Thiên Sứ

Luật cho robot hủy diệt

1 bài viết trong chủ đề này

Luật cho robot hủy diệt

Nguồn: Thanh Niên Online

23/02/2009 17:11

Posted Image

Những robot quân sự đang trong quá trình thử nghiệm

- Ảnh: Lenta và Agostini/USMC

Báo The Times vừa đăng báo cáo của Đại học Bách khoa California, Mỹ, về triển vọng sử dụng robot trong quân đội Mỹ. Các nhà khoa học cho rằng, những robot tác chiến cùng quân đội cần phải "sống" với những quy định nghiêm ngặt để không gây phương hại tới con người.

3 điều luật từ văn học

Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học nhìn nhận nghiêm túc về robot hủy diệt và coi nó như "một người lính". Thực ra, ý tưởng xây dựng bộ luật dành cho robot không phải là mới. Các nhà văn giả tưởng từng đề cập đến điều này trong tác phẩm từ đầu thế kỷ 20.

Trong đó, cuốn Múa vòng tròn của nhà văn giả tưởng Mỹ - Isaac Asimov, ấn hành vào năm 1942 đã đưa ra 3 điều luật làm cơ sở cho các nghiên cứu sau này trong lĩnh vực nghiên cứu kỹ thuật robot: 1) Robot không thể điều khiển con người hoặc hành động làm hại con người, 2) Robot cần thực hiện tất cả các mệnh lệnh của con người, trừ việc mệnh lệnh đó chống lại điều luật thứ nhất, 3) Robot cần phải đảm bảo sự an toàn của mình mà không mâu thuẫn với điều luật thứ nhất và thứ hai.

Những robot quân sự hiện nay không phù hợp với 3 điều luật nêu trên. Những robot được chế tạo để chống lại đối phương hay tiêu diệt khủng bố về mặt nào đó đều gây phương hại cho con người. Nhưng vấn đề đặt ra là: Nếu như kỹ thuật ngày càng hoàn thiện, robot có khả năng "tư duy" và có thể tự ra quyết định mà không cần mệnh lệnh từ con người, thì hành động của nó khó mà lường trước được.

Những người viết báo cáo của Đại học Bách khoa California cho rằng, việc robot chỉ có thể thực hiện theo chương trình mà con người cài đặt đã là vấn đề cũ. Các phần mềm của robot hiện tại do nhiều nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực kiến tạo nên. Và không phải ai cũng nắm hết được các đặc điểm của mỗi lĩnh vực. Vậy nên khi cài đặt chương trình, rất có thể một vài yếu tố tương tác để tạo nên những kết quả bất ngờ trên thực tế.

Chẳng hạn, một robot được ứng dụng để tiêu diệt đối phương, nhưng do lỗi hoặc do sự kết hợp của vài phần mềm trong đó mà nó không phân biệt đâu là địch, đâu là ta và nó sẽ tiêu diệt tất cả các thực thể sống. Chờ đợi sự can thiệp của con người lúc đó thì đã quá muộn.

Trong báo cáo của mình các nhà khoa học cũng đặt ra một số vấn đề mà chưa có lời giải đáp. Làm thế nào bảo vệ robot quân sự trước virus hay tin tặc? Ai sẽ là người chịu trách nhiệm nếu robot bỗng nhiên dở chứng, tàn sát thường dân? Đó sẽ là lỗi của người lập chương trình hay viên chỉ huy ra lệnh bắt đầu chiến dịch? Một câu hỏi nữa: Robot loại này có cần chức năng tự hủy diệt mình?

Kết luận cuối cùng mà những người viết báo cáo đưa ra: Nếu không có luật hoặc thậm chí quy định về các phần mềm thì rất nguy hiểm khi chế tạo các robot hủy diệt tự hành.

Những cỗ máy giết người

Khó có thể nói quá trình thiết kế robot hủy diệt của các nhà khoa học Mỹ đang đến đâu, bởi đây là bí mật quốc gia. Nhưng nhiều khả năng loại robot này sắp trở thành hiện thực.

Vào năm 2007, tạp chí Spiegel của Đức đưa tin, Mỹ đã thử nghiệm nhiều robot quân sự tại Iraq. Chúng có khả năng do thám hay rải mìn. Tuy nhiên họ không thử robot tiêu diệt binh sĩ của đối phương.

Các nhà chuyên môn lưu ý, Swords - do hãng Waltham, Mỹ chế tạo - là robot giết người đầu tiên trong lịch sử. Bề ngoài nó giống một chiếc xe đồ chơi hơn là robot. Tuy nhiên Swords vẫn do con người điều khiển từ xa, còn tự hoạt động thì phải một thời gian nữa. Swords được trang bị súng liên thanh M249, có thể hoạt động trong mọi thời tiết, ngày cũng như đêm, vượt qua những vật cản phức tạp trên mọi địa hình để tiêu diệt binh sĩ đối phương.

Một loại robot khác - Gladiator, cũng do Mỹ sản xuất được giới thiệu từ năm 2005 và được các chuyên gia quân sự Mỹ quảng bá là sẽ tham gia vào các chiến dịch trong tương lai. Đây cũng là loại robot bán tự động, có nhiệm vụ thám sát, cảnh báo các mối nguy từ đối phương. Và hơn thế nó còn được trang bị súng liên thanh M240.

Vào tháng 12.2007, CNN còn giới thiệu robot hủy diệt do kỹ sư trẻ Amdam Gettings, 25 tuổi chế tạo. Robot này cao nửa mét, điều khiển từ xa, di chuyển với tốc độ 15 km/giờ và có khả năng bắn giết đối thủ không thua các loại robot hiện hành, nhưng giá thành chỉ 30 - 50 ngàn USD thay vì hàng trăm ngàn USD như Gladiator.

Đến đầu tháng 6.2008, hãng Foster-Miller của Mỹ thông báo sẽ cung cấp cho Bộ Quốc phòng Mỹ robot MAARS (Modular Advanced Armed Robotic System). Khi đó phía Mỹ tuyên bố đến năm 2014, bộ binh nước này sẽ được trang bị 1.700 robot MAARS để đưa vào hoạt động. MAARS có súng liên thanh M240, súng phóng lựu với nhiều tính năng ưu việt để "đè bẹp" đối phương.

Tựu trung, vấn đề mà báo cáo nêu trên là hết sức thực tiễn. Bởi với tốc độ phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ như hiện nay, thì trong tương lai gần loại robot hủy diệt sẽ xuất hiện. Nếu không có luật (cho dù là sơ khởi) thì nhiều khả năng sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường.

Bảo Quyên (Theo Lenta.ru)

Để có được bộ luật hoàn chỉnh về vấn đề này. Nên tham khảo thêm chuyện viễn tưởng:

Thân chủ tôi không giết người.

Tác giả - Sư Thiến.

http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...p?showtopic=272

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay