Kim Cương

TÁNH KHÔNG VÀ CHÂN KHÔNG

25 bài viết trong chủ đề này

Thiền Sư Thích Thanh Từ

Posted Image
Giảng tại Thiền viện Thường Chiếu
Mùa hạ năm Canh thìn 8-2000



...Gần đây, trong khi tu nhìn lại giáo lý tôi thấy có hai điều hệ trọng khác hơn hồi xưa. Hai điều đó là gì? Một là Tánh Không. Hai là Chân Không. Lâu nay người ta thường hay lẫn lộn về hai điều này.

Trước tôi nói về Tánh Không. Nhiều vị cho rằng khi đạt được Tánh Không sẽ có vô số thứ nhiệm mầu, tức là Tánh Không diệu hữu, như Chân Không diệu hữu vậy. Đó là do không hiểu, không phân biệt được thế nào là Tánh Không, thế nào là Chân Không.

Thế nào là Tánh Không? Khi nói tới Tánh Không, chúng ta phải nhớ Tánh Không Duyên Khởi, khi nói tới Chân Không chúng ta phải nhớ Chân Không Diệu Hữu. Hai từ này nên nhận cho thật kỹ. Tánh Không là thể tánh của tất cả các pháp. Thể tánh của tất cả các pháp là không, do duyên hợp nên sanh ra muôn pháp. Vì vậy nói Tánh Không duyên khởi.

Tánh Không đó thế nào?

Thí dụ đây là cái bàn, đây là hư không. Cái bàn là hữu, hư không là không. Cả hai đều không ngoài Tánh Không, nên biết Tánh Không không phải là hư không trống rỗng. Lâu nay trong nhà chùa thường nói thà chấp có bằng núi Tu-di, chẳng nên chấp không bằng hạt cải. Nghĩa là thà chấp cái gì cũng có hết, có tội, có phước, có thiện, có ác v. v… mà không sao. Còn chấp không dù chỉ bằng hạt cải cũng là họa, như không tội không phước v. v…

Chúng ta nhận ra tướng có tướng không qua cái nhìn của mắt. Con mắt thấy đây là có, kia là không. Các tướng duyên hợp nên có hình có tướng, còn duyên chưa hợp là hư không trống rỗng nên nói không.

Như vậy trong cái có không phải là thật có, trong cái không cũng không phải là thật không. Tại sao? Chúng ta cứ cho rằng cái bàn khít khao chặt chẽ, không có kẽ hở nên nói nó có, còn chỗ trống rỗng hoàn toàn không có gì cả nên nói nó không, nhưng sự thật không phải vậy. Nếu nhìn kính hiển vi, chúng ta sẽ thấy trong cái bàn vẫn có những kẽ hở trống, tức là cái không. Còn trong hư không có vô số bụi bặm vi trùng v. v… nhưng vì nó quá nhỏ nên tầm mắt chúng ta không thấy, rồi nói là không. Nên nói thật có thật không đều không đúng. Trong nhà Phật gọi thấy như thế là biên kiến, tức chấp một bên, không đúng lẽ thật.

Hiện giờ đa số chúng ta đều nặng trên hình thức hoặc có hoặc không. Những hình thức nào mắt thấy được gọi là có, hình thức mắt không thấy được gọi là không. Nếu phân tích vi tế hơn, sâu sắc hơn, trong cái không vẫn có cái có, trong cái có vẫn có cái không nên cho rằng "sắc tức thị không, không tức thị sắc", nghĩa là trong hư không có bụi bặm tức là có cái có, trong cái bàn có những khoảng trống tức là có cái không.

Trong con người chúng ta cũng vậy. Nếu từ đầu đến chân khít khao không có một chỗ hở trống thì chúng ta đã chết rồi. Hai lỗ mũi nếu không trống thì hết thở, miệng không trống thì hết ăn. Tất cả các cơ quan luôn luôn có cái không lẫn trong cái sắc. Ngược lại ngoài hư không, cái sắc cũng có trong cái không. Không với sắc lẫn lộn nhau nên Bát-nhã nói sắc tức thị không, không tức thị sắc là vậy.

Các hình thức hoặc trống không hoặc có sắc chất đều được chúng ta nhìn thấy bằng mắt. Trong kinh Phật dạy thân này do tứ đại hoặc lục đại, thất đại hợp lại thành. Tứ đại gồm đất, nước, gió, lửa, ai cũng biết. Lục đại tức tứ đại cộng thêm hai thứ nữa là Không và Thức, thất đại thì thêm Kiến. Các hình thức trống không như đã nói ở trên chính là Không đại. Không đại trong con người hay sự vật đều do mắt thấy.

Từ cái không thô đối với cái có thô, chúng ta thấy được nên nói có, nói không. Đến cái không tế nằm lẫn trong sắc, hoặc sắc lẫn trong không, tuy mắt không thấy nhưng dùng kính hiển vi cũng sẽ thấy. Như vậy cái không, cái có đó đều là đối đãi từ hình thức, chưa phải "sắc tức thị không".

Thế thì "sắc tức thị không" trong kinh Bát-nhã chỉ cho cái không nào? Như tôi đã nói "Tánh Không duyên khởi", căn cứ theo các kinh A-hàm Phật dạy tất cả pháp không tự có, mà do duyên hợp mới thành. Bởi duyên hợp mới thành nên không một pháp nào tự có nguyên thể của nó, mà đều từ cái không, duyên hợp thành có.

Thí dụ đống cát, ban đầu không có gì, do gom cát tụ lại thành đống, gọi là đống cát. Nếu phân tán số cát này ra hết, thì đống cát không còn. Như vậy đống cát có là do duyên tụ lại mà có, đống cát không có là do duyên tan ra thành không. Duyên tụ duyên tán, thành có thành không. Nếu đống cát trước đó tự có nguyên thể thì không phải đợi nhiều hạt cát tụ lại mới thành, đống cát đã có sẵn. Nhưng có đống cát nào nguyên sẵn không? Thật thể của đống cát vốn không, cái không này Bát-nhã gọi là Tánh Không.

Cũng vậy, con người nếu trước tự có thì không đợi cha mẹ sanh, còn đợi cha mẹ sanh mới có tức do duyên hợp. Như vậy hình sắc con người, tánh nó vốn không, duyên hợp mới có. Nói tóm lại, tất cả sự vật từ nhỏ tới lớn trong vũ trụ này đều không có nguyên thể ban đầu, phải đợi duyên hợp mới có, đó gọi là Tánh Không.

Tánh Không được thấy bằng gì? Đó là chỗ tôi muốn nhấn mạnh. Tánh Không được thấy bằng trí tuệ. Bát-nhã là trí tuệ, chỉ có trí tuệ mới thấy được Tánh Không. Bởi vì Tánh Không không phải là cái không trống rỗng của hư không. Vì sự vật không có cái nguyên thể trọn vẹn từ ban đầu, đợi duyên hợp mới có, nên gọi là Tánh Không. Nó không phải là không đối với có, nên chúng ta đâu thể dùng mắt để thấy Tánh Không được. Có, không do duyên hợp thì có tụ có tan, còn Tánh Không không có tụ tán.

Kinh Kim Cang, đức Phật dạy muốn được giác ngộ phải biết "Nhược kiến chư tướng phi tướng tức kiến Như Lai". Hết sức đơn giản, thấy các tướng không có tướng thật, đó là thấy Phật. Tại sao? Bởi vì tất cả tướng đều là duyên hợp, hư giả, không có tướng thật là phi tướng. Thấy như vậy là thấy đúng sự thật nên nói thấy Phật, tức là dùng trí tuệ giác ngộ để thấy.

Trí tuệ giác ngộ là trí thấy biết đúng như thật. Chúng ta biết thân này duyên hợp, hư dối thì còn chấp ngã, chấp ta thật không? Bởi từ lâu chúng ta sống trong mê lầm, vô minh nên không thấy được tánh thật của các pháp thành ra chấp ngã chấp pháp. Từ chấp ngã chấp pháp mà sanh đấu tranh, tàn sát lẫn nhau. Bây giờ nhờ trí tuệ Bát-nhã, ta nhìn thấu đáo biết tất cả pháp duyên hợp đều là hư giả. Thân này duyên hợp nên hư giả, cái bàn duyên hợp nên hư giả, tất cả sự vật trên thế gian này do duyên hợp nên đều hư giả. Như vậy thì còn chấp cái gì nữa?

Nên kinh Kim Cang Phật dạy:

Nhất thiết hữu vi pháp,

Như mộng huyễn bào ảnh,

Như lộ diệc như điện,

Ưng tác như thị quán.

Dùng trí tuệ Bát-nhã soi thấu tất cả pháp như mộng huyễn, như bọt như sương, như điện chớp, không có gì thật hết. Thấy như vậy gọi là thấy bằng trí tuệ Bát-nhã. Nếu thấy mình thật người thật, tất cả mọi thứ đều thật hết thì phiền não cả ngày. Vì mình thật thì được mất cũng thật, vui buồn cũng thật nên khổ. Còn thấy mình hư dối thì tất cả mọi thứ chung quanh cũng đều hư dối, hư dối thì được mất đâu có khổ. Sống chết chỉ là trò chơi thôi, có gì đâu quan trọng.

Cho nên trí tuệ Bát-nhã là gốc, là nền tảng của sự tu. Sở dĩ ở Thiền viện đêm nào cũng tụng Bát-nhã là vì thế. Nếu nhìn tất cả pháp đúng như thật, tức là duyên khởi, Tánh Không duyên khởi nên sự vật hiện có đều hư dối không thật. Biết rõ như vậy, thấy đúng như vậy, chúng ta cười cả ngày không có gì phải buồn, phải khổ. Giả sử ta bệnh, nghe ai nói mình sẽ chết trong nay mai cũng cười thôi. Có hợp thì có tan, lý ấy như vậy không có gì phải sợ phải lo. Đó là ta sống được tự tại, giải thoát rồi.

Thử kiểm lại, nếu con người là thật, thì tổ tiên mình tới bây giờ lẽ ra vẫn còn. Nhưng tổ tiên chúng ta đã đi hết rồi, tới ông cố bà cố, ông nội bà nội, cha mẹ mình cũng đi, và đến phiên mình cũng phải đi. Có ai sống mãi đâu, hết tụ rồi tan, không có gì thật cả. Vậy mà con người cứ ngỡ là thật, có phải mê lầm không?

Nên biết trí tuệ và mê lầm ở cạnh nhau thôi. Thấy thân thật, các pháp bên ngoài thật, đó là mê lầm. Nếu căn cứ trên Tánh Không duyên khởi thì không có một pháp thật. Chúng ta tu muốn đi tới chỗ an lạc tự tại phải thấy rõ được Tánh Không của các pháp. Như vậy muôn sự muôn vật không có gì trói buộc được mình, không có gì làm phiền lụy được mình.

Qua đó đủ thấy trí tuệ Bát-nhã là sức mạnh phi thường giúp chúng ta phá tan hết mọi khổ đau, phiền lụy. Chúng ta tụng Bát-nhã hoài mà không ứng dụng được trí tuệ này nên không hết khổ. Nếu hiểu thấu và thể nhập được chân lý đó rồi, thì sống giữa đời này không có gì đáng sợ, không có gì đáng phiền hết. Cuộc đời là như vậy, có gì đâu quan trọng. Chiếc thân hữu hình hữu hoại, lúc nào cũng chực tan rã mà người ta cứ tưởng thật, vô lý làm sao! Cuộc sống trên thế gian này là một dòng sanh diệt không dừng, lớp người trước đi qua, lớp người sau nối tiếp. Cứ như vậy mà sanh diệt không dừng, thì thật ở chỗ nào?

Cho nên chúng ta tụng kinh Bát-nhã là để thấm nhuần lý Tánh Không duyên khởi, chớ không phải để chấp không. Người hiểu thấu được lý Bát-nhã không bao giờ chấp không. Chấp đây không kia có là đại si mê. Bởi vì tất cả pháp do duyên hợp mà có, duyên hợp thì Tánh Không. Như ngôi chùa Thường Chiếu này là do duyên hợp hay có sẵn? Trước năm 1975 ngôi chùa không có, bây giờ lại có, rõ ràng do các duyên tụ lại nên có ngôi chùa. Chùa đã là của duyên thì gặp duyên ngược lại tức sẽ tan hoại, chớ đâu thể còn hoài. Dù kiên cố mấy, cũng có duyên làm cho nó hoại không bao giờ còn nguyên mãi được. Hiểu như vậy là chúng ta mở sáng con mắt trí tuệ Bát-nhã, nên nói sống bằng trí tuệ Bát-nhã là giác ngộ, giải thoát.

Hiểu được lý Tánh Không là hiểu được lý duyên hợp hư dối. Lý duyên hợp phát xuất từ kinh nào? Từ kinh A-hàm. Kinh A-hàm nói các pháp duyên hợp, cái này có nên cái kia có, cái này sanh nên cái kia sanh, cái này diệt nên cái kia diệt v. v… đều là lý nhân duyên tương quan giữa cái này với cái kia, chớ không có nguyên sẵn một thứ riêng.

Xét theo đó thì thấy từ lý Nhân duyên hòa hợp của hệ A-hàm tới Tánh Không của hệ Bát-nhã có gì khác nhau đâu. Nói duyên hợp cho người nghe dễ hiểu, nói Tánh Không để chỉ thẳng bản chất của các pháp. Biết được Tánh Không thì biết duyên hợp là hư dối. Như tôi co năm ngón tay lại thì có nắm tay. Nếu nắm tay có sẵn từ thủy chí chung thì đâu đợi năm ngón co lại mới thành nắm tay. Như vậy nắm tay nguyên tánh nó vốn không, đợi năm ngón co lại thành có. Có là do duyên hợp, nếu năm ngón buông ra kiếm nắm tay trước có còn không? Rõ ràng không còn. Như vậy Tánh Không duyên hợp mới thành tướng, duyên hết thì tướng phải mất. Thế thì nắm tay thật hay giả? Nó chỉ có một thời gian thì làm sao thật được.

Tăng Ni tu hành bao nhiêu năm, có thấy được các pháp duyên hợp hư dối không? Nếu thấy được là trí tuệ Bát-nhã, còn thấy chưa được là vô minh. Tu mà chưa lột được xác vô minh, bị nó trói chặt kéo lôi thì thật là đáng tiếc. Muốn giác ngộ nhất định phải lột bỏ xác vô minh mới được. Trong mười hai nhân duyên, vô minh là đầu mối là gốc. Dòng sanh tử gốc từ vô minh mà ra, chưa thoát được cái vỏ này thì không thể nào giải thoát sanh tử được.

Ai cũng nhận thân này duyên hợp nhưng lại không dám nói hư dối, vô lý làm sao! Như vậy có hết vô minh chưa? Vô minh thật sâu thật đậm, mà cứ ngỡ mình tu hết vô minh rồi. Ai đó lỡ nói huynh vô minh quá liền nổi giận đùng đùng, đâu biết giận đùng đùng tức đã thú nhận ta vô minh. Người ta nói mình vô minh mà mình không vô minh thì thôi, có gì phải giận. Chúng ta tu nếu không nắm vững cái gốc đó, thì sự tu làm sao tiến được.

Cho nên Tánh Không đây không phải không nhãn, nhĩ, tị, thiệt, thân, ý… lý Tánh Không là do trí tuệ Bát-nhã thấy. Biết lý đó, bởi các pháp Tánh Không đợi duyên hợp thành có, cho nên nó là hư giả. Tánh Không không phải là cái không đối với cái có. Nói tóm lại, Tánh Không là để chỉ tất cả sự vật tự thể không có, đợi duyên hợp mới có. Thế thì, tôi xin hỏi lại Tánh Không là gì? Không là cái gì hết, nên không tất cả các pháp, sáu căn, sáu trần đều không, kể cả Tứ đế, Thập nhị nhân duyên cũng không.

Phật vì đối bệnh cho thuốc, bệnh hết thì thuốc cũng bỏ. Tánh Không là một lý thật để chúng ta nhân đó nhìn thấy sự vật, tướng duyên hợp là hư dối, thấy rõ như vậy. Người nào thừa nhận thân này là duyên hợp, thì phải thừa nhận nó là hư dối. Đó là một lẽ thật.

Nếu chúng ta nắm được lẽ thật ấy rồi, sẽ thấy công dụng của nó rất phi thường. Như thấy thân này duyên hợp hư dối thì có còn khổ nữa không? Nếu thân này hư dối, người ta chửi mình, mình đâu có buồn. Cả ngày cười hoài không bận bịu gì hết, phiền não từ đâu mà ra.

Giáo lý Nguyên thủy nói thân này vô ngã, năm uẩn hợp là vô ngã. Đến Bát-nhã thì nói Tánh Không duyên hợp hư dối, đó là một lẽ thật, hết sức chân thật. Nhưng tội nghiệp thay chúng ta do mê lầm từ muôn kiếp, nên Phật nói thì tin mà nhận thì không dám nhận. Tin Phật nói mà mình ưng sống với mê hơn là trí.

Vì vậy chúng ta tu khó trăm bề. Nếu tỉnh thức như lời Phật dạy thì tu không có gì khó hết. Tất cả phiền não khiến tâm bất an đều từ chấp thân thật, tâm thật, cảnh thật. Khi biết rõ không có một pháp thật thì phiền não theo đó rơi rụng hết. Cho nêân ngài Huyền Giác đã nói trong Chứng Đạo Ca:

Đại trượng phu bỉnh tuệ kiếm

Bát-nhã phong hề kim cang diệm.

"Đại trượng phu bỉnh tuệ kiếm", bậc đại trượng phu cầm kiếm tuệ, tức kiếm Bát-nhã. "Bát-nhã phong hề kim cang diệm", Bát-nhã là trí tuệ sắc bén hay chặt đứt tất cả. Kim cang là một thứ kim loại không có chi phá được, nên ví nó như đống lửa cháy rần rần, quăng vật gì vô cũng tan nát hết. Như vậy trí tuệ Bát-nhã chính là trí tuệ kim cương hay phá tan mọi thứ phiền não, mà không gì có thể phá được trí tuệ này cả. Ngài nói tiếp:

Phi đản năng tồi ngoại đạo tâm

Tảo tằng lạc khước thiên ma đảm.

Tồi phục là dẹp trừ, tảo tằng là sớm từng. Trí tuệ Bát-nhã chẳng những hay dẹp trừ được tâm ngoại đạo, mà còn sớm từng làm cho thiên ma phải rụng mật khiếp vía nữa. Để thấy lý Bát-nhã này không ngoại đạo nào phá vỡ được.

Khi biết các pháp Tánh Không duyên hợp hư giả, là thoát khỏi được các thứ chấp hai bên như chấp có, chấp không, gọi là biên kiến. Với con mắt Bát-nhã có là giả có, vì giả có nên không phải không, mà cũng không phải thật có. Không thật không, không thật có mà hiện tiền mắt thấy, tai nghe, đó là lý trung đạo.

Nhà thiền thường dùng hình ảnh mặt trăng ở dưới hồ. Mặt trăng dưới hồ có hay không? Xác định là không cũng không được, xác định là có thật cũng không được. Nó chỉ là bóng, là huyễn hóa. Nói mặt trăng có thật dưới hồ là ngu xuẩn. Nói mặt trăng không ngơ, tại sao mắt mình thấy? Chẳng qua đó là tướng duyên hợp hư giả, là bóng không phải thật. Không thật mà chấp thật là ngu mê. Thân này, sự vật chung quanh này cũng vậy.

Chúng ta si mê cho các pháp là thật nên dễ bị nó kéo lôi dụ dỗ. Dụ dỗ bằng cách nào? Thí dụ: Người hiếu sắc khi thấy sắc đẹp liền bị mềm lòng, người hiếu danh hiếu lợi khi thấy danh lợi liền chạy theo. Nhưng nếu chúng ta biết rõ những thứ đó không thật, không chạy theo nó thì ma nào có thể dụ dỗ mình nổi, kể cả thiên ma còn phải vỡ mật nữa là khác. Lý Kim Cang Bát-nhã hay như vậy mà chúng ta không dùng, giống như người có kiếm bén mà không biết dùng, đành chịu chết dưới tay giặc.

Có trí Bát-nhã thì đi tới Niết-bàn dễ như trở bàn tay. Đạo Phật được gọi là đạo giác ngộ vì thấy tột cùng lẽ thật, chớ không phải thấy nửa chừng, thấy mơ màng. Lâu nay chúng ta tu thật lơ là. Cho nên người tu cần phải lãnh hội cho sâu lý Tánh Không, một lần tỉnh là không được mê trở lại nghe, chớ còn tỉnh tỉnh mê mê thì muôn đời cũng không ra khỏi sanh tử.

Kế đến, tôi nói về Chân Không. Nói Tánh Không là tánh của tất cả pháp, nói Chân Không là Tâm thể của tâm. Một bên thuộc về pháp, một bên thuộc tâm. Cho nên Tánh Không thì duyên khởi còn Chân Không thì diệu hữu, chúng ta cần phải nắm cho thật vững chỗ này. Tại sao Chân Không là diệu hữu?

Lục Tổ khi trình kệ cho Ngũ Tổ, Ngài kết luận bằng hai câu:

Bản lai vô nhất vật

Hà xứ nhá trần ai.

Xưa nay không một vật, đó là Chân Không. Về điểm này chư Tổ đều thấy như nhau. Như Tổ Huệ Khả sau khi có chỗ vào, thời gian sau Ngài bạch với Tổ Đạt-ma: "Bạch Hòa Thượng con đã dứt hết các duyên. " Tổ bảo: "Coi chừng rơi vào không. " Ngài thưa: "Rõ ràng thường biết, không sao được. " Tổ Đạt-ma liền khen: "Ông như vậy, ta như vậy, chư Phật cũng như vậy. " Đó là Tổ đã ấn chứng cho ngài Huệ Khả rồi. Chỗ rõ ràng thường biết mà không có một vật chính là Chân Không. Từ Tổ Huệ Khả thấy được lý Chân Không không một vật. Đến Tổ Huệ Năng thì thấy "bản lai vô nhất vật" cũng không một vật. Đó là trên thể của tâm mà nói. Tuy không có một vật mà rõ ràng thường biết, cho nên nói Chân Không diệu hữu.

Chúng ta nếu tỉnh táo, một mình ngồi lại năm ba phút, không có niệm nào dấy lên. Mắt, tai, mũi, lưỡi… toàn thân hiển nhiên như vậy, lúc đó biết hay không biết? Chim kêu nghe, người đi thấy, gió thổi biết, rõ ràng thường biết mà vẫn không có một niệm. Thế có phải là Chân Không không?

Ngược lại chúng ta biết bằng cách duyên theo bóng dáng người và sự vật, biết bằng cách phân biệt chia chẻ, đó là cái biết của sanh diệt. Cái biết sanh diệt ta lại dùng, còn cái biết không sanh diệt, thường nhiên thì lại bỏ. Vì vậy chư Phật chư Tổ dạy mình tu đến chỗ không còn một niệm vọng tưởng mà vẫn hằng tri hằng giác, đó là chỗ chân thật. Chỗ đó không phải kiếm ở đâu xa, chỉ cần đừng dấy niệm, đừng chạy theo cảnh thì cái biết ấy rõ ràng.

Vì cái biết ấy không có hình tướng, nên chúng ta dễ quên. Có mà không nhận, như kẻ cưỡi trâu đi tìm trâu, dưới sông mà kêu khát nước. Trái lại, chúng ta nhận thân duyên hợp hư dối là thật, tâm nghĩ tưởng lăng xăng là mình. Cả ngày mình sống với tâm khỉ vượn, phóng chạy tứ tung. Vì sống với tâm ấy nên hết phê bình người này, lại chê trách kẻ khác, tạo không biết bao nhiêu thứ nghiệp, bao nhiêu khổ đau.

Như vậy mới thấy chúng ta mê lầm rất đáng thương. Cái thật đang có lại không nhớ, nhớ những cái giả dối tạm bợ, cho đó là mình. Vì vậy Phật nói chúng sanh muôn kiếp muôn đời trôi lăn trong sanh tử. Kinh Pháp Hoa dụ chúng ta là con ông Trưởng giả, bỏ cha đi lang thang làm kẻ ăn mày rồi kêu khổ. Đến khi trở về, thấy cha mà không dám nhận mình là con Trưởng giả, lại nhận kiếp bần hèn, thật đau xót.

Cũng vậy, chúng ta cho tâm lăng xăng sanh diệt là tâm mình nên suốt đời khổ hoài. Nếu không nhận tâm ấy là mình thì đâu có khổ. Sở dĩ chúng ta khổ vì người kia chê, người nọ nói xấu mình. Việc không đáng làm, không đáng nghe mà cứ làm, cứ nghe, chạy theo cái giả bỏ cái thật thì không khổ sao được. Chỉ cần buông hết những tâm niệm lăng xăng lộn xộn đó, thì cái chân thật hiện tiền. Thật ra, lúc nào tâm chân thật cũng hiện tiền chớ không phải vắng, nhưng vì mình quên thành ra nó vắng.

Trong nhà thiền các Thiền sư có khi tự gọi, tự "Dạ" để nhắc mình có ông chủ đang nghe đó. Nếu không có ông chủ làm sao nghe, làm sao thấy. Như đưa phất tử lên để nhắc mình có cái hiện tiền đang thấy, không phải suy nghĩ gì cả. Hoặc khi các ngài hỏi, học nhân vừa cúi đầu suy nghĩ các ngài liền tát tai, đập gậy, sao tàn nhẫn vậy? Thật ra các ngài thương đáo để, từ bi đáo để, không muốn cho người sau nhận giả làm thật, rồi bám vào đó mà đánh mất cái chân thật đang hiện sờ sờ trước mặt.

Chúng ta thử sống với cái thật chừng một ngày thôi, xem thử có buồn giận không? Hay là sẽ được thảnh thơi tự tại, thấy vẫn thấy, nghe vẫn nghe, giờ ăn thì ăn, giờ ngủ thì ngủ, không có gì buộc ràng, không có gì bận lòng. Các Thiền sư hồi xưa thường bảo với đệ tử: Ông dâng cơm thì ta nhận, ông xá thì ta gật đầu, chỗ nào không chỉ tâm yếu cho ông. Rõ ràng có lúc nào thiếu vắng cái chân thật ấy đâu, chỉ tại mình không chịu nhận, lại chạy theo những gì văn hoa, bóng bẩy bên ngoài, thành ra mất mình.

Vì quên hẳn tâm thể nguyên vẹn không sanh diệt ấy nên phiền não kéo lôi chúng ta đi trong luân hồi sanh tử. Kiếp này tu nhắm mắt cũng luân hồi, kiếp khác tu nhắm mắt cũng luân hồi, không thoát được vì quên gốc theo ngọn, quên chánh theo tà. Người tu phải thấy tường tận chỗ đó.

Đức Phật khi sống với tâm chân thật rồi thì Tam minh, Lục thông, Tứ vô sở úy, Thập bát bất cộng v. v… đầy đủ. Đó là "Chân Không mà diệu hữu". Cái có trong nhiệm mầu phi thường, chớ không phải có trong cái thường. Không phải trở về đó rồi chúng ta khờ khạo không biết gì, mà trở về được thì diệu hữu hiện tiền. Diệu hữu ấy là dụng của tâm, cho nên quan trọng ở chỗ trở về được thể thì dụng chính là diệu hữu.

Thấy được Tánh Không, thấy được Chân Không chúng ta còn việc gì phải làm nữa không? Thiền sư Huyền Giác trong bài Chứng Đạo Ca đã nói "Pháp thân giác liễu vô nhất vật". Vô nhất vật chính là chỗ không một vật của Lục Tổ, là Pháp thân, là Chân Không vậy. "Bản nguyên tự tánh thiên chân Phật", chữ thiên này không phải trời, mà thiên là sẵn có. Nói bản nguyên tức là nói nguồn gốc ban đầu. Nguồn gốc ban đầu của chúng ta chính là ông Phật sẵn có từ muôn đời đó.

Khi giác ngộ thì thấy: "Ngũ uẩn phù vân không khứ lai. Tam độc thủy bào hư xuất một. " Thấy được, nhận được pháp thân thì thân năm uẩn này cũng như mây nổi, qua lại trong hư không, chẳng có nghĩa lý gì hết. Chỉ vì chúng ta không nhận ra được pháp thân, nên thấy thân năm uẩn là quí. Khi ngũ uẩn đã như phù vân, thì tam độc cũng như bong bóng nước.

Người tu thấy tột như vậy thì việc tu không phải là khó, không phải là chuyện xa vời, mà nó rất gần rất thực tế. Sống được với Chân Không tức là sống được với Pháp thân. Sống được với Pháp thân thì không còn tạo nghiệp, không tạo nghiệp thì làm gì đi trong luân hồi nữa. Đó là giải thoát rồi.

Rõ ràng chỉ cần nhận chân được hai điều "Tánh Không duyên khởi" của các pháp, "Chân Không diệu hữu" của tâm thể thì đời tu chúng ta vững như hòn núi. Ngược lại cứ chạy theo bên ngoài, nghe chỗ này hay, chỗ kia lạ thì tu suốt kiếp cũng chỉ lẩn quẩn trong sanh tử, không đi tới đâu hết.

Nên nhớ hai điều này không thể lẫn lộn nhau mà hỗ tương cho nhau. Thấy các pháp Tánh Không thì duyên khởi hư giả, thấy như vậy nên phiền não lặng, từ đó Chân Không mới hiện. Chân Không hiện, nhìn lại thân này hư dối còn gì nữa mà tham sân si. Cho nên trước phải dùng trí Bát-nhã dẹp hết phiền não thì "ông chủ"û mới hiện ra.

Mong rằng Tăng Ni tu hành thấy đúng như thật, đừng bị vô minh che mờ nữa, để trên đường tu dễ tiến mới có thể thoát ly sanh tử được. Đó là mục tiêu của chúng ta nhắm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vấn đề đặt ra là phương pháp làm cho tâm phân biệt đang hiện diện thường xuyên trong ta biến thành tâm chân không bản nguyên mới là cái mà chúng sanh đang cần ngài hướng dẫn .

Thiện Nhơn .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vấn đề đặt ra là phương pháp làm cho tâm phân biệt đang hiện diện thường xuyên trong ta biến thành tâm chân không bản nguyên mới là cái mà chúng sanh đang cần ngài hướng dẫn .

Thiện Nhơn .

Ối ối, như vậy thì giống y ngài Huệ Khả cầu Tổ Đạt Ma ban cho pháp an tâm. Song, Tổ lại bảo, đem tâm ra ta an cho; ngài Huệ Khả xoay lại mình, tìm cái tâm lăng xăng, chẳng nắm bắt được, chẳng thấy cái nào hiện ra nên nói lại với Tổ Đạt Ma: "con tìm tâm không được", Tổ chỉ: "ta đã an tâm cho ngươi rồi".

Lúc con người đơn giản thì pháp tu cũng đơn giản vậy, lúc con người thông minh lanh lợi thì pháp tu cũng phải phù hợp cho nên nội dung nói trong chủ để này mà đem ra ứng dụng thì mới có thể giúp cho người thông minh lanh lợi hàng phục tâm.

Nói rằng, như Thiện Nhơn, muốn cho tâm phân biệt biến thành tâm chân không bản nguyên thì cứ như trên mà hình tượng ra. Tức, một là Tâm Chân Không Bản Nguyên là nơi người tu đạo muốn đến được, hai là cái tâm lăng xăng phân biệt đủ thứ, từ những thứ rất đời cho đến những thứ như ham hiểu biết cứ trùng trùng như sóng không lúc nào dừng nghỉ, ba là cái tâm lăng xăng ấy luôn là những tên giặc bao vây ở ngoài thành khiến cho trong ngoài không liên lạc được với nhau. Do vậy, muốn ra vào thành tự tại và an toàn thì phải dẹp giặc đang bao vây quanh thành. Tức là dùng trí huệ Bát nhã mà thấy hiểu mọi vấn đề hiện ra theo nghiệp của riêng mình đều là Tánh không Duyên hợp, Không thật Giả có :

-Thấy nhà cửa của mình, Tánh không là không một đối tượng chủ thể nào là cái nhà cả, Duyên hợp là ghép mọi thứ mà tạo thành, Không thật là vì nó không có chủ thể bất diệt, Giả có là nó không có chủ thể nhưng vẫn tạm thời hiện ra.

-Thấy con người xung quanh mình, trong hội, trong nhóm, Tánh không là không có ai là hội nhóm, Duyên hợp là mọi người hợp lại mà thành hội, Không thật là vì hội nhóm không thể tồn tại y nguyên mãi, Giả có là hiện tại do mọi người đồng tâm mà tạm lập nên.

-Thấy thân thể của chính mình, Tánh không là không có cái gì là chủ thể của hình tướng xác thân, Duyên hợp là do tinh cha huyết mẹ, năm tạng và trăm thứ hình hài mà hợp nên, Không thật là sẽ sinh già bệnh chết, Giả có là tạm thời hiện thành thân theo quả báo.

-Và cho đến thấy cái tâm thức lăng xăng, cái tâm thức hay duy tư vấn đề, tâm thức ấy cũng vậy. Tánh không là không một niệm nào vang vọng mãi được, Duyên khởi là do duy tư bất chợt, Không thật là niềm trước diệt, niệm sau sinh, Giả có là sinh diệt không ngừng nên tạm hiện thấy.

Với thanh gướm trí tuệ mà có những chiêu tuyệt như vậy thì giặc dã bao vây ngoài thành đều chỉ là như mộng như huyễn. Càng đánh thì càng thắng, càng đánh càng mạnh, cho nên càng chịu khó tư duy trí tuệ thì càng tiến nhanh vào Tâm Chân Như. Cho đến khi giặc đã thưa dần, chẳng dám tiến đến để vây thành, đợi được một tên dám đến gần mình lâu, tìm được một tên để diệt cũng khó. Cuối cùng cảnh thanh bình hiện ra, ấy là lúc người tu tiến vào Bảo sở, Tâm Chân Không Tròn Sáng.

Vấn đề nữa là, không phải do tu nên mới có Tâm Chân Không vì vậy nói rằng biến cái tâm lăng xăng thành Tâm Chân Không là không đúng. Cái tâm lăng xăng, không thật, tánh nó là không nên mới có thể dùng phương tiện để hàng phục nó, mà phương tiện ở đây là trí tuệ bát nhã. Vì ngộ rằng Tâm Chât Không là bất diệt bất sanh, khi mê thì nó cũng chẳng bớt mà khi giác nó cũng không thêm, cho nên cứ yên tâm dùng trí mà dẹp thức, chuyển thức thành trí, thời tiết nhân duyên đến, thức đã sạch thì trí tự thu về để Tâm Chân Như tiếp dẫn sinh tử tự tại giải thoát.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cái trí biết Tánh Không do Duyên Tụ Tán ,các Pháp vốn không sanh cũng thuôc về Tâm phân biệt, do Tâm phân biệt sanh ra nên về Lý thì nói Tánh của Tâm phân biệt vốn Không, nhưng về Sự thì phải có phương pháp vậy. Tôi thấy cách: Chánh niệm tỉnh giác liên tục của Đức Bổn Sư là pp căn bản nhất mà thôi .

Thiện Nhơn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cái trí biết Tánh Không do Duyên Tụ Tán ,các Pháp vốn không sanh cũng thuôc về Tâm phân biệt, do Tâm phân biệt sanh ra nên về Lý thì nói Tánh của Tâm phân biệt vốn Không, nhưng về Sự thì phải có phương pháp vậy. Tôi thấy cách: Chánh niệm tỉnh giác liên tục của Đức Bổn Sư là pp căn bản nhất mà thôi .

Thiện Nhơn

Hai chữ "mà thôi" của Thiện Nhơn là sao ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hai chữ "mà thôi" của Thiện Nhơn là sao ?

Các vị đời sau cũng đã đưa ra 1 số pp như :

- Tu công án để thực chứng 1 lần tâm bản nguyên vô sanh (satori) rồi sau đó tiêm tu rèn luyện để tương ưng với tâm này

- Đối cảnh vô tâm

-Riêng thầy TT thì:"Chúng tôi cô đọng lại bằng những lối tu :-Biết vọng không theo ....

-Đối cảnh không tâm ....

-Không kẹt hai bên .....

-Hằng sống với cái thật, không theo cái giả .....

Đây là 4 phương tiện chúng tôi tạm lập để hướng dẫn người tu ....."

Theo tìm hiểu thì những pp này đều từ pp Chánh niệm tỉnh giác của Đức Thế Tôn mà ra nên tôi cho rằng pp CNTG là căn bản nhất mà thôi .

Thiện Nhơn .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các vị đời sau cũng đã đưa ra 1 số pp như :

- Tu công án để thực chứng 1 lần tâm bản nguyên vô sanh (satori) rồi sau đó tiêm tu rèn luyện để tương ưng với tâm này

- Đối cảnh vô tâm

-Riêng thầy TT thì:"Chúng tôi cô đọng lại bằng những lối tu :

-Biết vọng không theo ....

-Đối cảnh không tâm ....

-Không kẹt hai bên .....

-Hằng sống với cái thật, không theo cái giả .....

Đây là 4 phương tiện chúng tôi tạm lập để hướng dẫn người tu ....."

Theo tìm hiểu thì những pp này đều từ pp Chánh niệm tỉnh giác của Đức Thế Tôn mà ra nên tôi cho rằng pp CNTG là căn bản nhất mà thôi .

Thiện Nhơn .

Thiền tông và giáo lý không hai. Có giáo mà không có thiền thì người ta chia ra Đại thừa, Tiều thừa, Tối thượng thừa thấy có khác nhau. Song lấy Thiền để nhìn giáo thì các pháp không sai biệt, vậy thôi mà.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cái trí biết Tánh Không do Duyên Tụ Tán ,các Pháp vốn không sanh cũng thuôc về Tâm phân biệt, do Tâm phân biệt sanh ra nên về Lý thì nói Tánh của Tâm phân biệt vốn Không, nhưng về Sự thì phải có phương pháp vậy. Tôi thấy cách: Chánh niệm tỉnh giác liên tục của Đức Bổn Sư là pp căn bản nhất mà thôi .

Thiện Nhơn

THỨC thì có từ thông minh cho đến đần độn. Thông minh thì phân biệt đủ thứ các pháp sinh diệt, phân biệt biện tài, ấy là thông minh mà không TRÍ-trí huệ. Thông minh lại ở trong đó phân biệt đây là tiểu thừa, kia là đại thừa, kia là đốn, đây là tiệm, bám vào phân tích cạn sâu rộng hẹp đó, cho là thật mặt trăng rồi hài lòng.

TRÍ thì tức là Bát Nhã. Trí Bát Nhã thường phá tất cả si mê, thấy các pháp như thực. Trí không phải là sự phân biệt những cái để mà bị dính vào vòng sinh diệt. Phân biệt được tánh không của các pháp sinh diệt thì ấy lại là Trí.

Cho nên các Thiền Sư khi cất lời đều khế hợp với Trí Bát Nhã. Trí Bát Nhã là đạo giải thoát cho nên thường phá tất cả những sự Thông minh nghiêng lệch.

Share this post


Link to post
Share on other sites

-Riêng thầy TT thì:"Chúng tôi cô đọng lại bằng những lối tu :

-Biết vọng không theo ....

-Đối cảnh không tâm ....

-Không kẹt hai bên .....

-Hằng sống với cái thật, không theo cái giả .....

Đây là 4 phương tiện chúng tôi tạm lập để hướng dẫn người tu ....."

Bốn phương tiện cũng là bốn cạnh của một tấm gương, người tu soi vào đó mà thấy mình ra sao. Có thể gọi đó là kính chiếu yêu. Thánh soi gương thì thấy hình Thánh, Phàm soi vào thì thấy hình Phàm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tánh không cũng gọi là Thật tướng.

Thật tướng của muôn pháp là Tánh không, Tánh không là Thật tướng của muôn pháp. Nhiều vị xưa nay vẫn nhầm dùng Tánh không và Thật tướng để chỉ đến Chân không. Chân Không là Tự Tánh, còn Thật Tướng là Tánh Không.

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Phân biệt được tánh không của các pháp sanh diệt thì ấy gọi là trí" mà "trí là bát nhã" thì thế gian này nhiều người có trí bát nhã lắm sao?

Còn vấn đề : Tánh không là thật tướng của các pháp với Tâm chơn không cũng như 2 từ Chơn không nói chung xin hẹn với bạn Ruby vào 1 dịp khác .

Thiện Nhơn .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tánh không cũng gọi là Thật tướng.

Thật tướng của muôn pháp là Tánh không, Tánh không là Thật tướng của muôn pháp. Nhiều vị xưa nay vẫn nhầm dùng Tánh không và Thật tướng để chỉ đến Chân không. Chân Không là Tự Tánh, còn Thật Tướng là Tánh Không.

Nhận thức rất sáng suốt

TN

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thành Phật rồi thì còn tạo nghiệp không? Còn vương nghiệp không? :lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thành Phật rồi thì còn tạo nghiệp không? Còn vương nghiệp không? :lol:

Chào anh Thiên Đồng.

Chúng sinh vương nghiệp, rồi tạo nghiệp, ấy là do Thân Khẩu Ý trong sự quả báo mà tạo nghiệp.

Còn Thành Phật thì đó là trở về Pháp Thân, Hóa Thân và Ứng thân, không phải thân do quả báo nên không vương vào nghiệp, không vương vào nghiệp thì không tạo nghiệp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mấy chú Pháp Luân Công mà gặp các sư phụ này thì chạy té khói. :lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không còn vương nghiệp thì tại sao Như Lai lại chết vì món nấm độc? Ấy là còn vương nghiệp.

Không còn tạo nghiệp thì tại sao hàng ngàn năm sau, biết bao thế hệ, vẫn còn người tử vì đạo? Ấy là tạo nghiệp vậy. Thế thì Như Lai vẫn chưa thoát khỏi vòng nghiệp. :lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không còn vương nghiệp thì tại sao Như Lai lại chết vì món nấm độc? Ấy là còn vương nghiệp.

Không còn tạo nghiệp thì tại sao hàng ngàn năm sau, biết bao thế hệ, vẫn còn người tử vì đạo? Ấy là tạo nghiệp vậy. Thế thì Như Lai vẫn chưa thoát khỏi vòng nghiệp. :lol:

Bồ tát sợ nhân, Chúng sinh sợ quả.

Bồ tát sợ cái nguyên nhân gây ra nghiệp nên tránh, trả hết thì không vương vào vòng nghiệp.

Chúng sinh sợ cái kết quả của nghiệp nên muốn tránh, trong khi tránh thì lại gây ra nghiệp nên lại vương vào vòng nghiệp.

Có thể thấy, Bồ tát thì chuyển được nghiệp, còn Chúng sinh bị nghiệp chuyển.

Bồ tát còn vậy, huống chi là Phật. Chúng sinh bị nghiệp che lấp, nước đến chân vẫn không chịu nhẩy ấy là do si mê, chết chìm trong nghiệp. Phật thì nhìn thấy nghiệp và biết nên trả, cho nên tự tại thọ nghiệp. Trong khi thọ nghiệp, có sự tỉnh giác, cho nên thân tâm vẫn an nhiên nhập Niết Bàn đúng thời, đúng lúc. Nhưng sự kiện Phật thọ nghiệp cũng có chỗ nói:

Lẽ ra Phật thọ tới trăm tuổi, nhưng vì muốn giáo pháp được kéo dài để độ chúng sinh thời vị lai cho nên ngài chỉ hưởng thọ tám mươi tuổi. Ấy là chúng sinh được hưởng phước thọ của Phật để nếm được pháp vị giác ngộ giải thoát.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các bạn thân mến, tôi xin mạn phép bày tỏ đôi lời.

Không rõ vì sao, khi tôi đọc những dòng được cho là lời Phật dạy dù chỉ là đôi dòng bất chợt thì tôi cảm thấy sáng ra, hoan hỉ và thấu đạt sự thật, thấu đạt chân lý. Nhưng khi đọc các lời diễn giải, dù là của Hòa thượng, dù là đã cố giảng giải cho thật dễ hiểu, thật hệ thống thì đôi khi tôi lại cảm thấy tối lại, ngao ngán và chơi vơi. Ví dụ, với các câu:

- Tánh Không Duyên Khởi, Chân Không Diệu Hữu

- Tánh Không là thể tánh của tất cả các pháp. Thể tánh của tất cả các pháp là không, do duyên hợp nên sanh ra muôn pháp.

- Kinh Phật dạy thân này do tứ đại hoặc lục đại, thất đại hợp lại thành.

- Phật dạy tất cả pháp không tự có, mà do duyên hợp mới thành. Bởi duyên hợp mới thành nên không một pháp nào tự có nguyên thể của nó, mà đều từ cái không, duyên hợp thành có. Duyên tụ duyên tán, thành có thành không.

- Tánh Không duyên hợp mới thành tướng, duyên hết thì tướng phải mất.

- Chân Không là Tâm thể của tâm

- "Bản nguyên tự tánh thiên chân Phật", chữ thiên này không phải trời, mà thiên là sẵn có.

Tôi cảm nhận sự tường minh, hoan hỉ và an lạc rõ ràng khi đọc các lời này.

Nhưng khi đọc các diễn giảng, ví dụ như:

"...Tánh Không đó thế nào?

Thí dụ đây là cái bàn, đây là hư không. Cái bàn là hữu, hư không là không. Cả hai đều không ngoài Tánh Không, nên biết Tánh Không không phải là hư không trống rỗng. Lâu nay trong nhà chùa thường nói thà chấp có bằng núi Tu-di, chẳng nên chấp không bằng hạt cải. Nghĩa là thà chấp cái gì cũng có hết, có tội, có phước, có thiện, có ác v. v… mà không sao. Còn chấp không dù chỉ bằng hạt cải cũng là họa, như không tội không phước v. v…

Chúng ta nhận ra tướng có tướng không qua cái nhìn của mắt. Con mắt thấy đây là có, kia là không. Các tướng duyên hợp nên có hình có tướng, còn duyên chưa hợp là hư không trống rỗng nên nói không.

Như vậy trong cái có không phải là thật có, trong cái không cũng không phải là thật không. Tại sao? Chúng ta cứ cho rằng cái bàn khít khao chặt chẽ, không có kẽ hở nên nói nó có, còn chỗ trống rỗng hoàn toàn không có gì cả nên nói nó không, nhưng sự thật không phải vậy. Nếu nhìn kính hiển vi, chúng ta sẽ thấy trong cái bàn vẫn có những kẽ hở trống, tức là cái không. Còn trong hư không có vô số bụi bặm vi trùng v. v… nhưng vì nó quá nhỏ nên tầm mắt chúng ta không thấy, rồi nói là không. Nên nói thật có thật không đều không đúng. Trong nhà Phật gọi thấy như thế là biên kiến, tức chấp một bên, không đúng lẽ thật.

Hiện giờ đa số chúng ta đều nặng trên hình thức hoặc có hoặc không. Những hình thức nào mắt thấy được gọi là có, hình thức mắt không thấy được gọi là không. Nếu phân tích vi tế hơn, sâu sắc hơn, trong cái không vẫn có cái có, trong cái có vẫn có cái không nên cho rằng "sắc tức thị không, không tức thị sắc", nghĩa là trong hư không có bụi bặm tức là có cái có, trong cái bàn có những khoảng trống tức là có cái không.

Trong con người chúng ta cũng vậy. Nếu từ đầu đến chân khít khao không có một chỗ hở trống thì chúng ta đã chết rồi. Hai lỗ mũi nếu không trống thì hết thở, miệng không trống thì hết ăn. Tất cả các cơ quan luôn luôn có cái không lẫn trong cái sắc. Ngược lại ngoài hư không, cái sắc cũng có trong cái không. Không với sắc lẫn lộn nhau nên Bát-nhã nói sắc tức thị không, không tức thị sắc là vậy..."

Hay

"... Từ cái không thô đối với cái có thô, chúng ta thấy được nên nói có, nói không. Đến cái không tế nằm lẫn trong sắc, hoặc sắc lẫn trong không, tuy mắt không thấy nhưng dùng kính hiển vi cũng sẽ thấy. Như vậy cái không, cái có đó đều là đối đãi từ hình thức, chưa phải "sắc tức thị không"..."

...

Thì những cảm nhận rất đời lại ngự trị.

Không biết có cách thuyết giảng nào khác không...

Thân mến

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các bạn thân mến, tôi xin mạn phép bày tỏ đôi lời.

Không rõ vì sao, khi tôi đọc những dòng được cho là lời Phật dạy dù chỉ là đôi dòng bất chợt thì tôi cảm thấy sáng ra, hoan hỉ và thấu đạt sự thật, thấu đạt chân lý. Nhưng khi đọc các lời diễn giải, dù là của Hòa thượng, dù là đã cố giảng giải cho thật dễ hiểu, thật hệ thống thì đôi khi tôi lại cảm thấy tối lại, ngao ngán và chơi vơi. Ví dụ, với các câu:

- Tánh Không Duyên Khởi, Chân Không Diệu Hữu

- Tánh Không là thể tánh của tất cả các pháp. Thể tánh của tất cả các pháp là không, do duyên hợp nên sanh ra muôn pháp.

- Kinh Phật dạy thân này do tứ đại hoặc lục đại, thất đại hợp lại thành.

- Phật dạy tất cả pháp không tự có, mà do duyên hợp mới thành. Bởi duyên hợp mới thành nên không một pháp nào tự có nguyên thể của nó, mà đều từ cái không, duyên hợp thành có. Duyên tụ duyên tán, thành có thành không.

- Tánh Không duyên hợp mới thành tướng, duyên hết thì tướng phải mất.

- Chân Không là Tâm thể của tâm

- "Bản nguyên tự tánh thiên chân Phật", chữ thiên này không phải trời, mà thiên là sẵn có.

Tôi cảm nhận sự tường minh, hoan hỉ và an lạc rõ ràng khi đọc các lời này.

Nhưng khi đọc các diễn giảng, ví dụ như:

"...Tánh Không đó thế nào?

Thí dụ đây là cái bàn, đây là hư không. Cái bàn là hữu, hư không là không. Cả hai đều không ngoài Tánh Không, nên biết Tánh Không không phải là hư không trống rỗng. Lâu nay trong nhà chùa thường nói thà chấp có bằng núi Tu-di, chẳng nên chấp không bằng hạt cải. Nghĩa là thà chấp cái gì cũng có hết, có tội, có phước, có thiện, có ác v. v… mà không sao. Còn chấp không dù chỉ bằng hạt cải cũng là họa, như không tội không phước v. v…

Chúng ta nhận ra tướng có tướng không qua cái nhìn của mắt. Con mắt thấy đây là có, kia là không. Các tướng duyên hợp nên có hình có tướng, còn duyên chưa hợp là hư không trống rỗng nên nói không.

Như vậy trong cái có không phải là thật có, trong cái không cũng không phải là thật không. Tại sao? Chúng ta cứ cho rằng cái bàn khít khao chặt chẽ, không có kẽ hở nên nói nó có, còn chỗ trống rỗng hoàn toàn không có gì cả nên nói nó không, nhưng sự thật không phải vậy. Nếu nhìn kính hiển vi, chúng ta sẽ thấy trong cái bàn vẫn có những kẽ hở trống, tức là cái không. Còn trong hư không có vô số bụi bặm vi trùng v. v… nhưng vì nó quá nhỏ nên tầm mắt chúng ta không thấy, rồi nói là không. Nên nói thật có thật không đều không đúng. Trong nhà Phật gọi thấy như thế là biên kiến, tức chấp một bên, không đúng lẽ thật.

Hiện giờ đa số chúng ta đều nặng trên hình thức hoặc có hoặc không. Những hình thức nào mắt thấy được gọi là có, hình thức mắt không thấy được gọi là không. Nếu phân tích vi tế hơn, sâu sắc hơn, trong cái không vẫn có cái có, trong cái có vẫn có cái không nên cho rằng "sắc tức thị không, không tức thị sắc", nghĩa là trong hư không có bụi bặm tức là có cái có, trong cái bàn có những khoảng trống tức là có cái không.

Trong con người chúng ta cũng vậy. Nếu từ đầu đến chân khít khao không có một chỗ hở trống thì chúng ta đã chết rồi. Hai lỗ mũi nếu không trống thì hết thở, miệng không trống thì hết ăn. Tất cả các cơ quan luôn luôn có cái không lẫn trong cái sắc. Ngược lại ngoài hư không, cái sắc cũng có trong cái không. Không với sắc lẫn lộn nhau nên Bát-nhã nói sắc tức thị không, không tức thị sắc là vậy..."

Hay

"... Từ cái không thô đối với cái có thô, chúng ta thấy được nên nói có, nói không. Đến cái không tế nằm lẫn trong sắc, hoặc sắc lẫn trong không, tuy mắt không thấy nhưng dùng kính hiển vi cũng sẽ thấy. Như vậy cái không, cái có đó đều là đối đãi từ hình thức, chưa phải "sắc tức thị không"..."

...

Thì những cảm nhận rất đời lại ngự trị.

Không biết có cách thuyết giảng nào khác không...

Thân mến

Anh Quangnx kính mến, Thiên Long xem bài của anh nên có chút ý kiến.

Trong ngôn ngữ, khi muốn hiểu một câu, người ta phải hiểu nghĩa của tất cả các từ trong câu đó.

Có một từ mà cần phải hiểu nét nghĩa của nó, đó là từ "Pháp". Từ "Pháp" có thể dùng với ý nói đây là Pháp của Phật, hay giáo Pháp; nhưng cũng có chỗ dùng từ "Pháp" là để chỉ cho tất cả các sự vật và sự kiện. Ví dụ, cái bàn phím là một pháp, cái màn hình máy tính là một pháp, gõ phím là một pháp, cái đồng hồ là một pháp, kim đồng hồ là một pháp, đồng hộ kêu là một pháp..hư không là một pháp..v.v..những cái bị thấy đều có thể gọi chung là Pháp. Tóm lại, Pháp là cái bị thấy.

Vì sao cái bàn là một pháp, vì nó là một vật, vì sao hư không là một pháp, vì nó là cái bị thấy

Từ Phật Pháp, Giáo Pháp khi đọc thì sẽ hiểu ngay, nhưng nhiều người chưa quen với nét nghĩa của từ Pháp mà trong Phật giáo hay dùng để chỉ chung cho các sự vật và sự kiện. Khi không hiểu nét nghĩa của từ Pháp thì tất nhiên cái minh nó không thông là phải rồi, và kết quả là người ta không hiểu được câu nói chỉ vì không hiểu được nghĩa một từ trong câu nói đó.

Nhiều sự vật hợp lại thành một sự vật, ấy tức là nhiều pháp hợp lại thành một pháp. Nhiều sự kiện hợp lại thành một sự kiện, ấy là nhiều pháp hợp lại thành một pháp.

Một pháp có nhân và quả. Nhân là nguyên nhân hình thành, gồm nhiều duyên (cũng gọi nhiều pháp) hội lại, đủ duyên thì cho ra kết quả, tạo thành một pháp. Cho nên nói, các pháp do nhân duyên sinh, cũng do nhân duyên diệt. Ngay ở đây, sinh cũng là một pháp, diệt cũng là một pháp vì đó là sự kiện. Sự kiển diễn ra của một vật, vật ấy cũng gọi là pháp, cho nên nói pháp sinh, pháp diệt.

Sau khi có khái niệm về nét nghĩa của từ Pháp như vậy thì có thể vấn đề sẽ dể hiểu hơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

"...Tánh Không đó thế nào?

Thí dụ đây là cái bàn, đây là hư không. Cái bàn là hữu, hư không là không. Cả hai đều không ngoài Tánh Không, nên biết Tánh Không không phải là hư không trống rỗng. Lâu nay trong nhà chùa thường nói thà chấp có bằng núi Tu-di, chẳng nên chấp không bằng hạt cải. Nghĩa là thà chấp cái gì cũng có hết, có tội, có phước, có thiện, có ác v. v… mà không sao. Còn chấp không dù chỉ bằng hạt cải cũng là họa, như không tội không phước v. v…

Chúng ta nhận ra tướng có tướng không qua cái nhìn của mắt. Con mắt thấy đây là có, kia là không. Các tướng duyên hợp nên có hình có tướng, còn duyên chưa hợp là hư không trống rỗng nên nói không.

Như vậy trong cái có không phải là thật có, trong cái không cũng không phải là thật không. Tại sao? Chúng ta cứ cho rằng cái bàn khít khao chặt chẽ, không có kẽ hở nên nói nó có, còn chỗ trống rỗng hoàn toàn không có gì cả nên nói nó không, nhưng sự thật không phải vậy. Nếu nhìn kính hiển vi, chúng ta sẽ thấy trong cái bàn vẫn có những kẽ hở trống, tức là cái không. Còn trong hư không có vô số bụi bặm vi trùng v. v… nhưng vì nó quá nhỏ nên tầm mắt chúng ta không thấy, rồi nói là không. Nên nói thật có thật không đều không đúng. Trong nhà Phật gọi thấy như thế là biên kiến, tức chấp một bên, không đúng lẽ thật.

Hiện giờ đa số chúng ta đều nặng trên hình thức hoặc có hoặc không. Những hình thức nào mắt thấy được gọi là có, hình thức mắt không thấy được gọi là không. Nếu phân tích vi tế hơn, sâu sắc hơn, trong cái không vẫn có cái có, trong cái có vẫn có cái không nên cho rằng "sắc tức thị không, không tức thị sắc", nghĩa là trong hư không có bụi bặm tức là có cái có, trong cái bàn có những khoảng trống tức là có cái không.

Trong con người chúng ta cũng vậy. Nếu từ đầu đến chân khít khao không có một chỗ hở trống thì chúng ta đã chết rồi. Hai lỗ mũi nếu không trống thì hết thở, miệng không trống thì hết ăn. Tất cả các cơ quan luôn luôn có cái không lẫn trong cái sắc. Ngược lại ngoài hư không, cái sắc cũng có trong cái không. Không với sắc lẫn lộn nhau nên Bát-nhã nói sắc tức thị không, không tức thị sắc là vậy..."

Hay

"... Từ cái không thô đối với cái có thô, chúng ta thấy được nên nói có, nói không. Đến cái không tế nằm lẫn trong sắc, hoặc sắc lẫn trong không, tuy mắt không thấy nhưng dùng kính hiển vi cũng sẽ thấy. Như vậy cái không, cái có đó đều là đối đãi từ hình thức, chưa phải "sắc tức thị không"..."

...

Thiên Long có cách hiểu về vấn đề nó như thế này:

-Vấn đề thứ nhất là Tánh không

-Vấn đề thứ hai là Sắc và Không

Sắc ví dụ là Dương, Không ví dụ là Âm. Dương là một Pháp, Âm cũng là một Pháp, trong Dương có Âm, trong Âm lại có Dương.

Đối với Sắc là Dương, vì nó có hình tướng. Nhưng đó chỉ là hình tướng đối với sự vĩ mô tương đối giữa sắc và con mắt. Khi thấy nó là Sắc thì cho nó là đặc, nhưng thực thế nó không đặc hoàn toàn và trong khối sắc ấy gồm cả sắc lẫn không, ấy là trong Dương mà vẫn có Âm. Và kết luận Sắc tức là Không.

Đối với Không là Âm, vì nó trống rỗng. Nhưng đó chỉ là sự trống rỗng đối với sự vĩ mô tương đối giữa không và con mắt. Khi thấy nó là Không thì cho nó là rỗng, nhưng thực tế nó không rỗng hoàn toàn và trong khối Không ấy gồm cả không lẫn sắc, ấy là trong Âm mà vẫn có Dương. Và kết luận Không tức là Sắc.

Đó là nói về cấu trúc của Sắc và Không với sự Tức. Có thể mở rộng:

Sắc tức là Không, Không tức là Sắc.

Thọ tức là Không, Không tức là Thọ.

Tưởng tức là Không, Không tức là Tưởng.

Hành tức là Không, Không tức là Hành.

Thức tức là Không, Không tức là Thức.

Khi nhỉn bề ngoài thô thiên thì thấy có, khi nhìn kỹ thì thấy không. Do vậy có và không là tương đối nên mới Tức là. Cái gì mà tức là cái kia thì nó tồn tại tương đối và không có tính chất nào được xác định. Mà tính chất là cái bị thấy, cái bị thấy được cọi là có tướng, không thấy được tướng của nó lên suy ra nó không có tính chất.

Thấy khái quát thì Sắc đối với Không, rõ ràng là có hình tướng đối đãi. Nhưng khi tìm chủ thể của Sắc và/hoặc Không thì lại không tồn tại một đối tượng nào là chủ thể cả.

Liên hệ nó với Tánh không, Tánh không là không có đối tượng hình tướng cố định làm chủ thể, vì không có hình tướng nào cố định để làm chủ thể của pháp nên thật tướng của pháp là tánh không, tánh không là thật tướng của các pháp

Song vì sao lại có lấy ví dụ thân thể ra để làm đối tượng phân tích cho bài giảng ?

Trong nhà Phật chia sự vật và sự kiện có 18 giới gồm:

-6 Căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý

-6 Trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp

-6 Thức: nhãn thức, nhĩ thức, tị thức, thiệt thức, thân thức và ý thức

18 giới cũng được xem là 18 pháp nên có thể lấy một pháp đại diện ra làm ví dụ cho bài giảng, như cái bàn là thuộc về 6 trần, thân xác là thuộc về 6 căn. Vì Căn và Trần thô thiển hơn thức nên dễ nói ngắn gọn, nên chỉ lấy ví dụ về Căn và Trần, còn Thức thì cũng cần ví dụ nhưng nó phải nói riêng thành một chủ đề vì mức độ quan trọng về mặt phá ngã của nó.

Trên đây, Thiên Long tạm giải thích theo những yếu tố liên quan.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Batbothienlong thân mến!

Tôi thấy như thế này:

Anh Quangnx là người rất có trình độ. Anh ấy biết sâu tất cả những điều bạn nói. Anh ấy chỉ phàn nàn là cách một số diễn đạt cho rõ nghĩa lời Đức Phật lại làm tối nghĩa đi mà thôi!

Bạn trả lời nhưng có vẻ chưa hiểu ý của người hỏi.

Không biết có phải thế không hả anh Quangnx?

Thân mến!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rất cám ơn thịnh tình và nhiệt tình của Thiên Long. Bài viết trên, tôi ngụ ý rằng:"Hãy từ bi, và vì vậy phải hết sức cẩn trọng trong thuyết giảng hoặc thuyết pháp. Hơn nữa Tự giác - Giác tha không phải là việc tùy tiện, cũng phải tùy duyên. Hãy thuyết pháp chính mình, không được tự cho rằng Chúng sinh là u mê, hãy tâm niệm rằng Chúng sinh là Bồ tát, hãy tự giải thoát khỏi hết thảy các ý niệm, các từ ngữ dù là duyên hay pháp, dù là căn, trần hay thức. Được như vậy, Chúng sinh sẽ lĩnh ngộ, chân lý sẽ hiển hiện "không lời, không hình, không ý" - sự Giác Ngộ là vậy"

Thân mến

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rất cám ơn thịnh tình và nhiệt tình của Thiên Long. Bài viết trên, tôi ngụ ý rằng:"Hãy từ bi, và vì vậy phải hết sức cẩn trọng trong thuyết giảng hoặc thuyết pháp. Hơn nữa Tự giác - Giác tha không phải là việc tùy tiện, cũng phải tùy duyên. Hãy thuyết pháp chính mình, không được tự cho rằng Chúng sinh là u mê, hãy tâm niệm rằng Chúng sinh là Bồ tát, hãy tự giải thoát khỏi hết thảy các ý niệm, các từ ngữ dù là duyên hay pháp, dù là căn, trần hay thức. Được như vậy, Chúng sinh sẽ lĩnh ngộ, chân lý sẽ hiển hiện "không lời, không hình, không ý" - sự Giác Ngộ là vậy"

Thân mến

Nói đến chúng sinh điên đảo thì anh quangnx có thể xem trong kinh Lăng Nghiêm, đoạn Phật duỗi cánh tay và lại dơ cánh tay lên để so sánh và kết luận chúng sinh điên đảo. Nói chúng sinh điên đảo là Phật nói, Phật nói có ví dụ vài luận giải rõ ràng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Batbothienlong thân mến!

Tôi thấy như thế này:

Anh Quangnx là người rất có trình độ. Anh ấy biết sâu tất cả những điều bạn nói. Anh ấy chỉ phàn nàn là cách một số diễn đạt cho rõ nghĩa lời Đức Phật lại làm tối nghĩa đi mà thôi!

Bạn trả lời nhưng có vẻ chưa hiểu ý của người hỏi.

Không biết có phải thế không hả anh Quangnx?

Thân mến!

Phật thuyết pháp thì độ tất cả căn cơ, Bồ tát thuyết pháp thì không được như thế. Thấp hơn thì chân tăng thời mạt pháp chỉ nói những gì các ngài biết. Còn chúng sinh với kiến thức ngày càng nhiều, hạ tâm học đạo ngày càng ít, ấy là ngoại đạo mạnh hơn chánh đạo. Thời thế như vậy, ai còn phước thì theo, không thì cứ chết trên sự phân tích cho nhiều, cho rõ mà không thật trong mục đích chính của sự giải thoát thì bàn tới cũng không ích lợi thêm gì.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiền tông Việt nam, thuyết pháp là văn nói, rồi ghi băng mà in thành sách. Không như nhiều các nhà tu lại học triết học nổi tiếng thế giới. Vì vậy đạo vị của Việt nam có phong cách riêng, lại phù hợp thực tế với trình độ người nghe. Nhưng đằng sau những lời thuyết pháp bằng văn nói, là một quá trình thực tu thực chứng, tổng kết kinh sử luận ngữ của Phật tổ, đúc kết lại, cái gì phù hợp thì mới có thể nói được. Có lẽ đúng vậy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay