Vo Truoc

Cơ sở học thuyết ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH

30 bài viết trong chủ đề này

16/15/2008

Kính thưa các anh chị em diễn đàn Lyhocdongphuong!

Học thuyết Âm dương Ngũ hành là học thuyết thống nhất vũ trụ mà chủ nhân của nó chính là nền văn hoá huyền vĩ Văn Lang – cội nguồn của dân tộc Việt Nam ta - 5000 năm trước đã từng rực rỡ, huy hoàng phía nam sông Dương Tử.

Đó là quan điểm nhất quán, sáng tạo, có tính đột phá của anh Thiên Sứ mà tôi rất hâm mộ. Lấy cảm hứng từ quan điểm đó mà tôi vốn trước kia không quan tâm lắm đến học thuyết này, “kính nhi viễn chi” thôi, chú tâm vào những bài nghiên cứu, tranh luận về học thuyết này trên các diễn đàn lịch sử, lý số. Tôi nhận thấy rằng, học thuyết huyền vĩ này của tổ tiên ta đã bị che lấp, thất truyền hành ngàn năm, chỉ còn sót lại một số ít ỏi những mảnh vỡ đã bị biến dạng dưới dạng những ứng dụng cụ thể, không hoàn chỉnh cả về thực hành cũng như lý thuyết bằng văn tự của chính nền văn hoá đã đập vỡ nó. Không nhận thức được điều đó thì thôi, nhưng đã biết được thì bổn phận của mỗi chúng ta trước tổ tiên là phải đóng góp một phần, dù là nhỏ bé của mình theo từng hoàn cảnh, phục hưng, tôn vinh văn hoá Việt. Một phần quan trọng trong những đóng góp đó là phục hồi lại học thuyết Âm dương Ngũ hành nguyên thuỷ. Đó là một công việc vô cùng khó khăn nhưng không phải không làm được nếu tất cả chúng ta cùng nhiệt tâm, kiên trì, sáng tạo, khoa học và đặc biệt phải có với tấm lòng trong sạch, không vụ lợi hướng tới tổ tiên.

Theo dõi các bài nghiên cứu tranh luận trên các diễn đàn, tôi cho rằng chúng ta đang thiếu hẳn sự sáng tỏ bản chất hệ thống khái niệm căn bản của học thuyết Âm dương Ngũ hành, một phương pháp luận đúng đắn xuất phát từ bản chất của những đối tượng mà ta nghiên cứu. Chúng ta phải thiên về sự hợp lý hình thức, những “tượng”, “số” mang nặng suy diễn chủ quan của mỗi chúng ta, rất khó thống nhất ý kiến và phản ánh không đầy đủ, trọn vẹn đối tượng đó. Hơn nữa, chúng ta phải lệ thuộc vào những tài liệu chữ Hán còn sót lại, lưu truyền đã hàng ngàn năm, chắc chắn đã có rất nhiều sai lệch dễ làm chệch hướng tư duy đúng đắn. Ngoài ra, sự trì trệ tư duy, sự câu nệ bảo thủ, những toan tính, đố kỵ, tự ái, … cũng cản trở sự sáng tạo, đồng tâm hiệp lưc của chúnh ta.

Xưa kia, các cụ của chúng ta chắc chắn cũng quan sát thực tại khách quan, chiêm nghiệm thực tế, dùng trí tuệ của mình phát minh ra học thuyết Âm dương Ngũ hành. Ngày nay, thực tại khách quan đó vẫn còn hiện hữu. Chúng ta – con cháu các cụ - đương nhiên phải được thừa hưởng trí thông minh đó. Chúng ta lại có bao nhiêu lợi thế so với các cụ do thời đại mình mang lại. Hơn nữa, lại được những gợi ý vẫn còn vô cùng giá trị từ những “mảnh vỡ văn minh” của các cụ còn sót lại... Chẳng có lý do gì chúng ta không thể nghĩ ra được cái mà các cụ đã nghĩ ra từ hàng mấy ngàn năm trước, và nhất định phải tốn ít thời gian hơn.

Tâm niệm những điều đó, lại được anh Thiên Sứ gợi ý rằng, chúng ta chỉ có thể phục hồi lại được học thuyết Âm dương Ngũ hành từ những giá trị của nền văn minh sản sinh ra nó – nền văn minh tộc Việt, tôi chẳng tự lượng sức mình, cố gắng xây dựng “Cơ sở học thuyết Âm dương Ngũ hành” và trình ra đây để cùng anh chị em trong diễn đàn thảo luận, cũng là để tỏ một phần tấm lòng tôi với tổ tiên tộc Việt.

Suy nghĩ còn nhiều chỗ chưa thấu đáo, diễn tả còn nhiều chỗ chưa hết ý, mong anh chị em lượng thứ.

VÔ TRƯỚC

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

ĐỀ CƯƠNG

ĐẠI CƯƠNG CƠ SỞ HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH

***

I./ BẢN THỂ VŨ TRỤ

Bản thể của vũ trụ là “Đạo” hay “Chân như” vốn vô thuỷ, vô chung, bất khả tư nghị, hàm chứa và bao trùm tất cả mà không phân biệt.

Do hàm chứa và bao trùm tất cả nên Đạo tràn đầy, viên mãn.

Do không phân biệt nên Đạo vô cùng thông biến.

Do bất khả tư nghị nên không thể dùng lời mà có thể định nghĩa hay diễn tả chính xác, chỉ có thể cảm thấy, nhận thức được, mô tả một cách tương đối, người xưa “gượng” mà diễn đạt Đạo một cách hình tượng là hình tròn.

Do Đạo không phân biệt nên nó chí tịnh, đồng thời, do hàm chứa tất cả nên nó hàm chứa tính động – âm. Khi tính âm thể hiện cái dụng của nó là động, dù còn vô cùng nhỏ, nhưng ở trong cái chí tịnh của Đạo, nên vẫn xuất hiện sự phân biệt của phần Đạo còn lại với nó được gọi là tính dương.

Tính âm và tính dương chỉ là những thuộc tính nên chúng thể hiện mình ra thông qua những lực lượng tương ứng, xuất hiện cùng với chúng gọi là lực lượng âm, lực lượng dương.

Do có sự phân biệt âm dương, nên lực lượng âm, lực lượng dương tương tác nhau hình thành Vạn tượng. Trong quá trình tương tác âm dương đó, Vạn tượng sinh sinh hoá hoá liên miên từ thấp tới cao, từ đơn giản đến phức tạp … tạo nên thế giới, vũ trụ ngày nay.

Như vậy, bản thể của vũ trụ là Đạo hay Chân như vốn bất khả tư nghị. Cái Tướng của nó là Vạn tượng cùng cái Dụng của nó là cái lý tương tác âm dương. Quán về vũ trụ ta phải quán trên cái thế chân vạc Thể - Tướng – Dụng của nó như thế.

Như vậy, Vạn tượng sinh ra từ Đạo, là kết quả của tương tác âm dương, người xưa diễn đạt nó một cách hình tượng là hình vuông, phân biệt với hình tròn là Đạo. Âm được ký hiệu là một nét đứt, còn dương – một nét liền.

Posted Image




II./ TAM TÀI

Vạn tượng là cái tướng của Vũ trụ, sinh sinh hoá hoá liên miên bất tận theo cái lý âm dương. Cái lý của âm là động, tức là luôn biến đổi, có xu hướng phá vỡ trạng thái ban đầu, đổi mới và uyển chuyển … Cái lý của dương là tịnh, tức là có xu hướng bảo tồn cái trạng thái ban đầu, bảo thủ, cứng mạnh … Sự tương tác của âm, dương là nguyên nhân, động lực phát triển của Vạn tượng.

Vạn tượng sinh hoá, phát triển, có nghĩa là nó biến đổi, hay có những giá trị mới được tạo ra trong quá trình tương tác của các lực lượng âm, dương làm tăng tính phức tạp, cũng như số lượng của Vạn tượng. Những giá trị mới đó chính là kết quả của sự tương tác âm dương, đồng thời cũng bổ xung cho lực lượng âm lực lượng dương, làm cho lực lượng âm, dương cũng không ngừng phát triển cùng vạn tượng. Hệ quả tiếp theo là tăng cường hơn nũa sự tương tác âm dương và những giá trị mới lại được tạo ra nhiều hơn nữa.

Trong quá trình tương tác, tạo ra những giá trị mới làm cho Vạn tượng không ngừng biến đổi và phát triển, cả lực lượng âm lẫn lực lượng dương đều có xu hướng giành lấy cho mình giá trị mới đó càng nhiều càng tốt. Nhưng mức độ chiếm đoạt giá trị mới đó tuỳ thuộc vào tương quan giữa khả năng chiếm đoạt của lực lượng âm và lực lượng dương trong Vạn tượng.

Như vậy, trong quá trình phát triển của Vạn tượng, lực lượng âm, dương không ngừng tương tác làm nảy sinh những giá trị mới, đồng thời chúng cũng không ngừng tranh giành chiếm đoạt những giá trị mới đó. Đó chính là nội dung của sự thống nhất và đấu tranh giữa hai mặt đối lập là các lực lượng âm, dương trong Vạn tượng.

Để tạo ra những giá trị mới, các lực lượng âm, dương phải thống nhất với nhau trong tương tác. Nếu chỉ có một mình lực lượng âm hay một mình lực lượng dương, sẽ không có sự tương tác âm dương và giá trị mới không thể nảy sinh. Cả lực lượng âm và lực lượng dương đều có xu hướng chiếm đoạt giá trị mới này. Để có thể chiếm đoạt, trước tiên giá trị mới phải được tạo ra. Để được tạo ra giá trị mới, lực lượng âm, dương phải thống nhất với nhau trong tương tác.

Vì tranh giành những giá trị mới - sản phẩm của quá trình tương tác âm dương – các lực lượng âm, dương đấu tranh với nhau, và vì thế mâu thuẫn với nhau. Giá trị mới được tạo ra tuỳ thuộc vai trò và qui mô của các lực lượng âm, dương trong quá trình tương tác, còn mức độ chiếm đoạt giá trị mới tuỳ thuộc vào sức mạnh và khả năng chiếm đoạt của lực lượng âm và lực lượng dương tương quan như thế nào. Khi có sự tương ứng giữa vai trò tương tác và khả năng chiếm đoạt đó thì Vạn tượng phát triển tốt nhất. Lực lượng âm dương tuy mâu thuẫn nhưng đó là mâu thuẫn tích cực, kích thích Vạn tượng phát triển, ta nói Vạn tượng có trạng thái âm dương hài hoà. Còn nếu sự tương ứng đó không thoả đáng, Vạn tượng phát triển khó khăn hơn, mâu thuẫn lực lượng âm, dương tăng lên, cản trở Vạn tượng phát triển, ta nói Vạn tượng có trạng thái mất quân bình âm dương. Đặc biệt, khi sự mất quân bình này thái quá, mâu thuẫn lực lượng âm dương quá gay gắt có thể dẫn đến phá huỷ thế quân bình âm dương, trạng thái đó bị tiêu huỷ, sinh ra một trạng thái mới có sự quân bình âm dương mới. Ta nói, vật cùng tắc biến, vật cực tắc phản.

Do thống nhất với nhau trong tương tác, tạo ra những giá trị mới, mà trong các lực lượng âm, dương có hàm chứa những yếu tố, tuy khác nhau nhưng không mâu thuẫn, đấu tranh với nhau (thống nhất với nhau). Và tương ứng với những yếu tố đó, trong Vạn tượng có những lực lượng đại diện cho chúng, gọi là Chung. Trong Chung có những thành phần mà cả hai lực lượng âm, dương cùng thống nhất và tôn trọng, tuy khác nhau mà không mâu thuẫn, đấu tranh nhau. Phần còn lại của các lực lượng âm, dương thì mâu thuẫn, đấu tranh với nhau và được gọi là Âm, Dương.

Như vậy, do thống nhất và đấu tranh với nhau giữa các lực lượng âm, dương, trong vạn tượng hình thành ba lực lượng là Chung, Âm, Dương với bản chất được mô tả ở trên, được gọi là Tam tài. Tam tài thể hiện sự tương tác thống nhất và đấu tranh với nhau của các lực lượng âm, dương trong vạn tượng. Quan hệ tương tác giữa ba lực lượng này làm cho Vạn tượng cân bằng và phát triển.

Posted Image

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

III./ THỜI KỲ TIÊN THIÊN VÀ HẬU THIÊN

Như trên đã thấy, sự tương tác của Âm và Dương sinh ra giá trị mới là nguồn gốc phát triển của Vạn tượng. Vạn tượng được mô hình hoá bằng Tam tài, bao gồm ba thành phần là Âm, Dương và Chung. Thực ra những đại lượng này đều là những khái niệm hết sức định tính, xác định chính xác là điều không thể, nhưng để dễ hình dung ta cứ thử mô hình hoá nó bằng những số liệu như phần trình bày dưới đây nhằm tìm ra những quan hệ cơ bản nhất của chúng.

Giả sử rằng, trong Vạn tượng, lực lượng âm tương tác với lực lượng dương tạo ra giá trị mới là M. Giá trị mới M này bị các lực lượng Tam tài chiếm đoạt để phát triển.

Giả sử Chung chiếm M.c, khi ấy Âm và Dương chiếm M.(1- c), trong đó Âm chiếm M.a.(1- c), còn Dương chiếm M.(1- a)(1- c).

Ở đó: a, c là những hệ số dương ≤ 1.

+ Nếu a = 0, tức là Âm không thụ hưởng một chút nào giá trị mới M. Như vậy, hoặc là không có Âm, lúc đó giá trị mới không thể được tạo ra do không có tương tác âm dương, M = 0, hoặc là có Âm nhưng Âm không được thụ hưởng sẽ suy yếu còn Dương thụ hưởng hết giá trị mới sẽ quá thịnh. Sự mất quân bình, thái quá sẽ sảy ra, kết quả Vạn tượng bị phá huỷ và cũng không có giá trị mới nào được tạo ra: M = 0.

+ Nếu a = 1, lý luận tương tự như trên đối với Dương ta cũng thu được kết quả tương tự là M = 0.

+ Nếu 0 < a < 1, một giá trị mới M > 0 sẽ được tạo ra trong quá trình tương tác âm dương.

Biểu diễn giá trị mà các yếu tố của Tam tài chiếm đoạt trong giá trị mới M được tạo ra trong quá trình tương tác âm dương trên đồ thị ta thu được kết quả sau:

Posted Image

Trên đồ thị:

Đường qua V chỉ những giá trị mới được sinh ra do tương tác âm dương của các lực lượng trong Vạn tượng. Nó cực đại ở điểm V khi a = a*

Đường qua A biểu diễn những giá trị mới mà Âm chiếm đoạt đươc. Nó cực đại ở điểm A2 khi a = a2.

Đường qua D biểu diễn nhựng giá trị mới mà Dương chiếm đoạt đươc. Nó cực đại ở điểm A1 khi a = a1.

Đường qua C biểu diễn nhựng giá trị mới mà Chung chiếm đoạt đươc. Nó cực đại ở điểm C khi a = a*.

Qua đồ thị, ta nhận thấy:

- Trong giai đoạn a = 0 --- > a1: Khi âm mới sinh và phát triển (a nhỏ) giá trị mới mà các lực lượng Chung, Âm, Dương chiếm đoạt được và cả trong Vạn tượng đều đồng biến theo a, hay lợi ích của mọi lực lượng trong Vạn tượng là thống nhất, không mâu thuẫn với nhau. Mọi lực lượng trong Vạn tượng đều hỗ trợ thuận lợi cho Âm tăng trưởng và chúng cũng nhanh chóng phát triển theo do được thụ hưởng những giá trị mới được tạo ra trong sự tương tác âm dương. Tương tác âm dương thuận lợi, giá trị mới được tạo ra với tốc độ cao thể hiện qua độ nghiêng đi lên lớn của đoạn 0V1. Âm mới sinh ra có tốc độ phát triển còn chậm nhưng tăng lên rất nhanh thể hiện qua độ lõm của đồ thị a ở giai đoạn này. Vai trò của các lực lượng Dương trong Vạn tượng lớn hơn so với các lực lượng Chung và Âm, thể hiện ở độ cao đồ thị 0D1 so với 0A1, 0C1. Quan hệ của các lực lượng trong vạn tượng là tương sinh. Giai đoạn này gọi là TIÊN THIÊN.

- Trong giai đoạn a = a1 --- > a*: ta nhận thấy, đồ thị A, C và V còn đồng biến, trong khi đồ thị C nghịch biến theo a. Các lực lượng trong Vạn tượng không còn thống nhất nhau như giai đoạn Tiên thiên nữa, mâu thuẫn đã bắt đầu xuất hiện và phát triển.

Mâu thuẫn ở đây trước hết là nâu thuẫn giữa Âm và Dương là hai lực lượng chính, cơ bản nhất của Vạn tượng thể hiên ở hai chiều đồng biến của A và nghịch biến của D, đó là mâu thuẫn trong lợi ích, hay sự chiếm đoạt giá trị mới được tạo ra trong sự tương tác giữa chúng. Do đó, trong giai đạn này quan hệ Âm Dương là tương khắc. Bản chất của mâu thuẫn chính là ở chỗ: khi Âm tăng quá mạnh làm tăng nhanh giá trị mới M đồng thời khả năng chiếm đoạt M cũng tăng lên nhanh hơn dẫn đến phương hại đến sự thụ hưởng giá trị mới của Dương (đồ thị D nghịch biền). Điều này làm xuất hiện hiệu ứng kìm hãm sự tăng lên của Âm từ D. Nói cách khác là Dương khắc Âm.

Quan hệ giữa Âm và Chung vẫn là tương sinh thể hiện qua sự cùng đồng biến của đồ thị A và C. Ở đây, giá trị mới được tạo ra do sự tương tác âm dương và Âm có tính động, có xu hướng biến đổi, sáng tạo ra những giá trị mới đó, còn C thì thụ hưởng. Do đó, quan hệ tương sinh giữa Chung và Âm là: Âm sinh Chung.

Đồ thị C và D có chiều biến thiên ngược nhau nên quan hệ Chung, Dương phải là quan hệ tương khắc. Do quan hệ của Chung với Âm là tương sinh: Âm sinh Chung, mà quan hệ của Dương là khắc Âm nên để bảo vệ lợi ích của mình, đảm bảo sự cân bằng trong Vạn tượng mà quan hệ tương khắc giữa Chung và Dương phải là: Chung khắc Dương.

Như vậy, quan hệ giữa các lực lượng trong Vạn tượng ở giai đoạn này là: Dương khắc Âm, Âm sinh Chung, Chung khắc Dương gọi là quan hệ Tam tài. Giai đoạn này gọi là giai đoạn HẬU THIÊN. Trong giai đoạn Hậu thiên, Vạn tượng vẫn phát triển tốt thể hiện ở chiều tăng của đồ thị V1V.

- Trong giai đoạn a = a* --- > a2: Giai đoạn này đặc trưng bằng sự đi xuống cũa đồ thị VV2, thể hiện sự suy thoái của Vạn tượng, chỉ có Âm tăng còn Chung và Dương đều đi xuống hay Âm quá thịnh còn Dương quá suy. Mâu thuẫn giữa các lực lượng trong Vạn tượng ngày càng rất gay gắt, thể hiện ở sự hỗn loạn, thiếu kiểm soát. Cả Dương lẫn Chung đều tương khắc với Âm.

- Trong giai đoạn a = a2 --- > 1: Đây là giai đoạn huỷ diệt của Vạn tượng. Tất cả các yếu tố Âm, Dương, Chung đều đi xuống.

Như vậy, Tiên thiên và Hậu thiên là khái niệm chỉ những giai đoạn khác nhau trong quá trình phát triển của Vạn tượng:

Thời kỳ Tiên thiên là thời kỳ ban đầu, Vạn tượng mới hình thành và phát triển. Trong thời kỳ này, các lực lượng của Vạn tượng thống nhất với nhau, tuy khác nhau mà không mâu thuẫn, tương tác vời nhau tạo ra và thụ hưởng nhiều giá trị mới. Sự vật phát triển rất thuận lợi. Quan hệ các lực lượng trong vạn tượng là tương sinh. Tuy nhiên, sự khác nhau đó tiềm ẩn mầm mống của mâu thuẫn để có thể bộc lộ rõ trong thời kỳ sau.

Thời kỳ Hậu thiên là thời kỳ mà Vạn tượng đã phát triển đến một mức độ cao hơn. Những mầm mống của mâu thuẫn Âm, Dương đã phát triển đến giai đoạn bộc lộ và ngày càng gay gắt. Mâu thuẫn ở đây là mâu thuẫn Âm, Dương trong tranh giành giá trị mới được tạo ra trong sự tương tác giữa chúng. Quan hệ của các lực lượng trong Vạn tượng là quan hệ:

Dương khắc Âm.

Âm sinh Chung.

Chung khắc Dương.

Posted Image

Quan hệ này chi phối toàn bộ sự phát triển của Vạn tương.

Trong cuộc đấu tranh giành giật về phần mình giá trị mới, do Dương là cái có trước, mang bản chất của cái ban đầu nên lực lượng của nó mạnh hơn Âm – là cái có sau, đang phát triển - chi phối Vạn tượng nhiều hơn nên Vạn tượng có xu hướng bị kéo về ổn định tại điểm a1 để lợi ích cho Dương là lớn nhất. Tuy nhiên, bản chất của Âm là vận động và phát và phát triển không ngừng có xu hướng kéo sự vật ổn định ở a2. Lợi ích của Vạn tượng là tiến đến điểm V - điểm có tổng lợi ích là lớn nhất - do đó mâu thuẫn ngày càng gay gắt nhất là khi điểm a* ngày càng lớn hơn a1. Như vậy, quan hệ mâu thuẫn, đấu tranh giữa 3 lực lượng Dương, Âm, Chung trong sự vật là mâu thuẫn nảy sinh khi một bên (Dương) có xu hướng kéo sự vật ổn định ở a1, một bên có xu hướng kéo sự vật ổn định ở a2 (Âm), còn bên thứ ba (Chung) lại có xu hướng tới a*. Kết quả, sự vật sẽ tồn tại và vận động tại một giá trị a nào đó tùy thuộc vào tương quan Âm, Dương, Chung của sự vật. Trong 3 lực lượng của Tam tài, Âm luôn có xu hướng tăng a lên, Dương luôn có xu hướng cố định a lại. Kế quả, a ngày càng tăng là xu hướng tất yếu của sự vật. Mâu thuẫn giũa 2 xu hướng này của Âm, Dương chính là mâu thuẫn của sự vật.

Nếu mâu thuẫn không được giải quyết, đến một lúc nào đó khi qui mô đủ lớn, Vạn tượng sẽ tiến đến giai đoạn suy đồi và hủy diệt, một Vạn tượng khác sẽ được hình thành và tiếp tục như quá trình đó …

Cơ chế của quá trình phát triển đó của sự vật như sau: Do Đạo hàm chứa và bao trùm tất cả nên trong sự vật luôn tồn tại sẵn tất cả những mầm mống cho mọi xu hướng phát triển của sự vật. Chỉ những mầm mống nào phù hợp với tương quan Âm, Dương của sự vật mới nhận được sự hỗ trợ tốt từ các thành phần tương ứng, tạo ra được nhiều hơn những giá trị mới cho sự vật. Những mầm mống phù hợp nhất thì có khả năng tạo ra nhiều giá trị mới nhất với sự hỗ trợ ít nhất. Chỉ những mầm mống đó mới có đủ khả năng, ưu thế để phát triển thành những lực lượng hiện thực của sự vật, còn những mầm mống khác sẽ không được “ nuôi dưỡng” tốt và bị thui chột đi. Như vậy, sự vật sẽ luôn được chọn lọc, bổ xung những lực lượng có khả năng tạo ra nhiều giá trị mới hơn nên nó luôn luôn phát triển. Vì vậy, qui luật phát triển không ngừng là qui luật phổ biến của mọi sự vật. Sự chọn lọc này sảy ra thường xuyên, khách quan ở mọi qui mô yếu tố, mọi phương án khả dĩ phát triển của sự vật nên nó rất kỹ lưỡng, chính xác và tối ưu. Đó chính là nguồn gốc của nguyên lý tối ưu hay “tiết kiệm” của vũ trụ. Nguyên lý này phát biểu rằng, mọi vận động của sự vật luôn tuân theo qui tắc tối ưu về năng lượng. Tự nhiên luôn hành động sao cho kết quả đạt được cao nhất với chi phí nhỏ nhất.

Những giá trị mới được tạo ra trong quá trình tương tác âm dương, thực ra, cũng chỉ là những thành phần vốn có, hàm chứa trong Đạo vì như ta đã biết, Đạo hàm chứa và bao trùm tất cả. Những thành phần này vốn tiềm ẩn trong Đạo, khi có điều kiện thuận lợi của tương tác âm dương, chúng mới được bộc lộ ra và tham gia vào các lực lượng đã có của sự vật. Sự tạo ra và chiếm đoạt những giá trị mới của các yếu tố trong sự vật thực chất là sự kích thích những mầm mống chưa bộc lộ của Đạo được bộc lộ ra trong thành phần của yếu tố chiếm đoạt mà thôi. Do đó, có thể nói, ở đây hoàn toàn không có sự “sáng tạo” ra cái gì mới hết mà chỉ là làm bộc lộ những khả năng vốn có tiềm ẩn trong Đạo, được thể hiện ra ở những hoàn cảnh, điều kiện khác nhau, tham gia vào các lực lượng tương ứng, phù hợp của sự vật. Đó chính là nguồn gốc của nguyên lý “ đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” và định luật bảo toàn năng lượng của vật lý học.

Ngược lại, có những yếu tố của Đạo đã được bộc lộ trong thành phần của sự vật, nếu không phù hợp với tương tác âm dương nên không bổ xung được cho mình những thành phần mới theo cơ chế trên, mà thậm chí còn bị mất đi những thành phần cũ thì dần dần sẽ bị suy yếu đi thậm chí biến mất, tức là lại trở về dạng tiềm năng chưa bộc lộ của Đạo.

Quan hệ tương sinh, tương khắc là các quan hệ cơ bản của sự vật.

Thực chất quan hệ A sinh B là: Trong quan hệ giữa A và B tạo tra các điều kiện thuận lợi cho những mầm mống thuộc B vốn tiềm ẩn trong Đạo có thể phát triển lên, bổ xung vào lực lượng của B, tạo ra nhiều giá trị mới cho B. Khi các thành phần của A tạo điều kiện cho các mầm mống đó phát triển, nó cũng bị tổn hại nhất định. Do đó, khi B quá vượng, A sẽ bị hao tổn nhiều, thậm chí bị thui chột. Lúc đó, người ta nói A tương thừa B. Như vậy, quan hệ tương thừa là quan hệ tương sinh khi yếu tố bị sinh quá vượng làm hao tổn nghiên trọng yếu tố sinh.

Ngược lại, thực chất quan hệ A khắc B là: Trong quan hệ giữa A và B tạo tra các điều kiện không thuận lợi cho những mầm mống thuộc B vốn tiềm ẩn trong Đạo có thể phát triển lên bổ xung vào lực lượng của B, tạo ra nhiều giá trị mới cho B, làm cho các yếu tố thuộc B không được bổ xung những giá trị mới và dần dần bị thui chột đi. Khi khắc những thành phần của B, các thành phần tham gia vào quan hệ tương khắc của A cũng hao tổn. Vì vậy, khi B quá vượng, có thể làm cho A bị triệt. Lúc đó ta nói, A tương vũ B. Như vậy, quan hệ tương vũ là quan hệ trương khắc khi yếu tố bị khắc quá vượng làm triệt tiêu yếu tố khắc.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

IV./ CÁC YẾU TỐ ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH CỦA MỘT SỰ VẬT

1. Sự xuất hiện Tứ tượng, Bát quái, …

Vạn tượng không ngừng phát triển do tương tác âm dương tạo ra ngững giá trị mới. Sự phát triển đó của Vạn tượng phải được thể hiện bằng những lực lương của nó là Âm Dương và Chung. Nói cách khác, Âm, Dương cũng phát triển không ngừng. Dưới tác động của tương tác âm dương, chúng liên tiếp bị phân hoá thành những yếu tố khác nhau giống như Đạo bị phân hoá thành âm, dương vậy. Mầm mống của những yếu tố đó vốn có sẵn trong vạn tượng, tức là trong bản thân chúng do Vũ trụ bao trùm và bao hàm tất cả. Khi có điều kiện thuận lợi do quá trình tương tác âm dương mang lại, những mầm mống ấy phát triển, trở thành những lực lượng tương ứng trong Vạn tượng.

Dương phân hoá thành Thái Dương và Thiếu Dương.

Âm phân hoá thành Thái Âm và Thiếu Âm.

Sau đó:

Thái Dương phân hoá thành Thái Thái Dương và Thiếu Thái Dương.

Thiếu Dương phân hoá thành Thái Thiếu Dương và Thiếu Thiếu Dương.

Thái Âm phân hoá thành Thái Thái Âm và Thiếu Thái Âm.

Thiếu Âm phân hoá thành Thái Thiếu Âm và Thiếu Thiếu Âm.

Tiếp theo:

Thái Thái Dương phân hoá thành Thái Thái Thái Dương và Thiếu TháiThái Dương.

Thiếu Thái Dương phân hoá thành Thái Thiếu Thái Dương và Thiếu TháiThiếu Dương.

Thái Thiếu Dương phân hoá thành Thái Thái Thiếu Dương và Thiếu Thái Thiếu Dương

Ở đây:

- “ Thái” chỉ yếu tố ban đầu trở thành sau khi phân hoá.

- “Thiếu” chỉ yếu tố mới sinh ra trong quá trình phân hoá.

- Dương, Âm chỉ bản chất ban đầu của yếu tố. Dương có tính “tịnh”, ám chỉ xu thế bảo toàn bản chất ban đầu, chống lại sự thay đổi. Âm có tính “động”, ám chỉ xu thế làm biến đổi bản chất ban đầu.

Để thuận tiện, người ta dùng những ký hiệu để biểu diễn những yếu tố đó như sau:

Posted Image

Qui tắc ký hiệu như sau:

+Yếu tố thứ cấp bậc n dùng n hào chồng nhau để ký hiệu.

+ Haò dưới cùng chỉ bản chất âm dương của yếu tố được ký hiệu.

+ (n – 1) hào dưới cùng chỉ nguồn gốc xuất phát của yếu tố được ký hiệu từ các yếu tố thứ cấp bậc (n – 1).

+ Hai hào trên cùng xác định tính “Thái”, “Thiếu” của yếu tố được ký hiệu. Nếu chúng giống nhau thì yếu tố là “Thái”. Nếu chúng khác nhau thì yếu tố là “Thiếu”. Tức là những cặp hào trên cùng xác định “Thái”, “Thiếu”, hào cuối cùng xác định bản chất âm dương của yếu tố.

Posted Image

Vạn tượng sinh hoá liên miên trong quá trình tương tác âm dương bằng cách phân hoá thành các yếu tố “thái”, “thiếu” của các thứ cấp có bậc khác nhau. Mỗi một yếu tố đó cũng lại phân hoá tương tự như đối với Vạn tượng, hay mỗi yếu tố đó gọi là một “tượng”, một “tiểu vũ trụ” và được phân tích tương tự như trên, có tính đến ảnh hưởng của “đại vũ trụ”. Mỗi một “tiểu vũ trụ” phát triển đều do sự tương tác âm dương của “đại vũ trụ”, nên ngoài những qui luật đặc thù, vốn cũng có bản chất âm dương như những qui luật chung, còn chịu ảnh hưởng của toàn vũ trụ và nằm trong sự tiến hoá của “đại vũ trụ”.

Vật chất mà chúng ta thường quan niệm cũng chỉ là một “tượng” trong đại vũ trụ mà thôi. Cái “tượng” ấy chúng ta tạm gọi là “sự vật” trong các nghiên cứu sau đây. Ngoài vật chất ra còn rất nhiều những “tượng” khác trong Vạn tương mà chúng ta chưa rõ hoặc chưa biết, thậm chí hoàn toàn chẳng có một khái niệm nào về chúng. Nhưng dù chúng có phong phú đến đâu đi chăng nữa, chúng vẫn nằm trong các qui luật của tương tác âm dương.

Người xưa đặt tên cho các yếu tố thứ cấp Bát quái như sau:

Thái thái dương: CÀN

Thiếu thái dương : ĐOÀI

Thái thái âm: KHÔN

Thiếu thái âm: CẤN

Thái thiếu dương: CHẤN

Thiếu thiếu dương: LY

Thái thiếu âm: TỐN

Thiếu thiếu âm: KHẢM

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

2. Sự xuất hiện của Ngũ hành

Trong sự vật, các lực lượng tương tác với nhau tạo ra và cùng chia sẻ, thụ hưởng những giá trị mới M để phát triển. Trong quá trình đó, mỗi lực lượng đều có xu hướng chiếm đoạt giá trị mới đó càng nhiều càng tốt, bảo toàn bản chất ban đầu của chúng. Điều đó dẫn đến mâu thuẫn, đấu tranh lẫn nhau giữa chúng, cản trở sự hình thành những giá trị mới. Mặt khác, sự xuất hiện âm dương sinh ra giá trị mới và sự chiếm đoạt những giá trị mới này cũng nhằm phát triển các lực lượng Âm, Dương, Chung để sinh ra ngày càng nhiều giá trị mới hơn. Do đó, qui luật chung của sự vật là phát triển không ngừng, hay giá trị mới M có xu thế càng ngày càng tăng. Mâu thuẫn giữa các lực lượng trong sự vật đi ngược lại qui luật đó, hỗ trợ cho những mầm mống giải pháp giải quyết mâu thuẫn, vốn tiềm ẩn trong sự vật, có điều kiện phát triển, trở thành những lực lượng mới tham gia tương tác với các lực lượng khác trong sự vật. Sự tham gia tương tác của những lực lượng mới này có xu hướng hỗ trợ hoặc hạn chế hoạt động của các lực lượng khác theo hướng giảm, hóa giả mâu thuẫn đang gay gắt để sự vật phát triển ổn định, thuận lợi hoặc trở thành những yếu tố chính trong sự vật mới tiếp theo, khi mâu thuẫn phát triển gay gắt, làm tiêu vong sự vật cũ và các yếu tố cũ bị suy vong đi.

Theo nguyên lý đó, trong tương tác giữa hai lực lượng Âm, Dương trong Tam tài, Dương có xu hướng trở nên ngày càng “tĩnh” hơn theo bản chất ban đầu dương của nó, làm cho mâu thuẫn âm dương càng gay gắt, giá trị mới M được tạo ra có xu hướng giảm. Trong Chung, là nơi tồn tại và thống nhất các thành phần Âm, Dương, những mầm mống tăng thêm động tính xâm nhập sang Dương, có điều kiện thuận lợi phát triển thành những lực lượng mới làm cho Dương trở nên “động” hơn. Lực lượng mới đó phát triển sau, lại mang động tính nên thuộc Thiếu âm, gọi là hành Kim. Nhưng không phải mọi yếu tố Thiếu âm đều thuộc hành Kim. Trong Thiếu âm có rất nhiều yếu tố có thể tác động cho Dương trở nên “động” hơn, nhưng trong số đó,chỉ có những yếu tố có khả năng hỗ trợ, giải quyết mâu thuẫn âm dương, làm cho giá trị mới được sinh ra nhiều hơn, mới có điều kiện thuận lợi để phát triển và trở thành Dương trong sự vật mới, khi sự vật cũ bị mâu thuẫn âm dương trong nó tiêu diệt, mới thuộc hành Kim. Khi Kim xuất hiện trong Dương, những yếu tố khác thuộc dương gọi là hành Thủy để phân biệt với Kim. Thủy phát triển trước, có tính “tĩnh” dương nên Thủy thuộc Thái dương. Sự xuất hiện của Kim trong xu thế làm giảm bớt mâu thuẫn âm dương, làm cho dương tính trong Dương động hơn, có khả năng sinh ra và chiếm đoạt giá trị mới M nhiều hơn, lực lương Dương phát triển tốt hơn nên quan hệ Thủy , Kim là: Kim sinh Thủy.

Như vậy, những yếu tố “Thiếu” khi xuất hiện có nguồn gốc xuất phát từ Chung.

Tương tự như thế, Âm bị phân hóa thành hai hành Mộc và Hỏa với quan hệ Mộc sinh Hỏa, Mộc thuộc Thiếu dương, Hỏa thuộc Thái âm.

Posted Image

Sự xuất hiện Kim, Mộc nằm trong xu hướng giải quyết mâu thuẫn âm dương đang ngày càng gay gắt, làm mâu thuẫn này giảm đi để sự vật phát triển thuận lợi. Nếu mâu thuẫn này không được giải quyết, và ngày càng gay gắt, các hành Thủy, Hỏa ngày càng suy yếu, Kim, Mộc ngày càng thịnh dẫn đến quan hệ tương sinh Mộc sinh Hỏa, Kim sinh Thủy sẽ chuyển thành tương thừa làm cho Thủy và Hỏa bị suy vong, sự vật cũ bị tiêu biến đi và sinh ra sự vật mới với quan hệ âm dương mới do Mộc, Kim của sự vật cũ đóng vai trò Dương, Âm.

Với sự xuất hiện của 4 hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, phần Chung trong Tam tài được gọi là hành Thổ. Hành Thổ còn tiếp nhận những yếu tố thuộc Thiếu ân nhưng không thuộc Kim, Thiếu dương nhưng không thuộc Mộc (những yếu tố này sẽ bị suy yếu, biến mất khi Mộc khắc Thổ) Như vậy, cấu trúc của của sự vật gồm 5 hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ được xây dựng như trên là sự chi tiết hóa hơn, phát triển hơn cấu trúc Tam tài.

Qua phân tích về sự xuất hiện của Kim thuộc Thiếu âm trong Dương, Mộc thuộc Thiếu dương trong Âm ta thấy một qui luật hình thành và phát triển của các yếu tố thứ cấp là: Trong âm có yếu tố thứ cấp dương, trong dương có yếu tố thứ cấp âm, trong Thái có yếu tố Thiếu. Sự phân hoá này do tương tác, mâu thuẫn âm dương mà ra nên nó hình thành trong thời kỳ Hậu thiên. Còn trong thời kỳ Tiên thiên, do mâu thuẫn chưa gay gắt, các yếu tố đó quan hệ tương sinh nên không có sự phân hoá trong âm có dương, trong dương có âm này.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

3. Quan hệ của Ngũ hành

Những lực lượng trong sự vật quan hệ với nhau trong sự tương tác thống nhất và mâu thuẫn. Các quan hệ được tổng hợp thành 2 quan hệ cơ bản là tương sinh và tương khắc.

uan hệ tương sinh: A sinh B, ký hiệu A -> B. Trong quan hệ này, các yếu tố của lực lượng A hỗ trợ cho lực lượng B phát triển hoặc chuyển từ A sang B. Bản chất của quan hệ này là ở chỗ, tác động của A trong tương tác với các lực lượng khác làm cho B thu được nhiều giá trị mới, kết quả của tương tác âm dương, hơn.

Quan hệ tương khắc: A khắc B, ký hiệu A --- > B. Trong quan hệ này, những yếu tố của lực lượng A trong quá trình tương tác với các yếu tố khác trong Vạn tượng gây nên những hiệu ứng làm cho B không thu được nhiều giá trị mới, được tạo ra trong quá trình tương tác âm dương, làm cản trở sự phát triển của B.

Người ta quan sát và phát hiện ra rằng, trong quan hệ tương sinh A sinh B, nếu A quá vượng (mạnh), thì B không những không phát triển tốt hơn lên, không thu thêm được nhiều giá trị mới hơn mà còn bị suy giảm đi, thu được ít giá trị mới hơn. Lúc này, quan hệ tương sinh chuyển thành quan hệ được gọi là tương thừa, một thái quá của tương sinh: A tương thừa B.

Trong quan hệ tương khắc, nếu A khắc B, nếu A quá yếu, B quá vượng thì A không những không thể khắc B mà còn bị B triệt. Quan hệ tương khắc chuyển thành quan hệ tương vũ, một trường hợp bất cập của tương khắc: A tương vũ B.

Tương sinh, tương khắc, tương thừa, tương vũ là những quan hệ cơ bản của các yếu tố trong sự vật. Quan hệ tương sinh, tương khắc phổ biến trong sự phát triển ổn định của sự vật, thời kỳ Hậu thiên. Quan hệ tương thừa, tương vũ sảy ra khi sự vật trở nên thái quá hay bất cập, có những yếu tố quá vượng hay quá yếu.

Dưới đây ta xét quan hệ 5 hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ trong trạng thái phát triển ổn định của Vạn tượng, tức là chỉ bao gồm các quan hệ tương sinh và tương khắc.

Như trên đã chứng minh, quan hệ Tam tài như sau:

Dương khắc Âm: Dương --- > Âm

m sinh Chung: Âm ->Chung

Chung khắc Dương: Chung --- > Dương

Mặt khác, như đã thấy, Hoả là bản chất ban đầu của Âm , Thuỷ là bản chất của Dương và Thổ chính là Chung trong Tam tài khi mô tả sự vật bằng cấu trúc ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Do đó:

Thuỷ khắc Hoả: Thuỷ --- > Hoả

oả sinh Thổ: Hoả -> Thổ

Thổ khắc Thuỷ: Thổ --- > Thuỷ

Ở đây ta thấy một cấu trúc quan hệ cơ bản sau:

Nếu : A sinh B.

C khắc A.

Thì B khắc C.

Posted Image

Điều này được lý giải như sau: Mọi sự vật phát triển, tương tác với các sự vật khác luôn có xu hướng giành lấy nhiều nhất có thể được lợi ích cao nhất hay giá trị mới nhiều nhất. Khi A sinh B mà C khắc A thì, để bảo vệ lợi ích của mình, B phải khắc C.

Quan hệ này có thể coi như một quan hệ cơ bản, dùng để xác định các quan hệ của các đối tượng trong sự vật, gọi là quan hệ cơ bản 1.

Như ở trên ta đã xác định được quan hệ của Kim – Thuỷ và Mộc – Hoả như sau:

im sinh Thuỷ: Kim -> Thuỷ

ộc sinh Hoả: Mộc -> Hoả

Mặt khác, ta cũng đã xác định rằng, Kim và Mộc đóng vai trỏ Dương, Âm trong sự vật mới được sinh ra khi sự vật cũ mất đi. Do Dương khắc Âm nên quan hệ Kim – Mộc là:

Kim khắc Mộc: Kim --- > Mộc.

Do Kim sinh Thuỷ mà Thuỷ khắc Hoả nên, theo cấu trúc quan hệ cơ bản 1 đã xem xét ở trên ta được:

Hoả khắc Kim: Hoả --- > Kim.

Như trên ta cũng thấy, do Thuỷ khắc Hoả làm cho Hoả không thể quá động nên mới nảy sinh Mộc để kìm bớt tính động của Hoả. Có nghĩa là, sự tác động của Thuỷ tới Hoả là nguyên nhân sinh ra của Mộc, Do đó quan hệ của Thuỷ và Mộc phải là:

huỷ sinh Mộc: Thuỷ -> Mộc

Áp dụng quan hệ cơ bản 1 cho Thổ, Thuỷ, Mộc ta thấy: Thổ khắc Thuỷ, Thuỷ sinh Mộc nên:

Mộc khắc Thổ: Mộc --- > Thổ.

Lại Áp dụng quan hệ cơ bản 1 cho Thổ, Mộc, Kim ta thấy: Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ nên:

hổ sinh Kim: Thổ -> Kim

Như vậy, 10 quan hệ tương tác lẫn nhau giữa 5 hành Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ đã được xác định như sau:

Thuỷ khắc Hoả: Thuỷ --- > Hoả.

Hoả sinh Thổ: Hoả Thổ.

Thổ khắc Thuỷ: Thổ --- > Thuỷ.

im sinh Thuỷ: Kim -> Thuỷ.

ộc sinh Hoả: Mộc -> Hoả.

Kim khắc Mộc: Kim --- > Mộc.

Hoả khắc Kim: Hoả --- > Kim.

huỷ sinh Mộc: Thuỷ -> Mộc.

huỷ sinh Mộc: Thuỷ -> Mộc.

hổ sinh Kim: Thổ -> Kim.

Sơ đồ ký hiệu quan hệ ngũ hành như sau:

Posted Image Qua sơ đồ ta thấy có 2 vòng quan hệ tương sinh và tương khắc như sau:

Quan hệ tương sinh:

Kim -> Thuỷ -> Mộc -> Hoả -> Thổ -> Kim

Quan hệ tương khắc:

Thuỷ --- > Hoả --- > Kim --- > Mộc --- > Thổ --- > Thuỷ.

Nhận xét trên sơ đồ ta thấy quan hệ cơ bản thứ 2 như sau:

Nếu : A sinh B.

B sinh C.

Thì A khắc C.

Posted Image

Quan hệ này cũng có thể coi như một quan hệ cơ bản, dùng để xác định các quan hệ của các đối tượng trong sự vật, gọi là quan hệ cơ bản 2.

4. Sự phân bố các yếu tố - nguyên lý trong Âm có dương, trong Dương có âm

Trong thời kỳ Tiên thiên, sự phân hoá cùa sự vật thành các yếu tố của Tam tài Ngũ hành có thể biểu diễn như sau:

Posted Image

Sự vật tiếp tục bị phân hoá thành các yếu tố thứ cấp bậc 3 như sau:

Posted Image

Như vậy, trong thời kỳ Tiên thiên:

Trong hành Thuỷ có 2 quái CÀN vả ĐOÀI.

Trong hành Mộc có 2 quái CHẤN và LY

Tronh hành Kim có 2 quái TỐN và KHẢM

Trong hành Hoả có 2 quái KHÔN CẤNTrong thời kỳ Hậu thiên, do mâu thuẫn âm dương, các yếu tố bị phân bố lại theo nguyên lý trong âm có dương, trong dương có âm, trong Thái có Thiếu như sau:

Đối với các Hành:

Posted Image

Đối với các Quái:

Posted Image

Như vậy, trong thời kỳ Hậu thiên:

Trong hành Thuỷ có 2 quái CÀN vả KHẢM.

Trong hành Mộc có 2 quái CHẤN và CẤN

Tronh hành Kim có 2 quái TỐN và ĐOÀI

Trong hành Hoả có 2 quái KHÔN và LY

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

5. Quan hệ bát quái

Như trên đã phân tích, hành Thổ xuất phát từ Chung trong Tam tài, nó bao gồm những lực lượng có tính âm và những lực lượng có tính dương, tuy khác nhau về “tính” nhưng lại thống nhất, tương tác với nhau không mâu thuẫn lẫn nhau. Do đó, trong hành Thổ cũng chia thành 2 lực lượng có tính âm dương khác nhau là âm Thổ và dương Thổ.

Căn cứ vào quan hệ Ngũ hành ta nhận thấy:

- Cặp Kim, Mộc sinh cặp Thuỷ, Hoả thì Kim khắc Mộc, Thuỷ khắc Hoả,Thuỷ sinh Mộc và Hoả khắc Kim. Khái quát lên, ta thu được sơ đồ quan hệ giữa các yếu tố trong quan hệ tương sinh như sau: (Đồ hình tương sinh)

Posted Image

- Cặp Thuỷ, Kim khắc cặp Hoả, Mộc thì Kim sinh Thuỷ, Thuỷ khắc Hoả,Thuỷ sinh Mộc và Hoả khắc Kim. Khái quát lên, ta thu được sơ đồ quan hệ giữa các yếu tố trong quan hệ tương sinh như sau: (Đồ hình tương khắc)

Posted Image

Biểu diễn những yếu tố Ngũ hành trên sơ đồ vòng tròn theo chiều tương sinh như sau:

Posted Image

Áp dụng đồ hình tương sinh ở trên cho các quan hệ tương sinh: Kim sinh Thuỷ, Thuỷ sinh Mộc, Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ, Thổ sinh Kim ta được quan hệ của bát quái là hệ quả của quá trình tương sinh như sau:

Posted Image

Áp dụng đồ hình tương khắc ở trên cho các quan hệ tương khắc: Thuỷ khắc Hoả, Hoả khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thuỷ ta được quan hệ của bát quái là hệ quả của quá trình tương khắc như sau:

Posted Image

Kết hợp cả hai quá trình tương sinh và tương khắc ta thu được đồ hình mô tả quan hệ bát quái như sau:

Posted Image

Theo đồ hình ta thấy quan hệ CÀN với KHẢM, CẤN với CHẤN, KHÔN với LY, ĐOÀI với TỐN, DƯƠNG THỔ với ÂM THỔ có khi là tương sinh, có khi là tương khắc tuỳ thuộc chúng tham gia vào quan hệ nào. Các quan hệ đó là tương sinh khi hành chứa chúng tham gia vào quan hệ tương khắc và ngược lại, các quan hệ đó là tương khắc nếu các hành chứa chúng tham gia vào các quan hệ tương sinh.

6. Cấu trúc âm dương ngũ hành của một sự vật

Một sự vật đầy đủ hay một tiểu vũ trụ là tất cả các yếu tố cấu thành nên sự vật ấy, tồn tại và biến đổi cùng sự vật cùng các quan hệ tương hỗ giữa chúng, quyết định sự vận động, phát triển của nó trong sự tương tác với những yếu tố bên ngoài sự vật.

Một sự vật bất kỳ cũng chỉ là một thành phần của vạn tượng, vận động và phát triển không ngừng do tương tác âm dương trong bản thân chúng và toàn vũ trụ.

Do tương tác âm dương, trong sự vật cũng hình thành những lực lượng có xu hướng phát triển, biến đổi, phá vỡ trạnh thái ổn định, cân bằng hiện tại, gọi là Âm. Đồng thời tồn tại những lực lượng có xu hướng bảo tồn trạng thái hiện có, gọi là Dương. Sự tương tác giữa Âm, Dương sinh ra các giá trị mới để sự vật phát triển. Cả Âm lẫn Dương đều có xu hướng chiếm đoạt cho mình giá trị mới đó. Do cùng chung sáng tạo ra giá trị mới, Âm, Dương thống nhất với nhau. Do trang giành chiếm đoạt giá trị mới, Âm, Dương mâu thuẫn nhau. Dù mâu thuẫn với nhau nhưng chúng đều có mục tiêu tạo ra nhiều giá trị mới hơn, do đó qui luật chung của sự vật là phát triển, biến đổi không ngừng. Âm, Dương thống nhất với nhau tạo nên một lực lượng thứ ba là Chung, bao gồm nhũng lực lương đại diện cho sự thống nhất đó mà cả Âm lẫn Dương đều tôn trọng. Âm, Dương, Chung được gọi là Tam tài trong sự vật.

Trong tương tác Âm, Dương, các yếu tố thứ cấp tiếp theo như Ngũ hành, Bát quái,… cũng lần lượt hình thành tương tự như trong Vạn tượng mà ta đã nghiên cứu ở các phần trên.

Những lý luận trên và tiếp theo có thể dùng chung cho Vạn tượng hoặc sự vật riêng mà không gây ra sự mâu thuẫn nào.

7. Ý nghĩa của các Quái và các quẻ Dịch

Theo các phân tích trên, ta có thể xác định ý nghĩa cùa các quái như sau:

* Thủy (Thái dương)

Dương ban đầu của sự vật. Lực lượng đang lãnh đạo xã hội, giới chủ, nhà nước, giới quyền thế, chính quyền, có thế lực…

Đặc tính: Bảo thủ, lạc hậu, thiếu năng động, muốn bảo tồn cái cũ, bảo tồn hiện trạng, cương mạnh, không uyển chuyển, chủ động, cầm quyền…

1. CÀN: Thái Thủy, là bản chất ban đầu của Thủy.

2. KHẢM: Thiếu Kim, là lực lượng mới, đúng đắn, tiến bộ sinh ra từ thành phần ưu tú nhất của Kim, nằm trong Thủy do sự tương tác Kim <-> Thủy. Khi chuyển sang Thủy, nó trở nên hơi thái quá về đặc tính của mình. Thế lực ban đầu còn hạn chế, nhưng do tiến bộ nên có xu thế tăng dần lên, tuy nhiên, do thái quá nên không thể trở thành Thủy tương lai…

* Hỏa (Thái âm)

Là âm ban đầu của sự vật. Là lực lượng chính, rất lớn trong xã hội, bị lãnh đạo, giới làm công, người lao động, không có quyền thế, không có thế lực, bị trị. Là lực lượng trực tiếp lao động sáng tạo ra giá trị vật chất mới cho xã hội, có sức mạnh tập thể, là dân, quần chúng…

Đặc tính: Luôn vận đông vươn lên. Uyển chuyển, mềm dẻo, năng động, dễ hỗn loạn, vô chính phủ, dễ cảm thông nhau, có sức mạnh vật chất, khả năng thực tế cao, cần có lực lượng cầm đầu…

1. KHÔN: Thái Hỏa, là bản chất ban đầu của Hỏa.

2. LY: Thiếu Mộc, là lực lượng tiến bộ sinh ra từ thành phần ưu tú nhất của Mộc, nằm trong Hỏa do tương tác Hỏa <-> Mộc. Có đặc tính rất năng động, đúng đắn, tiến bộ. Khi chuyển sang hành Hỏa, đặc tính của nó trở nên hơi thái quá. Thế lực ban đầu còn nhỏ, yếu nhưng tăng dần vì đúng đắn, tiến bộ. Tuy nhiên, do hơi thái quá nên không thể trở thành Hỏa tương lai…

* Kim (Thiếu âm)

Là lực lượng mới hình thành trong Dương, tiến bộ, có khả năng thay thế cho lực lượng thống trị cũ (Dương). Có chân lý. Ban đầu còn nhỏ, yếu nhưng tất yếu phát triển làm chủ xã hội. Đại diện cho sự tiến bộ, đổi mới trong tầng lớp trên và sẽ trở thành lãnh đạo trong tương lai…

1. TỐN: Thái Kim, là bản chất ban đầu của Kim

2. ĐOÀI: Thiếu Thủy, là lực lượng năng động, tiến bộ nằm trong Kim, sinh ra từ lực lượng tiến bộ của Thủy trong tương tác Kim <-> Thủy. Khi chuyển sang Kim, sự tiến bộ được hoàn thiện do tiếp thu mặt tích cực của Mộc. Ban đầu, thế lực còn nhỏ, yếu nhưng sau tăng lên mạnh mẽ, trở thành Thủy tương lai…

* Mộc (Thiếu dương)

Là lực lượng mới hình thành trong âm, tiến bộ theo sự phát triển đi lên của sự vật. Rất năng động, uyển chuyển mà đứng đắn. Nhậy cảm và hỗ trợ cái mới, tiến bộ. Là đại diện cho lực lượng âm tương lai…

a. CHẤN: Thái Mộc, là bản chất ban đầu của Mộc

b. CẤN: Thiếu Hỏa, là lực lượng tiến bộ nhất trong Mộc, sinh ra từ lực lượng tiến bộ nhất trong Hỏa, do tương tác Mộc <-> Hỏa. Khi chuyển sang Mộc, những đặc tính tiến bộ được hoàn thiện do ảnh hưởng từ tính tích cực của Mộc. Thế lực ban đầu nhỏ nhưng phát triển mau chóng, trở thành Hỏa tương lai…

* Thổ (Chung)

Là phần Chung của toàn sự vật, cả Âm lẫn Dương đều tôn trọng, thống nhất. Là những giá trị đại diện cho toàn Xã hội, là ý dân, văn hóa, Quốc hội, báo chí,…

1. Thổ dương: Bản chất của Thổ.

2. Thổ âm: Các giá trị chung mới đang phát sinh, phát triển. Ban đầu còn ít, nhưng sẽ tăng nhanh và thắng thế…

Quẻ Dịch gồm các quái chồng lên nhau: Thượng quái và hạ quái, thể hiện quan hệ tương tác giữa các lực lượng trong sự vật mà các quái trong quẻ làm đại diện.

Thượng quái: Khách thể, bị trị, bị động, đóng vai trò âm, …

Hạ quái: Chủ thể, cai trị, chủ động, đóng vai trò dương, …

Trên cơ sở ý nghĩa của các quái ta có thể dễ dàng hiểu ý nghĩa của các quẻ Dịch một cách logíc, khoa học và không còn huyền bí, khó hiểu.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

V./ KHÍ VÀ VẬN ĐỘNG CỦA KHÍ

1. Khái niệm Khí

Trong tương tác âm dương, các lực lượng tương tác với nhau tạo ra các hiệu ứng. Những hiệu ứng này không đồng thời tác động tới tất cả các yếu tố của sự vật một cách như nhau mà tác động theo một trật tự nhất định do bản chất của các yếu tố khác nhau tạo nên. Sự lưu chuyển có thứ tự này của các hiệu ứng làm ta hình dung như có một dòng khí vô hình chảy qua các yếu tố làm cho các yếu tố đó hoạt động, tương tác lẫn nhau. Ta gọi đó là các dòng khí.

Các dòng khí do các yếu tố có tính dương, âm gây ra nên cũng có hai loại dòng khí tương ứng: dòng Khí âm và dòng Khí dương.

Dòng Khí dương là dòng thứ tự các hiệu ứng do các yếu tố dương sinh ra có tác dụng làm cho các yếu tố của sự vật giữ nguyên hay trở về bản chất ban đầu, làm cho sự vật vận hành như chính bản chất vốn có của nó.

Dòng Khí âm là dòng thứ tự các hiệu ứng do các yếu tố âm sinh ra có tác dụng làm cho các yếu tố của sự vật biến đổi, sinh ra cái mới, vận động tiến hoá không ngừng.

2. Vận hành của Khí dương

Trong thời kỳ Tiên thiên, các yếu tố chưa xung đột, mâu thuẫn, chúng đều vận động đúng theo bản chất của chúng. Dòng Khí dương bắt đầu từ yếu tố dương nhất (hành Thuỷ), vận hành qua hết các yếu tố dương đến qua hết các yếu tố âm rồi qui tàng ở Thổ. Chiều thuận của dòng Khí dương là từ Thái tới Thiếu. Tuy nhiên, khi tới thời kỳ Hậu thiên, trong quá trình tương tác âm dương, giữa những yếu tố nảy sinh xung đột dẫn đến sự phân bố lại vị trí các yếu tố theo nguyên lý trong âm có dương, trong dương có âm, làm cho quĩ đạo vận hành của dòng Khí dương trong sự vật cũng thay đổi theo.

a. Vận động của Kdương trong Tam tài:

Vì dòng Khí dương là dòng các hiệu ứng của các tương tác âm dương, nên vận động của dòng Khí trong Tam tài thể hiện qua chiều các quan hệ tương tác giữa chúng. Quan hệ Tam tài Dương khắc Âm, Âm sinh Chung qui định dòng Khí dương xuất phát từ Dương qua Âm rồi tới Chung.

Những hiệu ứng dương nảy sinh trong Dương tác động tới Âm thông qua tương tác Dương khắc Âm có tác dụng kìm hãm động tính của Âm, ảnh hưởng tới quá trình hình thành các giá trị mới. Do Âm sinh Chung, Chung thụ hưởng những giá trị mới đó, nên sự ảnh hưởng này gây ra biến động trong Chung và tiếp theo, xuất hiện những hiệu ứng tác động tới Dương thông qua quan hệ Chung khắc Dương.

Như vậy, vận động của dòng Khí dương trong Tam tài như sau:

Dương -> Âm -> Chung

Posted Image

b. Vận động của dòng Khí dương trong Ngũ hành:

Trong thời kỳ Tiên thiên:

Như trên đã thấy, trong sự vật, các hành được phân bố như sau trong thời kỳ Tiên thiên theo bản chất âm dương của chúng như sau:

Posted Image

Ở đây, các hành Thủy (Thái dương), Mộc (Thiếu dương) thuộc là các hành dương tạo nên Dương trong Tam tài. Kim (Thiếu âm), Hỏa (Thái âm) là các hành âm tạo nên Âm trong Tam tài.

Trong Dương, dòng Khí dương có thể vận hành theo đúng với bản chất của nó từ những yếu tố Thái tới Thiếu. Do đó, trong Dương, dòng Khí dương có chiều là: Thủy -> Mộc.

Trong Âm, dòng Khí dương không thể vận hành theo đúng với bản chất của nó là từ Thái tới Thiếu mà vận động ngược lại (nguyên lý vận hành âm dương nghịch nhau). Do đó trong Âm, dòng Khí âm có chiều là: Kim -> Hỏa.

Do đó, vận động của dòng Khí dương trong Ngũ hành là:

Dương -> Âm -> Chung

Thủy -> Mộc -> Kim -> Hỏa -> Thổ

Posted Image

Đó là đồ hình Tiên thiên Ngũ hành mô tả vận động của khí dương qua Ngũ hành trong thời kỳ Tiên thiên.

Trong thời kỳ Hậu thiên:

Do mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình tương tác âm dương giữa những yếu tố của sự vật, các hành được phân bố lại theo nguyên lý trong Âm có dương, trong Dương có âm như sau:

Posted Image

(Đồ hình phân bố Ngũ hành trong thời kỳ Tiên thiên, trong Dương chi có hành dương là Thuỷ và Mộc, trong Âm chỉ có hành Âm là Hoả và Kim)

Nhận xét rằng, sự khác biệt của sự phân bố Ngũ hành trong thời kỳ Tiên thiên và Hậu thiên chỉ khác nhau ở chỗ có sự hoán vị của hai hành Kim và Mộc. Do đó, vận động của dòng Khí dương trong Ngũ hành ở thời kỳ Hậu thiên chính là vận động của dòng Khí dương trong thời kỳ Tiên thiên khi ta hoán vị hai hành Kim và Mộc.

Vì vậy, vận động của dòng Khí dương trong Ngũ hành thời kỳ Hậu thiên là:

Thủy -> Kim -> Mộc -> Hỏa -> Thổ

Posted Image

Đó là đồ hình Hậu thiên Ngũ hành mô tả vận động của dòng khí dương qua Ngũ hành trong thời kỳ Hậu thiên.

c. Vận động của dòng khí dương trong Bát quái:

Tiên thiên Bát quái:

Như ta đã biết, phân bố các quái trong Ngũ hành ở thời kỳ Tiên thiên, khi mâu thuẫn âm dương trong sự vật chưa bộc lộ rõ , như sau

Posted Image

Ở thời kỳ Hậu Thiên, do mâu thuẫn âm dương, các hành phân bố lại theo nguyên lý trong âm có dương, trong dương có âm như sau:

Posted Image

Lúc ban đầu của thời kỳ Hậu thiên, mâu thuẫn các quái chưa bộc lộ, chúng vẫn được phân bố theo bản chất ban đầu của chúng trong Ngũ hành Hậu thiên như sau:

Posted Image

Đó là phân bố Tiên thiên Bát quái trong thời kỳ Hậu thiên.

Vận động của dòng Khí dương trong thời kỳ này vẫn tuân theo qui tắc xuất phát từ yều tố dương nhất là CÀN, theo Hậu thiên Ngũ hành, qua hết các quái dương tới các quái âm:

- Trong Dương: dòng Khí dương vận hành theo đúng bản chất của nó từ Thái tới Thiếu

+ Trong Thuỷ: CÀN -> ĐOÀI. (Các quái dương)

+ Trong Kim: TỐN -> KHÃM. (Các quái âm)

- Trong Âm, dòng Khí dương vận hành không thể theo bản chất của nó là từ Thái tới Thiếu mà phải từ Thiếu tới Thái

+ Trong Mộc: LY -> CHẤN. (Các quái dương)

+ Trong Hoả: CẤN -> KHÔN. (Các quái âm)

Suy từ vận hành của dòng Khí dương trong Ngũ hành Hậu thiên: Thuỷ > Kim >Mộc > Hoả > Thổ , hết các quái dương tới các quái âm ta thu được sự vận hành của dòng khí dương trong bát quái sẽ là:

CÀN -> ĐOÀI -> LY -> CHẤN -> TỐN -> KHÃM -> CẤN -> KHÔN ->THỔ

Posted Image

Đó là đồ hình Tiên thiên Bát quái mô tả vận động của dòng khí dương qua Bát quái trong thời lỳ Tiên thiên.

(Còn nữa)

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hậu thiên Bát quái:

Trong thời hỳ Hậu thiên, do mâu thuẫn nảy sinh trong tương tác âm dương, các quái cũng được phân bố lại theo nguyên lý trong Âm có Dương, trong dương có âm. Do bản chất các hành nằm trong các quái “Thái” nên sự phân bố lại chỉ phải đổi chỗ các quái “Thiếu” ĐOÀI với KHẢM, CẤN với LY ta được đồ hình phân bố Hậu thiên bát quái như sau:

Posted Image

Và tương ứng với nó, đồ hình Tiên thiên bát quái sau khi đổi chỗ ĐOÀI với KHẢM, CẤN với LY theo đúng phân tích trên, biến thành đồ hình :

CÀN -> KHẢM -> CẤN -> CHẤN -> TỐN -> ĐOÀI -> LY -> KHÔN

Posted Image

Đó là đồ hình Hậu thiên Bát quái mô tả vận động của dòng Khí dương qua Bát quái trong thời lỳ Hậu thiên.

(Còn nữa)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có phải đây là HTBQAL hay không ?

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

3. Vận hành của dòng Khí âm

a. Vận động của dòng khí âm trong Tam tài:

Vì dòng Khí âm là dòng các hiệu ứng của các tương tác biến đổi, phát triển sự vật, nên vận động của Khí âm trong Tam tài thể hiện qua chiều các quan hệ tương tác giữa các yếu tố của chúng. Quan hệ tương tác trong Tam tài (Dương khắc Âm , Âm sinh Chung, Chung khắc Dương) và bản chất của Âm qui định dòng Khí âm xuất phát từ Âm qua Chung rồi tới Dương.

Những biến động trong Âm làm ảnh hưởng tới sự hình thành các giá trị mới trong tương tác âm dương theo quan hệ Âm sinh Chung tác động tới Chung. Hiệu ứng này theo quan hệ Chung khắc Dương làm cho Dương phải thay đổi cho phù hợp với sự thay đổi của Âm. Sự thay đổi đó lại theo quan hệ Dương khắc Âm mà tác động tới Âm có tác dụng hỗ trợ hay kìm hãm sự biến động vừa xuất hiện đó trong Âm.

Như vậy, vận động của dòng Khí âm trong Tam tài như sau:

Âm -> Chung -> Dương

Posted Image

Trong thời kỳ Tiên thiên, các yếu tố chưa xung đột, mâu thuẫn, chúng đều vận động đúng theo bản chất của chúng. Dòng Khí âm vận hành qua hết các yếu tố âm, rồi qui tàng ở Thổ, tiếp đến qua hết các yếu tố dương. Tuy nhiên, khi tới thời kỳ Hậu thiên, trong quá trình tương tác âm dương, giữa những yếu tố nảy sinh xung đột dẫn đến sự phân bố lại vị trí các yếu tố theo nguyên lý trong Thái có Thiếu, trong Thiếu có Thái, làm cho quĩ đạo vận hành của Khí âm trong sự vật cũng thay đổi theo.

b. Vận động của dòng khí âm trong Ngũ hành:

Trong thời kỳ Tiên thiên:

Nếu như dòng Khí dương vận động trong sự tương tác làm cho các yếu tố của sự vật có xu hướng quay về bản chất của nó, nên bản chất âm dương của các yếu tố quyết định sự vận hành của dòng Khí dương, thì dòng Khí âm có xu hướng làm cho sự vật biến đổi, sinh ra cái mới nên tính “Thái”, “Thiếu”(“cũ”, “mới”) của các yếu tố quyết định sự vận hành của Khí âm.

Như đã thấy, trong thời kỳ Tiên thiên, theo bản chất âm dương, để phân tích sự vận hành của dòng Khí dương, Ngũ hành được mô tả trong đồ hình Tiên thiên Ngũ hành như sau:

Posted Image

Ta cũng biết rằng, Thuỷ thuộc Thái dương, Hoả thuộc Thái âm, Kim thuộc Thiếu âm, Mộc thuộc Thiếu dương. Để tìm hiểu vận hành của Khí âm trong Ngũ hành, ta phải phân bố lại các hành theo bản chất “Thái” (tĩnh, cũ, có trước), “Thiếu” (động, mới, có sau) như sau:

Posted Image

Ta biết rằng, Kim, Mộc là các hành có khả năng thay thế cho Thủy, Hỏa trong sự vật mới khi mâu thuẫn âm dương đủ gay gắt dẫn đến sự tiêu vong của sự vật cũ. Như vậy, về bản chất Kim thuộc Thái, Mộc thuộc Thiếu. Khí âm có bản chất vận hành từ Thiếu (mới) tới Thái (cũ). Mặt khác, Thái thuộc dương, Thiếu thuộc Âm nên trong Thiếu (do Thiếu thuộc âm đồng bản chất với Khí Âm), dòng khí âm vận hành theo đúng bản chất của nó từ Thiếu tới Thái. Ngược lại, trong Thái, do Thái (thuộc dương) nghịch bản chất với Khí âm, nên dòng Khí âm phải vận hành từ Thái tới Thiếu. Như vậy, từ vận hành của dòng Khí âm trong Tam tài ta suy ra vận hành của dòng Khí âm trong Ngũ hành như sau:

Âm -> Chung -> Dương

=> Thiếu -> Chung -> Thái

= > Mộc -> Kim -> Thổ -> Thuỷ -> Hoả

Posted Image

Đó là đồ hình Tiên thiên Ngũ hành Phi tinh mô tả vận động của dòng Khí âm qua Ngũ hành trong thời kỳ Tiên thiên.

Trong thời kỳ Hậu thiên:

Do mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình tương tác “Thái”, “Thiếu” giữa những yếu tố của sự vật, các hành được phân bố lại theo nguyên lý trong “Thái”, có “Thiếu” , trong “Thiếu” có “Thái”. Như đã phân tích ở trên, Thủy, Kim thuộc Thái. Hỏa, Mộc thuộc Thiếu nên khi phân bố lại các hành thì Hỏa, Mộc đổi chỗ cho nhau. Kết quả, phân bố Ngũ hành trở thành:

Posted Image

Nhận xét rằng, sự khác biệt của sự phân bố Ngũ hành trong thời kỳ Tiên thiên và Hậu thiên trong tương tác “Thái”, “Thiếu” chỉ khác nhau ở chỗ có sự hoán vị của hai hành Hỏa và Mộc. Do đó, vận động của Khí dương trong Ngũ hành ở thời kỳ Hậu thiên là:

Hỏa -> Kim -> Thổ -> Thuỷ -> Mộc

Posted Image

Đó là đồ hình Hậu thiên Ngũ hành Phi tinh mô tả vận động của dòng Khí âm qua Ngũ hành trong thời kỳ Hậu thiên.

c. Vận động của Khí âm trong Bát quái:

Tiên thiên Bát quái Phi tinh:

Như ta đã biết, phân bố các quái trong Ngũ hành ở thời kỳ Tiên thiên, khi mâu thuẫn “Thái”, “Thiếu” trong sự vật chưa bộc lộ rõ , như sau

Posted Image

Trong thời kỳ Hậu thiên, do mâu thuẫn âm dương, Ngũ hành đưộc phân bố lại theo nguyên lý: trong “Thái” có “Thiếu”, trong Thiếu” có “Thái” như sau :

Posted Image

Lúc ban đầu của thời kỳ Hậu thiên, mâu thuẫn các quái chưa bộc lộ, chúng vẫn được phân bố theo bản chất ban đầu của chúng trong Ngũ hành Hậu thiên :

Posted Image

Đó là phân bố Tiên thiên Bát quái Phi tinh.

Nhận xét rằng, Thái thuộc dương, tịnh, nghịch bản chất với Khí âm; Thiếu thuộc âm, động, đồng bản chất với Khí âm. Nên, trong Thiếu, dòng Khí âm vận hành theo bản chất của nó từ yếu tố mới (Thiếu) tới yếu tố cũ (Thái). Trong Thái, ngược lại, dòng Khí âm vận hành có chiều từ Thái tới Thiếu.

Do đó, vận động của dòng Khí âm trong thời kỳ này như sau:

- Trong “Thiếu”: Khí âm có thể vận hành Thiếu tới Thái .

+ Trong Hoả: CẤN -> KHÔN. (Các quái âm)

+ Trong Kim: KHÃM-> TỐN. (Các quái âm)

- Trong “Thái”: Khí âm phải vận hành từ Thái tới Thiếu.

+ Trong Thuỷ: CÀN -> ĐOÀI. (Các quái dương)

+ Trong Mộc: CHẤN -> LY. (Các quái dương)

Từ đồ hình Hậu thiên Ngũ hành Phi tinh: Hỏa -> Kim -> Thổ -> Thuỷ-> Mộc ta suy ra thứ tự vận hành của dòng khí âm trong bát quái sẽ là:

CẤN -> KHÔN -> KHẢM -> TỐN -> THỔ -> CÀN -> ĐOÀI -> CHẤN ->LY

Posted Image

Đó là đồ hình Tiên thiên Bát quái Phi tinh, mô tả vận động của dòng Khí âm trong bát quái thời kỳ Tiên thiên.

(Còn nữa)

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hậu thiên Bát quái Phi tinh:

Trong thời hỳ Hậu thiên, do mâu thuẫn nảy sinh trong tương tác cũ mới, các quái cũng được phân bố lại theo nguyên lý trong “Thái” có “Thiếu”, trong “Thiếu” có “Thái”. Do bản chất các hành nằm trong các quái “Thái” nên sự phân bố lại chỉ phải đổi chỗ các quái “Thiếu” CẤN với KHẢM, ĐOÀI với LY ta được đồ hình phân bố Hậu thiên bát quái Phi tinh như sau:

Posted Image

Tiên thiên Bát quái Phi tinh thực hiện đổi chỗ CẤN với KHẢM, ĐOÀI với LY theo đúng lý luận trên, ta được đồ hình sau:

KHẢM -> KHÔN -> CẤN -> TỐN -> THỔ -> CÀN -> LY -> CHẤN -> ĐOÀI

Posted Image

Đó là đồ hình Hậu thiên Bát quái Phi tinh, mô tả vận động của dòng Khí âm trong Bát quái thời kỳ Hậu thiên.

Người ta đánh số thứ tự vận hành của dòng Khí âm qua các quái ở thời kỳ Hậu thiên, kết quả như sau:

KHẢM – 1, KHÔN – 2, CẤN – 3, TỐN – 4, THỔ - 5, CÀN – 6, LY – 7, CHẤN – 8, ĐOÀI – 9.

Các số tứ tự đó gọi là các “cục” hay “ độ số” của các quái.

Như vậy, phân bố các quái trong Ngũ hành ở thời kỳ Tiên thiên và Hậu thiên khác nhau do nguyên lý phân bố trong âm có dương, trong dương có âm ở thời kỳ Hậu thiên:

Trong thời kỳ Tiên thiên, các hành có độ số là:

Thuỷ có độ số 6 – 9 chứa CÀN, ĐOÀI (Thái thái dương và Thiếu thái dương)

Hoả có độ số 2 – 3 chứa KHÔN, CẤN (Thái thái âm và Thiếu thái âm)

Mộc có độ số 3 – 7 chứa CHẤN, LY (Thái thiếu dương và Thiếu thiếu dương)

Kim có độ số 4 – 1 chứa TỐN, KHẢM (Thái thiếu âm và Thiếu thiếu âm)

(Chú ý: Hai yếu tố đầu tiên của các quái trong một hành luônn giống nhau, chỉ khác nhau tính “Thái”, “Thiếu” ở yếu tố thứ ba thể hiện tính thống nhất, tuy khác nhau nhưng không mâu thuẫn trong thời kỳ Tiên thiên)

Trong thời kỳ Hậu thiên, các hành có độ số là:

Thuỷ có độ số 1 – 6 chứa CÀN, KHẢM (Thái thái dương và Thiếu thiếu âm)

Hoả có độ số 2 – 7 chứa KHÔN, LY (Thái thái âm và thiếu thiếu dương)

Mộc có độ số 3 – 8 chứa CHẤN, CẤN (Thái thiếu dương và Thiếu thái âm)

Kim có độ số 4 – 9 chứa TỐN, ĐOÀI (Thái thiếu âm và Thiếu thái dương)

(Chú ý: Các yếu tố “Thái”, “Thiếu”, “âm”, “dương” của các quái trong một hành luôn đối ngược nhau trong thời kỳ Hậu thiên thể hiện sự xung đột, đấu tranh, tương tác, mâu thuẫn trong thời kỳ này)

Hành Thổ có độ số là 5. Nhưng trong thời kỳ Hậu thiên, do kết quả của đấu tranh, mâu thuẫn và phát triển, hành Thổ có cả dương Thổ và âm Thổ, thì người ta thêm môt số nữa là 10 ký hiệu cho âm Thổ, còn dương Thổ có độ số 5. Tuy nhiên, Thổ âm chỉ là những yếu tố Chung mới nảy sinh trong tương tác âm dương tuy khác Thổ dương là Thổ có trước nhưng không mâu thuẫn, đấu tranh nhau. Vì vậy, hiệu ứng dương hay âm đều không phân biệt Thổ âm hay Thổ dương. Do đó, dòng Khí âm hay dương vận động qua Thổ chỉ có một bước như vận động qua các yếu tố Bát quái khác. Tuy nhiên, khảo sát sự phát triển của sự vật thì Thổ âm đóng vai trò như một yếu tố cần phải tính đến.

Vận động của Khí âm qua các quái theo đồ hình Hậu thiên Bát quái Phi tinh tương ứng với 2 vòng vận động qua các hành ở thời kỳ Hậu thiên Bát quái, một vòng qua hết các quái âm của các hành trở về Thổ còn vòng thứ hai qua hết các quái dương của các hành theo thứ tự như sau:

Thuỷ -> Hoả -> Mộc -> Kim -> Thổ

Posted Image

Cứ sau 5 bước vận hành, dòng Khí âm lại trở về hành ban đầu.

Vận động của dòng Khí dương qua các quái theo đồ hình Hậu thiên Bát quái tương ứng với 1 vòng vận động qua các hành qua hết các quái của các hành trở về Thổ theo thứ tự như sau:

Thuỷ -> Mộc -> Kim -> Hoả -> Thổ Thái -> Thiếu - > Thiếu - >Thái - > Thái -> Thiếu - > Thiếu - >Thái - > Thổ

Posted Image

Bảng so sánh vận động của Khí âm và Khí dương qua các yếu tố của sự vật.

Posted Image
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

4. Vận động phát triển tiến hoá của sự vật trong Ngũ hành

a. Vượng khí và sự vận động của Vượng khí

Trong sự vật, các yếu tố vận động và phát triển cũng không đều nhau. Có yếu tố trong kỳ hưng thịnh, trong khi những yếu tố khác trong thời kỳ suy giảm. Sự hưng thịnh của các yếu tố cũng phải theo một trật tự nhất định khiến người ta hình dung như có một dòng khí lưu chuyển qua những yếu tố đó làm cho nó phát triển mạnh hơn lên. Dòng khí đó gọi là dòng Vượng khí.

Như vậy, dòng Vượng khí là thứ tự hưng thịnh cùa các yếu tố trong sự vật. Nó là tổng hợp của các hiệu ứng tương tác âm dương có tác dụng làm cho sự vật phát triển.

Trong Ngũ hành, một hành có quan hệ tương sinh, tương khắc với 4 hành còn lại. Khi một hành hưng thịnh, nó có thể làm cho hành mà nó sinh phát triển mạnh hơn, hành nó khắc suy yếu đi, hành sinh ra nó hao tổn, hành khắc nó bất cập. Do đó, khi nó suy yếu đi, hành mà nó sinh trở nên hưng thịnh. Như vậy, thứ tự hưng thịnh của các hành theo chiều tương sinh hay dòng Vượng khí vận động theo chiều Ngũ hành tương sinh trong một sự vật:

Mộc - > Hoả - > Thổ - > Kim - > Thuỷ

Hay: Kim - > Thuỷ - > Mộc - > Hoả - > Thổ

Posted Image

Vận động của dòng Vượng khí trong Ngũ hành Trong mỗi hành, quái “Thái” có trước, hưng thịnh trước. Khi quái “Thái” suy giảm, quái “Thiếu” mới hưng thịnh sau. Điều đó có nghĩa là, trong mỗi hành, dòng sinh khí vận động từ quái “Thái” tới quái “Thiếu”. Do đó, ta có vận động của dòng Vượng khí trong Bát quái một sự vật như sau:

CHẤN→CẤN → KHÔN → LY → THỔ dương → THỔ âm → TỐN → ĐOÀI → CÀN → KHẢM

Hay:

TỐN → ĐOÀI → CÀN → KHẢM → CHẤN → CẤN → KHÔN → LY → THỔ dương → THỔ âm

Posted Image

Vận động của dòng Vượng khí trong Bát quái

b. Hoá khí và sự vận động của Hoá khí

Như ta đã biết, sự xuất hiện Kim, Mộc nằm trong xu hướng giải quyết mâu thuẫn âm dương đang ngày càng gay gắt, làm mâu thuẫn này giảm đi để sự vật phát triển thuận lợi. Nếu mâu thuẫn này không được giải quyết, và ngày càng gay gắt, các hành Thủy, Hỏa ngày càng suy yếu, Kim, Mộc ngày càng thịnh dẫn đến quan hệ tương sinh Mộc sinh Hỏa, Kim sinh Thủy sẽ chuyển thành tương thừa làm cho Thủy và Hỏa bị tiêu diệt, sự vật cũ bị tiêu biến đi và sinh ra sự vật mới với quan hệ âm dương mới do Mộc, Kim của sự vật cũ đóng vai trò Dương, Âm.

Như vậy, ta có sơ đồ sau:

Posted Image

Sơ đồ cho thấy, kết quả của quá trình tiến hoá là sự huỷ diệt của sự vật cũ và sinh ra sự vật mới có quan hệ sinh đối với sự vật cũ. Nói cách khác, sự tiến hoá có chiều ngược với chiều tương sinh. Như vậy, sự tiến hoá của sự vật cũng theo một trật tự nhất định trong sự vật chứa sự vật đang tiến hoá. Trật tự này có thể hình dung như một dòng Hoá khí vận động trong sự vật làm cho các yếu tố của sự vật tiến hoá không ngừng. Chiều của dòng Hoá khí ngược với chiều tương sinh:

Thuỷ - > Kim - > Thổ - > Hoả - > Mộc Hay: Hoả - > Mộc - > Thuỷ - > Kim - > Thổ

Posted Image

Vận động của dòng Hóa khí trong Ngũ hành

Trong Bát quái, khi hành này biến đổi thành hành khác thì các quái “Thái” và các quái “Thiếu” biến đổi theo thành :Thái” và “Thiếu” của hành mới. Do đó, vận hành của dòng Hoá khí trong Bát quái như sau:

Posted Image

Vận động của dòng Hóa khí trong Bát quái
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

VI./ CẤU TRÚC ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH CỦA KHÔNG GIAN

1. Cáu trúc Ngũ hành, Bát quái của không gian

Không gian mà trong đó vũ trụ chúng ta đang tồn tại củng chỉ là một tượng trong Vạn tượng sinh ra từ Đạo mà thôi. Trong không gian, vật chất tồn tại và vận động từ vị trí này sang vị trí khác, hay thịnh suy của vật chất biến đổi theo các vị trí đó. Như trên đã phân tích, sự thịnh suy của các yếu tố vận hành theo chiều Ngũ hành tương sinh hay theo dòng Sinh khí. Vì thế, có thể quan sát vận động của vật chất để suy ra cấu trúc Ngũ hành,Bát quái của không gian.

Quan sát vận động của các hạt vật chất trong không gian ta thấy chúng luôn có xu hướng quay quanh một trung tâm nào đó (Điện tử quay quanh hạt nhân nguyên tử, trái đất tự quay quanh mình nó, trái đất quay quanh mặt trời, thái dương hệ quay quanh trung tâm Thiên hà,…)

Posted Image

Giả sử rằng, có một hạt vật chất chuyển động với vận tốc v, quay quanh một điểm O nào đó trong không gian. Vì vạn tượng vận động theo chiều tương sinh, nên không gian quanh điểm O có cấu trúc Ngũ hành tương sinh theo chiều quay của hạt vật chất quanh O. Mặt khác, như đã biết, trong Ngũ hành, hành Thổ là phần chung của các hành còn lại, thể hiện tính thống nhất trong tương tác âm dương. Do đó, hành thổ phải nằm ở vị trí trung tâm, và các hành khác phân bố xung quanh theo chiều dòng Vượng khí: Kim - > Thuỷ - > Mộc - > Hoả trùng với quĩ đạo của hạt vật chất (dòng vật chất chuyển động, về mặt tổng quát, có thể coi như là sự hưng vượng của vật chất ở các vị trí khác nhau trong không gian tại những thời điểm khác nhau mà thôi).

Posted Image

Nếu biểu diễn sự phân bố các hành như trên theo hướng của chúng trong không gian thì véc tơ mô men động lượng của hạt vật chất khi nó chuyển động với vận tốc v quay xung quanh điểm O trùng với hướng của hành Thổ, còn hướng của các hành khác phân bố trong mặt phẳng quĩ đạo hạt vật chất theo chiều Vượng khí

Posted Image

Đó chính là cấu trúc Ngũ hành của không gian.

Việc xác định hướng của các hành còn lại cần căn cứ vào đặc điểm cụ thể của không gian cần khảo sát.

Ví dụ, hành Hoả - Thái âm đặc trưng là động tính, nên ở hướng này, các hạt vật chất vận động mạnh hơn các hướng khác hay nhiệt độ cao hơn. Hành Thuỷ - Thái dương đặc trưng là tịnh tính, nên ở hướng này, các hạt vật chất chuyển động chậm hơn các hướng khác hay nhiệt độ thấp hơn.

Khi xác định được hướng của các hành Thuỷ hay Hoả, dựa vào cấu trúc của không gian như trên ta có thể xác định được hướng của các hành còn lại. Sau đó, áp dụng đồ hình dòng Vượng khí trong Bát quái ta có thể xác định được cấu trúc Bát quái của không gian như sau:

Posted Image

2. Ứng dụng cáu trúc Ngũ hành, Bát quái của không gian

a. Nạp Ngũ hành cho 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông

Ta biết rằng 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông xoay chuển quanh năm là do trái đất quay quanh Mặt trời không phải theo một vòng tròn tuyệt đối mà theo một hình elip nhận Mặt trời là một tiêu điểm.

Posted Image

Mùa Đông tương ứng khi trái đật ở xa mặt trời, mùa Hạ tương ứng với vị trí trái đất ở gần mặt trời hơn cả. Sở dĩ trái đất quay quanh mặt trời do cấu trúc Ngũ hành của không gian quanh mặt trời qui định. Áp dụng cấu trúc Ngũ hành của không gian Đã phân tích ở trên cho hệ quay của trái đất quanh mặt trời ta thấy:

+ Phuơng của hành Thủy trùng với phương của trái đất so với mặt trời khi trái đất ở xa mặt trời nhất, tương ứng với mùa Đông.

+ Phương của hành Hỏa trùng với phương của trái đất so với mặt trời khi trái đất ở gần mặt trời nhất tương ứng với mùa Hạ.

+ Phương của hành Kim trùng với phương của trái đất so với mặt trời khi trái đất ở mùa Thu.

+ Phương của hành Kim trùng với phương của trái đất so với mặt trời khi trái đất ở mùa Xuân.

+ Mặt trời ở trung tâm, thuộc hành Thổ.

+ Chiều quay của trái đất quanh măt trời là chiều Thu > Đông > Xuân > Hạ trùng với chiều cấu trúc Ngũ hành của không gian là Kim > Thủy > Mộc > Hỏa

Posted Image

Do đó, nạp Ngũ hành cho mùa như sau:

Mùa Đông thuộc hành Thủy

Mùa Hạ thuộc hành Hỏa

Mùa Xuân thuộc hành Mộc

Mùa Thu thuộc hành Kim

(Còn nữa)

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

b. Hà đồ - bảng cấu trúc Ngũ hành của không gian trên mặt đất Bắc bán cầu

Xét một không gian phẳng trên mặt đất ở bắc bán cầu ta thấy:

+ Phương của hành Thủy là phương Bắc do phương Bắc lạnh hơn.

+ Phương của hành hỏa là phương Nam do phương Nam nóng hơn.

Áp dụng cấu trúc Ngũ hành của không gian ở trên ta có 2 khả năng phân bố của hành Kim và Mộc như sau:

Posted Image

Sự vận động của vật chất theo chiều dòng Vượng khí chứng tỏ rằng, tồn tại một môment lực theo chiều mũi tên ở các hình mô tả các khả năng trên ở qui mô toàn cầu. Môment lực này tác động lên trái đất khi trái đất tự quay quanh mình nó tất yếu sẽ dẫn đến một chuyển động tiến động làm cho trục quay của trái đất lệch đi một góc so với mặt phẳng quĩ đạo trái đất khi nó quay quanh mặt trời.

Posted Image

Căn cứ vào chiều lệch của trục tự quay của trái đất như hình vẽ trên ta thấy chỉ có một phương án cấu trúc Ngũ hành của không gian trên mặt đất bên phải là phù hợp làm cho trục trái đất bị lệch đi theo đúng chiều của moment lực mà cấu trúc Ngũ hành của nó tạo ra. Đó cũng chính là nguyên nhân của hiện tượng tuế sai mà cổ nhân đã phát hiện từ lâu. Điều này cũng làm cho hướng hành Thủy cũng lệch đi một góc so với phương Bác của địa cầu.

Như vậy, cấu trúc Ngũ hành của không gian trên mặt đất ở Bác bán cầu như sau:

Posted Image

Từ đó suy ra cấu trúc Bát quái của không gian trên mặt đất ở Bác bán cầu là:

Posted Image

Biểu diễn dưới dạng ma phương chín ô như sau:

Posted Image

Nếu đánh độ số các quái như đã xác định ở phần trên vào các ô ta thu được đồ hình:

Posted Image

Đó chính là đồ hình Hà đồ mà cổ thư truyền lại cho tới ngày nay

Kết hợp độ số với các quái ta thu được đồ hình cấu trúc không gian trên mặt đất Bác bán cầu đầy đủ như sau:

Posted Image
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đối với Nam bán cầu, lý luận tương tự ta thấy:

- Cấu trúc Ngũ hành của không gian:

Posted Image

- Cầu trúc bát quái của không gian:

Posted Image

- Đồ hình Hà đồ Nam bán cầu:

Posted Image

(Còn nữa)
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

c. Lạc thư – bảng Ngũ hành về ành hưởng của mặt trời lên không gian trái đất khi trái đất tự quay quanh mình nó:

Xét một không gian giới hạn trên mặt đất Bắc bán cầu:

Do trái đất quay quanh Mặt trời, không gian đang xét có tính chất luôn thay đổi theo chu kỳ 1 ngày đêm. Ảnh hưởng của mặt trời tới không gian tới từ phương Đông, bên phải. Do đó, nửa bên trái không gian thuộc các hành “Thái” (Thuỷ, Hoả), nửa bên phải thuộc các hành “Thiếu” (Kim, Mộc).

Mặt khác, ở bán cầu bắc trái đất, phía Bắc lạnh hơn phía Nam nên nửa bên trái không gian có hành Thuỷ nằm ở phía trên, hành Hoả ở phái dưới. Nửa bên phải có hành Mộc nằm ở phía trên và hành Kim nằm ở phía dưới (Do Kim thuộc tĩnh trong động phải động hơn Mộc thuộc động trong tĩnh)

Do đó, ảnh hưởng của mặt trời lên không gian Bắc bán cầu khi trái đất tự quay quanh mình nó đặc trưng bằng đồ hình sau:

Posted Image

Biểu diễn trên ma phương 9 ô ta được:

Posted Image

Khi nạp quái cho các ô chúng ta chú ý rằng các quái “Thái” phải nằm ở phương vị chính của hành, quái “Thiếu” nằm ở các phần Chung, đồ hình phân bố Bát quái ảnh hưởng của mặt trời lên không gian Bắc bán cầu khi trái đất tự quay quanh mình nó như sau:

Posted Image

Nếu dùng các cục của các quái thay thế biểu tượng các quái ta được đồ hình:

Posted Image

Đó chính là đồ hình Lạc thư mà cổ thư truyền lại cho tới ngày nay.

Đồ hình Lạc thư đầy đủ có các quái và cục số của chúnh như sau:

Posted Image

Đối với bán cầu nam, đồ hình Lạc thư tương ứng như sau:

Posted Image

(Còn nữa)
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

VII./ CẤU TRÚC ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH CỦA THỜI GIAN

1. Mô hình cấu trúc một chu kỳ tiến hoá của sự vật

Thời gian là một khái niệm dùng trong sự mô tả quá trình phát triển, biến đổi của sự vật, thể hiện sự biến đổi của Vạn tượng trong quá trình tương tác âm dương. Do đó, thời gian không hề độc lập với sự vật và không hề có lý do tự thân, nó phải gắn bó với sự vật và thể hiện sự phát triển, biến đổi của sự vật.

Nói tính chất của thời gian là nói tính chất của đối tượng định mô tả biến thiên theo thời gian. Vạn tượng biến đổi không ngừng trong quá trình tương tác âm dương, vận động theo chiều tương sinh của dòng Vượng khí nên thời gian cũng “trôi” liên tục và tính chất của nó cũng phải biến thiên theo chiều Ngũ hành tương sinh.

Mộc - > Hoả - > Thổ - > Kim - > Thuỷ…

Trong quá trình tương tác âm dương, sự vật biến đổi không ngừng, lúc thịnh lúc suy. Khi mâu thuẫn âm dương quá gay gắt, sự vật bị phá huỷ và sinh ra một sự vật mới với cấu trúc Ngũ hành mới. Sự sinh, huỷ này không diễn ra ngay lập tức, mà luôn luôn phải qua một thời kỳ quá độ nhất định. Ở thời kỳ quá độ này, các tính chất cũ chưa mất đi hẳn, những tính chất mới chưa kịp hình thành đầy đủ, do đó chúng đồng thời tồn tại trong sự vật và đang trong quá trình chuyển hoá. Do đó, ở thời kỳ này sự vật thuộc Chung hay hành Thổ, sự vật cũ thuộc Dương, sự vật mới sinh thuộc Âm. Qua thời kỳ quá độ này, sự vật mới sẽ hình thành và phát triển, tiếp tục quá trình tương tác âm dương mới với cấu trúc Ngũ hành mới. Quá trình cứ tiếp diễn liên tiếp không ngừng nghỉ như thế làm cho sự vật sinh hoá liên miên.

Bám sát theo quá trình tiến hóa đó, tính chất của thời gian cũng biến đổi không ngừng tương ứng tính chất của sự vật như sau;

Mộc+ > Hoả+ > Thổ+ > Kim+ > Thuỷ+ > Thổ1 > Mộc- > Hoả- > Thổ- > Kim- > Thuỷ- > Thổ2 > (Mộc +)’ > (Hoả+)’ > (Thổ+)’ > (Kim+)’ > (Thuỷ+)’ > Thổ3 > …

(Chú ý rằng, để quá trình phát triển của sự vật diễn ra trên tất cả các yếu tố của nó trong một chu kỳ phát triển thì phải biểu diễn dòng Vượng khí bắt đầu từ hành Mộc)

Người ta mô hình hoá dãy biến đổi liên tục của thời gian trên thành dạng chu kỳ gồm hai nửa Dương (các hành thuộc sự vật cũ) và Âm (các hành thuộc sự vật mới) cách nhau bởi hai hành Thổ1 và Thổ2 vận động theo chiều tương sinh như sau:

Posted Image

Mô hình cấu trúc một chu kỳ tiến hoá của sự vật

Đó là mô hình cấu trúc một chu kỳ tiến hoá của sự vật

Trong mô hình này, quan hệ các hành có một số thay đổi so với quan hệ Ngũ hành trước do mâu thuẫn âm dương ở cuối chu kỳ dương và đầu chu kỳ âm quá gay gắt dẫn đến sự tiêu huỷ của cái cũ và sự sinh trưởng của cái mới:

Thuỷ+ sinh Thổ1 (bình thường thì Thổ khắc Thuỷ)

Thuỷ- sinh Thổ2 (bình thường thì Thổ khắc Thuỷ)

Thổ1 sinh Mộc- (bình thường thì Mộc khắc Thổ)

Thổ2 sinh Mộc+ (bình thường thì Mộc khắc Thổ)

Thuỷ+ tương thừa Mộc+ (bình thường thì Thuỷ sinh Mộc)

Thuỷ- tương thừa Mộc- (bình thường thì Thuỷ sinh Mộc)

2. Quan hệ Địa chi

Như trên, ta đã thu được cấu trúc một chu kỳ tiến hoá của sự vật gồm 12 yếu tố vận hành theo chiều tương sinh là:

Mộc+ > Hoả+ > Thổ+ > Kim+ > Thuỷ+ > Thổ1 > Mộc- > Hoả- > Thổ- > Kim- > Thuỷ- > Thổ2

Người xưa đặt tên cho chúng lần lượt là: Thân > Dậu > Tuất > Hợi > Tý > Sửu > Dần > Mão > Thìn > Tỵ > Ngọ > Mùi

Và gọi chúng là 12 Địa chi

Như vậy, Địa chi chính là cấu trúc Ngũ hành đặc tính của thời gian một chu kỳ tiến hoá của sự vật gồm 2 nửa âm và dương.

Căn cứ vào chiều tương sinh cùng ý nghĩa của các Địa chi, kết hợp với các đồ hình cơ bản quan hệ các yếu tố ta lập ra sơ đồ quan hệ giữa các Địa chi như sau:

Posted Image

Nhìn trên sơ đồ quan hệ Địa chi ta thấy ngay một số quan hệ cơ bản như sau:

- Thập nhị sinh: Tý sinh Sửu, Sửu sinh Dần, Dần sinh Mão, Mão sinh Thìn, Thìn sinh Tý, Tý sinh Ngọ, Ngọ sinh Mùi, Mùi sinh Thân, Thân sinh Dậu, Dậu sinh Tuất, Tuất sinh Hợi, Hợi sinh Tý

- Thập nhị khắc: Tý khắc Dần, Dần khắc Thìn, Thìn khắc Ngọ, Ngọ khắc Thân, Thân khắc Tuất, Tuất khắc Tý; Hợi khắc Sửu, Sửu khắc Mão, Mão khắc Tỵ, Tỵ khắc Mùi, Mùi khắc Dần, Dần khắc Hợi.

- Lục sinh: Sửu sinh Ngọ, Tý sinh Tỵ, Hợi sinh Thìn, Tuất sing Mão, Dậu sinh Dần, Thân sinh Sửu.

- Lục khắc: Mùi khắc Tý, Ngọ khắc Hợi, Tỵ khắc Tuất, Thìn khắc Dậu, Mạo khắc Thân, Dần khắc Mùi.

- Tứ xung: Tý, Ngọ, Mão, Dậu

Dần, Thân, Tỵ, Hợi

Thìn, Tuất, Sửu, Mùi

- Tam hợp: Tý, Thìn, Thân

Dần, Tuất, Ngọ

Tỵ, Dậu, Sửu

Mùi, Mão, Hợi

Như vậy, cấu trúc thời gian theo địa chi là cấu trúc thời gian tiến hoá của sự vật, vận động chu kỳ thời gian qua 12 yếu tố (thời kỳ) Thân -> Dậu -> Tuất -> Hợi -> Tý -> Sửu -> Dần -> Mão -> Thìn -> Tỵ -> Ngọ -> Mùi.

Vận động của Địa chi dược phân ra thành 2 loại. Vận động thuận từ các yếu tố dương hơn tới các yếu tố âm hơn và vận đông ngịch từ các yếu tố âm hơn tới các yếu tố dương hơn. Mặt khác, chính giữa của Thủy là nơi dương nhất, chính giữa của Hỏa là nơi âm nhất.

Do đó, vận đông Địa chi thuận là:

Tý > Sửu > Dần > Mão > Thìn > Tỵ

Vận động Địa chi Nghịch là:

Ngọ > Mùi > Thân > Dậu > Tuất > Hợi

Do đó, vận động Địa chi từ Thuận tới Nghịch như sau:

Tý > Sửu > Dần > Mão > Thìn > Tỵ > Ngọ > Mùi > Thân > Dậu > Tuất > Hợi

Như vậy, Địa chi đại diện cho thời kỳ phát triển của các yếu tố trong bản thân sự vật.

3. Thiên can

Như trên đã thấy, mô hình Địa chi chỉ vận động của tính chất thời gian khi mâu thuẫn âm dương đủ để sự vật tiến hoá thành sự vật khác. Mô hình này vận động qua 2 chu kỳ Ngũ hành (âm và dương) theo chiều Ngũ hành tương sinh và đi qua 2 hành Thổ nên nó có 12 yếu tố gọi là các Địa chi.

Đối với vũ trụ, thời gian tới sinh huỷ của nó vô cùng lớn, do đó khi xét ảnh hưởng của nó tới sự vật thì chỉ xét đến cấu trúc phát triển này mà thôi, không xét đến cấu trúc thời gian tiến hóa gồm 12 Địa chi, chỉ xét đến cấu trúc Ngũ hành của nó.

Mỗi một yếu tố Ngũ hành này gồm 2 yếu tố con lần lươt hưng vuợng, một dưong và một âm nên cấu trúc chu kỳ phát triển tính chất thời gian (khi chưa có sự sinh huỷ) gồm 10 yếu tố (các yếu tố âm, dương của Ngũ hành gọi là thập Thiên can: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quí) vận động theo chiều dòng Sinh khí là:

Mộc > Hoả > Thổ > Kim > Thuỷ

Giáp > Ất > Bính > Đinh > Mậu > Kỷ > Canh > Tân > Nhâm > Quí

Tương ứng với chiều dòng Sinh khí trong các quái như trên đã thu được là:

Chấn > Cấn > Khôn > Ly > Thổ+ > Thổ- > Tốn > Đoài > Càn > Khảm

Như vậy, thập Thiên can tương ứng với các quái là:

Giáp = Chấn

Ất = Cấn

Bính = Khôn

Đinh = Ly

Mậu = Thổ+

Kỷ = Thổ-

Nhâm = Càn

Quí = Khảm

Căn cứ vào đồ hình mô tả quan hệ Bát quái ta được đồ hình mô tả quan hệ thập Thiên can như sau:

Posted Image

Đồ hình quan hệ thập Thiên can này không những cho phép ta lý giải được tất cả các câu mô tả quan hệ thập Thiên can mà cổ thư chữ Hán truyền lại như:

Giáp hợp Kỷ phá Ất xung Canh,

Mậu hợp Quí phá Giáp khắc Kỷ,

Bính hợp Tân phá Nhâm xung Đinh,

Canh hợp Ất phá Bính xung Tân,

Nhâm hợp Đinh phá` Mậu xung Quí

….

Mà còn có thể thấy rõ toàn bộ các quan hệ khác của chúng như tứ xung:

Giáp, Ất, Mậu, Tân

Bính, Đinh, Canh, Quí

Mậu, Kỷ, Nhâm, Ất

Canh, Tân, Giáp, Đinh

Nhâm, Quí, Bính, Kỷ

Như vậy, Thiên can đại diện cho yếu tố chu kỳ, thời kỳ phát triển của Vũ trụ mà trong đó, sự vật khảo sát tồn tại và phát triển, chịu ành hưởng của các yếu tố đó.

4. Sinh, Vượng, Mộ của sự vật

Một sự vật từ khi hình thành tới khi bị huỷ diệt phải trải qua 5 thời kỳ liên tiếp sau:

- Thời kỳ Mầm mống: Những yếu tố cơ bản mới có mầm mống hình thành mà chưa phát triển. Thời kỳ này bắt đầu khi sự vật trước bắt đầu suy giảm.

- Thời kỳ Sinh: Những yếu tố cơ bản của sự vật hình thành và phát triển nhanh chóng. Sự vật trước bắt đầu tiêu vong.

- Thời kỳ Vượng: Mọi yếu tố cơ bản của sự vật phát triển mạnh mẽ và ổn định. Các yếu tố cơ bản của thời kỳ trước đã hoàn toàn bị tiêu vong.

- Thời kỳ Mộ: Những yếu tố cơ bản của sự vật bắt đầu suy giảm, mâu thuẫn âm dương làm suy yếu sự vật. Bắt đầu hình thành các mầm mống của các yếu tố cơ bản sự vật mới.

- Thời kỳ Huỷ: Những yếu tố của sự vật bắt đầu tiêu vong, những yếu tố của sự vật mới bắt đầu phát triển nhanh chóng.

Giả sử sự vật phát triển, sinh hoá trong lòng một sự vật khác lớn hơn bao trùm. Lúc đó, nó sẽ thuộc một hành nào đó trong sự vật lớn. Các thời kỳ phát triển của nó cũng bị qui định bởi các hành của thời kỳ lớn theo chiều tương sinh.

Sự xuất hiên của sự vật mới khi sự vật cũ bị tiêu vong phải theo chiều dòng Hoá khí như đã phân tích ở phần trên. Điều ấy có nghĩa là hành của một thời kỳ của sự vật mới là hành của thời kỳ tương ứng của sự vật cũ dịch đi một hành ngược chiều tương sinh hay nói cách khác một hành của một thời kỳ sự vật mới sinh hành thời kỳ tương ứng của sự vật cũ.

Mặt khác, khi các sự vât cũ, mới nối tiếp nhau ra đời, tiêu vong môt cách xen kẽ như thế, biểu hiện của sự vât là biểu hiện của 3 thời kỳ trội hơn là Sinh, Vượng, Mộ còn các thời kỳ Mầm mống và Huỷ mờ nhạt đi. Do đó, hành của sự vật là hành của 3 thời kỳ Sinh, Vượng, Mộ còn hành của Mầm mống, Hủy bị “lặn” đi.

Theo nguyên tắc đó, hành của thời kỳ Mộ của sự vật cũ bao giờ cũng khắc hành của thời kỳ Sinh của sự vật mới, hay hành của thời kỳ Sinh (Vượng, Mộ) sự vật cũ luôn “sinh” hành của thời kỳ Sinh (Vượng, Mộ) sự vật mới. Do 3 thời kỳ Sinh, Vượng, Mộ kéo dài 3 hành, nên hành thời kỷ này sinh hành của thời kỳ sau nó 4 hành. Đó chính là cơ sở nguyên lý “cách bát sinh tử” của thuyết Âm dương Ngũ hành cổ truyền.

Posted Image

Posted Image

Giả sử rằng, hành của sự vật lớn vận hành theo chiều tương sinh liên tiếp là Mộc > Hỏa > Thổ > Kim > Thủy > Mộc > hỏa > Thổ > Kim Thủy > … Sự vật con vận hành trong sự vật lớn theo nguyên tắc như mô tả ở trên. Ta thu được các hành của sự vật con vận hành như sau:

Posted Image

Qua sơ đồ này ta thấy quan hệ giữa sự vật lớn và sự vật con có 5 thời kỳ rõ rệt lặp đi lặp lại cứ 3 hành liên tiếp một lần tổng cộng trải qua15 hành tất cả:

- Thời kỳ Lớn hòa thời kỳ Con.

- Thời kỳ Lớn sinh thời kỳ Con.

- Thời kỳ Lớn khắc thời kỳ Con.

- Thời kỳ Con khắc thời kỳ Lớn.

- Thời kỳ Con sinh thời kỳ Lớn.

Tính chất của các thời kỳ sự vật Con như sau:

· Một thời kỳ sự vật Con gồm 3 hành lần lượt ở Sinh, Vượng, Mộ

· Hành cuối của thời kỳ trước (Mộ) khắc hành đầu (Sinh) của thời kỳ sau

· Các hành của thời kỳ sau sinh các hành tương ứng của thời kỳ trước (chiều dòng Hóa khí)

(Còn nữa)

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

5. Bảng Lục thập hoa giáp

Giả sử thời gian vũ trụ vận động gồm 5 hành và 10 thiên can như đã xét ở trên. Vận khí của một sự vật chịu tác động của vũ trụ như là một yếu tố con trong sự vận hành của vũ trụ, thể hiện như các thời kỳ Sinh, Vượng, Mộ và sinh ra bản mệnh của sự vật đó.

Áp dụng các qui tắc Sinh, Vượng, Mộ ở trên ta xây dựng được sự liên hệ giữa Thiên can và Vận khí như thể hiện trên đồ hình sau:

+ Trên đồ hình, Thiên can bắt đầu tử hành Thuỷ thể hiện nguyên tắc vạn sự sinh từ Đạo, biến đổi từ Dương, vận động theo chiều tương sinh.

+ Ở Thời kỳ đầu tiên, Thiên can hoà Vận khí thể hiện cái tính của thời kỳ Tiên thiên, khi mâu thuẫn trong tương tác âm dương còn chưa thể hiện rõ.

+Tiếp theo cứ 3 hành một thời kỳ: Thiên can sinh Vận khí, Thiên can khắc Vận khí, Vận khí khắc Thiên can, Vận khí sinh Thiên can.

+ Các thời kỳ Sinh, Vượng, Mộ của Vận khí được thể hiện trên đồ hình.

Như vậy, Qua 15 hành thì lặp lại chu kỳ thời gian có hành Thiên can và Vận khí trùng nhau.

Posted Image

Tiếp theo, Vận khí sinh bản mệnh được thể hiên bằng đồ hình như sau:

Posted Image

Các hành Thiên can còn được chia nhỏ thành Thiên can gồm 10 yếu tố Nhâm, Quí, Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quí bắt đầu từ hành Thuỷ. Đồng thời, vận động của sự vật cũng chia ra thành 12 Địa chi, thể hiện thời gian tiến hoá. Thêm các yếu tố Thiên can, Địa chi vào đồ hình vừa dựng, tiếp tục nó cho tới khi kết thúc chu kỳ gồm các khoảng thời gian mà đặc trưng là các yếu tố Thiên can, Địa chi, Vận khí, Bản mệnh không lặp lại ta được bảng phân bố thởi gian như sau, gồm 60 khoảng:

Posted Image

Áp dụng bảng phân bố đó cho thời gian mỗi khoảng là 1 năm, ta thu được bảng Lục thập hoa giáp mà người xưa truyền lại đã được hiệu chỉnh lại như sau:

Posted Image

(Còn nữa)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

6. Giờ quan sát

Giả thiết rằng, nhịp sinh học của con người (cụ thể về vấn đề sinh nở) là một sự vật, vận động trong môi trường tương tác của Vũ trụ tới Trái đất, có chu kỳ thay đổi là 1 tháng, có cấu trúc 12 cung Địa chi phân bố theo giờ trong ngày. Cứ qua 1 tháng, nhịp sinh học vận động qua 12 Địa chi, gồm 2 chu kỳ Ngũ hành (1 âm và 1 dương). Như trên đã khảo sát, cứ tiến hoá qua một bước âm dương hay một Ngũ hành, nhịp sinh học chuyển qua một giai đoạn mới mà các yếu tố của nó có quan hệ sinh ra yếu tố tương ứng ở giai đoạn trước, hay nó vận động được 1 bước theo chiều dòng Hoá khí, ngược chiều tương sinh. Như vậy, cứ qua 1 tháng (gồm 1 chu kỳ Địa chi 2 Ngũ hành), các yếu tố của nhịp sinh học đó dịch chuyển ngược chiều tương sinh 2 bước, cứ qua nửa tháng, dịch chuyển 1 bước.

Mặt khác, khí âm dương của Vũ trụ được con người cảm ứng tạo nên một nhịp sinh học (cụ thể về vấn đề sinh nở) . Nhịp sinh học này so với môi trường tương tác của Vũ trụ tới Trái đất là thứ cấp, sinh sau, nên các yếu tố của chúng không thể đồng thời với các yếu tố của sự tương tác Vũ trụ tới Trái đất, mà phải có một độ trễ nhất định. Giả thiết rằng độ trễ này bằng một bước vận động của trường khí Vũ trụ. Điều đó có nhĩa là, khi tương tác của Vũ trụ tác động tới Trái đất bắt đầu ở cung tháng Tý, giờ Tý thì nhịp sinh học bắt đầu ở đầu cung Hợi (Chậm 1 bước so với trường khí từ Mặt trời)

Biểu diễn trên sơ đồ quá trình tiến hoá của nhịp sinh học ta được: (xem hình vẽ)

+ Vòng Địa chi ngoài cùng biểu diễn phân bố cung giờ Địa chi.

+ Vòng Địa chi trong biểu diễn phân bố các yếu tố nhịp sinh học của con người (cụ thể về vấn đề sinh nở) theo thời gian Địa chi trong ngày. Cứ qua 1 tháng, vòng Địa chi này vận động nghịch 2 bước bằng 60 độ. Qua 12 tháng, Địa chi nhịp sinh học quay nghịch được 2 vòng.

+ Ở tháng 11 (tháng Tý), vào giờ Tý đầu tiên, nhịp sinh học vào đầu cung Hợi, thể hiện sự chậm 1 bước của trường khí trên Trái đất so với trường khí Mặt trời. Tháng Tý khắc cung Ngọ của nhịp sinh học đang đóng ở cung giờ Mùi. Giờ Mùi xấu.

+ Ở tháng 12 (tháng Sửu), nhịp sinh học quay ngược 2 bước (60 độ) làm cho vào giờ Tý đầu tháng Sửu, nhịp sinh học đóng ở đầu cung Sửu. Tháng Sửu khắc cung Mùi của nhịp sing học, đang đóng ở cung giờ Ngọ. Giờ Ngọ xấu.

+ Ở tháng 1 (tháng Dần), vòng Địa chi nhịp sinh học quay ngược tiếp 2 bước (60 độ) làm cho vào giờ Tý đầu tháng Dần. Nhịp sinh học đóng ở đầu cung Mão. Tháng Dần khắc cung Hợi của nhịp sing học, đang đóng ở cung giờ Thân. Giờ Thân xấu.

Posted Image

Căn cứ vào sơ đồ trên ta có thể lập bảng vị trí các cung của nhịp sinh học tương ứng với các giờ trong ngày của tháng như sau:

Posted Image Căn cứ vào bảng trên ta thấy:

- Tháng Tý (11) xung cung Ngọ nhịp sinh học đóng ở giờ Mùi trong ngày. Giờ Mùi xấu.

- Tháng Sửu (12) xung cung Mủi nhịp sinh học đóng ở giờ Ngọ trong ngày.Giờ Ngọ xấu.

- Tháng Dần (1) xung cung Thân nhịp sinh học đóng ở giờ Tỵ trong ngày. Giờ Tỵ xấu.

- Tháng Mão (2) xung cung Dậu nhịp sinh học đóng ở giờ Thìn trong ngày. Giờ Thìn xấu.

- Tháng Thìn (3) xung cung Tuất nhịp sinh học đóng ở giờ Mão trong ngày. Giờ Mão xấu.

- Tháng Tỵ (4) xung cung Hợi nhịp sinh học đóng ở giờ Dần trong ngày. Giờ Dần xấu.

- Tháng Ngọ (5) xung cung Tý nhịp sinh học đóng ở giờ Sửu trong ngày. Giờ Sửu xấu.

- Tháng Mùi (6) xung cung Sửu nhịp sinh học đóng ở giờ Tý trong ngày. Giờ Tý xấu.

- Tháng Thân (7) xung cung Dần nhịp sinh học đóng ở giờ Hợi trong ngày. Giờ Hợi xấu.

- Tháng Dậu (8) xung cung Mão nhịp sinh học đóng ở giờ Tuất trong ngày. Giờ Tuất xấu.

- Tháng Tuất (9) xung cung Thìn nhịp sinh học đóng ở giờ Dậu trong ngày. Giờ Dậu xấu.

- Tháng Hợi (10) xung cung Tỵ nhịp sinh học đóng ở giờ Thân trong ngày. Giờ Thân xấu.

Những giờ xấu trên được cổ nhân truyền lại cho hậu thế trong bài ca giờ quan sát được Nguyễn Vũ Tuấn Anh giới thiệu trong nhiều tác phẩm của mình.

Căn cứ vào bản trên và các quan hệ Địa chi, ta có thể suy ra các giờ tốt, trung bình trong tháng. Ví dụ:

- Tháng Tý (11) hợp cung Tý, Thìn, Thân của nhịp sinh học đóng ở giờ Sửu, Dậu, Tỵ trong ngày. Giờ Sửu, Dậu, Tỵ tốt.

- Tháng Sửu (12) hợp cung Sửu, Dậu, Tỵ của nhịp sinh học đóng ở giờ Tý, Thìn, Thân trong ngày.Giờ Tý, Thìn, Thân tốt.

- Tháng Dần (1) hợp cung Dần, Ngọ, Tuất của nhịp sinh học đóng ở giờ Hợi, Mão, Mùi trong ngày. Giờ Hợi, Mão, Mùi tốt.

- Tháng Mão (2) hợp cung Mão, Mùi, Hợi của nhịp sinh học đóng ở giờ Tuất, Dần, Ngọ trong ngày. Giờ Tuất, Dần, Ngọ tốt.

- Tháng Thìn (3) hợp cung Thìn, Thân, Tý của nhịp sinh học đóng ở giờ Dậu, Sửu, Tỵ trong ngày. Giờ Dậu, Sửu, Tỵ tốt.

- Tháng Tỵ (4) hợp cung Tỵ , Sửu, Dậu của nhịp sinh học đóng ở giờ Thân, Tý, Thìn trong ngày. Giờ Thân, Tý, Thìn tốt.

- Tháng Ngọ (5) hợp cung Ngọ, Dần, Tuất của nhịp sinh học đóng ở giờ Mùi, Mão, Hợi trong ngày. Giờ Mùi, Mão, Hợi tốt.

- Tháng Mủi (6) hợp cung Mùi, Mão, Hợi của nhịp sinh học đóng ở giờ Ngọ, Dần, Tuất trong ngày. Giờ Ngọ, Dần, Tuất tốt.

- Tháng Thân (7) hợp cung Thân, Tý, Thìn của nhịp sinh học đóng ở giờ Tỵ, Dậu, Sửu trong ngày. Giờ Tỵ, Dậu, Sửu tốt.

- Tháng Dậu (8) hợp cung Dậu, Tỵ, Sửu của nhịp sinh học đóng ở giờ Thìn, Thân, Tý trong ngày. Giờ Thìn, Thân, Tý tốt.

- Tháng Tuất (9) hợp cung Tuất. Dần, Ngọ của nhịp sinh học đóng ở giờ Mão, Mùi, Hợi trong ngày. Giờ Mão, Mùi, Hợi tốt.

- Tháng Hợi (10) hợp cung Hợi, Mão, Mùi cũa nhịp sinh học đóng ở giờ Dần, Ngọ, Tuất trong ngày. Giờ Dần, Ngọ, Tuất tốt.

Như vậy, trong năm, các giờ tam hợp:

+ Thân, Tý, Thìn của các tháng Tỵ (4), Dậu (8), Sửu (12)

+ Tỵ, Dậu, Sửu của các tháng Thân (7), Tý (11), Thìn (3)

+ Tuất, Dần, Ngọ của các tháng Mão (2), Mùi (6), Hợi (10)

+ Mão, Mùi, Hợi của các tháng Tuất (9), Dần (1), Ngọ (5)

là các giờ tốt cho nhịp sinh học của con người (cụ thể về vấn đề sinh nở)

Qua các phân tích trên chúng ta thấy, giờ quan sát chính là giờ xung khắc với giờ Thần hợp của Địa chi tháng. Giờ Thần hợp của Địa chi tháng chính là cung giờ mà yếu tố nhịp sinh học của con người (cụ thể về vấn đề sinh nở) có Địa chi tương ứng với Địa chi tháng, cư ngụ. Tương tác của Vũ trụ tới Trái đất hỗ trộ tốt nhất cho nhịp sinh học của con người vào giờ Thần hợp, và gây tác hại nhiều nhất vào giờ Quan sát.

Biểu diễn trên bảng ta được:

Posted Image

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa các Quí vị quan tâm!

Trên đây, tôi đã trình bày với quí vị một cách đại cương các nét chính những nghiên cứu của tôi về cơ sở của hoạc thuyết ADNH.

Nghiên cứu này xây dựng hệ thống khái niệm cơ bản của học thuyết ADNH vốn đã được xử dụng từ rất lâu mà người ta vẫn cứ còn mù mờ về nội dung và ý nghĩa đích thực của nó. Chính do sự mù mờ đó mà sự phát triển lý thuyết, những ứng dụng thực tế của học thuyết này hầu như không tiến triển suốt mấy ngàn năm mà còn bị rơi rụng, biến dạng đi làm chệch hướng tư duy đúng đắn của bao lớp người thông minh, tâm huyết. Hậu quả là, học thuyết kỳ vĩ này đã không được đặt đúng vị trí của nó mà bị coi như là một sự mê tín, phản khoa học. Đây là một tổn thất vô cùng to lớn đối với văn minh nhân loại và đối với chủ nhân đích thực của nó – Tổ tiên trực tiếp của dân tộc Việt nam ta.

Nghiên cứu này xây dựng hệ thống khái niệm cơ bản của học thuyết ADNH là một công việc vô cùng khó khăn, do đó, tôi không dám coi sự xác định những khái niệm cơ bản đó là chính xác hoàn toàn mà chỉ coi đây như những cố gắng ban đầu trên con đường vạn dặm tiến đến chân lý mà thôi. Sự bổ xung, hoàn thiện, thậm chí thay đổi chúng cần phải được tiếp tục không ngừng. Và do đó, tôi cho rằng, một người không thể làm nổi mà phải là công vịêc của tất cả chúng ta.

Phương pháp nghiên cứu, trước mắt, của tôi là quan sát, chiêm nghiệm thực tế khách quan, tổng quát hoá, khái quát hoá, trừu tượng hoá mọi lĩnh vực, mọi kiến thức có được, đặc biệt chú ý đến những kiến thức lý thuyết và ứng dụng còn sót lại của thọc thuyết ADNH như những gợi ý quan trọng. Sau đó đối chiếu, kiểm tra trong thực tế những kết quả thu được, hệ thống hoá chúng, từng bước phục hồi lại học thuyết kỳ vĩ đã thất truyền này. Tuy phương pháp này còn hết sức bất định nhưng cũng coi như một trường phái khác với phương pháp dựa vào sự hợp lý hình thức, “tượng”, “số”, hay giải mã những mảnh kiến thức còn sót lại của một nền văn minh đã mất (chắc chắn đã biến dạng rất nhiều, rất khó kiểm chứng) mà hàng mấy nghìn năm nay bao lớp người đã áp dụng nhưng kết quả vẫn không thể làm sáng tỏ được học thuyết này. Chúng ta nếu cứ theo phương pháp này chắc là chỉ bổ xung thêm những bế tắc, mù mờ mà bao lớp tiền nhân đã gặp phải. Tôi mơ ước, một ngày nào đó, sẽ có một phương pháp có thể thực nghiêm kiểm chứng được trong nghiên cứu ADNH!

Một số kết quả nghiên cứu của bài viết vừa trình bày với quí vị, tôi xin tóm tắt ra đây để tiện theo dõi:

- Hệ thống các khái niệm cơ bản cùa học thuyết ADNH và quan hệ giữa chúng:

+ Đạo: Bản thể của Vũ trụ.

+ Âm, Dương.

+ Tam tài: Chung, Âm, Dương

+ Thời kỳ Tiên thiên: Thời kỳ ban đầu của sự vật, mâu thuẫn âm dương chưa bộc lộ; Âm, Dương, Chung tương hỗ phát triển.

+ Thời kỳ Hậu thiên: Thời kỳ phát triển mâu thuẫn Âm, Dương. Dương khắc Âm, Âm sinh Chung, Chung khắc Dương.

+ Tứ tượng: Các yếu tố dẫn xuất bậc 2 của tương tác âm, dương.

+ Ngũ hành: Các yếu tố hình thành và phát triển trong mâu thuẫn âm, dương

+ Bát quái: Các yếu tố dẫn xuất bậc 3 của tương tác âm, dương.

+ Ý nghĩa các quẻ dịch (từ đó suy ra bản chất Kinh dịch): Quẻ dịch thể hiện quan hệ, tương tác giữa các lực lượng trong sự vật.

+ Tiên thiên Ngũ hành, Tiên thiên Bát quái: Dòng vận động của dòng Khí dương trong sự vật ở thời kỳ Tiên thiên.

+ Hậu thiên Ngũ hành, Hậu thiên Bát quái: Dòng vận động của dòng Khí dương trong sự vật ở thời kỳ Hậu thiên.

+ Tiên thiên Ngũ hành Phi tinh, Tiên thiên Huyền không Phi tinh: Dòng vận động của dòng Khí âm trong sự vật ở thời kỳ Tiên thiên

+ Hậu thiên Ngũ hành Phi tinh, Hậu thiên Huyền không Phi tinh (Từ đó suy ra bản chất của Lường thiên xích): Dòng vận động của dòng Khí âm trong sự vật ở thời kỳ Hậu thiên.

+ Độ số các Quái: Thứ tự vận động của dòng Khí âm trong sự vật ở thời kỳ Hậu thiên ( Huyền không Phi tinh ).

+ Dòng Vượng khí: Dòng vận đông hưng vương của các yếu tố trong sự vật.

+ Dòng Hoá khí: Dòng vận động tiến hoá của sự vất này trong sự vật khác.

+ Thập nhị Thiên can: Cấu trúc ADNH của thời gian phát triển của sự vật.

+ Thập thiên can: Cấu trúc ADNH của thời gian tác động của Vũ trụ.

+ Cấu trúc ADNH của không gian.

+ Nạp Ngũ hành cho các mùa trong năm.

+ Hà đồ Bắc vả Nam bán cầu: Cấu trúc ADNH không gian trên trái đất.

+ Lạc thư Bắc vả Nam bán cầu: Ảnh hưởng của Mặt trời tới Trái Đất khi Trái đất tự quay quanh mình nó.

+ Sinh, Vượng, Mộ của sự vật và bản chất qui luật cách bát sinh tử.

+ Bảng Lục thập Hoa giáp: Cấu trúc ADNH thời gian.

+ Giải thích hiện tượng giờ Quan sát: Là giờ Khắc với cấu trúc ADNH của nhịp sinh học của con người trong tháng.

+ Ý nghĩa giờ Thần hợp: Giờ trùng với cấu trúc ADNH của nhịp sinh học của con người trong tháng.

Các nghiên cứu khác về trường khí, ứng dụng của học thuyết ADNH mhư Thái Ất, Độn Giáp, Lục Nhâm, Phong Thuỷ, Tử vi, dự đoán theo Tứ trụ, Bát tự Hà lạc, … cũng đang được từng bước nghiên cứu nhưng xử dụng các tìm tòi trong bài viết này như những kiến thức, phương pháp luận cơ sở và thu được một vài kết quả khả quan sẽ được hân hạnh trình bày với quí vị trong một thời gian không xa.

Kính thưa các quí vị quan tâm!

Cơ sở học thuyết ADNH mà bài viết đề cập đến được xây dựng cho mọi đối tượng xuất phát từ khái niệm cơ bản đầu tiên là “Đạo” – bản thể của Vũ trụ. Điều đó có nghĩa là: Nếu học thuyết này được xây dựng đúng thì nó có thể được áp dụng hiệu quả cho tất cả mọi đối tượng, lĩnh vực, mà không có bất cứ một hạn chế nào kể cả tâm linh, tôn giáo, … hay thậm chí những lĩnh vực mà cho đến nay chúng ta còn còn chưa có khái niệm. Nói cách khác, học thuyết ADNH chính là học thuyết thống nhất Vũ trụ mà nhân loại ngày nay đang còn mơ ước!

Tôi không thể không kinh ngạc về ý tưởng này và càng nhận thấy mức độ khổng lồ của những công việc cần phải tiến hành khi tiếp tục xây dựng học thuyết ADNH. Rõ ràng, để thực hiện được điều đó phải huy động sự đóng góp của tất cả mọi thành viên xã hội một cách hiệu quả, kiên trì qua nhiều thế hệ. Mọi ý tưởng cá nhân, vị kỷ đều gây tác hại to lớn đến sự nghiệp chung vĩ đại đó. Do đó, tôi thực tâm mong chờ sự đóng góp của toàn thể quí vị trong sự nghiệp phục hồi học thuyết ADNH!

Chào trân trọng!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa các quí vị quan tâm.

Từ hôm nay Vô Trước xin post tiếp một số kết quả nghiên cứu về học thuyết ADNH của mình, chủ yếu về khái niệm trường khí. Qua đó có thể nhìn môn Độn Giáp dưới một góc độ mới.

Kính mong các quí vị chỉ bảo.

Share this post


Link to post
Share on other sites

IX./ TRƯỜNG KHÍ

1. Khái niệm trường khí:

Các yếu tố của sự vật tương tác nhau thông qua một môi trường xung quanh nó của sự vật. Môi trường đó có những đặc tính do sự vật quyết định, gọi là trường khí của sự vật. Cơ chế của sự tương tác là sự hỗ trợ những mầm mống vốn tiềm ẩn trong Đạo, bản thể của Vũ trụ và do đó là bản thể của mọi sự vật, phát triển, làm suy yếu, biến mất đi (trở về dạng mầm mống) những thành phần không còn phù hợp của sự vật.

Quan sát vận động, tương tác của Vạn tượng, căn cứ vào cấu trúc Âm dương Ngũ hành của sự vật, người ta nhận thấy rằng, ở một thời gian, không gian nhất định, tuy rằng mọi yếu tố (âm, dương, tam tài, ngũ hành, bát quái …) của một sự vật đều tương tác với nhau và tương tác với các sự vật khác, nhưng do vận động của dòng Vượng khí, các yếu tố đó mạnh yếu khác nhau làm cho đặc tính những tương tác đó của sự vật tuy mang bản chất của mọi yếu tố đó nhưng đặc tính của yếu tố đang trong thời kỳ hưng vượng vượt trội hơn so với đặc tính của các yếu tố khác trong sự vật. Ta nói, sự vật đang ở trong thời kỳ của yếu tố hưng vượng đó. Đối với môi trường xung quanh, tương tác của sự vật với sự vật khác mang đặc tính do yếu tố hưng vượng qui định là chủ yếu.

Như vậy, trường khí của một sự vật là môi trường đặc trưng bằng các đặc tính tương tác của các yếu tố cũa sự vật, do tính chất của một yếu tố (âm, dương, tam tài, ngũ hành, bát quái …) hưng vượng nhất của sự vật quyết định. Tính chất của trường khí chính là tính chất tương tác của mọi yếu tố của sự vật nhưng mạnh nhất là tính chất của yếu tố hưng vượng nhất. Cơ chế tác động của trường khí là sự hỗ trợ, nảy sinh hay làm tiêu biến, ngăn trở sự phát triển của các yếu tố phù hợp hay không phù hợp với đặc tính của trường khí. Các yếu tố đó vốn tiềm ẩn trong Đạo hay đã hiện hữu trong sự vật.

2. Trường khí cảm ứng

Sự vật này tác động tới sự vật khác thông qua trường khí của nó, hay trường khí là phương tiện tương tác của các sự vật, làm nảy sinh trong sự vật khác một cảm ứng, hay một trường khí cảm ứng.

Trường khí cảm ứng là một môi trường do sự vật cảm ứng nên khi chịu sự tác động của trường khí của sự vật khác.

Trường khí cảm ứng này tồn tại, vận động trong sự vật cảm ứng, gây ra trong sự vật đó một hiệu ứng tương tác giữa các yếu tố của nó. Hiệu ứng này lan tỏa, vận động trong sự vật theo một trật tự, hình thành dòng khí mang đặc trưng của trường khí cảm ứng, là kết quả của sự tương tác giữa sự vật và trường khí. Các dòng Khí dương, Khí âm, Vượng khí, Hóa khí, … ta đã khảo sát ở trên là dòng di chuyển của các hiệu ứng tương tác dương , âm, vượng, hủy, … chính là những vận động khác nhau trong trường khí cảm ứng.

Như vậy, trường khí của sự vật này gây ra trong sự vật khác một trường khí cảm ứng. Trường khí cảm ứng đó chi phối tương tác của các yếu tố trong sự vật hình thành các dòng khí mang đặc trưng của nó. Trường khí cũng như trường khí cảm ứng của những sự vật khác nhau thì khác nhau. Trường khí cảm ứng không chỉ phụ thuộc vào trường khí nguồn mà còn phụ thuộc vào sự vật được cảm ứng.

Một sư vật vận động và phát triển được quyết định bởi trường khí của bản thân nó và trường khí của các sự vật khác cảm ứng lên nó.

Tổng hợp tất cả các trường khí và trường khí cảm ứng của mọi sự vật hình thành trường khí của toàn vũ trụ. Sự vận động, tương tác của các sự vật chịu sự chi phối của trường khí vũ trụ đó, hình thành các hiệu ứng tương tác lan toả giữa các yếu tố trong một sự vật theo một trật tự nhất định gọi là các dòng khí.

Có nhiều loại dòng khí sinh ra trong sự vật khi nó bị trường khí tác động.Trước tiên ta hãy khảo sát 3 loại dòng khí cơ bản sau:

+ Dòng khí Âm: Dòng khí này có xu hướng thúc đẩy sự vật biến đổi, phát triển, phá vỡ trạng thái cũ, nó có tính âm và vận động trong sự vật theo đồ hình Hậu thiên Huyền không Phi tinh.

+ Dòng khí Dương: Dòng khí này có xu hướng bảo tồn trạng thái của sự vật, nó có tính Dương và vận động trong sự vật theo đồ hình Hậu thiên Bát quái.

+ Dòng Vượng khí: Dòng khí này có xu hướng làm phát triển hưng vượng các thành phần của sự vật và vận động trong sự vật theo đồ hình dòng Vượng khí.

Dòng Khí dương, âm hoặc vượng, xuất hiện trong sự vật do trường khí của một sự vật khác gây (cảm ứng) nên, phải vận động theo đồ hình Hậu thiên Bát quái, Hậu thiên Huyền không Phi tinh hoặc dòng Vượng khí, là 3 đồ hình mô tả vận động của khí dương, âm hoặc vượng khí trong sự vật. Tuy nhiên, các thành phần âm, dương của sự vật phản ứng với các tác động bên ngoài khác nhau do bản chất của chúng qui định, do đó, dòng khí này vận động trong phần dương của sự vật theo đồ hình Hậu thiên Bát quái, Huyền không Phi tinh hoặc dòng Vượng khí thuận, nhưng trong phần âm, nó vận động ngược chiều với đồ hình này.

Sự tương tác của trường khí với một sự vật được hình thành bằng cơ chế cảm ứng của các yếu tố sự vật với trường khí. Tuy nhiên, chỉ có các yếu tố âm, dương trong sự vật mới có thể cảm ứng được trường khí. Các yếu tố trung tính (hành Thổ) không thể cảm ứng được trường khí do tính không thiên vị âm dương của chúng.

Khi dòng khí vận động đến thời kỳ hành Thổ theo các đồ hình Hậu thiên Bát quái hay Hậu thiên Huyền không Phi tinh thì:

+ Nếu dòng khí là âm, vận động theo đồ hình Hậu thiên Huyền không Phi tinh, thì chỉ có các yếu tố âm nhất của sự vật (hành Hỏa thuộc Thái âm) mới có thể cảm ứng trường khí mạnh hơn các yếu tố khác mà thôi. Do đó, nếu sự vật dương tính, chỉ quái Khôn (Thái Hỏa thuộc Thái âm) mới cảm ứng được mạnh nhất. Dòng khí tương tác vận động tới quái Khôn. Nếu sự vật âm tính, thì quái Cấn (Thiếu Hỏa thuộc Thiếu âm) cảm ứng được mạnh nhất - dòng khí tương tác vận động tới quái Cấn. Đó chính là bản chất nguyên lý Nam – Khôn, Nữ - Cấn của các ứng dụng thuyết Âm dương Ngũ hành mà cổ thư truyền lại.

+ Nếu dòng khí là dương, vận động theo đồ hình Hậu thiên Bát Quái, thì chỉ có các yếu tố dương nhất của sự vật (hành Thuỷ thuộc Thái Dương) mới có thể cảm ứng trường khí mạnh hơn các yếu tố khác mà thôi. Do đó, nếu sự vật dương tính, chỉ quái Càn (Thái Thuỷ thuộc Thái dương) mới cảm ứng được mạnh nhất - dòng khí tương tác vận động tới quái Càn. Nếu sự vất âm tính, thì quái Đoài (Thiếu Thuỷ thuộc Thiếu âm) cảm ứng được mạnh nhất - dòng khí tương tác vận động tới quái Đoài. Đó chính là bản chất nguyên lý Nam – Càn, Nữ - Đoài của các ứng dụng thuyết Âm dương Ngũ hành.

+ Nếu dòng khí là Vượng, vận động theo đồ hình dòng Vượng khí, thì chỉ có các yếu tố chủ yếu nhất của sự vật mới có thể cảm ứng trường khí mạnh hơn các yếu tố khác mà thôi. Do đó, nếu sự vật dương tính, chỉ quái Càn (Thái Thuỷ thuộc Thái dương) mới cảm ứng được mạnh nhất - dòng khí tương tác vận động tới quái Càn. Nếu sự vất âm tính, thì quái Khôn (Thái Hoả thuộc Thái âm) cảm ứng được mạnh nhất - dòng khí tương tác vận động tới quái Khôn. Đó chính là bản chất nguyên lý Nam – Càn, Nữ - Khôn của các ứng dụng thuyết Âm dương Ngũ hành.

Tóm lại, một sự vật vận động phát triển trong một trường khí sẽ cảm ứng được những ảnh hưởng của các yếu tố của trường khí đó, hình thành trường khí cảm ứng, thể hiện ra ở những hiệu ứng xuất hiện trong tất cả các yếu tố (âm, dương, tam tài, ngũ hành, bát quái, …) của sự vật. Trong đó, hiệu ứng của yếu tố hưng vượng của trường khí là mạnh mẽ nhất, di chuyển giữa các yếu tố theo nguyên tắc:

+ Nếu tương tác Âm, hiệu ứng di chuyển thuận chiều đồ hình Hậu thiên Huyền không Phi tinh ở phần dương và nghịch chiều Huyền không phi tinh ở phần âm của sự vật. Khi di chuyển tới hành Thổ, hiệu ứng này tuân theo nguyên tắc “Nam – Khôn, Nữ - Cấn”.

+ Nếu tương tác Dương, hiệu ứng di chuyển thuận chiều đồ hình Hậu thiên Bát quái ở phần dương và nghịch chiều Hậu thiên Bát quái ở phần âm của sự vật. Khi di chuyển tới hành Thổ, hiệu ứng này tuân theo nguyên tắc “Nam – Càn, Nữ - Đoài”.

+ Nếu tương tác Vượng, hiệu ứng di chuyển thuận chiều đồ hình dòng Vượng khí ở phần dương và nghịch chiều dòng Vượng khí ở phần âm của sự vật. Khi di chuyển tới hành Thổ, hiệu ứng này tuân theo nguyên tắc “Nam – Càn, Nữ - Khôn”.

3. Các Sao – biểu tượng ảnh hưởng của trường khí tới một sự vật

Một sự vật tồn tại, vận động và phát triển trong trường khí của một sự vật khác luôn bị trường khí của sự vật đó tác động. Như vậy, một sự vật trên trái đất luôn chịu sự tác động của trường khí Trái đất, trường khí Mặt trời, trường khí của Mặt trăng, các vì tinh tú, Thiên hà,… , tổng hợp của chúng gọi tắt là trường khí từ Vũ trụ. Trong các yếu tố của trường khí từ Vũ trụ, căn cứ vào mức độ ảnh hưởng, độ lớn, khoảng cách của các chủ thể của trường khí, đáng chú ý và được cổ nhân khảo sát nhiều nhất là trường khí của các chủ thể sau:

- Trường khí của Trái đất.

- Trường khí từ mặt trời.

- Trường khí từ Mặt trăng.

- Trường khí của sao Mộc, Kim, Thuỷ, …

- …

Những trường khí này tác động tương hỗ nhau và tác động lên Trái đất cùng mọi sự vật trên Trái đất những hiệu ứng khác nhau cả về cường độ cũng như thời gian. Người xưa khảo sát, tổng kết, hình tượng hoá những tác động của một trường khí, hay một nhóm trường khí nào đó lên sự vật bằng hình tượng những vì sao chiếu lên sự vật ở những cung (yếu tố) khác nhau trong những thời gian khác nhau.

Như vậy, các vì sao trong học thuyết Âm dương Ngũ hành mà cổ nhân truyền lại không nhất thiết là những ngôi sao vật lý cụ thể tồn tại thực tế trong vũ trụ mà chỉ là những biểu tượng đại diện cho tương tác của một trường khí, một nhóm trường khí, hay một nhóm yếu tố trường khí trong Vũ trụ lên sự vật đang khảo sát mà thôi. Tuy nhiên, do tính đa dạng và thống nhất của Vũ trụ, cùng với sự nghiên cứu, quan sát thiên văn tỷ mỉ của người xưa, những kinh nghiệm đúc kết từ nhiều thế hệ, dưới sự minh triết của học thuyết Âm dương Ngũ hành hoàn thiện khi chưa bị thất truyền, trong các cách gán hình tượng đó, nhiều khi ta thấy tác động của những yếu tố và tác động của những ngôi sao vật lý tương ứng dùng làm biểu tượng khá giống nhau. Sự giống nhau đó, một mặt làm cho sự lưu truyền học thuyết Âm dương Ngũ hành trong điều kiện vật chất thiếu thốn xưa kia trở nên trực quan, tiện dụng thì mặt khác cũng gây nên sự ngộ nhận, sai lạc, xa rời bản chất thực, thần bí hóa khi ứng dụng học thuyết này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

4. Phân bố các Sao trong các cung bát quái của sự vật

Một sự vật tồn tại, phát triển trong một trường khí, luôn chịu sự tác động của trường khí đó. Tác động của trường khí lên sự vật rất đa dạng, phức tạp, biến thiên theo cả không gian và thời gian. Tuy nhiên, với phương pháp tương tự lý thuyết tín hiệu trong khoa học, ta có thể phân tích các tác động của trường khí lên sự vật như tổng hợp một phổ trường khí điều hòa (hình sin) gồm vô số các tín hiệu hình sin với những chu kỳ khác nhau. Điều đó có nghĩa là, một trường khí tác động lên một sự vật giống như là tập hợp các tác động trường khí hình sin với những chu kỳ khác nhau lên sự vật. Ở đây, biên độ hình sin thể hiện cường độ tác động của trường khí.

Tương tự như vậy, sự vận động của các yếu tố trong sự vật cũng được phân tích thành một phổ những vận động điều hòa (hình sin) có những chu kỳ khác nhau trong sự vật. Những yếu tố của sự vật có tần số vận động nào đó sẽ cảm ứng tốt nhất đối với các yếu tố tương ứng có tần số hoạt đông như thế.

Vì vậy, khi nghiên cứu tác động của một trường khí vào một sự vật, ta khảo sát nó như những yếu tố trường khí hình sin có chu kỳ xác định, tương ứng với chu kỳ cơ bản của vận động mà ta nghiên cứu.

Khi một sự vật vận động và phát triển trong một trường khí, những yếu tố của sự vật cảm ứng những yếu tố tương ứng của trường khí thành những hiệu ứng được biểu tượng hóa thành các vì sao đóng tại cung tương ứng trong mô hình các yếu tố của sự vật đó. Mô hình mô tả như sau (lấy đồ hình Hà đồ trên vòng tròn làm cơ sở):

Posted Image

Ở đó, các thành phần bát quái của truờng khí ảnh hưởng tới sự vật đuợc biểu tượng thành các sao Nhất bạch, Nhị hắc, Tam bích, Tứ lục, Ngũ hoàng, Lục bạch, Thất xích, Cửu tử như sau:

+ Khảm (độ số 1): biểu tượng ảnh hưởng được ký hiệu là sao Nhât bạch

+ Khôn (độ số 2): biểu tượng ảnh hưởng được ký hiệu là sao Nhị hắc

+ Cấn (độ số 3): biểu tượng ảnh hưởng được ký hiệu là sao Tam bích

+ Tốn (độ số 4): biểu tượng ảnh hưởng được ký hiệu là sao Tứ lục

+ Thổ (độ số 5): biểu tượng ảnh hưởng được ký hiệu là sao Ngũ hoàng

+ Càn (độ số 6): biểu tượng ảnh hưởng được ký hiệu là sao Lục bạch

+ Ly (độ số 7): biểu tượng ảnh hưởng được ký hiệu là sao Thất xích

+ Chấn (độ số 8): biểu tượng ảnh hưởng được ký hiệu là sao Bát bạch

+ Đoài (độ số 9): biểu tượng ảnh hưởng được ký hiệu là sao Cửu tử

Với những mô hình khác nhau của sự vật ta có những mô hình thể hiện ảnh hưởng khác nhau của trường khí lên các yếu tố của sự vật theo nguyên tắc: ở thời điểm mốc chọn đầu tiên, các sao biểu tượng cho yếu tố nào của trường khí cảm ứng mạnh nhất lên yếu tố tương ứng của sự vật (Đóng ở các cung tương ứng). Ví dụ như mô hình Lạc thư, mô hình Hà đồ, … Ở những thời điểm khác, các Sao di chuyển tới các vị trí khác theo đồ hình quỹ đạo của chúng tùy theo bản chất của sự tương tác là âm, dương hay vượng, … Như vậy, qua mỗi một chu kỳ khảo sát, các sao lại được phân bố lại trong các cung yếu tố của sự vật.

Posted Image

Mặt khác, như trên đã phân tích, những hiệu ứng tương tác của truờng khí với sự vât có nhiều loại là tương tác hiệu ứng Dương, Âm, Vượng, …

* Đối với tương tác Dương: Dòng hiệu ứng tương tác là dòng Khí dương, có tác dụng làm cho sự vật ổn định, trở về với bản chất ban đầu. Dòng Khí dương vận động trong sự vật có tính dương theo đồ hình Hậu thiên Bát quái thuận chiều, trong sự vật có tính âm thì nghịch chiều Hậu thiên Bát quái. Chiều thuận của Hậu thiên Bát quái là:

CÀN -> KHẢM -> CẤN -> CHẤN -> TỐN -> ĐOÀI -> LY -> KHÔN

theo thứ tự độ số (cục) các cung như sau:

6 ->1 -> 3 -> 8 -> 4 -> 9 -> 7 -> 2 -> 5 -> 6 -> … .

Các độ số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 được dùng ký hiệu cho các yếu tố Quái trong đồ hình Hậu thiên Huyền không Phi tinh, chỉ rõ thứ tự vận động của Khí âm qua các Quái trong sự vật là: Khảm (1), Khôn (2), Cấn (3), Tốn (4), Thổ (5), Càn (6), Ly (7), Chấn (8), Đoài (9). Mỗi bước nhảy tương ứng với một chu kỳ phổ trường khí mà ta khảo sát.

Do đó, cứ sau một chu kỳ cơ bản, các sao lại di chuyển 1 cung, ta thu được đồ hình quĩ đạo các sao như sau:

+ Đối với sự vât dương tính:

Posted Image

+ Đối với sự vât âm tính:

Posted Image

Các đồ hình này là cơ sở xây dựng bản đồ phân bố các Sao, khi vận động của dòng Khí dương qua các yếu tố của sự vật ở những thời điểm khác nhau như sau (mô hình dùng Hà đồ làm cơ sở):

Posted Image

* Đối với tương tác Âm: Dòng hiệu ứng tương tác là dòng Khí âm, có tác dụng làm cho sự vật biến đổi, phá vỡ trạng thái ban đầu, sinh ra và phát triển cái mới. Dòng Khí âm vận động trong sự vật có tính dương theo đồ hình Hậu thiên Huyền không Phi tinh thuận chiều, trong sự vật có tính âm thì nghịch chiều Hậu thiên Huyền không Phi tinh. Chiều thuận của Hậu thiên Huyền không Phi tinh là:

KHẢM -> KHÔN -> CẤN -> TỐN -> THỔ -> CÀN -> LY -> CHẤN -> ĐOÀI

theo thứ tự độ số (cục) các cung như sau: 1 ->2 -> 3 -> 4 -> 5 -> 6 -> 7 -> 8 -> 9 -> 1 -> 2 -> … .Do đó, cứ sau một chu kỳ cơ bản, các sao lại di chuyển 1 cung, ta thu được đồ hình quĩ đạo các sao như sau:

+ Đối với sự vât dương tính:

Posted Image

+ Đối với sự vât âm tính:

Posted Image

Các đồ hình này là cơ sở xây dựng bản đồ phân bố các Sao, khi vận động của dòng Khí âm qua các yếu tố của sự vật ở những thời điểm khác nhau như sau (mô hình dùng Hà đồ làm cơ sở):

Posted Image

.* Đối với tương tác Vượng: Dòng hiệu ứng tương tác là dòng Vượng khí, có tác dụng làm cho sự vật hưng thịnh, phát triển về mọi mặt. Dòng Vượng khí vận động trong sự vật có tính dương theo đồ hình dòng Vượng khí thuận chiều, trong sự vật có tính âm thì nghịch chiều dòng Vượng khí . Chiều thuận của dòng Vượng khí :

TỐN -> ĐOÀI -> CÀN -> KHẢM -> CHẤN -> CẤN -> KHÔN -> LY -> THỔ

theo thứ tự độ số (cục) các cung như sau: 4 -> 9 -> 6 -> 1 -> 8 -> 3 -> 2 -> 7 -> 5 -> 4 -> … .Do đó, cứ sau một chu kỳ cơ bản, các sao lại di chuyển 1 cung, ta thu được đồ hình quĩ đạo các sao như sau:

+ Đối với sự vât dương tính:

Posted Image

+ Đối với sự vât âm tính:

Posted Image

Các đồ hình này là cơ sở xây dựng bản đồ phân bố các Sao, khi vận động của dòng Vượng khí qua các yếu tố của sự vật ở những thời điểm khác nhau như sau (mô hình dùng Hà đồ làm cơ sở):

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

.X./ Ảnh hưởng trường khí Vũ trụ tới Trái đất trong 1 năm :

1. Mô hình thời gian tính toán ảnh hưởng trường khí Vũ trụ trong 1 năm tới Trái đất.

Trái đất vận động quay quanh Mặt trời 1 vòng hết chu kỳ 1 năm.Trường khí Vũ trụ cảm ứng lên Trái đất hình thành một trường khí cảm ứng có cấu trúc theo thời gian là THỦY-> MỘC -> HỎA -> KIM tương ứng với các mùa Đông, Xuân, Hạ, Thu trong năm. Trường khí này có thể coi là ảnh hưởng của trường khí Vũ trụ lên Trái đất. Vạn vật trên Trái đất đều chịu sự chi phối của trường khí này.

Mô tả vận động của trường khí ảnh hưởng của Vũ trụ lên Trái đất bằng các yếu tố bát quái ta được cấu trúc theo thời gian của nó như sau:

Càn -> Khảm -> Chấn -> Cấn -> Khôn -> Ly -> Tốn -> Đoài

(các quái vận động theo chiều dòng Vượng khí, đồ hình Hà Đồ)


Posted Image

Nếu chia nhỏ thời gian vận hành của các Quái đi nữa thành 3 phần đều nhau Sinh, Vương, Mộ, đặt tên chúng theo như sách cổ truyền lại là các tiết khí, đồng thời bố trí các Sao đặc trưng cho trường khí theo các quái, ta có bảng cấu trúc trường khí ảnh hưởng của Vũ trụ tới Trái đất như sau:


Posted Image


Như vậy, theo mô hình trên, ta đã lập được cấu trúc thời gian dùng để tính toán trường khí ảnh hưởng của Vũ trụ lên Trái đất tới các chu kỳ 1/4 năm (1 mùa), 1/8 năm (1 tiết). 1/24 măm (1 tiết khí).

Để nghiên cứu ảnh hưởng này một cách chi tiết hơn, chúng ta tiếp tục chia nhỏ hơn nữa thời gian khảo sát tới các đơn vị như ngày, giờ.

Giả sử rằng ta chọn hài trường khí Vũ trụ ảnh hưởng lên Trái đất có chu kỳ ngày gồm số vòng Thiên can, Địa chi, Phi tinh (các sao) là tối giản (các yếu tố Thiên can, Địa chi, Phi tinh trong mỗi đơn vị thời gian ngày không lặp lại) để khảo sát. Chu kỳ chọn được là T bao gồm x vòng Thiên can, y vòng Địa chi và z vòng Phi tinh. Ta đã biết, 1 vòng Địa chi gồm 12 bước, 1 vòng Thiên can gồm 10 bước, 1 vòng Phi tinh gồm 9 bước. Do đó, ta có hệ phương trình sau :

10x = 12y = 9.z (x,y,z là các số nguyên dương không có mẫu số chung khác 1)

Giải phương trình này ta được:

x = 18

y = 15

z = 20

Như vậy, chu kỳ chọn được là 15 ngày, gần đúng 1 tiết khí, bao gồm 15 vòng Địa chi, 18 vòng Thiên can và 20 vòng Phi tinh, tổng cộng 180 giờ. Mỗi một đơn vị thời gian giờ như vậy phân biệt với nhau các yếu tố Thiên can, Địa chi, Phi tinh không trùng lặp.

Trong mỗi một ngày, các thiên can, địa chi, phi tinh di chuyển 1 bước theo mỗi giờ theo những đồ hình qui định quĩ đạo của chúng.

Mô hình cấu trúc thời gian của chu kỳ này chi tiết tới đơn vị giờ như sau:


Posted Image

Posted Image


Như vậy, ta đã xây dựng mô hình thời gian ảnh hưởng của trường khí Vũ trụ tới Trái đất chính xác tới đơn vị giờ. Đặc trưng của ảnh hưởng này được xác định bởi các tọa độ thời gian trong năm như sau:

+ Giờ.

+ Vòng Thiên can.

+ Tiết khí.

+ Tiết.

Posted Image

Vào thời điểm khảo sát, trường khí Vũ trụ ảnh hưởng tới Trái đất được biểu tượng hóa thành các Sao đặc trưng cho tính chất các quái như sau:

+ Khảm (độ số 1): biểu tượng ảnh hưởng được ký hiệu là sao Nhât bạch

+ Khôn (độ số 2): biểu tượng ảnh hưởng được ký hiệu là sao Nhị hắc

+ Cấn (độ số 3): biểu tượng ảnh hưởng được ký hiệu là sao Tam bích

+ Tốn (độ số 4): biểu tượng ảnh hưởng được ký hiệu là sao Tứ lục

+ Thổ (độ số 5): biểu tượng ảnh hưởng được ký hiệu là sao Ngũ hoàng

+ Càn (độ số 6): biểu tượng ảnh hưởng được ký hiệu là sao Lục bạch

+ Ly (độ số 7): biểu tượng ảnh hưởng được ký hiệu là sao Thất xích

+ Chấn (độ số 8): biểu tượng ảnh hưởng được ký hiệu là sao Bát bạch

+ Đoài (độ số 9): biểu tượng ảnh hưởng được ký hiệu là sao Cửu tử

Các Sao này gây ra trong sự vật những hiệu ứng lan tỏa được gọi là các dòng khí như dòng khí âm, dòng khí dương, dòng vượng khí, … Tương ứng với các dòng khí đó, các Sao được phân biệt như sau:

+ Sao Nhất bạch Âm, Nhất bạch Dương, Nhất bạch Vượng, …là đại diện của Sao Nhất bạch trong ảnh hưởng âm, dương, vượng trên Trái đất.

+ Sao Nhị hắc Âm, Nhị hắc Dương, Nhị hắc Vượng, … là đại diện của Sao Nhị hắc trong ảnh hưởng âm, dương, vượng trên Trái đất.

+ Sao Tam bích Âm, Tam bích Dương, Tam bích Vượng, … là đại diện của Tam bích bạch trong ảnh hưởng âm, dương, vượng trên Trái đất.

+ Sao Tứ lục Âm, Tứ lục Dương, Tứ lục Vượng, … là đại diện của Sao Tứ lục trong ảnh hưởng âm, dương, vượng trên Trái đất.

+ Sao Ngũ hoàng Âm, Ngũ hoàng Dương, Ngũ hoàng Vượng, … là đại diện của Sao Ngũ hoàng trong ảnh hưởng âm, dương, vượng trên Trái đất.

+ Sao Lục bạch Âm, Lục bạch Dương, Lục bạch Vượng, … là đại diện của Sao Lục bạch trong ảnh hưởng âm, dương, vượng trên Trái đất.

+ Sao Thất xích Âm, Thất xích Dương, Thất xích Vượng, … là đại diện của Sao Thất xích trong ảnh hưởng âm, dương, vượng trên Trái đất.

+ Sao Bát bạch Âm, Bát bạch Dương, Bát bạch Vượng, … là đại diện của Sao Bát bạch trong ảnh hưởng âm, dương, vượng trên Trái đất.

+ Sao Cửu tử Âm, Cửu tử Dương, Cửu tử Vượng, … là đại diện của Sao Cửu tử trong ảnh hưởng âm, dương, vượng trên Trái đất.

Chúng ta sẽ lần lượt khảo sát, vào một thời điểm bất kỳ trong mô hình thời gian như đã xây dựng ở trên, Sao nào vận động đến cung nào, nói cách khác, trường khí Vũ trụ ảnh hưởng tới Trái đất tại thời điểm đó đặc trưng như thế nào.








1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites