thanhphuc

Nước Mỹ không còn là miền đất hứa

1 bài viết trong chủ đề này

Thứ 5, 05/03/2009, 17:17 Nguồn cafef

Nước Mỹ không còn là “miền đất hứa”

Posted Image

(CafeF) - Người nhập cư thuộc nhóm có học vấn cao nhất, đóng góp nhiều nhất cho kinh tế Mỹ, vì nhiều lý do, họ đang ra đi và không hẹn ngày trở lại.

Nghiên cứu mới nhất cho thấy nhiều nhân sự trình độ cao đang trở về nhà để tìm kiếm cơ hội việc làm và chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Hiện nay khi thị trường Mỹ tranh cãi ngày một nhiều về việc cấp visa H-1B có thể kèm theo một số yêu cầu mới khắt khe hơn, chúng ta quên mất một sự thật quan trọng là: nước Mỹ bao lâu nay không còn là miền đất của cơ hội. Những người nhập cư đã góp phần đổi mới và giúp kinh tế Mỹ tăng trưởng, họ đang trở về quê hương với số lượng lớn.

Nghiên cứu mới nhất cho thấy nhiều người rời nước Mỹ về quê nhà làm việc thường được hưởng chất lượng cuộc sống tốt hơn, cơ hội việc làm rộng mở hơn và được gần gia đình, người thân, họ hàng.

Cuối năm 2006, hơn 1 triệu người nhập cư có tay nghề giỏi (trong đó có kỹ sư, nhà khoa học, bác sỹ và nhà nghiên cứu) cùng gia đình của họ xếp hàng chờ nhập cư vào Mỹ. Trên thực tế tổng số visa được cấp hàng năm chỉ là 120 nghìn.

Một số người phải chờ đến gần 1 thập kỷ mới có thể nhận được visa. Lượng visa có hạn như vậy nên nhiều lao động giỏi bắt đầu chán và trở về quê hương của họ. Nhiều người trong số họ là người Trung Quốc và Ấn Độ.

Tại sao những người nhập cư lại quan trọng với nước Mỹ? Người nhập cư đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì tăng trưởng kinh tế trong dài hạn cho nước Mỹ. Người nhập cư chỉ chiếm 12% tổng dân số Mỹ. Thế nhưng tại trung tâm công nghệ của Mỹ Silicon Valley, 52% người làm việc tại đây là người nước ngoài. Họ sở hữu 25% số bằng sáng chế trên toàn cầu. Trong tổng số những người có bằng cử nhân về khoa học và kĩ thuật ở Mỹ hiện nay, người nhập cư chiếm 24%. Còn trong tổng số người có bằng tiến sĩ thì người nhập cư chiếm 47%. Những người nhập cư đồng sáng lập ra các tập đoàn, công ty lớn như Google, Intel, eBay và Yahoo.

Người nhập họ trẻ và được giáo dục tốt
Cả chính phủ Trung Quốc và Ấn Độ không theo dõi số người làm việc tại Mỹ đã trở về quê hương. Tuy nhiên giám đốc một số công ty nhân sự tại hai nước này cho biết rằng gần đây làn sóng người làm việc ở nước ngoài trở về nước đã mạnh hơn bao giờ hết.

Theo khảo sát đối với khoảng 1.203 người Ấn Độ và Trung Quốc đã từng học tại Mỹ và trở về nước, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu được lý do tại sao họ không còn thích nước Mỹ và lý do họ rời Mỹ.

Nghiên cứu mới nhất có tên “America's Loss Is the World's Gain" tạm dịch “Nước Mỹ suy yếu, cơ hội cho các nước khác” cho thấy phần lớn người rời Mỹ có tuổi đời khá trẻ. Đối với người Ấn Độ, họ rời Mỹ ở tuổi trung bình khoảng 30 còn độ tuổi này của người Trung Quốc là 33.

Họ có giáo dục tốt, có bằng cấp trong ngành quản lý, công nghệ hoặc khoa học. 51% người Trung Quốc có bằng cao học và 41% có bằng tiến sỹ. Con số này đối với người lao động Ấn Độ là 61% và 12,1%. Họ thuộc nhóm người có học vấn cao nhất – như vậy chính xác họ là người đóng góp nhiều nhất cho kinh tế Mỹ và tăng trưởng của thị trường việc làm Mỹ.

Khoảng 1/3 số người Trung Quốc và 1/5 người Ấn Độ trở về từ Mỹ trước đây đến Mỹ nhờ hộ chiếu sinh viên. Yếu tố lớn nhất hấp dẫn họ đến Mỹ là cơ hội nghề nghiệp và giáo dục.

Quê hương họ có nhiều thứ mà nước Mỹ không có
Khi đến Mỹ, họ nhận ra cuộc sống nơi đây có nhiều điều không thuận lợi. Theo những người trở về, đó là rào cản ngôn ngữ, nhớ nhà, sự khác biệt quá lớn về văn hoá và họ quan tâm nhiều đến gia đình.

1/3 người Ấn Độ và 1/5 người Trung Quốc khi hồi hương cho biết thủ tục xin giấy phép nhập cư quá khó khăn là một yếu tố cản trở khiến họ ra đi. Số còn lại về quê hương để được sống gần gia đình và bạn bè. Trên thực tế, không chỉ những người mới nhập cư vào Mỹ mới là người rời Mỹ. Có những người đã sống rất lâu ở nước này cũng quyết định ra đi.

87% người Trung Quốc và 79% người Ấn Độ cho biết yếu tố lớn đằng sau quyết định hồi hương của họ là nhu cầu đối với ngành nghề của họ tại quê hương ngày một lớn. Và họ đã đúng. Khi trở về quê hương, nhiều người trong số họ tìm được việc làm tốt hơn và vị trí cao hơn trong cùng ngành nghề.

87% người Trung Quốc và 62% người Ấn Độ cho biết họ tìm thấy cơ hội việc làm tốt hơn và có triển vọng lâu dài hơn tại Mỹ. Không chỉ có vậy, một nửa trong số họ có ý định tự khởi nghiệp và cho biết cơ hội kinh doanh tại nước họ tốt hơn tại Mỹ.

Yếu tố bạn bè và người thân cũng hết sức quan trọng trong quyết định về nước của người Trung Quốc và Ấn Độ. 89% người Ấn Độ về nước để chăm sóc cho bố mẹ đã cao tuổi. Và khoảng 80% người Ấn Độ và Trung Quốc nhận xét giá trị truyền thống tại đất nước họ tốt hơn ở Mỹ.

Nước Mỹ có cần người nhập cư không?
Người nhập cư vào Mỹ thường cảm thấy cô đơn và nhớ nhà. Họ phải hy sinh rất nhiều với hi vọng sau này sẽ mang đến cho con cái họ một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tuy nhiên họ không có cơ hội trở về quê hương và ngay khi có họ đã trở về.

Tất nhiên không phải ở quê hương điều gì cũng tốt đẹp. Nhiều người Ấn Độ than phiền về giao thông, tắc đường, cơ sở hạ tầng kém, tệ nan quan liêu và ô nhiễm. Người Trung Quốc cảm thấy mệt mỏi với ô nhiễm, sốc văn hoá, chất lượng giáo dục, tệ nạn quan liêu và chất lượng y tế. Thế nhưng nhìn chung những người trở về cho biết họ kiếm được ít tiền hơn nhưng sống hạnh phúc và sung sướng hơn.

Nước Mỹ có thể không cần tất cả những người đó làm việc tại Mỹ trong thời kỳ suy thoái hiện nay. Tuy nhiên Mỹ cần họ để giúp kinh tế hồi phục. Nay họ đã mang kỹ năng, ý tưởng và kiến thức của họ về quê hương và không hẹn ngày trở lại. Nước Mỹ sẽ gặp không ít khó khăn. Đã đến lúc các nhà hoạch định chính sách kinh tế Mỹ thay đổi chính sách nhập cư, việc làm để giữ chân những nhân tài.

Ngọc Diệp
Theo Businessweek

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay