LinhNhi

Chiêm Tinh Thiên Văn Học trong đêm 8 tháng 3

10 bài viết trong chủ đề này

Tử Vi Thiên Văn Học là học thuyết và phương pháp dùng việc quan sát tượng sao mà dự đoán sự thay đổi của tự nhiên, quốc sự và nhân sự. Tinh tượng là vị trí của các ngôi sao và sự thay đổi vận hành của chúng. Sao ở các khu vực khác nhau trên trời đai diện cho các khu vục khác nhau dưới đất; tượng sao thay đổi chứng tỏ nhân sự sẽ thay đổi. Tử Vi Thiên Văn Học dùng Tinh quan thuyết minh tượng trời, dùng phân dã chỉ rõ các châu quận dưới đất mà Tinh quan đại diện, là dựa trên quan niệm này. Trong tư tưởng chiêm tinh cổ đại, người ta còn cho rằng nỗ lực của nhân gian có thể gây ảnh hưởng tới sự thay đối tượng sao.

Đêm qua thời tiết ấm cúng và cũng là ngày 8 tháng 3, ngày lễ đàn bà. Bé ngồi ngắm trăng sao để xem tượng trời. cho rằng tượng sao gắn liền với nhân sự, cho nên dùng tượng sao làm đại diện hoặc tượng trưng cho các khu vực khác nhau dưới mặt đất. Cho rằng một sự biên đổi đặc định nào đó của tượng sao sẽ có ảnh hưởng và chi ra sư thay đổi về tự nhiên, quốc sự ở khu vực tương ứng dưới đất. Mỗi châu dưới đất đều có sao chủ ở trên trời, quan sát sao chủ ấy. Qua các hiện tượng, bé có thể dự đoán cát hung ở mỗi châu.

Tử Vi Thiên Văn Học dùng thuật chiêm tinh thiên văn để biểu thị sự sắp xếp tượng sao. Để hiểu và quan sát tượng trời, các nhà Thiên Văn Học Lạc Việt lấy một số hằng tinh xếp vào một chòm sao. Có chùm an theo giờ, ngày, tháng và năm. Để cho dể hiểu, Tử Vi Thiên Văn Học đặt tên các chùm sao theo quan hệ nhân gian và mối liên hệ vị trí giữa chúng. Mỗi chùm sao còn gọi là một Tinh Quan

Tử Vi Thiên Văn Học dùng thuật chiêm tinh thiên văn, dùng để biểu thị sự sắp xếp tượng sao. Để hiểu và quan sát tượng trời, cổ nhân lấy một số hằng tinh xếp vào một chòm sao, đặt tên cho nó theo kiểu tổ chức xã hội dưới trần gian, dùng quan hệ nhân gian nói về cách sắp xếp đó và mối liên hệ vị trí giữa chúng. Mỗi chòm sao gọi là một Tinh quan. Tử Vi Thiên Văn Học không những bao gồm các sao trong Tử Vi Lạc Việt mà còn chiêm tinh 238 Tinh Quan (trên ngàn sao) và hơn 500 hằng tinh trong và ngoài giải Thiên Hà.

Trở về với đề tài, đêm qua tượng trời được gọi là Thiên mệnh hữu thanh. Thiên mệnh hữu thanh là trời kêu lên tiếng. Đó là hiện tượng thế giới rối loạn. Trung Đông sẽ bị thiên khai kiến quang. Bên Tây thì thương mại rối loạn. Lòng dân bị rối loạn. Bên Đông thì thiên liệt kiến nhân, có nghĩa là trời đất sẽ bị hạn hán.

Hôm sau viết tiếp

Bé Linh Nhi

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào anh, em có một chút thắc mắc về môn Tử Vi Thiên Văn Học này :lol:

Theo em nghĩ người xưa quan sát thiên tượng, thiên văn bằng mắt thường trong một khoảng thời gian khảo sát tương đối để phát hiện ra quy luật vận hành của các sao, vị trí và ảnh hưởng của nó đến Trái Đất, gián tiếp ảnh hưởng đến đời sống con người. Liệu quá trình quan sát quy luật vận động có đủ dài để thành quy luật không ạ ? "Bằng mắt" nên những sự di chuyển nhỏ rất khó phát hiện, lại không có tài liệu thống kê vị trí nên quy luật nghiệm ra có thể không còn chính xác trong thời gian dài.

Còn trong Tử Vi bao nhiêu sao là sao "thật", em tìm hiểu thì đối với Bắc Đẩu Tinh thì có Vũ Khúc, Liêm Trinh, Tham Lang, Cự Môn, Văn Khúc, Phá Quân, Tả Hữu, Lộc Tồn.

Nam Đẩu Tinh: Văn Xương, Thiên Cơ, Thiên Lương, Thất Sát, Thiên Đồng, Thiên Phủ, Thiên Tướng.

Vậy trong Tử Vi Thiên Văn áp vào Tử Vi Đẩu Số còn bao nhiêu là sao thật nữa ?

Nếu ảnh hưởng của thiên thể đến đời sống con người thì 2 sao quan trọng nhất phải là Thái Dương và Thái Âm, nhưng trong Tử Vi thì lại quan trọng Thái Tuế (Sao Mộc).

Trong Huyền Không Phi Tinh, các sao có tên tương tự như các sao trong Tử Vi: Tham Lam Nhất Bạch Tinh, Cửu Tử Hỏa Tinh, Tam Bích Lộc Tồn, Thất Xích Phá Quân, Văn Khúc Tứ Lục ...

Nếu những sao này ứng với những sao trong Tử Vi thì tao sao lại không an sao lưu động cho những sao này ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phạm Thái Hòa thân mến.

Thái Hòa viết:

Theo em nghĩ người xưa quan sát thiên tượng, thiên văn bằng mắt thường trong một khoảng thời gian khảo sát tương đối để phát hiện ra quy luật vận hành của các sao, vị trí và ảnh hưởng của nó đến Trái Đất, gián tiếp ảnh hưởng đến đời sống con người. Liệu quá trình quan sát quy luật vận động có đủ dài để thành quy luật không ạ ? "Bằng mắt" nên những sự di chuyển nhỏ rất khó phát hiện, lại không có tài liệu thống kê vị trí nên quy luật nghiệm ra có thể không còn chính xác trong thời gian dài.

Việc cho rằng - người xưa quan sát thiên văn bằng mắt thường là do người đời nay nghĩ về người xưa như vậy. Nhưng chúng ta thử suy nghiệm xem: Nếu chỉ bằng mắt thường thì liệu người xưa có thể quan sát sao Bắc đẩu một cách kỹ càng và phân biệt các chòm sao một cách tinh vi như vậy không? Bây giờ, chúng ta giả thiuết rằng: Một người - dù được hướng dẫn với tri thức khoa học hiện đại - nếu không nhìn lên bầu trời một cách chăm chỉ - nhưng chỉ bằng mắt thường - thì có thể có được kiến thức thiên văn như vậy không? Nhưng tri thức thiên văn này - từ Đông sang Tây - Tây thì có các chòm sao Kim Ngưu, Bò cạp... - còn Đông thì ngoài 9 sao trong Thái Dương hệ cón có 28 chòm sao quản 4 phương. Tôi nghĩ chúng không thể bằng mắt thường mà quan sát được , nêuý không phải là một tri thức tích lũy từ lâu với những phương tiện quan sát hiện đại, có hệ thống và chuyên nghiệp. Bởi vậy, những tri thức còn lại này phải thuộc về một nền văn minh cao cấp, chứ không thể thuộc thời đồ đồng trong lịch sử văn minh hiện đại.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh PhamThaiHoa hay anh kỷ thuật diễn đàn,

Không có ai có thể nhìn bầu trời mà có thể lập ra quy luật trong Tử Vi Lạc Việt trong một đêm. Quy luật Thiên Văn phải trải qua biết bao đời ông cha mới được những quy luật ngày nay. Mỗi đời, các nhà Thiên Văn ghi lại một chút kinh nghiệm qua chiêm tinh Thiên Văn.

Nếu nói quy luật thì mỗi môn học có một phương pháp khác nhau. Tử Vi Lạc Việt thì còn được gọi là tinh mệnh học. Tinh tượng học là một môn học qua sự di chuyển vị trí của các ngôi sao và sự thay đổi vận hành của chúng. Tượng sao thay đổi chứng tỏ nhân sự sẽ thay đổi. Khi phối hợp với một lá số con người sinh trong 4 muà, xuân hạ thu đông, thì đó gọi là phương pháp quan tượng thụ thời. Trong Tử Vi Thiên Văn Học thì lấy Mộc Tinh hay Tuế Tinh là mốc định thời tiết. Khi đứng trên mặt đất, các nhà Thiên Văn cổ xưa có thể dùng phương hướng Tuế tinh mọc và lặn để là mốc định thời tiết.

Trong Tử Vi Lạc Việt có một số sao gồm lại một chùm sao, như chùm sao Thái Tuế, Lộc Tồn, Tràng Sinh, vv... Đó là phương pháp tinh cung trong Tử Vi Lạc Việt. Cổ nhân lấy một số hằng tinh xếp vào một chòm sao, đặt tên cho nó theo kiểu tổ chức xã hội dưới trần gian, dùng quan hệ nhân gian nói về cách sắp xếp đó và mối liên hệ vị trí giữa chúng. Mỗi chùm sao gọi là một Tinh quan.

Còn các cung Tý ... Hợi gọi là tinh cung hay là một khu vực tinh tú nhất định. Lấy 2 vật Lạc Thư và Hà Đồ làm gốc, các sao được phân chia ra 5 vùng hay Ngũ cung: Đông Tây Nam Bắc và Trung Cung. Tứ phương sau nầy còn gọi là tứ tượng, tứ thú hay tứ cầm. Và đó là những ngôi sao như Bạch Hổ, Thanh Long, Phượng Các, Hoa Cái, cộng thêm Kỳ Lân thành Ngũ Thú.

Tiếp tục là Tứ Thú, Ngũ Quan, Cửu Thiên, Tam Viên, Nhị Thập Bát Tú, Thất diệu, ..., Ngoại Cung

Hihihi !!! Bé viết nhiều vậy dài dòng quá. Thôi tạm dừng lại đây. Hôm khác viết tiếp. Phải tiếp tục làm việc, kẻo bị mất việc làm hay mất đi miếng ăn, thì bé đói chết, hihihi

Hẹn gặp lại bài khác

Bé LinhNhi

Share this post


Link to post
Share on other sites

Việc cho rằng - người xưa quan sát thiên văn bằng mắt thường là do người đời nay nghĩ về người xưa như vậy. Nhưng chúng ta thử suy nghiệm xem: Nếu chỉ bằng mắt thường thì liệu người xưa có thể quan sát sao Bắc đẩu một cách kỹ càng và phân biệt các chòm sao một cách tinh vi như vậy không? Bây giờ, chúng ta giả thiuết rằng: Một người - dù được hướng dẫn với tri thức khoa học hiện đại - nếu không nhìn lên bầu trời một cách chăm chỉ - nhưng chỉ bằng mắt thường - thì có thể có được kiến thức thiên văn như vậy không? Nhưng tri thức thiên văn này - từ Đông sang Tây - Tây thì có các chòm sao Kim Ngưu, Bò cạp... - còn Đông thì ngoài 9 sao trong Thái Dương hệ cón có 28 chòm sao quản 4 phương. Tôi nghĩ chúng không thể bằng mắt thường mà quan sát được , nêuý không phải là một tri thức tích lũy từ lâu với những phương tiện quan sát hiện đại, có hệ thống và chuyên nghiệp. Bởi vậy, những tri thức còn lại này phải thuộc về một nền văn minh cao cấp, chứ không thể thuộc thời đồ đồng trong lịch sử văn minh hiện đại.

Nhưng thưa sư phụ, nếu quan sát bằng các dụng cụ quang học thì ít nhất giới khảo cổ cũng phải tìm thấy dấu vết nào đó. Pth nhớ Trung Quốc có một đài thiên văn cổ cỡ 4000 năm tại tỉnh Sơn Tây, có dạng hình bán nguyệt xung quanh có các vòng tròn bằng đất, ở phía trong có 13 cột đá tạo thành giống như di tích Stonehenge của Anh, thông qua 13 cột đá này tạo thành 12 khe hở để quan sát mặt trời mọc giúp phân biệt mùa trong năm. Ngoài ra còn một đài thiên văn cổ từ đời nhà Minh ở phía Nam Trung Quốc. Những công trình này đều rất thô sơ nhưng mức độ chính xác thì tương đối cao. Nếu dựa trên kết quả còn lại cho đến ngày nay thì kết quả mang lại của thiên văn học cổ quả đáng khâm phục, nhưng nếu cơ sở dựa trên phương pháp quan sát và thống kê hiện đại trong bối cảnh như vậy thì chưa thật hợp lý. Hoặc những kết quả thu được như ngày nay chỉ xuất hiện vài trăm nay trước đây, về mặt thời gian tương đương với Galileo quan sát qua kính viễn vọng đầu tiên ở châu Âu.

/Chờ bài viết tiếp theo của anh LinhNhi, pth biết anh là người giỏi thiên văn nên muốn ... tranh thủ hỏi luôn vì không tìm được tài liệu để nghiên cứu :lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh PhamThaiHoa,

Nếu anh muốn tìm hiểu những dụng cụ mà các nhà Thiên Văn Học đã dùng trước thời Lạc Thư, thì hôm nào bé rãnh thì bé sẽ ghi lại nguồn gốc của Lạc Thư, trong thời đại đồ đá cũ (Paleolithic, stone age). Và sự uốn quanh của dòng sông Hoàng Hà và các con số là nguồn gốc của Lạc Thư.

Giải thích cũng hơi khó. Không biết bé muốn đưa hình lên đây thì làm sao hah anh ?

Bé LinhNhi

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin hỏi anh một ý nữa em cũng chưa hiểu, tại sao Huyền Không Phi Tinh chỉ có Bắc Đẩu Tinh mà không thấy có Nam Đẩu Tinh :lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin hỏi anh một ý nữa em cũng chưa hiểu, tại sao Huyền Không Phi Tinh chỉ có Bắc Đẩu Tinh mà không thấy có Nam Đẩu Tinh :lol:

Linh Nhi biệt hiệu :" Bé Xí Xọn " mà phamthaihoa. "Bé Xí Xọn" thì làm sao mà phamthaihoa xưng hô là "anh" được. :P

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh PTH mến,

Khi anh áp dụng Huyền Không Cửu Phi Tinh, anh đừng có để ý đến thời tiết. Nó dễ làm cho môn Phong Thủy càng phức tạp vô lý. Thí dụ như tính đầu năm, các nhà Thiên Văn Học tính trái đất quay quanh mặt trời và khi ta đứng trên mặt đất, đầu năm bắt đầu khi mặt trời mọc ngay chính đông. Lúc đó là lúc đầu năm cho Bắc Bán Cầu và Nam bán cầu. Nếu anh dùng thời tiết để tính đầu năm ở Nam bán cầu, đầu năm hay xuân bắt đầu trong tháng 8.

Đây là một lý do mà chú Thiên Sứ đã nói tại sao đầu năm bắt đầu là tháng dần, chứ không phải là đầu năm bắt đầu lúc mùa xuân. Nếu mình dùng thời tiết thì 5000 năm về trước thì chẳng lẽ Tử Vi Lạc Việt an lá số bắt đầu cung Tý như Chú Vô Trước đã lúc ban đầu suy nghĩ. Và chẳng lẽ vài ngàn năm về sau thì Tử Vi phải an mệnh bắt đầu từ cung Mão. hihihi !!!

Phong Thủy dùng la bàn. Lúc nào la bàn cũng chỉ về hướng Bắc, mặc dầu anh đứng tại Nam hay Bắc bán cầu

Vài dòng xí xọn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào ACE!

Chuyên đề vui vẻ quá. Tôi xin tham gia vài ý. Chưa dám khẳng định vì còn lâu mới chứng minh được một cách chắc chắn.

Theo tôi, các tinh tú trên trời chẳng qua là những "cột mốc" để người xưa biết lúc này, trường khí ADNH trên Trái đất vận động ra sao, các, yếu tố nào đang vượng hay suy để từ đó suy ra những biến động "nhân sự" mà thôi. Đặc điểm của nó là chu kỳ đều đặn, khách quan, ít biến động... Với giả thuyết này tôi chẳng thấy có sự mâu thuẫn nào mà còn có thể lý giải được không ít những băn khoăn kiểu như các bạn đang bàn đến. Cũng giống như khi bạn lấy cái cây, hay cột điện, ... làm mốc để chỉ đường đến nhà ai vậy. Ví dụ, tôi hẹn bạn đến quán cây bàng nhậu thịt chó chứ không phải nhậu với quả bàng! Bởi vì quán thịt chó ấy có cây bảng khá to mọc phía trước.

Nếu mình dùng thời tiết thì 5000 năm về trước thì chẳng lẽ Tử Vi Lạc Việt an lá số bắt đầu cung Tý như Chú Vô Trước đã lúc ban đầu suy nghĩ.

Tôi chẳng bao giờ suy nghĩ như vậy cả, Linh nhi ạ kể cả lúc ban đầu hay lúc giữ hay lúc cuối.

Share this post


Link to post
Share on other sites