highlandboiz010

Hedging là gì? Cách hedge forex và chứng khoán tối ưu nhất

1 bài viết trong chủ đề này

Hedging là gì? Cách hedge forex và chứng khoán tối ưu nhất

Hedging-la-gi-fx24

Mọi người thích sự chắc chắn hơn rủi ro, vì vậy người ta tìm đến những biện pháp để phòng vệ rủi ro. Hơn cả điều đó, việc phòng vệ còn là một kỹ thuật tối ưu hóa trong đầu tư. Một trong những kỹ thuật đó gọi là hedge hay hedging. Vậy hedge là gì? Hedging là gì? Bài viết này sẽ hướng dẫn sử dụng các phương pháp hedging một cách hiệu quả nhất để tối ưu hóa các khoản đầu tư, đặc biệt là trong forex và chứng khoán.

Hedging là gì?

Hedging là kỹ thuật sử dụng các vị thế đối xung trong đầu tư nhằm giảm thiểu tác động rủi ro của thị trường. Bên cạnh đó, hedging còn là một phương pháp để gia tăng lợi nhuận. Nghiệp vụ hedging có thể thực hiện trong cả hoạt động sản xuất, thương mại, hay tài chính. Phổ biến là người ta thường hedge trong tài chính như đầu tư forex và chứng khoán.

Ví dụ về hoạt động Hedging

Để hình dung rõ hedging là gì, hãy xem các ví dụ dưới đây:

Việc bạn mua bảo hiểm thực chất cũng là một hoạt động hedging. Nếu rủi ro xảy ra bạn sẽ được bồi thường để giảm thiểu thiệt hại. Nhưng nếu không xảy ra biến cố rủi ro nào thì đó coi như một khoản chi phí để đổi lấy cảm giác an toàn.

Một hãng hàng không không chắc chắn về giá xăng nguyên liệu trong tương lai có thể mua hợp đồng tương lai. Việc mua hợp đồng tương lai giúp hãng có mức giá chắc chắn tại thời điểm giao hàng. Với sự ổn định đầu vào giúp họ ước tính được lợi nhuận, dòng tiền và có kế hoạch kinh doanh tốt hơn. Tuy nhiên nếu giá xăng giảm thì họ không được lợi lộc gì. Họ sẽ coi đó như một khoản chi phí phòng vệ.

Xem thêm: Sàn Hot Forex

MỘT VÍ DỤ KHÁC CÓ THỂ SỬ DỤNG KỸ THUẬT HEDGE

Một công ty tại Mỹ đầu tư vào một cổ phiếu tại Anh. Sau một năm giá cổ phiếu tăng mạnh và họ thu được khoản lợi nhuận lớn.

Nếu Công ty quyết định bán cổ phiếu rồi đổi bảng Anh (GBP) sang USD ngay thì không nói. Nhưng trong trường hợp họ cho rằng giá cổ phiếu sẽ tiếp tục tăng và muốn nắm giữ nó thêm một năm nữa. Hãy tưởng tượng, nếu giá cổ phiếu tăng, nhưng đồng GBP bị mất giá mạnh khiến cho lợi nhuận từ đầu tư cổ phiếu không bù đắp được thiệt hại tỷ giá. Trường hợp này công ty có thể phòng vệ bằng cách dùng GBP để mua và nắm giữ đồng USD. Một năm sau họ bán cổ phiếu, vừa thu lời từ đầu tư lại vừa được hưởng chênh lệch tỷ giá. Tất nhiên nếu lúc đó USD mất giá so với GBP thì họ sẽ thiệt, nhưng họ sẽ coi như đó là chi phí phòng vệ.

Phương pháp hedging trong forex và chứng khoán

Hedging-la-gi-trong-forex

Cách hedge trong forex và chứng khoán không khác nhau nhiều. Vì vậy phần này tôi sẽ sử dụng thị trường forex để hướng dẫn, vì dù sao thì hedging vẫn được áp dụng phổ biến trong forex.

Xem thêm: Hướng dẫn đăng ký sàn Hot Forex

Sai lầm phổ biến trong phương pháp hedging forex là gì?

Sai lầm này thường xuất hiện ở các trader mới hoặc trader không đủ bản lĩnh.

KHÔNG XÁC ĐỊNH ĐƯỢC XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG, HEDGE LOẠN XẠ

Sau khi vào lệnh buy, giá giảm nhưng họ không dám cắt lỗ. Họ đồng thời lại sợ giá tiếp tục giảm mạnh nên liền vào một lệnh sell để hedge. Thường thì giá sẽ tiếp tục giảm và họ đóng lệnh sell để thu chút lời nhỏ. Nhưng cũng thường thì giá sẽ lại tiếp tục giảm đến khi họ bị cháy lệnh buy. Trong nhiều trường hợp khác họ lại hedge đúng lúc giá chuẩn bị tăng.

Cách hedge này khiến trader bị mất phương hướng và liên tục buy/sell loạn xạ. Họ nghĩ rằng họ đang sử dụng phương pháp hedging trong giao dịch nhưng họ đã sai lầm. Làm như vậy chỉ khiến cho trader bị mất nhiều phí giao dịch. Đây cũng là một chiêu mà các nhân viên tư vấn hay sử dụng để gia tăng tiền hoa hồng từ giao dịch của khác hàng.

CHIẾN LƯỢC HEDGING “VÔ PHÁP” LÀ GÌ?

Hedging vô pháp là gì? Tại sao tôi lại gọi nó là “vô pháp”? Bởi thực ra trader hedge theo kiểu này chẳng dựa trên căn cứ nào cả. Họ đơn giản cứ liên tục vào các lệnh buy/sell. Cứ lệnh nào có lãi một chút là đóng lệnh thu lời, mặc cho giá lên xuống không quan tâm. Nếu nhìn vào kết quả giao dịch thì bạn sẽ thấy lịch sử giao dịch của họ toàn những lệnh thắng! Nhưng đừng vội mừng vì đó chỉ là các lệnh thắng nhỏ. Hãy nhìn vào các lệnh chưa đóng trên tài khoản bạn sẽ thấy họ đang gồng lỗ! Một khi các lệnh gồng lỗ được đóng lại thì mọi lợi nhuận tích lũy từ các lệnh nhỏ kia không bù nổi một lệnh lỗ.

Công bằng mà nói, trader chủ động hedge theo kiểu này cũng còn phụ thuộc vào may rủi. Trong nhiều trường hợp giá không đi theo xu hướng dài mà cứ loanh quanh trong khu vực không quá rộng thì chiến lược hedging kiểu này cũng phát huy tác dụng. Nhiều trader kiếm được khá nhiều lợi nhuận theo cách này, giống như trường hợp của một cao thủ mà tôi đã đề cập trong bài: “Chiến lược giao dịch đầy bất ngờ của cao thủ“. Tuy nhiên hãy lưu ý, như đã nói, nó phụ thuộc nhiều vào may rủi. Một phương pháp kiếm tiền bị phụ thuộc vào may rủi thì chẳng khác nào đánh bạc. Nếu bạn đánh bạc thì trước sau bạn cũng sẽ bị thua lỗ.

LỜI KHUYÊN CHO NHỮNG TRADER ĐANG HEDGE SAI LẦM NHƯ TRÊN

Hãy nhớ rằng việc vào thêm các lệnh mới chỉ làm tăng chi phí giao dịch của bạn. Nếu bạn không xác định được hướng đi tiếp theo của giá thì tốt nhất là nên đóng lệnh đứng ngoài chờ thời. Việc chấp nhận thua lỗ là một phần tất yếu trong giao dịch. Nếu không đóng toàn bộ lệnh thì ít ra bạn cũng nên đóng một phần. Việc giảm vị thế nhiều hay ít phụ thuộc vào việc bạn đánh giá xác suất giá bất lợi cao hay thấp.

Xem thêm: đăng ký sàn Hot Forex

Phương pháp hedging chuẩn trong forex và chứng khoán

CHIẾN LƯỢC HEDGE GIẢN ĐƠN

Để hedge hiệu quả, trước hết bạn phải xác định được xu hướng thị trường. Ví dụ bạn xác định EURUSD sẽ tăng dài hạn, khi đó bạn sẽ mua EURUSD. Nhưng bạn biết đấy, giá thường không đi theo đường thẳng, mà nó sẽ tăng theo hình răng cưa. Nghĩa là có lúc tăng, lúc giảm, nhưng xu hướng chung là tăng. Khi đó, để tận dụng những biến động nhỏ, bạn có thể chọn những điểm sell thuận lợi để vào lệnh. Căn cứ để chọn điểm sell phù hợp chủ yếu dựa vào các ngưỡng kháng cự và hỗ trợ. Ngoài ra bạn có thể căn cứ theo tin tức. Khi có tin bất lợi cho cho EURUSD, bạn cũng có thể sell một ít để hedge và thu lời nhỏ.

Với chiến lược hedge giản đơn này, bạn vẫn vừa giữ được lệnh buy trong dài hạn để thu lời khủng, đồng thời vừa tận dụng được những biến động nhỏ để gia tăng lợi nhuận.

CHIẾN LƯỢC HEDGE PHỨC TẠP

Chiến lược hedging này dựa trên hệ số tương quan giữa các cặp tiền tệ (hàng hóa). Để biết hệ số tương quan giữa các cặp tiền trong MT4, bạn có thể cài bổ xung plugin Supreme Edition vào MT4. Sau khi cài bạn sẽ có thể xem được bảng tương quan như sau:

Hedge-cac-cap-tien-te-theo-he-so-tuong-quan

Nhìn vào bảng trên sẽ thấy, các cặp EURUSD và USDCHF có mối tương quan nghịch rất cao (-97%). Điều này có nghĩa là nếu EURUSD tăng thì USDCHF sẽ giảm, mức tăng giảm gần như tương đương nhau.

Ví dụ nếu bạn đang buy EURUSD và muốn giữ nó dài hạn. Tuy nhiên bạn cho rằng Mỹ sắp có tin tích cực khiến đồng USD có thể tăng giá rất mạnh, nhưng bạn không chắc lắm. Điều này hiển nhiên sẽ làm EURUSD giảm. Nhưng bạn vẫn có niềm tin mạnh mẽ rằng giá EURUSD vẫn sẽ tục tăng dài hạn bất chấp tin tức từ Mỹ và bạn vẫn muốn giữ lệnh buy EURUSD.

Để giảm thiểu rủi ro, bạn có thể dùng kỹ thuật hedging bằng cách mua USDCHF. Với cách hedge này, thì dù cho USD có biến tăng mạnh khiến EURUSD giảm nhưng nó cũng đồng thời làm USDCHF tăng giá gần tương đương nhưng rủi ro đã được loại bỏ.

Xem thêm: Đánh giá sàn Hot Forex

Lưu ý:

Với chiến lược hedging này, trong trường hợp USD bị giảm khiến EURUSD tăng mạnh thì bạn cũng không được hưởng lộc gì, vì bạn đang bị lỗ tương đương khi mua USDCHF. Vì vậy chiến lược này chỉ có hiệu quả khi bạn có một chút cơ sở cho rằng trong khoảng thời gian đang hedging đó, đồng CHF sẽ giảm giá một cách độc lập. Và như vậy khi EURUSD tăng bởi sự mất giá của USD thì cặp USDCHF giảm ít hơn mức tăng của EURUSD và bạn vẫn sẽ thu được một khoản lợi nhuận đáng kể.

Tùy thuộc vào độ cảm nhận của bạn về mức tăng hay giảm của các cặp tiền mà bạn có thể hedge một phần hay toàn bộ. Hedge toàn bộ là khi bạn mua 1 lot EURUSD, và bạn cũng mua 1 lot USDCHF để hedge. Hedge một phần là khi bạn mua 1 lot EURUSD, nhưng chỉ mua 0.5 hoặc 0.8 … lot USDCHF.

Tóm lại

Thực ra việc áp dụng hedging trong đầu tư nhiều khi chẳng mang lại lợi lộc gì. Trừ trường hợp vì những lý do nào đó khiến bạn không thể tất toán vị thế hiện tại khi nó có nguy cơ rủi ro thì bạn mới nên hedge. Hoặc trường hợp mà nếu tất toán vị thế thì sẽ không có khả năng (cơ hội) mua lại. Ngoài ra, bạn cũng có thể hedge nếu nó mang lại kết quả như ví dụ về cách hedge forex kể trên.

Nguồn: fx24.net

Xem thêm bài viết liên quan : Đánh giá sàn eToro

Share this post


Link to post
Share on other sites