Thiên Sứ

Mỹ cáo buộc Trung Quốc khiêu khích trên biển Đông

9 bài viết trong chủ đề này

Mỹ cáo buộc Trung Quốc khiêu khích trên biển Đông

07:33' 10/03/2009 (GMT+7)

Nguồn Vietnamnet.vn

Ngày 9/3, Bộ Quốc phòng Mỹ đã cáo buộc Trung Quốc khiêu khích trên biển Đông bằng việc cho tàu chiến lượn quanh khu vực đóng hạm đội của Mỹ tại đây.

Posted Image

Tàu chiến của Trung Quốc “lượn quanh và diễu hành một cách khiêu khích và nguy hiểm sát ngay khu vực chiến hạm Mỹ USNS Impeccable". Ảnh do Hải quân Mỹ công bố.

Theo đó, 5 tàu chiến của Trung Quốc “lượn quanh và diễu hành một cách khiêu khích và nguy hiểm sát ngay khu vực chiến hạm Mỹ USNS Impeccable đang neo đậu và thực hiện các nhiệm vụ quốc tế của Mỹ", thông cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ phát đi ngày 9/3 có đoạn viết.

Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, các thuỷ thủ trên các tàu Trung Quốc đã vẫy cờ Trung Quốc và yêu cầu tàu Mỹ tránh chỗ, rời khu vực đó, khi 2 bên cách nhau chỉ khoảng 17 mét.

"Do không biết rõ động cơ của các tàu Trung Quốc là gì, phía Mỹ buộc phải xịt hơi chữa cháy vào tàu Trung Quốc để tự vệ”, thông cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ phát đi ngày 9/3 có đoạn viết.

Các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ coi đây là sự kiện hết sức bất ngờ và khó chịu với Lầu Năm Góc và cho biết sẽ tỏ rõ sự khó chịu đó để các quan chức Trung Quốc biết.

Phía Trung Quốc chưa đưa ra bình luận nào về sự kiện trên.

  • Nhật Vy (Theo AFP, CNN, BBC)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc bây giờ nó ghê lém, chiến hạm của Mỹ mà nó còn trêu đùa. :lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc lên tiếng vụ "va chạm" với tàu Mỹ

Nguồn: Vitinfo.com.vn

VIT - Hôm nay (10/03), hãng tin Reuters dẫn nguồn tin từ kênh truyền hình Phoenix Television của Hồng Kông cho biết, đại sứ Trung Quốc tại Washington tuyên bố rằng tàu của Hải quân Mỹ đã thực hiện hoạt động nghiên cứu bất hợp pháp trên biển Đông và đó chính là nguyên nhân dẫn đến vụ "va chạm" với 5 tàu của Hải quân Trung Quốc.

Theo Lầu Năm Góc, hôm Chủ Nhật (08/03), 5 chiếc tàu của Trung Quốc đã áp sát (phạm vi 25 feet) tàu Impeccable của Hải quân Mỹ khi tàu này đang thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu trên biển Đông và cản trở tàu của Mỹ di chuyển trên biển.

Chính quyền Mỹ đã kêu gọi phía Trung Quốc tuân thủ luật hải phận quốc tế và tuyên bố Hải quân Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động của mình tại biển Đông.

Kênh truyền hình Phoenix Television của Hồng Kông dẫn lời phát ngôn viên chính thức Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington: “Tàu của Hải quân Mỹ đã tiến hành hoạt động nghiên cứu bất hợp pháp trong một thời gian dài trong đặc khu kinh tế của Trung Quốc. Phía Trung Quốc cho đây là hành động vi phạm luật pháp quốc tế và luật pháp Trung Quốc”.

Theo kênh truyền hình trên, phát ngôn viên của Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington tuyên bố rằng các cơ quan pháp chế của Trung Quốc đã buộc phải điều các tàu của mình đến nơi xảy ra vụ việc để đảm bảo việc thi hành đúng luật. Phát ngôn viên này cũng thông báo chính phủ Trung Quốc sẽ đưa ra tuyên bố chính thức liên quan đến vụ việc trên.

Về phần mình, Nhà Trắng đã tuyên bố rằng tàu Impeccable của Hải quân Mỹ tiến hành nghiên cứu trên hải phận quốc tế.

Huy Linh (Theo RIA)

Share this post


Link to post
Share on other sites

:lol:

"Trung Quốc đề nghị chia đôi Thái Bình Dương

Theo Tapei Times, ngày 22/2/2009, Đô đốc Timothy Keating đã bày tỏ một chút ngạc nhiên trước tuyên bố quá nhanh của bà Clinton tại Bắc Kinh về hợp tác quân sự Mỹ - Trung. Lầu Năm Góc và Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương đồng ý trên nguyên tắc nối lại trao đổi quân sự với Quân Giải phóng bị ngưng lại tháng 10/2008 sau khi Mỹ đồng ý bán hơn 6 tỷ USD vũ khí cho Đài Loan.

Tuy vậy, các nhìn nhận về hợp tác quân sự vẫn còn khác nhau. Phát biểu sau chuyến thăm Thái Lan, Hong Kong và Hàn Quốc tuần qua, Đô đốc Keating cho biết một tướng Trung Quốc đã đề nghị với ông rằng hai nước nên chia đôi Thái Bình Dương, theo đó, Trung Quốc sẽ "lo gìn giữ hòa bình từ Hawaii về phía Tây, còn Mỹ lo từ Hawaii sang phía Đông". Nhưng Đô đốc Keating nói ông đã trả lời "No, thanks!" (Không, xin cảm ơn). Ông cũng nói tham vọng xuất xưởng hai tàu sân bay trong năm 2015 của Trung Quốc không dễ thực hiện và điều khiển hàng không mẫu hạm sẽ còn khó hơn.

Với điệu tango Trung-Mỹ, nơi sự gắn kết không đến từ trái tim mà từ nhu cầu kinh tế, năng lượng, chắc còn phải đợi có thêm thời gian nữa mới thấy kết quả. Gần đây, người ta hay nói đến liên minh Chimerica (do sử gia Niall Ferguson đưa ra - biểu tượng của sự chắp ghép Trung Quốc và Mỹ), nơi đồng tiền không phải là petrodollar mà là Sinodollar, ám chỉ sự lệ thuộc Trung - Mỹ về hàng hóa, đầu tư và hàng trăm tỷ đô la trái phiếu Kho bạc Mỹ mà Trung Quốc đang nắm.

Theo một bài thuyết trình của một học giả Mỹ tại Đại học Texas gần đây, từ khoảng 20 năm trở lại đây, Trung Quốc đã sử dụng một công thức tổng hợp để thực hiện tham vọng của mình: (i) tấn công quân sự qui mô nhỏ; (ii) thực hiện đơn phương thăm dò và khai thác tài nguyên trên vùng tranh chấp; (iii) đe doạ bằng vũ lực đối với ngư dân hoặc sử dụng sức ép kinh tế đối với các tập đoàn dầu khí quốc tế nhằm ngăn chặn các đối thủ tiến hành khai thác tài nguyên ở vùng tranh chấp; (iv) chia rẽ các nước trong khu vực bằng kinh tế và ngoại giao; (v) tuyên truyền chủ quyền và thái độ cứng rắn của họ đối với vấn đề biển Đông trên toàn thế giới để các nước phải e ngại.

Công thức này của Trung Quốc có mục tiêu hướng vào việc thiết lập chủ quyền của họ đối với biển Đông trên thực tế (de facto), mặc dù về mặt pháp lý (de jure) điều này không biện hộ được"

:P

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hệ lụy từ vụ “va chạm” tàu hải quân Trung-Mỹ

Nguồn Vitinfo.com.vn

VIT - Cuộc “va chạm” giữa một tàu hải quân Mỹ và các tàu hải quân Trung Quốc ngoài khơi đảo Hải Nam, Trung Quốc hôm 08/3 đã làm gia tăng căng thẳng giữa hai quốc gia tại thời điểm diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Liệu vụ việc này có gây phương hại gì đến quan hệ kinh tế, thương mại, và quốc phòng giữa hai nước? Dưới đây là một số nhận định của hãng tin Reuters về hậu quả có thể xảy ra từ vụ “va chạm” này.

Quan hệ kinh tế bị ảnh hưởng?

Mỹ và Trung Quốc phụ thuộc sâu sắc trong lĩnh vực thương mại và tài chính. Mỹ mua khối lượng hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc nhiều hơn bất cứ quốc gia nào khác và Bắc Kinh là người nắm giữ chính số trái phiếu của Chính phủ Mỹ. Cuộc “va chạm” hải quân trên khó có thể biến thành cuộc đối đầu – có thể gây trở ngại nghiêm trọng tới các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Trung Quốc về giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh G-20 vào tháng Tư tới.

“Nói chung, đây sẽ không phải là một tác động lớn bởi vì xét về phương diện tài chính Mỹ cần Trung Quốc quá nhiều, và Trung Quốc cũng đáp ứng nhu cầu của Mỹ,” Shi Yinhong – người công tác tại Đại học Renmin ở Bắc Kinh – nhận định.

Quân đội Trung Quốc dễ nổi giận?

Từ lâu Trung Quốc đã rất nhạy cảm về các hoạt động mà họ coi là khinh thường và vi phạm chủ quyền quốc gia Trung Quốc, và rằng sự đề phòng sẽ được tăng lên khi Bắc Kinh theo đuổi kế hoạch hiện đại hóa và mở rộng lực lượng hải quân của họ.

Tư lệnh Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc khẳng định, họ đang “để mắt” tới việc chế tạo tàu sân bay đầu tiên, và đảo Hải Nam cũng là vị trí của một căn cứ hải quân – nơi trang bị các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo.

Denny Roy, một chuyên gia về vấn đề an ninh châu Á – Thái Bình Dương thuộc Trung tâm Đông-Tây ở Honolulu, Hawaii – cho biết: “Chúng tôi nhận thấy Trung Quốc đã gửi tín hiệu cho Mỹ rằng họ muốn được chấp thuận một số chi tiết cụ thể.”

Theo chuyên gia này, cuộc đối đầu Mỹ-Trung có thể tạo tiền đề cho hai quốc gia thúc đẩy nhanh chóng các thỏa thuận về ngăn chặn các cuộc xung đột nguy hiểm trên biển.

Washington và Bắc Kinh đã khôi phục các cuộc tiếp xúc quân sự sau nhiều tháng đóng băng vì Trung Quốc tức giận về thương vụ vũ khí giữa Mỹ và Đài Loan.

Ngày 27-28/2, Hội nghị quân sự cấp cao Trung-Mỹ đã tổ chức tại Bắc Kinh. Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ David Sedney cho biết Trung Quốc và Mỹ đã nhất trí nối lại các cuộc giao lưu quân sự cấp cao, đồng thời đánh giá các cuộc đối thoại quân sự kéo dài hai ngày giữa hai cường quốc này là rất tích cực.

D. Sedney khẳng định: "Đây là các cuộc đối thoại thành công nhất tôi từng thấy giữa Mỹ và Trung Quốc".

Tuy nhiên, Trưởng phái đoàn Trung Quốc, Chủ nhiệm Văn phòng đối ngoại thuộc Bộ Quốc phòng, Tướng Tiền Lợi Hoa, cho biết việc khởi động cuộc đối thoại này không phải là sự đảm bảo để xúc tiến các cuộc giao lưu quân sự quy mô lớn hơn. Tướng Tiền cho rằng nghĩa vụ của Mỹ là giảm bớt căng thẳng giữa hai bên và thương vụ vũ khí trị giá 6,5 tỷ USD mà Washington định bán cho Đài Bắc. Tiền Lợi Hoa thừa nhận, "quan hệ Trung - Mỹ vẫn ở trong giai đoạn khó khăn”.

Thị trường dầu mỏ tăng giá?

Trong một phản ứng tự nhiên đối với những rủi ro về địa-chính trị tăng cao sau vụ việc trên, giá dầu tăng trong ngày thứ Hai. Nhưng giới phân tích nhận định rất khó để đánh giá căng thẳng giữa hai nước tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất thế giới có thể đe dọa đến các nhà cung cấp hoặc giá dầu mỏ tăng lên như thế nào.

“Tôi có thể nhận thấy nguy cơ địa-chính trị giữa hai quốc gia sản xuất dầu mỏ. Tuy nhiên, Mỹ và Trung Quốc là hai nước tiêu thụ lớn. Tôi không biết vì sao giá dầu mỏ sẽ tăng sau vụ việc trên,” Tony Nunan, Giám đốc quản lí rủi ro thuộc Tập đoàn Mitsubishi cho hay.

Khó khăn cho việc thỏa hiệp

Trong những năm qua, các cuộc đụng độ giữa Trung Quốc và Mỹ đã gây khó khăn nhiều hơn cho giới lãnh đạo Bắc Kinh trong việc thỏa hiệp công khai với Washington trong lĩnh vực thương mại, an ninh và các vấn đề khác do lo ngại về hoạt động gây rối các cử tri Trung Quốc.

Sau khi Mỹ ném bom phá hủy đại sứ quán Trung Quốc tại Belgrade trong chiến dịch của NATO trong năm 1999, Bắc Kinh đã bác bỏ khẳng định của Mỹ rằng vụ tấn công đẫm máu này là sự tình cờ. Căng thẳng kéo dài trong nhiều tháng mới giảm bớt.

Tương tự như vụ đụng độ trên, hôm 01/4/2001, một chiếc máy bay do thám EP-3 của Hải quân Mỹ và một máy phản lực chiến đấu của Trung Quốc đã đụng nhau ở Biển Đông. Sau khi máy bay của quân đội Mỹ buộc phải hạ cánh khẩn cấp trên đảo Hải Nam, căng thẳng cứ dai dẳng cho đến vụ tấn công hôm 11/9.

http://uk.news.yahoo.com/22/20090310/tpl-u...is-81f3b62.html

Minh Hạ (Theo Reuters)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc bây giờ nó ghê lém, chiến hạm của Mỹ mà nó còn trêu đùa. :D

:)

Không phải trêu đùa đâu, chẳng dại dột gì, với lại đó cũng không phải là chiến hạm Mỹ mà chỉ là một tàu thăm dò nghiên cứu, tất cả chỉ để "nắn gân" thôi, bên tung kẻ hứng mà :lol: Mà đối tượng để "nắn gân" dằn mặt cũng không phải là nhằm vào nhau mà có thể là nhằm vào một trong những "kẻ thứ 3" có liên quan.

Chuyện này chẳng ảnh hưởng gì tới hòa bình thế giới cả, cứ tin vậy đi, hãy chờ xem.

:P

Share this post


Link to post
Share on other sites

:D

Không phải trêu đùa đâu, chẳng dại dột gì, với lại đó cũng không phải là chiến hạm Mỹ mà chỉ là một tàu thăm dò nghiên cứu, tất cả chỉ để "nắn gân" thôi, bên tung kẻ hứng mà :lol: Mà đối tượng để "nắn gân" dằn mặt cũng không phải là nhằm vào nhau mà có thể là nhằm vào một trong những "kẻ thứ 3" có liên quan.

Chuyện này chẳng ảnh hưởng gì tới hòa bình thế giới cả, cứ tin vậy đi, hãy chờ xem.

:P

Có thể hai nước bày đặt gay cấn bề ngoài để dẫn đến một hiệp ước gì đó về biển Đông - mà họ đã đi đêm với nhau - ảnh hưởng đến chuyện tranh chấp các vùng lãnh hải hiện nay.

Còn nếu đây là thật thì các nước trong vùng biển Đông sẽ phải lựa chọn ủng hộ một trong hai bên - dứt điểm trong chuyện này.

Các chính phủ các nước liên quan đến cái lưỡi bò mà Trung Quốc vẽ trên biển phải chuẩn bị cho các quyết sách từ bây giờ - nếu khả năng này xảy ra.

Quyền lợi dân tộc đặt lên hàng đầu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trời! nó mở cả du lịch lữ hành ra tới TS rồi :lol:

Gài mìn, yểm bùa, nguyền rủa nó.. mà cũng không ăn thua ah các bác?

Bi giờ, TQ, rồi mấy thằng Inđô, Philíp.. cả cái thằng taiwan cũng nhận là đảo của nó hết!, theo em, ta nên chơi bài: Phối hợp Hải quân Việt - Mỹ or Việt - Nga diễn tập quân sự trên biển Đông, sau đó cho nó thuê luôn TS làm căn cứ QS - năm xu, 1 hào cũng là của ta cho nó thuê! :P Thì hay hơn. Hoặc bét ra cũng chơi bài Liên hoành - hợp tung: diễn tập QS giữa Hải Quân Mỹ (hoặc Hải Quân Nga) và Liên Hải Quân VN + Inđô + Philíp + Malay.. Trên biển Đông liên tục, thường niên. Đồng bộ với việc Ngoại giao, tuyên truyền, tiếp thị, rồi tiến hành cho các nước có nhu cầu thuê, mượn TS, khẩn trương phối hợp khai thác tài nguyên với các tập đoàn đa quốc gia,..

Tất nhiên nếu em là lãnh đạo thì các Cố vấn sẽ cho em nhiều ý tưởng và giải pháp cụ thể, hay hơn nữa.. Mục đích cuối cùng là Hoàng Sa, Trường Sa là phần lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam- bất cứ lực lượng nào xâm phạm lãnh thổ VN sẽ bị đánh tơi bời.

"

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trời! nó mở cả du lịch lữ hành ra tới TS rồi :lol:

Gài mìn, yểm bùa, nguyền rủa nó.. mà cũng không ăn thua ah các bác?

Bi giờ, TQ, rồi mấy thằng Inđô, Philíp.. cả cái thằng taiwan cũng nhận là đảo của nó hết!, theo em, ta nên chơi bài: Phối hợp Hải quân Việt - Mỹ or Việt - Nga diễn tập quân sự trên biển Đông, sau đó cho nó thuê luôn TS làm căn cứ QS - năm xu, 1 hào cũng là của ta cho nó thuê! :D Thì hay hơn. Hoặc bét ra cũng chơi bài Liên hoành - hợp tung: diễn tập QS giữa Hải Quân Mỹ (hoặc Hải Quân Nga) và Liên Hải Quân VN + Inđô + Philíp + Malay.. Trên biển Đông liên tục, thường niên. Đồng bộ với việc Ngoại giao, tuyên truyền, tiếp thị, rồi tiến hành cho các nước có nhu cầu thuê, mượn TS, khẩn trương phối hợp khai thác tài nguyên với các tập đoàn đa quốc gia,..

Tất nhiên nếu em là lãnh đạo thì các Cố vấn sẽ cho em nhiều ý tưởng và giải pháp cụ thể, hay hơn nữa.. Mục đích cuối cùng là Hoàng Sa, Trường Sa là phần lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam- bất cứ lực lượng nào xâm phạm lãnh thổ VN sẽ bị đánh tơi bời. :)

Đánh đấm tơi bời cái gì nữa, lên google mà search " Hoàng Sa ". " Trường Sa" :P

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay