Posted 15 Tháng 5, 2008 Về pho tượng nàng Mỵ Châu cụt đầu Nghe nói trong khu di tích Cổ Loa có pho tượng người đàn bà cụt đầu mà người ta bảo là tượng nàng Mỵ Châu, chúng tôi không tin vì những lý do sau : 1. Truyền thuyết Mỵ Châu - Trọng Thủy ghi : Khi nghe thần nói giặc ở sau lưng, nhà vua quay lại thì hiểu ra tất cả, ngài rút gươm chém chết con gái. Máu nàng Mỵ Châu tan vào biển, những con sò ... (Đại Việt sử ký toàn thư). Như vậy là truyện chỉ ghi nhà vua chém chết con gái mà không có nhân chứng - vật chứng nào xác quyết chém chém đứt đầu. Vì vậy người ta không thể xuyên tạc truyền thuyết để làm ra bức tượng ! 2. Chúng tôi không tin là An Dương Vương lúc đó ở tuổi ngoài 70 lại làm một việc bất nhân là chặt đứt đầu con gái vì theo đạo lý, dù phải tội chết đến trăm lần đi nữa thì với trái tim người cha nhân từ, cũng phải cho con được chết toàn thây ! 3. Giá như việc chém đầu là có thật thì chúng tôi cũng không tin là ông cha ta vốn xưng con dân một nước văn hiến, nhân bản, lại chọn một hình ảnh bi thảm, ghê rợn nhất trong câu chuyện dựng thành tượng ! Nhưng mới đây xem báo Văn Nghệ số 35-36 ra tháng 9 năm 2004 thấy bức ảnh Nhà Thơ Rumani Ana đến thăm đền thờ Mỵ Châu tại di tích Cổ Loa trong đó có tượng nàng Mỵ Châu bị cụt đầu, tôi bỗng rùng mình kinh hãi ! Sau cơn choáng váng, tĩnh trí lại, chúng tôi tự hỏi : Tượng Mỵ Châu cụt đầu thể hiện những ý nghĩa gì ? Bức tượng cho thấy : 1. An Dương Vương là ông vua bất nhân bất trí. Họa mất nước do chính ông gây nên nhưng lại đổ lỗi cho con gái. Cha giết con đã là vô đạo. Nhưng giết bằng các chặt đầu thì quả là bất nhân ! 2. Người phương Tây có câu nói "Không được đánh phụ nữ dù bằng một cành hoa". Trong khi ở ta, cha chặt đầu con gái, một việc đại ác lại được tạc thành tượng thờ ! Hành động tàn bạo trên đời không kể xiết nhưng chắc chắn không thể tìm thấy trên thế giới này có bức tượng thứ hai kinh dị thế ! Thật buồn khi chúng ta khoe điều không tốt đẹp ấy với khách, một nữ sĩ nước ngoài ! Thử hỏi khách sẽ nghĩ gì về dân tộc ta ? 3. Tượng không chỉ để thờ mà tượng còn là tác phẩm nghệ thuật. Đặc trưng của tác phẩm nghệ thuật là đẹp và thiện. Bức tượng này không thể hiện cái đẹp, cái thiện, nhưng là vật thờ linh thiêng. Bức tượng chứng tỏ sự kém cỏi về óc thẩm mỹ cùng đức thiện của cha ông ta - những người tạc tượng và chúng ta - những người ngày nay tôn thờ và chiêm ngưỡng tượng. Đấy là suy nghĩ ban đầu của chúng tôi. Nhưng khi tìm hiểu kỹ hơn thì thấy sự việc có khác : Cái được gọi là tượng Mỵ Châu thực ra chỉ là khối đá lớn, hình thù kỳ dị như người cụt đầu. Truyện kể rằng : "Mỵ Châu chết hóa thành hòn đá trôi ngược về thành Cổ Loa, báo mộng cho dân ra rước về. Rước đến gốc đa thì đá rơi xuống, dân lập am thờ ở đó". Thật may là đã không có ai tạc pho tượng này. Người ta biến một hòn đá ngẫu nhiên thành vật thờ. Lại một motip kiểu thần Man Nương chùa Pháp Vân ! Một sự việc hoàn toàn mang tính tự phát. Việc làm này trái ngược với truyền thuyết Mỵ Châu - Trọng Thủy. Truyền thuyết nói rằng : Trọng Thủy đem Mỵ Châu về chôn ở Cổ Loa. Và thực tế xác nhận : hiện ở Cổ Loa có mộ Mỵ Châu. Một người chết đã có mồ yên mả đẹp thì việc biến thành hòn đá trôi ngược sông về Cổ Loa là vô lý, bịa đặt không thuyết phục. Như vậy tượng cụt đầu được tạo ra không do một cơ sở vững chắc nào mà xuất phát từ lòng tin dị đoan vận vào một vật xuất hiện ngẫu nhiên. Có thể những người biến hòn đá thành tượng Mỵ Châu hiểu ý nghĩa của truyền thuyết Mỵ Châu - Trọng Thủy như một lời răn cảnh giác trước họa mất nước ... Suy nghĩ đó tuy đúng nhưng chỉ là một mặt của truyền thuyết. Truyền thuyết có ý nghĩa rộng lớn hơn, sâu sắc minh triết hơn. Ngay cả cái ý "Trái tim lầm lỡ để trên đầu" nói về Mỵ Châu theo chúng tôi cũng chưa phải thấu nhân tình ! Trái tim yêu muôn đời vẫn đập trong ngực. Với cái chết oan nghiệt của mình, đôi trẻ đã trả xong món nợ ! Thông điệp của truyền thuyết nói rõ : Các con sò ăn phải máu Mỵ Châu hóa ngọc. Ngọc được rửa bằng nước giếng Trọng Thủy trầm mình thì sáng ra ! Minh triết của dân tộc đã tha thứ cho đôi trẻ, đã trả lại chất ngọc sáng trong tinh khiết của tình yêu ! Đấy mới chính là bản sắc văn hóa Âu Lạc ! Do trình độ còn hạn chế, những người dựng tượng cụt đầu không hiểu được ý nghĩa nhân bản sâu xa, minh triết của truyền thuyết nên đã dựng một pho tượng không phản ánh đúng bản chất của truyền thuyết, cũng có nghĩa là không phản ánh đúng bản chất dân tộc ! Mỵ Châu có thể có tội trong việc làm mất ngôi vua của cha mình nhưng là người có công lớn với dân với nước Việt ! Dựng một bức tượng như thế khác nào giết oan nàng thêm lần nữa ! Khách đến thăm không ít người thấy bất ổn trước pho tượng nhưng vì sợ cái bóng tâm linh nên đành nhắm mắt cho qua ! Phải chăng người Việt chúng ta sính tượng nên cái gì cũng muốn cụ thể hóa, vật chất hóa, tượng hóa ? Nhưng rồi do bất tài lại ít tiền nên không ít bức tượng trở thành trò cười, thành nỗi đau ! Những bức tượng thô thiển làm nghèo đi, làm tầm thường đi trí tưởng tượng phong phú của con người ! Tượng đàn bà cụt đầu là một trong số đó. Bức tượng tồn tại hơn trăm năm nhưng lẽ nào khi kiểm kê hiện vật trong khu di tích người ta không nhận ra ? Điều này không lạ, vì như một bài viết trên báo Văn Nghệ cách đây mấy năm, phát hiện ngay tại đền Ngọc Sơn giữa Thủ đô văn vật có nhiều câu đối viết sai hoặc đặt trái nhưng không được sửa ! Để thiết thực kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, chúng tôi xin đề nghị : Đưa pho tượng người đàn bà cụt đầu ra khỏi đền thờ Mỵ Châu ! Bức tượng xa lạ với bản chất dân tộc, phản giáo dục về thẩm mỹ và đạo đức, làm méo mó hình ảnh dân tộc trước bạn bè. Việc này không dễ vì đụng đến thói quen hàng trăm năm. Khi chưa làm được, xin rằng đừng ai đem khoe bức tượng, nhất là với bạn bè quốc tế ! Nhà văn Hà Văn Thùy (trích "Tìm lại cội nguồn văn hóa Việt - Hà Văn Thùy"). Trần Phương giới thiệu Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 5, 2008 TƯỢNG MỴ CHÂU Ở CỔ LOA Trước đây có bộ phim: "Kỵ sĩ không đầu" mỗi khi thấy hình tượng này ở xa (Trong phim) tôi còn dám nhìn, nhưng cận cảnh thì không. Bởi vì nó không bình thường. Mặc dù thời chiến tranh thì tôi cận cảnh sống động hơn nhiều. Tôi đã đến đền thờ Mỵ Châu và mọi người đều ghé vào cúng tượng để cầu phúc. Nhưng tôi chỉ ngó qua cửa rồi đi thẳng. Tôi không dám nhìn một cái tượng khoác vài vàng thêu rồng phương bằng chỉ kim, tuyến ngồi như người mà lại không có đầu. Bởi nó không bình thường. Thực ra đây không phải là một cái tượng theo nghĩa là có người tạc ra nó. Mà là một khối đất ngoài ruộng có hình thức giống như một người đang ngồi nhưng bị cụt đầu. Theo lời người thuyết minh trong đền thì người dân ở đây thấy khối đất ngày càng to ra và họ tưởng tượng là nàng Mỵ Châu nên khiêng về thờ trong đền và đắp y cho tượng. Người thuyết minh còn nói rằng: "Ngay cả khi mang vào đền thì tượng bà vẫn tiép tục to ra!". Tôi không có thời gian và điều kiện để kiểm chứng lời nói của người thuyết minh. Nhưng tôi tán thành ý kiến : "Nên đem cái khối đất ấy ra chỗ khác". Với quan niệm của tôi thì "Mỵ Châu Trong Thủy" là một tác phẩm văn học. Tức là nó được hư cấu và không phải truyền thuyết và sự thật lịch sử. http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...p?showtopic=419 Thiên Sứ Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 5, 2008 Ở xóm LacTuong có một cái miểu, gọi là miểu Ông Tà, trong đó toàn thờ những cục đá lớn có, vừa có,nhỏ có. Nhưng đám con nít LacTuong thời đó không ai dám sờ vào những cục đá đó, vì được nghe nói rằng Ông Tà là những cục đá đó rất linh, và những cục đá này có thể tự lớn dần lên và tự đẻ ra đá con. Hồi nhỏ, LacTuong nghe thật thú vị, vì vậy cứ mỗi lần đến những ngày gần Tết Ông Tiêu nhằm ngày rằm cô hồn tháng bảy thì xem các ông các bà "tắm đá". LacTuong để ý 2,3 năm liền cục đá bự nhất gọi là đá Ông Tà và vài đá con xem xem có lớn tí nào không? và có đẻ "con đá" nào không? Vậy mà suốt 2, 3 năm liền cho đến tận bây giờ thì đá ông, đá cha, đá mẹ, đá con...đều vẫn vậy, Vẫn chẳng thấy ốm hơn hay mập ra thếm chút nào. Thiệt là thất vọng lắm ta ơi!! Sau này mới biết đó là tục thờ đá của người khờ-me còn sỏt lại ở Việt Nam. Ở đó có một tượng thần, mà dân trong hẻm gọi là Ông Tà, chắc bằng đồng, vì đen thui, trong những năm khó khăn những "anh chị" hút chích đã "thỉnh" Ông Tà ra...chợ ngồi để lấy một chút tiền cho qua cơn vã thuốc. Sau này mới biết đó là tượng thần SiVa hay Brama của Ấn giáo. Thế thì Cục đất (đá) mà biết đẻ, biết to / thì mấy sư mấy sãi mặc mo cau hết rồi. Hic Share this post Link to post Share on other sites