ Nhật bản vốn là một bộ phận của lục địa Á-Âu, nằm trên vùng vỏ trái đất có hoạt động địa chất mạnh ; ngày nay vẫn là nơi thường xuyên xảy ra động đất.

Từ 21 -> 11 triệu năm trước bắt đầu quá trình tách khỏi đại lục trở thành những bán đảo, dấu vết còn lại là bán đảo Triều Tiên và Kamchatska hiện nay.

Từ 13.000 -> 12.000 năm trước hoàn toàn tách rời khỏi lục địa, trở thành quần đảo như hiện nay, đây cũng là thời điểm được xem là bắt đầu có con người sinh sống .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Rungmuanhietdoi thân mến.

Tôi đã mua được một bộ Tổ Tôm (Bộ cũ của tôi mua cách đây mấy năm bị mất nhiều, sợ không đầy đủ). Nếu hôm nay là mùng hai hoặc mùng 4 Âm lịch, tôi sẽ scan và đưa lên đây tất cả những hình ảnh có trong bộ tổ tôm để anh tham khảo. Khó đưa lên hết được vì trọn bộ hàng trăm lá bài.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thành thật cảm ơn anh Thiên Sứ, nếu anh có thể post lên đây hay upload lên một trang web chia sẻ nào đó thì quá tuyệt, tôi cũng như mọi người đều mong được xem những hình ảnh đó.

Thực ra cũng xuất phát từ bài viết rất hay của anh về những hình ảnh Nhật bản trên những lá bài Tổ tôm của người Việt nên tôi rất muốn tìm hiểu thêm về toàn bộ những hình ảnh còn lại.

cảm ơn những thông tin bổ ích của mọi người !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hôm nay mùng 3 Âm lịch, ngày Tam Nương sát nên tôi chưa đưa lên. Ngày mai tôi sẽ cố gắng đưa lên - không dám hứa đưa lên hết ( 120 lá bài) . Nhưng hứa với anh là đưa đầy đủ những hình ảnh và chữ có trong cỗ bài và chú thích đầy đủ. Thậm chí tôi nghĩ một số chữ tôi có thể ...dịch được. Hi.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Rungmuanhietdoi thân mến.

Dưới đây là những hình ảnh liên quan đến bài tổ tôm gồm 120 lá bài. Nhưng tôi chỉ đưa được lên đây những hình ảnh tiêu biểu

A - 12 con bài Nhị

Gồm Nhị Văn, Nhị Sách và Nhị Vạn. Trong một lá bài tổ tôm chữ bên phải ghi thứ tự. Như Nhị, Tam, Tứ.....Chữ bên trái ghi tính chất và chỉ gồm ba tính chất của lá bài là: Văn, Vạn, Sách.

4 lá hàng trên: Nhị sách.

4 lá hàng giữa:Nhị Văn.

4 lá hàng cuối: Nhị Vạn.

Posted Image

B - Trong một lá bài tổ tôm, chữ bên phải ghi thứ tự. Như Nhị, Tam, Tứ.....chữ bên trái ghi tính chất và chỉ gồm ba tính chất của là bài là: Văn, Vạn, Sách.

Số thứ tự của các lá bài.

Từ trái qua phải: Cửu Văn, Thất sách, Bát Vạn, Nhị Sách, Lục Văn, Ngũ Sách, Tứ sách, Tam Vạn, Chi văn.

Posted Image

Từ trái qua phải: Nhất Vạn, Nhất Vạn, Con ở giữa chưa biết, Nhất Sách, Nhất Văn.

Posted Image

C - Dưới đây là toàn bộ hình ảnh trong các lá bài tổ tôm 120 lá.

Posted Image

Posted Image

Trong hàng cuối cùng minh họa:

1) Lá bài thứ nhất từ trái sang tôi chưa biết con gì nhưng chữ bên trái lá bài giống chữ "Dịch" trong Kinh Dịch

2) Lá bài thứ hai từ trái sang gọi là Chi Văn . Có 4 lá bài Chi Văn, chữ và hình giống nhau.

Anh Rungmuanhietdoi và quí vị quan tâm thân mến.

Trong ba chữ thể hiện tính chất lá bài là Văn, Vạn và Sách thì cả ba đều liên quan đến những từ Việt cổ, hoặc cận hiện đại.

Thí dụ:

"Sách" là một từ Việt cổ chỉ đơn vị hành chính: "Phường sách".

"Vạn" là một từ Việt cổ còn dùng đến thời cận hiện đại ở các vùng biển hoặc sông: "Vạn chài".

"Văn" là từ dùng từ cổ đến nay.

Cảm ơn sự quan tâm của quí vị .

Thiên Sứ

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi bổ sung thêm tài liệu của Dienbatn từ web thegioivohinh.com

Trong quá trình đi điền dã tại một bản làng người Thái - Sơn La , dienbatn đã tiếp xúc và làm việc với hậu duệ của một thày Mo khá nổi tiếng , có nhiều đời làm Thày Mo . dienbatn đã được tặng một số bản chữ Thái Cổ ( hiện nay người Thái không còn đọc được - Và khá thú vị là những ký tự Thái cổ này rất gần gũi với ký tự chữ Đẩu Tự của thày giáo ĐỖ VĂN XUYỀN . )

dienbatn cùng một người con thày Mo tại bản người Thái .

Posted Image

Posted Image

Một số bản văn chữ Thái cổ có niên đại trên 200 năm trước dienbatn được tặng .

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

đây là những tấm khánh đá được tìn thấy năm 1845 ở một ngọn núi của người da đỏ gần Kinderhook, Illinois, Hoa Kỳ. Ban đầu người ta cho đó là trò lừa đảo nổi tiếng của ba người (quên mất tên 3 người này rồi :lol:, Rin86 đã post ở topic "nền văn minh Maya, Aztec, Inca, Ai Cập và Lạc Viêt, nay đăng lại ở đây để tiện theo dõi). Nhưng khi so sánh với những chữ Khoa đẩu của thầy Xuyền thì Rin86 nghĩ đó không phải là trò lừa đảo, trong tấm khánh đá còn có một chữ giống chữ Nhật hiện đại. Nếu đây là trò lừa đảo thì những người này biết mặt chữ Khoa Đẩu trước cả chúng ta. Nếu họ dựa vào một văn tự cổ của người da đỏ để làm nên ba tấm khánh đá thì chúng vẫn có ý nghĩa giúp ta tìm được cội nguồn đầu tiên của chữ Khoa Đẩu, một thứ chữ mà theo Rin86 đã từng được phổ biến toàn cầu và là cội nguồn của rất nhiều loại chữ.

Posted Image

Còn đây là chữ cổ của người Maya, có vẻ như đây là bảng giải nghĩa của xuất xứ từng chữ trong bảng chữ Khoa Đẩu, chữ Khoa đẩu của thầy Xuyền phục dựng từ những chữ giản lược của bảng chữ này chăng?

đáng lưu ý là kết luận của những nhà khoa học: "Nó không nói rằng người Maya đã phát minh chữ viết và không phải là người Zapotec, nhưng nó dẫn chúng tôi tới câu hỏi về nguồn gốc và tính phức tạp về những nguồn gốc này".

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites