Thiên Sứ

Nhà Triệu qua tư liệu và sử học Trung Quốc.

8 bài viết trong chủ đề này

12 Tháng 2 2007 - Cập nhật 09h23 GMTPosted Image

Lăng Văn Vương Triệu Mạt

Quốc Vinh, BBCVietnamese.com

Posted Image Posted Image

Đây là lăng của Triệu Mạt, cháu nội của Triệu Đà. Lăng tình cờ được phát hiện năm 1983 khi xe xúc đất va vào một bức tường đá trong khi đào đất để cất một trung tâm thương mãi tại khu vực nầy ở Quảng Châu. Nhân vật Triệu Đà và nước Nam Việt là những sự kiện quen thuộc trong lịch sử Việt Nam.

Posted Image

Đây là gian to nhất nằm chính giữa của nhà vua. Cuối thời Xuân Thu Chiến Quốc Tần Vương Chính thống nhất Trung Nguyên lên ngôi hoàng đế xưng là Tần Thủy Hoàng. Sau đó ông đem quân vượt sông Trường Giang thôn tính các nước Bách Việt và giao việc quản lý Lưỡng Quảng cho một viên quan lại tên là Triệu Đà.

Posted Image

Sau khi Tần Thủy Hoàng băng hà, Triệu Đà xưng vương lấy tên là Triệu Vũ Vương và đặt tên nước là Nam Việt bao gồm 2 tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây ngày nay. Sau đó, Triệu Đà thôn tính nước Âu Lạc (Việt Nam) của An Dương Vương, sát nhập vào Nam Việt qua câu chuyện truyền thuyết Trọng Thủy Mỵ Châu.

Posted Image

Theo truyền thuyết, Trọng Thủy tự tử theo vợ Mỵ Châu, để lại đứa con trai, nên sau này Triệu Đà nhường ngôi cho cháu. Trong hình là những đĩa làm bằng ngọc để bên dưới thi hài của nhà vua được bọc kín trong bộ áo cũng làm bằng những miếng ngọc lá kết dính lại. Có hơn 1.000 hiện vật cách đây trên 2.000 năm.

Posted Image

Người ta tìm thấy còn đủ các dấu ấn bằng vàng của vua, thái tử, hoàng hậu và các bà phi. Món đồ quí giá nhất theo các chuyên gia là chiếc cốc uống rượu hình sừng làm bằng ngọc xanh biếc. Có vô số đồ trang trí hoặc trang sức bằng ngọc được chạm trổ rất sắc xảo, kể cả những bộ nút áo rất nhỏ nhưng thật tinh xảo.

Posted Image

Lúc bấy giờ tại Trung Nguyên, sau khi nhà Tần sụp đổ thì xảy ra một cuộc tranh hùng giữa Lưu Bang và Hạng Võ. Lưu Bang chiến thắng và thành lập nhà Hán. Sau khi lập quốc, nhà Hán còn vướng bận với việc chống trả giặc Hung Nô phương Bắc, nên để yên cho nước Nam Việt được khoảng 100 năm.

Posted Image

Căn cứ vào hài cốt vụn vẫn còn người ta biết được có bao nhiêu người, kể cả bốn công phi, bị chôn sống cùng với nhà vua. Trong lúc làm vua, Triệu Đà nhiều lần thách thức Hán Triều để củng cố nền độc lập nước Nam Việt. Triệu Đà làm vua được 67 năm thì đến Triệu Mạt được 15 năm và 3 đời vua sau đó được 13 năm.

Posted Image

Đây là hũ đựng thuốc sản xuất tại Trung Đông, bằng chứng của sự giao lưu có từ rất lâu giữa 2 vùng. Khi Hán Vũ Đế lên ngôi, vị vua trẻ bình định được người Hung Nô. Sau khi rảnh tay với giặc phương Bắc, Hán Vũ Đế cử quân đánh lấy lại Nam Việt, Âu Lạc cũng bị nhà Hán thống trị - 1.000 năm Bắc Thuộc bắt đầu.

Posted Image

Đa số hiện vật trong lăng là những công cụ nấu ăn, trong hình là các loại lò nướng. Ngoài ra còn nhiều vại chứa rượu, cốc uống rượu làm bằng đồng và đều được chạm trổ tinh vi. Căn cứ vào vị trí rất trật tự của các hài cốt, dường như mọi người đều chấp nhận số phận của mình và uống thuốc tự tử theo nhà vua.

Posted Image

Trong lăng có nhiều nhạc cụ như chiếc đàn đá trong hình. Bên cạnh đó là các loại vũ khí như gươm giáo và những mũi tên đồng bắn liên hoàn, có thể là những mũi tên mà Triệu Đà dùng cho 'nỏ thần' mà ông ta học được của An Dương Vương nước Âu Lạc theo truyền thuyết được kể lại trong sử.

Posted Image

Trên tường bên trong lăng là nhiều tranh vẽ hoặc khắc trên đá thể hiện văn minh của thời Bách Việt vốn vẫn còn ảnh hưởng qua ngôn ngữ và văn hoá người Quảng Đông. Người Quảng Châu vẫn dùng từ 'Việt' rất nhiều, nhưng chữ Việt đây theo bộ Mễ, không phải Tẩu, dù có thể trước đây được dùng qua lại.

Posted Image

Đây có thể là lăng duy nhất được tìm thấy còn nguyên vẹn ở Trung Quốc. Vào lúc phát hiện nó Quảng Châu bắt đầu phát triển với cơ man công trình xây dựng nhưng khu vực lăng đã được bảo vệ. Các hiện vật được chở về Bắc Kinh trùng tu hoặc tái tạo và trưng bày trong viện bảo tàng ngay bên cạnh.

--------------------------

Còn đây là cách lý giải của một sử gia Trung Quốc.

Nước Nam Việt và các đời vua Triệu

Quốc Vinh, BBCVietnamese.com

Posted ImagePosted ImagePosted Image

Nam Việt có vai trò khai phóng, cởi mở về văn hóa, về sắc tộc

Nam Việt Quốc là nước đầu tiên của Lĩnh Nam và sự tồn tại 93 năm của nhà Triệu với năm vị vua rất đáng chú ý.

Theo các nhà sử học Trung Quốc, không chỉ nước Nam Việt và các triều đại của nhà Triệu, mà lịch sử cả vùng Lĩnh Nam là rất quan trọng.

Giai đoạn này góp phần cho sự phát triển của thể chế chính trị, sự hình thành của nền văn hóa, kinh tế khu vực này.

Người Nam Việt du nhập nhiều yếu tố của nhà Hán nhưng kết hợp hài hòa với các yếu tố.

Tôi đến thăm Viện bảo tàng Vua Nam Việt ở Quảng Châu và gặp Giáo sư Trương Vinh Phương, giảng dạy môn lịch sử tại đại học Trung Sơn, chuyên gia nghiên cứu nước Nam Việt.

BBC: Xin Giáo sư cho biết tầm vóc và ý nghĩa của bảo tàng này là gì?

Giáo sư Trương Vinh Phương: Điểm nổi bật của bảo tàng này là ngôi mộ cổ tìm được từ thời Lĩnh Nam. Một số mộ bị phá, lấy cắp nhưng những gì chúng tôi có ở đây là có một không hai. Phần chính của bảo tàng là những lưu niệm từ thời Nam Việt Quốc.

BBC: Sự liên hệ giữa các vua nhà Triệu và nước Việt Nam ngày nay là thế nào?

Giáo sư Trương Vinh Phương: Trong lịch sử Trung Quốc, tính từ thời Tần Thủy Hoàng Đế thì vùng Lĩnh Nam đã thuộc nhà Tần, và Tần Thủy Hoàng chia vùng này làm ba xứ. Nhật Nam và Cửu Chân là một phần của Trung Quốc. Giao Châu cũng từng thuộc Trung Quốc, đây chính là phần nay thuộc Bắc Bộ của Việt Nam. Đó là nhìn về mặt địa lý. Tức là một phần vùng Bắc Bộ của Việt Nam thuộc về Đông Nam của đế chế Trung Quốc từ thời Tần và Hán.

Tại Việt Nam nay người ta cũng tìm thấy các di chỉ giống như những gì chúng tôi tìm thấy ở đây. Nam Việt Quốc xét về vị trí địa lý cũng rất lớn, phía Tây Bắc giáp cả Hồ Nam, phía Đông đến Phúc Kiến, phía Nam giáp vùng nay thuộc miền Bắc Việt Nam. Về mặt dân tộc thì Nam Việt Quốc cũng phong phú về sắc tộc. Các giống người từ Tứ Xuyên, Mông Cổ cho đến vùng Mân Việt nay thuộc Phúc Kiến đều có đại diện trong dân số Nam Việt Quốc.

BBC: Họ có phải là những nhóm người, cả như Hakka nữa, di dân xuống Việt Nam sau này?

Posted ImagePosted Image

Mộ của Triệu Mạt còn nguyên vẹn

Giáo sư Trương Vinh Phương: Có thể người Hakka di dân xuống đó sau này. Nhưng từ thời trước Công nguyên thì các nhóm di dân khác đi từ Bắc xuống Nam. Trở lại nước Nam Việt thì cứ nhìn vào văn hóa ở Quảng Châu thì thấy Nam Việt có vai trò khai phóng, cởi mở về văn hóa, về sắc tộc. Xã hội Nam Việt thời đó rất cởi mở.

BBC: Trong thời đó, các vị Nam Việt Vương đóng đô ở đâu?

Giáo sư Trương Vinh Phương: Nhà Triệu gốc ở Chân Định nay thuộc vùng Hà Bắc của Trung Quốc. Từ tướng quân Triệu Đà thì họ xuống vùng này ở cương vị lãnh đạo địa phương, sau đó, nhân thời loạn lạc ông ta xưng vương tại đây.

BBC: Sự liên hệ với các tộc dân ở Bắc Việt Nam ngày nay thì thế nào?

Giáo sư Trương Vinh Phương: Quan hệ rõ nhất là với An Dương Vương vốn là người Thục. Tất nhiên, đây là truyền thuyết nên khó xác định cụ thể mối quan hệ nhưng chuyện về con trai Triệu Đà là Trọng Thủy lấy con gái An Dương Vương được ghi trong sử. Hai bên gây chiến với nhau và chuyện Trọng Thủy lấy cắp nỏ của An Dương Vương là một câu chuyện được ghi trong lịch sử nhưng cần thêm chứng cớ khảo cổ để xác định rõ. Sử gia Việt Nam Đào Duy Anh có viết về chuyện này và tôi biết tác phẩm của ông.

BBC: Thế nếu ta nhìn vào chuyện Nam Việt Quốc trên toàn cảnh lịch sử Trung Quốc thì sẽ rút ra được gì?

Giáo sư Trương Vinh Phương: Triều Hán dưới thời Lữ Hậu đã muốn chiếm lại Lĩnh Nam. Lưu Bang đã gửi quân đánh chiếm nhưng Nam Việt vẫn độc lập vì Lĩnh Nam ở xa vùng Trung Quyền.

BBC: Có phải Nam Việt độc lập được vì ở xa về phía Nam?

Giáo sư Trương Vinh Phương: Có thể như thế. Lưu Bang muốn thống nhất toàn Trung Quốc nhưng đúng là nhà Hán còn phải lo nhiều việc khác nên chưa kịp chiếm lại Nam Việt Quốc. Đến thời Hán Vũ Đế thì mới hoàn tất.

BBC: Cảm ơn giáo sư.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thạp đồng Đông Sơn của huyện lệnh Long Xoang (Xuyên) Triệu Đà [10/26/2008]

Có thể phát hiện chiếc thạp đồng Đông Sơn của Triệu Đà (with english abstract)

Nguyễn Việt

Chúng tôi đã theo đuổi chiếc thạp đẹp này từ gần chục năm nay. Người sưu tầm được chúng là bà Phạm Lan Hương, một nhà sưu tầm Việt kiều Pháp. Hiện tại chiếc thạp thuộc về Bảo tàng Barbier-Mueller (Geneva - Thuỵ Sĩ). Tôi được bà Mattet, Giám đốc Bảo tàng này mời sang thăm Bảo tàng năm 2001 và hân hạnh được ông Jean-Paul Barbier-Mueller, một nhà nhân học đồng thời là chủ nhân Bảo tàng trực tiếp giới thiệu sưu tập thạp đồng quý giá của ông. Xin mở ngoặc để giới thiệu, chính ông cũng là người đã sưu tầm chiếc trống Đông Sơn vào loại lớn nhất (đường kính mặt 158 cm) tại Indonesia và khi Bảo tàng Nhân học ở Quai Brandy (Paris) thành lập, ông đã tặng nó cho Bảo tàng này, và hiện nó được trưng bầy ở vị trí trang trọng nhất mở đầu cho phần trưng bày về Đông Nam Á.

Posted ImageChiếc thạp tôi muốn nói tới mang ký hiệu BMM-2505-29, cao 42cm, nặng 11,500 kg (không kể phần nắp đã mất), thuộc loại thạp có vành gờ miệng đạy nắp đồng. Thạp có đôi quai hình chữ U ngược trang trí bện thừng và hoa văn nổi hình chữ S rất tinh tế. Ở giữa mỗi quai hình chữ U ngược là một quai vành khuyên bốn ngấn. Cụm quai này tạo bởi khuôn rời nên đã làm hỏng phần băng hoa văn phức hợp gồm hai băng chấm rải, hai băng răng cưa bạc lấy đồ án chính là băng hình chữ S nằm biến thể thành dạng ô trám.

Chính giữa thân thạp là băng gồm 4 hình thuyền chiến với kiểu tạo hoa văn in chìm rất giống thạp Hợp Minh (Yên Bái) và mộ Việt Vương (Văn Đế Triệu Muội) ở Quảng Châu. Đây là những thuyền chiến chở chiến binh mang rìu chiến kiểu gót hài, có lầu với người đứng bắn cung nỏ ở trên và đồ đồng lớn bên dưới, có trống trụ ở giữa thuyền, nơi thường trói một tù binh quay mặt ngược với chiến binh. Điều đáng nói nhất là sự thể hiện rất rõ nét hình tượng tù binh bị trói gập cánh khuỷu và chiến binh Đông Sơn tay cầm đầu lâu cũng như đầu lâu treo trước mũi thuyền – cái mà một số nhà nghiên cứu đã từng lầm tưởng là mái chèo mũi thuyền trên một số trống đồng.

Gần sát đáy là băng phức hợp được tạo bởi năm băng gồm hai chấm rải, hai vòng tròn tiếp tuyến có chấm giữa bọc lấy băng rộng trơn không có hình.

Posted ImageGiá trị nhất của chiếc thạp còn là một dòng gồm 22 chữ Hán chạy song song ở phần trống gần sát gờ miệng. Chính đây là cơ sở để chúng tôi nêu giả thuyết về chủ nhân chiếc thạp có thể là Triệu Đà. Tôi đã từng công bố và dịch những dòng chữ này[1], tuy nhiên chữ thứ hai trong số 22 chữ này vẫn còn để trống. Gần đây, trong khi tiếp tục theo đuổi giải nghĩa chữ này, tôi đã nhận thấy tự dạng chữ này khá gần với chữ „Xoang“, và hai chữ đầu chỉ địa danh của 22 chữ trên miệng thạp có thể đọc là „Long Xoang“.

龍 xoang / 重 六 (衡) / 名 曰 果 / 第 未 五 十 二 / 容 一 廿 一 斗 七 升 半 升

Dưới đây tôi trình bày một số cơ sở làm chỗ dựa cho việc dự đoán mối quan hệ giữa chiếc thạp này với Triệu Đà. -Thứ nhất là sự gần gũi giữa chiếc thạp này với chiếc thạp trong mộ Việt vương Văn đế Triệu Muội ở Quảng Châu. Triệu Muội là cháu ruột Triệu Đà, lên ngôi khi Triệu Đà mất năm 138 tr.Cn. Triệu Muội mất vào năm 122 tr.Cn. Vì lý do nào đó, hai tai quai hình chữ U lộn ngược của thạp Triệu Muội bị cắt cụt một nửa đều nhau[2]. Về kích thước, trang trí và cấu trúc có thể thấy hai thạp này như hai anh em sinh đôi (cao 42cm và 41 cm). Sự giống nhau ở cả những chi tiết cấu trúc các vành hoa văn và nhất là ở nội dung và kiểu thể hiện băng thuyền người ở giữa thân thạp. Khác biệt chỉ là tiểu tiết. Sự giống nhau này cho phép nghĩ rằng chúng được làm ra từ hai khuôn đúc khác nhau nhưng cùng một lúc trong cùng một xưởng bởi cùng một người thợ cả.

-Thứ hai, chữ Long Xoang trên thạp BMM-2505-29có thể là cách ghi âm của huyện Long Xuyên, nơi Triệu Đà làm huyện lệnh trước khi thay Nhâm Ngao làm Hiệu Uý quản Nam Hải rồi lập nước Nam Việt. Nhiều khả năng chiếc thạp này (cũng như thạp Triệu Muội) được đúc trong những năm đầu khi Triệu Đà mới cùng quân Tần xuống cai quản vùng huyện Long Xuyên quận Nam Hải (trong khoảng từ 214 tr.Cn, khi nhà Tần bình xong Dương Việt đến 209 tr.Cn, khi Triệu Đà rời Long Xuyên về Phiên Ngung thay Nhâm Ngao). Khoảng thời gian này Triệu Đà là người Hoa Hạ vừa mới xuống vùng Bách Việt nên mới có dòng chữ :“Danh Viết Quả“ ( 名 曰 果 ). – Tên (thạp) gọi là Quả nhằm ghi tiếng địa phương dùng để gọi chiếc thạp.Chiếc thạp trong mộ Triệu Muội có thể là do Triệu Đà ban tặng.

-Đơn vị đo lường thạch, thăng, đấu ... trên thạp BMM 2505-29 hoàn toàn giống đơn vị đo lường Nam Việt thể hiện trên minh văn trong mộ La Bạc Loan[3] và mộ Nam Việt Vương Triệu Muội. -Chủ nhân chiếc thạp BMM 2505-29 phải là người rất giàu có. Chiếc thạp này có dòng ghi số hiệu :“Đệ vị ngũ thập nhị“( 第 未 五 十 二 ), tức là đồ vật đứng thứ 52. Cách ghi này tương tự cách thống kê đồ vật tuỳ táng trong mộ một huyện lệnh người Hán khác đương thời ở Quý Huyện – La Bạc Loan và mộ Nam Việt Văn Đế Triệu Muội.

-Triệu Đà và quan lại người Hán ở nước Nam Việt chịu rất nhiều ảnh hưởng của văn hoá Việt. Bản thân ông lấy vợ người Việt (hiện có đền thờ phu nhân người Việt của Triệu Vũ Đế ở Đồng Xâm, Kiến Xương, Thái Bình). Các con, cháu, chắt của ông cũng đa phần lấy vợ người Việt. Trống đồng, thạp đồng là những báu vật Đông Sơn được chôn theo trong mộ vua quan nước Nam Việt. Có một vấn đề đặt ra là nơi phát hiện chiếc thạp này. Theo bà Phạm Lan Hương, chiếc thạp được bà sưu tầm có nguồn gốc Thanh Hoá. Ở Thanh Hoá hiện mới có một chiếc thạp cùng cỡ và cũng có hoa văn thuyền người phát hiện được ở Xuân Lập. Chúng ta chưa rõ Triệu Đà khi mất chôn ở đâu. Hiện tại mới biết hai nơi thờ vị hoàng đế Nam Việt đầu tiên này trên đất nước ta : Long Hưng Điện (Xuân Quan, Văn Giang, Hưng Yên) và Đồng Xâm (Kiến Xương, Thái Bình). Khu vực phát hiện những chiếc thạp lớn có trang trí đẹp cùng thời hai chiếc thạp kể trên là vùng trung lưu Hồng Hà, từ Việt Trì đến Lào Cai (Vạn Thắng, Đào Thịnh, Hợp Minh, Lào Cai). Chúng tôi ngờ rằng chiếc thạp BMM 2505-29 có thể khai quật được ở vùng các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn... là nơi nằm trong phạm vi ảnh hưởng trực tiếp của nước Nam Việt sau khi Triệu Đà thu phục được Âu Lạc, sau một hồi lưu lạc đã đến tay những người sưu tầm cổ vật xứ Thanh rồi từ đó đến tay nhà sưu tâm Việt kiều họ Phạm. Vùng đồng bằng sông Hồng và sông Mã sau khi thuộc Nam Việt do ở xa đã được Triệu Đà giao cho hai viên quan đại sứ cai quản. Hai viên quan này đã đầu hàng nộp hộ khẩu hai quận Giao Chỉ, Cửu Chân cho Phục Ba đại tướng quân nhà Tây Hán Lộ Bác Đức vào năm 111 tr.Cn, khi nhà Tây Hán thôn tính Nam Việt (Hậu Hán thư). Vì vậy ít có khả năng mộ Triệu Đà chôn cất ở Giao Chỉ, Cửu Chân. Phối hợp với những người sưu tầm cổ vật chúng ta có hy vọng lần tìm ra nơi đã phát hiện ra chiếc thạp này, từ đó lần tìm mối liên hệ với chủ nhân của nó mà như đã trình bày ở trên có nhiều khả năng là của Triệu Đà.

Hình minh hoạ :

1- Thạp đồng BMM 2505 – 29 và chi tiết trang chí 2- Thạp đồng B59 trong mộ Nam Việt Vương Triệu Muội (Hồ) và chi tiết trang trí

3- Những chữ khắc trên thạp đồng BMM 2505-29

Nguồn: http://www.drnguyenviet.com

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạ Chí Đại Trường

Hôm nay đọc bài này của bác Trường:

Việc phát hiện mộ Triệu Mạt / Triệu Văn Vương, cháu Triệu Đà cho thấy dấu vết Đông Sơn đậm đà trên vùng Quảng Châu ngày xưa vì hình tượng người lông chim trang trí trên tường mộ đã không khác trên trống đồng tí nào mà còn mang tính hoành tráng hơn.

Cứ sợ trí nhớ phỉnh nên đành phải nhờ thằng google cho xem ảnh, cho chắc.

Vẫn không thể tìm được bất cứ hình tượng người lông chim nào trang trí trên các vách đá của mộ.

Ảnh trên là trang trí ở một bức tường của Viện bảo tàng, lấy nguyên mẫu từ thân của một chiếc thạp đồng trong mộ.

ảnh 1: Thạp đồng

Posted Image

ảnh 2: Họa tiết trên thạp

Posted Image

Chỉ một chi tiết rất nhỏ thôi, có thể làm đứt gãy hẳn một bài khảo cứu công phu. Thậm chí biết đâu nó sẽ chạy tuột vào những trang sách giáo khoa, qua việc copy của các luận văn tiến sĩ giấy, gây nên ngộ nhận đời đời...

Nguồn: blog Trương Thái Du http://au.blog.360.yahoo.com/blog-V8i4lZgl...cq=1&p=1805

Share this post


Link to post
Share on other sites

Việc phát hiện mộ Triệu Mạt / Triệu Văn Vương, cháu Triệu Đà cho thấy dấu vết Đông Sơn đậm đà trên vùng Quảng Châu ngày xưa vì hình tượng người lông chim trang trí trên tường mộ đã không khác trên trống đồng tí nào mà còn mang tính hoành tráng hơn.

ảnh 2: Họa tiết trên thạp

Posted Image

Batin viết:

Chỉ một chi tiết rất nhỏ thôi, có thể làm đứt gãy hẳn một bài khảo cứu công phu. Thậm chí biết đâu nó sẽ chạy tuột vào những trang sách giáo khoa, qua việc copy của các luận văn tiến sĩ giấy, gây nên ngộ nhận đời đời...

Batin nói đúng. Tiêu chí khoa học cũng phát biểu rằng:

Một lý thuyết khoa học bị coi là sai, nếu người ta chỉ ra một mắt xích sai trong chuỗi lý luận của nó mà tác giả không bniệnn minh được.

Tôi rất thận trọng trong việc sử dụng tư liệu khi minh chứng cho Việt sử gần 5000 văn hiến.

Còn cái tường trong bài viết của BBC , ai nhìn mà chẳng biết là đồ phục chế.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chết bác Thiên Sứ ơi, bài sau là cháu lấy nguyên từ blog của tác giả Trương Thái Du chứ cháu chưa đủ trình độ để bình luận về cổ sử đâu bác ạ!

Cháu để sẵn chổi lông gà ở đây, lúc nào bác vào thì bác đét cho cháu mấy cái vì tội chú thích không rõ làm bác nhầm! :rolleyes:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nguồn: Giao's blog

Quá trình xác định chủ nhân ngôi mộ, là Triệu Hồ tức Triệu Văn Đế, của những nhà khảo cổ Trung Quốc trực tiếp khai quật năm 1983 --- ý nghĩa của việc tìm thấy ấn vàng và ấn ngọc cùng những di vật liên quan khác

---

Phần 1: Cho đến trước khi tìm ra chiếc ấn bằng vàng, người ta đã có được chiếc ấn bằng ngọc trên có khắc hai chữ triện "赵眜"

---

0 - "Triệu M.", hay "Triệu Mờ":

Mình nghĩ: có lẽ để cho tiện dụng, hay tiệc ích, từ nay ta tạm gọi Triệu Hồ thành Triệu M hay Triệu Mờ --- đoạn diễn giải này đã được đưa vào lưu ở comment thứ 3 trong entry này. Làm thế vì sợ thiếu đất cho những phần sau.

1 - Từ kì 1 đến kì 17, chúng ta tạm mặc nhiên biết chủ nhân ngôi mộ ở Quảng Châu hiện nay là của Triệu Hồ, tức Triệu Văn Đế, vị vua thứ hai của nhà Triệu --- mà về quan hệ huyết thống thì là cháu ruột của Triệu Đà.

Chúng ta cứ tưởng rằng, từ ngày khai quật đầu tiên, mở được chiếc cửa đá ra, là các nhà khảo cổ Trung Quốc đã biết ngay đấy là mộ Triệu Hồ.

Nhưng trên thực tế thì không phải như vậy. Việc khai quật đã tiến hành được hơn 3 tháng, mà đoàn khảo cổ vẫn bó tay, không biết chủ nhân ngôi mộ là ai. Mộ này của ai nhỉ ? Của một tay nhà giàu nào ? Hay một vị thổ hào ? Hay của một vua nào đó thuộc vương triều Nam Việt ? Người ta đã tranh luận với nhau suốt 3 tháng trời.

Câu chuyện về quá trình xác định chủ nhân ngôi mộ dưới đây được một nhân vật chủ chốt trong đoàn khai quật kể lại với phóng viên của tờ "Đô thị phương Nam 南方都市" vào năm 2003. Nhân vật đó là nhà khảo cổ Hoàng Viểu Chương 黄淼章, ở thời điểm năm 2003, ông giữ chức Giám đốc Bảo tàng công nghệ dân gian Quảng Đông 广东民间工艺博物馆馆长. Ông chính là người đầu tiên vào bên trong ngôi mộ. Hê hê, cái tên Viểu Chương của bác này hơi bị độc đấy !

Câu chuyện mà ông Hoàng kể cho phóng viên ấy đã được đăng trên tờ Đô thị phương Nam số ra ngày 22 tháng 11 năm 2003. Chúng ta biết rằng, ngôi mộ đã được khai quật vào năm 1983, đến năm 2003 là vừa tròn 20 năm, Hoàng từ một thanh niên mới vào nghề đã trở thành giám đốc một bảo tàng lớn trong tỉnh Quảng Đông.

Dưới đây, tôi lược ghi lại câu chuyện mà Hoàng Viểu Chương kể với phóng viên --- nguồn tư liệu trích dẫn sẽ được ghi chú ở comment đầu tiên của entry tiếp theo, tức kì 19 của loạt bài này.

2 - Hoàng Viểu Chương kể rằng: mộ được bắt đầu khai quật từ ngày 9 tháng 6 năm 1983. Hơn 100 ngày đào bới, đến cuối tháng 9 năm đó, đoàn khảo cổ vẫn chưa biết là mộ của ai. Việc thì cứ làm, băn khoăn thì cứ băn khoăn thôi !

Đã có những cuộc thảo luận trong đoàn khảo cổ, trong đó, nhiều người đã đặt giả thiết: rất có thể là mộ của một vị vua nào đó thuộc vương triều Nam Việt. Theo giả thiết này, người ta đã tính toán như sau --- dựa vào ghi chép trong Sử kíHán thư. Nhà Triệu, tức triều Nam Việt, được mở đầu bằng Triệu Đà, trải qua 5 đời vua; mà 2 vua sau, là Triệu Hưng 赵兴 Triệu Kiến Đức 赵建德, thì đã chết trận, vậy chỉ có thể là 1 trong 3 vị vua đầu tiên mà thôi --- tức là 3 vị có được cơ hội xây lăng mộ cho bản thân mình, gồm Triệu Đà 赵佗, Triệu Hồ 赵胡, Triệu Anh Tề.赵婴齐

Của ai đây ? Đà ư ? Hồ ư ? Anh Tề ư ?

3 - Trong bối cảnh ấy, người ta đã tìm được một chiếc ấn bằng ngọc 玉印 đeo trong chiếc áo ngọc 玉衣 bọc bên ngoài tử thi của chủ nhân ngôi mộ.

Chiếc ấn đó có khắc rõ ràng 2 chữ theo thể triện, là: 赵眜.

Nhưng, vấn đề vẫn chưa được giải quyết. Người ta vẫn chưa xác định được chủ nhân ngôi mộ là vị nào.

Tại sao thế ? Là vì: trong Sử kíHán thư, không xuất hiện cái tên 赵眜.

Thế rồi, đang lúc bí ấy, người ta lại tìm được một chiếc ấn có ghi hai chữ tuyệt vời nữa: đế ấn 帝印 --- ấn của vua !

Đúng vua rồi ! Không sai đâu được. Nhưng vua nào đây ? Lại tắc tị. Và khi tắc tị thì người ta hay đoán mò. Chẳng hạn có vị nghĩ thế này: cái anh chàng này chắc là con của Triệu Đà rồi. Vậy thì có lẽ Sử kí của Tư Mã Thiên đã nhầm: triều đại của người ta có những 6 đời, mà ngài chỉ ghi có 5 đời. Có nghĩa là: ngoài 5 vị đã ghi trong Sử kí, còn thêm vị vua nữa là . Vị này chắc hẳn là con của Triệu Đà, lên nối ngôi, rồi sau mới truyền cho Triệu Hồ.

Ôi chàng Tư Mã Thiên, sao mà để lọt lưới mất một đời vua của nhà người ta vậy ? Ôi chàng, sao lại quên Triệu Mờ ?

--- Còn tiếp Phần 2 ---

Con trai của Trọng Thủy --- vị vua có tên Triệu Hồ --- 19

Quá trình xác định chủ nhân ngôi mộ, là Triệu Hồ tức Triệu Văn Đế, của những nhà khảo cổ Trung Quốc trực tiếp khai quật năm 1983 --- ý nghĩa của việc tìm thấy ấn vàng và ấn ngọc cùng những di vật liên quan khác

---

Phần 2: Sự xuất hiện đúng lúc của chiếc ấn bằng vàng, và kết luận của nhóm khai quật

---

0 - Như đã nói ở kì 18, sau 3 tháng khai quật liên tục, đoàn khảo cổ Trung Quốc vẫn chưa biết đích xác chủ nhân ngôi mộ là ai. Người mặc áo ngọc đó là ai nhỉ ?

Sự xuất hiện của chiếc ấn ngọc khắc 2 chữ triện Triệu M 赵眜 cứ tưởng là có ý nghĩa quyết định, nhưng không phải. Ngay cả khi đã có được nó, rồi lại thêm cả chiếc ấn ghi rõ 2 chữ đế ấn 帝印 - ấn của vua - mà người ta vẫn phải đoán già đoán non: rõ là vua nhà Triệu rồi, nhưng Triệu M có phải hay không phải một đời nữa thêm ra so với 5 đời ghi trong Sử kí.

Thế là, từ chỗ không biết Triệu M là ai, người ta bắt đầu nghi ngờ Tư Mã Thiên. Rằng, có thể chàng Tư Mã này đã ghi lọt lưới mất hẳn một đời vua của người ta. Rằng, rất có thể, Triệu M là con trai kế vị của Triệu Đà, sau vị này rồi mới đến lượt Triệu Hồ được ghi trong Sử kí. Tức là, sẽ có một thế thứ mới: Triệu Đà - Triệu M - Triệu Hồ -----. Tất cả phải là 6 đời, chứ không phải 5.

Sự xuất hiện của chiếc ấn vàng như kể sau đây sẽ làm tiêu tan những đoán già đoán non ấy.

Nhưng, hết cái đoán già đoán non này, thì lại có ra cái đoán già đoán non mới.

Lời phiếm bình của Giao tôi: chung qui lại, nghiên cứu lịch sử với nghĩa rộng nhất, có lẽ chỉ là công việc liên tục đưa ra những đoán già đoán non. Hiểu được ý nghĩa này của công việc nghiên cứu lịch sử, chúng ta sẽ thấy không còn ranh giới giữa nghiên cứu chuyên nghiệp và nghiên cứu nghiệp dư nữa, để tránh được những kì thị vô lí về mặt tri thức. Có khi nghiên cứu chuyên nghiệp cả đời, chỉ là mang tiếng thế, mà chẳng có mảy may một đoán già đoán non nào; còn, lại có khi, nghiên cứu nghiệp dư, tuy có khi vô bằng cứ, mà cứ liên tục đưa ra được những đoán già đoán non động trời. Các ngài ạ, chính việc liên tục đoán già đoán non ấy là lịch sử, chúng ta đang viết ra lịch sử bằng chính sự tưởng tượng cúa chúng ta.

1 - Bây giờ, trở lại với ngôi mộ của Triệu M, bằng việc nghe bác Hoàng Viểu Chương kể lại tình tiết đoàn khảo cổ Trung Quốc tìm được chiếc ấn vàng.

Về bác Hoàng Viểu Chương này, ở kì trước đã có giới thiệu. Bạn nào đã ghé thăm ngôi mộ Triệu M ở Quảng Châu, chịu khó quan sát hay hỏi, người của bảo tàng sẽ chỉ cho xem ảnh của bác Viểu Chương.

2 - Viểu Chương kể rằng, đến nay - năm 2003 - bác ấy vẫn nhớ như in sự kiện quan trọng vào khoảng 5 h chiều ngày 22 tháng 9 năm 1983. Nó diễn ra như một màn kịch vậy. Đó là sự kiện đoàn khai quật tìm ra được một vật phát ánh vàng lấp lánh nằm ở khoảng ức của chủ nhân ngôi mộ.

Một cán bộ khảo cổ trong đoàn cẩn thận lau những vết sơn màu hồng nhạt còn lưu lại, làm sạch bùn đất bám xung quanh, và trước mắt hiện ra là: một con rồng vàng phát ánh vàng ngồi trên một chiếc đế vuông. "Ái chà, một chiếc ấn vàng có nắm rồng đây rồi !" --- một vị không nén được xúc động đã thốt lên.

Viểu Chương nói: ấn vàng 金印 vốn là báu vật quí hiếm, hơn nữa, ấn vàng có nắm cầm hình rồng 龙钮金印 thì chưa từng thấy trong các ngôi mộ đời Hán 汉墓 trên toàn quốc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sau khi Tần Thủy Hoàng băng hà, Triệu Đà xưng vương lấy tên là Triệu Vũ Vương và đặt tên nước là Nam Việt bao gồm 2 tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây ngày nay. Sau đó, Triệu Đà thôn tính nước Âu Lạc (Việt Nam) của An Dương Vương, sát nhập vào Nam Việt qua câu chuyện truyền thuyết Trọng Thủy Mỵ Châu.

Truyện Trọng Thủy Mỵ Châu thì đã quá quen thuộc nhưng hôm nay NhấtChiMai đọc mấy dòng này trong bài viết của chú Thiên Sứ thì tự nhiên thắc mắc không biết lúc đó Trọng Thủy và Mỵ Châu nói chuyện với nhau bằng tiếng gì nhỉ :angry:

Nếu nghe 2 người nói tiếng Cantonese với nhau thì NCM chỉ thấy như họ đang cải lộn và chẳng hiểu gì, nhưng NCM thấy nhiều từ Hán Việt trong tiếng Việt có phát âm na ná như tiếng Cantonese của vùng Quảng Đông, và khác nhiều so với tiếng phổ thông mandarin của Tàu.

NCM thắc mắc là không biết trước khi Âu Lạc bị Triệu Đà thôn tính, tiếng Việt mình đã có một phần na ná như tiếng Cantonese (để Trọng Thủy và Mỵ Châu có thể nói chuyện với nhau) hay là hoàn toàn khác nhau như tiếng thuần Việt của mình bây giờ so với tiếng Cantonese và các từ Hán Việt chỉ được bổ sung dần dần sau này (Trọng Thủy hay/và Mỵ Châu lúc đó biết 2 thứ tiếng).

Xin các chú/cô giải thích giúp. NCM xin cám ơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin bổ sung sưu tầm được cái ấn vàng của Triệu Đà . Nguồn www.nga.gov

Posted Image

"Văn đế hành tỷ"

Share this post


Link to post
Share on other sites