Thiên Sứ

Thế giới không có thôing tin

1 bài viết trong chủ đề này

Bài viết dưới đây chỉ là một giả thiết gần - vào ngày 14 - 7 - 2009. Nhưng mọi sự sẽ ra sao nếu không có thu nhập cho ngươpì lấy tin?

Chuyện gì sẽ xảy ra với truyền thông Mỹ ngày 4/7/2009?

15/03/2009 08:41 (GMT + 7)

](TuanVietNam) - Vào ngày 4/7/2009 - Quốc khánh Mỹ, người Mỹ sẽ bị bất ngờ khi vào các trang báo yêu thích của mình, sẽ bắt gặp dòng chữ: “Quý Độc giả, để bảo vệ ngành công nghiệp báo chí và nâng cao chất lượng báo chí, cần phải trả tiền cho mỗi lần truy cập trên mạng. Hãy kích vào đây để nhập thông tin thẻ tín dụng của bạn". Chuyện gì đang xảy ra với giới truyền thông Mỹ? [/b]

Độc giả có thể trả tiền đọc báo...

Chắc chắn là nó không diễn ra theo cách như vậy, nhưng vấn đề trả tiền cho việc đọc báo trực tuyến là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược của ngành báo chí, một thập niên sau khi các tờ báo in bắt đầu xây dựng website cho phép độc giả xem tin tức hàng ngày miễn phí.

Việc thực hiện ý tưởng đó vào ngày quốc khánh là một đề xuất không nghiêm túc của John Morton, ông chủ của hãng phân tích báo chí Research Inc tại Maryland mấy chục năm qua.

Posted Image

Rất nhiều hội nghị bàn phương cách cứu báo chí

thoát khỏi khủng hoảng (nguồn:Reuters)

Động thái bất ngờ này có thể sẽ thu hút sự chú ý của các cơ quan quản lý cạnh tranh. Họ sẽ nghi ngờ có sự câu kết trong vụ việc này. Nhưng sự suy giảm chậm chạp và kéo dài về số lượng báo in được phát hành ngày càng trở nên nghiêm trọng cùng với sự suy giảm về doanh thu từ quảng cáo. Một vài tờ báo nổi tiếng của Mỹ đã tuyên bố đóng cửa hoàn toàn, hàng chục tờ báo có nguy cơ phải ngừng hoạt động hoặc phá sản, và gần như tất cả những tờ báo còn lại thì đang cắt giảm nhân viên và thu hẹp phạm vi đưa tin. Tình hình sẽ nhanh chóng xấu đi.

Rất nhiều ông chủ báo chí đã phải kết luận rằng việc thu tiền trực tiếp từ các độc giả đọc báo trực tuyến là cách duy nhất giúp các tờ báo vượt qua khủng hoảng. Những người hoài nghi thì cho rằng biện pháp đó sẽ thất bại. Ông Morton nói đó sẽ là “sự đau đớn” nhưng hiện nay các tờ báo in đang trong tình trạng “ngấp ngoải”.

Người ta đã không ngừng nỗ lực để trả tiền truy cập vào một số nội dung của tờ báo, như các bài cáo lịch sử và của những người phụ trách riêng các chuyên mục. Rắc rối nằm ở chỗ các trang web này không bao giờ tạo ra được số lượng người đăng ký cần thiết. Ngay cả tờ New York Times cũng đã từ bỏ thử nghiệm dịch vụ đăng ký vào năm 2007, với số lượng người đăng ký trả tiền là 227.000 người.

... Nhưng các tờ báo có thu được không?

Tổ chức nghề nghiệp của ngành báo tại Mỹ công bố cho các nhà quảng cáo về việc số độc giả trực tuyến tăng thêm 7,9 triệu độc giả vào tháng 1 vừa qua, làm số độc giả trực tuyến lên con số 74,8 triệu người, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Đó phần lớn là nội dung trong báo cáo của tờ Los Angeles Times. Tờ tạp chí này hiện kiếm đủ lợi nhuận từ quảng cáo trên trang web của mình để bù vào khoản ngân sách dành cho chi tiêu mặc dù có rất nhiều khoản chi phí thông thường khác vẫn chưa được trả.

Nhưng hiện nay, sau rất nhiều năm kiếm bộn tiền, doanh thu từ quảng cáo trực tuyến đang giảm, bởi vậy ông chủ báo lại đang tranh luận về vấn đề liệu có cách nào để kiếm được lợi nhuận trong thời điểm hiện nay. Đa phần họ chỉ mong ước, chứ không tin tưởng vào những sự tính toán kỹ lưỡng của mình. Nếu như áp dụng việc thu phí truy cập không được thực hiện một cách hợp lý, thì nó còn mang lại hiệu quả ngược lại.

"Bạn không thể thu tiền chỉ vì bạn muốn thế. Bạn không thể chỉ nhấn nút và yêu cầu mọi người trả tiền cho những thứ miễn phí như hiện nay”, ông Alan Mutter, một giám đốc điều hành tại thung lũng Silicon, nguyên là chủ một tờ báo nói. "Tuy nhiên nếu sản phẩm mới hoàn toàn có giá trị hoặc sản phẩm đó là độc nhất thì điều đó là hoàn toàn có thể”, ông nói tiếp.

Posted Image

Các phóng viên phải tự cứu mình như thế nào?

(nguồn: property-casualty)

Tờ Wall Street Journal được ông trùm Murdoch mua lại vào năm 2007 là tờ báo duy nhất với phần lớn nội dung buộc người đọc phải trả tiền. Ông trùm đã từng nói về việc không áp dụng việc trả tiền để đọc báo nữa và thay vào đó buộc các nhà quảng cáo phải trả tiền nhiều hơn để có được số lượng người xem lớn hơn. Nhưng trên thực tế thì điều đó chưa xảy ra.

Tờ Financial Times thì lại cung cấp thông tin và dữ liệu đặc biệt về Trung Quốc buộc các độc giả quan tâm phải trả tiền. Chắc chắn sau đó sẽ có những cuộc thử nghiệm giống như vậy.

Rick Edmonds, một nhà phân tích truyền thông thuộc viện Poynter, một trường báo chí tại Florida cho biết có thể sẽ kiếm được lời trong dịch vụ tải báo xuống các thiết bị di động, đặc biệt là ứng dụng tải sách điện tử của Amazon và các sách điện tử tương tự. Tuy nhiên, ông cũng lo ngại rằng các tờ báo dù đưa ra mức phí đọc báo trực tuyến rất thấp sẽ mất dần độc giả và giảm doanh thu từ quảng cáo nhiều hơn so với số tiền mà họ thu được từ độc giả. Thay vì thế các giám đốc điều hành nên tập trung vào việc tăng doanh thu từ quảng cáo bằng cách nâng cao hiệu quả của các quảng cáo hoặc có thể yêu cầu Google News trả tiền cho nội dung của tờ báo, ông nói thêm.

Mỗi tuần tình hình lại tồi tệ hơn

Trên khắp nước Mỹ, doanh thu từ quảng cáo đang giảm với tốc độ lớn nhất trong vòng 37 năm trở lại đây. Tháng trước, hai tập đoàn báo chí tại khu vực là Philadelphia News-papers, chủ sở hữu của tờ nhật báo nổi tiếng Inquirer, và công ty Journal Register đã cùng tuyên bố phá sản vào ngày cuối tuần. Vào ngày 27/2, Rocky Mountain News tờ báo hàng đầu của Denver đã sử dụng cách trình bày giống như lần xuất bản đầu tiên vào năm 1859 để xuất bản số cuối cùng với đề mục “Tạm biệt Colorado”.

Công ty McClatchy, chủ sở hữu 30 tờ nhật báo cho biết công ty sẽ cắt giảm thêm 1.600 việc làm, làm giảm 2/3 số nhân viên của công ty này khi nó đang phải đối mặt với một khoản nợ khổng lồ.

Posted Image

Một ngày mọi người sẽ mở máy tính đọc báo và... hét lên vì số tiền phải trả!

(nguồn: ehow)

Nhân viên tại của tờ San Francisco Chronicle với lịch sử 144 năm tồn tại cũng đã phải bỏ phiếu để quyết định sa thải hàng trăm nhân viên và các nhượng bộ khác sau khi ông chủ Hearst đe dọa sẽ đóng cửa tờ báo nếu không tìm ra nguyên nhân của các khoản thua lỗ trị giá hơn 50 triệu đô la (tương đương 36 triệu bảng) trong vòng một năm.

Post-Intelligencer, tờ báo lớn thứ hai tại Seattle cũng dự kiến chỉ đưa tin lên mạng internet trong những ngày sắp tới sau khi không thể tìm được người mua.

Ngay cả những tờ báo lớn nhất của nước Mỹ cũng đang lao đao. Công ty New York Times, chủ sở hữu của tờ nhật báo Manhattan tiếng tăm hiện nay đã thuộc sở hữu của tỷ phú người Mexico, Carlos Slim. Ông đã cho công ty này vay với mức lãi suất là 14% để trả các khoản nợ sắp tới trong năm nay. Công ty này đã phải cắt giảm cổ tức mà nó phải trả cho những người sở hữu của mình bao gồm việc giới hạn “triều đại” Ochs-Sulzberger và đem thế chấp trụ sở của công ty này với trị giá 225 triệu đô la trong tuần này.

"Đây thực sự là một cuộc khủng hoảng trầm trọng, và là một trong những cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất từ trước đến nay” - ông Mutter nói. Việc cắt giảm chi tiêu diễn ra đồng loạt ở khắp mọi nơi và bước tiếp theo sẽ là nhiều tờ báo yếu thế trong các thị trường với hai loại hình báo chí sẽ phải ngừng hoạt động hoặc ít nhất thì cũng phải thay đổi thì mới có thể tồn tại được. Nhiều tờ báo sẽ không còn là những nhật báo xuất hiện đều đặn vào các ngày trong tuần.

Trong một cuộc thảo luận trực tuyến với các độc giả, biên tập viên Bill Keller của tờ New York times cho biết ông rất lạc quan và tin tưởng vào tương lai tốt đẹp của báo chí. Ông nói: “Luật cung cầu cho thấy thị trường sẽ tìm ra cách thức sao cho cung cầu cân bằng. Trong một hoặc hai năm tới các tổ chức đưa tin sẽ phải đưa ra những quyết định quan trọng về vai trò của báo in so với báo mạng, sự cân bằng của doanh thu quảng cáo và doanh thu từ độc giả, mà vì doanh thu đó các tờ báo sẽ theo đuổi lượng độc giả đặc biệt so với độc giả bình dân v.v….

Tạm thời thì tình trạng suy thoái vẫn còn tiếp tục. Theo thống kê của Paper Cuts, một website theo dõi tình trạng mất việc, trên khắp nước Mỹ, có 1.400 tờ báo và tạp chí đã đóng cửa, 15.000 việc làm trong ngành báo chí đã bị cắt giảm. Tình hình còn trở nên tồi tệ hơn kể từ năm mới. Những người ủng hộ lo ngại rằng các tờ báo sẽ mất đi khả năng tạo ra những sản phẩm có chất lượng, yếu tố giúp họ tồn tại. Cũng có một lo ngại khác cho rằng các tờ báo sẽ chỉ viết những bài báo giống như bài này và không có những mục quảng cáo nữa.

  • Vương Thùy (Theo The Independent)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay