wildlavender

Thực phẩm lợi và hại

1 bài viết trong chủ đề này

Posted ImageThực phẩm lợi và hại

Thứ sáu, 27/2/2009, 11:41 GMT+7

Có những loại thức ăn rất có lợi cho sức khỏe, như trái cây, rau quả, ngũ cốc... nhưng không phải cứ chất cho đầy đĩa hay cố ăn thật nhiều là tốt. Đừng nghĩ việc lựa chọn thực phẩm là việc vặt. Hãy lưu ý và chọn thức ăn một cách hiệu quả cho bản thân và gia đình.

Thần dược cho cơ thể

1. Măng Tây

Măng tây là giống cây thuộc họ hoa huệ tây (lili) nhưng được trồng nhiều nơi và mọi thời điểm trong năm. Nó có hàm lượng calo rất thấp, bao gồm cả axit forlic và kali. Thân măng tây chứa chất chống oxy hóa cao, nhưng vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng cho bữa ăn. Nghiên cứu cho thấy, dùng măng tây giúp ngăn ngừa các bệnh về tim, tốt cho phụ nữ mang thai vì nó có tác dụng xoá bỏ những nhược điểm trong hệ thần kinh của thai nhi.

Khi được luộc hoặc hấp, măng tây có vị ngon hơn và vẫn đảm bảo các thành phần dinh dưỡng cần thiết. Nên ăn măng tây sau một ngày lao động mệt nhọc, để bổ sung được nhiều dưỡng chất cần thiết. Khi mua về nên bỏ măng tây vào tủ lạnh ngay, mới đảm bảo giữ được hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Lưu ý không nên luộc xong rồi mới bỏ vào tủ lạnh, như thế hàm lượng duỡng chất sẽ nhanh chóng mất đi.

2. Kiwi

Posted Image

Kiwi cũng có tác dụng làm mềm các loại thịt, nên nó hay được dùng làm các loại nước sốt cho những loại thịt tái

Có nhiều vitamin C, dưỡng chất làm mềm thịt. Nhìn bề ngoài, kiwi có vẻ như là một quả trứng xù xì, nhưng bên trong là những thớ thịt xanh ngắt ngon lành. Kiwi xuất xứ từ Trung Quốc nhưng sau đó nhanh chóng được phổ biến ở các vùng, đặc biệt là New Zealand hay California mặc dù chúng vẫn được xem như loại cây ngoại lai. Kiwi được thu hoạch lúc còn xanh và có thể giữ trong tủ đông lạnh 6-10 tháng, do đó chúng hầu như có tại mọi thời điểm.

Kiwi cũng có tác dụng làm mềm các loại thịt, nên nó hay được dùng làm các loại nước sốt cho những loại thịt tái. Chính điều này cũng làm cho thịt có mùi vị ngon hơn.

3. Bưởi

Bưởi là loại trái cây rất tốt, chứa nhiều dưỡng chất, hàm lượng vitamin C cao, calo rất thấp có tác dụng chống lại các bệnh ung thư và tim mạch. Sở dĩ như vậy, bưởi có chứa chất làm giảm lượng cholesterol trong máu và các nhân tố hình thành căn bệnh ung thư trong cơ thể.

Nghiên cứu của Đại học Harvard trên 48 nghìn người cho thấy những người dùng bưởi đều đặn thì ít có khả năng bị mắc các bệnh ung thư hay tim mạch hơn người khác khoảng 50%.

4. Ớt

Đây là loại thực phẩm vô cùng quen thuộc với chúng ta. Nó chứa nhiều vitamin C và nhiều chất dinh dưỡng khác. Nó có tác dụng ngăn ngừa xung huyết mũi và hiện tượng nghẽn mạch máu làm nguy hại đến tim. Ớt là thành phần quan trọng trong bữa ăn. Nó làm tăng hương vị và làm món ăn trông hấp dẫn hơn. Chính các mặt hàng bánh snack cũng sử dụng ớt như một loại gia vị thông dụng nhất.

Ớt có chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn tiêu, và một điều đáng lưu ý là dùng ớt xanh sẽ tốt hơn ớt đỏ. Ớt có những loại sắc tố mà các nhà khoa học đã từng dùng trong việc ngăn chặn ung thư. Thêm vào đó, chính thành phần làm cho ớt cay lại có tác dụng giảm khả năng xảy ra các bệnh như: mạch máu, viêm khớp, zona...

Trái với những nhận định thông thường, trên thực tế chưa có chứng cứ nào thể hiện rằng ớt là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về tiêu hoá. Nhưng phải chú ý trong việc chế biến chúng bằng tay, sử dụng bao tay và rửa thật kỹ bằng xà phòng sau khi đụng vào chúng. Bởi chỉ cần một lượng rất nhỏ các thành phần của ớt cũng có thể làm mắt đau rát dữ dội nếu vô tình dính vào. Nhớ là không chạm vào mắt khi chế biến các thực phẩm có ớt nhé!

5. Nấm

Giàu khoáng chất vitamin C và có khả năng tăng miễn dịch cơ thể. Nếu được dùng mỗi ngày nấm chẳng khác nào một loại thần dược. Trước đây, ở Đông Nam Á, người ta hay dùng nấm như một loại thực phẩm ăn kiêng, cho đến khi các nhà khoa học Nhật tiến hành nghiên cứu về nấm và những lợi ích của nó. Người ta nhận thấy việc ăn nấm sẽ làm tăng miễn dịch cơ thể, có tác dụng ngăn ngừa bệnh ung thư, nhiễm trùng, viêm khớp, thấp khớp...

Trong đó nấm đông cô là loại chứa nhiều hàm lượng miễn dịch nhất, lại còn có khả năng làm giảm các bệnh về tim mạch như huyết áp. Còn nấm mèo và nấm tuyết thì có thể làm giảm khả năng mắc ung thư tuyến tiền liệt, vì cùng với vitamin E chúng sẽ "dọn sạch" các mầm mống ung thư trong cơ thể. Nói tóm lại nấm chính là loại thực phẩm tự nhiên rất tốt cho cơ thể của bạn.

6. Khoai lang

Nhiều axit forlic, vitamin C, B6 và có nhiều xơ, tốt cho hệ tiêu hoá. Khoai lang không cùng họ với loại khoai tây thông thường. Chúng có rất nhiều chất dinh dưỡng, có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu. Nếu bạn ăn được khoai cả vỏ thì thật tuyệt vời, vì sẽ không sợ mắc bệnh viêm túi thừa. Ngoài ra khoai lang còn giúp ngăn ngừa các bệnh về tim và ung thư thông thường.

Khi chế biến, nhớ cắt bỏ những phần khoai bị thâm dập, có màu xanh mọc mầm, và tốt nhất không ăn những củ khoai có vị đắng. Bảo quản khoai tây nên chọn chỗ tối, khô, mát và không để chung với hành.

Cẩn thận thực phẩm có hại

Bên cạnh đó chúng ta cần lưu ý một số thực phẩm, gia vị tuy rất gần gũi nhưng nó vô vùng nguy hiểm, nếu cứ vô tình dùng chúng hàng ngày.

1. Thức ăn nấu cùng với rượu

Chúng có thể khiến bạn có nguy cơ bị ung thư dạ dày cao hơn. Chỉ một lượng rượu nhỏ được thu nạp vào trong cơ thể cũng gây nên những rắc rối trong quá trình chuyển hóa vitamin. Vì vậy nếu phải ăn loại thức ăn này hãy ăn kèm với các loại rau và trái cây tươi.

2. Sốt rau quả Mayonaise

Posted Image

Sốt rau quả Mayonaise có hàm lượng calo cao và rất dễ bị ngộ độc thực phẩm

Có hàm lượng calo cao và rất dễ bị ngộ độc thực phẩm. Hãy cố gắng ăn càng ít càng tốt nếu không thể loại chúng ra khỏi thực đơn. Hãy thử thay mù tạt hay ketchup (một loại như tương cà) chúng cũng ngon không kém nhưng lại có lượng calo rất thấp.

3. Đậu đỏ

Nhiều loại đậu có chứa lectin nhưng hàm lượng cao nhất là đậu đỏ. Lectin là chất có thể gây ngộ độc. Chỉ cần ăn từ 4-5 hạt đậu đỏ sống là có thể bị đau bụng dữ dội, nôn mửa, tiêu chảy. Để loại bỏ lectin nên ngâm đậu ít nhất 5h trước khi nấu. Thời gian nấu đậu phải từ 10 phút trở lên, khi nấu nên để lửa to bởi vì nếu nhiệt độ thấp, không những không loại bỏ được chất độc mà còn có thể khiến hàm lượng của nó tăng lên.

4. Khoai tây chiên, bắp rang bơ

Trong những loại thực phẩm này có chứa một lượng lớn hỗn hợp của tinh bột và chất béo không có lợi. Nếu thường xuyên ăn và sử dụng chúng như loại thực phẩm chính trong bữa ăn sẽ dễ béo phì mắc bệnh tim mạch và bị đột quỵ.

5. Nhân hạt mơ

Hạt táo, hạt lê và nhân của mọt số loại hạt có vỏ cứng như hạt mơ, hạt đào có chứa một chất có tên là amygdalin. Trong dạ dày, chất này có thể chuyển hoá thành hydrogen cyanide- một chất cực độc. Ở liều thấp nó gây mệt mỏi, buồn nôn, choáng váng... Xòn ở liều cao, chất này làm rối loạn hô hấp, hạ huyết áp, đau đầu, hôn mê và thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Ở Việt Nam và một số nước, nhân hạt mơ được sử dụng làm thuốc hoặc thức ăn. Nhưng theo khuyến cáo của cơ quan tiêu chuẩn thực phẩm Vương quốc Anh, liều dùng của hạt mơ không nên quá từ 1 đến 2 nhân mỗi ngày.

6. Muối

Là một trong những gia vị không thể thiếu trong bữa ăn chính. Tuy nhiên bạn nên cắt giảm muối tới mức thấp nhất, từ bỏ thói quen thêm muối trong quá trình nêm nếm. Bởi lẽ, lượng muối cao sẽ dễ đẩy đến nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao, bệnh thận rất nguy hiểm.

Theo M. Vân

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay