Công Minh

Phong thủy ứng dụng trong bài trí nơi thờ tự

5 bài viết trong chủ đề này

Phong thủy ứng dụng trong bài trí nơi thờ tự



Từ xưa đến nay, đối với phần lớn người Đông Phương nói chung và người Việt nói riêng, việc thờ phụng Đức tin, Thần thánh và Tổ tiên là một phần không thể thiếu của cuộc sống xã hội và đời sống tâm linh.
Niềm tin thiêng liêng trong tín ngưỡng tất dẫn đến phải hình thành những không gian thiêng liêng. Với cộng đồng đó là các công trình mang tính chuyên biệt như Đình, Chùa , Miếu mạo, Đền Phủ ,Am Cốc, ….Với mỗi gia đình là gian ( phòng ) thờ hay bàn thờ. Những không gian thiêng liêng là nơi ở, nơi giáng toạ của Đức tin, thánh thần và các bậc tổ tiên. Bởi thế những nơi này được cân nhắc, chọn lựa kỹ về tư thế kiến trúc, cách tổ chức bài trí, sử dụng đồ dùng và vật liệu phải là những thứ qúi và đẹp.
Việc tổ chức kiến trúc cho một công trình thờ tự chung hay bài trí cho một bàn thờ riêng đã được người xưa vận dụng các nguyên lý triết học Đông Phương, những triết lý của tôn giáo, các kỹ thuật phong- thổ - thủy trong việc sắp xếp. Trước là để thể hiện sự kính trọng các đấng được tôn thờ không ra ngồi lẽ trời đất thuận hoà , sau là sự nguyện cầu “ Âm siêu Dương thái ” cho mỗi người và cả cộng đồng.
Về chi tiết, mỗi công trình có những đặc thù mang tính tôn giáo, vùng địa lý , tập quán dân cư và tính nghệ thuật thời đại…. Đây là một đề tài khảo cứu sâu sắc, không phải phạm vi của bài viết này.
Ở đây chỉ phân tích đến một tiêu chí mang tính đại cục, đó là sự vận dụng các nguyên lý triết học cổ Đông Phương như Dịch – Phong thủy trong nghệ thuật qui hoạch và bài trí cơ bản như sau :
Về tổng quan các công trình thờ tự như Đình, Chùa, Quán, Phủ … của Trung hoa và Việt Nam đều áp dụng nguyên tắc Phong Thủy là chọn một hướng tốt theo hình thế đắc địa của của khu vực để đặt hướng cho công trình.
Nhưng đa phần đều được hướng về phía Nam ( phương Nam). Thứ nhất đây là sự vận dụng theo Dịch, câu : “ Thánh nhân Nam diện nhi thính thiên hạ” ( nghĩa là bậc vương thánh mặt nhìn về hướng Nam để cai trị thiên hạ).
Thứ hai : Đây cũng là việc áp dụng thế đại cục của phong thủy theo thế : Tiền Chu tước - Hậu Huyền vũ.
Trong phong thủy cĩ một qui tắc Tứ linh phối Hà đồ :
- Phương Bắc - Khảm ( Thủy) màu đen ứng là Huyền Vũ ( Qui đen )
- Phương Nam - Ly ( Hoả ) màu đỏ ứng là Chu Tước ( Phượng đỏ )
- Phương Đơng - Chấn ( Mộc) màu xanh ứng là Thanh Long ( Rồng xanh )
- Phương Tây – Đồi ( Kim ) màu trắng ứng là Bạch hổ ( Hổ trắng )


Posted Image


Có một thuyết nữa là : Hướng Nam tượng trưng cho dương lực, mùa hạ, sự ấm áp và phương Nam đầy nắng ấm, mạng của hướng này là Hỏa. Ở cả nội và ngoại phong thủy, hướng Nam là tốt nhất và lành nhất. Nên các đình chùa và các cấu trúc xây dựng quan trọng đều hướng mặt về phía Nam.
Với cơ sở như vậy, những công trình được đặt ở những nơi không có thế đất ( phong thủy) đặc biệt, thì theo nguyên tắc trên là : Lưng tựa về phương Bắc ( Hậu Huyền Vũ ) , mặt hướng về phương Nam ( Tiền Chu Tước) để xây dựng công trình, mong cầu hưởng cái thế đại cục của Phong thủy.
Trong tổ chức bài trí trong các nơi thờ tự, bàn thờ chính đều hướng thẳng ra cửa, nghĩa là cùng hướng với hướng cửa đại hội của căn nhà. Nên thế của bàn thờ cũng là Tiền chu Tước, hậu huyền Vũ và đây là nơi Thánh thần “an tọa” nên càng đúng là “ Thánh nhân Nam diện nhi thính thiên hạ”.
Đã là Tiền chu Tước, hậu huyền Vũ như vậy thì tất Tả ( trái) là thanh Long và Hữu ( phải) là bạch Hổ . Với công trình kiến trúc lớn, người ta có thể vận dụng con đường, dòng sông hay một hàng cây cao …. bên tay trái làm Thanh Long và bên phải là khối nhà phụ, vườn cây rau tán thấp đậm, đắp gò mối thấp… làm Bạch Hổ.
Với bàn thờ : Hậu huyền Vũ : lưng cao ( tường nhà; bài vị …) – hậu đê tàng phong . Tiền chu Tước : trước mặt thấp, thoáng, rộng – tiền cái tụ thủy. Và để cho đủ bộ thì tất phải tạo thế tả thanh Long bằng bình cắm bông hoa ( động ) và Hữu là bạch Hổ bằng mâm trái cây, gói bánh kẹo….( tĩnh ) . Vì lưng ứng với Bắc, mặt ứng với Nam thì tất bên tay trái ứng với Đông và tay phải ứng với Tây. Mà từ đó có câu : “ Tiền án Hậu chẩm - Đông bình Tây quả” là vậy.

Trong thực tế với mỗi gia đình, do bài trí hướng nhà và nội thất bên trong theo phong thủy Bát trạch hoặc chỉ theo theo cách bố trí công năng kiến trúc, sao cho phù hợp với sinh hoạt. Nên bàn thờ không được sắp đặt hay không nhất thiết phải đặt theo trục Bắc – Nam. Nhưng ở vị trí nào thì điều đầu tiên là phải trần thiết cho tôn nghiêm, trang trọng. Và có thể áp dụng nguyên tắc phong thủy nói trên để bài trí, sắp đặt cho thêm phần ý nghĩa.


Công Minh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài đọc thêm :

Ngập lụt không phạm tới đền chùa Hà Nội

Với lối xây dựng theo kiến trúc truyền thống: nền cao, mái dốc, các di tích đình, đền, chùa khu vực nội thành Hà Nội đã chống chọi hiệu quả với trận mưa, ngập vừa qua.

Ít bị ảnh hưởng trong cơn mưa gió

Người dân làng Phương Liệt nay thuộc phường Phương Liệt, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội rất tự hào với ngôi đình được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa. Đợt mưa lớn làm cho nhiều người xót xa khi thấy sân đình ngập trong nước bẩn tới 60 - 70 cm. Đường từ cổng chính vào đến cửa đình chỉ gần 10 m nhưng cụ từ Nguyễn Gia Diêm với ủng cao su và gậy chống vẫn phải mất nhiều phút mới lội qua được vũng nước cản đường với nhiều rác thải, bùn cát.

Cụ Diêm cho biết, nhà cụ ở gần ngôi đình, khi thấy mưa to, cụ đã cố gắng sang đóng cổng ngăn rác theo nước cuốn vào sân đình nhưng không được nên đành bất lực nhìn chốn linh thiêng bị nước ngập làm bẩn. "Nhờ nền cao nên nước chỉ mấp mé bậc thềm do đó các bức tượng và đồ thờ trong đình không bị ảnh hưởng gì", cụ Diêm nói.

Posted Image

Một mảng đình Phương Liệt bị ngâm trong nước.

Chính vì tình cảm gắn bó với nơi thờ phụng, tín ngưỡng chung của cộng đồng, nên khi nước vừa rút, người dân và các đoàn thể tại Phương Liệt như CLB dưỡng sinh, CLB bóng bàn, Chi đoàn thanh niên và nhân dân trong vùng đã nhanh chóng cùng nhau thu dọn, quét sạch sân đình.

Không bị ảnh hưởng “nặng” như đình Phương Liệt, các di tích trên địa bàn thành phố như chùa Trấn Quốc, đền Hai Bà Trưng, đình Đồng Nhân... chỉ bị thấm nhẹ một số mảng tường, trước sân xâm xấp nước sau đó rút nhanh.

Ông Nguyễn Tài Dương, thành viên Ban quản lý di tích đình Đồng Nhân, cho biết: “Đình từ lâu chưa được tu bổ đã xuống cấp nhưng vừa rồi mưa rất to cũng chỉ làm ẩm tường và dột ở một số chỗ do những viên ngói bị mục vỡ”.

Tương tự, mặc dù khu vực đường Trần Khát Chân, Thanh Nhàn ngập trong mưa nhưng ngôi chùa Linh Sơn ở đây lại hầu như không bị ảnh hưởng gì. Bà Nguyễn Thị Sáu, một người dân sống gần đó, cho biết: "Mưa khiến toàn bộ con đường bị ngập, nước chảy vào bên trong nhiều gia đình, riêng chùa không bị ảnh hưởng gì. Kể cũng lạ”.

Một số di tích thì bị “thiệt hại” nhưng ở một dạng khác như chùa Vân Hồ, đang trong thời gian tu sửa lại, những cơn mưa lớn chỉ khiến công việc xây dựng bị đình trệ, nguyên liệu như xi măng, cát sỏi hỏng hoặc trôi đi một chút.

Theo ông Nguyễn Doãn Tuân, Giám đốc Ban Quản lý di tích và thắng cảnh Hà Nội, hiện chưa thấy ban quản lý di tích nào báo cáo về thiệt hại. Tuy nhiên, theo quan sát của Đất Việt, đa số các công trình đền, chùa, miếu mạo trong khu vực nội thành không bị thiệt hại gì nghiêm trọng.

Posted Image

Người dân quét dọn đình sau đợt mưa ngập.

Kiến trúc truyền thống, trí tuệ của cha ông

Phó giáo sư Trần Ngọc Thêm, giảng viên ĐH Quốc gia TP HCM, tác giả của nhiều cuốn sách, bài viết về ngôn ngữ, văn hóa cho biết: “Để đối phó với môi trường tự nhiên nên về mặt cấu trúc, các công trình kiến trúc truyền thống của người Việt được thể hiện ngắn gọn qua câu thành ngữ “Nhà cao cửa rộng”. Điều này xuất phát từ môi trường khí hậu, vì sống ở vùng nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều, thường xảy ra lụt lội nên yêu cầu đầu tiên của ngôi nhà là phải cao, tức là nền móng nhà cao hơn so với mặt đất để tránh nước lụt, ẩm ướt, côn trùng, sâu bọ...; do đó nhà truyền thống đều có nền cao, nhất là những nơi thờ phụng, nơi ở của vua quan, nhà giàu. Một yêu cầu về độ cao nữa chính là mái nhà phải cao”.

Cũng theo phó giáo sư Thêm, mái nhà cao nhằm tạo khoảng không gian rộng thoáng để đối phó với nắng nóng, mái nhà lại cong tạo độ dốc lớn nên khi mưa nhiều giúp nước thoát nhanh, tránh dột gây hư hại, mục mái.

Giáo sư Vũ Ngọc Khánh lại cho rằng, kiến trúc truyền thống, đặc biệt là nơi dành để thờ phụng như chùa đều xây dựng dựa theo thuật phong thủy, hiểu đơn giản phong và thủy là hai yếu tố quan trọng nhất để lựa chọn nơi xây dựng, cứ trú mà theo quan niệm của thuyết này thì phong (gió) động thuộc dương, thủy (nước) tĩnh thuộc âm. Trong tư duy của cư dân nông nghiệp, nước có vai trò rất quan trọng và cần thiết. Cũng vì vậy, nhà cửa của cư dân Việt thường được làm ở nơi có nguồn nước để tiện sinh hoạt như sông, hồ, ao. Có khoảng nước gần nhà sẽ tạo nên sự cân bằng sinh thái, hòa hợp âm dương.

Bên cạnh đó người xưa còn quan niệm “tụ thủy là tụ nhân”, nước tượng trưng cho sự giàu có, vì thế thời xưa quanh mỗi gia đình thường có ao, bên đền miếu thì có hồ bán nguyệt, hồ tròn tạo sự bình yên. Đây cũng là nơi để lấy nước dùng khi cần, tiêu thoát nước khi mưa, do đó nước khó có thể gây ngập úng cho nhà cửa, trừ những trận bão lũ lớn.

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Kim Cổ, cách thức xây dựng truyền thống tạo sự vững chắc cho ngôi nhà bởi nó được hình thành trên bộ khung. Bộ khung này có sự liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận phân bố đều theo hàng dọc bởi các cây cột, về chiều ngang các cột được liên kết bởi các kèo, kèo lại kết nối với nhau bằng các xà (xà nóc, xà thượng...). Tất cả các chi tiết được liên kết lại bằng dây, néo, mộng buộc chặt, lắp khít với nhau tạo nên sự chắc chắn nhưng lại rất linh động vì dễ tháo rời khi cần di chuyển và ngược lại lắp vào cũng thuận tiện. Chính vì thế nền nhà cần phải cao tránh sụt móng, chịu được sức ép từ mái, cột chống, tường...

Mặt khác, do thềm cao nên muốn vào nhà phải đi lên các bậc, người Việt cho rằng số lẻ là số dương, đây là số ước lệ tượng trưng có sự sống, vì thế thấp nhất là ba bậc. Nếu các công trình kiến trúc lớn như cung điện, chùa miếu... thì bậc càng nhiều, có thể là 5,7,9. “Khi bước qua cửa vào bên trong, lại có một bờ ngăn thấp gọi là ngạch cửa. Mang đặc điểm đó thì nước dù có dâng cao cũng khó có thể tràn được, cùng lắm là đến sân vì các di tích tại Việt Nam nói chung và ở Hà Nội nói riêng đều xây dựng tuân theo kiến trúc xưa với nền cao, mái cong dốc đứng nên mưa không gây dột, nước chẳng ngập tràn, do đó trận mưa lụt vừa qua không gây ảnh hưởng nhiều đến các đình chùa, miếu mạo”, ông Kim Cổ khẳng định.

Hùng Phong

baodatviet.vn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài đọc thêm :

Ngập lụt không phạm tới đền chùa Hà Nội

Với lối xây dựng theo kiến trúc truyền thống: nền cao, mái dốc, các di tích đình, đền, chùa khu vực nội thành Hà Nội đã chống chọi hiệu quả với trận mưa, ngập vừa qua.

Ít bị ảnh hưởng trong cơn mưa gió

Người dân làng Phương Liệt nay thuộc phường Phương Liệt, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội rất tự hào với ngôi đình được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa. Đợt mưa lớn làm cho nhiều người xót xa khi thấy sân đình ngập trong nước bẩn tới 60 - 70 cm. Đường từ cổng chính vào đến cửa đình chỉ gần 10 m nhưng cụ từ Nguyễn Gia Diêm với ủng cao su và gậy chống vẫn phải mất nhiều phút mới lội qua được vũng nước cản đường với nhiều rác thải, bùn cát.

Cụ Diêm cho biết, nhà cụ ở gần ngôi đình, khi thấy mưa to, cụ đã cố gắng sang đóng cổng ngăn rác theo nước cuốn vào sân đình nhưng không được nên đành bất lực nhìn chốn linh thiêng bị nước ngập làm bẩn. "Nhờ nền cao nên nước chỉ mấp mé bậc thềm do đó các bức tượng và đồ thờ trong đình không bị ảnh hưởng gì", cụ Diêm nói.

Posted Image

Một mảng đình Phương Liệt bị ngâm trong nước.

Chính vì tình cảm gắn bó với nơi thờ phụng, tín ngưỡng chung của cộng đồng, nên khi nước vừa rút, người dân và các đoàn thể tại Phương Liệt như CLB dưỡng sinh, CLB bóng bàn, Chi đoàn thanh niên và nhân dân trong vùng đã nhanh chóng cùng nhau thu dọn, quét sạch sân đình.

Không bị ảnh hưởng “nặng” như đình Phương Liệt, các di tích trên địa bàn thành phố như chùa Trấn Quốc, đền Hai Bà Trưng, đình Đồng Nhân... chỉ bị thấm nhẹ một số mảng tường, trước sân xâm xấp nước sau đó rút nhanh.

Ông Nguyễn Tài Dương, thành viên Ban quản lý di tích đình Đồng Nhân, cho biết: “Đình từ lâu chưa được tu bổ đã xuống cấp nhưng vừa rồi mưa rất to cũng chỉ làm ẩm tường và dột ở một số chỗ do những viên ngói bị mục vỡ”.

Tương tự, mặc dù khu vực đường Trần Khát Chân, Thanh Nhàn ngập trong mưa nhưng ngôi chùa Linh Sơn ở đây lại hầu như không bị ảnh hưởng gì. Bà Nguyễn Thị Sáu, một người dân sống gần đó, cho biết: "Mưa khiến toàn bộ con đường bị ngập, nước chảy vào bên trong nhiều gia đình, riêng chùa không bị ảnh hưởng gì. Kể cũng lạ”.

Một số di tích thì bị “thiệt hại” nhưng ở một dạng khác như chùa Vân Hồ, đang trong thời gian tu sửa lại, những cơn mưa lớn chỉ khiến công việc xây dựng bị đình trệ, nguyên liệu như xi măng, cát sỏi hỏng hoặc trôi đi một chút.

Theo ông Nguyễn Doãn Tuân, Giám đốc Ban Quản lý di tích và thắng cảnh Hà Nội, hiện chưa thấy ban quản lý di tích nào báo cáo về thiệt hại. Tuy nhiên, theo quan sát của Đất Việt, đa số các công trình đền, chùa, miếu mạo trong khu vực nội thành không bị thiệt hại gì nghiêm trọng.

Posted Image

Người dân quét dọn đình sau đợt mưa ngập.

Kiến trúc truyền thống, trí tuệ của cha ông

Phó giáo sư Trần Ngọc Thêm, giảng viên ĐH Quốc gia TP HCM, tác giả của nhiều cuốn sách, bài viết về ngôn ngữ, văn hóa cho biết: “Để đối phó với môi trường tự nhiên nên về mặt cấu trúc, các công trình kiến trúc truyền thống của người Việt được thể hiện ngắn gọn qua câu thành ngữ “Nhà cao cửa rộng”. Điều này xuất phát từ môi trường khí hậu, vì sống ở vùng nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều, thường xảy ra lụt lội nên yêu cầu đầu tiên của ngôi nhà là phải cao, tức là nền móng nhà cao hơn so với mặt đất để tránh nước lụt, ẩm ướt, côn trùng, sâu bọ...; do đó nhà truyền thống đều có nền cao, nhất là những nơi thờ phụng, nơi ở của vua quan, nhà giàu. Một yêu cầu về độ cao nữa chính là mái nhà phải cao”.

Cũng theo phó giáo sư Thêm, mái nhà cao nhằm tạo khoảng không gian rộng thoáng để đối phó với nắng nóng, mái nhà lại cong tạo độ dốc lớn nên khi mưa nhiều giúp nước thoát nhanh, tránh dột gây hư hại, mục mái.

Giáo sư Vũ Ngọc Khánh lại cho rằng, kiến trúc truyền thống, đặc biệt là nơi dành để thờ phụng như chùa đều xây dựng dựa theo thuật phong thủy, hiểu đơn giản phong và thủy là hai yếu tố quan trọng nhất để lựa chọn nơi xây dựng, cứ trú mà theo quan niệm của thuyết này thì phong (gió) động thuộc dương, thủy (nước) tĩnh thuộc âm. Trong tư duy của cư dân nông nghiệp, nước có vai trò rất quan trọng và cần thiết. Cũng vì vậy, nhà cửa của cư dân Việt thường được làm ở nơi có nguồn nước để tiện sinh hoạt như sông, hồ, ao. Có khoảng nước gần nhà sẽ tạo nên sự cân bằng sinh thái, hòa hợp âm dương.

Bên cạnh đó người xưa còn quan niệm “tụ thủy là tụ nhân”, nước tượng trưng cho sự giàu có, vì thế thời xưa quanh mỗi gia đình thường có ao, bên đền miếu thì có hồ bán nguyệt, hồ tròn tạo sự bình yên. Đây cũng là nơi để lấy nước dùng khi cần, tiêu thoát nước khi mưa, do đó nước khó có thể gây ngập úng cho nhà cửa, trừ những trận bão lũ lớn.

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Kim Cổ, cách thức xây dựng truyền thống tạo sự vững chắc cho ngôi nhà bởi nó được hình thành trên bộ khung. Bộ khung này có sự liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận phân bố đều theo hàng dọc bởi các cây cột, về chiều ngang các cột được liên kết bởi các kèo, kèo lại kết nối với nhau bằng các xà (xà nóc, xà thượng...). Tất cả các chi tiết được liên kết lại bằng dây, néo, mộng buộc chặt, lắp khít với nhau tạo nên sự chắc chắn nhưng lại rất linh động vì dễ tháo rời khi cần di chuyển và ngược lại lắp vào cũng thuận tiện. Chính vì thế nền nhà cần phải cao tránh sụt móng, chịu được sức ép từ mái, cột chống, tường...

Mặt khác, do thềm cao nên muốn vào nhà phải đi lên các bậc, người Việt cho rằng số lẻ là số dương, đây là số ước lệ tượng trưng có sự sống, vì thế thấp nhất là ba bậc. Nếu các công trình kiến trúc lớn như cung điện, chùa miếu... thì bậc càng nhiều, có thể là 5,7,9. “Khi bước qua cửa vào bên trong, lại có một bờ ngăn thấp gọi là ngạch cửa. Mang đặc điểm đó thì nước dù có dâng cao cũng khó có thể tràn được, cùng lắm là đến sân vì các di tích tại Việt Nam nói chung và ở Hà Nội nói riêng đều xây dựng tuân theo kiến trúc xưa với nền cao, mái cong dốc đứng nên mưa không gây dột, nước chẳng ngập tràn, do đó trận mưa lụt vừa qua không gây ảnh hưởng nhiều đến các đình chùa, miếu mạo”, ông Kim Cổ khẳng định.

Hùng Phong

baodatviet.vn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một lần nữa xin cám ơn bác Công Minh !

bài viết rất thú vị, em đã được sáng tỏ thêm nhiều điều .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một lần nữa xin cám ơn bác Công Minh !

bài viết rất thú vị, em đã được sáng tỏ thêm nhiều điều .

Share this post


Link to post
Share on other sites