Batin

Kỷ niệm 1 năm thành lập diễn đàn

4 bài viết trong chủ đề này

Thưa bác Thiên Sứ, các cô chú, anh chị của Trung tâm L‎í học Đông phương và các thành viên của diễn đàn! Đầu tiên, Batin xin phép được dùng chữ “tôi” cho các trao đổi dưới đây được thuận tiện về danh xưng.

Là người tình cờ biết được diễn đàn (dđ), tôi rất cảm phục tấm lòng của bác Thiên Sứ cùng mọi người trên dđ dành cho Lí học Đông phương (LHDP), Lạc Việt độn toán cũng như nhiều vấn đề văn hóa, lịch sử, khoa học khác liên quan đến dân tộc Việt. Và để góp phần vào kỷ niệm 1 năm thành lập dđ (tháng 4/2008), sau 1 thời gian theo dõi và học hỏi dù luôn nhận thức được hiểu biết của mình còn rất hạn chế, tôi xin được đưa ra 1 số điểm nhằm đóng góp thêm cho dđ. Tôi rất mong được sự chỉ bảo của mọi người. Tôi xin bắt đầu từ 1 chủ đề xuyên suốt bác Thiên Sứ hay dùng, xin được tóm lược như sau: “Lí học Đông phương là của nền văn hiến Việt huyền vĩ trải gần 5000 năm ở phía nam sông Dương Tử, và có các tiêu chí phù hợp với khoa học hiện đại”.

I) Về nội dung LHDP cũng như các vấn đề liên quan như Dịch học, tử vi, phong thủy… tôi xin phép ko có nhận xét do đã nói ở trên là hiều biết của tôi còn rất hạn chế.

II) Cụm từ “nền văn hiến Việt huyền vĩ trải gần 5000 năm ở phía nam sông Dương Tử” dù chỉ có mấy chữ nhưng chứa 1 nội dung hết sức phức tạp. Tôi thử làm rõ 1 số điểm:

1) Tôi ko rõ khái niệm “văn hiến” trong tiếng Việt phân biệt như thế nào với “văn hóa” (culture) hay “văn minh” (civilization). Theo tôi đoán thì bác Thiên Sứ nghiêng về khái niệm “văn minh” hơn. (xem thêm khái niệm “culure” http://en.wikipedia.org/wiki/Culture và “civilization” http://en.wikipedia.org/wiki/Civilization) Câu hỏi đặt ra là: Vùng nam Dương Tử cho đến nay đã được chứng minh có một nền văn minh 5000 năm tuổi hay chưa? Và nếu có thì chính xác ở vùng nào, vì nam Dương Tử thật là 1 không gian quá rộng?

2) “Việt”! Một chữ này thôi mà ko biết bao nhiêu thế hệ các nhà nghiên cứu chuyên lẫn ko chuyên người Việt ko thể thống nhất với nhau. Một số câu hỏi:

- Vùng bờ nam Trường giang có sắc dân nào định cư liên tục 5000 năm nay hay ko? Nếu có, thì họ có quan hệ thế nào với các tộc mang chung danh từ “Việt” từng xuất hiện trong sử Tàu như “Việt Thường”, “Bách Việt”, “Mân Việt”, “U Việt”, “Lạc Việt”……

- Người Việt ngày nay, gọi là người Việt Nam, phải chăng là đại diện duy nhất của “Bách Việt” còn giữ được nguyên vẹn di sản Việt với 1 đất nước Việt (Nam), dân tộc Việt (Kinh)…..? Quan hệ của người Việt hiện đại với 1 số dân tộc hiện sống tại Trung Quốc là người Tráng (Choang, tiếng Anh: Zhuang) ở Quảng Tây, người Yi ở Vân Nam….. là như thế nào?

- Các vấn đề về sự hình thành của nhà nước, hình thành của dân tộc, về biến đổi lãnh thổ, sắc tộc, văn hóa… của nhà nước Văn Lang hay những nhà nước Việt khác là như thế nào?

3) Vấn đề niên đại. Tại sao là “trải gần 5000 năm”? Dường như bác Thiên Sứ hiện đang lấy mốc này dựa theo truyện Hổng Bàng. Vậy thì trước đó bờ nam Trường Giang chưa hình thành mô hình nhà nước? Hay đã có phát hiện nào về 1 mô hình nhà nước sớm hơn niên đại trên chưa?

4) Điểm phân biệt giữa tộc Việt và tộc Hoa (Hán) từ 5000 năm nay là gì?

v.v

Một số câu hỏi trên cho ta thấy sự phức tạp của vấn đề. Nó liên quan đến quá nhiều thứ, lại ràng buộc nhau từ quá khứ, hiện tại đến cả tương lai. Từ các khái niệm từ ngữ như “lịch sử”, “tiền sử”, “nhà nước”, “quốc gia”, “dân tộc”, “văn hóa”… cho đến các luận thuyết khác nhau về nền nông nghiệp lúa nước, di dân… và cả nhiều ngành chuyên môn: khảo cổ, ngôn ngữ, di truyền, dân tộc… đều còn rất nhiều tồn tại. Và bản thân tôi khi đưa ra các câu hỏi này thì tôi vẫn mới sưu tầm được chưa thật nhiều luận cứ làm sáng tỏ các vấn đề trên. Đây cũng là mở đầu cho đề xuất của tôi trong phần sau.

III) “LHDP có các tiêu chí phù hợp với khoa học hiện đại”

Ngày nay, nói đến luận lí, logic là ta gần như quy đồng với phương pháp khoa học theo kiểu phương Tây. Khi bàn đến khái niệm “khoa học” (science) (xem thêm “science”: http://en.wikipedia.org/wiki/Science) hiện nay vẫn còn rất nhiều tranh luận, kể cả trong giới làm khoa học. Cho nên bản thân “khoa học” còn có rất nhiều vấn đề nội tại về phương pháp luận, về nhận thức… (mà tôi xin được đề cập trong 1 bài khác) là điều tất yếu.

Khi lấy khoa học hiện đại phương Tây làm tiêu chí để thực hiện công trình của mình, tôi nghĩ rằng có lẽ bác Thiên Sứ muốn sử dụng phương pháp luận có tính logic cao của khoa học để hoàn thiện hơn, hay nói đúng hơn là phục hồi toàn vẹn LHDP. Rõ ràng, đây là hướng đi phù hợp.

Tuy vậy, trong quá trình xây dựng LHDP phù hợp các tiêu chí khoa học hiện đại, ko nhất thiết là ta phải tranh luận thắng thua với chủ thể này. Cụ thể là, trong trao đổi sôi nổi giữa bác Thiên Sứ và Kakalotta về LHDP và Bigbang nói riêng hay vật lí nói chung, chúng ta (những người LHDP) có xu hướng dùng những khái niệm của LHDP để phản biện những khái niệm của vật lí. Chúng ta hoàn toàn được quyền xây dựng ‎quan niệm về vũ trụ dựa trên các khái niệm của LHDP như Âm Dương Ngũ Hành, tương sinh tương khắc… và nếu gặp những vấn đề mới ta hoàn toàn có thể nêu thêm khái niệm mới, mà hoàn toàn ko cần bình luận về những khái niệm thuộc Vật lí như hạt, sóng, lực, năng lượng, vận tốc…. đã được lắp ghép thành 1 hệ thống luận thuyết rất tinh vi. Nói như anh quangnx là “còn hơi sớm để ta dùng LHDP bàn về những chủ đề kiểu bigbang”. Tư duy kiểu nào sẽ sinh ra khái niệm kiểu ấy. Việc chúng ta phản biện lí thuyết của họ bằng ngôn ngữ của chính họ nhưng lại dựa trên tư duy của ta, sẽ sinh ra những khập khiễng không khác mấy hình ảnh một ban nhạc Mỹ chơi lại dân ca quan họ Bắc Ninh bằng tiếng Anh, và theo phong cách rock!

Lời tâm sự: truy tìm lại hoàn chỉnh luận thuyết và chủ sở hữu thật sự của LHDP là 1 việc hệ trọng mà khối lượng công việc đã làm, đang làm và sẽ làm quá lớn đến nỗi bác Thiên Sứ và các cô chú, anh chị của Trung tâm Lí học đông phương hẳn là sẽ rất vui nếu được mọi thành viên dđ chia sẻ. Cho nên, tôi ko ngại mình thiếu học, xin đưa ra một số vấn đề “khởi động” ở đây làm nền cho một đề xuất nhỏ tôi sẽ viết ở bài sau. Tôi rất mong nhận được đóng góp và chỉ bảo tận tình của tất cả mọi người, để tất cả chúng ta cùng góp chút sức mình vào tuổi thứ hai mang nhiều hy vọng của diễn đàn Lí học đông phương, cũng là hy vọng của nhiều người con nước Việt.

Trân trọng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Batin thân mến!

Tôi rất hân hạnh được Batin đặt vấn đề với một tư duy khoa học cho nội dung của diễn đàn lý học Đông phương. Điều mà tôi biết rằng sẽ có nhiều nhà khoa học có thể cũng đang thắc mắc như vậy. Bởi vậy, tôi xin trả lời Batin từng luận điểm một với nguyên văn các câu hỏi của Batin được trích dẫn sau đây.

Batin viết:

A -

Thưa bác Thiên Sứ, các cô chú, anh chị của Trung tâm L‎í học Đông phương và các thành viên của diễn đàn! Đầu tiên, Batin xin phép được dùng chữ “tôi” cho các trao đổi dưới đây được thuận tiện về danh xưng.

Là người tình cờ biết được diễn đàn (dđ), tôi rất cảm phục tấm lòng của bác Thiên Sứ cùng mọi người trên dđ dành cho Lí học Đông phương (LHDP), Lạc Việt độn toán cũng như nhiều vấn đề văn hóa, lịch sử, khoa học khác liên quan đến dân tộc Việt. Và để góp phần vào kỷ niệm 1 năm thành lập dđ (tháng 4/2008), sau 1 thời gian theo dõi và học hỏi dù luôn nhận thức được hiểu biết của mình còn rất hạn chế, tôi xin được đưa ra 1 số điểm nhằm đóng góp thêm cho dđ. Tôi rất mong được sự chỉ bảo của mọi người. Tôi xin bắt đầu từ 1 chủ đề xuyên suốt bác Thiên Sứ hay dùng, xin được tóm lược như sau: “Lí học Đông phương là của nền văn hiến Việt huyền vĩ trải gần 5000 năm ở phía nam sông Dương Tử, và có các tiêu chí phù hợp với khoa học hiện đại”.

I) Về nội dung LHDP cũng như các vấn đề liên quan như Dịch học, tử vi, phong thủy… tôi xin phép ko có nhận xét do đã nói ở trên là hiều biết của tôi còn rất hạn chế.

II) Cụm từ “nền văn hiến Việt huyền vĩ trải gần 5000 năm ở phía nam sông Dương Tử” dù chỉ có mấy chữ nhưng chứa 1 nội dung hết sức phức tạp. Tôi thử làm rõ 1 số điểm:

1) Tôi ko rõ khái niệm “văn hiến” trong tiếng Việt phân biệt như thế nào với “văn hóa” (culture) hay “văn minh” (civilization). Theo tôi đoán thì bác Thiên Sứ nghiêng về khái niệm “văn minh” hơn. (xem thêm khái niệm “culure” http://en.wikipedia.org/wiki/Culture và “civilization” http://en.wikipedia.org/wiki/Civilization) Câu hỏi đặt ra là: Vùng nam Dương Tử cho đến nay đã được chứng minh có một nền văn minh 5000 năm tuổi hay chưa? Và nếu có thì chính xác ở vùng nào, vì nam Dương Tử thật là 1 không gian quá rộng?

1 - 1:

Tôi ko rõ khái niệm “văn hiến” trong tiếng Việt phân biệt như thế nào với “văn hóa” (culture) hay “văn minh” (civilization). Theo tôi đoán thì bác Thiên Sứ nghiêng về khái niệm “văn minh” hơn. (xem thêm khái niệm “culure” http://en.wikipedia.org/wiki/Culture và “civilization” http://en.wikipedia.org/wiki/Civilization)

Trước hêt và cũng nhân tiện câu hỏi này, tôi muốn khẳng định một lần nữa rằng: Chỉ có những ngôn ngữ của những nền văn minh cao cấp mới có khả năng dịch tất cả các ngôn ngữ của nền văn minh thấp hơn ra ngôn ngữ của nó. Còn những ngôn ngữ của những nền văn minh thấp hơn không có khả năng dịch những ngôn ngữ của nền văn minh cao cấp ra ngôn ngữ của mình. Trải từ hàng ngàn năm trước - tiếng Việt cao cấp hơn tiếng Anh rất nhiều, nên sẽ có rất nhiều danh từ trong đời sống sinh hoạt, xã hội, thiên nhiên và con người - tiếng Anh không thể dịch được sát nghĩa. Trong trường hợp này là từ "Văn hiến". Ngay khái niệm văn hóa - tiếng Anh tuy có từ tương đương - nhưng định nghĩa thế nào là văn hóa thì trên thế giới hiện nay có gần 400 định nghĩa khác nhau về từ này - gồm sự liên hệ với các khái niệm ngôn ngữ liên quan của nhiều dân tộc vẫn chưa đi đến sự thống nhất. Nhưng trong tiếng Việt thì khái niệm văn hiến là danh xưng từ rất lâu trong ngôn ngữ thuộc hình thái ý thức xã hội chính thống. Tôi lấy thí dụ:

Như nước Đại Việt ta từ trước.

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

Ngay cả Trung Hoa vốn tự nhận là nước cội nguồn của văn minh Đông phương - mà tôi đã nhiều lần phủ nhận - cũng chưa hề sử dụng từ văn hiến trong các ngôn ngữ chính thức ở các triều đại phong kiến.

Do đó, việc so sánh ngôn ngữ phổ biến hiện nay là tiếng Anh - tuy là ngôn ngữ quốc tế khá phổ biến của nền văn minh nhân loại hiện đại - để so sánh với một nền văn minh - một thời cao cấp và vượt trội hơn hẳn là điều không thể.

Do đó, để hiểu được khái niệm "văn hiến" là khái niệm của ngôn ngữ cao cấp Việt, miêu tả một dạng tồn tại xã hội cao cấp hơn hẳn một xã hội đã hình thành một bản sắc văn hóa - đang phổ biến hiện nay, mà chính nhân loại cũng đang lúng túng khi thống nhất khái niệm "văn hóa" - là điều cần phải tìm hiểu ngay trong đời sống văn hóa Việt. Đây lại là một đề tài khác mà tôi chưa có thời gian quan tâm nhiều.

1 - 2:

Câu hỏi đặt ra là: Vùng nam Dương Tử cho đến nay đã được chứng minh có một nền văn minh 5000 năm tuổi hay chưa? Và nếu có thì chính xác ở vùng nào, vì nam Dương Tử thật là 1 không gian quá rộng?

Tôi cho rằng: Không gian rộng không phải là một luận cứ phản biện. Việc chứng minh nền văn minh trải gần 5000 năm ở đây thì tôi nghĩ - hoặc là tôi đã chứng minh; hoặc là các chính các nhà nghiên cứu Trung Hoa đã thừa nhận - nội dung: "Một vương quốc bí ẩn đã sụp đổ ở đây vào thế kỷ thứ III BC".

2 - 1:

2) “Việt”! Một chữ này thôi mà ko biết bao nhiêu thế hệ các nhà nghiên cứu chuyên lẫn ko chuyên người Việt ko thể thống nhất với nhau. Một số câu hỏi:

- Vùng bờ nam Trường giang có sắc dân nào định cư liên tục 5000 năm nay hay ko? Nếu có, thì họ có quan hệ thế nào với các tộc mang chung danh từ “Việt” từng xuất hiện trong sử Tàu như “Việt Thường”, “Bách Việt”, “Mân Việt”, “U Việt”, “Lạc Việt”……

Việc phân chia nhỏ dân tộc Việt với những danh từ riêng như "Mân Việt" "Lạc Việt"....là một nhầm lẫn khi người Hán chiếm cứ vùng này và miêu tả một thực tế sau đó hàng trăm năm hiện trạng xã hội Việt đã tan rã (Quen gọi là sử Tàu) là một sai lầm. Có thể có nhiều dân tộc sống ở Nam Dương Tử, nhưng chỉ có một chủng tộc Việt duy nhất ở Nam Dương Tử và cũng là dân tộc đông nhất ở đây - Chính sử ký Tư Mã Thiên cũng phải thừa nhận: "Miền nam Dương Tử là nơi Bách Việt ở, cùng một chủng tính..."

2 - 2:

- Người Việt ngày nay, gọi là người Việt Nam, phải chăng là đại diện duy nhất của “Bách Việt” còn giữ được nguyên vẹn di sản Việt với 1 đất nước Việt (Nam), dân tộc Việt (Kinh)…..? Quan hệ của người Việt hiện đại với 1 số dân tộc hiện sống tại Trung Quốc là người Tráng (Choang, tiếng Anh: Zhuang) ở Quảng Tây, người Yi ở Vân Nam….. là như thế nào?

2 - 2 - 1:

Người Việt ngày nay, gọi là người Việt Nam, phải chăng là đại diện duy nhất của “Bách Việt” còn giữ được nguyên vẹn di sản Việt với 1 đất nước Việt (Nam), dân tộc Việt (Kinh)…..?

Khi minh chứng lịch sử Việt trải gần 5000 năm văn hiến thì tôi khẳng định rằng: Người Việt hiện nay chính là hậu duệ của người Việt ở Nam Dương Tử. Quan niệm của tôi cho rằng: Với một đất nước có lãnh thổ rộng lớn là Văn Lang thì không thể chỉ có một chủng tộc Việt, mà còn bao gồm nhiều dân tộc khác (Đã diễn giải trong câu trên). Nhưng họ vẫn có những điểm chung về văn hóa trong một quốc gia thống nhất. Thí dụ: Các dân tộc ít người ở lãnh thổ Việt Nam hiện nay vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống trong y phục là "cài vạt áo bến trái" (Xem thêm: "Y phục dân tộc thời Hùng Vương"); hoặc như tục ăn trầu cho đến nay vẫn tồn tại ở Đài Loan.

2 - 2 -2:

Quan hệ của người Việt hiện đại với 1 số dân tộc hiện sống tại Trung Quốc là người Tráng (Choang, tiếng Anh: Zhuang) ở Quảng Tây, người Yi ở Vân Nam….. là như thế nào?

Có thể nói rằng: Khi dân tộc Việt bị xâm lược và bị Hán đô hộ trải hàng ngàn năm thì việc Hán hóa ngôn ngữ và chữ viết là điều tất yếu phải xảy ra. Tính đến nay thì sự Hán hóa ở vùng Nam Dương Tử đã trải qua hơn 2000 năm. Bởi vậy, có thể nói những người Việt ở đây đã bị đồng hóa bới ngôn ngữ Hán và trở thành một dân tộc thuộc nước Trung Hoa. Đã có những công trình nghiên cứu về gen di truyền xác định sự khác biệt giữa người Hoa ở Bắc và Nam Dương tử có nhiều cách biệt. Đặc biệt những dấu ấn về văn hóa Việt - như tục ăn trầu - vẫn phổ biến ở nam Dương Tử đến thế kỷ thứ 10 AC. (Xem: "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại")

2 - 2- 3:

Các vấn đề về sự hình thành của nhà nước, hình thành của dân tộc, về biến đổi lãnh thổ, sắc tộc, văn hóa… của nhà nước Văn Lang hay những nhà nước Việt khác là như thế nào?

Đây là những đề tài tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện, chứ không phải luận cứ phản biện.

3:

3) Vấn đề niên đại. Tại sao là “trải gần 5000 năm”? Dường như bác Thiên Sứ hiện đang lấy mốc này dựa theo truyện Hổng Bàng. Vậy thì trước đó bờ nam Trường Giang chưa hình thành mô hình nhà nước? Hay đã có phát hiện nào về 1 mô hình nhà nước sớm hơn niên đại trên chưa?

3 - 1:

Vấn đề niên đại. Tại sao là “trải gần 5000 năm”? Dường như bác Thiên Sứ hiện đang lấy mốc này dựa theo truyện Hổng Bàng.

Tôi lấy niên đại mốc chuẩn căn cứ vào chính sử Việt phần Ngoại Kỷ - trong Đại Việt sử ký toàn thư. Nhưng giả sử nó bắt đầu từ một truyền thuyết để đặt vấn đề cho việc minh chứng sử Việt, hoặc dùng truyền thuyết để đặt vấn đề cho việc minh chứng cho bất cứ một vấn đề nào đó thì không phải là một luận cứ phản biện. Chi khi sử dụng chính truyền thuyết là một công cụ minh chứng mới là một sai lầm. Tôi không bao giờ sử dụng truyền thuyết như là một bằng chứng khoa học. Tôi đã nhiều lần nhắc điều này trên những diễn đàn mà tôi tham gia và cả ở đây.

3 - 2:

Vậy thì trước đó bờ nam Trường Giang chưa hình thành mô hình nhà nước? Hay đã có phát hiện nào về 1 mô hình nhà nước sớm hơn niên đại trên chưa?

Đây là những đề tài tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện, chứ không phải luận cứ phản biện.

4:

4) Điểm phân biệt giữa tộc Việt và tộc Hoa (Hán) từ 5000 năm nay là gì?

Đây là những đề tài tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện, chứ không phải luận cứ phản biện.

v.v

Batin viết:

B -

Một số câu hỏi trên cho ta thấy sự phức tạp của vấn đề. Nó liên quan đến quá nhiều thứ, lại ràng buộc nhau từ quá khứ, hiện tại đến cả tương lai. Từ các khái niệm từ ngữ như “lịch sử”, “tiền sử”, “nhà nước”, “quốc gia”, “dân tộc”, “văn hóa”… cho đến các luận thuyết khác nhau về nền nông nghiệp lúa nước, di dân… và cả nhiều ngành chuyên môn: khảo cổ, ngôn ngữ, di truyền, dân tộc… đều còn rất nhiều tồn tại. Và bản thân tôi khi đưa ra các câu hỏi này thì tôi vẫn mới sưu tầm được chưa thật nhiều luận cứ làm sáng tỏ các vấn đề trên. Đây cũng là mở đầu cho đề xuất của tôi trong phần sau.

Không có gì! Mọi sự đặt vấn đề dù đúng hay sai. Nhưng nếu với một tinh thần khoa học nghiêm túc cũng sẽ giúp làm sáng tỏ vấn đề. Cảm ơn Batin.

III) “LHDP có các tiêu chí phù hợp với khoa học hiện đại”

Ngày nay, nói đến luận lí, logic là ta gần như quy đồng với phương pháp khoa học theo kiểu phương Tây. Khi bàn đến khái niệm “khoa học” (science) (xem thêm “science”: http://en.wikipedia.org/wiki/Science) hiện nay vẫn còn rất nhiều tranh luận, kể cả trong giới làm khoa học. Cho nên bản thân “khoa học” còn có rất nhiều vấn đề nội tại về phương pháp luận, về nhận thức… (mà tôi xin được đề cập trong 1 bài khác) là điều tất yếu.

Khi lấy khoa học hiện đại phương Tây làm tiêu chí để thực hiện công trình của mình, tôi nghĩ rằng có lẽ bác Thiên Sứ muốn sử dụng phương pháp luận có tính logic cao của khoa học để hoàn thiện hơn, hay nói đúng hơn là phục hồi toàn vẹn LHDP. Rõ ràng, đây là hướng đi phù hợp.

Tuy vậy, trong quá trình xây dựng LHDP phù hợp các tiêu chí khoa học hiện đại, ko nhất thiết là ta phải tranh luận thắng thua với chủ thể này. Cụ thể là, trong trao đổi sôi nổi giữa bác Thiên Sứ và Kakalotta về LHDP và Bigbang nói riêng hay vật lí nói chung, chúng ta (những người LHDP) có xu hướng dùng những khái niệm của LHDP để phản biện những khái niệm của vật lí. Chúng ta hoàn toàn được quyền xây dựng ‎quan niệm về vũ trụ dựa trên các khái niệm của LHDP như Âm Dương Ngũ Hành, tương sinh tương khắc… và nếu gặp những vấn đề mới ta hoàn toàn có thể nêu thêm khái niệm mới, mà hoàn toàn ko cần bình luận về những khái niệm thuộc Vật lí như hạt, sóng, lực, năng lượng, vận tốc…. đã được lắp ghép thành 1 hệ thống luận thuyết rất tinh vi. Nói như anh quangnx là “còn hơi sớm để ta dùng LHDP bàn về những chủ đề kiểu bigbang”. Tư duy kiểu nào sẽ sinh ra khái niệm kiểu ấy. Việc chúng ta phản biện lí thuyết của họ bằng ngôn ngữ của chính họ nhưng lại dựa trên tư duy của ta, sẽ sinh ra những khập khiễng không khác mấy hình ảnh một ban nhạc Mỹ chơi lại dân ca quan họ Bắc Ninh bằng tiếng Anh, và theo phong cách rock!

Lời tâm sự: truy tìm lại hoàn chỉnh luận thuyết và chủ sở hữu thật sự của LHDP là 1 việc hệ trọng mà khối lượng công việc đã làm, đang làm và sẽ làm quá lớn đến nỗi bác Thiên Sứ và các cô chú, anh chị của Trung tâm Lí học đông phương hẳn là sẽ rất vui nếu được mọi thành viên dđ chia sẻ. Cho nên, tôi ko ngại mình thiếu học, xin đưa ra một số vấn đề “khởi động” ở đây làm nền cho một đề xuất nhỏ tôi sẽ viết ở bài sau. Tôi rất mong nhận được đóng góp và chỉ bảo tận tình của tất cả mọi người, để tất cả chúng ta cùng góp chút sức mình vào tuổi thứ hai mang nhiều hy vọng của diễn đàn Lí học đông phương, cũng là hy vọng của nhiều người con nước Việt.

Trân trọng.

1 -

“LHDP có các tiêu chí phù hợp với khoa học hiện đại”

Ngày nay, nói đến luận lí, logic là ta gần như quy đồng với phương pháp khoa học theo kiểu phương Tây. Khi bàn đến khái niệm “khoa học” (science) (xem thêm “science”: http://en.wikipedia.org/wiki/Science) hiện nay vẫn còn rất nhiều tranh luận, kể cả trong giới làm khoa học. Cho nên bản thân “khoa học” còn có rất nhiều vấn đề nội tại về phương pháp luận, về nhận thức… (mà tôi xin được đề cập trong 1 bài khác) là điều tất yếu.

Khi lấy khoa học hiện đại phương Tây làm tiêu chí để thực hiện công trình của mình, tôi nghĩ rằng có lẽ bác Thiên Sứ muốn sử dụng phương pháp luận có tính logic cao của khoa học để hoàn thiện hơn, hay nói đúng hơn là phục hồi toàn vẹn LHDP. Rõ ràng, đây là hướng đi phù hợp.

Tuy vậy, trong quá trình xây dựng LHDP phù hợp các tiêu chí khoa học hiện đại, ko nhất thiết là ta phải tranh luận thắng thua với chủ thể này. Cụ thể là, trong trao đổi sôi nổi giữa bác Thiên Sứ và Kakalotta về LHDP và Bigbang nói riêng hay vật lí nói chung, chúng ta (những người LHDP) có xu hướng dùng những khái niệm của LHDP để phản biện những khái niệm của vật lí. Chúng ta hoàn toàn được quyền xây dựng ‎quan niệm về vũ trụ dựa trên các khái niệm của LHDP như Âm Dương Ngũ Hành, tương sinh tương khắc… và nếu gặp những vấn đề mới ta hoàn toàn có thể nêu thêm khái niệm mới, mà hoàn toàn ko cần bình luận về những khái niệm thuộc Vật lí như hạt, sóng, lực, năng lượng, vận tốc…. đã được lắp ghép thành 1 hệ thống luận thuyết rất tinh vi. Nói như anh quangnx là “còn hơi sớm để ta dùng LHDP bàn về những chủ đề kiểu bigbang”. Tư duy kiểu nào sẽ sinh ra khái niệm kiểu ấy. Việc chúng ta phản biện lí thuyết của họ bằng ngôn ngữ của chính họ nhưng lại dựa trên tư duy của ta, sẽ sinh ra những khập khiễng không khác mấy hình ảnh một ban nhạc Mỹ chơi lại dân ca quan họ Bắc Ninh bằng tiếng Anh, và theo phong cách rock!

Trung Tâm nghiên cứu Lý học Đông phương và bản thân tôi quan niệm rằng:

Khoa học hiện đại trong nền văn minh hiện nay là tri thức căn bản trong sự phát triển của nhân loại. Do đó việc phục hồi Lý học Đông phương phải lấy tính phù hợp với tri thức căn bản này là lẽ tất yếu. Không thể sai khác. Đây là mục đích và phương pháp nhất quán xuyên suốt của Trung Tâm nghiên cứu Lý Học Đông phương. Chúng tôi không hề nhân danh tự thân Lý Học Đông phương để nghiên cứu.

Nhưng chính vì về hiện tượng - như Batin nói:

Ngày nay, nói đến luận lí, logic là ta gần như quy đồng với phương pháp khoa học theo kiểu phương Tây. Khi bàn đến khái niệm “khoa học” (science) (xem thêm “science”: http://en.wikipedia.org/wiki/Science) hiện nay vẫn còn rất nhiều tranh luận, kể cả trong giới làm khoa học. Cho nên bản thân “khoa học” còn có rất nhiều vấn đề nội tại về phương pháp luận, về nhận thức…

Cho nên để nghiên cứu Lý học Đông phương nhân danh khoa học và phù hợp với tri thức khoa học thì chúng tôi lấy tiêu chí khoa học và những định luật, lý thuyết khoa học đã được xác minh tính chân lý làm chuẩn mực so sánh. Những tiêu chí khoa học này - tôi nhiều lần nhắc lại trong các bài nghiên cứu tìm hiểu của mình. Chúng tôi không nhân danh khoa học chung chung.

2 :

Lời tâm sự: truy tìm lại hoàn chỉnh luận thuyết và chủ sở hữu thật sự của LHDP là 1 việc hệ trọng mà khối lượng công việc đã làm, đang làm và sẽ làm quá lớn đến nỗi bác Thiên Sứ và các cô chú, anh chị của Trung tâm Lí học đông phương hẳn là sẽ rất vui nếu được mọi thành viên dđ chia sẻ. Cho nên, tôi ko ngại mình thiếu học, xin đưa ra một số vấn đề “khởi động” ở đây làm nền cho một đề xuất nhỏ tôi sẽ viết ở bài sau. Tôi rất mong nhận được đóng góp và chỉ bảo tận tình của tất cả mọi người, để tất cả chúng ta cùng góp chút sức mình vào tuổi thứ hai mang nhiều hy vọng của diễn đàn Lí học đông phương, cũng là hy vọng của nhiều người con nước Việt.

Rất cảm ơn thiện ý của Batin. Mong muốn được cộng tác với những cá nhân hoặc những tổ chức khoa học trong nước và quốc tế - để khám phá những bí ẩn lớn nhất của một nền văn minh cổ đại đã bị hủy diệt - là mong muốn thành thật của chúng tôi.

Tôi nghĩ rằng: Chúng ta cũng rất cần tri thức của nhiều ngành phối hợp trong việc phục hồi những nguyên lý và cơ sở học thuật của Lý Học Đông phương .

Việc mong muốn một dân tộc Việt phú túc , cường thịnh xứng đáng với danh xưng văn hiến - Tôi nghĩ - là của chung của người Việt chúng ta, mà mỗi người đều có trách nhiệm đóng góp.

Cảm ơn Batin và quí vị quan tâm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu xin được trả lời nhanh bác Thiên Sứ về 1 số điểm:

1) Cháu cũng nghĩ như bác về chuyện từ ngữ. Quả thật cũng là bất đắc dĩ cháu mới "chua" thêm tiếng Anh vào, vì tạm thời phương Tây hệ thống hóa những khái niệm "văn hóa", "văn minh"... tương đối sâu hơn người phương Đông mình.

2) Thưa bác, những câu hỏi cháu đưa ra ko nhằm phản biện bất cứ điều gì bác đã nêu, mà cháu muốn nhấn mạnh với mọi người là: có quá nhiều điều của cần làm sáng tỏ để tìm lại "Quá khứ đã mất" như cháu tâm sự với bác lần trước.

Cháu kính chúc bác nhiều sức khỏe!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu xin được trả lời nhanh bác Thiên Sứ về 1 số điểm:

1) Cháu cũng nghĩ như bác về chuyện từ ngữ. Quả thật cũng là bất đắc dĩ cháu mới "chua" thêm tiếng Anh vào, vì tạm thời phương Tây hệ thống hóa những khái niệm "văn hóa", "văn minh"... tương đối sâu hơn người phương Đông mình.

2) Thưa bác, những câu hỏi cháu đưa ra ko nhằm phản biện bất cứ điều gì bác đã nêu, mà cháu muốn nhấn mạnh với mọi người là: có quá nhiều điều của cần làm sáng tỏ để tìm lại "Quá khứ đã mất" như cháu tâm sự với bác lần trước.

Cháu kính chúc bác nhiều sức khỏe!

Nhất trí với Batin. Còn nhiều điều cần tiếp tục sáng tỏ. Cũng như tri thức khoa học hiện nay còn nhiều điều cần sáng tỏ. Nhưng những thành tựu đạt được là không thể phủ nhận.

Nhưng cho rằng "phương Tây hệ thống hóa khái niệm văn hóa và văn minh tương đối sâu sắc hơn Đông phương" thì tôi chưa tán thành. Nếu sâu sắc hơn thì họ đã có khái niệm "văn hiến" và đã định nghĩa được khái niệm "văn hóa".

Share this post


Link to post
Share on other sites