viethuy

Bố trí không gian thờ cúng

11 bài viết trong chủ đề này

Bố trí không gian thờ cúng

Từ tâm thức đến cách thức bài trí nhà cửa, người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng luôn đặt nơi thờ cúng tại vị trí trang trọng nhất.

Posted Image

Trong nhà ở dân gian, bàn thờ cố định tại Trung Cung (khu vực trung tâm của nhà). Bước vào cửa chính có thể gặp bàn thờ và bộ bàn ghế tiếp khách, là một xếp đặt quen thuộc, hài hòa với cấu trúc không gian nhà ở truyền thống vốn có hàng hiên và sân vườn bao bọc chung quanh.

Còn nhà ở hiện đại với diện tích và cấu trúc không gian khác xưa, điều kiện sống và quan niệm trong sinh hoạt cũng có nhiều thay đổi, cách bố trí bàn thờ trở nên đa dạng hơn, và cũng có nhiều vấn đề ưu tư hơn.

Nhà phố hiện nay phổ biến cách đặt phòng thờ trên tầng thượng, vừa thoáng khí vừa có khoảng rộng sân thượng để tập trung nhiều người vào các dịp giỗ tết, giảm các va chạm trong sinh hoạt hàng ngày.

Posted Image

Nhưng cũng có một số gia đình không muốn đưa bàn thờ lên tầng cao với lý do: khó khăn cho người lớn tuổi khi chăm lo hương khói, quét dọn bàn thờ, và đặt lên cao quá sẽ có cảm giác xa cách.

Thực ra mỗi ngày một vài lần đi lên phòng thờ thì cũng như tập thể dục vậy thôi, đồng thời nên giáo dục cho thế hệ trẻ ý thức hướng về tổ tiên, cả gia đình có thể thay phiên nhau hương khói chẳng hề nặng nhọc chút nào.

Posted Image

Trường hợp nhà neo người, quá khó khăn hoặc nhà trệt, căn hộ chung cư… thì có thể gắn bàn thờ liền với không gian phòng khách nhưng phải có giải pháp thoát khói và chống ố vàng trên trần (như dùng tủ thờ có nóc, dùng tấm kính ngăn phía trên, bàn thờ kề cận cửa thông gió).

Đối với bàn thờ Thần Tài và Ông Địa nên đặt ngay tại lối vào chính và ở dưới đất vì việc thắp nhang, nhất là nhang thơm, có tác dụng xua đuổi không khí ẩm ướt, côn trùng vào những buổi sáng sớm hoặc chiều tối (là khoảng thời gian chuyển tiếp Âm Dương, ánh sáng nhá nhem, vi khuẩn nhiều và độ ẩm tăng) đồng thời theo tín ngưỡng dân gian thì như vậy sẽ “nghinh tiếp Thần Tài” được trực tiếp hơn.

Bàn thờ Thiên thì hầu như là lộ thiên hoàn toàn, có thể từ đơn giản là một bệ đá, đến cầu kỳ hơn là một trang thờ có mái.

Sân thượng hoặc ban công trước là nơi phù hợp đặt bàn Thiên, cũng là một điểm thắp nhang để xua đuổi âm khí, tạo thêm một nét ấm áp cho sinh hoạt trong ngôi nhà Việt.

Bàn thờ nên có độ cao tỷ lệ với người trong gia đình, tránh làm quá cao (phải leo trèo thiếu an toàn) hoặc quá thấp (dễ bị va chạm và thiếu tôn nghiêm). Trường hợp có nhiều tầng thờ thì xếp đặt theo thứ tự từ cao xuống thấp theo ngôi thứ.

Posted ImagePosted Image

Tủ thờ thường có phần dưới và bên hông là tủ chứa đồ (gia phả, lịch giỗ kỵ, vàng mã hương đèn…). Nếu bệ thờ làm theo kiểu tấm đan bê tông thì cũng nên kê một tủ nhỏ hay bàn vào khoảng trống bên dưới để thuận tiện sắp xếp vật dụng vào dịp có giỗ tết.

Phòng thờ có thể kết hợp với thư phòng, tiếp khách hay là nơi trà đàm, sinh hoạt gia đình trang trọng. Tránh bố trí chỗ ngủ hoặc nơi giải trí ồn ào chung với phòng thờ vì thiếu trang nghiêm và không phù hợp với tính chất trường khí của phòng thờ vốn thuộc Âm.

Như vậy tùy theo hoàn cảnh gia đình mà cách bài trí phòng thờ, bàn thờ có thể linh hoạt phù hợp trên tinh thần trang nghiêm, ít bị ảnh hưởng bởi các sinh hoạt khác.

Posted Image

Trong ngôi nhà hiện đại - nhất là căn hộ chung cư - còn cần thêm sự giản dị và mỹ thuật, tránh làm bàn thờ theo lối trang trí lòe loẹt cầu kỳ. Bài trí bàn thờ phải nghiêm trang nhưng không u tịch, bởi vì nhà ở gia đình (tính chất Dương) không bao giờ là một ngôi chùa hay đền - miếu - phủ - am (thiên về tính Âm, là “vãng sinh đường” cho khách thập phương).

Không gian thờ cúng, không gian mang tính tâm linh trong nhà ở luôn cần đặt yếu tố gần gũi và giáo dục truyền thống lên hàng đầu để kết nối các thế hệ và giữ vững gia phong nề nếp gia đình.

Theo Kiến Trúc Nhà Đẹp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Như Thông xin phép được bổ sung trả lời về vị trí của bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa:

Theo thói quen , mọi người đều thờ Thần Tài, Thổ Địa ở vị trí ngay trung gian giữa vị trí nhà ra vào. Nhưng thật sự, phương vị tốt nhất để đặt bàn thờ 02 vị ngay chính tại phương Tây Nam.

Như Thông

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh chị em Phong Thủy Lạc Việt lưu ý:

Bàn thờ ở tầng thượng, đôi khi bị vô khí. Bởi những lý do sau đây:

- Ít người lên tầng thượng.

- Cầu thang có cấu trúc thoái khí.

- Trống trải, Âm khí suy.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mình xin phép hỏi một vấn đề đang thắc mắc : về nguyên lý, điểm tối kỵ của việc đặt ban thờ Thần tài là nằm dưới gầm cầu thang, vì như vậy luôn luôn bị người qua lại " dẫm lên đầu ", không "ngẩng đầu lên được", thất lợi trong việc làm ăn. Tuy nhiên, trong thực tế, có vô vàn các cửa hàng thường đặt dưới gầm cầu thang, vì điều kiện mặc bằng không thể sắp xếp chỗ khác, vì không hiểu nguyên tắc phong thủy nên tiện đâu đặt đấy, miễn là đỡ mất diện tích đất, tấc đất tấc vàng mà. Và mình thấy, có nhiều cửa hàng thất cách như vậy, nhưng công việc kinh doanh rất tốt, và mình không cảm thấy họ " có vấn đề " gì cả. Một ví dụ là : nhà hàng hải sản Vân Anh ở phố Tô Hiến Thành - Hà Nội, một trong những cửa hàng hải sản rất rất đông khách ở HN, công việc kinh doanh rất rất tốt, mọi người trong gia đình rất ok, không hề có chuyện gì cả. Ban thờ thần tài đặt dưới gầm cầu thang, hướng ra cửa, tuy nhiên vì cửa hàng chật chội, nên trước ban thờ phủ 1 cái rèm che kín. Và 1 cái bàn ăn của khách cùng 4 cái ghế thượng ngay trước mặt ban thờ ---> luôn luôn lúc nào cũng có người khách " thất kính " chổng mông vào ban thờ của họ, nói thì hơi trần trụi nhưng như vậy mới diễn tả được hiện trạng thực tế của vị trí ban thờ đó ( và ngày hôm qua mình cũng là 1 người khách thất lễ đó - nhưng không còn cách nào khác ). Vậy có thể lý giải chuyện này như thế nào, về nguyên tắc thần tài thì quá là thất cách rồi, vậy mà kinh doanh tốt thế có phải do vận chủ nhà đang quá tốt, quá thịnh hay không. Mình cứ thắc mắc mãi, xin mọi người giải thích dùm nhé. Thân ái

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phong Thủy gồm rất nhiều yếu tố tương tác. Những yếu tố tương tác chính - mà sách Tàu gọi là trường phái - là:

- Loan đầu.

- Cấu trúc hình thể nhà.

- Hướng nhà (Bát trạch)

- Vận nhà (Huyền không)

Đây là những yếu tố chủ chốt quyết định thịnh suy của ngôi nhà. Còn lại là những hiện tương thứ yếu, mặc dù có thể gây ảnh hưởng, đôi khi khá nghiêm trọng. Có nhà còn không thờ luôn ông Địa thì sao? Nhưng tất nhiên nếu mọi thứ đều tốt thì tốt hơn.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhà Phoenix không thờ ông Địa, cũng chẳng thờ thần tài, thần bếp. Hàng tháng cũng không thờ cúng gì. Trừ dịp lễ trọng.

Hình như thấy cũng không ảnh hưởng gì.

Share this post


Link to post
Share on other sites

mấy hôm trước hung303 có đến dự lễ phục hồn sau 3 ngày mất của đứa cháu ruột , sau khi lễ xong khi đựoc hỏi về hướng của bàn thờ trong nhà, ông thầy đã trả lời là bất kể chủ nhà tuổi gì, cứ quay bàn thờ về hướng Nam là ổn . với lý luận là đến giờ chưa có sách nào giải thích kỹ về hướng đặt bàn thờ, còn các hướng Đông và Tây là hướng mặt trời lặn và mọc nên thường bị nắng chiếu và nóng . hướng Bắc về mua đông thì có gió lạnh thổi nên các hướng Đông, Tây, Bắc sẽ thường xuyên phải đóng cửa do vậy khí của bàn thờ sẽ sẽ không được lưu thông nên quay huớng Nam là tốt nhất, quanh năm mát mẻ cửa mở thường xuyên nên khí đuợc lưu thông .

Không biết cách trả lời và lý luận như vậy có hợp lý ko ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trước nay Bảo Lam có nghe câu "Tây phương cực lạc" và lại thấy hướng của nhiều ban thờ tại chùa, đền là hướng Tây. Vậy xin cho hỏi nếu không rõ hướng đặt bàn thờ thế nào cho đúng thì cứ đặt về hướng Tây có phải là cách an toàn nhất hay không?

Share this post


Link to post
Share on other sites

VỀ VIỆC BÀN THỜ VÀ HƯỚNG BÀN THỜ TRONG NHÀ.

Trên thực tế có nhà không thờ gì cả, có nhà thờ Phật, có nhà thờ Chúa...tùy theo tín ngưỡng. Vậy vấn dề bàn thờ ảnh hưởng như thế nào trong phong thủy? Trên thực tế có một chiêu thức chỉnh hướng nhà như của anh Vô Chiêu cho rằng: Xoay bát hương theo hướng tốt của gia chủ sẽ khắc phục được hướng xấu của căn nhà. Giả thiết rằng cách làm của anh Vô Chiêu đúng thì rõ ràng bàn thờ có ảnh hưởng đến cuộc sống trong gia đình. Những ai đã tham gia học khóa Phong Thủy Lạc Việt đều biết rằng: Phong Thủy bản chất là một khoa học thực sự, nó chính là sự tương tác có tính quy luật giữa con người và môi trường với các vật thể quanh ta. Người xưa đã tổng kết những tri thức về sự tương tác này và lập ra môn phong thủy với cách giải thích bằng những khái niệm của một lý thuyết đã thất truyền. Bởi vậy, trên cơ sở nguyên lý này thì có hay không có bàn thờ cũng tạo ra một sự tương tác trong môi trường sống của chúng ta. Bàn thờ - dù theo tín ngưỡng nào - cũng là nơi tập trung tư tưởng của con người với niềm tin vào nơi bàn thờ. Tất nhiên theo nguyên lý tương tác thì vị trí bàn thờ cũng phải phản ánh sự tương tác với con người. Do đó việc chọn vị trí bàn thờ cũng phải theo nguyên lý chung của Phong Thủy. Tức là: Chọn theo hướng tốt của gia chủ.

Đã nhiều lần, tôi xoay lại vị trí bàn thờ ông địa không cho quay ra cửa, thân chủ thắc mắc vì theo tính phổ biến thì bàn thờ ông Địa phải quay ra cửa. Tôi trả lời rằng:

Ngày xưa, đất rộng người thưa, nhà có thể quay theo hướng tùy ý sao cho hợp hướng với gia chủ. Bởi vậy, bàn thờ quay ra cửa đồng nghĩa với hướng hợp của gia chủ. Nhưng ngày nay đất hẹp người thưa, hướng nhà chưa hẳn hợp với gia chủ. Bởi vậy cần quay bàn thờ theo hướng hợp với gia chủ, không nhất thiết phải quay ra cửa.

Nhưng tất nhiên phải bảo đảm sinh khí dồi dào.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

VỀ VIỆC BÀN THỜ VÀ HƯỚNG BÀN THỜ TRONG NHÀ.

... Phong Thủy bản chất là một khoa học thực sự, nó chính là sự tương tác có tính quy luật giữa con người và môi trường với các vật thể quanh ta.

Vâng, đây chính là điều mà Bảo Lam thấy vô cùng tâm đắc và thích thú khi tìm hiểu về Phong Thủy.

VỀ VIỆC BÀN THỜ VÀ HƯỚNG BÀN THỜ TRONG NHÀ.

... Đã nhiều lần, tôi xoay lại vị trí bàn thờ ông địa không cho quay ra cửa, thân chủ thắc mắc vì theo tính phổ biến thì bàn thờ ông Địa phải quay ra cửa. Tôi trả lời rằng:

Ngày xưa, đất rộng người thưa, nhà có thể quay theo hướng tùy ý sao cho hợp hướng với gia chủ. Bởi vậy, bàn thờ quay ra cửa đồng nghĩa với hướng hợp của gia chủ. Nhưng ngày nay đất hẹp người thưa, hướng nhà chưa hẳn hợp với gia chủ. Bởi vậy cần quay bàn thờ theo hướng hợp với gia chủ, không nhất thiết phải quay ra cửa.

Xin chân thành cảm ơn bác Thiên Sứ đã giúp Bảo Lam tìm thấy câu trả lời cho những thắc mắc của bản thân, khi mà trước đây Bảo Lam nghe "lý thuyết": ngó thẳng hướng cửa 10 điểm, ngó ngang 6 điểm, quay lưng ra cửa 0 điểm... :lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites

... Tức là: Chọn theo hướng tốt của gia chủ.

Đã nhiều lần, tôi xoay lại vị trí bàn thờ ông địa không cho quay ra cửa, thân chủ thắc mắc vì theo tính phổ biến thì bàn thờ ông Địa phải quay ra cửa. Tôi trả lời rằng:

Ngày xưa, đất rộng người thưa, nhà có thể quay theo hướng tùy ý sao cho hợp hướng với gia chủ. Bởi vậy, bàn thờ quay ra cửa đồng nghĩa với hướng hợp của gia chủ. Nhưng ngày nay đất hẹp người thưa, hướng nhà chưa hẳn hợp với gia chủ. Bởi vậy cần quay bàn thờ theo hướng hợp với gia chủ, không nhất thiết phải quay ra cửa.

Nhưng tất nhiên phải bảo đảm sinh khí dồi dào.

Thiên Sứ

Cám ơn chú Thiên Sứ đã trả lời rõ ràng về hướng của bàn thờ trong nhà !

Share this post


Link to post
Share on other sites