Vo Truoc

Cơ sở học thuyết ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH

30 bài viết trong chủ đề này

2. Ảnh hưởng âm trường khí Vũ trụ trong năm tới Trái đất.

a. Ảnh hưởng theo mùa:

Ảnh hưởng âm theo mùa của trường khí Vũ trụ tới Trái đất theo bảng sau:

Posted Image

b. Ảnh hưởng theo tiết:

Một mùa chia làn 2 tiết: Tiết đầu và tiết cuối. Ảnh hưởng âm theo tiết mỗi mùa của trường khí Vũ trụ tới Trái đất theo bảng sau

Posted Image

c. Ảnh hưởng theo tiết khí:

Theo mô hình ảnh hưởng của trường khí Vũ trụ lên Trái đất đã phân tích ở trên, tính dương mạnh nhất ở giũa hành Thủy (thuộc Thái dương), tức là đầu quái Khảm, cuối quái Càn. Tính âm mạnh nhất ở giữa hành Hỏa (thuộc Thái âm), tức là cuối quái Khôn, đầu quái Ly. Như vậy, vận động từ đầu quái Khảm tới cuối quái Khôn là vận động thuận của Khí (vẩn động thuận là vận động từ yếu tố dương nhất tới yếu tố âm nhất), từ đầu quái Ly tới cuối quái Càn là vận động nghịch của Khí.

Từ kết quả đó, các Sao vận động theo chiều thuận của đồ hình quĩ đạo của chúng (đồ hình Hậu thiên Huyền không Phi tinh, đồ hình Hậu thiên Bát quái, Đồ hình dòng Vượng khí, … ) từ tiết Đông chí tới tiết Mang chủng, và vận động nghịch chiều từ tiết Hạ chí tới tiết Đại tuyết.

Ở đây, ta đang khảo sát ảnh hưởng âm từ trường khí Vũ trụ tới Trái đất, do đó, đồ hình vận động các Sao là đồ hình Hậu thiên Huyền không Phi tinh. Chiều thuận của vận động của các cung mà Sao cư ngụ là:

1 -> 2 -> 3 -> 4 -> 5 -> 6 -> 7 -> 8 -> 9 -> 1 -> …

Áp dụng nguyên tắc trên ta có thể xây dựng được bảng mô tả ảnh hưởng âm trường khí Vũ trụ tới Trái đất bằng vị trí hay độ số của các Sao (biểu tượng cho tác động âm của trường khí) như sau:

Posted Image

(Trong mỗi tiết gồm 3 tiết khí, cung Sao nhảy 3 bước theo chiều thuận hay nghich Hậu thiên Huyền không Phi tinh, với Cung Sao của tiết khí đầu tiên chính là Cung Sao chủ của Tiết.)

d. Ảnh hưởng theo vòng Thiên can: ( Trong môn Độn Giáp gọi là Trực phù)

Một tiết khí chứa hơn hay kém không đáng kể một chu kỳ 180 giờ gồm 15 ngày, 15 vòng Địa chi, 18 vòng Thiên can, 20 vòng Phi tinh như đã phân tích cấu trúc theo giờ như trên (có thể hơn kém một chút). Vận hành của các Sao đại diện cho ảnh hưởng trường khí Vũ trụ tới Trái đất phải theo vòng Thiên can, vòng mô tả biến thiên của vận động trong Vũ trụ.

Trong một tiết khí, cứ sau một vòng Thiên can (10 giờ), các Sao lại vận động một bước theo Hậu thiên Bát quái Phi tinh thuận hoãc nghịch tuỳ theo tiết khí đó nằm ở vị trí thuận hay nghịch trong mô hình đang khảo sát. Cung chủ vòng Thiên can đầu tiên có độ số trùng với Cung chủ của tiết khí.

Theo nguyên tắc đó, Cung các Sao đại diện ảnh hưởng âm của trường khí Vũ trụ ảnh hưởng tới Trái đất chi phối thời gian một vòng Thiên can (10 giờ) trong các tiết khí được xác định theo bảng sau:

Posted Image

Posted Image

Trên bảng mô tả 18 vòng Thiên can của một chu kỳ 15 ngày trong tiết khí. Cứ 6 vòng Thiên can tương ứng 60 giờ hay 5 ngày gọi là 1 nguyên. Một chu kỳ có 3 nguyên là Thượng nguyên, Trung nguyên, Hạ nguyên. Các số trong bảng là độ số cung các Sao biểu tượng ảnh hưởng âm của trường khí Vũ trụ tới Trái đất theo đơn vị thời gian là 1 vòng Thiên can (10 giờ) cư ngụ. Mỗi một nguyên có 6 vòng Thiên can. Độ số của Cung Sao vòng thiên can được tổng hợp trong bảng sau:

Posted Image

Các độ số ở cột thứ bao nhiêu của cục số biểu thị cho thứ tự vòng thiên can tương ứng trong nguyên.

Trong một nguyên, ta căn cứ vào giờ khảo sát có thể xác định thứ tự vòng thiên can trong 1 nguyên theo bảng sau:

Posted Image

e. Ảnh hưởng theo giờ: (Trong môn Độn Giáp gọi là Sao sa Trực phù)

Do các Sao đang khảo sát biểu tượng cho ảnh hưởng của trường khí từ Vũ trụ, nên các Sao đó vận hành theo vòng Thiên can, chúng không theo vòng Địa chi. Hơn nữa, trong 10 thiên can thì Giáp, Ất, Bính, Đinh thuộc Mộc, Hỏa nên có tính âm. Canh, Tân, Nhâm, Quí thuộc Kim, Thuỷ nên có tính dương. Mậu, Kỷ thuộc Thổ, trung tính. Nhưng do Vũ trụ đang trong thời kỳ thuộc dương, nên Thổ tuy trung tính nhưng có xu hướng ngả theo dương. Do đó, nếu trong 1 vòng Thiên can, ở 4 Thiên can Giáp, Ất, Bính, Đinh các sao vận hành theo Lường thiên xích nghịch, thì từ Mậu đến Quí các sao vận hành theo Lường thiên xích thuận, và ngược lại. Như vậy, từ Giáp đến Đinh nếu cục giảm dần thì từ Mậu đến Quí cục tăng dần. Ngược lại, nếu trong 1 vòng Thiên can, ở 4 Thiên can Giáp, Ất, Bính, Đinh các sao vận hành theo Lường thiên xích thuận, thì từ Mậu đến Quí các sao vận hành theo Lường thiên xích nghịch.

Nếu sắp xếp các sao nhảy theo thứ tự giảm dần từ 9 đến 1 rồi lặp lại bắt đầu từ thiên can Giáp ta được sự tương ứng:

Posted Image

Như vậy, các sao vận hành trong 1 vòng Thiên can từ Giáp đến Đinh theo lường thiên xích ngược, tới Mậu trở về cung mà Sao đã đóng khi ở Giáp, sau đó vận hành theo Lường thiên xích thuận tới Quí. Sau 1 vòng Thiên can, tức là 10 giờ thì chuyển sang vòng Thiên can khác. Cung Sao đóng ở thời gian Giáp và Mậu bao giờ cũng như nhau.

Cung Sao theo vòng Thiên can (có độ số cung xác định ở trên) vận động theo giờ Thiên can bắt đầu từ Giáp theo nguyên tắc trên đến giờ khảo sát xác định độ số cung ảnh hưởng Sao âm theo giờ tới trường khí Trái đất.

Theo qui tắc đó, vận hành các Sao trong 1 vòng Thiên can 10 giờ như sau:

Posted Image

f. Cảm ứng theo giờ ảnh hưởng âm từ trường khí Vũ trụ tới sự vật trên Trái đất: (Trong môn Độn Giáp gọi là Sao sa Trực sử)

Ảnh hưởng âm từ trường khí Vũ trụ tới sự vật trên Trái đất theo thời gian 1 vòng Thiên can sẽ cảm ứng vào cung tương ứng của sự vật trên Trái đất một hiệu ứng. Hiệu ứng này gọi là cảm ứng trường khí Vũ trụ trong sự vật theo thời gian vòng Thiên can (Trong môn Độn Giáp gọi là Trực sử)

Hiệu ứng này vận động trong các yếu tố của sự vật theo giờ. Do đây là hiệu ứng vận động trong các yếu tố của sự vật nên các cung biểu tượng cho hiệu ứng ấy di động theo Địa chi chứ không phải theo Thiên can. Cứ qua một giờ (1 Địa chi) các sao sẽ di chuyển 1 bước. Do là kết quả từ cảm ứng, sự di chuyển của các hiệu ứng này cũng phải tuân thủ nguyên tắc Nam-Khôn Nữ-Cấn như đã phân tích ở phần trước, đồng thời, chiều vận động của chúng cũng như đối với các ảnh hưởng từ Vũ trụ tương ứng theo đồ hình Hậu thiên Huyền không Phi tinh thuận hay nghịch.

Theo các nguyên tắc đó, độ số của cung Sao biểu tượng cảm ứng ảnh hưởng của trường khí Vũ trụ trong sự vật trên Trái đất theo thời gian 1vòng Thiên can chính là cung tương ứng với Sao đại diện ảnh hưởng âm của trường khí Vũ trụ tới Trái đất thời gian một vòng Thiên can, trong sự vật.

Độ số của cung Sao đóng theo giờ - biểu tượng cảm ứng ảnh hưởng của khí Vũ trụ trong các yếu tố của sự vật trên Trái đất theo giờ - xác định theo cách sau:

Đếm từ độ số Cung Sao âm vòng Thiên can bắt đầu từ Địa chi của cung này tới Địa chi giờ khảo sát theo chiều thuận hay nghịch tùy vào bảng độ số các Sao ở trên (thuận hay nghịch) ta được độ số cung Sao cảm ứng theo giờ vòng Thiên can của ành hưởng âm từ Mặt trời tới sự vật trên Trái đất.

Địa chi Sao Vòng Thiên can ------------------à Địa chi giờ khảo sát

Độ số Sao vòng Thiên can -------------------à Độ số cung cảm ứng

g. Tổng hợp ảnh hưởng âm của trường khí Vũ trụ tới Trái Đất:

Tổng hợp các phân tích ảnh hưởng âm của trường khí Vũ trụ đến Trái đất trong chu kỳ 1 năm ở trên ta có những Sao chi phối sự vật phát triển trên Trái đất như sau:

- Sao âm theo tiết.

Sao này thể hiện ảnh hưởng âm của trường khí Vũ trụ tới Trái đất trong thời gian một tiết bằng ½ mùa trong năm. Chu kỳ vận động của nó là ½ mùa, 1/8 năm, 3 Tiết khí, khỏang 1.5 tháng, khoảng 45 ngày. Cách xác định Sao âm theo tiết theo bảng sau:

Posted Image

Các Sao này là sao chủ đại diện cho ảnh hưởng âm của trường khí Vũ trụ tới Trái đất cho mọi thời điểm khảo sát

- Cung Sao âm đóng theo tiết khí.

Cung này thể hiện ảnh hưởng âm của trường khí Vũ trụ tới Trái đất trong thời gian một tiết khí bằng 1/6 mùa trong năm. Chu kỳ vận động của nó là 1/6 mùa, 1/24 năm, 1/3 Tiết, khỏang 1/2 tháng, khoảng 15 ngày. Cách xác định Cung Sao âm theo tiết khí theo bảng sau:

Posted Image

- Cung Sao âm đóng theo vòng Thiên can.

Cung này thể hiện ảnh hưởng âm của trường khí Vũ trụ tới Trái đất trong thời gian một vòng Thiên can 10 giờ bằng. Chu kỳ vận động của nó là 10 giờ hay 5/6 ngày. Cách xác định Cung Sao âm theo vòng Thiên can theo bảng sau:

Posted Image

- Cung cảm ứng Sao âm theo vòng Thiên can:

Sao âm theo vòng Thiên can cảm ứng lên Trái đất thành Sao tương ứng cùng tính chất nhưng phải thỏa mã nguyên tắc Nam-Khôn, Nữ Cấn.

- Cung Sao âm đóng theo giờ

Sao này thể hiện ảnh hưởng âm của trường khí Vũ trụ tới Trái đất trong thời gian một giờ. Chu kỳ vận động của nó là 1 giờ. Cách xác định Cung Sao âm theo giờ theo bảng sau:

Posted Image

- Cung cảm ứng Sao âm theo giờ

Sao này thể hiện cảm ứng trên Trái đất từ ảnh hưởng của trường khí Vũ trụ tới Trái đất trong thời gian một giờ. Chu kỳ vận động của nó là 1 giờ. Cách xác định Cung cảm ứng Sao âm theo giờ theo bảng sau:

Địa chi Sao Vòng Thiên can ------------------à Địa chi giờ khảo sát

Độ số Sao vòng Thiên can -------------------à Độ số cung cảm ứng

Các kết quả ảnh hưởng của trường khí Vũ trụ lên Trái đất được thể hiện trong bảng sau:

Posted Image

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

3. Môn Độn Giáp và trường khí Vũ ảnh hưởng tới Trái đất:

Trong môn Độn giáp các Sao Trực phù, Trực sử tương ứng với ảnh hưởng âm của trường khí Vũ trụ lên Trái đất như những nghiên cứu trên như sau:

- Cung Sao âm ảnh hưởng của trường khí Vũ trụ tới Trái đất theo vòng Thiên can (Cung chủ) được gọi là Trực phù.

- Cung Sao âm ảnh hưởng của trường khí Vũ trụ tới Trái đất theo giờ (Cung chủ) được gọi là Trực phù sa Địa bàn.

- Cung Cảm ứng Sao âm ảnh hưởng của trường khí Vũ trụ tới Trái đất theo vòng Thiên can lên sự vật trên Trái đất được gọi là Trực sử.

- Cung cảm ứng Sao âm ảnh hưởng của trường khí Vũ trụ tới Trái đất theo giờ lên sự vật trên Trái đất được gọi là Trực sử sa Địa bàn.

Posted Image

Như vậy, thực chất của môn Độn Giáp theo cổ thư truyền lại là một môn khảo sát trường khí của Vũ trụ ảnh hưởng tới Trái đất, trong việc dự đoán tương lai.

Để chứng minh điều đó, tôi xin mô tả lại những nét chính trong việc xác định các Sao cơ bản nhất của môn này là Trực phù, Trực Sử, Trực phù sa Địa bàn, Trực sử sa Địa bàn qua một ví dụ.

Ví dụ:

Cần biết sự việc ra sao vào giờ Tân Mão, ngày Giáp Dần, tiết Đông chí, Hạ nguyên.

Bước 1:

Tra bảng Nghi kỳ, biết được tiết Đông chí, Hạ nguyên thuộc Dương Độn 4 cục:

Posted Image

Bước 2:

Lập bảng Nghi Kỳ.

Bảng Nghi Kỳ là bảng có cấu trúc sau, cho Dương Độn và Âm Độn:

+ Dương độn + Âm độn

Mậu Tân Ất Mậu Tân Ất

Kỷ Nhâm Bính Kỷ Nhâm Bính

Canh Quí Đinh Canh Quí Đinh

Chiều mũi tên là chiều tăng dần của số cục các Sao cho các Thiên can. Can Mậu được ghi cục số của quẻ độn.

Ở ví dụ này là dương độn 4 cục, can Mậu được ghi số 4. Bảng Nghi Kỳ có các độ số như sau:

+ Dương độn

Mậu 4 Tân 7 Ất 3

Kỷ 5 Nhâm 8 Bính 2

Canh 6 Quí 9 Đinh 1

Bước 3: Xác định Trực Phù, Trực Sử:

Căn cứ vào bảng Phù đầu nghi Giáp để xem giở khảo sát tương ứng với Can nào trong bảng Nghi Kỳ:

Posted Image

Như vậy, giờ Kỷ Sửu thuộc phù đầu nghi Giáp Thân, tương ứng (ẩn trong)Can Canh.

Trên bảng Nghi Kỳ can Canh có độ số 6.

Theo bảng sau xác định Trực Phù, Trực sử:

Posted Image

Như vậy Trực phù và Trực sử là:

THIÊN TÂM / 6 KHAI MÔN / 6

Bước 4: Xác định Trực phù gia vào cung nào trên Địa bàn:

Giờ khảo sát là Tân Mão có can Tân độ số 7 trên bảng Nghi Kỳ nên Trực phù gia vào cung 7 trên Địa bàn.

THIÊN TÂM / 7

Bước 5: Xác định Trực Sử gia vào cung nào trên Địa bàn:

Muốn xác định Trực Sử gia trên cung nào phải theo các qui tắc sau

a. Xác định giờ khảo sát thuộc phù đầu nghi nào

b. Tính từ Địa chi phù đầu nghi đó cho tới giờ khảo sát bắt đầu từ độ số của Trực sử, ta biết được Trực Sử gia vào cung số mấy trên địa bàn (tính theo Địa chi) Nếu Trực Sử được cung Trung (số 5) thì với dương độn Trực Sử gia Tử Môn, âm độn thì Trực Sử gia Sinh Môn.

Trở lại ví dụ trên ta thấy:

- Theo bảng phù đầu nghi Giáp, giờ Kỷ Sửu thuộc phù đầu nghi Giáp Thân, có độ số Trực sử là 6

Giáp Thân, Canh 6

Ất Dậu 7

Bính Tuất 8

Đinh Hợi 9

Mậu Tý 1

Kỷ Sửu 2

Canh Dần 3

Tân Mão 4

Vậy, Trực Sử gia lạc cung 4 – KHAI MÔN / 4

Như vậy, hệ thức lượng Độn Giáp là:

THIÊN TÂM / 6 KHAI MÔN / 6

THIÊN TÂM / 7 KHAI MÔN / 4

Người ta căn cứ vào hệ thức lượng Độn Giáp này để dự đoán về sự vật khảo sát.

So sánh cách tíng Trực phù, Trực Sử, Cung sa Trực phù, Cung sa Trực Sử trên Địa bàn với của cổ thư truyền lại qua ví dụ trên với cách xác định ảnh hưởng âm của trường khí Vũ trụ tới Trái đất ta thấy có sự trùng hợp hoàn toàn sau:

- Trực phù trùng hợp với cung cư ngụ của Sao âm theo vòng Thiên can

- Trực sử trùng hợp với cung cảm ứng của Sao âm theo vòng Thiên can lên sự vật.

- Sao sa Trực sử trùng hợp với cãm ứng của Sao âm theo giờ lên sư vật.

Duy nhất có sai biệt đối với Sao sa Trực phù so với cung cảm ứng Sao âm theo giờ. Tuy nhiên, sự sai biệt này hoàn toàn không tồn tại nếu bảng Nghi Kỳ khi xác định Sao sa Trực phù cổ thư truyền lại ghi độ số can Mậu bằng độ số cùa chính sao Trực phù. Nếu đó thực sự là sai lệch thì là một sai lệch rất nhỏ về mặt kỹ thuật do tam sao thất bổn nhưng hệ quả lại rất lớn do dẫn đến khác biệt nghiêm trọng về dữ liệu và kết quả dự đoán (thật đúng câu: sai một ly, đi một dặm).

Ở đây ta thấy một sự không nhất quán về việc xác định Sao sa Trực phù so với Sao sa Trực sử về mặt kỹ thuật: Việc xác định Sao sa Trực sử phải căn cứ vào độ số Trực sử còn xác định Sao sa Trực phù không cần căn cứ vào độ số Trực phù. Tuy đây là sự không nhất quán về hình thức nhưng cũng cho ta sự nghi ngờ về sự sai sót của cổ thư sau hàng thiên nhiên kỷ lưu truyền mà thiếu hẳn một cơ sở lý thuyết kiểm chứng.

Như vậy, theo tôi, cổ thư truyền lại đã có sự sai lệch trong thuật toán xác định Sao sa Trực phù. Thuật toán này chính xác là phải ghi độ số can Mậu trong bảng Nghi Kỳ khi xác định Sao sa Trực phù trên Địa bàn bằng độ số của Trực phù đã được xác định trước đó.

Ở ví dụ trên, cách xác định Sao sa Trực phù phải theo bảng Nghi Kỳ ban đầu này:

Mậu 4 Tân 7 Ất 3

Kỷ 5 Nhâm 8 Bính 2

Canh 6 Quí 9 Đinh 1

Để được Sao sa Trực phù có độ số là 7 (Tân)

Theo lý thuyết của bài nghiên cứu thì khi xác định Sao sa Trực phù phải theo bảng Nghi Kỳ sau có độ số can Mậu là 6, chính là độ số của Trực phù đã tìm được ở bước trước:

Mậu 6 Tân 9 Ất 5

Kỷ 7 Nhâm 1 Bính 4

Canh 8 Quí 2 Đinh 3

Ta được sao sa trực phù có độ số 9 (Tân)

Như vậy, hệ thức lượng độn giáp, theo tôi, trong ví dụ này phải là:

THIÊN TÂM / 6 KHAI MÔN / 6

THIÊN TÂM / 9 KHAI MÔN / 4

Tổng hợp các phân tích trên, tôi đề xuất cách tính hệ thức lượng Độn Giáp như sau qua ví dụ trên:

Ví dụ:

Cần biết sự việc ra sao vào giờ Tân Mão, ngày Giáp Dần, tiết Đông chí, Hạ nguyên.

Bước1:

Xác định phù đầu Nghi Giáp (Số thứ tự vòng Thiên can trong Tiết khí) theo bảng sau:

Posted Image

Giờ Tân Mão, phù đầu nghi Giáp Thân, vòng Thiên can thứ 3

Bước 2:

Xác định Trực phù, Trực sử theo bảng sau:

Posted Image

Theo bảng, tiết Đông chí, Hạ nguyên, vòng Thiên can thứ 3 có độ số là 6, thuận (Dương Độn). Theo bảng sau:

Posted Image

Trực phù, Trực sử là: THIÊN TÂM / 6 KHAI MÔN / 6

Bước 3:

Xác định Sao sa Trực phù:

Bảng Nghi Kỳ với can Mậu có độ số của Trực phù là 6

Mậu 6 Tân 9 Ất 5

Kỷ 7 Nhâm 1 Bính 4

Canh 8 Quí 2 Đinh 3

Giờ Tân Mão, độ số 9. Vậy, Sao sa Trực phù độ số là: THIÊN TÂM / 9

Bước 4:

Xác định Sao sa Trực sử:

Phù đầu nghi Giáp Thân, tính đến Tân Mão có độ số 4 như sau (chiều thuận – Dương Độn)

Giáp Thân 6

Dậu 7

Tuất 8

Hợi 9

Tý 1

Sửu 2

Dần 3

Mão 4

Vậy, Sao sa Trực sử là: KHAI MÔN / 4

Bước 5:

Xác định hệ thức lượng Độn Giáp:

Hệ thức lượng Độn Giáp là:

THIÊN TÂM / 6 KHAI MÔN / 6

THIÊN TÂM / 9 KHAI MÔN / 4

Nếu Sao sa Trực sử theo cách tính trên có độ số là 5 thì phải theo nguyên tắc Nam – Khôn, Nữ Cấn hau Nam 5 -> 2, Nữ 5 -> 3.

Thông số ảnh hưởng trường khí Vũ trụ tới Trái đất là:

Posted Image

Qua các phân tích ở trên ta thấy:

+ Thực chất môn Độn giáp là môn dự đoán tương lai căn cứ vào ảnh hưởng của trường khí âm của Vũ trụ lên sự vật trên Trái đất ở những thời điểm khác nhau. Ý nghĩa các Sao Trực phù, Trực sử, Sao sa Trực phù, Sao sa Trực sử … là các yếu tố quan trọng của môn dự đoán này được làm rõ, xua tan đi những ý nghĩa thần bí, khó hiểu suốt mấy ngàn năm. Đồng thời mở ra cơ hội phát triển và truyền bá môn học này ngày càng phong phú, rõ ràng, chính xác hơn.

+ Các khái niệm như Thiên can Giáp bị ẩn đi, Ất kỳ, Bính kỳ, Đinh kỳ tượng trưng cho Mặt trời, Mặt trăng và các Tinh tú trong môn Độn giáp cổ truyền là do người đời sau giải thích áp đặt, khiên cưỡng, võ đoán, thiếu cơ sở vì bị thất truyền.

+ Trong việc xác định Trực phù của Độn giáp cổ truyền có qui tắc: nếu dữ kiện là giờ Giáp, ta phải chuyển sang độ số giờ Ất. Qui tắc này là khiên cưỡng, thiếu lý luận, không chính xác. Trong lý thuyết trường khí này, vẫn có Thiên can Giáp trong tính toán độ số của Trực phù. Trong trường hợp này, độ số Trực phù của Thiên can Giáp trùng với độ số Trực phù của Thiên can Mậu chứ không phải Ất như cổ thư bị sai lệch. Do đó, có thể nói rằng, nếu Thiên can Giáp bị ẩn đi thì nó ẩn vào Thiên can Mậu (độ số của Giáp và Mậu như nhau), và lý do bị ẩn của Giáp là tính chất đầu âm của nó ( đứng đầu chu kỳ âm của các Thiên can là Giáp, Ất thuộc Mộc; Bính, Đinh thuộc Hoả).

+ Trong Độn giáp cổ truyền, các Sao Thiên bồng, Thiên nhậm, Thiên xung, Thiên Phụ, Thiên Anh, Thiên nhuế, Thiên trụ,Thiên tâm, Thiên cầm là các Khí Vũ trụ. Trong lý thuyết trường khí này, đó chỉ là các cung mà Sao biểu tượng trường khí Vũ trụ cư ngụ mà thôi.

+ Các khái niệm Lục nghi, Tam kỳ trong Độn giáp cổ truyền thực chất chỉ là thuật toán để xác định ảnh hưởng của trường khí Vũ trụ tới Tái đất chứ không mang một ý nghĩa lý luận cơ bản nào về trường khí.

+ Các nghiên cứu trên của tôi không chỉ chỉnh sửa lại thuật toán Nghi Kỳ trong việc xác định sao sa Trực phù, mà còn xử dụng đồ hình Hà đồ của tôi trong việc xác định tính chất của trường khí, không dùng Hậu thiên Bát quái Văn Vương như trong cổ thư truyền lại nên sự sai khác càng trở nên lớn hơn nhiều, đặc biệt là các độ số các cung (cục), sao, …

+ Nếu những phân tích của tôi là đúng, và tôi tin chắc thế do tính nhất quán của logic xuyên suốt có thể sâu chuỗi hành loạt vấn đề cơ bản, khúc mắc hàng ngàn năm của nó, thì có thể thấy sự sai lệch rất quan trọng trong cổ thư truyền lại không chỉ trong môn Độn Giáp mà có thể nói là trong hầu hết các môn dự đoán học cổ truyền. Điều đó lý giải cho kết quả dự đoán khi thì đúng, khi thì sai mà nhiều thế hệ dự đoán vẫn gặp phải, đến nỗi, một học thuyết kỳ vĩ như học thuyết ADNH bị coi là thiếu cơ sở, mê tín, phi khoa học, làm giảm đi đáng kể kho tàng tri thức của nhân loại. Đồng thời văn hóa của dân tộc ta, dân tộc chính thống kế thừa học thuyết này của cổ nhân, không được đặt đúng vị trí xứng đáng của nó. Đây quả là vấn đề làm nản lòng rất nhiều người trong chúng ta. Để giải quyết điều này, chỉ có cách cùng bắt tay vào phục hồi lại học thuyết ADNH đã bị thất truyền bằng lao động sáng tạo không mệt mỏi, không bị “chấp” vào bất cứ một cái gì của tất cả chúng ta mà thôi.

Độn giáp chỉ nghiên cứu ành hưởng âm của trường khí Vũ trụ tới Trái đất. Thế còn các ảnh hưởng dương, vượng, … thì sao? Vậy, tiếp sau đây tôi xin trình bày các nghiên cứu của mình về các ảnh hưởng này.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

4. Ảnh hưởng dương, vượng của trường khí Vũ trụ trong năm tới Trái đất.

Ảnh hưởng âm của trường khí Vũ trụ tới Trái đất là ảnh hưởng thông qua trường khí cảm ứng trên Trái đất bằng những dòng khí âm có tác dụng tạo nên xu hướng biến đổi, phát triển, tạo ra cái mới trong sự vật. Ảnh hưởng dương của trường khí Vũ trụ tới Trái đất cũng đặc trưng bằng dòng khí dương có xu hướng bảo tồn, ổn định, trở về bản chất những yếu tố của sự vật. Ảnh hưởng vượng của trường khí Vũ trụ tới Trái đất lại đặc trưng bằng dòng vượng khí có tác dụng phát triển hưng vượng cho những yếu tố tương ứng trong sự vật. Sự so sánh các ảnh hưởng âm, dương, vượng theo bảng sau:

Posted Image

Tiến hành khảo sát ành hưởng dương, vượng của trường khí Vũ trụ lên Trái đất tương tự như đối với ảnh hưởng âm ta thấy có thể xác định các cung ảnh hưởng âm theo tiết khí, vòng thiên can, giờ sang ảnh hưởng dương, vượng như sau:

a/.Ảnh hưởng theo mùa:


Posted Image



b. Ảnh hưởng theo tiết:


Posted Image



c. Ảnh hưởng theo tiết khí:

Posted Image

d. Ảnh hưởng theo vòng Thiên can:

Posted Image




Muốn xác định độ số thời diểm khảo sát ở cung nào (cột nào) ta căn cứ vào bảng phù đầu nghi Giáp sau:

Posted Image



e. Ảnh hưởng theo giờ:

Khi xác định được độ số của cung ảnh hưởng theo vòng Thiên can (x1), lập bảng Nghi Kỳ vá ghi độ số can Mậu là độ số đó (x1):

Posted Image



Thứ tự x1, x2, x3, x4, x5, x6, x7, x8, x9, là các cung, tùy theo khảo sát ảnh hưởng âm, dương, vượng theo thứ tự:

- Đối với ảnh hưởng âm: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9

- Đối với ảnh hưởng dương: 1, 3, 8, 4, 9, 7, 2, 5, 6

- Đối với ảnh hưởng vượng: 1, 8, 3, 2, 7, 5, 4, 9, 6

Hoặc theo bảng sau:

Posted Image



Xem Thiên can giờ khảo sát, căn cứ vào bảng Nghi Kỳ vừa lập ta biết được cung ảnh hưởng của trường khí Vũ trụ tới Trái đất theo giờ.

e. Cung cảm ứng:

- Cảm ứng theo thời gian vòng Thiên can: Cung vòng Thiên can cảm ứng lên địa bàn vào cung có độ số tương ứng theo nguyên tắc:

+ Nam-Khôn, Nữ-Cấn đối với ảnh hưởng âm.

+ Nam-Càn, Nữ-Đoài đối với ảnh hưởng dương.

+ Nam-Càn, Nữ-Khôn đối với ảnh hưởng Vượng

- Cảm ứng theo giờ:

Đếm từ độ số Cung Sao vòng Thiên can (âm, dương, Vượng) bắt đầu từ Địa chi của cung này tới Địa chi giờ khảo sát theo chiều thuận hay nghịch tùy vào bảng độ số các Sao ở trên (thuận hay nghịch) theo thứ tự dưới đây ta được độ số cung Sao cảm ứng theo giờ vòng Thiên can của ành hưởng âm từ Mặt trời tới sự vật trên Trái đất.

Địa chi Sao Vòng Thiên can ------------------> Địa chi giờ khảo sát

Độ số Sao vòng Thiên can -------------------> Độ số cung cảm ứng

+ Thứ tự đếm đối với ảnh hưởng âm: 1,2,3,4,5,6,7,8,9,1,2,3,4,5,6,7,8,9, …

+ Thứ tự đếm đối với ảnh hưởng dương: 1,3,8,4,9,7,2,5,6,1,3,8,4,9,7,2,5,6, ...

+ Thứ tự đếm đối với ảnh hưởng vượng: 1,8,3,2,7,5,4,9,6,1,8,3,2,7,5,4,9,6, …

Như vậy, qua phần nghiên cứu này ta đã xem xét ảnh hưởng của trường khí Vũ trụ tới Trái đất theo thời gian tới đơn vị nhỏ nhất là giờ một cách tương đối toàn diện (gồm đủ các tương tác âm, dương, vượng). Kết quả được tổng kết trong bảng sau:

Posted Image



+ S : Sao đại diện trường khí Vũ trụ ảnh hưởng tới Trái đất gồm 8 Sao:

Nhất bạch

Nhị hắc

Tam bích

Tứ lục

Ngũ hoàng

Lục bạch

Thất xích

Cửu tử

+ T : Tiết: gồm 8 tiết trong năm: Đầu, cuối của 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông

+ Quái: Quái đại diện tính chất của Sao. Có 8 Quái là: CÀN, KHẢN, CẤN, CHẤN, TỐN, ĐOÀI, LY, KHÔN.

+ Cung tiết khí:

T- : Độ số cung ảnh hưởng âm của trường khí theo tiết.

T+ : Độ số cung ảnh hưởng dương của trường khí theo tiết.

T> : Độ số cung ảnh hưởng vượng của trường khí theo tiết

+ Cung vòng Thiên can:

* Cung Chủ:

TP- : Độ số cung ảnh hưởng âm của trường khí theo vòng thiên can hay Trực phù (Trực phù âm)

TP+: Độ số cung ảnh hưởng dương của trường khí theo vòng thiên can hay Trực phù dương

TP>: Độ số cung ảnh hưởng vượng của trường khí theo vòng thiên can hay Trực phù vượng

* Cảm ứng lên sự vật:

TS- : Độ số cung cảm ứng ảnh hưởng âm của trường khí theo vòng thiên can hay Trực sử (Trực sử âm)

TS+: Độ số cung cảm ứng ảnh hưởng dương của trường khí theo vòng thiên can hay Trực sử dương

TS>: Độ số cung cảm ứng ảnh hưởng vượng của trường khí theo vòng thiên can hay Trực sử vượng

+ Cung giờ:

* Cung Chủ:

tp- : Độ số cung ảnh hưởng âm của trường khí theo giờ hay Sao sa Trực phù (Trực phù âm) xuống Địa bàn

tp+: Độ số cung ảnh hưởng dương của trường khí theo giờ hay Sao sa Trực phù dương xuống Địa bàn

tp>: Độ số cung ảnh hưởng vượng của trường khí theo giờ hay Sao sa Trực phù vượng xuống Địa bàn

* Cảm ứng lên sự vật:

ts- : Độ số cung cảm ứng ảnh hưởng âm của trường khí theo giờ hay Sao sa Trực sử (Trực sử âm) xuống Địa bàn

ts+: Độ số cung cảm ứng ảnh hưởng dương của trường khí theo giờ hay Sao sa Trực sử dương xuống Địa bàn

ts>: Độ số cung cảm ứng ảnh hưởng vượng của trường khí theo giờ hay Sao sa Trực sử vượng xuống Địa bàn

Ví dụ:

Cần biết sự việc ra sao vào giờ Tân Mão, ngày Giáp Dần, tiết Đông chí, Hạ nguyên.

Bước 1:

Xác định số thứ tự vòng Thiên can trong Tiết khí:

Posted Image



Theo bảng trên, giờ Tân Mão thuộc phù đầu nghi Giáp Thân, vòng thiên can thứ 3 của tiết khí Đông chí, tiết cuối Đông, quái Khảm độ số 1, Sao Nhất bạch.

Bước 2: Xác định Trực phù, Trực sử theo bảng

Posted Image



Theo bảng này:

- Ảnh hưởng âm:

+ Trực phù âm TP- độ số 6 ---> THIÊN TÂM / 6

+ Trực sử âm TS- độ số 6 ---> KHAI MÔN /6

- Ảnh hưởng dương:

+ Trực phù dương TP+ độ số 7 ---> THIÊN TRỤ / 7

+ Trực sử dương TS+ độ số 7 ---> KINH MÔN / 7

- Ảnh hưởng Vượng:

+ Trực phù vượng TP> độ số 7 ---> THIÊN TRỤ / 7

+ Trực sử vượng TS> độ số 7 ---> KINH MÔN / 7

Bước 3: Xác định Sao sa Trực phù:

Lập bảng Nghi Kỳ:


Posted Image



(độ số cột 1, 2, 3 tương ứng cho ảnh hưởng âm, dương, vượng)

Theo bảng Nghi Kỳ này thì độ số ứng với giờ Tân Mão là:

+ Ảnh hưởng âm: độ số tp- = 9, Trực phù âm: THIÊN TÂM / 9

+ Ảnh hưởng dương: độ số tp- = 6, Trực phù dương: THIÊN TRỤ / 6

+ Ảnh hưởng vượng: độ số tp- = 9, Trực phù vượng: THIÊN TRỤ / 9

Bước 4: Xác định Sao sa Trực sử:

Lập bảng


Posted Image










































(độ số cột 1, 2, 3 tương ứng cho ảnh hưởng âm, dương, vượng)

Theo bảng Nghi Kỳ này thì độ số ứng với giờ Tân Mão là:

+ Ảnh hưởng âm: độ số ts- = 4, Trực phù âm: KHAI MÔN / 4

+ Ảnh hưởng dương: độ số ts- = 2, Trực phù dương: KINH MÔN /2

+ Ảnh hưởng vượng: độ số ts- = 4, Trực phù vượng: KINH MÔN / 4

Bước 5: Lập hệ thức lượng Độn Giáp:

- Đối với ảnh hưởng âm:

THIÊN TÂM / 6 KHAI MÔN /6

THIÊN TÂM / 9 KHAI MÔN / 4

- Đối với ảnh hưởng dương:

THIÊN TRỤ / 7 KINH MÔN / 7

THIÊN TRỤ / 6 KINH MÔN /2

- Đối với ảnh hưởng vương:

THIÊN TRỤ / 7 KINH MÔN / 7

THIÊN TRỤ / 9 KINH MÔN / 4

Tóm tắt kết quả trong bảng như sau:

Posted Image



Như vậy, hệ thức lượng Độn Giáp chúng ta lập được phong phú, nhiều thông tin gấp 3 lần so với cổ thư chũ Hán truyền lại. Điều quan trọng là ta đã hiểu bản chất của các thông tin đó là gì.

Các cung Trực phù, Trực sử, Sao sa Trực phù, Sao sa Trực sử, Cung tiết khí thực chất là các cung cư ngụ của Sao Tiết (ở ví dụ này là sao Nhất bạch thuộc quái Khảm). Các sao khác cư ngụ ở các cung còn lại theo đồ hình phân bố các Sao đã nghiên cứu ở trên.

Ở ví dụ này, sự phân bố các Sao như sau:

- Sao Tiết: Sao Nhất bạch đóng ở cung cục số 1, quái Khảm. Các Sao khác phân bố như sau:

Posted Image



Sao Tiết khí: Cả 3 ảnh hưởng âm, dương, vuợng đều thể hiện sao Nhất Bạch đóng ở cung cục số 1, quái Khảm (Cung tiết khí đều là 1). Trong trường hợp tổng quát, có thể chúng ở các cung khác nhau. Các Sao ảnh hưởng theo Tiết khí phân bố như sau:

Posted Image



- Sao vòng Thiên can:

+ Sao vòng Thiên can ảnh hưởng âm cũng chính là sao Tiết khí (Nhất bạch), nhưng đóng ở cung có cục số là 6.

+ Sao vòng Thiên can ảnh hưởng dương cũng chính là sao Tiết khí (Nhất bạch), nhưng đóng ở cung có cục số là 7.

+ Sao vòng Thiên can ảnh hưởng vượng cũng chính là sao Tiết khí (Nhất bạch), nhưng đóng ở cung có cục số là 7.

Phân bố các sao khác như sau:

Posted Image


























































- Sao theo giờ: Sao theo giờ cũng là Sao vòng Thiên can hay sao Tiết khí (Nhất bạch) nhưng đóng ở các cung khác nhau.

+ Trực phù âm, dương, vượng đóng ở các cung 9, 6, 9 có phân bố các sao như sau:

Posted Image



+ Trực sử âm, dương, vượng đóng ở các cung 4, 2, 4 có phân bố các sao như sau:

Posted Image


































































Như đã biết, sao cảm ứng lên sự vật khong đóng ở cung trung ương. Các sao này khi lâm lào trung cung thì tuỳ theo sự vật tính âm hay dương mà phân bố vào các cung khác theo nguyên tắc ứng với ảnh hưởng âm, dương hay vượng là “Nam-Khôn Nữ-Cấn”, “Nam-Càn Nữ-Đoài” hay “Nam-Càn Nữ-Khôn”. Do đó, Trực sử trong trường hợp này như sau:

· Đối với trường hợp sự vật dương tính:

Posted Image



· Đối với trường hợp sự vật âm tính:

Posted Image



Tổng hợp các kết quả ví dư trên ta được bảng phân bố ảnh hưởng của truờng khí Vụ trụ tới Trái đất vào giờ Tan Mão, ngày Giáp Dần, tiết Đông chí, Hạ nguyên như sau:

Posted Image



(Những ô tô màu đỏ chỉ cung Sao chủ đóng)

























































2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Bác Vô Trước.

 

Cảm ơn các bài viết hay quá với các định nghĩa mới được trên những cái chưa rõ ràng còn lại trước đây, ví dụ Độn Giáp thấy sách hướng dẫn trình bày cả dãy công thức nhân chia tán loạn mà hoàn không không chỉ rõ tại sao, chỉ khi có kết qủa rồi mới luận theo các nội dung định hình cơ bản.

 

Thân mến.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tất cả những hình ảnh trong các bài viết không xuất hiện khi đọc, nhờ bác Vô Trước hoặc trung tâm đưa lên lại giùm.

 

Đặc biệt, rất cần những hình ảnh minh họa trong phần Độn Giáp của bác Vô Trước, phần Độn giáp được trình diễn một cách rất rõ ràng và khoa học (nhiều lúc động não thành "lát cả lão").

 

Trên thiên bàn của Độn Giáp, có sai số về phương vị của hai cung Tốn, Khôn và độ số 7, 9 của hai cung Ly, Đoài trên Hậu Thiên Bát Quái.

 

DIA%2BBAN.jpg

 

Khi phi tinh thuận/ nữ hay nghịch/ nam đều bắt đầu bằng sao Nhất Bạch thủy tinh/ 1 nhập trung cung nhằm xác định phi cung của một "Người" sinh năm nào đó!.

 

Khi phi  tinh gặp cung Thổ (5) dùng nguyên lý Dương độn/ gửi cung Tốn/ 4 (đã chuyển vị trí Tốn - Khôn) - Tử môn và Âm độn/ gửi cung Cấn/ 8 - Sinh môn (đối xứng qua Trung cung).

 

Trong Độn giáp, tùy Dương độn (cung Khảm, Cấn, Chấn, Khôn) hay Âm độn (cung Ly, Tốn, Đoài, Càn) thì dùng phi tinh thuận hay nghịch.

 

Khi tiên tri cho toàn cục thế giới trên Địa cầu, hiện chưa rõ dùng phương pháp phi tinh thuận hay nghịch -> khi phi tinh trên địa bàn của một ngôi gia cho một năm nào đó thì chọn phương án thuận/ nghịch? Trong sách Tam Nguyên Cửu Vận của tác giả Hoàng Tuấn, phi tinh năm và tháng là nghịch?. Theo nghiên cứu của cố giáo sư Hoàng Phương thì Phi tinh năm hiện đang thuộc chu kỳ phi nghịch.

 

Chúng ta chưa thấy lý giải về vấn đề này, tuy nhiên có thể hiểu là trong thời gian qua đã sử dụng phi tinh nghịch là phổ biến, ví dụ cho năm 2015:

HKLVnghich01.jpg

 

Trong Độn giáp, cần xem xét lại các quy ước của Cục theo tiết khí.

 

bangtamnguyen.jpg20

 

Trân trọng cảm ơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites