Vo Truoc

Vạn sự tại sao lại có sinh thì có diệt

47 bài viết trong chủ đề này

Các ACE thân mến!

Tại sao vạn sự lại có sinh thì tất có diệt? Cái này mặc nhiên là tiên đề hay là có nguyên do, là hệ quả của một nguyên lý nào không? Hay đây chỉ là tổng quát hóa những quan sát thực tế trực quan của con người? Nếu vậy chưa chắc đã đúng vì quan sát chỉ giới hạn trong điều kiện quan sát được.

Nhà Phật nói vạn pháp do nhân duyên kết hợp mà thành. Nhân duyên hết kết hợp thì vạn pháp cũng chấm dứt. Nhưng tại sao nhân duyên không kết hợp mãi mãi?

Tôi thấy, Đạo Phật cũng như học thuyết ADNH hay khoa học ... đều không có lý giải nào cả.

Mong ACE cho ý kiến!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Votruoc thân mến.

Chân không thì không sinh diệt

Diệu hữu thì biến hoá. Do mê chân không, ở trong diệu hữu, lập lên cái Ta cho nên cái Ta đó bị cuốn trong cái Diệu mà sinh ra nghiệp. Do nghiệp thức mà có luân hồi, sinh diệt trong luân hồi là nằm trong sự biến hóa của Diệu hữu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

BatBoThienLong thân mến.

Anh Votruoc thân mến.

Chân không thì không sinh diệt

Diệu hữu thì biến hoá. Do mê chân không, ở trong diệu hữu, lập lên cái Ta cho nên cái Ta đó bị cuốn trong cái Diệu mà sinh ra nghiệp. Do nghiệp thức mà có luân hồi, sinh diệt trong luân hồi là nằm trong sự biến hóa của Diệu hữu.

Tôi đang muốn hỏi tại sao lại như thế? Bạn trả lời theo kiểu: như thế vì ... như thế thì còn hỏi làm gì nữa!

Các nhà khoa học đã làm thí nghiệm kiểm tra tuổi thọ của hạt proton, nhưng không phát hiện được nó có thể già đi và tiêu hủy. Liệu nó có sống mãi lhông? Nếu sống mãi thì có sinh mà không có diệt. Nếu có diệt thì cái gì làm nó bị diệt? Cơ chế hủy diệt như thế nào?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chú Vô Trước,

Vạn sự có sinh và có diệt. Trong kinh Phật không nói rằng :"Nhân duyên hết kết hợp thì vạn pháp cũng chấm dứt" mà nói "nếu không có tự tánh, không có vô tánh, không có hữu và không có vô, thì tất cả hũu vi pháp đều là không"

Trong thí dụ "proton" của chú, trên thế gian có một thứ gọi là "antiproton". Khi antiproton đụng chạm với proton thì cả hai sẽ hóa giải hay tự hủy lẫn nhau để còn lại một sức nổ.

Trong kinh phật có ghi 2 chân lý: Chân lý thế gian (Thế Đế) và chân lý tuyệt đối (Đệ nhất Nghĩa Đế). Nhờ chân lý thế gian cho nên có thể đạt tới chân lý tuyệt đối. Nếu không dựa vào chân lý thế gian thì không thể đạt tới chân lý tuyệt đối. Nếu không đạt tới chân lý tuyệt đối thì không thể đạt tới Niết Bàn. Nếu người nào không biết hai chân lý, họ không thể biết tự lợi, tha lợi, và công lợi. Vì vậy, nếu người nào biết chân lý thế gian thì sẽ biết chân lý tuyệt đối, và nếu họ biết chân lý tuyệt đối thì họ biết chân lý thế gian. Nay chú nghe nói chân lý thế gian và gọi nó là chân lý tuyệt đối, cho nên sẽ dễ bị lạc lối. Thuyết sinh diệt mà chư Phật dạy là chân lý thâm sâu. Sinh diệt không có tự tánh, cho nên tôi nói tất cả chư pháp đều là không.

Nếu chư pháp không do các duyên sanh ra thì chúng phải có định tánh riêng của chúng. Nếu chư pháp có định tánh thì không có sanh, không có diệt, không có thiện hay ác. Nếu không có tưởng thưởng hay trừng phạt (quả báo) cho thiện và ác thì thế gian sẽ chỉ là một cảnh giới duy nhất. Vì vậy, chúng ta nên biết rằng chư pháp là vô tánh.

Nếu bảo rằng chư pháp không có tự tánh, và do tha tánh tạo nên, thì điều này cũng không đúng. Tại sao? Vì nếu không có tự tánh thì làm sao chư pháp có thể sanh ra từ tha tánh, vì nhờ tự tánh mới có tha tánh. Tại sao? Bởi vì tha tánh là tự tánh của những cái khác. Nếu tự tánh bất thành thì tha tánh cũng không thể thành. Nếu không có tự tánh và tha tánh thì làm sao có thể có bất cứ cái gì? Nếu hữu bất thành thì vô cũng bất thành.

Vì vậy, chúng ta suy luận rằng nếu không có tự tánh, không có vô tánh, không có hữu và không có vô, thì tất cả hữu vi pháp đều là không. Khi hữu vi pháp là không, vô vi pháp là không, thì làm gì có cái ngã.

Vì lý do đó luật ADNH dễ hiểu vì nó không khó hiểu, nếu khó hiểu vì nó quá dễ hiểu.

Bé LinhNhi

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mình lan man ra ngoài chủ đề nhiều quá.

Thực ra tôi chỉ muốn hỏi, vì sao có sinh tất có diệt? Ở đây ta nói cái diệt tự nhên trong sự phát triển chứ không phải tác đông bên ngoài như bạn lấy cái hạt "antiproton" để giết chết cái hạt proton. Tại sao không sinh mãi. Cái gì làm cho vạn vật, vạn sự sinh, lão, bệnh, tử như vậy? Nguyên lý nào chi phối vấn đề này.

Thân mến!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính gửi anh Vô Trước và toàn thể anh chị em thân mến trên diễn đàn.

vì sao có sinh tất có diệt?

Theo tôi: Vật chất mà chúng ta cảm nhận được bằng cảm giác thông thường hoặc bằng giác quan thứ sáu đều là kết quả của các tương tác lý,hóa,sinh trong trường năng lượng của vũ trụ. Một vật chất mà chúng ta cảm nhận được (gọi là vật chất khảo sát) được cấu tạo bởi từ 2 thành phần nhỏ hơn trở lên.Các vật chất nhỏ hơn nằm trong vật chất khảo sát đó vẫn chịu sự chi phối của trường năng lượng gốc vũ trụ của nó và vẫn tuân theo các định luật tương tác tiến hóa của vật chất. Khi sự tương tác tiến hóa này đẩy một vật chất lên tầm cao hơn làm cho vật chất khảo sát mất cân bằng dẫn đến hủy diệt ( mất cân bằng âm dương).

Bản Thân các vật chất nhỏ hơn trong vật chất khảo sát cũng tương tác với nhau theo các quy luật lý, hóa,sinh và điều này thì anh đã viết rất rõ về sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập trong mục - Tam Tài - của - Đai cương cơ sở học tuyết âm dương ngũ hành- của anh rồi.

Thân gửi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính gửi anh Vô Trước và toàn thể anh chị em thân mến trên diễn đàn.

vì sao có sinh tất có diệt?

Theo tôi: Vật chất mà chúng ta cảm nhận được bằng cảm giác thông thường hoặc bằng giác quan thứ sáu đều là kết quả của các tương tác lý,hóa,sinh trong trường năng lượng của vũ trụ. Một vật chất mà chúng ta cảm nhận được (gọi là vật chất khảo sát) được cấu tạo bởi từ 2 thành phần nhỏ hơn trở lên.Các vật chất nhỏ hơn nằm trong vật chất khảo sát đó vẫn chịu sự chi phối của trường năng lượng gốc vũ trụ của nó và vẫn tuân theo các định luật tương tác tiến hóa của vật chất. Khi sự tương tác tiến hóa này đẩy một vật chất lên tầm cao hơn làm cho vật chất khảo sát mất cân bằng dẫn đến hủy diệt ( mất cân bằng âm dương).

Bản Thân các vật chất nhỏ hơn trong vật chất khảo sát cũng tương tác với nhau theo các quy luật lý, hóa,sinh và điều này thì anh đã viết rất rõ về sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập trong mục - Tam Tài - của - Đai cương cơ sở học tuyết âm dương ngũ hành- của anh rồi.

Thân gửi.

Nick Phật Sứ là sao nhể ? Là Sứ giả nước Phật hay là tượng Phật bằng Sứ. Nếu là Sứ giả nước Phật thì tức là phải chuyên làm Phật Sự. Chết chết, xưng hô và nhận lời xưng hô liên quan đến Phật Sứ không cẩn thận e rằng ACE tổn phước quá.

Share this post


Link to post
Share on other sites

phật sứ thân mến!

Cám ơn bạn đã quan tâm và bàn đúng điều tôi muốn hỏi.

Phật sứ viết:

Khi sự tương tác tiến hóa này đẩy một vật chất lên tầm cao hơn làm cho vật chất khảo sát mất cân bằng dẫn đến hủy diệt ( mất cân bằng âm dương)./quote]

Nhưng tại sao lại lên một tầm cao hơn thì phải mất cân bằng? Chẳng nhẽ cứ vừa tiến hóa vừa cân bằng không được hay sao? Cái gì bắt bưộc phải vậy?

Tại sao con người cứ phải già đi rồi chết, cứ phát triển tới giai đoạn tiếp theo, nhưng không chết thì tại sao lại không được? Cái nguyện lý nào bắt buộc phải thế?

Tôi hiểu những thứ đang diễn ra như thế. Vấn đề là tại sao?

Thân mến!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vô Trước và các bạn thân mến,

Tại sao vạn sự lại có sinh thì tất có diệt? Cái này mặc nhiên là tiên đề hay là có nguyên do, là hệ quả của một nguyên lý nào không? Hay đây chỉ là tổng quát hóa những quan sát thực tế trực quan của con người? Nếu vậy chưa chắc đã đúng vì quan sát chỉ giới hạn trong điều kiện quan sát được.

Nhà Phật nói vạn pháp do nhân duyên kết hợp mà thành. Nhân duyên hết kết hợp thì vạn pháp cũng chấm dứt. Nhưng tại sao nhân duyên không kết hợp mãi mãi?

Câu hỏi này thực sự thốn vì nó đã động đến một chủ đề quá lớn và quá rộng. Lớn thì bàn đến sự hình hành - sự diệt vong của Trời Đất, của Vũ trụ. Nhỏ thì nói về sự sinh thành - sự tiêu hủy của các đối tượng vi mô cơ bản nhất. Rộng thì luận đến mọi thứ quanh ta, kể cả thân-mệnh của sinh linh cũng như của mỗi chúng ta.

Về phần "Rộng", mọi người đều biết, ít nhất chúng vốn là các quan sát thực tế trực quan của con người, có thể đây cũng là "cơ sở" để hình thành qui luật khả dĩ "ngoại suy", "nội suy" khi bàn đến phần "Lớn" và phần "Nhỏ".

Nói đến "sinh" ta đã mặc định xét "thời gian" là có sẳn, tương tự nói đến "thành" ta đã mặc nhiên xem cái nôi "không gian" là có rồi. Vậy thì hai cái Pháp trừu tượng này sinh-diệt như thế nào, ta cũng phải xét đến để làm background xét mọi cái "sinh-diệt" khác.

Ta nói đến "vô thường" trên những cái đang tồn tại, trên sự thay đổi mang tính "nhân quả" để rồi chúng ta chỉ luôn có "cái hiện tại" là "cái thực"; "cái quá khứ" đã qua hay "cái tương lai" chưa tới dù sao cũng chỉ là "cái tưởng". Gọi là "duyên" hay gọi là "tương tác" thì chúng ta cũng phải chấp nhận đó là cái gốc của "vô thường". Nói đến tương tác, ta lại bàn đến động cơ và bản chất động lực của nó, tức là ta phải nói về năng lượng và nhất là phải làm sáng tỏ nguồn gốc của năng lượng dù được hiểu bằng thuật ngữ nào.

Hàng núi những vấn đề như vậy, ta phải giải quyết cái nào trước đây?

Thân mến

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cám ơn Quangnx.

Quả như anh Quangnx nói, quá lớn và quá khó đối với mỗi chúng ta.

Tôi hỏi là muốn hỏi xem người ta đã giải quyết như thế nào và đến đâu. chứ chúng ta khó mà giải quyết nổi hàng núi vấn đề như thế. Nhưng tôi tin rằng, cả núi vấn đề đó về nguyên tắc có thể được giải quyết bằng một vài nguyên lý nào đó đã có.

Thân mến.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các ACE thân mến!

Tại sao vạn sự lại có sinh thì tất có diệt? Cái này mặc nhiên là tiên đề hay là có nguyên do, là hệ quả của một nguyên lý nào không? Hay đây chỉ là tổng quát hóa những quan sát thực tế trực quan của con người? Nếu vậy chưa chắc đã đúng vì quan sát chỉ giới hạn trong điều kiện quan sát được.

Nhà Phật nói vạn pháp do nhân duyên kết hợp mà thành. Nhân duyên hết kết hợp thì vạn pháp cũng chấm dứt. Nhưng tại sao nhân duyên không kết hợp mãi mãi?

Tôi thấy, Đạo Phật cũng như học thuyết ADNH hay khoa học ... đều không có lý giải nào cả.

Mong ACE cho ý kiến!

Trả lời anh lần 2

Nhà Phật nói, cái gì mà có thể bị thấy thì đều có diệt có sinh. Các pháp chẳng phải nhân duyên hay tự nhiên, rốt ráo là tuỳ nghiệp lực mà phát hiện.

Mà thấy bằng nghiệp lực, tức là thấy trong sự mê, ví như bị hoa mắt nên thấy trong hư không có đom đóm. Các pháp cũng như đom đóm trong hư không vậy thôi, do nghiệp lực mà thấy chứ không thật có, vì vậy mà vạn pháp như điện chớp ảo hoá. Vì ảo hóa cho nên mới có cái nghĩa Tánh không là Thật tướng của vạn pháp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

BatBoThienLong viết:

Nhà Phật nói, cái gì mà có thể bị thấy thì đều có diệt có sinh.

Tôi biết nhà Phật nói như thế.

Cái tôi hỏi là tại sao. Chứ chỉ nói như thế không thôi thì tôi cũng nói được chẳng phải cần viện đến Nhà Phật!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cái tôi hỏi là tại sao.

Với câu hỏi: Tại sao vạn thù lại có sinh ắt có diệt ?

Trả lời anh lần 3.

Đơn giản là tiền pháp làm nhân cho hậu pháp, tức là cái có trước làm nhân cho cái có sau. Như niệm trước làm nhân cho niệm sau, bước trước làm nhân cho bước sau. Năng pháp thì không có tánh có thể xác định, lại bị tương tác với các Sở duyên, có tương tác thì ấy là sinh diệt. Như vậy thì có thể hiểu sinh diệt là sự tương tác hấp dẫn của vạn pháp. Tánh không nên vô thường.

Song lại có thể hỏi vì sao vạn pháp lại tương tác ??? Nếu câu hỏi này không lạc đề và hợp lý thì Thiên long tạm thời để trống và dành cho tha nhân.

Share this post


Link to post
Share on other sites

P/S:

Giả thuyết:

Vạn pháp sinh diệt là do sự hấp dẫn và tương tác.

Nguyên lý:

Tương tác theo Ngũ hành sinh khắc thừa vũ.

Hệ quả:

Thời pháp sinh, thời pháp diệt. Cái này chắc phải hỏi các nhà lý học có chuyên môn như Cao Biền phương Bắc chẳng hạn hoặc là Thánh nước Nam.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các ACE thân mến!

Tại sao vạn sự lại có sinh thì tất có diệt? Cái này mặc nhiên là tiên đề hay là có nguyên do, là hệ quả của một nguyên lý nào không? Hay đây chỉ là tổng quát hóa những quan sát thực tế trực quan của con người? Nếu vậy chưa chắc đã đúng vì quan sát chỉ giới hạn trong điều kiện quan sát được.

Nhà Phật nói vạn pháp do nhân duyên kết hợp mà thành. Nhân duyên hết kết hợp thì vạn pháp cũng chấm dứt. Nhưng tại sao nhân duyên không kết hợp mãi mãi?

Tôi thấy, Đạo Phật cũng như học thuyết ADNH hay khoa học ... đều không có lý giải nào cả.

Mong ACE cho ý kiến!

Về lý mà nói: thì mệnh đề trên có hai cách lý giải:

1) Có - Sinh có diệt.

2) Không - Sinh không diệt.

Trường hợp 2 thì chỉ có hai trường hợp cần chứng minh chỉ có một trong hai không sinh không diệt là: Thượng Đế hoặc Thái Cực.

Trường hợp 1 không phải một trong hai trường hợp trên thì đó là lẽ tất nhiên: Có bắt đầu - có sinh - thì có kết thúc - có diệt.

Tôi nghĩ vấn đề này không cần phải bàn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Vo truoc là một người am hiểu giáo lý nhà Phật , nên bạn Thiên Long Bát Bộ đem kinh ra giảng là thừa . Vấn đề ở đây là phải định tính tương đối , chứ không phải hồ thuyết bát đạo kiểu nho giáo. Nếu nói nhân duyên theo phật thì trong mấy hạt cơ bản cái gì là nhân duyên , tại sao nó lại diệt ? Đó là câu hỏi của anh Vo truoc.

Để trả lời chi tiết cho anh Vo truoc thì e rằng cả nhà vật lý nguyên tử giỏi nhất thế giới cũng không trả lời được , nếu trả lời được câu hỏi này thì tất cả những nan đề của vật chất, ý thức đều được giải quyết

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi hỏi là muốn hỏi xem người ta đã giải quyết như thế nào và đến đâu. chứ chúng ta khó mà giải quyết nổi hàng núi vấn đề như thế. Nhưng tôi tin rằng, cả núi vấn đề đó về nguyên tắc có thể được giải quyết bằng một vài nguyên lý nào đó đã có.

Đúng như niềm tin của anh Vô Trước, cả núi vấn đề đó có thể được giải quyết bằng chỉ hai nguyên lý mà thôi.

Nhưng vấn đề dài hơi như vậy, anh Vô Trước đủ kiên nhẫn để theo không hì? Chưa kể nhiều đoạn phải lạm bàn đến chuyện Trời Đất rất không có lợi cho bản thân...!!!

Không phải dọa đâu, chỉ mới viết vài dòng mà tôi đã cảm thấy bần thần rồi đấy... Lạm bàn chuyện Trời Đất, nói sai hoặc nói huề vốn thì không sao cả, nhưng nói mà lỡ đúng thì ép phê cuồn cuộn...

Thôi ta chấp nhận cách lý giải của anh TS cũng tốt mà!

Thân mến

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ viết:

Về lý mà nói: thì mệnh đề trên có hai cách lý giải:

1) Có - Sinh có diệt.

2) Không - Sinh không diệt.

Sao lại chỉ có 2 trường hợp? Về nguyên tắc phải có 4 trường hợp:

- Có Sinh có Diệt

- Có Sinh không Diệt

- Không Sinh không Diệt

- Không sinh có Diệt.

Dùng phép suy luận logic thì giỏi lắm chúng ta có thể loại trừ trường hợp cuối. Còn trường hợp 2 thì thế nào đây?

Anh Quangnx viết:

Đúng như niềm tin của anh Vô Trước, cả núi vấn đề đó có thể được giải quyết bằng chỉ hai nguyên lý mà thôi.

Chỉ cần nêu tên nguyên lý thôi mà. Nếu vắn tắt vài dòng logic thì càng tốt. Đâu cần phải chứng minh chi li quá mà quangnx sợ

bàn đến chuyện Trời Đất rất không có lợi cho bản thân...!!!

mà phải

Thôi ta chấp nhận cách lý giải của anh TS cũng tốt mà!

Tôi nghĩ, cái này đụng đến nguyên lý entropia luôn tăng trong nhiệt động học đấy. Có lẽ nó còn động tới lý do thời gian chỉ trôi một chiều.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các ACE thân mến!

Tại sao vạn sự lại có sinh thì tất có diệt? Cái này mặc nhiên là tiên đề hay là có nguyên do, là hệ quả của một nguyên lý nào không? Hay đây chỉ là tổng quát hóa những quan sát thực tế trực quan của con người? Nếu vậy chưa chắc đã đúng vì quan sát chỉ giới hạn trong điều kiện quan sát được.

Nhà Phật nói vạn pháp do nhân duyên kết hợp mà thành. Nhân duyên hết kết hợp thì vạn pháp cũng chấm dứt. Nhưng tại sao nhân duyên không kết hợp mãi mãi?

Tôi thấy, Đạo Phật cũng như học thuyết ADNH hay khoa học ... đều không có lý giải nào cả.

Mong ACE cho ý kiến!

theo tôi " vật cùng thì tất biến " ; " lượng tích lũy đến một mức nào đó thì dẫn đến sự biến đổi về chất " ( quy luật khách quan ) . Như vậy mọi vật -không sinh không diệt - mà chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác - ( cái "mới " ra đời cũng chỉ là hệ quả tất yếu của " sự biến đổi nhảy vọt về chất ")

ví dụ như: khi con người được "chuyển hóa " , thì -thể chí ( hay còn gọi là linh hồn - cũng là một dạng của vật chất ) sẽ chuyển đến một cõi giới khác và sử dụng các giác quan ở cõi giới đó . và quá trình chuyển hóa này là vô tận .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vinh viết:

" lượng tích lũy đến một mức nào đó thì dẫn đến sự biến đổi về chất "

Thế tại sao lượng cứ phải tích lũy cho tới biến đổi về chất? Muốn biến đổi thì cứ sào qua sào lại cũng là biến đổi vậy, hay tích lũy đến mức nào đó thì thôi, thêm vào và bớt đi cho bằng nhau. Tại sao cứ nhất định phải tích lũy cho tới mức phá hủy vậy? Tại sao quá trình vừa tích lũy, vừa cân bằng không sảy ra?

Tại sao người ta sinh ra qua các giai đoạn tuổi thơ, thiếu niên, thanh niên, trung niên, già lão rồi chết. Tại sao không có thêm những giai đoạn X, Y, Z, ... nữa có phải tốt hơn không? Cái nguyên lý nào bắt buộc người ta phải chết?

Ví dụ khi già lão, một bộ phận nào đó, quả tim chẳng hạn suy yếu, tại sao không từ từ mọc ra quả tim mới? Mà tại sao quả tim cứ phải suy yếu đi, nó không tự đổi mới cho tốt hơn lên? Nó là vật thể sống mà.

Như vậy mọi vật -không sinh không diệt - mà chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác

Khi biến đổi như vậy có nghĩa là cái cũ đã bị diệt, sinh ra cái mới. Cái mới có thể còn những liên quan tới cái cũ, nhưng dù sao cái cũ cũng đã diệt. Tức là không phải mọi vật không sinh không diệt. Có thể các thành phần của nó vẫn còn tham gia vào sự vật mới khác, nhưng sự vật cũ đã bị diệt. Nhân duyên đã hết.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có thể đặt câu hỏi : Một chủ đề bất kỳ được đặt ra gọi là Sinh ra, vậy thế nào là Sinh ra ?

Nếu chủ đề là sẵn có thì không có lẽ đó, cho nên không thể nói sẵn có mà sẽ diệt hoặc không diệt.

Nếu không khái niệm được sự Sinh ra thì tìm khái niệm Diệt là không thể được.

Đủ duyên thì anh Vo truoc đặt ra chủ đề, nếu thuận buồm xuôi gió, thì chủ đề được bàn luận sôi nổi, nhưng tới một lúc tốc độ bàn luận sẽ thưa và không còn ai quan tâm.

Nếu chủ để được cho là có chất lượng trường kỳ thì các duyên sinh ra nó cũng phải có chất lượng tương ứng. Nay các duyên sinh ra nó với chất lượng giống như là Bỗng nhiên Sinh thì ắt chủ đề sẽ là Bỗng nhiên Diệt. Đó là cũng nhân quả rõ ràng. Xem ra, những cái gì nằm trong sự tương đối thì đều là Sinh là Diệt.

Cái pháp Sinh ấy là do các duyên tương đối, nên nó sẽ tồn tại tương đối, và nó sẽ Diệt một cách tương đối. Định nghĩa được sự Sinh thì sẽ định nghĩa được sự Tồn tại, định nghĩa được sự Tồn tại thì sẽ định nghĩa được sự Diệt. Nay tất cả đều trong sự tương đối và từ đó mà thấy rồi đặt ra là Sinh và đặt ra là Diệt.

Lại có câu, nhất bản tán vạn thù, vạn thù qui nhất bản:

Pháp sinh là Tánh không. Tánh không là nhất bản thì mọi hình thù liên quan tiếp theo đến Pháp sinh đều vãng rồi lai. Vì Tánh không nên có sinh ắt phải diệt, tức là vạn thù lại trở về cái ban đầu cho nên nó diệt.

(Hóa ra, Nhất bản của lý học cũng là Tánh không của Phật giáo. Nếu Đạo là Nhất bản thì cái Đạo này nguyên chỉ là khái niệm chứ không phải chỉ cho cái vượt ra ngoài đối đãi.)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi trộm nghĩ rằng:

Có những vấn đề không xuất phát từ thực tế thì chúng ta không cần thiết phải bàn. Đức Phật gọi những chuyện này là "Lông rùa, sừng thỏ". Nó cũng giống như bàn chuyện trên Thiên Đường có ngân hàng không vậy.

Nhưng lý thuyết do con người tìm ra, đều bắt đầu từ nhận thức thực tế khách quan và tổng hợp từ những tri kiến đó thành nguyên lý lý thuyết và trở lại ứng dụng vào đời sống con người. Suy cho cùng tất cả những khái niệm lý thuyết cao siêu, phải bắt đầu từ những khái niệm phản ánh nhận thức thực tế khách quan đó. Có sinh thì phải có diệt, đó là lẽ tất yếu. Từ sự tổng hợp nhận thức thực tại khách quan này, con người mới đến một khái niệm trừu tượng -đối trọng hợp lý với "có sinh có diệt" là "không sinh không diệt" - Từ đó dẫn đến khái niệm hoặc là Thượng Đế, hoặc là một trạng thái tự nó và do nó - cách diễn đạt theo lý học Đông phương là Thái Cực; là sự giải thoát và cũng là Tự do cuối cùng. Nay đặt lại vấn đề với những khái niệm mang tính suy lý thuần túy thì theo tôi tự nó vô nghĩa - tức là chuyện "Lông rùa, sừng thỏ" vậy.

Bây giờ chúng ta quán xét bốn mệnh đề m,à anh Vô Trước đặt ra:

1 - Có Sinh có Diệt.

Đây là thực tại khách quan mà con người tổng hợp được từ sự vận động tuần hoàn của vạn vật trong vũ trụ.

2 - Không Sinh không Diệt.

Đây là sự tổng hợp từ khái niệm trên dẫn đến một suy lý về một trạng thái cân đối hợp lý với cái "có sinh có diệt"

3 - Có Sinh không Diệt

Đây chỉ là một ý tưởng hoán vị danh từ Có - Không của hai trường hợp trên. Không phản ánh một thực tế nào. Kể cả trong tư duy trừu tượng. Thí dụ khái niệm về "Thần Bất Tử' - nhưng không thay thế được Thượng Đế thì tất cũng phải bị diệt bởi Thượng Đế. Nếu có hai cái cùng bất tử thì suy cho cùng sẽ có hai vũ trụ cùng khởi nguyên. Không có cơ sở hợp lý.

4 - Không Sinh có Diệt.

Đây cũng chỉ là một ý tưởng hoán vị danh từ Có - Không của hai trường hợp trên. Nhưng tính phi lý của nó thấy rõ và chính anh Vô Trước cũng tự phủ nhận.

Vài lời lạm bàn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

anh votruoc thân mến !

Anh viết :

. "Tại sao cứ nhất định phải tích lũy cho tới mức phá hủy vậy? Tại sao quá trình vừa tích lũy, vừa cân bằng không sảy ra? "

+Theo tôi -//vật chất luôn trong trạng thái vận động //-( tiến hoá hay thoái hoá ); trạng thái -cân bằng -( tĩnh) chỉ là tạm thời , xu hướng- vận động -của vật chất là vĩnh cửu ; như vậy trong quá trinh vận động đến một lúc nào đó thì sẽ dẫn đến sự biến đổi về chất ( vật chất được chuyển hoá )

? "Tại sao người ta sinh ra qua các giai đoạn tuổi thơ, thiếu niên, thanh niên, trung niên, già lão rồi chết. Tại sao không có thêm những giai đoạn X, Y, Z, ... ?"

+Theo tôi cái mới sinh ra trên cơ sở nền tảng cái cũ chuyển hoá đó có phải chăng là các giai đoạn X,Y,Z như anh đã nói

? " Ví dụ khi già lão, một bộ phận nào đó, quả tim chẳng hạn suy yếu, tại sao không từ từ mọc ra quả tim mới? Mà tại sao quả tim cứ phải suy yếu đi, nó không tự đổi mới cho tốt hơn lên? Nó là vật thể sống mà."

+ Theo tôi ,giả sử trái tim có mọc ra đi nữa , hàng triệu lần chẳng hạn,đến một lúc nào đó cũng sẽ dẫn đến sự biến đổi về chất - vì cân bằng là tạm thời vận động lã vĩnh cửu -. hơn nữa ,dù trái tim có mọc thêm ra thì đó cũng là một nhân tố mới trên nền tảng chuyển hoá cái cũ ( sự phát triển về chất )

thân gửi anh!

Share this post


Link to post
Share on other sites

ACE trên diễn đàn thân mến!

Cám ơn ACE quan tâm tới topic này do tôi khơi mào.

Tôi rất biết ACE tuy ham hiểu biết, trao đổi học thuật nhưng cũng rất bận rộn với cuộc sống hàng ngày, không dư thời gian bàn những cái, như anh Thiên Sứ nói:

"Lông rùa, sừng thỏ"

Nhưng thực ra câu hỏi này đối với tôi rất có ý nghĩa vì tôi đang nghiên cứu cơ sở học thuyết ADNH, một học thuyết mà anh Thiên Sứ cho là học thuyết bao trùm vũ trụ, thì vấn đề nảy sinh. Đó là một mắt xích quan trọng trong quá trình phục hồi học thuyết ADNH theo cách của tôi. Đương nhiên, khi nghiên cứu nó tôi đã có chủ kiến, nhưng dù sao cái chủ kiến ấy cũng chủ quan và chưa hẳn trọn vẹn. Do đó, tôi đưa câu hỏi thảo luận nhằm tham khảo, trao đổi học tập những ý tưởng hay của các ACE và hoàn thiện dần ý tưởng của mình.

Mong ACE thông cảm!

Cám ơn!

Share this post


Link to post
Share on other sites