Thiên Sứ

Khối cầu lửa bí ẩn trên bầu trời Mỹ

1 bài viết trong chủ đề này

Khối cầu lửa bí ẩn trên bầu trời Mỹ

Nguồn: VnExpress

Posted Image

Ảnh minh họa một thiên thạch rơi xuống trái đất. Ảnh:dvmg.com.

Một khối lửa lao vun vút trên bầu trời bang Texas khiến nhiều người khẳng định rằng họ nhìn thấy rác rơi từ vũ trụ.

> Clip khối cầu lửa

Khối sáng di chuyển qua các thành phố Austin, Dallas trước khi tiến sang phía đông bang Texas rồi biến mất sáng chủ nhật vừa rồi.

"Chúng tôi không biết nó là cái gì, nhưng đó có thể là một hiện tượng tự nhiên", Roland Herwig, người phát ngôn của Cơ quan Hàng không liên bang, nói.

Cảnh sát hạt Williamson, bang Texas dùng một trực thăng để tìm kiếm cầu lửa sau khi nhiều người dân gọi số máy khẩn cấp và nói rằng đó có thể là một máy bay rơi.

"Chúng tôi không nghi ngờ thông báo của người dân, nhưng quả thực giới chức không tìm thấy gì", người phát ngôn của cảnh sát hạt Williamson nói.

Bộ Tư lệnh chiến lược Mỹ khẳng định cầu lửa không liên quan tới vụ va chạm giữa hai vệ tinh của Mỹ và Nga vào ngày 10/2.

"Thứ mà người dân nhìn thấy trên bầu trời bang Texas không phải là một mảnh vụn của vụ tai nạn vệ tinh", thiếu tá Regina Winchester của Bộ Tư lệnh chiến lược Mỹ phát biểu.

Preston Starr, một chuyên gia thiên văn của Đại học North Texas (Mỹ), cũng bác bỏ khả năng khối cầu lửa là một mảnh vỡ và cho rằng đó là một thiên thạch có kích thước tương đương xe tải loại lớn.

"Người dân chỉ có thể nhìn thấy vật thể lạ vào ban ngày nếu nó phát ra ánh sáng cực mạnh. Mảnh vỡ từ vụ tai nạn vệ tinh có kích thước nhỏ nên không thể bay nhanh và phát ra ánh sáng mạnh như thế", ông giải thích.

Theo Preston thì mỗi năm có khoảng 10 thiên thạch có kích cỡ tương đương khối cầu lửa này lao vào trái đất. Chúng di chuyển với tốc độ 24.000-64.000 km/h.

Cơ quan hàng không liên bang Mỹ từng cảnh báo các phi công về việc các mảnh vỡ của vụ va chạm giữa hai vệ tinh có thể gây tai nạn cho máy bay. Các chuyên gia vũ trụ của Nga nhận định rằng các mảnh vỡ sẽ bay quanh trái đất khoảng vài nghìn năm và đe dọa hàng trăm vệ tinh.

Minh Long (theo AP)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay