wildlavender

Đổ xô đi xem sân chùa nổi “chữ Nho”

5 bài viết trong chủ đề này

Đổ xô đi xem sân chùa nổi “chữ Nho”

Thứ ba, 10/3/2009, 10:17 GMT+7

Vào hồi 10h30 phút sáng ngày 7/3, trên khoảng sân rộng gần 100m2 mới được lát gạch của chùa Đông Sơn (xã Tân Dĩnh, Lạng Giang, Bắc Giang) đồng loạt nổi lên những hoa văn rất lạ, tựa như chữ Nho, thu hút khá đông người hiếu kỳ.

Điều lạ là trên mỗi viên gạch nổi lên một ký tự hoàn chỉnh, riêng biệt. Nhìn tổng thể cả khoảng sân chùa giống như một bức văn tự cổ khổng lồ. Tin lạ loan ra, người dân gần xa lũ lượt đổ về chùa Đông Sơn chiêm ngưỡng, bàn tán.[/size] Khoảnh sân nói trên nằm ngay trước mặt chùa Đông Sơn, ngự tại đỉnh một quả đồi thấp. Chùa Đông Sơn vốn là một miếu thờ nhỏ. Người dân địa phương không rõ có từ bao giờ và thờ vị thần nào. Sau này, các cụ bô lão trong làng dựng một ngôi đình tại đây và rồi dựng thành chùa Đông Sơn như ngày nay.

Posted Image

Rất đông người đổ về chùa Đông Sơn chứng kiến "chuyện lạ". (Ảnh Thế Cường)

Theo bác Ngô Văn Mạn, hội viên hội người cao tuổi xóm Đông Sơn, người chứng kiến toàn bộ quá trình lát khu sân chùa: “Khoảng sân vốn là của chùa từ lâu nhưng do quá trình phân chia đất canh tác nên được chia cho một hộ dân. Sau đó, nhà chùa có ý kiến mua lại khoảng đất và lát gạch phục vụ cho các hoạt động của chùa. Vì vậy khoảnh sân được lát gạch từ ngày 4/3 đến ngày 7/3”.

Cũng theo lời bác Mạn và nhiều cụ trong làng thì trong suốt quá trình lát sân không có hiện tượng đặc biệt gì xảy ra. Đến khoảng 10h30 ngày 7/3, sau khi phần sân lát gạch đã hoàn thành, các cụ bô lão trong làng tổ chức cúng tế phía trong đình, thì phía ngoài sân mới nổi lên những hoa văn lạ trên.

Nhiều người dân địa phương và trực tiếp là bà Nguyễn Thị Thiện, 60 tuổi, đã thử xoá những hoa văn trên gạch nhưng một lúc sau hoa văn lại nổi lên như cũ. Được biết sân chùa được lát bằng gạch của Nhà máy gạch Tân Xuyên tại địa phương sản xuất.

Posted Image

Hai viên gạch - 1 của nhà chùa, 1 do ông Khoa nhượng lại - đều nổi hoa văn lạ

Nhận định về hiện tượng lạ xảy ra tại chùa Đông Sơn, nhiều người dân cho rằng có thể đây là những hoa văn xuất hiện trong quá trình sản xuất gạch. Tuy nhiên, có một điều đặc biệt là khi lát sân, nhà chùa bị thiếu 12 viên gạch và được ông Ngô Gia Khoa tại địa phương nhượng lại những viên gạch gia đình ông không sử dụng. Và cả 12 viên gạch này cũng hiện hoa văn lạ. Trong khi đó, số gạch ở nhà ông Khoa không có hiện tượng gì đặc biệt.

Nhiều người cao tuổi trong làng và các vùng lân cận nhận định đây có thể là những văn tự cổ mà họ cũng không đọc được (?).

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Sơn Hà - Phó Chủ tịch UBND xã Tân Dĩnh - cho biết: “Đây là một hiện tượng lạ. Chúng tôi đã kịp thời báo cáo xuống Sở Văn hoá tỉnh Bắc Giang. Tuy nhiên cũng có thể có nhiều cách lý giải khoa học. Rất mong các cơ quan chức năng có lời lý giải hợp lý để đảm bảo đúng tính chất của văn hoá tâm linh, tránh tình trạng những phần tử xấu lợi dụng tuyên truyền mê tín dị đoan, gây hoang mang cho người dân”.

Cho đến chiều qua, ngày 9/3, các hoa văn nói trên vẫn còn hiện rõ trên sân chùa Đông Sơn. Mong muốn của ông Nguyễn Sơn Hà cũng chính là mong muốn chung của người dân địa phương nơi đây: Đợi một lời lý giải có căn cứ của cơ quan chức năng về hiện tượng hy hữu này.

Theo Thế Cường

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Với vốn kiến thức chữ Nho ít ỏi của tôi - tôi chưa dám khẳng định điều gì. Hơn nữa - với bức ảnh chụp toàn cảnh, những nét trắng nhìn không rõ - nhưng với hai viên gạch chụp lớn, tôi có thể khẳng định rằng: Đó không phải chữ nho - dù nhìn theo phương nào.

Hay có thể đây là những ký tự mà ta phải bỏ bớt một số nét nào đó; hoặc phải kết hợp nhiều nét ở các viên gạch mới đọc được chăng?

Một giả thiết khác là: Những bột xi măng còn trên mặt viên gạch bị nước mưa - mưa nhỏ - là tụ lại thành những vết loang lổ, khi khô đi thì hiện ra những vết trắng như vậy?

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
  Thiên Sứ said:

Một giả thiết khác là: Những bột xi măng còn trên mặt viên gạch bị nước mưa - mưa nhỏ - là tụ lại thành những vết loang lổ, khi khô đi thì hiện ra những vết trắng như vậy?

Hi`hì cháu thấy giả thiết này của chú Thiên Sứ rất là hợp lí. Giống như việc quệt nước chanh nên tờ giấy trắng, hơ qua ngọn lửa thì tờ giấy trắng hiện chữ :P . Tuy nhiên, những vệt xi măng đó khá gọn gàng mà không loang lổ, cũng khó biết chắc được thực sự là cái gì. :lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sự thật về "gạch thần" ở Bắc Giang

Thứ tư, 11/3/2009, 10:59 GMT+7

Trong 2 ngày 7 - 8/3/2009, hàng nghìn người dân chỉ vì hiếu kỳ đã đổ xô về chùa Đông Sơn để mục sở thị những viên gạch có những hình thù kỳ lạ.

>> Đổ xô đi xem sân chùa nổi “chữ Nho”

Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có hoạt động mê tín, dị đoan nào diễn ra tại đây. Một số người am hiểu chữ Nho, chữ Hán cũng đến đây. Tuy nhiên, họ không thể đọc, dịch được các hoa văn hiện trên mặt những viên gạch. Được biết, ngành văn hóa - thông tỉnh tỉnh Bắc Giang cũng đã cử cán bộ về đây để ghi nhận hiện tượng này.

Những hình thù kỳ lạ nổi lên trên mặt viên gạch

Theo ông Nguyễn Quang Phúc - người giám sát thi công việc lát sân chùa: Từ khi chùa được xây dựng lại vào năm 2004, hằng năm, vào dịp lễ hội, nơi đây đã thu hút nhiều du khách thập phương, con nhang đệ tử về lễ chùa. Để cho khu vực đón tiếp được rộng rãi, nhà chùa đã xây dựng thêm phần sân phía trước, diện tích xây mới khoảng hơn 30m2, trên nền khu vườn chùa. Ngày 6/3/2009, việc lát nền được tiến hành do 3 thợ xây trong làng đảm nhận. Nhà chùa chọn loại gạch men-tách có kích thước 30 x 30cm của Cty gạch Tứ Xuyên để lát, việc lát sân diễn ra và kết thúc bình thường.

"Sáng ngày 7/3, trong khi đang cùng các cụ làm lễ trong chùa, đột nhiên tôi cảm thấy đâu đầu, khó chịu. Tôi đi ra ngoài sân một lát cho thoáng thì phát hiện ra phần sân được lát hôm trước, trên bề mặt các viên gạch xuất hiện nhiều hoa văn màu trắng rất lạ nổi lên. Đây là lần đầu tiên nhìn thấy hiện tượng này nên tôi đã gọi mấy cụ ra xem cùng. Một số người đã báo lên chính quyền địa phương rồi không hiểu tin đồn thế nào, dòng người cứ ùn ùn đổ về đây để chiêm ngưỡng hiện tượng lạ. Có người còn cho rằng đất chùa thiêng nên trời, phật hiển linh qua những chữ cổ này... Sân chùa được lát bình thường, chúng tôi chỉ sử dụng xi măng và cát làm vữa, không hề dùng một chút vôi nào", ông Phúc cho biết thêm.

Ông Nguyễn Văn Hùng (50 tuổi, làm nghề thợ xây ở xã Đồng Kỷ) cho hay: "Tôi thấy đây là hiện tượng bình thường và đã xuất hiện ở nhiều công trình tôi xây dựng". Theo ông Hùng, nguyên nhân xuất hiện các hoa văn trên mặt viên gạch sau khi lát là do quá trình vận nước hay còn gọi là thẩm thấu: "Khi gạch được lát xuống nền ẩm ướt, nó sẽ hút nước lên bề mặt, tạo thành những hình thù khác nhau có màu trắng. Năm ngoái, tôi đã chọn loại gạch này để lát cho nhà em trai tôi. Hiện tượng tương tự đã xảy ra, sau khi lát một ngày, trên mặt gạch cũng xuất hiện những hoa văn như thế". Và cũng theo ông Hùng, nền gạch sẽ khô dần cùng với đó là sự mờ đi, rồi mất hẳn những hoa văn trên.

Ông Bùi Thọ Hát, công nhân sản xuất tại Cty gạch Tứ Xuyên cũng xác nhận: Có nhiều gia đình sau khi lát loại gạch này đã phản ánh việc xuất hiện những hoa văn lạ màu trắng trên mặt gạch. Theo ông Hát, đó là chuyện bình thường, 4 cạnh của viên gạch được ép rất chặt nên không có hoa văn vì nước khó thấm qua, phần giữa viên gạch thường nhận được lực ép nhẹ hơn nên ở đây có độ xốp. Sau khi lát, phần giữa viên gạch sẽ hút (thấm) nước lên bề mặt tạo thành các hoa văn dưới da gạch màu trắng.

Theo Thọ Phước - H. Nguyên

nguồn tintuconline

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hình thù lạ nổi trên sân chùa Đông Sơn là bình thường

Tiềnphong Online

Đó là ý kiến khẳng định chính thức của ngành Văn hóa-Thể thao và Du lịch ( VHTT&DL ) tỉnh Bắc Giang về hiện tượng nhiều hình thù lạ nổi trên gạch sân chùa Đông Sơn, ở xã Tân Sơn, huyện Lạng Giang, gây xôn xao dư luận trong mấy ngày gần đây.

Sở VHTT&DL Bắc Giang cũng khẳng định, những hình thù lạ trên gạch sân chùa Đông Sơn không có gì là kỳ lạ, thần bí và không hề có dấu hiệu của chữ Nho (chữ Hán cổ) như một số người đã nói lúc đầu.

Thực tế, từ ngày 8/3 trở lại đây, các hình thù này ngày càng mờ dần, thậm chí đã mất hẳn trên nhiều viên gạch sân chùa. Những người hiếu kỳ đến xem hiện tượng này cũng đã giảm dần, chủ yếu chỉ còn người từ địa phương khác chưa rõ thông tin của cơ quan chức năng giải thích về hiện tượng này.

Trước đó, đầu tháng 3/2009, chùa Đông Sơn làm thêm sân mới, trên diện tích khoảng hơn 100 m2, lát loại gạch màu đỏ, cỡ 30cm x 30cm, mua từ Công ty cổ phần gạch Tân Xuyên (đóng trên địa bàn xã này).

Sau khi khánh thành xong, từ khoảng gần trưa ngày 7/3, trên nhiều viên gạch lát sân mới làm nổi lên những hình thù lạ màu trắng giữa nền gạch đỏ. Theo một số người dân địa phương, nhiều hình thù này giống như chữ tượng hình hoặc hình những đồng tiền cổ.

Hiện tượng này đã thu hút rất nhiều người tới xem từ chiều hôm đó. Ngay khi có hiện tượng này, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đã tuyên truyền, giải thích rõ để người dân hiểu, tránh dư luận không tốt và đảm bảo an ninh trật tự ở địa phương.

Theo TTXVN

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay