PhongVan

Dự báo thời vận Việt Nam trong năm kỷ sửu

32 bài viết trong chủ đề này

VIETHA và Liêm Trinh có nhớ ngày khai trương thị trường chứng khoán TP HCM và TP HN không ?

Kính bác Hà Uyên !

TT giao dịch chứng khoán TP HCm khai trương ngày 20 tháng 7 năm 2000 dương lịch . Chuyển thành Sở dao dịch chứng khoán TP HCM ngày 8-8-2007 dương lịch.

Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội Khai chương ngày 8/3/2005 dương lịch.

Kính bác !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính cụ Hà Uyên

Bạn Việt Hà quả là nhà kinh doanh chuyên nghiệp.

Liêm trinh trong các ngày kỷ niệm dương lịch chỉ nhớ được vài ngày như 2-9: 19-5......

Theo Liêm trinh dự đoán thị trường chứng khoán rất phức tạp. Đầu tiên phải phân mã chứng khoán theo nhóm nào, rồi sau đó dưạ vào phần số của lý học để tính khi nào vật chất cao cấp quyết định ý thức tự nhiên của người tham gia thị trường để dự đoán lúc nào họ sẽ nghĩ mua gì bán gì. sau đó phải dựa vào phần lý để giải quyết phần vật chất quyết định ý thức xã hội rồi mới phán đoán được.

Ví dụ như thị trường đang bình thường nhóm mà ngành tài chính chẳng hạn phần số tính được là sẽ tăng giá thì ở trạng thái thị trường bình thường sẽ tăng giá. Vào lúc phần lý gặp phải thời khủng hoảng thị trường đang mất điểm ù ù phần số tính được tăng giá thì giỏi lắm chỉ giữ giá mà thôi. Nói chung muốn chính xác thì số lý phải nhuần nhuyễn hay lý thuyết và thực tiến phải gắn liền với nhau mới có thể có độ chuẩn xác cao đuợc.

Kính cụ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính cụ Hà Uyên

Bạn Việt Hà quả là nhà kinh doanh chuyên nghiệp.

Liêm trinh trong các ngày kỷ niệm dương lịch chỉ nhớ được vài ngày như 2-9: 19-5......

Theo Liêm trinh dự đoán thị trường chứng khoán rất phức tạp. Đầu tiên phải phân mã chứng khoán theo nhóm nào, rồi sau đó dưạ vào phần số của lý học để tính khi nào vật chất cao cấp quyết định ý thức tự nhiên của người tham gia thị trường để dự đoán lúc nào họ sẽ nghĩ mua gì bán gì. sau đó phải dựa vào phần lý để giải quyết phần vật chất quyết định ý thức xã hội rồi mới phán đoán được.

Ví dụ như thị trường đang bình thường nhóm mà ngành tài chính chẳng hạn phần số tính được là sẽ tăng giá thì ở trạng thái thị trường bình thường sẽ tăng giá. Vào lúc phần lý gặp phải thời khủng hoảng thị trường đang mất điểm ù ù phần số tính được tăng giá thì giỏi lắm chỉ giữ giá mà thôi. Nói chung muốn chính xác thì số lý phải nhuần nhuyễn hay lý thuyết và thực tiến phải gắn liền với nhau mới có thể có độ chuẩn xác cao đuợc.

Kính cụ.

Bác Liêm Trinh quá lời rồi. Tôi học kinh tế nên phải theo nghiệp kinh doanh cũng học theo một số môn dự đoán , phong thủy để phụ vụ cho việc kinh doanh thôi nếu có biết thêm được ít kiến thức gì thì cũng chỉ mong giúp cho anh em bạn bè và mọi người thôi nhưng lực bất tòng tâm kiến thức có hạn muốn mà không làm được. Các có biết không các thầy phong thủy bây giờ là có giá nhất chẳng biết có giỏi không nhưng ở Hà Nội này cứ mời thầy phong thủy về giá bình dân cung mất 10 đến 20 triệu rồi đấy mà thầy phong thủy thì không lúc nào không có khách bất kể là giỏi hay không giỏi nhưng nghiệp nào thì quả nấy . Rất mong các bác có kiến thức giúp đỡ được cho mọi người . Tôi nghĩ nếu hỏi đến ngày khai trương thị trường thì có thể dùng môn bát tự để dự đoán theo vận khí từng thời kỳ bác nghĩ có được không

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các có biết không các thầy phong thủy bây giờ là có giá nhất chẳng biết có giỏi không nhưng ở Hà Nội này cứ mời thầy phong thủy về giá bình dân cung mất 10 đến 20 triệu rồi đấy

Trùi ui. Chắc nhà phải cao nhất ngưởng và to lắm mới có giá đó chứ nhỉ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trùi ui. Chắc nhà phải cao nhất ngưởng và to lắm mới có giá đó chứ nhỉ?

Cháu chào chú Thiên Sứ !

Đấy là một thực tế ở Hà Nội mà chú, Cũng như các lớp dậy phong thủy cũng chỉ nói mấy điều sơ sơ như các báo thế giới phụ nữ, tiếp thị và gia đình cũng phải trả mấy triệu một khóa rồi. Nên mong chú sớm ra sách chuẩn để mọi người có tài liệu chuẩn chính thống để học.

Chúc và gia đình sức khỏe !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi nghĩ nếu hỏi đến ngày khai trương thị trường thì có thể dùng môn bát tự để dự đoán theo vận khí từng thời kỳ bác nghĩ có được không

Bạn ạ dự đoán cộng đồng là một lĩnh vực hóc búa nhất. Theo tôi ngày khai trương các cụ nhà ta dùng chỉ để tính cái tốt cho thị trường chứ khó mà dùng để dự đoán được tâm lý của những cao thủ kinh tế dùng mọi loại tinh hoa trí tuệ của cổ kim để tranh đoạt lợi nhuận. Ôi một thị trường nặng tính tâm lý,giá cả nhiều khi cao gấp mươi mười lăm lần giá trị thực mà khi giá đang lên vẫn cứ lao vào mua, một cái hắt hơi ở tận đẩu tận đâu lại thi nhau đổ ra bán.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bạn ạ dự đoán cộng đồng là một lĩnh vực hóc búa nhất. Theo tôi ngày khai trương các cụ nhà ta dùng chỉ để tính cái tốt cho thị trường chứ khó mà dùng để dự đoán được tâm lý của những cao thủ kinh tế dùng mọi loại tinh hoa trí tuệ của cổ kim để tranh đoạt lợi nhuận. Ôi một thị trường nặng tính tâm lý,giá cả nhiều khi cao gấp mươi mười lăm lần giá trị thực mà khi giá đang lên vẫn cứ lao vào mua, một cái hắt hơi ở tận đẩu tận đâu lại thi nhau đổ ra bán.

Thị trường chứng khoán là thị trường của trí tuệ bác ạ là thị trường phát triển cao nhất. Là thị trường tâm lý thì dùng chu dịch càng dễ đoán

Thời gian gần đây, thị trường chứng khoán sôi động thực sự, tăng trưởng ngoạn mục với giá trị giao dịch hàng ngìn tỷ đồng mỗi phiên. So với tuần trước đó, tuần qua, VN-Index tăng 67,08 điểm, giá trị giao dịch bình quân 1.746,25 tỷ đồng/phiên, khối lượng giao dịch bình quân 50,7 triệu CP/phiên; HASTC-Index đóng cửa 169,51 điểm, tăng 25,38 điểm, giá trị giao dịch bình quân 1.084,9 tỷ đồng/phiên, khối lượng giao dịch bình quân 33,32 triệu CP/phiên. Tính cả hai sàn, mỗi phiên giá trị giao dịch đã lên đến xấp xỉ 3.000 tỷ đồng.

Vậy dòng tiền đó ở đâu ra khi mà xuất khẩu sa sút, công nhân thất nghiệp, một số làng nghề phá sản, các quỹ đầu tư nước ngoài chưa mua - bán mạnh, vốn đầu tư nước ngoài sụt giảm?

Để trả lời câu hỏi này, phải quay ngược thời gian về thời kỳ 2006 - 2007. Khi đó Việt Nam trở thành trọng điểm thu hút đầu tư nước ngoài, chỉ riêng số tiền đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư ngoại xét theo giá thị trường đã lên đến 20 tỷ USD theo số liệu của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. Số tiền này cộng với nội lực trong nước đã đẩy VN-Index lên trên 1.000 điểm. Vậy chúng giờ ở đâu?

Thực tế, chúng chẳng đi được đâu xa khỏi Việt Nam, bởi khi thế giới suy thoái thì thị trường chứng khoán Việt Nam cũng tê liệt khi lãi suất VND lên xấp xỉ 20%/năm. Giá nhiều cổ phiếu còn một phần mười, thị trường mất thanh khoản trầm trọng. Nếu có muốn chạy cũng không chạy được, mà nếu có chạy được thì vốn liếng cũng chẳng còn là bao.

Chúng ta hay nghe tới những nhà đầu tư thua lỗ, nhưng thực chất cũng có những nhà đầu tư được rất nhiều, những công ty phát hành cổ phiếu thời kỳ đó được rất nhiều. Thế nên, tiền chỉ chuyển từ túi người này sang túi người khác mà thôi.

Tôi mua cổ phiếu giá cao lỗ nặng, nhưng anh là người bán thì anh lại lãi to. Nếu anh tiếp tục mua cổ phiếu giá cao thì phần lãi của anh bị san sẻ. Nếu anh may mắn mua đất hay gửi ngân hàng vào thời kỳ đó thì số lãi lại được nhân thêm. Còn với những người không giao dịch thì giá cao rồi thấp chỉ là kỷ niệm buồn mà thôi.

Mặt khác, ta thường nghe nói thu nhập người dân ở các nước xuất khẩu dầu mỏ tăng cao khi giá dầu tăng. Vậy ở nước ta có gì làm tăng tài sản của người dân? Xin thưa đó là vàng, chúng tăng giá khoảng 3 lần trong mấy năm gần đây, đồng nghĩa với tài sản của những người sở hữu vàng tăng gấp 3 lần. Mà truyền thống nhà giàu ở Việt Nam là tích trữ vàng, nên người giàu Việt Nam vẫn giàu, vẫn nhiều tiền.

Khủng hoảng thế giới chỉ tác động tới người làm công ăn lương mà thôi.

Đó chính là lý do giá nhà đất, chứng khoán vẫn tăng khi dòng tiền quay trở lại.

Giá vẫn tăng cho tới khi nào hấp thụ hết lượng tiền ở trên. Lượng tiền đã làm cho chỉ số chứng khoán tăng đến hơn 1.000 điểm trong thời gian trước.

Share this post


Link to post
Share on other sites