Thiên Bình

Thư gửi Thầy Thiên Sứ

49 bài viết trong chủ đề này

Kính thưa Thầy Thiên Sứ,

Đầu thơ, tôi có đôi lời chúc sức khỏe đến Thầy, mong Thầy được thân tâm bình an và an lạc.

Tôi năm nay cũng ngoài 70, mến mộ Thầy từ tuvilyso, vietlyso đến nay là lyhocdongphuong về tài năng và đức độ trong sự nghiệp học thuật cổ Đông Phương. Rất mến mộ những tài năng trẻ (hoặc không còn trẻ) mà Thầy đã tâm huyết truyền thụ bấy lâu như Phạm Cương, Lavie, HaHung, Linh Trang, Luke, Xeda, LuyTuy, PhuongLy, Công Minh, Mai Tím và gần đây là Thiên Đồng, Vothuong, Thanh Vân...

Tôi tự cảm thấy mình là người tài thô học thiển nên chỉ lên đọc bài nhằm học hỏi. Tôi rất ngưỡng mộ kiến thức uyên bác của Thầy được thể hiện ở những quẻ bói, những lời tiên đoán bấy lâu nay, cũng như những khả năng bói toán của các học trò Thầy.

Nhưng những ngày gần đây tôi rất bức xúc khi đọc chủ đề "định mệnh có thật hay không". Tôi nhận thấy đây là một điễn đàn trao đổi, nghiên cứu văn hóa và học thuật mà lại bị quấy rối và bị làm vẫn đục bởi một anh chàng Kakalotta nào đó với những thái độ thiếu tôn kính và vô giáo dục, làm cho chủ đề ngày càng đi ra khỏi vấn đề học thuật, càng đi vào chuyện cãi vã mất thì giờ. Tôi cảm thấy việc này có vẻ ngày càng đi xa hơn, vậy mà Thầy vẫn thản nhiên trả lời và chứng minh trên tin thần nghiên cứu khoa học. Ngược lại, trong khi đó những người được Thầy nhận là học trò, được gọi là “đại đệ tử” hoặc gọi Thầy là "Thầy" đều tỏ ra im lặng, im thin thít, không một lời nào, không có một phát ngôn nào nhằm giáo dục và ngăn chặn sự thái quá đó. Vì như vậy cũng là cách quản lý một diễn đàn và cũng là cách, nếu không ủng hộ thì cũng là cách bảo vệ người Thẩy đã dày công truyền thụ cho mình.

Tuổi già thường dể cô đơn và mẫn cảm Thầy ạ. Cho dù là sự thờ ơ của người lạ, tuổi già chúng ta cũng cảm thấy cô đơn, nói chi là đây là những học trò những người mà trình độ không dưới bằng cấp Cữ Nhân, Tiến Sĩ.

Tôi nghĩ rằng ngay lúc này đây nên có việc chỉnh đốn lại sự nghiêm túc của diễn đàn cũng như khẳng định giá trị của từng cá nhân. Cũng như từ việc này, ta rút ra những kinh nghiêm quý báu hơn trong việc quản lý, việc nhận định cá nhân.

Đây là một sự góp ý chân thành. Một tấm lòng của riêng tôi. Mong thầy hiểu cho.

Lời cuối, tôi xin chúc Thầy an khang và như ý.

TB: khi viết xong con tôi bảo không gửi bài được, tôi đành viết ở đây. Có chi phiền, mong Thầy bỏ qua.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thú thực tôi không hiểu nổi, tại sao từ đoạn trên lại suy ra được đoạn dưới????

Tôi đề nghị, nếu không thể suy luân logic từ đoạn trên xuống đoạn dưới dựa vào đâu thì điều này hoàn toàn là vô giá trị.

?kỳ vậy? lúc nãy mình định reply đoạn này trong topic Định mệnh...mà hông được vì topic bị khóa; nay định reply bác Thiên Bình thì lại hiện ra!!!?

lúc nãy đọc lướt qua topic cũng thấy anh Vô Trước trả lời ý này rồi, nếu Định mệnh vừa có quy luật vừa có xác suất cũng chẳng có gì lạ khi ánh sáng vừa là sóng vừa là hạt, theo nguyên lý Heisenberg, cái mà có thể kakalotta đồng ý là khoa học chân chính,ta cũng chẳng thể xác định được đồng thời chính xác cả vận tốc và vị trí của electron (thật ra chỉ cần xác định chính xác một yếu tố thôi cũng là vấn đề mà "khoa học" bó tay!); quỹ đạo của electron theo khoa học phương Tây cũng chỉ là xác định trong một vùng giới hạn xác suất cao. như vậy cũng chẳng có gì là lạ nếu khoa Tử vi cho ta một xác suất cao nhất của Định mệnh.

Đọc lướt qua topic cảm thấy vui ít mà buồn nhiều quá!từ chỗ chúng ta không phân biệt tuổi tác, học vị ngồi lại tranh luận nhằm tìm ra những hiểu biết mới hơn,tự nhiên chỉ vì bất đồng ý kiến thường gặp trong tranh luận mà các bạn lại dùng những lời lẽ...Đan Mạch*** không hiểu nổi ra nói chuyện!chẳng hiểu nổi các bạn đang bảo vệ chân lý, khoa học hay là bảo vệ cái tôi của mình nữa!

Mình có ý kiến sau :

1.rõ ràng là khoa học phương Tây và lý học Đông phương có rất ít điểm chung; đối tượng nghiên cứu và những theory mà phương Tây nghĩ và đặt ra hoàn toàn khác với những quan niệm của lý học Đông phương cổ, nên việc bắt lấy Đông chứng minh cho những điều Tây nghĩ ra gần như là không thể.

2.Đó là chưa kể trong các sách của mình, thầy Thiên sứ cũng thừa nhận rằng thầy chưa khôi phục được hoàn toàn học thuyết của người xưa. những gì còn sót lại chỉ là những phương pháp ứng dụng thôi. Việc thầy Thiên Sứ chứng minh nguồn gốc và chỉnh lý những sai sót là một việc làm không những là yêu nước mà còn chính là tình yêu chân lý, khoa học thật sự!có thể thầy đúng, có thể thầy sai. Nếu ai nghĩ rằng thầy Thiên Sứ sai vì một lý do thuyết phục nào đó thì có thể chỉ ra một cách thật nhẹ nhàng như Einstein cũng từng nói : Không cần 100 điều, chỉ cần 1 điều sai cũng đủ chứng minh lý thuyết của tôi sai. Mặc dù quả thật học thuyết của Einstein đặt trên một "tiền đề" coi như đúng "vận tốc ánh sáng là không đổi" làm người ta rất khó chịu, ngược lại với tiên đề Euclit người ta cảm thấy có thể chứng minh được nó bằng lý thuyết toán học rõ ràng và tận mãi mấy trăm năm sau mới chứng minh được, thì tiên đề này người ta lại linh cảm có thể chứng minh được nó sai dù trình độ thực nghiệm hiện giờ bảo vệ rằng nó đúng.

Mình không dám nói chuyện gì cao xa, nhưng riêng về khoảng nguồn gốc học thuyết Âm dương ngũ hành... là của người Lạc Việt chúng ta thì những bằng chứng của thầy Thiên Sứ quả là quá thuyết phục.mình không muốn đụng chạm, nhưng quả thật chỉ những người không có tinh thần khách quan khoa học mới có thể phủ nhận điều đó mà thôi; mình chưa đọc nhiều nên không biết những người phủ nhận có chứng cứ nào thuyết phục hơn thầy Thiên Sứ không?!

3.Thử nhìn lại xem hiểu biết của "khoa học" cho đến ngày nay được bao nhiêu?nếu chúng ta gặp bất cứ một giáo sư đầu ngành trong bất kỳ lĩnh vực khoa học nào họ cũng phải tự thừa nhận là "càng học càng thấy dốt". Đó không phải là khiêm tốn, mà là sự thật; cái nhân danh "khoa học" chỉ là những tiếng bập bẹ bi bo bắt chước lại của Mẹ thiên nhiên mà thôi!nhiều căn bệnh người ta không hiểu nổi nguyên nhân hình thành, phát triển; nhiều hiện tượng rành rành trước mắt (ngoại cảm, nội công, thần giao cách cảm,...) không giải thích được..v..v.. Vì thế xin đừng nhân danh khoa học để bác bỏ những điều mà "khoa học" không hiêu nổi. Khoa học chân chính là ghi nhận khách quan và tìm tòi, suy nghĩ và giải thích hợp lý chứ không phải khư khư cái lý mình biết để phủ định những cái chủ quan mình cho là không theo "khoa học"

PS:vài lời với bác Thiên Bình : đệ tử của thầy Thiên Sứ biết kiềm chế mình là hay lắm đó chứ bác!còn việc không xóa bài viết xấu đôi khi cũng cần thiết để mọi người trong thiên hạ có thể chiêm ngưỡng và tự có chủ ý phê bình của mình.

Năm mới chúc bác Thiên Bình luôn bình tâm,an lạc, hạnh phúc với con cháu!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi xin trả lời ngắn gọn các ý kiến trên

1-Đầu tiên tôi đã trao đối với bác Thiến sứ rất sòng phẳng về mặt học thuật. Tuy nhiên, rất nhiều người trong diễn đàn lại tìm cách chọc ngoáy vào, và tôi buộc phải phòng thủ. Trong trường hợp này,một mình tôi chấp hàng chục người.Cái đó gọi là, phòng vệ chính đáng.

2- Mọi người phê phán tôi về ngôn từ tôi sử dụng, vậy làm ơn xem lại những cái mà những người lớn tuổi ở đây nói trước đi. Họ cũng tâm địa bất nhân lắm cơ, vậy mà còn đi đòi có ý kiến. Bụt ngồi trên tòa, cớ sao gà mổ mắt.

3- Ở đây, tất cả với tôi chỉ là nick. Không có phân tuổi tác. Nếu anh muốn nói tuổi, anh phải gán cái mác:"Năm nay tôi 70 tuổi, nên rất cô đơn và mẫn cảm, làm ơn đừng nói nặng lời với tôi" dán vào cái nick. Tôi sẽ tha cho anh, kẻo đụng vào người già, họ nói thì ít, nhưng mang cái tuổi ra để bắt nạt người khác là nhiều.

4-Nếu luận điểm của bác sứ sai, thì việc hàng trăm người ở đây (có học bác sứ về PT) sẽ trở thành ngu ngốc hết một lượt, khi mà đi bảo vệ cho một cái mà họ cũng chả hiểu gì cả. Dân VN có đặc điểm, cái gì không hiểu thì cứ vỗ tay cho chắc ăn. Cả diễn đàn này chửi bới thế thôi, hỏi thuyết tương đối của Einstein chả ai hiểu gì đâu.

Nên cứ tiền hô hậu ủng nhiều vảo, chết chùm càng thích.

5-Tôi đánh giá cao sự nhiệt tình, lòng yêu khoa học và đất nước Việt Nam của bác Thiên Sứ. Tuy nhiên, hiểu biết của bác Sứ về Khoa học thì tồi quá, không nói chuyện được.

Các luận điểm mâu thuẫn với thực tế chan chát. Kết quả là, chả ai thèm công nhận cái tiểu luận của bác. Cháu nói luôn là vậy.

Tuy nhiên, để đề phòng trường hợp bác tiếp tục không nhận ra sai lầm của mình, bác chọn một nick nào đó đi, cháu giúp một tay đưa lên để người khác phản biện.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Em Kakalotta,

Em đã gọi Mr Thiên Sứ là "Bác" thì có nghĩa là em đã chấp nhận Mr Thiên Sứ lớn tuổi hơn ba của em. Khi em dùng những từ như "hiểu biết của bác Sứ về Khoa học thì tồi quá, không nói chuyện được", em đã quá bất kính. Em có biết hay không ?

Còn về học thức của em. Em hiện nay đã lấy được mấy cái bằng PhD rồi, và khi em lấy được bằng PhD thì lúc đó em được mấy tuổi. Riêng anh, anh lấy bằng PhD lúc anh mới 22 tuổi. Hiện nay anh có thể nói trên 5 thứ tiếng. Trong tay anh còn có bằng lái máy bay và luôn cả xe tăng. Nói về lý học Phương Đông phối hợp với phương Tây như Tử Vi Thiên Văn Học thì cũng khó có ai sánh bằng. Nghe nói em đang bên bắc Calif, và anh cũng cư ngụ tại San Jose, CA trên 2 năm. Cổ phần trong thời dotcom thì đã làm anh thành một thằng triệu phú lâu rồi.

Nếu em so sánh với anh thì em có thể so sánh với anh tới mức nào. Anh khuyên em nên cẩn thận lời nói, chỉ vì em biết được một chúc toán học thì đừng tưởng rằng em có quyền mắng chửi người nầy người nọ, nhất là lên tiếng phê bình một nền văn hóa phương đông.

Học thức của mọi người có hạn, Mr Thiên Sứ cũng không ngoại lệ. Có rất nhiều suy nghĩ của Mr Thiên Sứ khác với anh, nhưng anh em vẫn trao đổi học thuật qua tình nghĩa anh em bạn bè. Và qua những bài trao đổi học thuật, mọi người khôn ngoan một chúc. Nếu em muốn lên tiếng thì có rất nhiều phương pháp, không cần phải dùng những lời nặng nề như vậy, nhất là đối với các bậc tôn trưởng. Khoa học không có lứa tuổi, nhưng con người thì phải có đạo đức.

Lấy đức trị người,

ĐàoHoa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin lỗi, anh nói không nghĩ

Tôi phê phán văn hóa phương đông bao giờ? Cái tôi phê phán là việc người ta sử dụng văn hóa phương đông không đúng cách.

Tôi hỏi anh, vậy nếu kính trọng thì phải nói sao? Hay là phải nói rằng:"Tôi rất khâm phục hiểu biết của bác Thiên Sứ về thuyết tương đối rộng"? Và anh nghĩ, bác Thiên Sứ sẽ nhận lời khen đó, ngay cả khi bác ấy khôgn viết được phương trình Einstein???

Mỗi người có một sở trường. Trong Lãnh vực của anh, anh có thể là con hổ. Ra khỏi sở trường đó thì trở thành con giun mà thôi. Bác ấy là tôn trưởng trong phong thủy, không phải là tôn trưởng về vật lý học.

Ví dụ, tôi mà đi tranh cãi về sinh học với một nhà sinh vật học, ít tuổi hơn tôi đi, người ta hoàn toàn có quyền nói, Anh chả biết gì về sinh học cả, không nói chuyện được. Trường hợp đó tôi phải nhận là tôi biết ít, và trật tự.

Hay bây giờ, bác Thiên Sứ không biết đá bóng, ra sấn đá phản lưới nhà, bị người ta đuổi ra, mọi người bảo là không tôn trọng người lớn tuổi?

Kính trọng người lớn thì không có nghĩa là bóp méo sự thật anh ạ. Nói gì thì nói, việc bác Sứ hoàn toàn không hiểu gì về thuyết tương đối, đó là sự thật hiển nhiên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Em Kakalotta,

Trên thế gian có rất nhiều người đã đọc qua thuyết tương đối, nhưng số người hiểu rõ thuyết tương đối thì không quá 100 người. Nếu em cảm thấy Mr Thiên Sứ không phải là một người trong con số 100 người đó, thì em nên nói rằng Mr Thiên Sứ chưa hiểu rõ. Còn như em nói câu :"bác Sứ hoàn toàn không hiểu gì về thuyết tương đối", sẽ làm cho lời nói của em mất đi cái tế nhị và còn đưa đến sự hiểu lầm là bất kính.

Lời nói như vàng ! Khi em đã kết thân với các bạn bè trên một diễn đàn thì thỉnh thoảnh em không cần quá tế nhị. Còn như một người mới gia nhập thì chắc sẽ gây nhiều phiền phức nếu em không giữ được tính tình nóng nải. Vui chơi trò chuyện trên diễn đàn. Đây là mục đề trao đổi học thuật, anh em nên trao đổi học thuật. Đừng để một cái ý niệm riêng tư của mình mà phải tránh đấu và phải mất đi cái tình nghĩa đồng hương.

Qua sự hiểu biết của anh về Mr Thiên Sứ, Mr Thiên Sứ lúc nào cũng cố gắng học hỏi và có rất nhiều lần cũng đã chấp nhận mình sai và sửa đổi bản thân. Có khi nhanh và cũng có khi hơi chậm (:- Điều qua trọng là biết người biết ta. Số mệnh của Mr Thiên Sứ nằm trong vòng Thái Tuế thì chắc cũng không tệ như em suy nghĩ đâu

Đào Hoa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trên thế gian có rất nhiều người đã đọc qua thuyết tương đối, nhưng số người hiểu rõ thuyết tương đối thì không quá 100 người. Nếu em cảm thấy Mr Thiên Sứ không phải là một người trong con số 100 người đó, thì em nên nói rằng Mr Thiên Sứ chưa hiểu rõ.

Tức là ý anh nói rằng phải nói giảm nói tránh? Tôi không có thói quen đấy. Tôi coi bác Thiên Sứ là đồng nghiệp, cùng là người làm nghiên cứu ở hai lãnh vực khác nhau. Vì vậy, đối với một người cầu tiến, thì phải nói thẳng thắn với họ giới hạn kiến thức của họ đến đâu. Bác Thiên Sứ đã qua cái tuổi cần phải chăm bẵm như các em học sinh, cần vỗ vai động viên.

Tôi đánh giá hoàn toàn khách quan, dựa trên hàm lượng hiểu biết của bác thể hiện trong lãnh vực này. Khi phương trình Einstein là vượt quá tầm hiểu biết của bác, thì không thể gọi là hiểu về thuyết tương đối được.

100 người, đó là cách đây 100 năm. Bây giờ nó đã là một kiến thức căn bản, mọi nghiên cứu sinh vật lý đều biết. Nhưng dù vậy, không thể nói về GR nếu không có 4 năm đào tạo trở lên. Thuyết tương đối được dạy lần đầu tiên cho cao học, ở trường tôi.

Lời nói như vàng ! Khi em đã kết thân với các bạn bè trên một diễn đàn thì thỉnh thoảnh em không cần quá tế nhị. Còn như một người mới gia nhập thì chắc sẽ gây nhiều phiền phức nếu em không giữ được tính tình nóng nải. Vui chơi trò chuyện trên diễn đàn. Đây là mục đề trao đổi học thuật, anh em nên trao đổi học thuật. Đừng để một cái ý niệm riêng tư của mình mà phải tránh đấu và phải mất đi cái tình nghĩa đồng hương.

Lạnh lùng và vô cảm, đó mới là khoa học. Không chấp nhận khái niệm gia đình chủ nghĩa trong học thuật.

Anh khoe có bằng tiến sĩ, vậy chắc chắn nếu đó không phải tiến sĩ dởm, anh phải nhận ra cái sai sót trong các suy luận của bác, thừa hiểu được giá trị của luận điểm Bigbang đến đâu.

Vậy lương tâm của anh để đâu, khi anh tiếp tục để một người già chìm đắm trong ảo tưởng khoa học như vậy. Đối với tôi, nhìn người ta khốn khổ như vậy mà không làm gì, đó là vô đạo đức.

Qua sự hiểu biết của anh về Mr Thiên Sứ, Mr Thiên Sứ lúc nào cũng cố gắng học hỏi và có rất nhiều lần cũng đã chấp nhận mình sai và sửa đổi bản thân. Có khi nhanh và cũng có khi hơi chậm (:- Điều qua trọng là biết người biết ta. Số mệnh của Mr Thiên Sứ nằm trong vòng Thái Tuế thì chắc cũng không tệ như em suy nghĩ đâu

Nếu bác Sứ đóng ở vòng thái tuế, thì sẽ là một người thẳng thắn, trung thực. Cái này tôi cũng biết. Thái tuế đánh nhau với Tang Môn, chả có gì lạ.

Tôi cũng đã đưa rất nhiều tài liệu để bác Sứ đọc. Tiếc rằng bác Sứ hoàn toàn không đọc, cứ cãi trước đã. (lý do tôi nói điều này, bác ấy reply trong vòng 5 phút, trong khi những tài liệu tôi đưa ra là ở trình độ cao, đọc phải mất cả năm.

Mọi người ở đây có một cái sai lầm, đó là mặc định những lời nói của những người lớn tuổi, có học vị là chân lý.

Tôi ở đây tranh cãi thế này, nhưng ra ngoài đường, gặp thằng đai đen Teiwondo, cao 2 mét, nặng 120 kg, tôi cũng phải trật tự. Hiểu cái hạn hẹp của mình, đó là trí.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có một đồng nghiệp của tôi, nhận phản biện một "công trình lật đổ vũ trụ" của một anh công nhân nhà máy dệt, đã phản bác nhiều lần, mà tác giả không hiểu gì cả, vẫn cãi. Cuối cùng thì phải viết một phản biện thẳng cánh cò bay, dù anh công nhân kia lớn tuổi hơn nhiều.

Và cuối cùng, người vợ của anh công nhân kia, đến mang theo hai cân cam, cảm ơn rối rít:"Cám ơn anh đã cứu nhà em. Suốt ngày ông ấy cứ lải nhải cái gì đó, khổ vợ khổ con, việc nhà không làm. Sau cái lá thư đó, em đốt hết tất cả bản thảo, và anh ấy bình thường trở lại, chăm sóc cho vợ con."

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hello Kakalotta.

Cậu có vẻ là một nhân tài bẩm sinh, nhưng bẩm sinh ấy giống như là uống thuốc tây, bệnh có thể hết nhưng thuốc vẫn còn cặn trong thân hoặc thậm chí thuốc còn quánh đặc trong ruột. Cái bẩm sinh của cậu cũng vậy, khiến cậu sinh ra và có khiếu kiến thức khoa học vật lý sớm hơn các bạn đồng lứa. Cũng là nhân tài bẩm sinh nhưng đó là bẩm sinh kiến thức Tây phương, tuy là kiến thức Tây phương nhưng cũng là bẩm sinh thành nhân tài. Bẩm sinh cũng là kết quả do chính mình tạo ra, song cái gì có đầy thì cũng có vơi, khi hết quả bảo bẩm sinh thì lại rớt xuống nhanh hơn tên bắn, giống như hết phước ở Thiên đường rồi rợt thẳng xuống Địa ngục.

Văn hoá Đông phương phi vật thể nói chung, khiến cho con người có thể một bước vượt ra ngoài sự kiện tự tin hay nhút nhát nơi họ. Cho nên, tuy là dáng vóc gầy nhỏ thâm trầm nhưng vẫn có sự dũng mãnh của Thánh nhân. Cái dũng mãnh này chẳng phải bẩm sinh hay là không bẩm sinh, bởi nó là sức sống sự sự vô ngại mà ai cũng đầy đủ, không thiếu phần. Không thê nhìn bề ngoài mà nhận định, chỉ có thể tự sống, tự thể nghiệm.

Tôi ở đây tranh cãi thế này, nhưng ra ngoài đường, gặp thằng đai đen Teiwondo, cao 2 mét, nặng 120 kg, tôi cũng phải trật tự. Hiểu cái hạn hẹp của mình, đó là trí.

Qua trích dẫn lại một 'hàm ngôn để ví dụ' của Kakalotta, để thấy rằng những tư duy dạng này cũng rất là Luận lý học, là sự thật tương đối; tuy là logic nhưng không phải là chân lý.

Không có được cái dũng của Thánh nhân nên khi đối cảnh lại theo đó mà cảm thấy "cái hạn hẹp của mình, đó là trí". "Hiểu cái hạn hẹp của mình, đó là trí", sở dĩ như vậy là không nhận lại cái dũng của Thánh nhân ngay nơi mình.

Lại nói đến vấn đề liên quan, đạo đức.

Đạo nghĩa là đường, là phương pháp. Đức là tính chất, là đặc tính. Đạo đức là đặc tính của phương pháp, là tính chất của con đường. Đường thì lại có vãng, có lại. Vãng là bỏ gốc theo ngọn, Lai là buông ngọn để theo gốc. Bỏ gốc theo ngọn cho nên lấy cái thực dụng để đo định mệnh; buông ngọn theo gốc cho nên thực tế bất ngờ, chỉ có thể nghiệm mới biết.

Văn hoá vật thể là vô tính thuyết pháp về đạo đức, văn hoá phi vật thể là hữu tình thuyết pháp. Vô tình là thấy cảnh mà ngộ đạo, hữu tình là nương vào Thầy vào Huynh đệ mà ngộ đạo.

Vãng, Lai, Hữu, Vô xem ra đâu có cần phải là nhân tài bẩm sinh mới hiểu được. Cho dù là nhân tài bẩm sinh nhưng vãng mà không biết mình vãng thì khó nói đến đạo đức rốt ráo lắm Kakalotta.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh nói phức tạp quá. Anh có khiếu chữ nho lắm. Mà anh bao nhiêu tuổi, cứ nói ra đi, kẻo sau đó lại vu cho tôi là không kính trọng già!!!

. Không thê nhìn bề ngoài mà nhận định, chỉ có thể tự sống, tự thể nghiệm.

Bây giờ, anh ra đường gặp một cậu da đen cao 2 mét, tay cầm chai rượu, đầu trọc lốc, xăm trổ đầy lưng, xin tiền anh, anh có dám lý luận trí với dũng của thánh nhân ra hay không? Mà chả cần, chỉ cần gặp thằng nghiện hút, HIV giai đoạn cuối, anh có dám trí dũng với nó không?

Tử vi miếu vượng, không có tả hữu khanh tướng mà gặp tuần triệt thì cũng như tướng mất đầu, đế ngộ hung đồ mà thôi anh.

Theo văn hóa phương đông, nên biết cái giới hạn của mình. Cái gì đầy quá thì thành vơi. Cái gì đủ quá thì thành thiếu. Dương thịnh quá thì hóa âm. Âm thịnh quá thì trở thành dương. Trăng tròn rồi lại khuyết. Khuyết rồi lại tròn.

Áp dụng vào trường hợp bác Thiên Sứ. Biết giới hạn của lý thuyết của mình, đó là tri. Nếu muốn tuyệt đối hóa, trở thành bao trùm vũ trụ, thì trở thành vô tri

.

Tử phủ vũ tướng thì cũng có cơ Nguyệt đồng lương. Đã có Lộc tồn thì lại kèm theo lưu hà kiếp sát, kẹo tẩm thuốc độc.

Kiến thức khoa học phương đông và phương tây, giống như hai nửa của thái cực. Ngũ hành bát quẻ nhiều quá, thì sẽ thành vô tri. Tuyệt đối hóa âm dương, đưa nó thành trung tâm vũ trụ, thống nhất tất cả mọi thứ, thì lập tức trở thành mâu thuẫn với thực tại. Ở đây, mọi người đều phải sử dụng máy vi tính, thành quả khoa học phương tây, thì mới lên mạng mà tán phét. Mà nguyên lý hoạt động của nó lại chính là những hiện tượng mà bác Thiên Sứ tìm cách bác bỏ.

Cứng quá thì gãy. Tuyệt đối quá thì sai. Nhắn với bác Thiên Sứ.

Từ khi vào đây, mình lại bị nhiễm về kinh dịch. Mệt quá. Đúng là nói với dân ở đây phải học cách nói chữ nho, chứ cứ chơi bigbang với lượng tử hóa, họ không hiểu.

Mọi người chê tôi dùng tiếng anh, nhưng cũng toàn chơi tiếng tàu cả thôi. Tàu còn thủ đoạn chả kém mĩ đâu. Hãy nhìn Hoàng Sa Trường Sa đấy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bây giờ, anh ra đường gặp một cậu da đen cao 2 mét, tay cầm chai rượu, đầu trọc lốc, xăm trổ đầy lưng, xin tiền anh, anh có dám lý luận trí với dũng của thánh nhân ra hay không? Mà chả cần, chỉ cần gặp thằng nghiện hút, HIV giai đoạn cuối, anh có dám trí dũng với nó không?

Cái gì mách bảo ta phải nhu trong trường hợp tương tự, cái đó là Thánh nhân. Thánh nhân hiển tướng khéo léo trong đối sử của Phàm phu.

Có thánh nhân mà quên cho nên mới chui vào cái đãi den, cao hai mét, tay cầm chai rượu, đầu trọc lốc, xăm trổ đầy lưng; cho đến cũng chẳng điên đảo được như thế khi không có Thánh nhân nơi thực tại con người này-đãi da đen cao hai mét.

Không có thành nhân thì cái gì biết mình nhiễm bệnh, cái gì biết đó là HIV giai đoạn cuối ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hehe, phát hiện ra, mình cũng có thể học được cách nói chuyện kiểu âm dương.

Cái gì mách bảo ta phải nhu trong trường hợp tương tự, cái đó là Thánh nhân. Thánh nhân hiển tướng khéo léo trong đối sử của Phàm phu.

Có thánh nhân mà quên cho nên mới chui vào cái đãi den, cao hai mét, tay cầm chai rượu, đầu trọc lốc, xăm trổ đầy lưng; cho đến cũng chẳng điên đảo được như thế khi không có Thánh nhân nơi thực tại con người này-đãi da đen cao hai mét.

Không có thành nhân thì cái gì biết mình nhiễm bệnh, cái gì biết đó là HIV giai đoạn cuối ?

Thế nào là thánh nhân, thế nào là phàm phu?

Thánh nhân hay phàm phu thì cũng chỉ là tương đối. Đó là bản chất của Tứ tượng.

Nhìn thấy nó lở loét đầy người, dớt dãi bê tha, tay vung xilanh để mình biết nó nghiện hút HIV mà tránh, mình là thánh nhân, nó là phàm phu.

Số hạn đã đến, anh không tránh được. Nó túm cổ anh đòi tiền. Anh mang đạo đức kinh ra giảng, nó đánh anh gãy răng. Anh không có tiền, quỳ xuống van xin lạy lục.

Vậy trong trường hợp này anh lại trở thành phàm phu, nó trở thành đại ca, thánh nhân. Anh quỳ xin thánh nhân xá tội cho phàm phu, nhưng không có tiền thì phàm phu phải chịu ăn đòn.

Nó đánh anh xong. Anh đi bệnh viện, may không bị HIV. Anh báo công an bắt nó. Nó đi tù. Anh vẫy tay bai bai nó. Giảng đạo đức cho nó.

Bây giờ anh lại thành thánh nhân, và nó lại là phàm phu.

Một năm sau, nó ra tù, mang dao đến gặp anh. Nó lại thành thánh nhân.

Có phải đó là đạo không anh?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mọi người chê tôi dùng tiếng anh, nhưng cũng toàn chơi tiếng tàu cả thôi. Tàu còn thủ đoạn chả kém mĩ đâu. Hãy nhìn Hoàng Sa Trường Sa đấy.

Tây và Tàu cũng có lắm thứ của Ta. Ta còn thâm hơn cả Tầu ấy chứ. :lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hehe, phát hiện ra, mình cũng có thể học được cách nói chuyện kiểu âm dương.

Thế nào là thánh nhân, thế nào là phàm phu?

Thánh nhân hay phàm phu thì cũng chỉ là tương đối. Đó là bản chất của Tứ tượng.

Nhìn thấy nó lở loét đầy người, dớt dãi bê tha, tay vung xilanh để mình biết nó nghiện hút HIV mà tránh, mình là thánh nhân, nó là phàm phu.

Số hạn đã đến, anh không tránh được. Nó túm cổ anh đòi tiền. Anh mang đạo đức kinh ra giảng, nó đánh anh gãy răng. Anh không có tiền, quỳ xuống van xin lạy lục.

Vậy trong trường hợp này anh lại trở thành phàm phu, nó trở thành đại ca, thánh nhân. Anh quỳ xin thánh nhân xá tội cho phàm phu, nhưng không có tiền thì phàm phu phải chịu ăn đòn.

Nó đánh anh xong. Anh đi bệnh viện, may không bị HIV. Anh báo công an bắt nó. Nó đi tù. Anh vẫy tay bai bai nó. Giảng đạo đức cho nó.

Bây giờ anh lại thành thánh nhân, và nó lại là phàm phu.

Một năm sau, nó ra tù, mang dao đến gặp anh. Nó lại thành thánh nhân.

Có phải đó là đạo không anh?

Chẳng cần biết.

Chỉ biết rằng khi điềm đạm thì đó là Chân lý hiển tướng Thánh. Khi sửng cồ thì đó là Chân lý hiển tướng Phàm. Thánh, Phàm không hai, đâu cần phải thấy hai người mới có thể Phàm Thánh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tây và Tàu cũng có lắm thứ của Ta. Ta còn thâm hơn cả Tầu ấy chứ. :lol:

Tàu cũng có lắm thứ của ta, ta cũng có lắm thứ của tàu. Vậy tại sao ta cứ thích tuyệt đối, đoạt công lao kinh dịch về ta, mà không san sẻ cho tàu.

Bác Thiên Sứ hiểu biết về Âm dương đến mức cực thịnh, có cả diễn đàn to. Hàng đàn đệ tử trung thành tiền hô hậu ủng, tán tụng bác lên đến tận mây xanh.

Nhưng bác không biết thế nào là đủ, lại thích đoạt lấy âm dương, xâm lấn ngũ hành, bao trùm vũ trụ, lật đổ bigbang, thống nhất thế giới, trên tài Einstein, cướp công của tàu.

Dương thịnh quá thì âm sinh. Thế là lòi ra một thằng bé tý, không biết chút gì về âm dương ngũ hành phong thủy, lon ton vào đây để nịnh gái.

Bác hứa xem cho nó rồi bác nuốt. Nó đợi mãi không thấy, nó xấu hổ với gái, nó cáu. Bác sang US, nó bảo sẽ đón tiếp bác. Nhưng bác lại bảo, tập hợp các anh em PhD lại, bác sẽ giảng kinh, và các PhD đứng chầu bên cạnh, quay video up lên mạng.

Thấy bác cực thịnh, không biết đủ, nó ngứa mắt.

Thế là nó diệt bác bằng những thứ bác không biết, nên chả biết tránh né thế nào.

Tử vi gặp triệt thì chết. Đào hoa gặp Không Kiếp thì thành hoa héo. Thiên Không hội Hồng Loan tại tý, sắc sắc không không, cố gắng cho lắm, tất cả lại trở thành hư vô. Đàn đàn lũ lũ đệ tử trở thành vô dụng, khi đáo hạn triệt lộ không vong. Cơ Nguyệt Đồng Lương đáo hạn gặp Phá phùng không kiếp đắc cách, cơ Nguyệt trở thành đồ bỏ.

Có thái tuế thì có tang môn đối diện.

Biết đủ, đó là Đạo của ngũ hành.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chẳng cần biết.

Chỉ biết rằng khi điềm đạm thì đó là Chân lý hiển tướng Thánh. Khi sửng cồ thì đó là Chân lý hiển tướng Phàm. Thánh, Phàm không hai, đâu cần phải thấy hai người mới có thể Phàm Thánh.

Cho là điềm đạm thì là điềm đạm, cho là sửng cồ thì là sửng cồ, điềm đạm hay sửng cồ không hai.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tàu cũng có lắm thứ của ta, ta cũng có lắm thứ của tàu. Vậy tại sao ta cứ thích tuyệt đối, đoạt công lao kinh dịch về ta, mà không san sẻ cho tàu.

Bác Thiên Sứ hiểu biết về Âm dương đến mức cực thịnh, có cả diễn đàn to. Hàng đàn đệ tử trung thành tiền hô hậu ủng, tán tụng bác lên đến tận mây xanh.

Nhưng bác không biết thế nào là đủ, lại thích đoạt lấy âm dương, xâm lấn ngũ hành, bao trùm vũ trụ, lật đổ bigbang, thống nhất thế giới, trên tài Einstein, cướp công của tàu.

Haha, Tây phương chuộng logic hoá. Tuy không Tây phương; nhưng kinh dịch của ai thì chân lý sẽ hiển tướng là của người đó. Nếu nó chẳng thuộc về ai hoặc ra sao thì đó cũng là cái nghiệp chung.

Tàu hoành tráng ứng dụng Kinh dịch, Ta tiềm ẩn lý thuyết Kinh dịch chân kinh.

Dương thịnh quá thì âm sinh. Thế là lòi ra một thằng bé tý, không biết chút gì về âm dương ngũ hành phong thủy, lon ton vào đây để nịnh gái.

Bác hứa xem cho nó rồi bác nuốt. Nó đợi mãi không thấy, nó xấu hổ với gái, nó cáu.

Thế là nó diệt bác bằng những thứ bác không biết, nên chả biết tránh né thế nào. Tử vi gặp triệt thì chết. Đào hoa gặp Kiếp thành hoa héo. Thiên Không hội Hồng Loan tại tý, sắc sắc không không, cố gắng cho lắm, tất cả lại trở thành hư vô. Đàn đàn lũ lũ đệ tử trở thành vô dụng.

Biết đủ, đó là Đạo của ngũ hành.

Khi còn nhỏ thì phải tán, nam thanh niên tán nữ thanh niên. Tán đúng chỗ cũng là luân lý. Còn có đúng hay không cho trường hợp của cậu thì cậu tự biết lấy. Khi lớn lên thì phải "phi tán", trưởng nữ phải thuận theo trưởng nam, nếu cậu được cái luân lý này thì giờ cũng phải cân đo đong đếm cho cẩn thận.

Đôi khi có những vấn đề mà cậu cho là quan trọng lớn lao, nhưng người trong cuộc chỉ làm với một sức mạnh coi cái vấn đề ấy như gãi mắt thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cho là điềm đạm thì là điềm đạm, cho là sửng cồ thì là sửng cồ, điềm đạm hay sửng cồ không hai.

Thể thì không hai, Tướng thì hai cho nên nói: Nhất bản tán vạn thù, Vạn thù qui nhất bản.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thể thì không hai, Tướng thì hai cho nên nói: Nhất bản tán vạn thù, Vạn thù qui nhất bản.

Biết vậy sao còn lấy cái Thiên kiến của mình áp đặt cho người khác? Tâm ai động thì đó thấy sửng cồ vậy. Ai nói sửng cồ là tâm người ấy động vậy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thể thì không hai, Tướng thì hai cho nên nói: Nhất bản tán vạn thù, Vạn thù qui nhất bản.

Cái này tôi chịu. Cóc hiểu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Biết vậy sao còn lấy cái Thiên kiến của mình áp đặt cho người khác? Tâm ai động thì đó thấy sửng cồ vậy. Ai nói sửng cồ là tâm người ấy động vậy.

Thể thì thấy, Tướng sửng cồ. Thấy tướng, hiện tượng người khác sửng cồ thì trí phát mà nói họ sửng cồ, đó là diệu dụng, là Tướng tông chân truyền.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cái này tôi chịu. Cóc hiểu.

Không hiểu mà lý không mất, cái gì thấy ý không hiểu cái đó là Nhất bản-con người thật. Còn những cái hiểu là cái bị thấy, những cái bị thấy ấy là vạn thù, muôn vạn hình tướng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cái này tôi chịu. Cóc hiểu.

Cái này nó cũng như thuyết tương đối vậy, vạn người biết, vài người hiểu :lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thể thì thấy, Tướng sửng cồ. Thấy tướng, hiện tượng người khác sửng cồ thì trí phát mà nói họ sửng cồ, đó là diệu dụng, là Tướng tông chân truyền.

Thấy là do BatBoThienLong thấy, cho là sửng cồ, cũng là tự nơi BatBoThienLong, có gọi cái đó là tướng tông hay mật tông, chân truyền hay là tay truyền, cũng là do BatBoThienLong bảo .... anmay này thật chả biết đấy là đâu nữa rồi :lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Haha, Tây phương chuộng logic hoá. Tuy không Tây phương; nhưng kinh dịch của ai thì chân lý sẽ hiển tướng là của người đó. Nếu nó chẳng thuộc về ai hoặc ra sao thì đó cũng là cái nghiệp chung.

Tàu hoành tráng ứng dụng Kinh dịch, Ta tiềm ẩn lý thuyết Kinh dịch chân kinh.

Tàu cũng là ta, ta cũng là tàu. Tàu đô hộ ta cả ngàn năm, văn hóa ta đang học, ngôn ngữ ta sử dụng một phần cũng là tàu.

Vậy tại sao lại đi đoạt tất công lao về mình.

Mọi tội lỗi trên đời, xuất phát từ chữ tham sân si. Cố gắng lắm, để rồi tất cả thành hư vô.

Cần có minh triết, biết đủ biết vừa.

Bàn về phật học. Thích Ca có Thiếu dương tại mệnh, Hồng Không tại Di, Lộc tồn Lưu hà, kiếp sát chiếu mệnh. Nên người có tuệ nhãn, ngộ được đạo gia, biết được sắc rồi cũng thành không, nên tránh được Lộc tồn đi với thuốc độc, cái hại kèm theo lợi, né được hạn kiếp không. Không tham danh vọng.

Đó là biết đủ.

Khi còn nhỏ thì phải tán, nam thanh niên tán nữ thanh niên. Tán đúng chỗ cũng là luân lý. Còn có đúng hay không cho trường hợp của cậu thì cậu tự biết lấy. Khi lớn lên thì phải "phi tán", trưởng nữ phải thuận theo trưởng nam, nếu cậu được cái luân lý này thì giờ cũng phải cân đo đong đếm cho cẩn thận.

Đôi khi có những vấn đề mà cậu cho là quan trọng lớn lao, nhưng người trong cuộc chỉ làm với một sức mạnh coi cái vấn đề ấy như gãi mắt thôi.

Đó là minh triết, nhưng để ngộ được minh triết thì cần hiểu được Đạo ngũ hành.

Share this post


Link to post
Share on other sites
Guest
Chủ đề này hiện đang đóng.