thanhtrang

Mèo đến trước nhà

34 bài viết trong chủ đề này

Cố đợi đi Tôm ,nghe xong hết .....xơi thịt.. Jenry cũng vẫn kịp mà :rolleyes: :P :)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trùi!

gần cả tháng mà ko thấy anh Công Minh có hứng gõ tiếp cho bà con được ngộ ra??

ANh Minh ơi, nhanh nhanh nha anh!

Share this post


Link to post
Share on other sites

CM xin lỗi vì đã để các bạn phải chờ.

Vừa qua CM bị đau mắt, bác sĩ điều trị ko cho sử dụng máy tính nhiều, nên chưa viết tiếp được.

Xin hẹn một dịp gần nhất. Cám ơn cac bạn đã quan tâm.

CM

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hôm nay có điều kiện một chút, tôi trở lại đề tài này để “trả nợ” bạn Tomxp.

Dưới đây chỉ là ý kiến cá nhân tôi thông qua một số chiêm nghiệm và suy luận. Còn điều gì sơ xuất, luôn mong các cao nhân chỉ giáo thêm.

TẠI SAO LẠI KIÊNG ĂN MỘT SỐ LOẠI THỊT ĐỘNG VẬT ???

1- Đặt vấn đề :

Trong dân gian Việt nói chung và một số cấm kỵ nói riêng của một vài tôn giáo, huyền phái … thường kiêng và cấm ăn một số loại thịt động vật như : Chó, trâu, cá chép, rùa. rắn…Câu hỏi đặt ra : Tại sao lại như vậy ?

2- Làm tỏ một vài khái niệm :

a/ Kiêng kỵ hay kiêng cữ : là tránh làm một việc gì, cái gì đó .

Nói về chuyện kiêng kỵ trong văn hóa đời sống người Việt nói riêng và các dân tộc khác nói chung, có rất nhiều điều (thứ). Từ những điều đơn giản phổ biến trong cuộc sống đời thường, đến những qui tắc dùng trong một số bộ môn như y học, ẩm thực,dưỡng sinh, nông ngư nghiệp, phong thủy xây dựng ….. Có những điều trở thành phong tục tập quán.

Ví dụ :

- Kiêng đi mùng 3 về mùng 7 ; Kiêng xuất hành ra ngõ gặp gái ……

- Kiêng ăn thịt gà với kinh giới; Phụ nữ có thai kiêng ăn thịt chim sẻ, rùa, thỏ…

- Kiêng tắm sau khi uống rượu say ; Vợ chồng kiêng không được gần gũi khi mới ốm dậy, mới đi xa về, khi say rượu hay thời tiết bất thường ….

- Đi biển kiêng ( cấm) cứu người sắp chết đuối. Cấm phụ nữ đến kỳ bẩn người vào tương…

- Kiêng đòn dông nóc mái nhà đối diện chiếu thẳng vào cửa ; Nhà ở gần mồ mả, chùa miếu và nơi công quyền……

( Về nội dung những kiêng cấm này, xin tham khảo các tài liệu nghiên cứu chuyên sâu khác như Kiêng Và Cấm Kỵ Của Người Việt - Tác giả: Phạm Minh Thảo.)

b/ Tại sao người ta lại kiêng kỵ ?:

- Một số điều kiêng kị có xuất xứ từ những lý thuyết, học thuật của bộ môn khoa học đông phương như Đông y, Phong thủy, Trạch cát ( như kiêng đi 3 về 7 là tránh những ngày xấu tam nương nguyệt kỵ…của thuật Trạch cát ; Kiêng ăn thịt gà với kinh giới vì dễ gây phong ngứa, đau mỏi do tính vị của 2 thứ thực phẩm đó tương tác với nhau theo thuyết đông y; Kiêng nóc mái nhà hàng xóm chiếu thẳng vào giữa cửa nhà mình, là do việc tránh tác động của xung khí xấu theo thuyết phong thủy….).

- Một số kiêng kỵ có xuất phát từ tôn giáo, các pháp môn huyền thuật ....( như kiêng đến thăm bà đẻ, trẻ sơ sinh mới sanh, kiêng khen những điều tốt trước mặt trẻ nhỏ để tránh sự động chạm đến hồn vía của chúng, khiến chúng quấy khóc, khó ở là xuất phát từ khái niệm Hồn và Vía của đạo giáo ( Lão giáo ) – Kiêng cứu người chết đưối của ngư dân, là do thuyết đền mạng cho thủy thần của huyền thuật ) .

- Một số điều kiêng cấm là những kinh nghiệm va vấp, được đúc rút ra từ thực tế cuộc sống của người xưa ( Kiêng phụ nữ đến kỳ vào tương, vào men rượu hay thậm chí là múc nước giếng làng … vì kinh nghiệm cho thấy những người phụ nữ đó làm việc ấy sẽ làm tương thối, rượu chua, nước giếng phèn đục… ) Hay gần đây nhất là chuyện kiêng chụp ảnh 3 người hay số người lẻ.

Kiến thức, học thuật thấp cao đến đâu thì đối tượng chính chỉ là phục vụ con người. Con người thì luôn hướng - mong muốn, thậm chí là cầu mong , phấn đấu đến những cái tốt tránh cái xấu. Nên khi đã biết xấu thì phải tránh.

Một số điều kiêng kỵ đơn giản và phổ biến thì rộng rãi trong cộng đồng, dùng quen đến mức trở thành tập quán phong tục chung. Một số khác có tính đặc thù, thì trở thành qui ước (lệ) của một một làng, một vùng. Một số đặc biệt hơn, trở thành “luật” – giới luật của tôn giáo, pháp môn huyền thuật.

Bộ phận cộng đồng đã qui định vậy, pháp môn đã qui định vậy thì phải tránh, dại gì để vi phạm sẽ bị phạt.

+ Tỉ như làng nọ, các cụ qui định : Cấm tiệt đờn bà, con gái ngày “bẩn người” ra giếng khơi của làng lấy nước, giặt giũ …vv.Vì như vậy, giếng làng sẽ bị thúi hỏng, không dùng được. Ai vi phạm phải bỏ tiền mua vài tấn vôi bột về thau giếng, gia đình có người vi phạm bị phạt vạ 1 bò, 1 lợn, 1 gà và mâm xôi để cúng thần linh long mạch. Bản thân cô gái đó bị lột quần, quất 9 cây roi vào mông rồi sát muối ớt, phơi nắng 1 canh giờ để làm gương. Khiếp ! Biết thế sao dám phạm.

+ Hay như môn Thần quyền, có một điều cấm đệ tử không được chui luồn dưới dây phơi đồ, đặc biêt là phơi đồ phụ nữ. Nếu vi phạm sẽ bị Tổ phạt. Có người bị thần uýnh phọt máu mồm, máu mũi. Có người bị phạt leo lên dây làm xiếc, múa may một hồi rồi cắm thẳng đầu xuống đất cái phập. Hãi ! Phải tính đường mà tránh.

*** Nên có thể hiểu bản chất chính và cuối cùng của kiêng kị là tránh hung tìm cát và tránh phạm “luật”.

Share this post


Link to post
Share on other sites

3/ Tại sao lại kiêng ăn thịt một số con vật ??? :

Những con gì thường kiêng : Chó , ngựa, trâu, rùa, rắn, cá chép, có nơi cả mèo và một số thú lạ trong rừng .

a/ Kiêng do quan niệm :

+ Con vật có tình nghĩa, gần gũi với cuộc sống con người nên không ăn thịt : gồm có Chó và ngựa ( Khuyển mã chi tình )

+ Con vật có công trợ giúp con người : Đối với dân vùng lúa nước thì con trâu là đầu cơ nghiệp nên kiêng.

+ Những con vật có tính linh thiêng, hoặc thường là sứ giả hay là xác để ẩn của thần linh thì không ăn : Gồm có Rùa ( Tứ linh ) Cá chép ( Ngựa của táo quân – cá chép hóa rồng ) Rắn ( thần linh hay mượn xác để thị hiện – thanh xà bạch xà ; Những nơi có thờ Tứ phủ thường hay có thờ cặp rắn mồng ) Hổ là thú qúi trong rừng cũng kiêng vì cũng biểu hiện của thần linh ( tại các đền thờ Trần triều hiển thánh Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn bao giờ cũng có bàn thờ ông hổ. Một số miễu thờ ở nam bộ cũng có thờ ông Hổ.)

b/ Kiêng do tính chất thịt của các con vật đó :

Vấn đề này có nguyên nhân từ tôn giáo và các môn huyền thuật :

Với tôn giáo và huyền thuật thì mỗi tín đồ, hành giả, đệ tử của môn phái đó, khi còn tồn tại ở thế gian này thì ngoài chuyện tu hành theo giáo pháp. Còn một chuyện rất quan trọng là sự giao cảm hay sự chứng minh của các đấng tối cao cho họ, trong quá trình tu tập. Một câu văn thường hay gặp cho sự việc này là lời cầu mong sự “ cảm ứng chứng minh ” của Đấng…. hay Thánh thần, Tổ … trước hoặc ngay sau khi thực hiện nghi lễ nào đó.

Ví dụ :

+ Bài Nguyện Hương – Đạo Phật trước khi tụng kinh, có đoạn :

Nguyện khói hương này

Bay tỏa khắp mấy tầng mây

Rốt ráo tâm con bổn nguyện lành

Trên khói hương này xin Phật ngự

Chứng minh đệ tử tấc lòng thành …..

+ Chú niệm hương của phép bùa Lỗ Ban :

“ Nam mô hách hách dương dương, nhựt xuất đông phương, vạn sự thần pháp kiết tường độ thần đệ tử thủ chấp phần hương họa linh phù tiên sư, tổ sư chứng giám …”

+ Văn cúng thần linh có đoạn :

“ …Chúng con kính mời các vị Bản gia Thổ Công, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh, cúi xin chứng minh, phù hộ cho toàn gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành….”

Sự cảm ứng chứng minh ở đây có thể hiểu là một sự giao cảm : Kẻ nói thì phải có Người nghe. Người “nghe” được hay không do nhiều yếu tố như đẳng cấp của hành giả, tâm trí họ , lễ vật, không gian thời gian …..( những yếu tố này không thuộc phạm vi bài này ). Ở đây chỉ nói đến một điều đơn giản và cơ bản là sự truyền thông – truyền thông tin.

Âm thanh nói miệng người ta nghe được với nhau là do môi trường không khí truyền, nếu không khí bị rút hết ( chân không) thì âm thanh đó không truyền được ( ví dụ như đặt tai vào miệng cái bình thủy chỉ nghe thấy tiếng o o. Hay hệ thống cửa nhựa Euro Window sử dụng phương pháp tạo chân không giữa 2 lớp kính để có tác dụng cách âm , cách nhiệt) . Điện thoại hữu tuyến nói chuyện với nhau được là nhờ có đường dây truyền tín hiệu. Điện thoại vô tuyến ( mobill) phải nhờ sóng. Nếu dây bị cắt đứt, sóng bị phá thì các thân máy chỉ còn là những cục gạch.

Tâm linh cũng vậy, việc lời khẩn cầu hay phép tu luyện của hành giả có truyền được đến Đấng tối cao, Thần linh hay thầy Tổ ….chứng minh hay không, phải nhờ một môi trường truyền nào đó như dạng sóng viba, trường khí hay trường sinh học….gì gì đó tùy theo pháp môn họ tu luyện. Ví dụ như Đạo Phật là sự quán tưởng ( mật tông hay có pháp này ) hay sự nhập thân ( một số môn huyền thuật như Thần quyền, Đồng cốt….)

Và như vậy, nếu có một tác động nào đó làm giảm hay cắt đứt sự truyền thông thì tất cả công lao của hành giả đó là công cốc, thậm chí bị mang tội vì phạm nội qui ( nếu môn phái đó có sự qui định để tử phải thường xuyên giữ “ liên lạc” với “Thầy”.)

Đạo Phật, nhất là pháp môn Tịnh độ tông và Thiền tông ngoài Tam qui Ngũ giới : không sát sinh ( ăn chay là một pháp tu) không uống rượu….. thì còn cấm sử dụng ngũ vị tân gồm có : Hành, Hẹ, Tỏi, Hưng Cừ….vì những thứ đó có chất kích thích làm hành giả vọng động, mất tập trung khi tu hành, có thuyết còn nói rằng khi tụng kinh mà dùng các thứ đó thì không có tác dụng gì hết. Như vậy có thể hiểu ngũ vị tân sẽ là những tác nhân làm gián đoạn hay cắt đứt đường truyền của người tu, Phật tử khi đến với Phật Thánh lúc tu tập.

Một số đạo giáo, môn phái huyền thuật vẫn cho đệ tử của họ dùng thức ăn từ thịt động vật, nhưng phải kiêng một số con như đã kể ở trên. Nguyên nhân là ngoài những con vật mang tính biểu tượng thiêng liêng như đã nói thì ăn thịt một số con vật ( chó, cá chép, rắn rết … ) còn làm cho hành giả dễ bị cắt đứt hay gián đoạn truyền thông với Thần linh của họ.

Cầu khẩn hay triệu thỉnh Thần linh mà khi kêu thần không nghe được thì là công cốc. Ngoài ra nội quy môn phái nếu có qui định việc thường xuyên “thông tin” mà lại không thực hiện được thì sẽ bị phạt. Điều này rất sợ đối với người tu tập, giống như con nít đi học bị thày giáo đập.

Tại sao thịt chó, chép, trâu, rùa rắn ….lại có tác dụng cản phá như vậy ?

Theo y khoa hiện đại phân tích thành phần hóa học của các loại thịt này, đa phần chúng có thành phần chất đạm khá cao. Đặc biệt hàm lượng Phốtpho và lưu huỳnh cao hơn hẳn các loại động vật khác.

Như chúng ta đã biết, quá trình phân hủy xác chết động vật sẽ sinh ra các chất độc. Đặc biệt trong đó là H2S ( Sun phua hydro ) một loại khí độc có mùi trứng thối. Loại khí này, người thường ngủi phải một hồi có thể lăn ra bất tỉnh thậm chí gây chết người. Trên một số tàu biển có hầm chứa hàng là thực phẩm , nhất là các loại thịt. Một thời gian bị đóng kín, khí H2S sinh ra trong đó tù đọng, thùy thủ khi vào làm hang không lưu ý biện pháp an toàn thông gió hít phải gây bất tỉnh vong mạng là chuyện thường. Bởi thế nên phân của các loại động vậy ăn thịt thường thối, trong khi phân loài ăn thực vật như trâu bò có mùi hăng ngái, trẻ chăn trâu còn dùng phân bò khô nướng bắp rất ngon là đằng khác.

Phốt pho : có khả năng tự bốc cháy trong không khí. Khi xác chết bị phân hủy , phốt pho được giải phóng bốc lên cháy xanh lè, xanh lét trên các nấm mồ mới chôn. Người xưa khong biết cho là ma trơi, khiến thày phù thủy khi gặp phải cũng té chạy rơi cả mũ áo, bị đãy ( xin xem thêm chuyện cổ tích Việt nam - Phù thủy sợ ma ). Phốt pho là một chất độc, nhiễm độc bỏng phốt pho rất khó lành, thường gây nhiều biến chứng phức tạp, thời chiến tranh người Pháp và người Mỹ dùng một loại bom cháy tên là Napan hay bom lân tinh để tàn sát người Việt rất dã man. Thành phần chính của bom này chính là Phốt pho.

Y học hiện đại đã chứng minh, trong cơ chế tiêu hóa của con người, khi phân đưa xuống đến ruột già, nếu không tống khứ nó ra ngay khỏi cơ thể thì ruột già sẽ hấp thu các chất độc ngấm ngược vào cơ thể, khiến người ta mệt mỏi, nổi mụn…

Như vậy nếu ăn thịt nhiều, trong quá trình tiêu hóa cái bao tử của chúng ta giống như một bãi tha ma, hôi thối. ( Một số người bị bệnh hở van bao tử, có hơi thở thối kinh, rất ớn.)

Đồng thời với việc hấp thụ chất dinh dưỡng nuôi sống cơ thể, nhất định cơ thể chúng ta sẽ hấp thụ một số độc chất được sinh ra trong quá trình phân hủy đó.

Với hàm lượng P và S cao như thế, thần kinh trí não của chúng ta nhất định sẽ bị ảnh hưởng. Với công việc, sinh hoạt bình thường thì ta có thể không cảm thấy điều này. Nhưng với những sinh hoạt tâm linh mà sự truyền thông của nó rất vi tế thì ảnh hưởng này rất lớn. Giống như ta đặt chiếc điện thoại di động vào một căn phòng treo toàn đồ kim khí, hay đặt đường dây điện thoại bàn cùng với một dây dẫn điện sinh hoạt. Tín hiệu sẽ bị nhiễu loạn, nhiễu loạn thì truyền đi sẽ không đúng, không đúng là sai. Mà sai là “ chết”. ( Việc này thể hiện rất rõ ở người ăn thịt chó, sau bữa ănthì đi đến đâu gặp chó đều bị sủa, thậm chí chó nhà không nhận ra chủ sủa ầm ĩ lên. Được giải thích là trên cơ thể người đó toàn mùi chó, chó ngửi thấy mùi chó lạ là sủa gây chiến.

Người xưa kinh qua thực tế, là sau mỗi lần ăn thịt những con vật đó thì phép không linh, ví dụ như nhập thiền định không được, đọc chú cầu thần không ứng. Thậm chí có người bị “hành” khổ sở. Từ đó người ta thấy phải kiêng. Do phải liên tục kiêng, nên sẽ thành nội qui hay thành “ luật cấm” của môn phái.

Đạo và Đời chả xa nhau là mấy, phép kiệng kỵ từ đó mà lan tỏa ra .

Share this post


Link to post
Share on other sites

*** / Ghi chú thêm :

- Có một thành viên trên diễn đàn lyhocdongphuong.org.vn ( không tiện nêu tên) chuyên về độn đoán thú nhận : Khi ăn phải thịt những con vật kiêng đó thì khả năng cảm ứng thấy yếu đi rõ rệt.

- Người xưa bói Dịch hay Thái ất đầu năm, hoặc Vua quan làm quốc lễ , hay sĩ tử trước mùa thi đi cầu thần linh phò hộ thường phải chay tịnh vài ngày cho thanh tâm từ đó mới tăng khả năng giao cảm, luận đoán sự việc nhanh nhạy hay hành lễ mới dễ được đắc chứng.

Anh chị em thực hành bói toán thử chiêm nghiệm.

Công Minh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài viết của Anh hay quá! Giải đáp dẫn chứng rõ ràng, lời văn cuốn hút. Đọc thú như tiểu thuyết vậy! Thật bõ công các độc giả chờ đợi! Xin thay mặt các độc giả cám ơn Anh nhiều, mong sẽ được đọc nhiều bài viết của Anh!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thế là món dồi chó cũng thuộc điều kiêng phải không quan bác quan anh.

Rõ tiếc nhẩy.

Sống trên đời không ăn dồi chó _ chết xuống âm phủ không có mà ăn.

Nhưng còn vớt vát món tiết canh lòng lợn không bị hạn chế phải không hở quan bác.?

Nói các quan bác bỏ quá chứ nhà cháu sau mổi chầu tiết canh lòng lợn thì tinh thần thăng hoa đáo để. Rằng bói phét nhưng cứ y phóc như trong ruột gan người ta mà chui ra vậy. chắc là đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu. He hé.

Lòng lợn bách tuế bách bách tuế. Không thể hoãn cái sự sung sướng y lại được.

Cảm kích.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhà lắm chuột nên mèo đến để bắt chuột ấy mà. Chuột to = mèo thì cuộc rượt bắt rất ngoạn mục.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay