phật sứ

Thần Linh đi đâu

13 bài viết trong chủ đề này

Kính gửi anh Thiên Sứ và toàn thể anh chị em thân mến trên diễn đàn.

Theo cảm nhận của tôi : Thần linh là trạng thái tồn tại khách quan bằng vật chất- Tinh tế nhất- của những người khi sống có trí tuệ lớn ( do tu luyện, học tập mà có) và tạo được nhiều công đức với cộng đồng trong cõi sống hiện hữu.

Trong Thái ất thần kinh có nghi lại câu chuyện truyền thuyết về Nguyễn Trọng Thường và ngôi miếu đổ nát có tên húy là Nguyễn Trọng Thường tại hồ Động Đình.

Câu chuyện trên tôi thấy cũng phù hợp với các câu chuyện trong dân gian như:

1. Có những nơi thờ tự mọi người cho là linh thiêng bỗng mất linh thiêng.

2. Trong những năm tháng có ngoại xâm những nơi thờ tự bị tàn phá tan hoang mà chẳng thấy Thần Linh đâu cả.

Thần Linh đi vắng có phải do các nguyên nhân sau không:

1. Thần Linh theo quy luật tuần hoàn của trời đất đã đầu thai làm người ?

2. Thần Linh sớm thấy giống nòi Lạc Hồng bị nguy hiểm trước giặc dữ hay thấy giống nòi đang chìm đắm trong kiếp sống nô dịch đã chọn không thời gian và gia tộc có phúc đức và di chuyền phù hợp để đầu thai xuuống làm người và trở thành các vị Vua sáng, Tôi hiền, Hệ thống nhân tài tuấn kiệt để xây dựng và bảo vệ non sông gấm vóc mà các Vua Hùng đã có công gây dựng?

3. Thần linh đồng hành cùng các cháu con trong các công việc hay trên các nẻo đường chiến trận để chỉ đường đưa lối cho các cháu con hoàn thành công việc của mình hay chiến thắng giặc dữ như câu thơ minh triết của vua Trần khi thấy chân ngựa đá lấm bùn:

Xã tắc hai phen bon ngựa đá

Non sông thiên cổ vững âu vàng.

Thân gửi

Share this post


Link to post
Share on other sites

có thể lắm

như truyện thánh gióng đó

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn

có thể lắm

như truyện thánh gióng đó

Có phải là chuyện này không bạn:

Thánh Gióng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tượng Thánh Gióng tại ngã 6 Phù Đổng, Thành phố Hồ Chí Minh

Thánh Gióng hay gọi là Phù Đổng Thiên Vương hay Xung Thiên Thần Vương, là một trong bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam (tứ bất tử). Người có công dẹp giặc Ân đem lại thái bình cho đất nước.

Truyền thuyết kể rằng: Ông sinh ra tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, thời vua Hùng thứ 6. Thánh Gióng là người "trời" đầu thai làm đứa trẻ tuy lên ba mà không biết nói cười, đi đứng. Nhưng khi có bộ tộc khác (truyền thuyết ghi là giặc Ân) tràn xuống thì cất tiếng gọi mẹ nhờ ra gọi sứ giả của nhà vua, rồi bỗng chốc vươn vai thành một thanh niên cường tráng đi đánh giặc. Sau khi đánh tan giặc Ân, ông bay về trời. Nơi ông hóa chính là núi Sóc thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Trong trận chiến với nhà Ân Thánh Gióng cùng chiến đấu với Thánh Hùng Linh Công, cả hai cùng hợp binh lại đánh một trận quyết định ở chân núi An Vũ Ninh Sơn. Hùng Linh Công là cháu ruột Vua Hùng, một danh tướng thuộc đời Hùng Vương thứ sáu (1718 - 1631 TCN), ông được vua trao cho kim đao và 3 vạn binh mã đi tiên phong cùng với Thánh Gióng đánh tan giặc Ân. Ông được vua Hùng giao cho cai quản xứ Kinh Bắc, ông cũng có công trừ hổ để giữ cuộc sống an bình cho dân. Ông sinh ra và mất trên đất Hiệp Hòa, Bắc Giang và được thờ ở Đền IA khoảng 3700 năm nay. Trong "Trường thiên đối liên" (mỗi vế đối có 71 chữ Hán) còn lưu lại ở Đến IA có câu nêu công đức của hai Thánh

... Diệt quốc cừu, điện quốc cơ, trùng tiêu quốc xí

Đương ư sóc phong liệt tướng

Thành sở vị: giang nam nhất nhân, giang bắc nhất nhân,

dịch nghĩa:

... Diệt giặc nước, xây móng nền, dựng cờ tổ quốc

Cùng trang liệt tiếng Sóc Sơn

Thành truyền thuyết: phía Nam sông Tướng giỏi, phía Bắc sông Người tài

(tức là phía Nam sông Cầu có tướng giỏi là Thánh Gióng, phía Bắc sông Cầu có người tài là Hùng Linh Công).

Sử sách

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ghi chép lại về Thánh Gióng như sau:

Đời Hùng Vương thứ 6, ở hương Phù Đổng, bộ Vũ Ninh có người nhà giàu, sinh một con trai, đến năm hơn ba tuổi ăn uống béo lớn nhưng không biết nói cười. Gặp lúc trong nước có tin nguy cấp, vua sai người đi tìm người có thể đánh lui được giặc. Ngày hôm ấy, đứa trẻ bỗng nói được, bảo mẹ ra mời thiên sứ vào, nói: "Xin cho một thanh gươm, một con ngựa, vua không phải lo gì". Vua ban cho gươm và ngựa, đứa trẻ liền phi ngựa vung gươm tiến lên trước, quan quân theo sau, đánh tan quân giặc ở chân núi Vũ Ninh. Quân giặc tự quay giáo đánh lẫn nhau, chết rất nhiều, bọn sống sót đều rạp lạy, tôn gọi đứa trẻ ấy là thiên tướng, liền đến xin hàng cả. Đứa trẻ phi ngựa lên trời mà đi. Vua sai sửa sang chỗ vường nhà của đứa trẻ để lập đền thờ, tuế thời cúng tế. Về sau, Lý Thái Tổ phong là Xung Thiên Thần Vương. (Đền thờ ở cạnh chùa Kiến Sơ, hương Phù Đổng).

Truyền thuyết

Thánh Gióng thể hiện tinh thần và sức mạnh của người Việt trong đấu tranh chống ngoại xâm, giữ nước.

Đại Nam quốc sử diễn ca (lịch sử Việt Nam dưới dạng các bài hát) có bài:

Sáu đời Hùng vận vừa suy

Vũ Ninh có giặc mới đi cầu tài.

Làng Phù Đổng có một người

Sinh ra chẳng nói, chẳng cười trơ trơ.

Những ngờ oan trái bao giờ,

Nào hay thần tướng đợi chờ phong vân.

Nghe vua cầu tướng ra quân,

Thoắt ngồi, thoắt nói muôn phần khích ngang.

Lời thưa mẹ, dạ cần vương,

Lấy trung làm hiếu một đường phân minh.

Sứ về tâu trước thiên đình,

Gươm vàng, ngựa sắt đề binh tiến vào.

Trận mây theo ngọn cờ đào,

Ra uy sấm sét, nửa chiều giặc tan.

Áo nhung cởi lại Linh San,

Thoắt đà thoát nợ trần hoàn lên tiên.

Miếu đình còn dấu cố viên.

Chẳng hay chuyện cũ lưu truyền có không?

Cốt truyện

Chuyện kể rằng: vào đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân to quá, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một thằng bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Ðứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.

Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ. Bèn truyền cho sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước. Ðứa bé nghe tin, bỗng dưng cất tiếng nói: "Mẹ ra mời sứ giả vào đây". Sứ giả vào, đứa bé bảo: "Ông về tâu vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này".

Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật chú bé dặn.

Càng lạ hơn nữa, sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, thành thử phải chạy nhờ bà con, hàng xóm. Bà con đều vui lòng gom góp gạo thóc nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước.

Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gẫy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Ðám tàn quân giẫm đạp nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). Ðến đấy, một người một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.

Vua nhớ công ơn, không biết lấy gì đền đáp, phong là Phù Ðổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà.

Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Ðổng, tục gọi là làng Gióng. Mỗi năm đến tháng tư làng mở hội to lắm. Người ta kể rằng những bụi tre đằng ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun lửa bị cháy mới ngả mầu vàng óng như thế, còn những vết chân ngựa nay thành những hồ ao liên tiếp. Người ta còn nói khi ngựa thét lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là làng Cháy .<A name=L.E1.BB.85_h.E1.BB.99i>

Lễ hội

Hội đền Gióng được tổ chức long trọng tại hai nơi: Đền Phù Đổng, xã Phù Đổng huyện Gia Lâm, Hà Nội và núi Sóc huyện Sóc Sơn, Hà Nội vào ngày mồng 9 tháng Tư âm lịch. Phong giao Kinh Bắc xưa có câu: "Mồng bảy hội Khám, mồng tám hội Dâu, mồng chín đâu đâu cũng kéo về xem hội Gióng".

Nguồn WiKipedia.

Kính bạn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính gửi anh Thiên Sứ và toàn thể anh chị em thân mến trên diễn đàn.

Theo cảm nhận của tôi : Thần linh là trạng thái tồn tại khách quan bằng vật chất- Tinh tế nhất- của những người khi sống có trí tuệ lớn ( do tu luyện, học tập mà có) và tạo được nhiều công đức với cộng đồng trong cõi sống hiện hữu.

Chữ buddha tiếng Phạn ấy phiên dịch ra có nghĩa là Phật, Phù Đồ, Phật Đà - là người thông qua tu luyện mà có huyền năng. Vậy nên Phật hay Thần linh là hiện hữu. Chỉ có điều sự hiện hữu này mắt thịt không thể nhìn thấy.

Thời xưa lùi lại đến xa xưa thường hay nói đến Thần Tiên Phật. Thời nay là thường nghe đến ma với quỷ, vong. Vậy Thần linh thật sự đã đi đâu? Vì sao Thần linh không còn coi sóc con người?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chữ buddha tiếng Phạn ấy phiên dịch ra có nghĩa là Phật, Phù Đồ, Phật Đà - là người thông qua tu luyện mà có huyền năng. Vậy nên Phật hay Thần linh là hiện hữu. Chỉ có điều sự hiện hữu này mắt thịt không thể nhìn thấy.

Thời xưa lùi lại đến xa xưa thường hay nói đến Thần Tiên Phật. Thời nay là thường nghe đến ma với quỷ, vong. Vậy Thần linh thật sự đã đi đâu? Vì sao Thần linh không còn coi sóc con người?

Con người tự tạo nghiệp thì tự nhận lãnh. Làm gì có thánh thần hoặc ma quỉ bảo kê.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Con người tự tạo nghiệp thì tự nhận lãnh.

Quá đúng

Làm gì có thánh thần hoặc ma quỉ bảo kê.

Vấn đề là có hay không đã. nếu không có dòng trong ngoặc trên khỏi phải bàn.

Còn nếu có thì có phải là vật chất không, nếu là vật chất thì lý thuyết tương tác đã được để lập nên những "Lạc Việt độn toán", "Luận tuổi Lạc Việt", "Phong thủy Lạc Việt" vất đi đâu. Hay là sai hết cả rồi Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính gửi anh Thiên Sứ!

VuongChu rất vui mừng khi nhận được hồi đáp từ anh.

Vấn đề topic nêu lên và anh nêu lên, tôi xin mạnh dạn có chút ý kiến cá nhân thế này:

1. “Con người tự tạo nghiệp thì tự nhận lãnh. Làm gì có thánh thần hoặc ma quỉ bảo kê.”

“Con người tự tạo nghiệp thì tự lãnh”. Vậy giờ em sẽ đặt thêm câu hỏi sâu hơn. Vậy ai là người chuyển hoá cái nghiệp này cho con người? Con người làm điều không tốt phải nhận nghiệp, vậy ai chuyển hoá cái nghiệp này?

Quá rõ ràng là phải có lực lượng cao cấp hơn làm sự việc này. Họ là ai? Chẳng phải đó là những sinh mệnh cao cấp trong vũ trụ làm việc này ư? Đó chẳng phải Thánh Thần Phật là gì?

Quá khứ cổ nhân thường nói là Thần Phật Trời trừng phạt con người.

Hihi nói vui chút thế này nhé: nickname của anh là Thiên Sứ. Thiên Sứ có ý nghĩa là gì vậy? Chẳng phải Thiên Sứ là sứ giả nhà Trời sao? Hihi như vậy trong tiềm thức anh đã tự nhận là sứ giả nhà trời, sứ giả từ Thiên Đàng tới sao? Thế thì trên đó là những sinh mệnh gì vậy? Chẳng phải họ là những Thiên Thần ư?

2. “Con người tự tạo nghiệp thì tự nhận lãnh. Làm gì có thánh thần hoặc ma quỉ bảo kê.”

Trước đây VuongChu có đọc bài của anh Thiên Sứ tổng kết về các trình độ trong dự đoán. VuongChu nhớ rằng trình độ cuối anh Thiên Sứ viết là không dùng sách mà đoán, đại ý là thế, không nhớ rõ chi tiết câu chữ.

Bên Trung Quốc ông Thiệu Vĩ Hoa gọi đó là dùng NGOẠI ỨNG, tức là cảm ứng được người đến dự đoán thông qua đồ vật của họ, trạng thái không gian thời gian lúc đó v.v… nhờ đó mà trăm phát trăm trúng, không chệch quẻ nào. Những điều này lại hoàn toàn không nằm trong quẻ.

Quá khứ các đại sư Dịch học ở Trung Hoa cũng đều có bản sự này. Nhờ vậy kết quả dự đoán đúng phi thường.

Năng lực phi thường này nếu phát triển lên cao hơn nữa thì sẽ như thế nào? Theo VươngChu thấy thì đó chính là công năng TÚC MỆNH THÔNG. Trong Phật Giáo quá khứ cũng đề cập tới năng lực này. Trong môn Pháp Luân Đại Pháp Thầy Lý Hồng Chí có giảng về loại công năng này, Thầy Lý giảng về chủng công năng này diễn giải theo ngôn ngữ khoa học hiện đại một cách đơn giản nhất, dễ hiểu nhất. Ai đọc cũng sẽ dễ hiểu điều này.

Như vậy, năng lực dự đoán cao cấp hơn rốt cuộc là quy về các môn tu luyện bên Phật Gia và Đạo Gia, mà Pháp Luân Đại Pháp là một trong các môn pháp cao thâm trong Phật Gia.

Bây giờ VuongChu nói vui thế này: Giả sử toán quái đoán rất chính xác rằng một người A vào năm B giờ C tháng D sẽ gặp tai nạn nặng. Và người này đích thực có thể tránh được. Nếu anh cho rằng: “Con người tự tạo nghiệp thì tự nhận lãnh”, họ tạo nghiệp, họ làm điều không tốt mà chịu lãnh nghiệp, lãnh tai hoạ để đền bù cho việc làm không tốt gây ra. Báo cho họ biết, họ biết thì sẽ không trả nghiệp, có thể lần sau nào đó mới trả nghiệp này. Vậy thì đang làm điều tốt hay làm điều không tốt đây?

Người ngoại đạo ít hiểu biết, mong nhận được chia sẻ của anh Thiên Sứ và các cao nhân bên diễn đàn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Con người tự tạo nghiệp thì tự lãnh”. Vậy giờ em sẽ đặt thêm câu hỏi sâu hơn. Vậy ai là người chuyển hoá cái nghiệp này cho con người? Con người làm điều không tốt phải nhận nghiệp, vậy ai chuyển hoá cái nghiệp này?

Quá rõ ràng là phải có lực lượng cao cấp hơn làm sự việc này. Họ là ai? Chẳng phải đó là những sinh mệnh cao cấp trong vũ trụ làm việc này ư? Đó chẳng phải Thánh Thần Phật là gì?

Vậy ai chuyển hóa cái nghiệp con bọ gậy thành con muỗi? con giòi thành con ruồi? con nòng nọc thành con cóc con nhái?

Hihi nói vui chút thế này nhé: nickname của anh là Thiên Sứ. Thiên Sứ có ý nghĩa là gì vậy? Chẳng phải Thiên Sứ là sứ giả nhà Trời sao? Hihi như vậy trong tiềm thức anh đã tự nhận là sứ giả nhà trời, sứ giả từ Thiên Đàng tới sao? Thế thì trên đó là những sinh mệnh gì vậy? Chẳng phải họ là những Thiên Thần ư?

Hihi, bác Thiên Sứ đã có lần giải thích rồi, bác ý là "Sư Thiến" mà.

Theo VươngChu thấy thì đó chính là công năng TÚC MỆNH THÔNG.

Chắc cũng chỉ mới nghe qua?

Bây giờ VuongChu nói vui thế này: Giả sử toán quái đoán rất chính xác rằng một người A vào năm B giờ C tháng D sẽ gặp tai nạn nặng. Và người này đích thực có thể tránh được. Nếu anh cho rằng: “Con người tự tạo nghiệp thì tự nhận lãnh”, họ tạo nghiệp, họ làm điều không tốt mà chịu lãnh nghiệp, lãnh tai hoạ để đền bù cho việc làm không tốt gây ra. Báo cho họ biết, họ biết thì sẽ không trả nghiệp, có thể lần sau nào đó mới trả nghiệp này. Vậy thì đang làm điều tốt hay làm điều không tốt đây?

Đã là vay thì đến kỳ hạn buộc phải trả, không trả thì kiện ra tòa ngay nếu không thì cũng kéo anh em trong giang hồ đến nói "phải quấy". Vì thế nên dẫu có biết được trước "kỳ hạn" cũng không tránh được đâu (vzí dzụ điển hình là khi Gia cát Võ Hầu biết trước đến lúc mình phải dứt nghiệp ở kiếp này thì ông ta cũng cầu xin nhưng đâu có đc). Trường hợp đặc biệt được "giãn nợ" đó là khi có "bảo lãnh" Ngân hàng hoặc được "chỉ đạo" từ cấp nào đó, tuy vậy, cuối cùng họ cũng vẫn phải trả. Do đó, việc dùng các thuật Dự báo cũng chỉ để biết, chẳng thể thay đổi được gì nên không phát sinh vấn đề "tốt" hay "không tốt" ở điểm này.

Thân.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Con người tự tạo nghiệp thì tự nhận lãnh. Làm gì có thánh thần hoặc ma quỉ bảo kê.

Bữa trước thấy bác nói là bác sẽ đi nghin kíu cái nhà được cho là có ma ở 300 Kim mã Hà Nội, không biết bác đã nghiên cứu chưa ạ? Nếu là thực là do ma thì việc "thánh thần hoặc ma quỉ bảo kê" ắt là thật bác nhỉ? Mà hổng bít các vị đó mà "bảo kê" thì phí tổn tính sao nhỉ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bữa trước thấy bác nói là bác sẽ đi nghin kíu cái nhà được cho là có ma ở 300 Kim mã Hà Nội, không biết bác đã nghiên cứu chưa ạ? Nếu là thực là do ma thì việc "thánh thần hoặc ma quỉ bảo kê" ắt là thật bác nhỉ? Mà hổng bít các vị đó mà "bảo kê" thì phí tổn tính sao nhỉ?

VuongChu đã từng nói chuyện này với Vũ Lâm bao giờ nhỉ, ở diễn đàn nào không biết? Vũ Lâm nói rõ hơn được không?

Share this post


Link to post
Share on other sites

VuongChu đã từng nói chuyện này với Vũ Lâm bao giờ nhỉ, ở diễn đàn nào không biết? Vũ Lâm nói rõ hơn được không?

Chà, VuongChu à, không xem kỹ rồi, tôi trích câu của bác Nguyễn Vũ Tuấn Anh (Thiên Sứ) và đang hỏi bác ý cơ mà :rolleyes:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thần linh tuy vô hình mà "hữu hình" ... hữu hình ở dạng nào thì ta vẫn chưa thể xác định !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chà, VuongChu à, không xem kỹ rồi, tôi trích câu của bác Nguyễn Vũ Tuấn Anh (Thiên Sứ) và đang hỏi bác ý cơ mà :lol:

Cái vụ ma quỷ ở 300 Kim Mã như nào, các bác kể nghe coi

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay