tom_xp

"có những đổ vỡ đang dẫn đến sư suy tàn trong đời sống tinh thần của con người"

1 bài viết trong chủ đề này

(* Tiêu đề là nhận xét của tác giả bài báo "Hãy giải cứu những di tích văn hóa" đăng trên tuanvietnam.net)

Link: http://www.tuanvietnam.net/vn/tructuyenvoi...6363/index.aspx

Hãy giải cứu những di tích văn hóa

12/03/2009 12:46 (GMT + 7)

(TuanVietNam) - Càng ngày càng nhiều hơn những người hiểu biết, có lương tâm và ý thức đối với nền văn hóa dân tộc lên tiếng về những di tích văn hóa đã và đang bị xâm hại. Hiện thực cho thấy có quá nhiều những di tích văn hóa vô giá đang bị dồn vào “chân tường” như một sự “bức tử”.

TIN LIÊN QUAN

Ứng xử với di tích và những mối giằng co

Họ đang gìn giữ hay đang phá hoại (?)

Vào lúc 9h30 sáng ngày 13 tháng 3, Tuần Việt Nam - Báo VietNamNet tổ chức Bàn tròn trực tuyến với những người có trách nhiệm và hiểu biết để cùng nhau luận bàn nhằm lý giải một cách trung thực hiện trạng các di tích văn hóa đã và đang bị phá hoại hiện nay. Đồng thời cùng nhau gửi đi thông điệp: Hãy giải cứu những di tích văn hóa.

Posted Image

Tam quan Trung Liệt Miếu dẫn vào một bãi trống gò Đống Đa xơ xác. Ảnh: Xuân Ba

Giáo sư Sử học Lê Văn Lan. Ảnh: Hạnh Phương

Khách mời Bàn tròn trực tuyến là Giáo sư Sử học Lê Văn Lan, họa sỹ Lê Thiết Cương và Tiến sỹ Đặng Văn Bài, Cục trưởng Cục Di sản, Bộ VH-TT-DL.

Người ta đang phá hoại những di tích văn hóa bằng sự không hiểu biết, bằng sự vô trách nhiệm và bằng lòng tham của cá nhân họ. Người ta từng ngày lấn chiếm và xây dựng đủ loại công trình xung quanh những di tích giống như một sợi dây thòng lọng xiết dần vào cổ một con người.

Người ta phá đi toàn bộ môi trường xung quanh những di tích đó. Một di tích không phải là một thỏi vàng cất trong két sắt. Một di tích là một đời sống với một môi trường trong sạch cả về thiên nhiên lẫn xã hội.

Tiến sĩ Đặng Văn Bài. Ảnh: TuoitreonlineNgay giữa thủ đô Hà Nội, mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến, có không ít những di tích bị “chôn vùi” trong một đống những công trình xây dựng xấu xí và phi văn hóa. Nguy hại hơn, những di tích đó bị “chôn vùi” trong sự vô cảm của con người.

Người ta đang phá hoại từ bên trong những di tích đó bằng việc ăn cắp hay đánh tráo những hiện vật. Bi kịch thay, không ít nơi người ta đang phá hoại những di tích đó bằng chính hành động gọi là trùng tu hay phục chế. Có người đã gọi hành động đó là “sự phá hoại hợp lý”. Trong mắt không ít những người trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến việc trùng tu hay phục chế thì những di tích văn hóa thiêng liêng và vô giá kia chỉ giống như một công trình xây dựng dân dụng và việc họ tiến hành trùng tu hay phục chế được coi như một công việc kinh doanh.

Hoạ sĩ Thiết Cương tham gia Bàn tròn trực tuyến. Ảnh: autopro.channelvn.net

Người ta đang phá hoại những di tích văn hóa bằng chính sự mê tín dị đoan. Có không ít người bước vào những di tích văn hóa không phải để chiêm ngưỡng những vẻ đẹp, không phải để suy tưởng về tổ tiên mình, không phải để soi mình vào quá khứ hiển linh và nhân ái mà để cầu xin cho những dục vọng của mình.

Con người đã từng phá hủy những di tích lịch sử bởi sự ấu trĩ và những lý do lịch sử. Nhưng cho đến lúc này, không một lý do nào có thể biện minh cho những di tích văn hóa đang bị phá hoại.

Việc càng ngày càng có thêm những di tích văn hóa bị phá hoại bằng cách này hay bằng cách khác hay là sự vô cảm của con người trước những di tích ấy chỉ có thể được giải thích là: có những đổ vỡ đang dẫn đến sư suy tàn trong đời sống tinh thần của con người.

Tuần Việt Nam xin mời bạn đọc cùng tham gia Bàn tròn trực tuyến bằng cách đặt câu hỏi về những vấn đề nói trên và tham gia vào việc bảo vệ những di tích văn hóa ở chính nơi mình đang sống.

Mời bạn đọc gửi câu hỏi cho các khách mời tại đây

Tuần Việt Nam

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay