Thiên Sứ

Lạc Việt độn toán & Vụ án có nhiều tinh tiết bí ẩn?

76 bài viết trong chủ đề này

Có khả năng trong xe có đèn trần, nên trời tối nhìn vào trong dễ thấy hơn ban ngày.

Híc! Dù xe có dùng đèn trần thì với gương tối và phản chiếu cũng không thể nhìn thấy trong xe. Huống chi là để "sàm sỡ" thì không thể dùng đèn trần.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Còn đây là túi phía sau xe mà cô gái nói là chứa con dao gây án: Hoàn toàn kín mít và rất sâu. Nếu không kéo miệng túi lớn thì không thể nhìn thấy con dao.

------------------------

Chúng ta giả thiết rằng:

Mọi việc đúng như cô gái khai, có nghĩa là:

1 - Sau khi cứa cổ nạn nhân thì cô gái mở cửa xe chay ra ngoài và tay vẫn cầm con dao. Và chỉ có trong điều kiện này cô ta mới có thể vứt dao trên đường phố. Như vậy cô ta không thể vứt ngoài ngõ 279 (Có thông tin là ngõ 285). Tức là không thể cầm dao chạy lông nhông một lúc trên phố Đội Cấn mới vứt dao.

Một con dao bén ngót và dính đầy máu, rơi trên đường phố và tin về vụ án mạng ngay sau đó thì không thể dấu được. Như vậy - với giả thiết trên thì cô gái chỉ có thế vứt dao xuống ngay con mương trong ngõ. Con mương cũng không lấy gì làm dài lắm. Vậy con dao đâu?

2 - Sau đó cô gái gọi taxi để về nhà bạn trai. Như vậy cô ta chỉ có thể vứt sim sau khi chắc chắn đã có taxi. Vì nếu vứt sim trước khi đó thì không thể gọi taxi được. Vậy người ta có thể nhờ Bưu điện xác minh tất cả các cuộc gọi đi từ T/P Hanoi trong khoảng từ 1g - đến 2 giờ 30 sáng. Đây là thời điểm dễ xác minh nhất vì hầu như không ai gọi DT vào giờ này. Có cuộc gọi nào trong giờ đó không?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Máu nạn nhân bê bết trên ghế lái. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Posted Image

Tư thế ngả ghế lái trong cảnh diễn lại hành vi giết người của cô gái và thực trạng ngả hẳn ra phía sau của chiếc xe Lexus không giống nhau. Điều này tất yếu sẽ ảnh hưởng tới động tác giết người của cô gái.

Đây là một vụ án có nhiều tình tiết bí ẩn cần khám phá, hay chỉ là những tình tiết chưa hoàn chỉnh làm tăng sự hoài nghi của dư luận?
Sinh Xích Khẩu?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Còn đây là túi phía sau xe mà cô gái nói là chứa con dao gây án: Hoàn toàn kín mít và rất sâu. Nếu không kéo miệng túi lớn thì không thể nhìn thấy con dao.

Cháu cũng nghĩ vậy. Điều này có nghĩa là con dao đã được cô ta chuẩn bị trước. Vậy thì cô ta sẽ phải tìm cách giấu con dao khi bắt đầu đi gặp anh Chính, rồi đến khi cần mới "lôi ra sử dụng". Thế thì cô ta cũng hoàn toàn có thể dùng cách mang con dao đến để mang con dao có dính máu đi ra xa rồi mới vứt. Cô ta đã có sự chuẩn bị trước thì dại gì mà lại vứt con dao ở gần hiện trường? Và thực tế là người ta cũng không tìm thấy con dao nào ở gần hiện trường cả.

Vậy cách cô ta mang con dao đến là như thế nào? Thông thường con gái hay có túi xách tay để đựng các đồ trang điểm, ví, điện thoại, ... có khi nào KA cho con dao đó vào trong túi xách tay và đi đến gặp anh Chính không? Nếu có thì cô ta sẽ phải chuẩn bị cái gì đó để bọc lưỡi dao lại - nếu không nó có thể làm hư các đồ trong túi và có thể cả rách túi (con dao cắt "ngọt" thế cơ mà), và cái gì đó để bọc con dao sau khi gây án lại - một cái túi nilon chẳng hạn (vì nó dính máu mà).

Nhưng cháu đang thắc mắc là liệu cô ta có thể chuẩn bị lên kế hoạch kỹ đến chi tiết như thế không?

  • Nếu có thì có lẽ hoặc là cô ta phải căm ghét nạn nhân lắm thì mới đầu tư lên kế hoạch chi tiết cụ thể như vậy, hoặc là cô ta chỉ là con rối trong tay một-ai-đó, một (hoặc nhiều) kẻ rất căm ghét nạn nhân.
  • Còn nếu không (tức là cô ta không chuẩn bị kỹ đến chi tiết - cũng có nghĩa là không mang các thứ để bọc con dao) thì CA có thể khám các túi xách của KA. Trên báo chí có nói đến việc khám nhà của KA nhưng không nói cụ thể nên không biết thế nào. Mà sao cũng chẳng thấy có thông tin nào nói gì về việc cô ta mặc như thế nào và mang những gì theo khi đi gặp nạn nhân nhỉ?

2 - Sau đó cô gái gọi taxi để về nhà bạn trai. Như vậy cô ta chỉ có thể vứt sim sau khi chắc chắn đã có taxi. Vì nếu vứt sim trước khi đó thì không thể gọi taxi được.

Cháu nghĩ KA vẫn có thể goi được taxi sau khi vứt cái sim đó, vì cô ta còn một số điện thoại vẫn dùng thường ngày mà. Và rất có thể là cô ta dùng một cái sim mới khác mà cô ta cũng mua chuẩn bị sẵn (trong kế hoạch chi tiết của mình) nhưng cô ta không khai với CA??? (không biết cháu có liên tưởng xa trọng tâm quá không nhỉ?)

Vậy người ta có thể nhờ Bưu điện xác minh tất cả các cuộc gọi đi từ T/P Hanoi trong khoảng từ 1g - đến 2 giờ 30 sáng. Đây là thời điểm dễ xác minh nhất vì hầu như không ai gọi DT vào giờ này.

Bác ơi, cô ta gọi bằng di động mà, làm sao có thể xác định được cuộc gọi đi từ HN được, trừ phi cô ta dùng di động như kiểu City phone (số hiển thị thì có mã vùng, nhưng máy thì có thể mang theo bên mình). Mà lại còn trường hợp là có các mạng Home phone (Viettel) hay G-phone (Vinaphone) và EVN Telecom nữa, là các mạng cố định không dây có thể mang mã vùng tỉnh khác nữa. Có lẽ cô ta không chuẩn bị kỹ đến thế này đâu nhưng cũng nên nghĩ đến tình huống này đúng không ạ?

Cháu nghĩ nên là xác minh các số điện thoại gọi đến các hãng taxi ở HN trong khoảng thời gian đó (vì có lẽ chỉ có taxi HN mới có thể available lúc đó được).

Share this post


Link to post
Share on other sites

CHỨNG NGHIỆM LỜI TIÊN TRI 2009 của Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Ngày thứ 19 - kể từ mùng 1 Tết Kỷ Sửu.

------------------------

"Nội dung trích dẫn

Tai nạn:

Những tai nạn do chính con người gây ra cho mình, như: Tai nạn lao động, xe cô....sẽ giảm. Nhưng những tai nạn khác do cũng do chính con người gây ra như đắm phà, rơi máy bay, cháy nổ, lật tàu lửa ...sẽ đau lòng hơn.

Các quốc gia nói chung cần cảnh giác với những tệ nạn xã hội vì số lượng và mức độ nghiêm trọng của nó."

Những vụ án đau lòng liên tiếp xảy ra ở thời điểm này, chỉ mới vừa bước qua tháng giêng cũng làm chúng ta không khỏi lo ngại về diễn biến tiếp nối !

Năm ngoái cũng có rất nhiều những vụ án đau lòng liên tiếp xảy ra như là vụ bà mẹ giết 2/3 đứa con rồi tự tử nhưng không thành, chồng giết vợ cắt khúc bỏ xe hơi (2 vụ này ở Úc), và vụ ông gì hiếp dâm và giam con gái ở Anh vv ... vv ... nhớ không hết luôn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Năm ngoái cũng có rất nhiều những vụ án đau lòng liên tiếp xảy ra như là vụ bà mẹ giết 2/3 đứa con rồi tự tử nhưng không thành, chồng giết vợ cắt khúc bỏ xe hơi (2 vụ này ở Úc), và vụ ông gì hiếp dâm và giam con gái ở Anh vv ... vv ... nhớ không hết luôn.

Thực ra thì vụ án nghiêm trong năm nào chẳng có. Ai mà chẳng biết điều này. Nhưng vấn đề là số lượng và mức độ đáng chú ý của nó. Năm nay mới đầu năm đã có hàng loạt vụ tự tử. Ở Canada một gia đình giết ba đưa con và hai vợ chồng cùng chết bằng dao.

Bởi vậy Thiên Sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh mới phải nhắc nhở.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phong Lan Hoàng Thảo viết:

Bác ơi, cô ta gọi bằng di động mà, làm sao có thể xác định được cuộc gọi đi từ HN được, trừ phi cô ta dùng di động như kiểu City phone (số hiển thị thì có mã vùng, nhưng máy thì có thể mang theo bên mình). Mà lại còn trường hợp là có các mạng Home phone (Viettel) hay G-phone (Vinaphone) và EVN Telecom nữa, là các mạng cố định không dây có thể mang mã vùng tỉnh khác nữa. Có lẽ cô ta không chuẩn bị kỹ đến thế này đâu nhưng cũng nên nghĩ đến tình huống này đúng không ạ?

Cháu nghĩ nên là xác minh các số điện thoại gọi đến các hãng taxi ở HN trong khoảng thời gian đó (vì có lẽ chỉ có taxi HN mới có thể available lúc đó được).

Tôi chắc chắn rằng xác minh được. Vì bà xã tôi tháng nào cũng chi 5000, để lấy danh bạ điện thoại tôi gọi trong tháng và cả các số mà tôi gọi đến. Chính xác đến từng giây. :(

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những bài phân tích, suy luận rất hay; tiếc là tôi không rành môn lạc việt độn toán, chỉ biết sơ sơ về bốc dịch thôi.. Có bác nào đưa ra một số tiên đoán xa hơn, khác hơn không nhi? Tò mò wa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhà thơ nổi danh điên cuồng (biệt hiểu Hải khùng) ngay từ nhỏ đã có những câu thơ như 1 dự báo về chính cuộc đời của ông khi ông cũng là 1 Phá Quân gặp Hỏa Tinh ôm Xuơng Khúc nên chỉ có ông mới tiên đoán được cái chết đau đớn chính mình khi tình đời phản bội và người thân nay biến người thù. Người tình trăm năm tưởng là vợ sẽ ở mãi với mình nhưng sự thay lòng đổi dạ như 1 con dao nhọn đâm nát trái tim ông để nhà thơ cuồng loạn nhưng rất được yêu mến qua các dòng nhạc thổn thức nói lên tâm trạng của 1 kẻ thèm yêu nhưng không bao giờ thỏa mãn chỉ vì Phá Quân là phá hại tanh banh tất cả những thứ chung quanh

Chúng ta hãy đọc lại trích đoạn của bài thơ Thà Như Giọt Mưa của nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên hi sinh đến điên cuồng vị nghê thuật mà con người của ông đã quá bất bình thường để vợ con và bè bạn của ông phải từ từ xa la'nh ông, rồi cuối cùng ông tìm cái chết trước cổng chùa lặng lẽ và rất tự nhiên .

Người từ trăm năm về như dao nhọn

người từ trăm năm về như dao nhọn

dao vết ngọt đâm ta chết trầm ngâm

dòng máu chưa kịp tràn

dòng máu chưa kịp tràn

Người từ trăm năm về khơi tình động

người từ trăm năm về khơi tình động

ta chạy vòng vòng ta chạy mòn hơi

nào có hay đời cạn nào có hay cạn đời

Hơn 30 năm trước nhà thơ Phá Quân viết về viễn cảnh của phần cuối cuộc đời mình quá bi thảm, nhưng đó cũng là 1 thông điệp huyền bí báo trước cái chết bằng dao kéo dữ dội của tình nhân tượng Phá Quân của cô Kim Anh.

Người tình trăm năm của kiếp trước đã gặp oan gia nên Kim Anh sát thuơng Tiến Chính là sự kiện tất yếu xãy ra vì duyên kiếp sẽ gặp và nợ nần còn thiếu nên có người đến đòi. Tại sao lại nói như thế, có bằng chứng vì qua sự sắp xếp các cung số biê/n hiện hình tướng, lý tính và thơi kỳ ứng hiện ?

Trích từ bài viết của Killbill cho vụ án K.A

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi chắc chắn rằng xác minh được. Vì bà xã tôi tháng nào cũng chi 5000, để lấy danh bạ điện thoại tôi gọi trong tháng và cả các số mà tôi gọi đến. Chính xác đến từng giây. :rolleyes:

Bác ơi, cháu vẫn chưa hiểu ạ. Nếu mà xác minh các số gọi đến và đi của một máy di động (như bác gái nhà bác làm) thì đúng là hoàn toàn có thể. Nhưng ở trên bác nói là "Vậy người ta có thể nhờ Bưu điện xác minh tất cả các cuộc gọi đi từ T/P Hanoi trong khoảng từ 1g - đến 2 giờ 30 sáng." Có nghĩa là trong khoảng từ 1h-2h30 sáng trên cả nước sẽ có N số điện thoại gọi, trong đó có:

  • a số City phone (hệ thống điện thoại vô tuyến nội thị HN, tp HCM): chỉ phủ sóng HN, tp HCM nên chỉ gọi được khi ở trong HN hoặc tp HCM
  • b số cố định có dây (bao gồm HN và các tỉnh khác)
  • c số cố định không dây (tức là hiển thị có mã vùng như máy cố định nhưng có thể mang theo bên mình như máy di động, dạng này cũng giống City phone nhưng còn dành cho cả các tỉnh khác), các số này cũng bao gồm HN và các tỉnh khác
  • d số điện thoại công cộng (bao gồm HN và các tỉnh khác)
  • e số điện thoại di động (số di động thì không xác định được vùng mà nó hoạt động)
Như vậy, trong các trường hợp trên thì nếu KA dùng điện thoại như 4 trường hợp đầu thì chúng ta có thể xác định được các cuộc gọi đi từ tp Hà Nội, nhưng với trường hợp thứ 5 là dùng di động thì không thể xác định được cuộc gọi từ số máy di động này được thực hiện ở đâu (trong hay ngoài HN). Mà khả năng KA dùng điện thoại như 4 trường hợp trên thì ít xảy ra (chứ không phải không có). Vậy nên cháu nghĩ việc xác minh các cuộc gọi đi từ Hn là hơi khó.

Vài ý kiến nhỏ, có gì sai mong bác bỏ qua ạ. Kính chúc bác sức khỏe!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phong Lan Hoàng thảo thân mến.

Hoàn toàn xác minh được bởi vì:

1 - Cuộc gọi được xác minh từ Hanoi - Theo lời khái của Kim Anh - thậm chí xác minh rõ đến khu vực gọi DT - Khu Ba Đình. Bởi vậy, tất cả các trường hợp trên bị loại trừ.

2 - Người ta có thể tìm cuộc gọi đi của nạn nhân trong ngày hôm đó cho một số Dt lạ vào khoảng từ 12 giờ trưa đến chiều tối - Do nạn nhân gọi cho Kim Anh để hẹn đi chơi vào số sim mới - theo lời khai của Kim Anh. Nếu quả thực không thể tìm thấy số gọi đi từ nạn nhân đến Kim Anh thì có thể nói vụ giết người này có một hệ thống tổ chức qui mô ngay trong ....bưu điện.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vấn đề được đặt ra là:

Có thật nạn nhân tán tỉnh Kim Anh để đến mức độ cô ta phải cảm thấy xúc phạm nên đã giết nạn nhân không? Lấy gì làm bằng chứng khi chính cô ta chủ động gọi cho nạn nhân - dù tình cờ theo cô ta khai - và nạn nhân đã chết?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phong Lan Hoàng thảo thân mến.

Hoàn toàn xác minh được bởi vì:

2 - Người ta có thể tìm cuộc gọi đi của nạn nhân trong ngày hôm đó cho một số Dt lạ vào khoảng từ 12 giờ trưa đến chiều tối - Do nạn nhân gọi cho Kim Anh để hẹn đi chơi vào số sim mới - theo lời khai của Kim Anh. Nếu quả thực không thể tìm thấy số gọi đi từ nạn nhân đến Kim Anh thì có thể nói vụ giết người này có một hệ thống tổ chức qui mô ngay trong ....bưu điện.

Cái này cơ quan điều tra họ làm rồi anh ạ ! Với 1 vụ án, thông thường họ kết hợp với bên viễn thông truy tìm được cả Sim K.A vất ở đâu vì chỉ cần phát sóng phóng tín hiệu là sẽ kết nối được tất.

Vấn đề là họ nghi binh để đánh lạc hướng các đối tượng liên quan và họ chưa công bố với báo chí thôi ạ ! Có khả năng vụ án này sẽ có kết luận đơn giản để đi vào quên lãng......... :rolleyes:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cái này cơ quan điều tra họ làm rồi anh ạ ! Với 1 vụ án, thông thường họ kết hợp với bên viễn thông truy tìm được cả Sim K.A vất ở đâu vì chỉ cần phát sóng phóng tín hiệu là sẽ kết nối được tất.

Vấn đề là họ nghi binh để đánh lạc hướng các đối tượng liên quan và họ chưa công bố với báo chí thôi ạ !

Có khả năng vụ án này sẽ có kết luận đơn giản để đi vào quên lãng......... :rolleyes:

Cột cờ đến đây là hết!*

:D :D :lol:

--------

* Chú thích: Có câu chuyện hài khá phổ biến:

Một người trong bệnh viện tâm thần trèo lên cột cờ treo một tấm bảng ghi hàng chữ: Cột cờ đến đây là hết! Họ lý luận rằng: Cần phải treo biển báo như vậy để giảm thiểu tai nạn. Nếu không , người ta không biết cứ trèo tiếp sẽ té.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo em nghĩ, cái mà cơ quan điều tra hay cơ quan ngôn luận đang, sẽ công bố cho công chúng thông thường chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Có thể vì một lý do nào đó, mà phần chìm của tảng băng thì.. "các anh không cần phải biết" :D . Vậy vấn đề đặt ra cho những người tò mò, những người ham hiểu biết, những người cần hiểu gốc rễ của vấn đề - đang tham gia diễn đàn này là: bằng những suy luận, bằng những công cụ dịch lý, độn toán.. chúng ta có thể tìm hiểu được gốc rễ vấn đề hay không?; Động cơ của vụ án? Và nếu đây là một âm mưu, một vụ giết người có chủ đích thì mục đích, động cơ giết người của hung thủ hay nhóm hung thủ là gì? Tiền bạc? danh dự? mối làm ăn? hay nạn nhân đang giữ một bí mật nào đó liên quan đến hung thủ, uy hiếp hung thủ buộc hung thủ phải giết người diệt khẩu... Em phản đối lập luận: "hung thủ giết người theo kiểu bột phát tuỳ hứng.." đấy nhé! :D .

Căn cứ thời điểm gây án, được quẻ Đại súc quẻ biến là quẻ Cổ; Đại súc: mặt trời trong núi, sự chứa lớn.

Hào sơ cửu Thê tài tý thủy động hóa huynh: huynh đệ ở hào 3, hào 4 có chuyện đây!, lời hào "có nguy hiểm". Hào bốn Huynh đệ tuất thổ -Huynh hóa quỷ, quỷ hóa huynh, huynh hóa thê.. tượng có quan hệ bất chính, kiếp tài, gian dâm. Hào sơ cửu dương động chủ về quá khứ. Lời hào : "Hào bốn ngăn nó, chưa phạm vào nó; nếu tiến thì bị tai nạn, nguy hiểm, có sự hiểm.." Hào hai quan quỷ dần mộc trì thế: cái này là có âm mưu rồi nhé :rolleyes: Dần mộc được nguyệt kiến, nhật kiến, hào động sinh phò.. được sinh thái quá, quá thì gãy. Sơ hào tý thủy động hợp sửu; đến giờ tý, sửu hóa hợp sinh quan quỷ-> trùng với thời điểm gây án.

Các chú công an thì sao nhi?- Tử tôn thân kim phục thần ám động, phục thần được phi thần sinh, Các chú công an huy động lực lượng đông và chủ động phá án. 19/2/2009 ngày mùi, quan quỷ dần mộc vào mộ; tử tôn thân kim được sinh vượng; Quả nhiên đêm 18 rạng ngày 19 bắt được hung thủ; giờ mùi 19/2/09 hung thủ nhận tội...

Nội quái ngoại quái quẻ chủ đều có quỷ có huynh.. có sự tiếp tay của người ngoài hay trong ngoài phối hợp gây án?. Quẻ Hỗ chấn trên, đoài dưới.. Trưởng nam với thiếu nữ cũng là quan hệ bất chính rồi. Thiếu nữ thì là em KA rồi, còn trưởng nam là bác nào đây? Bác lái xe taxi hay thanh niên nào bạn em KA nhỉ?

..Em vẫn chưa kết luận quẻ đâu nhé!

Có ai làm một quẻ về lời khai của em KA không nhỉ?

Trên đây là một số hiểu biết sơ sài của em về dịch học, có gì sai hoặc chưa đúng mong các bác chỉ bảo hướng dẫn thêm giúp em. thank.

Share this post


Link to post
Share on other sites

2 - Sau đó cô gái gọi taxi để về nhà bạn trai. Như vậy cô ta chỉ có thể vứt sim sau khi chắc chắn đã có taxi. Vì nếu vứt sim trước khi đó thì không thể gọi taxi được. Vậy người ta có thể nhờ Bưu điện xác minh tất cả các cuộc gọi đi từ T/P Hanoi trong khoảng từ 1g - đến 2 giờ 30 sáng. Đây là thời điểm dễ xác minh nhất vì hầu như không ai gọi DT vào giờ này. Có cuộc gọi nào trong giờ đó không?

Bác Thiên Sứ kính mến,

Khi đọc những dòng trên của bác, theo cháu hiểu, mục đích của việc xác minh các cuộc gọi đi từ thành phố HN là để tìm ra xem có đúng là cô ta có gọi taxi thật không, hay là chuyện taxi chỉ là chuyện bịa của cô ta để che dấu một kẻ thứ 3.

Cháu nghĩ là với mục đích vậy thì chỉ cần xác định các số điện thoại gọi vào các hãng taxi ở HN là được, vì bác cũng nói giờ này ít người gọi điện, và gọi taxi thì lại càng ít, nên như vậy thì dễ giới hạn các số điện thoại hơn, từ đó kết hợp với việc kiểm tra các cuộc gọi đến và đi trong máy nạn nhân để tìm ra số điện thoại của KA, check với danh sách các số gọi đến các hãng taxi thì sẽ biết là có đúng cô ta có gọi điện đến taxi không. Tuy nhiên, cháu nghĩ cũng cần lưu ý một trường hợp (mà hình như bác cũng nói rồi đấy ạ) là có taxi đỗ ở gần đó và cô ta lại vẫy taxi luôn mà ko cần gọi điện.

Còn về việc xác định các cuộc gọi đi từ Hn thì như cháu đã nói ở bài trước đó ạ, sẽ phải giới hạn từ các cuộc gọi trong cả nước với rất nhiều hình thức gọi, rồi từ đó giới hạn đến khu vực Hn, rồi lại check với list gọi đi và đến của máy nạn nhân, để từ đó mới ra kết quả là cô ta có gọi điện đến taxi không, như vậy thì công việc lâu hơn.

Nếu CA làm như cách mà cô Wildlavender nói:

Cái này cơ quan điều tra họ làm rồi anh ạ ! Với 1 vụ án, thông thường họ kết hợp với bên viễn thông truy tìm được cả Sim K.A vất ở đâu vì chỉ cần phát sóng phóng tín hiệu là sẽ kết nối được tất.

thì việc xác định vị trí Sim mà KA vứt quá ngon lành rồi còn gì ạ. Vậy mà từ hồi đến giờ không thấy báo chí thông tin gì thêm. Có lẽ đúng là họ sẽ kết luận vụ án đơn giản để đi vào quên lãng thật, hic. Thế thì tiếc nhỉ, vì không kiểm chứng được khả năng "thám tử" của mọi người (vì có vẻ như rất nhiều diễn đàn bàn luận chủ đề này).

Share this post


Link to post
Share on other sites

22:29 ngày 06 tháng 03 năm 2009

Hưu TC + Sinh Vô Vong.

Vụ án sẽ kết thúc một cách "vô duyên" (kiểu đầu voi đuôi chuột).

KA sẽ chỉ thọ án chừng 4-5 năm còn việc tuyên án có thể lâu hơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

22:29 ngày 06 tháng 03 năm 2009

Hưu TC + Sinh Vô Vong.

Vụ án sẽ kết thúc một cách "vô duyên" (kiểu đầu voi đuôi chuột).

KA sẽ chỉ thọ án chừng 4-5 năm còn việc tuyên án có thể lâu hơn.

Gần 1 tuần nay thông tin về vụ án gần như im ắng !

Theo luận tên ,tên cô này có ngũ cách khá tốt nên Phúc Anh thấy việc gặp hạn cũng không lâu .

Có lẽ đúng như Thiên Huy nói , kết thúc vụ án này " sẽ không có án tử hình " !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vụ này người chết mang theo sự thật. Vụ án rồi sẽ chìm đi. Những bí mật chỉ có những bên trong cuộc biết. Sự chấm dứt có toan tính và sắp đặt.

Nghi ngờ của chú Thiên Sứ có cơ sở. Nhưng sự thật ở trong bóng tối. Đời sống XH khó có thể rành mạch đen trắng, đúng sai.

Liên tiếp trong cuối tháng 2, nhất là đầu tháng 3 này mấy vụ cắt cổ, chặt đầu. Giờ người giết nhau như giết gà. Nhưng điều ma quỷ xui khiến ấy không đáng sợ bằng sự thờ ơ và sợ hãi của cộng đồng. Thấy một người kêu cứu mà không quan tâm, không dám cứu. Con người hèn nhát và chỉ còn bản năng. Xã hội càng hiện đại, phát triển người ta càng sợ hãi. Thật là nghịch cảnh.

Một ý kiến nhỏ của P: dùng các thông tin báo chí để phân tích phải cẩn trọng vì rất nhiều thông tin tùy tiện. Từ sự thật đến báo chí cái lông chim đã biến thành con bò. Ngay cả công an để phá án cũng cần quấy tung hỏa mù dư luận để dễ đối phó với đối tượng. Nếu luận đoán nên tập trung luận quẻ và xem số để chiêm nghiệm với thông tin mới thì hay hơn. Vì suy luận phân tích như cơ quan điều tra thì chúng ta cũng không đủ nghiệp vụ. Trừ khi để giải trí.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vụ này người chết mang theo sự thật. Vụ án rồi sẽ chìm đi. Những bí mật chỉ có những bên trong cuộc biết. Sự chấm dứt có toan tính và sắp đặt.

Nghi ngờ của chú Thiên Sứ có cơ sở. Nhưng sự thật ở trong bóng tối. Đời sống XH khó có thể rành mạch đen trắng, đúng sai.

Liên tiếp trong cuối tháng 2, nhất là đầu tháng 3 này mấy vụ cắt cổ, chặt đầu. Giờ người giết nhau như giết gà. Nhưng điều ma quỷ xui khiến ấy không đáng sợ bằng sự thờ ơ và sợ hãi của cộng đồng. Thấy một người kêu cứu mà không quan tâm, không dám cứu. Con người hèn nhát và chỉ còn bản năng. Xã hội càng hiện đại, phát triển người ta càng sợ hãi. Thật là nghịch cảnh.

Một ý kiến nhỏ của P: dùng các thông tin báo chí để phân tích phải cẩn trọng vì rất nhiều thông tin tùy tiện. Từ sự thật đến báo chí cái lông chim đã biến thành con bò. Ngay cả công an để phá án cũng cần quấy tung hỏa mù dư luận để dễ đối phó với đối tượng. Nếu luận đoán nên tập trung luận quẻ và xem số để chiêm nghiệm với thông tin mới thì hay hơn. Vì suy luận phân tích như cơ quan điều tra thì chúng ta cũng không đủ nghiệp vụ. Trừ khi để giải trí.

Tôi cũng đồng ý với quan điểm của bác P. Tôi nghĩ giả sử có đồng phạm, thì cơ quan điều tra, bằng các phương pháp nghiệp vụ, rà soát các mối quan hệ của KA và của cả nạn nhân, rồi sẽ điều tra ra thôi. Nếu giả sử đồng phạm có mối quan hệ với Công an, thì họ phải cân nhắc, toan tính để công bố thông tin; biết đâu họ chẳng nghĩ: đằng nào thì nghi phạm cũng nhận tội rồi, người chết là hết.. cứ để cái kết nhẹ nhàng, tất cả các bên cùng có lợi.. Em KA nhận một cái án nhẹ nhàng, đồng phạm thì tốn kém tý chút, vài lần mùng 2 tháng 9 là lại có cơ hội làm lại cuộc đời.

Lời cuối, Mong KA sớm ăn năn hối cải. Khe cửa tương lai vẫn chưa khép lại với cô.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh chị em nào có khả năng xin cứ phân tích tiếp.

Riêng tôi thì "Cột cờ đến đây là hết!". Tôi không lĩnh lương ở cơ quan an ninh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thực ra thì vụ án nghiêm trong năm nào chẳng có. Ai mà chẳng biết điều này. Nhưng vấn đề là số lượng và mức độ đáng chú ý của nó. Năm nay mới đầu năm đã có hàng loạt vụ tự tử. Ở Canada một gia đình giết ba đưa con và hai vợ chồng cùng chết bằng dao.

Bởi vậy Thiên Sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh mới phải nhắc nhở.

Mong bác đừng hiểu lầm, cháu không có ý cho rằng tiên đoán của bác không đúng, nhưng muốn chứng minh tính đúng đắn, ít ra cũng phải có tài liệu thống kê đáng tin cậy hơn là những gì các tờ báo "cải đơi" chọn đăng.

Cháu nghĩ rằng thời nay, báo chí chỉ đưa những tin đại chúng muốn đọc, và buồn thay, đó là những tin thuộc loại cướp, hiếp, giết kiểu này.

Vấn đề đạo đức suy đồi trong xã hội trên toàn thế giới thì đã xảy ra khá lâu rồi chứ không phải chỉ 1, 2 năm nay, và xu hướng chung là ngày càng tồi tệ, điều này, cháu không cần tiên tri, cũng có thể cảm nhận được.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kim Anh: Tội ác mang gương mặt thơ ngây?

Thứ hai, 9/3/2009, 11:35 GMT+7

Đã hơn 3 tuần kể từ khi công an Hà Nội tìm ra thủ phạm giết người trên xe Lexus. Từ khi dời giảng đường đại học, Kim Anh cũng ngần ấy ngày phải bắt đầu cuộc sống sau song sắt của một người tù. Nhưng trái với sự lo lắng của nhiều người rằng, với tuổi đời quá trẻ, cô gái mang gương mặt thơ ngây sẽ bị suy sụp khi cuộc đời bị bất ngờ rẽ sang một ngã khác, đắng cay hơn, tăm tối hơn…

Kim Anh trong những ngày đầu tiên tại trại giam Hà Nội vẫn hoàn toàn bình thường. Chỉ có điều duy nhất cô phàn nàn là cuộc sống ở trong trại giam không giống như ở nhà, phòng giam thì lạnh lẽo cô đơn quá mà cô thì từ bé đến lớn toàn ăn sung mặc sướng…

Theo quy định của pháp luật, những đối tượng đã bị Đội Điều tra trọng án “sờ gáy” đều là tội phạm nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Thế nên trong căn phòng làm việc của đội điều tra trọng án trên tầng 3 của ngôi biệt thự Pháp cổ số 7 Thiền Quang, trụ sở chính của phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội của Công an Hà Nội, hầu hết thủ phạm của những vụ án nghiêm trọng nhất Hà Nội đều phải đến đây và ở lại trong những ngày đầu tiên khi mà tội ác mới bị phát hiện.

Cũng bởi vậy mà ngưòi ta được chứng kiến nhiều lắm những hốt hoảng, hoang mang, cay đắng, những dằn vặt, nuối tiếc, xót xa của những người đã trót sa lầy vào tội ác. Những diễn biến tâm lí của tội phạm nhiều khi không giống nhau, tuỳ vào tính cách và hoàn cảnh phạm tội nhưng nhìn chung họ giống nhau ở một điểm là hoảng hốt khi tội ác bị vạch mặt chỉ tên.

Còn nhớ vụ giết người đốt xác ở Bạch Mai, thủ phạm là một bác sĩ tuổi ngoại tứ tuần. Người đàn ông đã từng bôn ba ở nước ngoài nhiều năm, từng có một đời vợ và nhiều đời người tình. Có học và từng trải là thế nhưng khi bị cơ quan điều tra gọi hỏi và đưa ra một vài chứng cứ thì dường như anh ta suy sụp hoàn toàn. Cũng tại căn phòng này, ông ta hốt hoảng đến gần như ngất lịm sau khi thú nhận toàn bộ tội lỗi.

Điều đó cũng chằng có gì lạ bởi nó phù hợp với lẽ thường – “có tật- giật mình”, “gieo gió gặt bão”.

Nhưng Kim Anh lại là một trường hợp đặc biệt. Cô gái mang gương mặt thơ ngây ấy lại bình tĩnh đến lạnh lùng ngay từ cái đêm 19/2, khi cơ quan công an đưa cô từ khu vực nhà người yêu về đội điều tra trọng án… Không hoảng hốt cũng không suy sụp, lại có trí thức nên Kim Anh không quá khó khăn để bày ra hàng loạt những tình tiết ngoại phạm.

Rằng, cái đêm xảy ra án mạng là đêm bước sang ngày lễ tình nhân mà đối với một cô gái luôn coi tình yêu là điều thiêng liêng, thánh thiện như cô thì hà cớ gì lại chấp nhận qua đêm với một người đàn ông mà cô không còn tình cảm như anh Chính. Rằng, số điện thoại mà cơ quan điều tra tìm thấy trong máy của anh Chính cô đã thôi không dùng từ đó rất lâu rồi. Rằng, cô chỉ là một cô gái yếu đuối không thể là một kẻ sát nhân…

Bình tĩnh và tự tin, cô trình bày tất cả những điều đó với sự rành rọt hiếm thấy. Cho dù các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho hành vi phạm tội của Kim Anh đã quá rõ ràng và Cơ quan điều tra cũng chỉ cho cô thấy điều ấy, nhưng cô vẫn không thừa nhận bất kì điều gì. Thức với cô gần như trắng đêm ấy, các điều tra viên hầu như không bắt gặp trên gương mặt xinh đẹp của cô bất kì một sự hốt hoảng nào, dù là thoáng qua. Gần sáng, đại uý Nguyễn Thị Phượng động viên cô đi ngủ…

Sáng hôm sau, cô tỉnh dậy, người yêu cô cũng đến đây. Không bao giờ tin cô người tình bé bỏng thơ ngây là kẻ sát nhân, anh hối Cơ quan điều tra phải nhanh chóng trả tự do cho cô “để cô ấy còn đến giảng đường, còn đi thi vì cô ấy không dính dáng đến vụ án ghê rợn này”. Kim Anh đã từng tâm sự với đại uý Nguyễn Thị Phượng rằng, người yêu cô và gia đình anh ấy không hề biết gì về quá khứ không mấy tốt đẹp của cô, không biết rằng 18 tuổi cô đã là bồ nhí của một người đàn ông đã có gia đình và có con trai đúng bằng tuổi cô.

Trong mắt họ, cô là một cô gái danh giá, trí thức và xinh đẹp. Cô kể rằng, cô thường xuyên đến nhà người yêu, mẹ anh ta cũng quý cô như con gái và chỉ chờ mấy tháng nữa cô ra trường là đón cô về làm vợ hiền dâu thảo. Quá khứ không mấy tốt đẹp kia Kim Anh giấu khéo đến nỗi mẹ cô còn không biết gì. Cho dù, bà cũng là trí thức và theo như lời bà kể thì bà cũng rất quan tâm đến con.

Nhưng chính bà cũng không biết mối quan hệ trái đạo lí của con gái mình với anh Chính cho dù thành phố Cao Bằng thì nhỏ mà hai gia đình thì không xa nhau lắm. Trong mắt bà, Kim Anh ngây thơ, ngố lắm. Con bé cả ngày chỉ biết học. Lớp 4 rồi mà cháu không biết phân biệt gà trống với gà mái, đâu là cây mía, đâu là cây tre.

Trở lại câu chuyện của Kim Anh. Đã từng điều tra nhiều vụ án nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng nhưng trong trường hợp của Kim Anh dường như là một ngoại lệ. Ẩn giấu đằng sau khuôn mặt thơ ngây với đôi mắt sáng lấp loá sau cặp kính cận là một người đàn bà máu lạnh. Theo quy luật tâm lí thông thường, sau khi thực hiện xong tội ác, kẻ sát nhân thường có biểu hiện bất thường, mà thể hiện rõ nhất là buồn bã, lo lắng, mất ăn mất ngủ, thậm chí có người lo sợ đến nỗi tự tử hoặc bỏ trốn.

Nhưng Kim Anh thì không, ngay sau khi sát hại anh Chính một cách dã man, Kim Anh vẫn đi học bình thường, vẫn đi chơi với bạn bè và người yêu. Cuộc sống của cô bình thường như không thể bình thường hơn được nữa. Thế cho nên, thái độ của cô với Cơ quan điều tra buổi sáng hôm 20/2 cũng thực là điều dễ hiểu…

Sau này, Kim Anh khai nhận với cơ quan công an rằng, sau khi cứa cổ anh Chính, thấy anh ta lái xe bỏ đi, nghĩ rằng anh Chính chỉ bị thương nên đó có thể nguyên nhân Kim Anh không có ý định bỏ trốn mà chỉ chuyển nơi ở do sợ sau này sẽ bị trả thù. Nhưng điều này có vẻ không đáng tin vì chỉ ngay buổi sáng hôm sau, hầu hết các tờ báo ở Hà Nội đều đăng tin về cái chết của nạn nhân.

Vì thế, có một khả năng khác được suy đoán là khi biết tin anh Chính đã chết, biết chắc Cơ quan điều tra sẽ rà soát những người bỏ trốn khỏi nơi cư trú nên Kim Anh đã cố gắng bình tĩnh và sinh hoạt như trước kia, tránh bị phát hiện. Nhưng cho dù suy đoán đó có chính xác hay không thì việc một cô gái trẻ, chưa từng vào tù ra tội lần nào duy trì được thái độ bình tĩnh sau khi thực hiện hành vi giết người dã man như cô quả là hiếm có. Điều ấy không chỉ chứng tỏ khả năng che giấu tội ác của cô mà còn cho thấy sự xuống cấp của đạo đức khi cô vô cảm trước tội ác của chính bản thân mình.

Trở lại câu chuyện về cuộc điều tra. Sau một đêm bai bải chối tội, không thừa nhận bất kì một điều gì, sáng ngày 20/2, được cơ quan điều tra động viên thuyết thực, cô đã nhận tội với mong muốn sẽ được hưởng quy định của pháp luật về việc người phạm tội khai báo thành khẩn sẽ được khoan hồng. Nhưng cô đặt điều kiện sau khi khai báo phải được gặp người thân.

Vì tình người và cả sự nhân đạo của pháp luật, cơ quan điều tra đã đồng ý cho cô gặp tất cả những người mà cô là cho là thân yêu nhất: cha mẹ ruột, mẹ người yêu. Đêm hôm đó, tại trụ sở Đội Điều tra trọng án, trong khi đại uý Nguyễn Thị Phượng và đồng đội của chị vì nhiệm vụ phải thức trắng đêm để trông giữ cô thì cô ngủ ngon lành, ngáy o o suốt đêm, bình thản một cách lạ lùng…

Sáng ngày 21/2, Cơ quan điều tra tiến hành thực nghiệm điều tra. Theo đó, cô phải diễn lại hành động sát hại nạn nhân dưới sứ giám sát của Cơ quan điều tra và đại diện Viện Kiểm sát. Đồng thời, cô phải đến hiện trường là ngõ 279 Đội Cấn để chỉ địa điểm xảy ra vụ án. Các phương án bảo vệ hiện trường, giám sát chặt chẽ thủ phạm để tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc như thủ phạm bỏ trốn hoặc có những vấn đề về sức khoẻ (như ngất đi do quá sợ hãi, tự tử…) đã được cơ quan điều tra tính toán một cách kĩ lưỡng.

Nhưng cô đã bình tĩnh một cách lạ kì khi diễn lại các hành vi tội ác. Không hoảng loạn, thậm chí cũng không hề run rẩy, cô cầm dao diễn tả lại tất cả những gì cô đã làm trong đêm 13/2. Trên đường từ hiện trường trở về trụ sở Đội Điều tra trọng án, cô vẫn giữ được thái độ bình thường như thế. Thậm chí, khi điều tra viên Đặng Việt Quảng và địa uý Nguyễn Thị Phượng nói rằng muốn nghe cô hát vì biết cô là cây văn nghệ thì cô đã hát ngay bài hát của nhạc sĩ Hoàng Vân- “Bài ca người giáo viên nhân dân”.

Thái độ bình thản của cô làm tôi chợt thắt lòng nhớ đến một người đàn bà phạm tội khác, trong vụ án đã từng làm xôn xao Hà Nội khoảng chục năm về trước. Đó là Nguyễn Thị Duyên (tức Quỳnh), kẻ đã dã man ném một bé gái khoảng 3 tuổi là con riêng của chồng xuống sông Hồng vì ghen với quá khứ của chồng. Quỳnh có nhiều nét giống với Kim Anh, cùng là phụ nữ, cùng có học, cùng phạm tội khi còn rất trẻ.

Quỳnh bị bắt khi mới 19, đang học dở đại học và bị Toà án nhân dân Hà Nội tuyên án tử hình khi 21 tuổi. Nhưng may mắn cho Quỳnh, vì cô vừa phạm tội khi vừa sinh con được 3 tháng nên năm 1999, nhờ quy đinh 32 của Quốc hội quy định không tử hình với phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi, Quỳnh đã được ân giảm xuống chung thân.

Sau gần chục năm sau kể từ ngày Quỳnh được tha tội chết, trong một chuyến công tác tới trại giam số 5 Thanh Hoá, nơi cô thi hành bản án chung thân, tôi đã gặp lại Quỳnh. Cô sọm đi nhiều so với ngày tôi gặp cô khi mới bị bắt. Đôi vai gầy nhô lên sau làn áo tù kẻ sọc rộng thùng thình. Cô bảo, ở tù không quá khổ nhưng ngần ấy năm cô luôn bị giày vò bởi những ám ảnh tội lỗi do mình gây ra nên không thể nào sống yên được.

Mà không phải chỉ đến khi được ân giảm án tử hình rồi cô mới thế. Ngay từ khi còn ngồi ở trại giam chờ xét xử, cô đã gửi một bức thư chan chứa nước mắt cho chồng tạ tội, rằng: “Trong lúc này đây em chẳng biết nói gì với anh cả… Không biết rằng cuộc đời em sẽ phải cách ly với xã hội một thời gian dài hay em phải vĩnh viễn ra đi mang theo bao nhiêu sự ân hận xót xa mà nợ đời này em không trả được. Cứ mỗi ngày trôi qua là hai hàng nước mắt lại cạn dần đi”.

Và rồi, sau đó, hàng chục năm trôi qua với bao biến động đắng cay trong cuộc đời của một người đàn bà nhưng cô vẫn luôn bị dằn vặt. Có lẽ vì thế mà Quỳnh không béo lên được. Cô chỉ nặng có 40 cân. Phần vì trại giam quá xa, phần vì thời gian dài đằng đẵng làm cha mẹ cô mệt mỏi nên đã lâu rồi cô không được thăm nuôi, chỉ nhận được quà và tiền từ quê gửi lên qua đường bưu điện. Nhưng cô bảo rằng cô không dám đòi hỏi quá nhiều vì cô là một kẻ tội lỗi.

Chồng cô cũng đã lấy vợ khác. Cô cũng không dám giận hờn gì vì “tội ác của em làm sao anh ấy tha thứ được”. Và, cô khóc. Đôi vai gầy rung lên từng chập: “Chị ơi, giá mà em chết được thì tội lỗi mới được giải thoát”. Tôi chợt thấy thương những giọt nước mắt đắng cay ấy và hiểu khi con người không vô cảm mà còn biết day dứt, biết ám ảnh về tội ác của chính mình khi ấy họ còn hy vọng hoàn lương.

Bằng không thì con đường hoàn lương sẽ trở nên xa ngái…

Theo An Ninh Thế Giới

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kim Anh: Tội ác mang gương mặt thơ ngây?

Thứ hai, 9/3/2009, 11:35 GMT+7

Đã hơn 3 tuần kể từ khi công an Hà Nội tìm ra thủ phạm giết người trên xe Lexus. Từ khi dời giảng đường đại học, Kim Anh cũng ngần ấy ngày phải bắt đầu cuộc sống sau song sắt của một người tù. Nhưng trái với sự lo lắng của nhiều người rằng, với tuổi đời quá trẻ, cô gái mang gương mặt thơ ngây sẽ bị suy sụp khi cuộc đời bị bất ngờ rẽ sang một ngã khác, đắng cay hơn, tăm tối hơn…

Kim Anh trong những ngày đầu tiên tại trại giam Hà Nội vẫn hoàn toàn bình thường. Chỉ có điều duy nhất cô phàn nàn là cuộc sống ở trong trại giam không giống như ở nhà, phòng giam thì lạnh lẽo cô đơn quá mà cô thì từ bé đến lớn toàn ăn sung mặc sướng…

Theo quy định của pháp luật, những đối tượng đã bị Đội Điều tra trọng án “sờ gáy” đều là tội phạm nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Thế nên trong căn phòng làm việc của đội điều tra trọng án trên tầng 3 của ngôi biệt thự Pháp cổ số 7 Thiền Quang, trụ sở chính của phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội của Công an Hà Nội, hầu hết thủ phạm của những vụ án nghiêm trọng nhất Hà Nội đều phải đến đây và ở lại trong những ngày đầu tiên khi mà tội ác mới bị phát hiện.

Cũng bởi vậy mà ngưòi ta được chứng kiến nhiều lắm những hốt hoảng, hoang mang, cay đắng, những dằn vặt, nuối tiếc, xót xa của những người đã trót sa lầy vào tội ác. Những diễn biến tâm lí của tội phạm nhiều khi không giống nhau, tuỳ vào tính cách và hoàn cảnh phạm tội nhưng nhìn chung họ giống nhau ở một điểm là hoảng hốt khi tội ác bị vạch mặt chỉ tên.

Còn nhớ vụ giết người đốt xác ở Bạch Mai, thủ phạm là một bác sĩ tuổi ngoại tứ tuần. Người đàn ông đã từng bôn ba ở nước ngoài nhiều năm, từng có một đời vợ và nhiều đời người tình. Có học và từng trải là thế nhưng khi bị cơ quan điều tra gọi hỏi và đưa ra một vài chứng cứ thì dường như anh ta suy sụp hoàn toàn. Cũng tại căn phòng này, ông ta hốt hoảng đến gần như ngất lịm sau khi thú nhận toàn bộ tội lỗi.

Điều đó cũng chằng có gì lạ bởi nó phù hợp với lẽ thường – “có tật- giật mình”, “gieo gió gặt bão”.

Nhưng Kim Anh lại là một trường hợp đặc biệt. Cô gái mang gương mặt thơ ngây ấy lại bình tĩnh đến lạnh lùng ngay từ cái đêm 19/2, khi cơ quan công an đưa cô từ khu vực nhà người yêu về đội điều tra trọng án… Không hoảng hốt cũng không suy sụp, lại có trí thức nên Kim Anh không quá khó khăn để bày ra hàng loạt những tình tiết ngoại phạm.

Rằng, cái đêm xảy ra án mạng là đêm bước sang ngày lễ tình nhân mà đối với một cô gái luôn coi tình yêu là điều thiêng liêng, thánh thiện như cô thì hà cớ gì lại chấp nhận qua đêm với một người đàn ông mà cô không còn tình cảm như anh Chính. Rằng, số điện thoại mà cơ quan điều tra tìm thấy trong máy của anh Chính cô đã thôi không dùng từ đó rất lâu rồi. Rằng, cô chỉ là một cô gái yếu đuối không thể là một kẻ sát nhân…

Bình tĩnh và tự tin, cô trình bày tất cả những điều đó với sự rành rọt hiếm thấy. Cho dù các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho hành vi phạm tội của Kim Anh đã quá rõ ràng và Cơ quan điều tra cũng chỉ cho cô thấy điều ấy, nhưng cô vẫn không thừa nhận bất kì điều gì. Thức với cô gần như trắng đêm ấy, các điều tra viên hầu như không bắt gặp trên gương mặt xinh đẹp của cô bất kì một sự hốt hoảng nào, dù là thoáng qua. Gần sáng, đại uý Nguyễn Thị Phượng động viên cô đi ngủ…

Sáng hôm sau, cô tỉnh dậy, người yêu cô cũng đến đây. Không bao giờ tin cô người tình bé bỏng thơ ngây là kẻ sát nhân, anh hối Cơ quan điều tra phải nhanh chóng trả tự do cho cô “để cô ấy còn đến giảng đường, còn đi thi vì cô ấy không dính dáng đến vụ án ghê rợn này”. Kim Anh đã từng tâm sự với đại uý Nguyễn Thị Phượng rằng, người yêu cô và gia đình anh ấy không hề biết gì về quá khứ không mấy tốt đẹp của cô, không biết rằng 18 tuổi cô đã là bồ nhí của một người đàn ông đã có gia đình và có con trai đúng bằng tuổi cô.

Trong mắt họ, cô là một cô gái danh giá, trí thức và xinh đẹp. Cô kể rằng, cô thường xuyên đến nhà người yêu, mẹ anh ta cũng quý cô như con gái và chỉ chờ mấy tháng nữa cô ra trường là đón cô về làm vợ hiền dâu thảo. Quá khứ không mấy tốt đẹp kia Kim Anh giấu khéo đến nỗi mẹ cô còn không biết gì. Cho dù, bà cũng là trí thức và theo như lời bà kể thì bà cũng rất quan tâm đến con.

Nhưng chính bà cũng không biết mối quan hệ trái đạo lí của con gái mình với anh Chính cho dù thành phố Cao Bằng thì nhỏ mà hai gia đình thì không xa nhau lắm. Trong mắt bà, Kim Anh ngây thơ, ngố lắm. Con bé cả ngày chỉ biết học. Lớp 4 rồi mà cháu không biết phân biệt gà trống với gà mái, đâu là cây mía, đâu là cây tre.

Trở lại câu chuyện của Kim Anh. Đã từng điều tra nhiều vụ án nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng nhưng trong trường hợp của Kim Anh dường như là một ngoại lệ. Ẩn giấu đằng sau khuôn mặt thơ ngây với đôi mắt sáng lấp loá sau cặp kính cận là một người đàn bà máu lạnh. Theo quy luật tâm lí thông thường, sau khi thực hiện xong tội ác, kẻ sát nhân thường có biểu hiện bất thường, mà thể hiện rõ nhất là buồn bã, lo lắng, mất ăn mất ngủ, thậm chí có người lo sợ đến nỗi tự tử hoặc bỏ trốn.

Nhưng Kim Anh thì không, ngay sau khi sát hại anh Chính một cách dã man, Kim Anh vẫn đi học bình thường, vẫn đi chơi với bạn bè và người yêu. Cuộc sống của cô bình thường như không thể bình thường hơn được nữa. Thế cho nên, thái độ của cô với Cơ quan điều tra buổi sáng hôm 20/2 cũng thực là điều dễ hiểu…

Sau này, Kim Anh khai nhận với cơ quan công an rằng, sau khi cứa cổ anh Chính, thấy anh ta lái xe bỏ đi, nghĩ rằng anh Chính chỉ bị thương nên đó có thể nguyên nhân Kim Anh không có ý định bỏ trốn mà chỉ chuyển nơi ở do sợ sau này sẽ bị trả thù. Nhưng điều này có vẻ không đáng tin vì chỉ ngay buổi sáng hôm sau, hầu hết các tờ báo ở Hà Nội đều đăng tin về cái chết của nạn nhân.

Vì thế, có một khả năng khác được suy đoán là khi biết tin anh Chính đã chết, biết chắc Cơ quan điều tra sẽ rà soát những người bỏ trốn khỏi nơi cư trú nên Kim Anh đã cố gắng bình tĩnh và sinh hoạt như trước kia, tránh bị phát hiện. Nhưng cho dù suy đoán đó có chính xác hay không thì việc một cô gái trẻ, chưa từng vào tù ra tội lần nào duy trì được thái độ bình tĩnh sau khi thực hiện hành vi giết người dã man như cô quả là hiếm có. Điều ấy không chỉ chứng tỏ khả năng che giấu tội ác của cô mà còn cho thấy sự xuống cấp của đạo đức khi cô vô cảm trước tội ác của chính bản thân mình.

Trở lại câu chuyện về cuộc điều tra. Sau một đêm bai bải chối tội, không thừa nhận bất kì một điều gì, sáng ngày 20/2, được cơ quan điều tra động viên thuyết thực, cô đã nhận tội với mong muốn sẽ được hưởng quy định của pháp luật về việc người phạm tội khai báo thành khẩn sẽ được khoan hồng. Nhưng cô đặt điều kiện sau khi khai báo phải được gặp người thân.

Vì tình người và cả sự nhân đạo của pháp luật, cơ quan điều tra đã đồng ý cho cô gặp tất cả những người mà cô là cho là thân yêu nhất: cha mẹ ruột, mẹ người yêu. Đêm hôm đó, tại trụ sở Đội Điều tra trọng án, trong khi đại uý Nguyễn Thị Phượng và đồng đội của chị vì nhiệm vụ phải thức trắng đêm để trông giữ cô thì cô ngủ ngon lành, ngáy o o suốt đêm, bình thản một cách lạ lùng…

Sáng ngày 21/2, Cơ quan điều tra tiến hành thực nghiệm điều tra. Theo đó, cô phải diễn lại hành động sát hại nạn nhân dưới sứ giám sát của Cơ quan điều tra và đại diện Viện Kiểm sát. Đồng thời, cô phải đến hiện trường là ngõ 279 Đội Cấn để chỉ địa điểm xảy ra vụ án. Các phương án bảo vệ hiện trường, giám sát chặt chẽ thủ phạm để tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc như thủ phạm bỏ trốn hoặc có những vấn đề về sức khoẻ (như ngất đi do quá sợ hãi, tự tử…) đã được cơ quan điều tra tính toán một cách kĩ lưỡng.

Nhưng cô đã bình tĩnh một cách lạ kì khi diễn lại các hành vi tội ác. Không hoảng loạn, thậm chí cũng không hề run rẩy, cô cầm dao diễn tả lại tất cả những gì cô đã làm trong đêm 13/2. Trên đường từ hiện trường trở về trụ sở Đội Điều tra trọng án, cô vẫn giữ được thái độ bình thường như thế. Thậm chí, khi điều tra viên Đặng Việt Quảng và địa uý Nguyễn Thị Phượng nói rằng muốn nghe cô hát vì biết cô là cây văn nghệ thì cô đã hát ngay bài hát của nhạc sĩ Hoàng Vân- “Bài ca người giáo viên nhân dân”.

Thái độ bình thản của cô làm tôi chợt thắt lòng nhớ đến một người đàn bà phạm tội khác, trong vụ án đã từng làm xôn xao Hà Nội khoảng chục năm về trước. Đó là Nguyễn Thị Duyên (tức Quỳnh), kẻ đã dã man ném một bé gái khoảng 3 tuổi là con riêng của chồng xuống sông Hồng vì ghen với quá khứ của chồng. Quỳnh có nhiều nét giống với Kim Anh, cùng là phụ nữ, cùng có học, cùng phạm tội khi còn rất trẻ.

Quỳnh bị bắt khi mới 19, đang học dở đại học và bị Toà án nhân dân Hà Nội tuyên án tử hình khi 21 tuổi. Nhưng may mắn cho Quỳnh, vì cô vừa phạm tội khi vừa sinh con được 3 tháng nên năm 1999, nhờ quy đinh 32 của Quốc hội quy định không tử hình với phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi, Quỳnh đã được ân giảm xuống chung thân.

Sau gần chục năm sau kể từ ngày Quỳnh được tha tội chết, trong một chuyến công tác tới trại giam số 5 Thanh Hoá, nơi cô thi hành bản án chung thân, tôi đã gặp lại Quỳnh. Cô sọm đi nhiều so với ngày tôi gặp cô khi mới bị bắt. Đôi vai gầy nhô lên sau làn áo tù kẻ sọc rộng thùng thình. Cô bảo, ở tù không quá khổ nhưng ngần ấy năm cô luôn bị giày vò bởi những ám ảnh tội lỗi do mình gây ra nên không thể nào sống yên được.

Mà không phải chỉ đến khi được ân giảm án tử hình rồi cô mới thế. Ngay từ khi còn ngồi ở trại giam chờ xét xử, cô đã gửi một bức thư chan chứa nước mắt cho chồng tạ tội, rằng: “Trong lúc này đây em chẳng biết nói gì với anh cả… Không biết rằng cuộc đời em sẽ phải cách ly với xã hội một thời gian dài hay em phải vĩnh viễn ra đi mang theo bao nhiêu sự ân hận xót xa mà nợ đời này em không trả được. Cứ mỗi ngày trôi qua là hai hàng nước mắt lại cạn dần đi”.

Và rồi, sau đó, hàng chục năm trôi qua với bao biến động đắng cay trong cuộc đời của một người đàn bà nhưng cô vẫn luôn bị dằn vặt. Có lẽ vì thế mà Quỳnh không béo lên được. Cô chỉ nặng có 40 cân. Phần vì trại giam quá xa, phần vì thời gian dài đằng đẵng làm cha mẹ cô mệt mỏi nên đã lâu rồi cô không được thăm nuôi, chỉ nhận được quà và tiền từ quê gửi lên qua đường bưu điện. Nhưng cô bảo rằng cô không dám đòi hỏi quá nhiều vì cô là một kẻ tội lỗi.

Chồng cô cũng đã lấy vợ khác. Cô cũng không dám giận hờn gì vì “tội ác của em làm sao anh ấy tha thứ được”. Và, cô khóc. Đôi vai gầy rung lên từng chập: “Chị ơi, giá mà em chết được thì tội lỗi mới được giải thoát”. Tôi chợt thấy thương những giọt nước mắt đắng cay ấy và hiểu khi con người không vô cảm mà còn biết day dứt, biết ám ảnh về tội ác của chính mình khi ấy họ còn hy vọng hoàn lương.

Bằng không thì con đường hoàn lương sẽ trở nên xa ngái…

Theo An Ninh Thế Giới

Có mâu thuẫn trong hành vi của cô gái được miêu tả trong bài viết này.

Tôi trích hai đoạn sau:

Sau này, Kim Anh khai nhận với cơ quan công an rằng, sau khi cứa cổ anh Chính, thấy anh ta lái xe bỏ đi, nghĩ rằng anh Chính chỉ bị thương nên đó có thể nguyên nhân Kim Anh không có ý định bỏ trốn mà chỉ chuyển nơi ở do sợ sau này sẽ bị trả thù. Nhưng điều này có vẻ không đáng tin vì chỉ ngay buổi sáng hôm sau, hầu hết các tờ báo ở Hà Nội đều đăng tin về cái chết của nạn nhân.

Qua đoạn trên chúng ta thấy rằng: Cô gái đã bỏ trốn, chứng tỏ cô ta ý thức được vụ giết người.

biết chắc Cơ quan điều tra sẽ rà soát những người bỏ trốn khỏi nơi cư trú nên Kim Anh đã cố gắng bình tĩnh và sinh hoạt như trước kia, tránh bị phát hiện.

Nhưng qua đoạn này thì cô gái lại đóng kịch - để mong thoát tội.

Vậy vấn đề đặt ra là: Vậy cô ta có cần thiết phải bỏ trốn không? Giả thiết một vở kịch hoàn hảo sẽ phải là:

Cứ ở tại nơi cư trú và bình tĩnh như đã bình tĩnh thì cơ quan CA - do nhận thấy cô ta bỏ trồn khỏi nơi cư trú nên đã đưa vào đối tượng nghi vấn - sẽ làm thế nào để xác định cô ta là phạm tội - Nếu cô ta chối tội?

Trong trường hợp này: Tang vật không có. Sim không phải là số DT thường dùng của cô, có bằng chứng ngoại phạm là cô ta đi chơi với thày giáo đến tối. Sáng hôm sau cvó mặt tại nhà người yêu....

Trong trường hợp này, tôi nghĩ, người ta chưa thể tìm ngay ra cô gái, như đã tìm ra.

Tôi nhận thấy đây là một kịch bản không hoàn hảo.Có vẻ như cô gái muốn hướng dẫn cơ quan điều tra rằng: Tôi là kẻ giết người khi trốn khỏi nơi cư trú.

Share this post


Link to post
Share on other sites