Thiên Sứ

Văn học thời Hùng Vương

25 bài viết trong chủ đề này

CHUYỆN TÌNH TRƯƠNG CHI

TÁC PHẨM VĂN HỌC VƯỢT THỜI GIAN CỦA NGƯỜI LẠC VIỆT

Thiên Sứ

Một chiều xưa trăng nước chưa thành thơ. Trầm trầm không gian mới rung đường tơ.

Vương vấn heo may hoa yến mong chờ.

Ôi tiếng cầm ca, thu đến bao giờ....

Trương Chi - Văn Cao

Nếu bạn là người yêu thích âm nhạc, chắc chắn bạn sẽ biết nhạc phẩm tiền chiến nổi tiếng của nhạc sĩ Văn Cao: đó là nhạc phẩm Trương Chi. Mở đầu cho bản nhạc là một giai điệu huyền ảo, đài các với lời hát giàu chất thơ; không thể không chép ra đây để bạn đọc thưởng thức những tứ thơ đầu tiên đầy mộng của nhạc phẩm này:

Một chiều xưa, trăng nước chưa thành thơ

Trầm trầm không gian, mới rung đường tơ

Vương vấn heo may, hoa yến mong chờ

Ôi ! Tiếng cầm ca, thu đến bao giờ…

Thơ và nhạc là những rung cảm vi diệu của tâm hồn. Nếu bạn được nghe những giai điệu mở đầu của nhạc phẩm “Trương Chi” với lời ca diễn cảm trong một trạng thái hoàn toàn thư giãn, bạn sẽ thấy sự huyền ảo của thơ nhạc như hòa quyện vào nhau, nâng hồn người ra khỏi mọi sự vướng bận của trần gian. Nhạc phẩm nổi tiếng này của

Văn Cao đã lấy cảm hứng từ “Chuyện tình Trương Chi” - một tác phẩm văn học vượt thời gian của người Lạc Việt thời Hùng Vương.

Thời đại Hùng Vương có thời gian tồn tại lâu nhất trong lịch sử các quốc gia của nhân loại kể từ khi có loài người, bằng một nửa thời gian lịch sử hình thành các dân tộc trên thế giới. Những giá trị của nền văn minh lâu đời đó dù tan nát theo những diễn biến lịch sử. Nhưng

những mảnh vụn còn lại, mặc dù chưa được phục chế hoàn hảo cũng đủ làm cho trí tuệ hiện đại của nhân loại phải kinh ngạc. Trong lịch sử văn minh nhân loại, có lẽ ít thấy một quốc gia nào sử dụng khái niệm văn hiến để nói về đất nước 5000 năm, kể từ thời Hùng Vương thứ I (2879 trước CN - theo chính sử). Bởi vì, bắt đầu từ thời Hùng Vương, nền văn hóa của đất nước này đã hướng con người tới sự hòa nhập trong tình yêu của con người đầy nhân bản. Những truyền thuyết, huyền thoại của nền văn học nghệ thuật thời Hùng dù còn lại rất ít, đều chứng tỏ điều đó. Đó là: Mỵ Châu - Trọng Thủy, Thạch Sanh, chuyện tình Trương Chi và rải rác trong những truyền thuyết lịch sử khác.

Bắt đầu từ chuyện tình Trương Chi, nguồn cảm hứng cho nhạc phẩm Trương Chi của nhạc sĩ Văn Cao.

Vì là một tác phẩm văn học, nên chuyện tình Trương Chi khác với truyền thuyết lịch sử là không có sự hiện diện của vua Hùng. Nhưng người Việt gốc Văn Lang vẫn nhận ra dấu ấn của tổ tiên qua người con gái diễm hằng với thiên thu: đó là Mỵ Nương con quan tể tướng. May thay! Nếu không phải là Mỵ Nương, mà là một thiên thần thì câu

chuyện đã nhạt nhòa với thời gian, còn đâu chất lãng mạn của tình yêu con người trong áng văn chương trác tuyệt, vượt thời gian đến tận bây giờ và mãi mãi về sau...

Câu chuyện kể rằng:

Ngày xưa, có một chàng trai đánh cá nghèo, mồ côi cha mẹ tên là Trương Chi. Anh rất xấu xí, nhưng thổi sáo rất hay. Đêm đêm anh thường đem sáo ra thổi. Bến sông anh đậu thuyền ngay gần dinh quan tể tướng, nên tiếng sáo của anh vang vọng đến dinh của ngài. Quan tể tướng có một người con gái tên là Mỵ Nương đã đến tuổi lấy chồng rất xinh đẹp. Mỗi khi Trương Chi thổi sáo, nàng lại ra cửa sổ phòng mình hướng về phía sông để được nghe tiếng sáo của chàng và nàng đã say mê tiếng sáo ấy.

Rồi có một thời gian, Trương Chi ốm bệnh, Mỵ Nương không

còn được nghe tiếng sáo của chàng. Nàng buồn bã tưởng nhớ tiếng sáo đến tương tư, rồi phát bệnh. Quan tể tướng hỏi nguyên nhân, biết chuyện, ông cho mời Trương Chi đến để thổi sáo cho nàng nghe.

Được nghe lại tiếng sáo, Mỵ Nương khỏi bệnh. Nhưng vừa nhìn thấy Trương Chi, nàng đã quay mặt đi vì chàng quá xấu. Còn Trương Chi lại đem lòng yêu Mỵ Nương, sau khi được gặp nàng.

Biết không thể gần nhau, Trương Chi buồn bã bệnh chết.

Trải bao năm tháng chôn vùi dưới đất, thân xác đã tiêu tan. Nhưng trái tim Trương Chi kết thành một khối ngọc đỏ thắm như thách thức với thiên thu, thủy chung chờ đợi. Về sau có người tình cờ tìm được khối ngọc này, tiện thành một bộ đồ trà và đem dâng quan tể tướng.

Trong một tiệc yến có Mỵ Nương cùng dự, quan tể tướng sai lấy bình trà quí ra dùng. Nhưng khi rót nước vào, Mỵ Nương chợt thấy trong chén trà của mình hình bóng con thuyền của Trương Chi và tiếng sáo ngày xưa vọng về. Công chúa khóc, nước mắt nhỏ vào trong chén và chén trà tan đi trong tay nàng.

Giọt lệ của Mỵ Nương không phải chỉ nhỏ vào chén trà khiến mối tình u uẩn của Trương Chi tan đi trong tình yêu của thiên thần. Cùng với trái tim ngọc đá của Trương Chi, giọt lệ từ cảm xúc trong tâm hồn Mỵ Nương đã rơi vào tận cõi thiên thu, đưa tình yêu đôi lứa đến đỉnh cao nhất của sự hòa nhập tâm hồn.

Mỵ Nương - nàng công chúa diễm hằng - bước vào không gian của tuổi buồn trinh nữ. Tâm hồn trong trắng của nàng chưa một lần rung lên với nhạc khúc tình yêu. Nhưng nàng lại tìm được sự đồng cảm trong tiếng sáo chơi vơi, đong đầy chất u buồn nhân thế của Trương Chi... đã đến trong nàng không biết tự bao giờ...

Qua hơn 2000 năm thăng trầm của lịch sử, bao lời thơ nét nhạc đã rung động vì cảm xúc với câu chuyện tình Trương Chi. Nhưng, có lẽ không ai miêu tả tâm hồn trinh trắng như cả một trời thơ với những rung cảm đầu đời của nàng công chúa diễm hằng, hay hơn nhạc khúc của Văn Cao.

Một chiều xưa, trăng nước chưa thành thơ

Trầm trầm không gian, mới rung đường tơ

Vương vấn heo may, hoa yến mong chờ

Ôi ! Tiếng cầm ca, thu đến bao giờ...

Tiếng sáo Trương Chi trầm buồn theo sóng nước, chơi vơi như cuộc đời bất hạnh của chàng. Chàng mồ côi cả cha lẫn mẹ, lại có một ngoại hình xấu xí bọc một kiếp nghèo. Nhưng thiên nhiên lại ban cho chàng cây sáo với tài năng tuyệt kỹ. Tiếng sáo của chàng an ủi cho chính lòng chàng. Trương Chi biết đâu trong lầu son gác tía bên sông lại có một tuyệt thế giai nhân, đang say đắm thả hồn theo tiếng sáo của chàng.

Ngay từ những đoạn mở đầu của câu chuyện tình, chất lãng mạn đã ngập tràn trong âm thanh vi diệu của tiếng sáo Trương Chi. Tiếng sáo ấy chơi vơi, xao xuyến rồi lắng chìm trong tâm hồn trinh nữ của Mỵ Nương. Giá trị nghệ thuật là dung môi để hai tâm hồn đồng cảm tìm đến nhau, rồi tan trong đó. Thời gian trôi đi, đã bao lần Mỵ Nương

đến bên “song thu hé đợi đàn”(*)của chàng đánh cá nghèo? Tiếng sáo từ đâu vọng tới làm say đắm tâm hồn trinh nữ, Mỵ Nương có biết hay chăng? Đó là anh chàng si tình, hàng đêm đến bên lầu buông tiếng sáo tỏ tình với nàng, hay vọng lại từ chiếc thuyền lẻ loi bên sông của chàng Trương Chi nghèo khó? Nàng quay mặt đi khi gặp Trương Chi, phải chăng khi gặp người nghệ sĩ tài hoa mới vỡ lẽ chỉ là một chàng đánh cá nghèo rớt mồng tơi, nên đã phũ phàng?

Nét buồn trong nhạc phẩm Trương Chi của Văn Cao “Trách ai khinh nghèo quên nhau”. Phải chăng đó là nỗi lòng của riêng ông với tình yêu thông tục của thế nhân đã đến rồi đi trong cuộc đời, hơn là một nhận xét thực về sự từ hôn của Mỵ Nương?

Mỵ Nương - con gái quan tể tướng - mà phải sợ lấy một người nghèo ư? May thay! Công chúa Tiên Dung, người con gái ở tột đỉnh giàu sang lấy một anh chàng nghèo rớt mùng tơi, “cái khố không có mà mang” đã thanh minh cho nàng. Từ chân trời góc biển bên kia lục địa Á - Âu sau đó 2000 năm, đại văn hào Victor Hugo cũng không nỡ gán ghép khiên cưỡng mà cho cô gái Bôhêmiêng xinh đẹp lấy chàng Cadimodo gù, đã viết nên tác phẩm lãng mạn nổi tiếng thế giới và là niềm tự hào của nền văn học Pháp; đó là tác phẩm “Nhà thờ Đức Bà ở Paris”. Từ chối hợp hôn với một người đàn ông xấu xí tật nguyền, đó là quyền thiêng liêng của người phụ nữ; quyền của thiên chức làm mẹ mà thượng đế ban cho mỗi người nữ ở trần gian; để đảm bảo sự di truyền của giống nòi. Dù cho Mỵ Nương tìm thấy ở Trương Chi một sự hòa nhập tâm hồn, nhưng chàng quá xấu... không ai có thể trách nàng!

Tình yêu nam nữ không có sự hòa nhập xác thân nơi trần thế thì không có chất lứa đôi. Nhưng tác gia thời Hùng cũng như đại văn hào Victor Hugo đã tài tình tạo ra một hình tượng xấu xí của chàng trai, để khéo léo từ chối một sự hòa nhập thân xác đầy nhân tính; tình yêu đôi lứa trong tác phẩm chỉ còn lại phần tâm hồn. Đó là điều kiện để những thiên tài đưa chất lãng mạn đến sự rung cảm tế vi nhất trong tình yêu của con người. Với cõi tâm linh, ước mơ và sáng tạo là không giới hạn.

Trong “Nhà thờ Đức Bà ở Paris”, trái tim cô gái Bohêmieng chưa hề rung cảm trước mối tình của Cadimodo – đã đến với nàng bằng tình yêu tự nhiên đẹp nhất ở con người. Kết thúc câu chuyện, Cadimodo ôm xác người yêu cùng chết trong hầm mộ.

Nhưng trong câu chuyện tình Trương Chi, sự lãng mạn đã thăng hoa đến mức tận cùng của tình yêu đôi lứa. Tiếng sáo của Trương Chi đâu phải chỉ có mình Mỵ Nương nghe được. Nhưng ai rung cảm được tiếng nhạc lòng của Trương Chi bằng Mỵ Nương? Phải chi Trương Chi là Bá Nha, Mỵ Nương là Tử Kỳ thì chỉ đập cây đàn là xong. Nhưng Trương Chi không thể đập cây sáo rồi ra đi như Bá Nha. Vì ở Bá Nha chỉ là sự đồng điệu về nghệ thuật, không có người thưởng thức thì đàn ai nghe. Còn Trương Chi, ngoài sự đồng điệu về nghệ thuật; thanh âm tiếng sáo chính là thanh âm của tâm hồn chàng; khi ngoại hình xấu xí trong con mắt thế nhân, không phải là con người đích thực trong chàng. Rung động với tiếng sáo của Trương Chi, chính là sự hòa nhập với tâm hồn Trương Chi. Nhưng oái oăm thay, người hiểu được lòng chàng và hòa nhập với tâm hồn chàng qua tiếng sáo lại là một giai nhân. Cho dù quyền quý cao sang, cha nàng với quyền uy tể tướng, có thừa khả năng để đưa chàng đánh cá nghèo thành một người có đầy thế lực. Nhưng quyền uy tể tướng, làm sao vượt được quyền năng của tạo hóa đã ghi dấu ấn trên thân hình xấu xí của chàng?

Nàng từ chối hòa nhập xác thân với nụ hôn trần thế. Đó là quyền của đời con gái, đây chính là một trong những tình tiết giàu chất nhân tính của chuyện tình Trương chi, có nét tương ứng trong “Nhà thờ Đức Bà ở Paris” của Victor Huygo. Nhưng trong “Nhà thờ Đức Bà ở Paris”thì cô gái xinh đẹp người Bôhêmiêng đã chết, để hai người cùng chết bên nhau với tình yêu say đắm của Cadimodo. Còn ở chuyện tình Trương Chi thì chàng nghệ sĩ tài hoa bạc mệnh đã chết. Chàng chết, vì đã mất đi một nửa linh hồn khi chợt thấy ở trong sự rung cảm của Mỵ Nương với cõi lòng chàng. Chàng chết, vì không thể đem lại hạnh phúc cho nàng với một ngoại hình xấu xí. Câu chuyện tình đến đây cũng đủ chất lãng mạn và cao thượng, hơn hẳn so với nhiều câu chuyện tình nổi tiếng cổ kim.

Nhưng nếu chỉ có thế thì vẫn chưa thể xứng đáng với tầm vóc của một thời đại có nền văn hiến lâu nhất, so với các quốc gia trong lịch sử văn minh nhân loại.

Ở chuyện tình Trương Chi, chất lãng mạn đã được thăng hoa đến tận cùng, để ngàn đời sau – cho đến ngày tận thế – nhân loại sẽ không còn tạo dựng được một hình tượng hay hơn thế nữa. Cũng như tượng thần vệ nữ ở Milo, những điêu khắc gia đầy tài năng của nhân loại hiện nay, chưa ai lắp nổi cánh tay cho nàng. Đôi cánh tay trần thế, không thuộc về vẻ đẹp của thiên thần.

Chất lãng mạn trác tuyệt đưa chuyện tình Trương Chi vào cõi bất tử chính là ở đoạn cuối của câu chuyện.

Trương Chi đã chết, chàng không thể ở lại bến sông xưa để tiếp tục hòa nỗi cô đơn trong tiếng sáo, khi nửa mảnh hồn của chàng không thể hòa nhập ở cõi trần gian. Tình yêu Trương Chi đã dành cho Mỵ Nương, không phải để tìm sự hòa nhập xác thân với nụ hôn trần thế, mà là sự đồng cảm của tâm hồn. Cho nên dù thân xác tiêu tan, linh hồn Trương Chi – con người đích thực của chàng – đã kết thành khối ngọc đá bằng chính trái tim, như sẵn sàng thách thức với thiên thu, chờ đợi một sự khẳng định của nàng. Chàng nghệ sĩ tài hoa bạc mệnh, từ lâu đã chỉ sống với chính nội tâm, con người đích thực cao khiết trong chàng. Lòng chàng không oán trách Mỵ Nương, như thế nhân không ít người lầm tưởng.

Nàng khóc; khi tiếng sáo của “một chiều xưa trăng nước chưa thành thơ”(*) lại đến với cõi lòng nàng.

Nàng khóc; khi hình bóng con thuyền Trương Chi của ngày xưa, đã chở cả một mùa thu cùng với tiếng thu đến làm rung động tâm hồn trinh nữ trong nàng. Vũ trụ như quay cuồng chao đảo. Trăng sao tàn úa.

“Trầm vút tiếng gió mưa…”

Cùng với tiếng gió vương

Nhìn thấy ngấn nước lấp lánh in bóng đò xưa

Đò ơi! …”(*)

Một cảm xúc mãnh liệt, dâng tràn từ cõi mênh mang trong tâm hồn trinh nữ, kết tinh thành giọt lệ nhỏ xuống trái tim ngọc đá như muốn vĩnh hằng với thời gian. Hai tâm hồn hòa nhập. Trái tim Trương Chi tan đi, để lại cho thế nhân thiên bi diễm tình trác tuyệt, đưa tình yêu đôi lứa đến tận cõi bất tử của các thiên thần.

Đoạn cuối của câu chuyện tình đầy huyền ảo trong sự hư cấu nghệ thuật, đạt đến đỉnh cao nhất của thiên bi diễm tình trác tuyệt và rất giàu chất nhân bản. Chính chất huyễn hoặc, lãng mạn đạt đến tuyệt đỉnh trong chuyện tình Trương Chi, đã hóa giải được mâu thuẫn giữa những hình thái ý thức xã hội – dù biến thiên theo lịch sử – liên quan đến quan hệ nam nữ với tình yêu, mà trong “Nhà thờ Đức Bà ở Paris” một điển hình được ca ngợi về thể loại chuyện tình lãng mạn, đã không giải quyết được. Trong “Nhà Thờ Đức Bà ở Paris” Cadimodo đã chết theo người yêu, tuy giàu chất lãng mạn, nhưng không thể là một mẫu tình yêu của đời thường. Ngược lại, chính sự huyền ảo phi thực trong chuyện tình Trương Chi – thể hiện ở trái tim ngọc đá và giọt lệ thiên thu – đã đưa con người hướng tới một giá trị đích thực của tình yêu là sự hy sinh và hòa nhập tâm hồn, nhưng lại không thể chứng tỏ được bằng cái chết. Đây chính là chất nhân bản trác tuyệt của câu chuyện tình này. Bằng những hình tượng nghệ thuật, tác gia Lạc Việt đã chứng tỏ được chất lãng mạn tuyệt đỉnh và mơ ước trong tình yêu đôi lứa: sự hoà nhập của tâm hồn, chính là cõi huyền diệu trong “Mùa xuân vĩnh viễn“(**) của nhân loại.

Chuyện tình Trương Chi, một chuyện tình lãng mạn cổ kim chưa từng có, vĩnh viễn đứng ở đỉnh cao của Kim Tự Tháp những chuyện tình lãng mạn của nhân loại, đã chứng tỏ trí tuệ bậc thầy của các tác gia đời Hùng để lại cho thế nhân qua hàng thiên niên kỷ…

Mai ta chết dưới cội đào.

Khóc ta xin nhỏ lệ vào thiên thu

Phạm Thiên Thư

Thời gian trôi đi... thế nhân ai hiểu được cho cõi lòng Trương

Chi và tâm hồn trinh nữ trong nàng Mỵ Nương vĩnh hằng?

“Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ ?”(***)

Đâu đây... từ quán cà phê cóc trên vỉa hè, có tiếng hát não nề vọng ra từ chiếc cassette cũ với cuộn băng đã nhão, đang ca bản “Giọt lệ đài trang”:

Ngày xưa ai lá ngọc cành vàng?

Ngày xưa ai quyền quý cao sang?

Em, chính em ngày xưa đó, đã xây đời lên tột đỉnh nhân

gian.

Ngày xưa ai mến nhạc yêu đàn?

Ngày xưa ai nghệ sĩ lang thang?

Tôi, chính tôi ngày xưa đó, cũng đèo bòng mơ người đẹp lầu quan…

Không! Không phải đó là mối tình Trương Chi – Mỵ Nương. Đôi lứa đã thuộc về cõi bất tử, đâu còn ở trần gian để so sánh với tình yêu vượt biên giới của những nàng Bôhêmiêng thời đại đi theo chàng

Cadimodo ra ngoại quốc. Trương Chi – Mỵ Nương không màng đến hòa nhập xác thân, của cải nào có ý nghĩa gì. Văn Cao, một nghệ sĩ tài năng tuyệt thế mà nhạc khúc Thiên Thai đã đưa linh hồn ông vào chốn vĩnh hằng ở cõi Bồng Lai. Ông không hề trách Mỵ Nương như chàng nghệ sĩ trách người đẹp đài trang. Ông trách thế nhân còn có mảnh đời phụ bạc, khi ông tìm thấy cảm hứng tuyệt vời ở “Chuyện tình Trương Chi”.

Đêm nay,

Dòng sông Thương dâng cao,

Mà ai hát dưới trăng ngà

Ngồi đây ta gõ ván thuyền,

Ta ca trái đất còn riêng ta,

Đàn đêm thâu.

Trách ai khinh nghèo quên nhau

Đôi lứa bên giang đầu

Người ra đi với cuộc phân ly

Đâu bóng thuyền Trương Chi?(*)

Thiên Sứ giới thiệu

------------------------

Chú thích:

** : Tên một tác phẩm điêu khắc về đề tài tình yêu nổi tiếng của Rodin, nhà

điêu khắc Pháp.

*** : Lời trong bài thơ “Ông đồ già “ của nhà thơ Vũ Đình Liên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỵ Châu Trọng Thủy

Tác phẩm văn học của một thời đại nối tiếp văn minh Văn Lang

..................................................................Thiên Sứ

Mỵ Châu - Trọng Thủy là một tác phẩm văn học hay truyền thuyét lịch sử?

Cuối thời đại Hùng Vương là những cuộc chiến tranh tàn khốc, liên miên ở nước láng giềng. Đó là thời Xuân thu Chiến quốc ở Trung Hoa. Những cuộc chiến đẫm máu vì tham vọng của con người đã dẫn đến sự thu hẹp lãnh thổ Văn Lang lần thứ hai, bởi sự chinh phục mở rộng lãnh thổ của nhà Tần, Sở. Đây là lúc Âu Lạc thay thế thời Hùng Vương thứ XVIII – chi tộc cuối cùng lãnh đạo một nước Văn Lang tôn trọng những giá trị nhân bản. Sự thay thế trong hòa bình này, đã tạo ra một sự tiếp nối văn hóa và để lại một tác phẩm văn học bất hủ còn truyền lại đến tận bây giờ. Đó là chuyện tình “Mỵ Châu - Trọng Thủy”. Đây là một tác phẩm văn học được hư cấu dựa trên bối cảnh lịch sử về cuộc chiến Nam Việt - Âu Lạc. Từ trước đến nay, chuyện tình Mỵ Châu - Trọng Thủy vẫn được coi là truyền thuyết lịch sử đã thần thoại hóa. Vì vậy, câu chuyện này vẫn được các sử gia quan tâm khai thác về những đề tài lịch sử liên quan đến thời kỳ An Dương Vương – Nam Việt. Đó là nguyên nhân dẫn đến một số sai lầm lịch sử thời kỳ này. Xin thí dụ như sau: trong “Đại Việt sử lược” (tức Việt sử lược, dịch giả Nguyễn Gia Tường, hiệu đính Nguyễn Khắc Thuần - sách đã dẫn) trong phần chú thích 37 được ghi như sau:

Triệu Văn Vương: con của Trọng Thủy lên ngôi năm Ất Tỵ (136 trước Công nguyên), ở ngôi 12 năm, hưởng thọ 52 tuổi.

Nhưng cũng trong cuốn sách này phần chú thích 26 lại ghi:

“Đại Việt sử ký toàn thư” cùng nhiều tư liệu khác chép rằng Thục An Dương Vương lên ngôi năm Giáp Thìn và đến năm Quý Tỵ thì dứt (257 - 208 trước Công nguyên) ở ngôi 50 năm. Nhưng có nhiều chuyên gia sử học hiện đại cho rằng Thục An Dương Vương chỉ trị vì từ năm 208 đến năm 179 trước Công nguyên. Như vậy chỉ ở ngôi được 30 năm.

So sánh tuổi thọ của Triệu Văn Vương lên ngôi từ năm 136 trước Công nguyên, ở ngôi 12 năm, thọ 52 tuổi tức là ngài sinh vào năm 176 trước Công nguyên. Trong khi đó nếu cho rằng các chuyên gia sử học hiện đại đã đúng về niên đại Âu Lạc mất nước, tức là vào năm 179, thì Mỵ Châu và Trọng Thủy không thể sống để sinh Triệu Văn Vương (theo truyền thuyết thì đã chết khi kết thúc trận chiến, tức là chết trước khi sanh Triệu Văn Vương 3 năm?). Chưa nói đến thời điểm của sử cũ thì Mỵ Châu – Trọng Thủy chết trước khi sinh Triệu Văn Vương là 32 năm (?). Sai lầm này không phải chỉ ở phần chú thích trong sách nói trên, mà còn được lặp lại ở một số sách khác. Đương nhiên không thể coi đây là sự nhầm lẫn vì lỗi chính tả.

Hoặc cũng trong cuốn "Việt sử lược” này, tác giả khuyết danh đã viết:

Lúc bấy giờ An Dương Vương có thần nhân là Cao Lỗ chế tạo được cái nỏ liễu bắn một phát ra mười mũi tên, dạy quân lính muôn người.

Võ Hoàng biết vậy bèn sai con là Thủy xin sang làm con tin để thông hiếu.

Sau nhà vua đãi Cao Lỗ hơi bạc bẽo.

Cao Lỗ bỏ đi, con gái là Mỵ Châu lại cùng với Thủy tư thông. Thủy phỉnh Mỵ Châu mong được xem cái nỏ thần, nhân phá hư cái lẫy nỏ rồi sai người trình báo với Võ Hoàng. Võ Hoàng lại cất binh sang đánh. Quân kéo đến, vua An Dương Vương lại như xưa là dùng nỏ thần thì nó đã hư gãy, quân lính đều tan rã. Võ Hoàng nhân đó mà đánh phá, nhà vua ngậm cái sừng tê đi xuống nước. Mặt nước cũng vì ngài mà rẽ ra.

Đất nước vì thế mà thuộc nhà Triệu.

Điều này đã chứng tỏ rằng tác giả “Đại Việt sử lược” (Việt sử lược) cũng đã coi chuyện tình “Mỵ Châu – Trọng Thủy” như là một truyền thuyết lịch sử, thể hiện ở yếu tố nỏ thần. Nhưng rất tiếc câu chuyện này đã bị tác giả “Việt sử lược” cắt xén thô bạo, có tính hạ thấp giá trị của Mỵ Châu, nên cố tình bỏ đi đoạn đầu và đoạn cuối của truyền thuyết: đó là việc cầu hôn của Triệu Đà cho Trọng Thủy lấy Mỵ Châu và hình ảnh Trọng Thủy ôm xác Mỵ Châu tự tử.

May mắn thay, tri kiến của tác giả Việt sử lược không qua được sự hiểu biết bậc thầy của tác gia Lạc Việt khi kiến tạo câu chuyện. Cho nên sự cắt xén thô bạo và xuyên tạc sự thật đã tạo nên một sự gán ghép khiên cưỡng, trong việc đưa hình ảnh nỏ thần bên cạnh sự ngây thơ của công chúa Mỵ Châu (bởi vì làm gì có nỏ thần trên thực tế). Nếu bạn đọc chú ý một chút thì ở trên: "Thần nhân Cao Lỗ chế tạo được cái nỏ liễu bắn một phát ra mười mũi tên”; ở dưới thì đã biến thành cái “nỏ thần”. Nhưng từ một cách nhìn với thời gian hình thành tính bằng thiên niên kỷ, cho rằng: Chuyện tình “Mỵ Châu – Trọng Thủy” là một truyền thuyết lịch sử, đã tạo ra những mâu thuẫn không thể lý giải. Đây cũng là nguyên nhân gây ra sự tam sao thất bản cho một tác phẩm văn học nổi tiếng, do những mâu thuẫn giữa tính hư cấu trong văn học và thực tế lịch sử. Do đó, trước khi phân tích chuyện tình “Mỵ Châu – Trọng Thủy” với tư cách là tác phẩm văn học, việc đầu tiên là phải minh chứng truyền thuyết “Mỵ Châu – Trọng Thủy” không phải là truyền thuyết lịch sử.

Tính hư cấu đầu tiên tất cả mọi người đều nhận thấy là chiếc nỏ thần không thể có thật. Hay nói một cách khác, hình tượng trọng tâm trong cấu trúc của câu chuyện là “nỏ thần” vốn không có thật. Do đó, cũng không thể có móng rùa thần để Trọng Thủy lấy cắp. Nhưng vì coi là một truyền thuyết lịch sử, cho nên đã có sử gia cho rằng: việc Trọng Thủy ăn cắp nỏ thần là một hình tượng của việc ăn cắp bí mật quốc phòng của Âu Lạc; qua cấu tạo của cái nỏ bắn được một lúc nhiều phát tên, nên Nam Việt đã biết cách hạn chế tác dụng của nó. Đây chỉ là một cách suy diễn khiên cưỡng cho một tình tiết trong nội dung, so với kết cấu toàn bộ câu chuyện. Vì để làm được việc này không cần phải có thái tử đi làm con tin, mà chỉ cần một toán quân phục kích cảm tử cũng đủ thực hiện. Do đó, cũng không thể có việc Mỵ Nương rắc lông ngỗng rải đường cho Trọng Thủy trên thực tế. Công chúa Mỵ Châu – người phụ nữ có địa vị tôn quý nhất của Âu Lạc – đâu có thể ngớ ngẩn đến mức độ: quân Nam Việt do chính Trọng Thủy cầm đầu đang tấn công tàn phá Âu lạc (theo cách hiểu từ trước đến nay), thì lại rắc lông ngỗng chỉ đường cho quân giặc đuổi theo tàn quân của cha mình. Hoặc Trọng Thủy – vị thái tử si tình đi tìm người yêu – được gán cho là người cầm đầu đạo quân Nam Việt tấn công Âu Lạc, lại tin vào sự chỉ đường của công chúa một quốc gia đối địch để hành quân truy kích (xin lưu ý độc giả là thời điểm lịch sử của cuộc chiến Nam Việt – Âu Lạc xảy ra sau khi binh pháp Tôn Tử ra đời hơn 400 năm, và kinh nghiệm chiến trường đẫm máu kéo dài hơn 600 năm của thời Xuân Thu Chiến quốc trước đó).

Sự mâu thuẫn nói trên, chỉ mới so sánh về khả năng thực tế với nội dung câu chuyện. Nhưng cũng chính vì sự sai lầm từ căn bản cho rằng “Mỵ Châu – Trọng Thủy” là một truyền thuyết lịch sử, làm cho những nội dung văn học tạo nên diễn biến câu chuyện bị thất thoát. Điều này đã khiến cho tính cách Trọng Thủy trong câu chuyện, đoạn đầu và đoạn cuối không thống nhất. Ở đoạn đầu, Trọng Thủy như một kẻ lừa tình bỉ ổi. Nhưng ở đoạn cuối thì vị thái tử đầy quyền uy, võ công hiển hách, người kế vị ngai vàng thống trị hai vương quốc, lại nhảy xuống giếng tự tử chết theo người yêu – một hành động của người giàu tình cảm và chung thủy. Do đó, dựa vào một tác phẩm văn học đầy tính hư cấu – ngay từ hình tượng trọng tâm của tác phẩm – để tìm hiểu về tính cách lịch sử của những nhân vật không thật, quả là gặp nhiều khó khăn. Điều này cũng tương tự như việc phân tích tâm lý của vợ chồng thần Dớt trong thần thoại Hy Lạp, gây ảnh hưởng đến cuộc chiến của thành Troa.

Tính hư cấu - một đặc trưng của tác phẩm văn học - rất rõ nét và cũng là tình tiết phủ nhận việc coi “Mỵ Châu – Trọng Thủy” là một truyền thuyết lịch sử, được chứng tỏ ở đoạn cuối của câu chuyện. Đó là: với lời nguyền của Mỵ Châu, nên sau khi chết nàng đã hóa thân vào ngọc trai ở biển Nam Hải. Vì vậy, sau này khi lấy nước giếng thành Cổ Loa, rửa ngọc trai Nam Hải thì viên ngọc lại sáng lên rực rỡ. Linh hồn nàng công chúa Âu Lạc – quốc gia kế tiếp triều đại Hùng Vương – đã minh chứng cho chính câu chuyện tình bi tráng là một tác phẩm văn học của nền văn học truyền thống, kế tục nền văn hiến nhân bản của Văn Lang.

Giả thuyết về sự thật lịch sử của cuộc chiến Nam Việt - Âu Lạc

Việc Triệu Đà cho Trọng Thủy làm con tin rất có khả năng thực tế. Đây là hiện tượng thường xuyên xảy ra ở những quốc gia đối kháng ở phần lục địa của Trung Quốc và Việt Nam vào thời kỳ này. Theo truyền thuyết Trung Hoa, chính Tần Thủy Hoàng cũng là một kết quả của mối tình con tin nổi tiếng. Hoặc sau đó, chính Triệu Văn Vương – người kế vị Triệu Vũ Vương (Triệu Đà) – cũng phải cho con mình đi làm con tin ở nhà Hán.

Như vậy, sự thực lịch sử của cuộc chiến này có thể giải thích theo một giả thuyết như sau: Nam Việt bị sức ép từ hai phía là nhà Hán ở phương Bắc và Âu Lạc ở phương Nam. Khi mới lập quốc thế nước còn yếu, buộc Triệu Vũ Vương (Triệu Đà) phải hòa hoãn với Âu Lạc để củng cố quốc gia. Ngài chứng tỏ thiện chí của mình bằng cách đưa thái tử làm con tin. An Dương Vương – người kế tục Hùng Vương – về nguyên tắc không thể công nhận vương quốc của Triệu Đà xây dựng trên vùng đất cũ của Văn Lang. Nhưng ngài cũng chưa đủ sức để phục hồi lãnh thổ, nên đã chấp nhận hòa hoãn. Đây cũng là lý do khiến một số triều thần của ngài phản đối cuộc hòa hoãn này và bỏ đi;

như trường hợp của tướng quân Cao Lỗ. Khi Triệu Vũ Vương (Triệu Đà) củng cố quốc gia vững mạnh, đã cất quân đánh úp Âu lạc. An Dương Vương vì thiếu cảnh giác nên bị mất nước. Trọng Thủy đã bị chết trong cuộc chiến, do đang làm con tin ở Âu Lạc. Việc ngọc trai sáng lên khi được

rửa trong nước giếng Cổ Loa, chỉ là một yếu tố thực đã được phát hiện từ lâu trong một xứ sở giàu ngọc trai như Văn Lang. Đây là một thực tế được đưa vào để tăng yếu tố lãng mạn của câu chuyện, ca ngợi tình yêu, phủ nhận chiến tranh.

Chuyện tình “Mỵ Châu – Trọng Thuỷ“

- Tác phẩm văn học bi tráng, phủ nhận chiến tranh, ca ngợi tình yêu con người.

“Lịch sử là gì? Đó chỉ là những cái đinh để tôi treo bức họa của tôi thôi!”

Alexandre Dumas.

Chuyện tình Mỵ Châu – Trọng Thủy là một bức tranh hoành tráng ca ngợi tình yêu con người, phủ nhận chiến tranh. Nếu bạn đọc tìm thấy ý tưởng nhân bản này ở Romeo – Juliette, thì bạn cũng nhận thấy ngay giá trị nhân bản sâu sắc này ở chuyện tình “Mỵ Châu – Trọng Thủy”. Câu chuyện miêu tả một mối tình thủy chung son sắt của công chúa Mỵ Châu và thái tử Trọng Thủy. Một tình yêu được hình thành trong nền hòa bình của hai quốc gia láng giềng.

Trọng Thủy là người ủng hộ sự liên minh giữa hai quốc gia, đã trở về nước để tham gia cuộc chiến chống lại sự xâm lược nhà Hán theo lời cha chàng. Mỵ Châu đã đưa nỏ thần cho Trọng Thủy để giúp quân đội Nam Việt chống xâm lược. Nhưng Trọng Thủy đã bị chính cha chàng lừa dối. Khi lấy được nỏ thần, Triệu Đà đem quân tấn công Âu Lạc. Trọng Thủy đuổi theo quân viễn chinh để cứu người yêu. Nhưng khi chàng đến nơi thì tất cả đã tan hoang.

(Đoạn văn trên do người viết phục chế lại, xin được các bậc trí giả bổ khuyết).

Trong Thuỷ đem quân bản bộ đi tìm Mỵ Châu theo đường lông ngỗng trắng ước hẹn. Đến nơi thì người yêu đã chết. Thất vọng và đau khổ vì đã góp phần gây nên cái chết của nàng và sự tàn phá đối với quốc gia mà chàng yêu mến. Trọng Thủy đã ôm xác Mỵ Châu tự tử trong giếng nước Cổ Loa đầy kỷ niệm của mối tình.

Cái chết của thái tử Trọng Thủy vì tình yêu, để lại đằng sau chàng một ngai vàng – biểu tượng của quyền lực tối cao và phú quý tột đỉnh – đã khẳng định: tình yêu con người vượt lên mọi sự phù hoa và phủ nhận chiến tranh, nguyên nhân của sự đau khổ mà loài người tự gây ra cho mình.

Nếu như chuyện tình Romeo – Juliette của đại văn hào Shakespeare cùng với đề tài này, chỉ giới hạn hận thù của hai dòng tộc. Bằng những thủ pháp nghệ thuật, Shakespeare đã chứng minh công lý và luật pháp có thể ngăn chặn, nhưng không thể xóa bỏ được hận thù (hình ảnh của quân triều đình can thiệp vào những cuộc trả thù của hai dòng tộc) và chỉ có tình yêu đích thực của con người mới là nguyên nhân của một cuộc sống thanh bình, được minh chứng sau cái chết kết thúc thiên bi diễm tình của Romeo – Juliette. Nhưng ở chuyện tình “Mỵ Châu – Trọng Thủy” có nội dung sâu sắc hơn nhiều. Ở đây, cuộc chiến giữa Nam Việt và Âu Lạc đã vượt ra ngoài phạm vi công lý của một quốc gia. Ngoài quyền năng của thượng đế thì chính tình yêu con người – qua thiên bi diễm tình “ Mỵ Châu –Trọng Thuỷ“ – đã chứng minh chỉ có tình yêu là vĩnh cửu.

Khi cả Nam Việt – Triệu Đà lẫn Âu Lạc đều thuộc về tay nhà Hán... Hàng ngàn năm đã trôi qua, thành Cổ Loa – bãi chiến trường xưa – nay chỉ còn là những doi đất ngổn ngang. Thời hoàng kim của Nam Việt với những võ công và những âm mưu đen tối, đã chìm vào quá khứ. Nước Nam Việt chỉ còn là một hiện tượng trong lịch sử của cả Việt Nam và Trung Quốc. Nhưng viên ngọc miền Nam Hải hóa thân của Mỵ Châu vẫn rực sáng khi gặp nước giếng Cổ Loa pha hồn Trọng Thủy. Hình tượng viên ngọc trai rực sáng như muốn minh chứng cho tình yêu bất diệt của con người, phủ nhận những cuộc chiến tranh vô nghĩa.

ng với đề tài về tình yêu và chiến tranh đạt đến đỉnh cao văn học nghệ thuật, còn có Iliad & Odissey của Homer. Nhưng tiếc thay, đây lại là một thiên anh hùng ca bi tráng của con người. Tình yêu trong Iliad & Odissey lại chính là nguyên nhân bi thảm của cuộc chiến, khi nữ thần tình yêu Aphorodite cho nàng Helen xinh đẹp làm vợ hoàng tử si tình Panis của thành Troa.

Có thể khẳng định rằng: ngay cả vào thời kỳ suy tàn của nền văn minh Văn Lang; nền văn minh này cũng còn để lại một tác phẩm văn học với đề tài tình yêu và chiến tranh, rất giàu chất nhân bản hay nhất trong thể loại chuyện này của nền văn minh nhân loại; kể từ thời cổ đại cho đến tận bây giờ.

Giả thuyết về thời điểm xuất xứ của chuyện tình “ Mỵ Châu – Trọng Thuỷ“

Với nội dung câu chuyện đã phục chế và trình bày với bạn đọc như trên, thì chuyện tình “Mỵ Châu – Trọng Thủy” không thể hình thành trong thời đại của Nam Việt. Như vậy, chỉ có khả năng thời điểm xuất hiện câu chuyện này vào đầu thời Bắc thuộc đến cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Đây là một thời kỳ chưa có chủ trương hủy diệt văn hóa và sự đồng hóa khốc liệt. Có thể chuyện tình “Mỵ Châu – Trọng Thủy” xuất hiện vào thời kỳ chuẩn bị khởi nghĩa của Hai Bà, hoặc khi Hai Bà lên trị vì vương quốc Văn Lang cũ. Theo sử cũ thì cuộc khởi nghĩa của Hai Bà được sự ủng hộ của nhân dân ở các vùng Nam Việt cũ. Cho nên nội dung câu chuyện có tác dụng đoàn kết các lực lượng ủng hộ Hai Bà thuộc những miền đất này, vốn gốc xưa là của Văn Lang. Mỵ Châu rải lông ngỗng trắng – hay xuất xứ nguyên thủy của câu chuyện là rải lông chim Lạc (Hạc)? Một hình tượng kêu gọi người Lạc Việt tìm về nguồn cội, giành lại đất nước của tổ tiên, vốn đầy tình yêu thương của con người.

Nhưng cũng chính vì vậy mà các triều đại phong kiến Bắc thuộc không thể chấp nhận mối tình “Mỵ Châu – Trọng Thủy” và góp phần làm sai lệch nội dung tác phẩm văn học này (có thể ngoại trừ nhà Nam Tống khi sắp mất nước với Mông Cỗ).

Những tác phẩm văn học thuộc nền văn minh Văn Lang, dù dưới mọi hình thức với nội dung khác nhau: truyền thuyết lịch sử, truyền thuyết văn học hoặc thần thoại cổ tích, đều có nét tương đồng ở tính nhân bản và đề cao sự hòa nhập tình yêu con người. Đây là một nét đặc thù, khó có thể tìm thấy ở nội dung những câu chuyện dị bản khác. Giá trị nhân bản được thể hiện trong những tác phẩm văn học của các tác giả Lạc Việt là một trong những yếu tố chứng tỏ rằng: để có được những tác phẩm trác tuyệt đó, thì nền tảng xã hội của nó phải có một nền văn hiến đạt tới đỉnh cao của giá trị nhân bản và một tổ chức xã hội với một nền văn minh tương xứng, tạo ra sự ổn định cho cuộc sống và con người.

Những giá trị nhân bản đầy tình yêu thương con người của thời Văn Lang không tạo cho đất nước này những võ công hiển hách của Alexander đại đế hoặc vinh quang của Thành Cát Tư Hãn. Nền văn minh Lạc Việt cũng không hề để lại những kỳ quan đồ sộ đầy máu, mồ hôi và nước mắt như Kim Tự Tháp, Vạn Lý Trường Thành... Nhưng chính những giá trị nhân bản và tình yêu con người trong nền văn hiến Văn Lang là nguyên nhân cho sự tồn tại gần 3000 năm của đất nước này. Lòng nhân ái và tình yêu con người, tuy không phải là nguyên nhân thắng lợi của một cuộc chiến, nhưng là mơ ước của con người. Những võ công hiển hách của cha ông – quốc gia duy nhất chiến thắng quân Mông Cổ – ngoài sự lãnh đạo sáng suốt đã góp phần làm nên chiến thắng đó, phải chăng chính là sự hy sinh vì tình yêu cuộc sống, vốn là một truyền thống có tự ngàn xưa?

Hàng ngàn năm sau, nước Việt hưng quốc, truyền thống nhân nghĩa đó đã được tiếp nối trong lời mở đầu của “Bình Ngô đại cáo” – bản tuyên ngôn độc lập thuộc vào hàng thiên cổ hùng văn của dân Lạc Việt.

Từng nghe,

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt vì nhân trừ bạo.

Cho đến tận ngày nay, hùng khí của người Lạc Việt hòa chất lãng mạn, chan chứa tình yêu con người với những truyền thống nhân bản được tiếp nối từ thời Hùng Vương, vẫn còn thể hiện trong thi ca Việt Nam với những vần thơ trác tuyệt:

Ải Bắc quân thù kinh vó ngựa.

Giáp vàng khăn trở lạnh đầu voi.

Chàng ơi ! Điện ngọc bơ vơ quá.

Trăng chếch, ngôi trời bóng lẻ soi.

Trích bài thơ “Trưng Nữ Vương”

Nữ sĩ Ngân Giang

Linh hồn của đoạn thơ trác tuyệt của nữ sĩ Ngân Giang, như hòa nhập với sự diễm lệ bi tráng và đầy nhân bản của truyện tình "Mỵ Châu Trọng Thủy" và những câu truyện từ thời lập quốc. Có rất nhiều liệt nữ anh hùng trong lịch sử nhân loại. Nhưng chỉ có Hai Bà mới có nét đặc trưng, được miêu tả tài tình, đầy hình tượng trong ngôn từ, cô đọng tất cả sự bi phẫn và hùng khí Lạc Việt về nội dung chỉ trong một câu thơ:Giáp vàng, khăn trở lạnh đầu voi”. Với 4 câu thơ trong khổ thơ cuối của bài thơ bất hủ, nữ sĩ đã miêu tả một cách thiên tài bằng hình tượng gián tiếp, thể hiện sự bi tráng và tình yêu con người của vị nữ Vương đầu tiên của người Lạc Việt. Như tất cả câu truyện có từ thời Hùng Vương, mà chất nhân bản và tình người đã tạo nên sự linh diệu đến mức huyền vi của nội dung. Trong thơ của nữ sĩ Ngân Giang, sự sáng tạo nghệ thuật đạt đến sự vi diệu sâu lắng của tâm linh, cũng từ chất nhân bản và tình yêu con người. Trong bi phẫn với nỗi đau nhân thế vì sự tham bạo của con người, Hai Bà đã lập bao võ công hiển hách và đạt tới tột đỉnh vinh quang. Ở nơi lầu son, gác tía đầy phú quí vinh hoa; nhưng ở đấy tình người và những giá trị nhân bản vẫn vượt lên trên tất cả. Hai câu thơ cuối đầy chất lãng mạn với hình tượng nghệ thuật tương phản đạt đến tuyệt kỹ – giữa trạng thái nội tâm cô đơn tận cùng và sự phù hoa cao nhất. Chính từ sự tương phản này đã khẳng định những giá trị của tình yêu con người vượt lên trên tất cả. Hồn thơ mang tình người như vút lên không gian vô tận, tràn ngập trong nỗi cô đơn tận cùng, bỏ lại đằng sau đỉnh cao những mơ ước phù vân của thế nhân. Cả bài thơ, cả hồn thơ, cả cõi tâm linh con người như đã hòa vào vũ trụ, đi tìm trong hư vô, trong thời gian vô tận với sự khao khát một tình yêu con người. Câu thơ cuối như chỉ còn đọng lại trong thế nhân một nỗi buồn sâu lắng, khi hồn người cô đơn trong ảo ảnh vàng son: Chàng ơi!Điện ngọc bơ vơ quá.

Trăng chếch, ngôi trời bóng lẻ soi.

Trải qua bao nỗi đau thương, thăng trầm theo dòng lịch sử của giống nòi Lạc Việt. Những áng văn chương tiếp nối nền văn hiến Văn lang không chỉ còn chất lãng mạn trữ tình, mà còn pha chất bi tráng – dấu ấn của những cuộc chiến giữ nước đầy gian khổ. Nhưng từ trong sâu thẳm của tâm linh, người Lạc Việt vẫn khẳng định chất nhân bản và tình yêu con người, chống lại nhưng cuộc chiến tranh phi nghĩa. Một trong những bài thơ hay nhất có nội dung trên trong văn học Việt Nam hiện đại, phải kể đến bài “Màu tím hoa sim”của nhà thơ Hữu Loan.

*

* *

Thời đại Hùng Vương – một thời đại đã được minh chứng về tầm vóc đồ sộ của một nền văn hiến – trong đó có những tác phẩm văn xuôi còn lại đã được trình bày ở trên. Một giá trị tự nhiên của tư duy và rung cảm nghệ thuật khác, đó là: âm nhạc, thi ca và hội họa của thời đại này phải được chứng tỏ. Những thanh âm trác tuyệt của tiếng sáo Trương Chi, tiếng đàn Thạch Sanh đã hòa vào hồn sông núi. Nhưng những vần thơ, phải chăng còn lại đâu đó trong ca dao dân gian Việt Nam. Và còn ở những truyện Nôm khuyết danh còn lưu truyền cách đây vài thập kỷ, khi thể thơ lục bát là thể thơ duy nhất có ở Việt Nam (*); hoặc còn ẩn mình dưới cái tên khác trong những cổ thư tìm thấy ở những vùng đất thuộc Văn Lang cũ. Về vấn đề nghệ thuật thời Hùng Vương còn khoảng trống lớn là âm nhạc, hội họa, kiến trúc, điêu khắc... Nhưng do khả năng có hạn và điều kiện thời gian hiện nay chưa thể tìm hiểu sâu hơn, nên xin đặt vấn đề để các bậc trí giả quan tâm xem xét. Chân thành cảm ơn sự quan tâm của quí vị.

Thiên Sứ

* Chú thích: Trong kinh Trung Dung của Nho giáo, phần mở đầu cũng có hai câu có kết cấu giống thơ lục bát (theo “Lều chõng” - Ngô Tất Tố).

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ thân mến,

Tôi rất ủng hộ quan điểm của anh về các tác phẩm văn học từ thời Hùng Vương, trải bao năm tháng ít nhiều cũng có những tam sao thất bản, qua đó còn cho thấy một cái nhìn đầy nhân bản, dung dị và giàu lòng vị tha rất ... Thiên Sứ. Tôi còn được biết kể cả câu chuyện Thạch Sanh - Lý Thông cũng là một tác phẩm văn học, mang tính minh triết Việt rất sâu sắc. Nhưng hôm nay, tôi muốn chia sẻ với anh về quan điểm hiện tại đối với truyện cổ tích này dưới góc nhìn của một người làm du lịch (tôi chưa nói đến quan điểm Sử học), vì tôi làm trong ngành.

Đầu tiên, mời anh xem một trích đoạn sau :

http://www.webdulich.com/index.php?act=area_link&act2=article_detail&category_sub_id=57&article_id=27870

Hà Tiên có Thạch Động còn gọi là Vân Sơn. Chẳng biết tự bao giờ mà người dân Hà Tiên tự hào: Thạch động chính là nơi khởi nguồn của câu chuyện cổ tích Thạch Sanh chém chằn thấm sâu trong ký ức tuổi thơ. Vào sâu trong Thạch Động, thạch nhũ lâu ngày đã tạo những hình thù: con chằn, một cô gái tóc dài mà dân gian quen gọi là Phật Bà Quan Âm... Trí tưởng tượng con người được dịp bay bổng. Từ đây, đi bộ thêm vài bước chân là tới cửa khẩu Xà Xía, bên kia là đất nước Chùa Tháp.

Và đoạn này nói về những thắng cảnh của Hà Tiên :

www.mekongtourist.com/kiengiang/index.php?option=com_content&task=blogcategory&id=9&Itemid=36 - 28k

Đá Dựng

Núi cao khoảng 63m, cấu tạo bằng đá vôi, nằm ở biên giới giáp Campuchia, còn có tên gọi khác là Châu Nham vì bên trong có thạch nhũ sáng lấp lánh như châu ngọc. Theo truyền thuyết, phía trong núi, trên một vách hang có phiến đá gọi là đàn năm dây của Thạch Sanh vì khi chạm vào phát ra âm thanh như tiếng đàn. Lầu Chuông là nơi có thạch nhũ nhỏ nước phát ra âm thanh như tiếng chuông. Trong núi có một hang sâu nối núi Đá Dựng với núi Phnom Tuk của Campuchia. Hang rất tối, những người thám hiểm phải dùng đuốc khi vào hang.

Thạch Động

Là một núi đá cao khoảng 80m nằm ở cách trung tâm TX Hà Tiên khoảng 4km, bên trong có nhiều hang với nhiều thạch nhũ hình dáng lạ mắt. Cửa Tây Nam Thạch Động có điện Bà chúa Xứ, phía Đông có một vách đá thông tới đỉnh mà người ta thường gọi là "Đường lên trời". Thạch Động còn gắn liền với truyền thuyết Thạch Sanh – Lý Thông.

Hoặc như :

http://209.85.175.104/search?q=cache:3g3s42SPfrkJ:www.toursvietnam.vn/index.php%3Fmod%3Dtiemnang%26go%3D2%26tnid%3D1508+thach+sanh+-+thach+dong+-+khmer&hl=vi&ct=clnk&cd=29&gl=vn

Thạch động cách thị xã Hà Tiên khoảng 4km về phía bắc. Từ cửa hang thông ra ngoài của Thạch động ta có thể nhìn thấy cửa khẩu biên giới Việt Nam - Campuchia. Đây là một núi đá vôi nguyên khối nằm trên một đế đá cao 98m. Núi có hình như một chiếc mũ lông kỵ binh Anh, được người Pháp gọi là "Bonnet à poil". Thạch động đứng sừng sững một mình trên cánh đồng lúa xã Mỹ Đức. Trong lòng động có nhiều hang ăn thông lên trời hoặc xuống đất. Có một hang ăn sâu xuống lòng đất được truyền tụng là đường xuống âm phủ. Nay hang này đã được lấp lại để tránh tai nạn cho du khách. Thạch nhũ trong lòng hang tạo ra muôn hình vạn trạng theo trí tưởng tượng của mọi người: công chúa Quỳnh Nga mặc áo dài xanh, Phật Bà Quan Âm mặc áo trắng, con đại bàng... Các tảng đá nứt chồng lên nhau, tưởng một ngọn gió có thể làm đổ được nhưng ngàn năm nay Thạch động vẫn trơ gan cùng gió bão.

Cách Thạch động 1km về phía đông là núi Đá Dựng gắn liền với truyền thuyết Thạch Sanh bị Lý Thông hãm hại giam cầm ở đây. Trong lòng núi có rất nhiều hang động, riêng có một hang có năm cây thạch nhũ như năm sợi dây đàn khi gõ phát ra tiếng kêu như tiếng đàn đá. Dân chúng cho rằng đây là cây đàn của Thạch Sanh. Đặc biệt thạch nhũ nơi đây trong như ngọc, vài hang có loại đá sa kim (là một loại tràng thạch Felspath) óng ánh vàng rất đẹp. Đá Dựng là khu du lịch mới được khai thác trở lại từ sau chiến tranh biên giới Tây Nam năm 1979. Đến đó, luồn lách qua vách núi, tò mò chui vào hang động người ta mới thấy hết được sự diệu kỳ của bàn tay tạo hoá.

Và gần như một sự khẳng định :

http://vietbao.vn/Du-lich/Mot-lan-den-Thach-Dong/45143171/254/

Thạch Động (hang Thạch Sanh - Lý Thông), là một trong số các hang động đẹp nhất Hà Tiên. Tương truyền, đây là nơi Thạch Sanh cứu công chúa Quỳnh Nga. Động sâu, nhiều thạch nhũ tuyệt đẹp, luôn hắt ra các tia sáng huyền hoặc như trong những truyện phim kỳ bí.

Phụ lục : Nhật ký hành trình - Sự thừa nhận của du khách

http://blog.360.yahoo.com/blog-.HXK4z4labNa42QxcZepahokIh1JpA--?cq=1&p=245

Điểm đến đầu tiên là Thạch Động...đây là khu di tích văn hóa, câu chuyện cổ tích Thạch Sanh Lý Thông được tương truyền là ở nơi đây....

Posted Image

Đi tiếp vô trong các bạn sẽ thấy một mỏm đá..nhìn xem

Posted Image

giống cái đầu của Đại Bàng tinh không? giống wa' đi chứ... đi tiếp vô trong có nhiều hang động lém, có cả tượng phật ở trong hang này nữa, hình như nó giống cái chùa trong hang.... đi ra ngoài, leo lên trên...

Với những nhận định trên thì rõ ràng câu chuyện này là của người Khmer ! Vậy, truyện cổ tích này phải chăng chỉ được người Việt chúng ta biết đến khoảng vài trăm năm nay và đã đươc Việt hóa ?

Anh hãy xem những bức tranh sau, trang phục rất thuần Việt, tôi trích từ :

http://www.vongquanhvietnam.com/newsdetail.asp?detailid=20232&thongtinid=20010&id

Posted ImagePosted ImagePosted Image

Posted Image .Posted ImagePosted Image

Posted ImagePosted Image

Về tình cảm, tôi vẫn tin câu chuyện này dứt khoát phải là của người Việt, nhưng chúng tôi vẫn ngày đêm giới thiệu với du khách : đó là chuyện cổ tích của dân tộc Khmer.

Kính anh vài lời chia sẻ, mong anh minh xét.

Đàn kêu tích tịch tình tang - Ai mang công chúa dưới hang trở về

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Trần Phương thân mến.

Từ lâu tôi đã biết cái nhìn mới về câu chuyện Thạch Sanh cho là của người Khơ Me như anh trích dẫn ở trên, Nhưng tôi chưa có bằng chứng mà chỉ nghe thuật lại. Bởi vậy tôi chưa có cơ hội công khai chỉ ra cái sai lầm của cái nhìn có tính xuyên tạc mà hệ quả của nó là đi đến xóa sổ văn hóa truyền thống Việt. Cảm ơn anh đưa lên điều này. Như vậy tôi có lý do rất chính đáng để chi ra cái sai lầm của quan niệm nay. Nếu tôi là khách du lịch mà được hướng dẫn viên giới thiệu như vậy thì chắc chắn tôi không đến Việt Nam lần thứ hai.

Khi về đến Sài Gòn tôi sẽ phân tích chu đáo hiện tượng này.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

chú Thiên Sứ ạ

Không hiểu vì sao mà có rất nhiều người luôn phủ nhận cái huyền vĩ, cái hay cái đẹp của nền văn hiến Việt Nam. Ngẫm lại thì thấy cái gì ở Việt Nam cũng sắc xảo, chứa đựng chiều sâu triết học kỳ vĩ. Như mâm ngũ quả trên bàn thờ tổ tiên chẳng hạn, từ nhỏ cháu đã nghe người lớn nói về ý nghĩa của nó, vài thứ quả bình thường mà chứa đựng cả vũ trụ, cũng như bức tranh lợn mẹ và đàn lơn con của làng Đông Hồ vậy. Lần đầu tiên cháu biết mâm ngũ quả là một tác phẩm nghệ thuật lắp đặt của người Việt do họa sĩ Long, thầy dạy môn giải phẫu của cháu nhắc đến cách đây mấy năm. Nền văn hóa Việt nhìn qua thì bình thường dung dị nhưng chứa đựng trong đó là sự huyền vĩ khiến thế giới kinh ngạc, chính vì vậy nó khiến cho người ta nghi ngờ. Sự nghi ngờ đó thật dễ hiểu, cũng giống như người phương Tây nói kim tự tháp là do người ngoài hành tinh xây nên, họ không nghĩ những con người cách đây 5000 năm cởi trần đóng khố (người Ai Cập cũng đóng khố) lại có thể xây kim tự tháp cũng như sáng tác được nhưng tác phẩm văn học có ý nghĩa sâu sắc như vậy. Người Việt ta giống như anh nông dân có tài tuyệt thế nhưng suốt ngày bị lớp người mũ cao áo dài khinh miệt đâm ra tự nghi ngờ chính mình, nhìn lại mình thì chẳng thấy gì cao sang đẹp đẽ chỉ thấy mảnh ruộng với con trâu, nhưng cái gì thật thì nó vẫn là thật, dù có bóp méo bẻ cong thì nó vẫn trở lại như cũ. Mà còn tệ hơn là ta không rõ cội nguồn của mình, cứ quay quắt với câu hỏi ta là ai? Tại sao một nước nông nghiệp nhỏ bé lại có nền văn hiến huyền vĩ như vậy? Không tìm được câu trả lời nên quy ngay những cái đó là do người Việt học từ Trung Quốc hay phương Tây.

Cháu vừa xem Hồng Lâu Mộng (khóc hêt nước mắt) và thấy người Trung Quốc có một cái tài, đó là bịa chuyện như thật. Giả Bảo Ngọc suốt ngày ở trong phủ, biết gì đến chuyện bên ngoài mà mở miệng là bịa ra câu chuyện về một loại đá đen dùng để kẻ lông mày, rồi các loại điển cố linh tinh khác. Người Việt không bịa chuyện vô căn cứ như vậy. Nhiều cái vô căn cứ nhưng thêm thắt nhiều chi tiết và làm ra vẻ là thật thì dễ khiến người ta tin. Câu chuyện về trái tim Trương Chi nghe thì phi lý nhưng cái tình lại là thật. Muốn bắt chước truyện Trương Chi, nhưng lại không đủ tài thì sẽ ra vô số những câu chuyện hoang đường, thần tiên trên trời dưới biển dài dòng hấp dẫn nhưng nghe xong thì chẳng rút ra cái gì (cháu không có ý nói về Hồng Lâu Mộng mà về những truyện khác). Mà mục đích những truyện đó là nhằm đánh lạc hướng, nhằm che lấp sự thật. Không tinh ý thì đánh đồng những chuyện bịa với chuyện thật thành cổ tích hoang đường hết.

Cháu rất nghi ngờ câu chuyện về sự ra đời của Lão Tử, chắc đó là một sản phẩm tung hỏa mù của người Hán, họ bắt chước cách viết những truyện của người Việt mà họ biết là có ý nghĩa triết học sâu sắc, họ nghĩ người đời sau đọc không hiểu nhưng tin rằng những chuyện đó là thật. Giống như những họa sĩ bắt chước vẽ kiểu Picatxo để bán lấy tiền, vẽ rồng vẽ rắn, lấy màu phun lên toan và hy vọng trong mớ lộn xộn ấy có một ý nghĩa nào đó! Liên hệ đến Platon cháu lại nảy ra nhiều mối nghi ngờ hơn (mà nói ra thì rất dài dòng nhưng liên hệ đến kim tự tháp xây dở dưới lòng biển Nhật Bản thì logic). Cháu không nghĩ những tác phẩm đó là do một cá nhân tự chiêm nghiệm ra mà phải là sự chiêm nghiệm qua nhiều thế hệ của một dân tộc, một người dù tài năng đến đâu cũng không thể tự mình nghĩ ra được, quy tất cả những công trình đó cho một nhân vật thần tiên không có thật là cách tốt nhất để che giấu cho sự xuất thân của nó.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chú Thiên Sứ ạ

Không hiểu vì sao mà có rất nhiều người luôn phủ nhận cái huyền vĩ, cái hay cái đẹp của nền văn hiến Việt Nam. Ngẫm lại thì thấy cái gì ở Việt Nam cũng sắc xảo, chứa đựng chiều sâu triết học kỳ vĩ. Như mâm ngũ quả trên bàn thờ tổ tiên chẳng hạn, từ nhỏ cháu đã nghe người lớn nói về ý nghĩa của nó, vài thứ quả bình thường mà chứa đựng cả vũ trụ, cũng như bức tranh lợn mẹ và đàn lơn con của làng Đông Hồ vậy. Lần đầu tiên cháu biết mâm ngũ quả là một tác phẩm nghệ thuật lắp đặt của người Việt do họa sĩ Long, thầy dạy môn giải phẫu của cháu nhắc đến cách đây mấy năm. Nền văn hóa Việt nhìn qua thì bình thường dung dị nhưng chứa đựng trong đó là sự huyền vĩ khiến thế giới kinh ngạc, chính vì vậy nó khiến cho người ta nghi ngờ. Sự nghi ngờ đó thật dễ hiểu, cũng giống như người phương Tây nói kim tự tháp là do người ngoài hành tinh xây nên, họ không nghĩ những con người cách đây 5000 năm cởi trần đóng khố (người Ai Cập cũng đóng khố) lại có thể xây kim tự tháp cũng như sáng tác được nhưng tác phẩm văn học có ý nghĩa sâu sắc như vậy. Người Việt ta giống như anh nông dân có tài tuyệt thế nhưng suốt ngày bị lớp người mũ cao áo dài khinh miệt đâm ra tự nghi ngờ chính mình, nhìn lại mình thì chẳng thấy gì cao sang đẹp đẽ chỉ thấy mảnh ruộng với con trâu, nhưng cái gì thật thì nó vẫn là thật, dù có bóp méo bẻ cong thì nó vẫn trở lại như cũ. Mà còn tệ hơn là ta không rõ cội nguồn của mình, cứ quay quắt với câu hỏi ta là ai? Tại sao một nước nông nghiệp nhỏ bé lại có nền văn hiến huyền vĩ như vậy? Không tìm được câu trả lời nên quy ngay những cái đó là do người Việt học từ Trung Quốc hay phương Tây.

Rin86 thân mến.

Hồi còn nhỏ, chú xem một cuốn truyện của nhà xuất bản Kim Đồng có tựa là: "Những tấm lòng vàng" hay "Tấm lòng vàng" chú không còn nhớ nữa. Câu chuyện nói về một chú bé ăn mày người Ý. Nhưng său khi cho chú bé tiền, những người khách ngoại quốc nói xấu dân tộc Ý của chú. Chú bèn quăng hết cả những đồng tiền xu mà những người kia cho chú vào người họ. Sau đó chú bé ôm mặt khóc. Câu chuyện chú chỉ nhớ đến đấy vì đã gần 50 năm rồi. Trí nhớ của chú như thế cũng là tốt lắm. Nhưng đấy là người ngoại quốc nói xấu một dân tộc khác thì còn dễ hiểu. Một chú bé ăn mày cũng có thể biết dân tộc mình bị xúc phạm. và phản ứng.

Nhưng nếu một vị giáo sư tri thức đấy mình, hoặc chí ít được coi là tri thức đầy mình tự nói xấu về dân tộc mình thì phản ứng sẽ làm sao? Quăng chữ vào mặt ông ta rồi ôm mặt khóc như chú bé ăn mày người Ý chăng? Thật là một điều buồn.

Dịch viết:

"Trí thì cao siêu, lễ thì khiêm hạ".

Đấy chính là những giá trị huyền vĩ của nền văn hiến Việt mà Rin86 viết: "Ngẫm lại thì thấy cái gì ở Việt Nam cũng sắc xảo, chứa đựng chiều sâu triết học kỳ vĩ". Hoàn toàn chính xác. Vì dân tộc Việt chính là cái nôi của nền văn minh Dịch Lý. Bởi vậy, chỉ có những trí thức rất cao cấp của nền văn minh này mới có thể tao ra nhưng giá trị văn hóa mà: "...Nền văn hóa Việt nhìn qua thì bình thường dung dị, nhưng chứa đựng trong đó là sự huyền vĩ khiến thế giới kinh ngạc,...". Bởi đó chính là tinh thần của Dịch lý: "Trí thì cao siêu, lễ thì khiêm hạ".

Chú chân thật cảm ơn Rin86 khi trình bày những ý tưởng rất xác thực ấy. Chú tôn trong ý tưởng của Rin86 hơn nhiều những bằng cấp cao nhưng bên trong là những tri thức giẻ rách.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Trần Phương thân mến.

Hôm nay tôi lại trở về với căn phòng nhỏ của tôi và xin được chứng tỏ quan niệm về nguồn gốc Thạch Động Hà Tiên liên hệ với chuyện Thạch Sanh là một sai lầm.

Câu chuyện tương tự như anh diễn tả, tôi đã được nghe nói từ lâu và đã muốn lên huyết áp. Nhưng đó chỉ là câư chuyện kể lại, hoàn cảnh của tôi không có điều kiện sưu tầm một văn bản chính thức nói về việc này. Nên chưa thể công khai phê phán. Còn bây giờ, anh đã xác định việc coi thạch Động là cơ sở chứng tỏ nguồn gốc chuyện Thạch Sanh là của Khơ Me, nên tôi mới có điều kiện phê phán một cách chính danh.

Từ ngày tôi chưa ra đời , chính xác từ thời Pháp Thuộc đã có những nhà xuất bản tư nhân, mà ngày ấy người ta gọi là Thư Xã, Như Nam Hoa thư xã in những chuyện cổ tích Việt trong đó có chuyện Thạch Sanh, chuyên Trê Cóc với những nét vẽ nghệch ngoạc mà bọn trẻ con chúng tôi xúm xít chuyền tay nhau xem. Lúc ấy chúng tôi chẳng biết gì đến có một cái động ở Hà Tiên cả. Sau ngày 30/ 4 tôi lê bước chân giang hổ ở miến Nam cũng chẳng nghe ai nói Thạch Động là nơi Thạch Sanh giết đại bàng cứu công chúa. Vậy mà giờ đây, người ta bảo câu chuyện huyền thoại Việt này là của Khơ Me và dựa vào bằng chứng Thạch Động vớin những di vật như bài viết mà anh giới thiệu. Họ còn hoa mỹ "Chẳng biết tự bao giờ mà người dân Hà Tiên tự hào: Thạch động chính là nơi khởi nguồn của câu chuyện cổ tích Thạch Sanh chém chằn thấm sâu trong ký ức tuổi thơ". Tôi xin nói thằng quan điểm của tôi để họ biết nó có từ bao giờ cái suy luận ngớ ngẩn ấy: Từ sau chiến tranh biên giới với Trung Quốc năm 79. Chính từ sau lúc đó, cái gọi là phong trào nhận danh khoa học đòi xét lại để phủ nhận lịch sử văn hóa truyền thống Viết mới trở nên rầm rộ và có hệ thống. Những ý tưởng phủ nhận giá trị văn hóa truyền thống Việt được coi là khoa học này thành công và chính thức được phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng từ sau khi Liên Bang Xô Viết sụp đổ. Có thể đây là một sự trùng lặp ngẫu nhiên? Còn việc phủ nhận những giá trị văn hóa truyền thống Việt nhân danh khoa học có thể không liên quan gì đến sự kiện lịch sử đó. Tạm thời coi là như vậy, nhưng bởi vì tôi đã nhiều lần bày tỏ ý tưởng của tôi trên mạng: Tôi chỉ nhân danh khoa học chứng minh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm và không liên quan đến chính trị. Nếu tôi phát hiện ra những ý tưởng chính trị đứng sau những quan điểm lịch sử phủ nhận giá trị văn hóa Việt thì tôi sẽ im lặng. Câu chuyện về Thạch động liên quan đến Thạch Sanh mà anh giới thiệu chính là một trong nhưng hiện tương liên quan đến việc phủ nhận văn hóa truyền thống Việt. Trong bài này tôi minh chứng đó là một sai lầm.

Trước hết tôi khẳng định rằng sai lầm này bắt đầu từ phương pháp nhận thức. Cụ thể là họ đã hiện thực hóa một huyền thoại ...nhân danh khoa học. Nó đần độn hơn cả việc phân tích dẫn đến một kết luận là Triệu Văn Đế là con của Trong Thủy sinh ra sau khi Trọng Thủy chết đã ba năm. (Xin xem: Chuyện Tình Mỵ Châu Trong Thủy - Một tác phẩm văn học hay truyền thuyết lịch sử - Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại . Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Nxb VHTT tái bản 2002). Tại sao lại như vậy:

Nếu cho là cái đầu Đại Bàng mà anh giới thiệu ở Thạch Động đúng là hóa thạch của cái đầu Đại bàng tinh do Thạch Sanh chém và treo ở đấy. Cái vách đá gõ lên chính là cây đàn thần của Thạch Sanh. Rồi ở đấy có cả hóa thạch của con trằn tinh bị Thạch Sanh chém lấy đầu.... Rồi vùng Hà Tiên còn có rất nhiều người mang họ Thạch, như vậy thì Thạch Sanh có nguồn gốc tử Khơ Me....Ông chú vợ tôi. Trung úy biệt động quân cũng họ Thạch ở Bến Tre: Ông Thạch Văn Be.

Vâng. Nếu như thế - như họ quảng cáo - thì chuyện Thạch Sanh - một câu chuyện thần thoại từ đầu đến đuôi - phải có thật chứ phải không anh? Di vật khảo cổ đầy ra như sách báo dẫn chứng. Hay nói rõ hơn là: Nếu vậy thì chuyện Trằn Tinh, Đại bàng tinh là có thật, ma quỷ thần thánh cũng có thật cả..Lạy Chúa! Vậy thì khoa học cứ gọi là vứt sọt rác về phương pháp luận. Vì chính khoa học sọt rác ấy đã minh chứng một thế giới thần linh tồn tại qua Thạch Động liên hệ với chuyện Thạch Sanh qua những bằng chứng sắc sảo như những tư liệu mà anh giới thiệu. Nếu như khoa học đã bị chính họ vứt sọt rác thì tất cả những minh chứng phủ nhận văn hiến Việt trải 5000 năm của họ nhân danh khoa học đều vô giá trị. Phải chăng họ muốn nói chuyện về tâm linh?

Còn nếu như người ta còn thừa nhận những giá trị của phương pháp luận khoa học thì tất cả những dẫn chứng trên không thể chứng minh cho nguồn gốc của truyện Thạch Sanh có nguồn gốc Khơ Me và dẫn chứng bằng những di sản trong Thạch Động.

Không Khéo Thạch Tú trong truyện Thủy Hử bật mồ sống dậy bảo rằng: Thạch Sanh là chuyện ở Nam sông Dương tử và là ông cố nội của Thạch Tú. Xuất xứ câu chuyện từ biển Hồng Hải vì ở đấy cũng có một cái động thông xuống biến là nơi Thạch Sanh theo hoàng tử vua Thủy Tề xuống Long cung.

Thạch Sanh bị họ coi là chuyện của Khơ Me. Tấm Cám bị họ coi là câu chuyện man rợ, Trương Chi bị họ coi là chuyện tình mang tính giai cấp (Lời của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, tác giả nhạc phẩm Dư Âm công khai nói trên truyền hình), Mỵ Châu Trong Thủy là sự nhe dạ cả tin mù quáng của công chúa Việt.....Đau lòng thay! Dân Việt còn gì là những giá trị văn hóa truyền thống nữa. Tôi chỉ còn hy vọng sẽ đến lúc chân lý được sáng tỏ.

Vài lời bức xúc đã lâu viết ra, bày tỏ ý kiến của mình.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Trần Phương thân mến.

Quên đi mất, tôi chưa chứng minh với anh chuyện Thạch Sanh là của Việt Nam.

Trước hết những câu chuyện cổ tích, thần thoại của các dân tộc trên thế giới đều có những dị bản tương tự như của các dân tộc khác. Tuy nhiên, tôi có thể khẳng định với anh rằng: Dân tộc Khơ Me không hề có một câu chuyện có nội dung như Thạch Sanh (Ngày còn nhỏ tôi sở hữu cả một kho truyện trẻ con. Hầu như tất cả những truyện trẻ con và trẻ con xem được xuất bản ở Hanoi tôi đều mua hết. Sách truyện của tôi tương đương và hơn hẳn sách truyện của Ấu Trĩ Viên sau này là Cung Thiếu Nhi Hanoi về số đầu sách). Tôi đã xem bộ truyện: Truyện cổ tích Khơ Me, Thơ Mênh Chây (Trang Quỳnh của Khơ Me) của vài ba nhà xuất bản tư nhân và sau này của nhà nước.....không hề có chuyện tương tự (Ngoài trừ sau bài viết này người ta bịa ra một câu chuyện gọi là mới sưu tầm được).

Bởi vậy, bảo câu chuyện này của Khơ Me là không hề có cơ sở. Những dấu ấn Việt của câu chuyện này chính là: Cái rìu của Thạch Sanh, một phương tiện đặc thù của nền văn minh cổ Việt. Cây đa mà Thạch Sanh cư ngụ khi mồ côi cha mẹ. Đây là hình tượng những di sản văn hóa từ thời thượng cổ của dân tộc Việt. Do đó không có cơ sở để cho rằng Thạch Sanh là câu chuyện từ thế kỷ 14 đến 16. Và điều đáng lưu ý nữa là: Con số 18 vua chư hầu tấn công kinh đô Thạch Sanh hoàn toàn trùng khớp với con số 18 trong huyền sử Việt và các sách liên quan đến lý học Đông phương.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

oh, cháu cám ơn bác Thiên Sứ. Câu "ở Việt Nam cái gì cũng sắc xảo" là của anh Doremon đấy ạ, cháu thỉnh thoảng hay nói chuyện với anh ấy về văn hiến Lạc Việt.

Mấy người xuyên tạc nền văn hiến Lạc Việt có một tâm lý chung hay sao ấy. Hồi cháu học lớp 12, cô giáo dạy Sinh đứng trước lớp nói về tổ tiên ta như sau: "người Việt ngày xưa bàn chân ngón cái choãi ra như chân chim nên phải đeo dép xỏ ngón, vì lai với người Trung Quốc nên chúng ta mới được đẹp như ngày nay". Cô nói xong câu đó cả lớp trầm lại, không ai lên tiếng, cô giáo đó thì nhìn cả lớp không nói gì. Có lẽ những người khác cũng có một tâm lý tương tự như vậy khi đưa ra những học thuyết ấy, cái họ được chắc là sự sung sướng khi hạ gục niềm tự hào của người khác.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính anh Thiên Sứ,

Rất cám ơn những lời phản bác của anh, tôi hoàn toàn đồng ý với anh như vậy. Anh biết không, ở trong khu du lịch Thạch Động còn có nhiều cái nữa lắm : những dung nham chảy lâu ngày dính trên vách đá rất giống hình thù của nàng công chúa đang được kéo lên, rồi đứng trên Thạch Động có thể phóng tầm mắt để nhìn sang nước bạn Campuchia, ...

Nhưng thật khó anh Thiên Sứ ạ, nếu người ta loại bỏ truyền thuyết Thạch Sanh khỏi Thạch Động thì điểm du lịch đó chỉ còn cái hang động và các thạch nhũ trơ trọi đến vô duyên. Các thạch nhũ ở đấy rất bình thường và thua xa các điểm du lịch khác, như : Phong Nha - Kẻ Bàng, ... Còn nếu chỉ riêng chúng tôi không giới thiệu như vậy sẽ bị cho rằng thiếu kiến thức (vì nhiều du khách đã mặc nhiên công nhận Thạch Động gắn liền với câu chuyện Thạch Sanh) ...

Ngẫm lại thật buồn và đáng tiếc !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính anh Thiên Sứ,

Rất cám ơn những lời phản bác của anh, tôi hoàn toàn đồng ý với anh như vậy. Anh biết không, ở trong khu du lịch Thạch Động còn có nhiều cái nữa lắm : những dung nham chảy lâu ngày dính trên vách đá rất giống hình thù của nàng công chúa đang được kéo lên, rồi đứng trên Thạch Động có thể phóng tầm mắt để nhìn sang nước bạn Campuchia, ...

Nhưng thật khó anh Thiên Sứ ạ, nếu người ta loại bỏ truyền thuyết Thạch Sanh khỏi Thạch Động thì điểm du lịch đó chỉ còn cái hang động và các thạch nhũ trơ trọi đến vô duyên. Các thạch nhũ ở đấy rất bình thường và thua xa các điểm du lịch khác, như : Phong Nha - Kẻ Bàng, ... Còn nếu chỉ riêng chúng tôi không giới thiệu như vậy sẽ bị cho rằng thiếu kiến thức (vì nhiều du khách đã mặc nhiên công nhận Thạch Động gắn liền với câu chuyện Thạch Sanh) ...

Ngẫm lại thật buồn và đáng tiếc !

Tôi hoàn toàn không đồng ý với quan điểm cho rằng:

nếu người ta loại bỏ truyền thuyết Thạch Sanh khỏi Thạch Động thì điểm du lịch đó chỉ còn cái hang động và các thạch nhũ trơ trọi đến vô duyên. Các thạch nhũ ở đấy rất bình thường và thua xa các điểm du lịch khác, như : Phong Nha - Kẻ Bàng, ... Còn nếu chỉ riêng chúng tôi không giới thiệu như vậy sẽ bị cho rằng thiếu kiến thức (vì nhiều du khách đã mặc nhiên công nhận Thạch Động gắn liền với câu chuyện Thạch Sanh) ...

Đấy chỉ là một lời ngụy biện.

Bởi vì thực chất gắn liền Thạch Động với chuyện Thạch Sanh thực sự là một kiến thức ...xin lỗi - tôi tạm dùng một danh từ là dốt nát, vì chưa tìm được từ khác thích hợp hơn. Tôi và tất cả con cháu tôi - nếu nó nghe lời tôi như truyền thống văn hiến Việt từ ngàn xưa chưa bị xóa sổ - thì sẽ không bao giờ đến thăm Thạch Đông với tư cách là tìm hiểu nơi cội nguồn và di sản của câu chuyện Thạch Sanh cả.

Nếu tôi được phép tổ chức các tour du lịch đến Hà Tiên thì hướng dẫn viên du lịch của tôi sẽ miêu tả Thạch Động như một vẻ đẹp kỳ vĩ của thiên nhiên ban tặng cho tỉnh Hà Tiên mà ở đó sẽ làm cho trí tưởng tượng phong phú của con người thăng hoa bởi sự kỳ vĩ của hình thù những thạch nhũ mà thiên nhiên đã tạo ra ở đây qua hàng thiên niên kỷ. Nhưng sẽ không bao giờ là hóa thạch của của con đại bàng và cây đàn của Thạch Sanh và cả ....hóa thạch của công chúa mà Thạch Sanh đã cứu sống.

Tôi không thể đổi chút tiền còm do tour du lịch mang lại để lấy sự phủ nhận những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Tôi nghĩ rằng thằng bé ăn mày của dân tộc Ý trong câu chuyện "Những tấm lòng vàng" rất đáng suy ngẫm.

Vài lời chia sẻ.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ,

Nếu tôi được phép tổ chức các tour du lịch đến Hà Tiên thì hướng dẫn viên du lịch của tôi sẽ miêu tả Thạch Động như một vẻ đẹp kỳ vĩ của thiên nhiên ban tặng cho tỉnh Hà Tiên mà ở đó sẽ làm cho trí tưởng tượng phong phú của con người thăng hoa bởi sự kỳ vĩ của hình thù những thạch nhũ mà thiên nhiên đã tạo ra ở đây qua hàng thiên niên kỷ.

Vâng, tôi xin ghi nhận ý kiến này của anh, trước mắt tôi sẽ giới thiệu Topic này cho các anh em hướng dẫn viên của công ty tôi. Trong thâm tâm, tôi luôn chờ đợi và mong muốn sự phản bác này được phổ biến rộng rãi ít nhất bởi các ngành chức năng có trách nhiệm, trả lại giá trị thực cho câu chuyện Thạch Sanh cũng như sự quang đãng của khu văn hóa Thạch Động.

Có một điều đáng lưu ý là : tour du lịch tham quan Thạch Động và tắm biển Mũi Nai (cũng ở Hà Tiên) là một chương trình tham quan nghỉ hè rất được yêu thích của các em học sinh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Trần Phương thân mến.

Cảm ơn anh vì những ý tưởng mà anh viết dưới đây.

Tôi xin ghi nhận ý kiến này của anh, trước mắt tôi sẽ giới thiệu Topic này cho các anh em hướng dẫn viên của công ty tôi. Trong thâm tâm, tôi luôn chờ đợi và mong muốn sự phản bác này được phổ biến rộng rãi ít nhất bởi các ngành chức năng có trách nhiệm, trả lại giá trị thực cho câu chuyện Thạch Sanh cũng như sự quang đãng của khu văn hóa Thạch Động.

Tôi cũng hy vọng rằng: Những thế hệ trẻ em Việt Nam đến thăm Thạch Động Hà Tiên sẽ tìm thấy những sự kỳ vĩ của thiên nhiên qua hàng ngàn năm nước chảy đá mòn đã ưu ái tạo ra cho nới đây một kỳ quan ở nơi này . Trẻ em sẽ được giải thích một cách khoa học về sự tạo thành những thạch nhũ trong động và chúng sẽ yêu thiên nhiên và vì vẻ đẹp của Thạch Động với những bài giảng khoa học kỳ thú. Từ đó thế hệ trẻ sẽ thêm kỷ niệm yêu quê hương đất nước mình. Chứ không phải nó được nhận thức rằng: Tổ tiên người Việt là một lũ người ở trần đóng khố như vừa thoát thai khỏi bầy người nguyên thủy và chỉ có một nền văn hóa thấp kém đến mức chuyện cổ tích cũng phải lấy của dân tộc Khơ Me mà bằng chứng là cô công chúa được cứu sống đem về triều rồi mà xác còn hóa thạch ở thạch Động.

Anh viết:

Có một điều đáng lưu ý là : tour du lịch tham quan Thạch Động và tắm biển Mũi Nai (cũng ở Hà Tiên) là một chương trình tham quan nghỉ hè rất được yêu thích của các em học sinh.

Con cháu tôi sẽ đến Thạch Động vì tình yêu thiên nhiên và vẻ đẹp của cuộc đời. Tôi tin rằng khách du lịch sẽ đến Việt Nam để tìm hiểu những giá trị văn hiến một thời huyền vĩ bên bờ nam Dương Tử với những giá trị nhân bản và minh triết. Tôi nghĩ họ sẽ chẳng có gì để tìm hiểu một dân tộc có cội nguồn dân tộc từ 15 bộ lạc với những người dân ở trần đóng khố.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trương Chi & Mỵ Nương

Mỵ Nương là một cô gái xinh đẹp tuyệt trần, con của một vị quan đại thần thời xưa. Nàng sống mà như con chim bị giam lỏng bởi chiếc lồng khổng lồ chính là quan phủ nên lúc nào cũng tỏ vẻ buồn bã. Cha nàng thấy vậy liền cất cho nàng một ngôi nhà nhỏ ở bên con sông cạnh nhà để nàng ra đó hàng ngày cho đỡ ngột ngạt mà sinh bệnh nặng.

Nàng vẫn thường ra căn nhà đó thêu thùa, đọc sách nhưng nàng thích nhất là một tiếng sáo bí ẩn. Tiếng sáo tuyệt hay, lúc bổng khi trầm làm nàng Mị Nương say mê. Tiếng sáo ấy là của Trương Chi-một anh thanh niênlàng chài ven sông. Trương Chi tài thổi sáo rất hay như vậy nhưng tướng mạo thì lại vô cùng xấu xí. Mị Nương thì không biết tướng mạo của người nghệ sĩ, nhưng nàng lại yêu say đắm tiếng sáo ấy, nàng không thể không nghe nó dù chỉ là một ngày thôi.

Bỗng có một thời gian tiếng sáo không còn xuất hiện trên con sông kia nữa, và nàng Mị Nương do quá thương nhớ tiếng sáo mà sinh bệnh. Đã rất nhiều vị đại phu được cha nàng mời đến mà vẫn không tìm ra nguyên nhân căn bệnh nên họ không dám kê đơn thuốc. Bệnh tình của nàng ngày một nặng thêm.

Một hôm, vô tình cha nàng biết được chuyện về tiếng sáo của anh thanh niên tên Trương Chi chính là nguyên nhân của căn bệnh của con gái. Ông liền mời chàng đến để chữa bệnh cho Mị Nương. Nhưng khi chàng đến phủ, ông thấy chàng xấu xí thì lệnh chỉ được thổi sáo từ ngoài sân vọng vào chứ không được ra mắt Mị Nương để tránh cho nàng phải thất vọng. Và cứ chiều chiều, chàng lại cất tiếng sáo, Mỵ Nương nghe thấy tiếng sáo quen thuộc thì hồi phục nhanh chóng như uống thuốc tiên. Rồi nàng khỏi bệnh và xin cha cho mời người nghệ sĩ ngoài sân vào để nàng cảm ơn. Bất đắc dĩ, cha nàng đành cho gọi chàng Trương Chi vào. Vừa thấy Trương Chi, Mị Nương đã vô cùng thất vọng vì dung mạo của chàng vô cùng xấu xí, toát lên vẻ nghèo hèn, đói khổ. Nàng bảo Trương Chi đi ra, và từ đó mất luôn tình cảm đối với tiếng sáo của chàng.

Trương Chi thì khi về nhà lòng luôn nhớ đến Mỵ Nương, chàng đem lòng yêu Mỵ Nương. Một hôm chàng tìm đến căn nhà nhỏ của Mỵ Nương và thổ lộ nỗi lòng mình với nàng. Nhưng, nàng từ chối. Trương Chi quá thất vọng liền ra bến sông tự vẫn. Những người bạn cùng làng chài vớt xác chàng và đem chôn. Đến khi bốc mộ mọi người thấy một khối cầu, to bằng quả cam, trong suốt như pha lê bèn đem gắn vào mạn chiếc thuyền cũ của chàng.

Một lần tình cờ, cha Mị Nương đi ra bến sông, thấy có một viên hình cầu đẹp và sáng như ngọc ở mạn một chiến thuyền câu liền mua về rồi sai thợ ngọc làm thành chiếc chén uống trà. Nghe nói cha vừa đặt làm chiếc chén mới rất đẹp Mị Nương đòi cha cho dùng thử. Nhưng vừa rót trà vào, nàng thấy trong chén trà hiện lên hình bóng người xưa và tiếng sáo văng vẳng vang lên đâu đây. Bất giác, hai dòng lệ tuôn rơi trên má nàng, và khi nước mắt rớt vào lòng chén, chiếc chén vỡ tan...

Ghi chú:

Thiên Đồng sửa lại tiếng hát = tiếng sáo, vì bao lâu nay người đời biết đến câu truyện là "tiếng sáo Trương Chi".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiên Đồng chắc lại chép từ Wiki gì đó phải không? Ở trên đó khá nhiều kẻ ở trần đóng khố và vác mặt gọi là y phục truyền thống của người Việt đấy! Mỵ Nương là con quan Tể Tướng chứ không phải Đại Thần. Nhưng ngay cả danh xưng tể tướng cũng là sự che dấu trong hàng ngàn năm Hán hóa mà thôi . Chinh thức câu chuyện nguyên thủy là con Lạc Hầu. Danh xưng Mỵ Nương nói lên điều ấy. "Con trai gọi là Quan lang, con gái là Mỵ Nương".Câu chuyên trên đầy chất phá hoại di sản văn hoa dân tộc Việt.

Tôi để nguyên trên đây để mọi người xem. Ba ngày sau xóa khỏi diễn đàn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa Sư Phụ, đệ từ khinh suất. Nhìn lạii thì thấy cấu tứ câu chuyện rất khác, từ ngữ trong đó cũng không ổ, không phù hợp với những câu truyện của thời Hùng Vương, xin Sư Phụ giải thích rỏ hơn cho để tử tường tận, nhân dịp đầu năm khai bút?

Thiên Đồng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa Sư Phụ, đệ từ khinh suất. Nhìn lạii thì thấy cấu tứ câu chuyện rất khác, từ ngữ trong đó cũng không ổn, không phù hợp với những câu truyện của thời Hùng Vương, xin Sư Phụ giải thích rỏ hơn cho để tử tường tận, nhân dịp đầu năm khai bút?

Thiên Đồng

Thiên Đồng thân mến.

Tôi đã từng có tài khoản trên thư viện Wiki gì đó cách đây khoảng 8/9 năm và chỉ viết bài một lần duy nhất nói về thời Hùng Vương - hình như là y phục thời Hùng Vương thì phải - nhưng ngay sau đó một tên "Ở trần đóng khố" đã sửa lại và đòi hỏi tôi phải chứng minh những điều mà tôi đã nói rất rõ. Bởi vậy tôi biết ngay rằng trên thư viện mở đó là cả một bầy "ở trần đóng khố" chực chờ phủ nhận nền văn hiến Việt. Câu chuyện Trương Chi nói trên có những dấu ấn cho thấy nó có nguồn gốc từ thư viện mở toàn cầu này. Và tất nhiên nó mang tính xuyên tạc tương đối không dấu diếm nhằm biến câu chuyện này thành một câu chuyện có nguồn gốc Tàu , như bộ phim khốn nạn nào đó đóng ở bên Tàu đã mô hình hóa nền văn hóa Việt theo Tàu vậy. Bộ phim này đã bị dư luận phản đối kịch liệt trong đó có tôi vào thời gian từ Lễ Hội 1000 năm Thăng Long đến nay. Bây giờ chúng ta xem xét những danh từ, câu cú sau đây trong câu chuyện này:

A -

con của một vị quan đại thần

Danh xưng Đại Thần là một danh xưng vào thời nền văn hóa Hán lên ngôi và nhiều người ngộ nhận chính nền văn hóa Hán ảnh hưởng và là nguồn gốc văn hóa Việt. Chúng ta đều biết rằng: Mỵ Nương là danh xưng của con cái đẳng cấp tối cao trong xã hội văn Lang xưa: Con trai gọi là Quan Lang, con gái gọi là Mỵ Nương. Bởi vậy, Mỵ Nương không thể là con một vị "đại thần" như cái thứ tư duy "ở trần đóng khố" xuyên tạc, nhằm tầm thường hóa câu chuyện với ngôn ngữ có vẻ như gần gũi với văn hóa Hán. Trong câu chuyện này thì địa vị của Mỵ Nương càng cao thì càng hấp dẫn. Bởi vậy, với danh xưng Mỵ Nương và kết cấu câu chuyện, Mỵ Nương không thể là con "quan đại thần".

B -

Nàng sống mà như con chim bị giam lỏng bởi chiếc lồng khổng lồ chính là quan phủ nên lúc nào cũng tỏ vẻ buồn bã

Thứ tư duy "ở trần đóng khố' này một lần nữa xuyên tạc hoàn cảnh tạo ra nội tâm của Mỵ Nương khi cho rằng nàng bị gò bó. Hay nói rõ hơn, người ta đã đem cái tậm trạng hiện đại gán cho tâm hồn Mỵ Nương làm hạ giá trị của nàng qua sự trinh trắng tuyệt vời của một tiểu thư khuê các trong xã hội phong kiến từ hàng ngàn năm trước. Nếu nàng đã buồn vì sống trong nhà như chim bị nhốt trong lồng thì nỗi buồn của nàng khi không còn được nghe tiếng sáo Trương Chi cũng sẽ đồng đẳng và xóa đi chất thơ của câu chuyện. Tính tầm thường hóa câu chuyện chính là sự miêu tả nỗi buồn bị nhốt trong nhà với nỗi buồn sau đó vì không được nghe tiếng sao Trương Chi khiến nàng sinh bệnh. Đây là đoạn được thứ tư duy "ở trần đóng khố" thêm vào nhằm hạ gia trị của câu truyện nổi tiếng trong văn hiến Việt.

C -

Đã rất nhiều vị đại phu

Trong xã hội Việt Nam từ ngàn xưa gọi các thày thuốc chữa bệnh là thày Lang, hoặc Ông Lang chứ không bao giờ gọi là "Đại Phu" cả. Chỉ có trong phim Tàu vài chục năm gần đây dịch ra tiếng Việt mới gọi thày lang là Đại Phu. Ngày xưa, danh xưng Đại Phu còn chỉ các quan lớn trong triều đình là quan Đại Phu. Bởi vậy, việc sửa các thày thuốc - ông lang trong xã hội Việt thành "Đại phu" là một âm mưu nhằm đồng hóa câu chuyện nổi tiếng của vắn hiến Việt thành chuyện mạng nội dung Tàu. Vài chục năm sau, một vài kẻ khốn nạn nào đó, nhiều đời ăn củ chuối nên ngu lâu, sẽ căn cứ vào câu chuyện này và phân tích những dấu ấn Tàu qua những danh từ này để kết luận: Có nguồn gôc Hán. Khốn khiếp! Câu chuyện đang xảy ra bởi một bọn vô liêm sỉ phủ nhận gía trị văn hiến Việt từ trải gần 5000 năm thành hơn 2000 năm với thời Hùng Vương chỉ là một "liên minh bộ lạc" với những người dân "Ở trần đóng khố".

D -

dung mạo của chàng vô cùng xấu xí, toát lên vẻ nghèo hèn, đói khổ.

Từ lâu, hầu hết những cầu chuyện nổi tiếng lưu truyền hàng ngàn năm trong nền văn hiến Việt, đã bị một bọn người cố tình xuyên tạc một cách vô liêm sỉ và trơ tráo. Họ công khai cho rằng:Thạch Sanh có nguồn gôc Khơ Me; Tấm Cám thì phi nhân, Trương Chi là chuyện tình giai cấp...Bởi vậy, việc đưa thêm hình ảnh "toát lên vẻ nghèo hèn, đói khổ" chính là sự tạo thêm ấn tương cho luận điểm mang tính giai cấp của mối tình Trương Chi Mỵ Nương.

E -

Một hôm chàng tìm đến căn nhà nhỏ của Mỵ Nương và thổ lộ nỗi lòng mình với nàng. Nhưng, nàng từ chối.

Đây là đoạn thêm vào một cách bỉ ổi nhất, tận cùng của sự đê tiện trong việc phủ nhận gía trị văn hiến Việt. Nguyên gốc không hề có đoạn này. Tôi đã xem nhiều câu chuyện khác nhau về chuyện tình Trương Chi, kể cả những cuốn được in trước năm 1954, trên giấy xấu với nét vẽ minh họa thô sơ, cũng không hề có đoạn này. Thêm đoạn này vào chỉ là sự cố tình hạ thấp gía trị câu chuyện một cách thô thiển. Xin lỗi! Đẳng cấp như Mỵ Nương Trương Chi muốn gặp mặt để nhìn thấy lần chót cũng không có đừng nói là gặp mặt tỏ tình và hân hạnh được nàng từ chối. Mỵ Nương đâu phải con mẹ hàng xén hàng ngày phơi mặt ngoài chợ. Đấy là tính hợp lý tối thiểu của câu chuyện vào thời đại từ hàng ngàn năm trước. Bởi vậy, thứ tư duy ở trần đóng khố - bảy đời ăn củ chuối ngu lâu - nó vẫn cứ lòi cái đuôi dốt nát ra là vậy. Tình tiết cố ý thêm vào muốn nhằm mục đích tầm thường hóa Mỵ Nương và hỗ trợ thêm cho cách lý giải tính giai cấp để xuyên tạc nội dung câu chuyện.

Dở hơi như câu chuyện " Thằng Gù trong nhà thờ Đức Bà", Victor Hugo cũng chưa đến nỗi một lần để thằng gù tỏ tình với cô gái Bomehieng. Mặc dù tác giả miêu tả một tình yêu say đắm của thằng Gù và tình yêu này chỉ thể hiện bằng hành vi quan tâm săn sóc cho nàng.

Thiên Đồng cũng biết tôi say rồi. Nên văn chương không nhã nhặn lắm. Khi nào tỉnh rượu hẳn sẽ sửa lại. Nhưng đấy là nội dung phân tích của tôi với câu chuyện đầy tính thâm độc của tay nào đó đưa lên mạng, mà tôi cho rằng với mục đích xuyên tạc chuyện tình Trương Chi.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

oh, cháu cám ơn bác Thiên Sứ. Câu "ở Việt Nam cái gì cũng sắc xảo" là của anh Doremon đấy ạ, cháu thỉnh thoảng hay nói chuyện với anh ấy về văn hiến Lạc Việt.

Mấy người xuyên tạc nền văn hiến Lạc Việt có một tâm lý chung hay sao ấy. Hồi cháu học lớp 12, cô giáo dạy Sinh đứng trước lớp nói về tổ tiên ta như sau: "người Việt ngày xưa bàn chân ngón cái choãi ra như chân chim nên phải đeo dép xỏ ngón, vì lai với người Trung Quốc nên chúng ta mới được đẹp như ngày nay". Cô nói xong câu đó cả lớp trầm lại, không ai lên tiếng, cô giáo đó thì nhìn cả lớp không nói gì. Có lẽ những người khác cũng có một tâm lý tương tự như vậy khi đưa ra những học thuyết ấy, cái họ được chắc là sự sung sướng khi hạ gục niềm tự hào của người khác.

Chú rất ấn tượng với bài viết này của Rin86. Nhưng không nhớ ai viết và nó nằm ở đâu. Hôm nay mới thấy ở đây!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiên Đồng thân mến.

Chuyện tình Trương Chi Mỵ Nương là câu chuyện tình hay nhất trong thể loại chuyện tình lãng mạn của thế giới. Bây giờ và mãi mãi về sau, hay trở ngược lại hàng thiên niên kỷ xuyên suốt qua các nền văn minh nhân loại, cả nhân loại cũng sẽ không bao giờ có được một câu chuyện tình lãng mạn hay hơn thế nữa. Sự thăng trầm của Việt sử với hàng ngàn năm đô hộ của Bắc Phương và những cuộc chinh chiến liên miên, chủ yếu với Bắc phương trong một ngàn năm dựng nước sau đó của Việt sử, đã khiến những di sản văn hiến Việt - trong đó có câu chuyện Trương Chi truyền miệng này - đã phải cô đọng lại và tóm tắt nội dung của nó, Bởi vậy, những thứ tư duy loại ở trần đóng khố không đủ khả năng thẩm thấu những gía trị trác tuyệt của câu truyện tình này. Giá trị của một viên ngọc sáng giá nhất trong lịch sử văn hóa nhân loại về chuyện tình lãng mạn bị rêu bụi thời gian phủ mờ, nên những kẻ tầm thường không đủ trình để thẩm thấu (Nhưng cũng vác cái mặt bình luận với bằng này cấp nọ).

Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu những tình tiết trong nội dung câu chuyện này.

Bắt đầu từ danh xưng Mỵ Nương cho thấy nàng chính là con gái của Lạc Hầu hoặc chính là con vua Hùng. Và chỉ có những bậc quân vương của quốc gia Văn Lang, con gái mới được phép gọi là Mỵ Nương. Sự cách biệt ở đẳng cấp cao nhất giữa một người con gái xinh đẹp tuyệt trần, tài năng cầm kỳ thi họa được trau dồi và công dung ngôn hạnh được bổ túc với một bên là chàng trai xấu xí nhưng có tài thồi sáo tuyệt vời đã tạo ra một cách biệt lớn giữa cái chót vót và cái tận cùng của hai hoàn cảnh khiến nẩy sinh tình yêu lãng mạn giữa hai con người. Ngay từ đầu câu chuyện, đã xác định điều này, chứ không cần đến đám tư duy ở trần đóng khố, bảy đời ăn củ chuối ngu lâu phát hiện và phân tích tính giai cấp của câu chuyện. Nhưng chính hoàn cảnh cực Âm và cực Dương đó làm nảy sinh mối tình lãng mạn bởi nghệ thuật mới là chất xúc tác tuyệt vời đẩy sự lãng mạn lên đến đình cao nhất của câu chuyện. Còn nếu chỉ là chàng trai phố chợ yêu cô thôn nữ đa tình vượt qua gian khổ để lấy nhau, chấp nhận sống trong mái nhà tranh với hai trái tím vàng và một đàn con xinh thì phình phường quá! Tuy cũng có chất lãng mạn nhưng chỉ là chuyện phổ biến của thế nhân. Tuy nhiên đấy cũng chỉ là đầu câu chuyện. Chất lãng mạn nữa chính là chuyện tình Trương Chi và Mỵ Nương đến với nhau không phải là sự hòa nhập xác thân. Mà chính là sự đồng cảm giữa hai tâm hồn qua những giá trị nghệ thuật - đỉnh cao của tinh thần văn minh nhân loại. Đến đây thì cũng đủ để mối tình vượt thời gian và khác hẳn những chuyện tình ngớ ngẩn hàng chợ của thế nhân. Chuyện "Thằng Gù trong nhà thờ Đức Bà" không có tình tiết này, mà chỉ thể hiện giữa cái cực xấu của thằng Gù và cái cực đẹp của nàng Bomehieng. Nhưng trong chuyện tình Trương Chi so với Nhà thờ Đức Bà cũng có tình tiết này: Trương Chi cực xấu và Mỵ Nương cực đẹp. Nhưng với chuyện Nhà thờ Đức Bà, Victor Hugo chỉ khai thác được một tình tiết đơn giàn nhất để tạo khoảng cách và tính lãng mạn xuất hiện ở khoảng cách này. Còn câu chuyện Trương Chi có đến hai 3 khoảng cách: Giầu sang/ Nghèo hèn. Quyền quý/ hạ dân, Đẹp/ xấu. Victor Hugo chỉ khai thác một khoảng cách mà cũng thấy vô cùng chật vật. Nhưng vì đồ Tây - đồng hồ Tây thì không bao giờ sai - nên đám tư duy ở trần đóng khố ca ngơi tung hô không thiếu. Híc! Còn những giá trị tuyệt vời của văn hóa dân tộc thì chúng không tiếc lời khai thác xuyên tạc và chà đạp một cách vô liêm sỉ. Với Nhà thờ Đức Bà thì khoảng cách đẹp / xấu là tình tiết chủ đạo làm nên nội dung câu chuyện. Nhưng với chuyện tình Trương Chi thì đây mới chỉ là đoạn mở đầu. Cốt lõi của câu chuyện chính là sự thượng tôn nghệ thuật trong văn hóa tri thức vào thời Vương Đạo thanh bình của đất nước Văn Lang cội nguồn văn hiến Việt. Những khoảng cách: Giàu nghèo, sang hèn, đẹp xấu ấy đều chỉ còn là hình thức bên ngoài trang sức cho cuộc đời. Còn trái tim đích thực của con người, cái tâm thánh thiện và trong sáng trong mỗi con người rung cảm với thiên nhiên, cuộc sống qua những gía trị nghệ thuật vẫn tìm đến với nhau và hòa nhập trong tiếng sáo trác tuyệt của truyện tình Trương Chi. Đây mới chính là tính lãng mạn tuyệt vời của chuyện tình Trương Chi mà Victor Hugo không có cửa để so sánh.

Xét về mặt Lý học, tác giả thiên tài của nền văn hiến Việt - Tác giả chính tên là Trương Chi (Tôi sẽ phân tích điều này sau) - đạ sử dụng nguyên lý của Thuyết Âm Dương Ngũ hành cực kỳ nhuần nhuyễn - một lý thuyết thống nhất ứng dụng trong văn hoạc nghệ thuật. Đó là thân xác cực xấu của chàng trai (Đàn ông thân xác thuộc Âm, cực xấu tức cực Âm); nghèo cùng cực lại mồ côi, địa vị cũng thấp nhất, cực Âm về hoàn cảnh. Nhưng tinh thần lại cực Dương - Đỉnh cao của nghệ thuật với tiếng sáo tuyệt vời. Còn Mỵ Nương lại ngược lại, nhưng lại yêu tiếng sáo này (Âm thuận tùng Dương). Chất lãng mạn đến đây cũng đủ vượt xa tất cả các câu chuyện gọi là loõng mọn ở trần gian. Nhưng tính vượt thời gian và đạt đến tuyệt định của nghệ thuật trong loại hình truyện Lãng mạn chính là đoạn kết của câu chuyện.

Nếu không có chất huyền thoại được tác giả Trương Chi đưa vào đoạn cuối thì câu chuyện cũng đã thừa chất lãng mạn có thể ban phát cho nhưng nhà văn nổi tiếng trong lịch sử văn minh nhân loại mà Victor Hugo có được một chút đã nói ở trên. Nhưng chất lãng mạn lên đến tuyệt đỉnh khiến không thể có một cầu chuyện nào có thể hay hơn được nữa chính là trái tim hóa đá của Trương Chi và giọt lệ thiên thu của Mỵ Nương.

Thế nhân cho rằng: "Trương Chi khi gặp Mỵ Nương qúa xinh đẹp và đem lòng yêu nàng"!?.

Có thật thế không? Tầm thường quá! Cái đó giành cho các giáo sư văn chương, nhưng tư duy tầm ở trần đóng khố phân tích. Nó không phải bản chất của câu truyện tình trác tuyệt của nền văn hiến Việt. Người ta không nhận thức được tính hợp lý trong kết cấu nội dung cấu chuyện vốn đã bị rêu bụi thời gian phủ mờ. Mà chỉ nhận thức trực quan về ngôn từ văn chương khi ghi nhận Trương Chi thấy Mỵ Nương xinh đẹp nên đem lòng yêu trong tuyệt vọng và tự tử chết. Một câu chuyện như thế quá tầm thường, nó giống như sự miêu tả một chú bán ngô nướng vỉa hè chợt nhìn thấy hoa hậu đi ngang và đem lòng yêu đến chết vậy. Phi lý! Dù là chuyện thần thoại cũng phải có tính hợp lý của nó. Kết cấu và diễn biến toàn bộ nội dung cấu chuyện cho thấy tiếng sáo Trương Chi chỉ có Mỵ Nương cảm nhận được và rung cảm với tiếng sáo ấy. Nó tương tự như Tử Kỳ với Bá Nha vậy. Bởi vậy, khi biết rằng người có thể chia sẻ nỗi cô đơn tận cùng với tâm hồn chàng chính là nàng công chúa quyền quý cao sang và không thể gần gũi, chàng đã tự sát. Tương tự như Bá Nha đập đàn vì không còn ai chia sẻ. Tình yêu của Trương Chi nếu chỉ vì muốn lấy Mỵ Nương làm vợ mà không được thì tầm thường quá, không hợp lý với diễn biến nội dung câu chuyện. Nhưng đám tư duy ở trần đóng khố ra sức khai thác yếu tố này. Bởi vậy nền kẻ nào đó mới thêm chi tiết Trương Chi gặp Mỵ Nương tỏ tình và bị từ chối để nhấn mạnh chi tiết này theo chiều hướng phủ nhận gía trị văn hiến Việt. Đấy là thủ đoạn của đám liên minh bộ lạc thường làm. Nhưng cái đám bẩy đời ăn củ chuối nên ngu lâu, cứ tưởng với quyền lực học thuật với bằng cấp đầy mình đó làm sao đủ tầm xóa sổ văn hiến Việt, chỉ ngay trong câu chuyện này.

Chính đoạn kết của câu chuyện mang tình huyễn ảo và màu sắc thần thoại đã xác định rằng Trương Chi không hề có tham vọng lấy Mỵ Nương, mà chàng chỉ cần chờ đợi một câu trả lời của một tâm hồn đồng cảm. Bởi vì nếu chỉ có tham vọng hòa nhập thân xác thì câu chuyện sẽ kết thúc ở sự tự vẫn của Trương Chi. Nhưng chính trái tim hóa đá như thách thức với thiên thu để đợi chờ câu trả lời của Mỵ Nương đã xác định rằng: Chàng muốn tìm một sự hóa nhập tâm hồn vốn cô liêu tận cùng của chàng và chàng chỉ còn tiếng sáo để chia sẻ. Giọt lệ của Mỵ Nương khi được nghe lại tiếng sáo Trương Chi rơi vào chén ngọc - được khắc họa bằng cả khối đá nội tâm (Biểu tượng bằng trái tim) tưởng như sánh với sự vĩnh hằng cùng tạo hóa - đã khiến nó tan chảy bởi giọt lệ như nhỏ vào cõi thiên thu của Mỵ Nương. Giọt lệ thiên thu ấy mang cả một tâm hồn đồng cảm trong tiếng sáo năm xưa của Trương Chi.

Hai tâm hồn hòa nhập, trái tim Trương Chi như tan cả trong nền văn minh nhân loại và câu chuyện vượt thời gian qua bao thăng trầm của Việt sử đến tận bây giờ. Chúng ta thử tưởng tượng xem: Bao tác phẩm văn chương nhốn nháo, nobel, nobeo tất cả đều chết lặng bởi thời gian. Có đâu như câu truyện tình trác tuyệt của Việt sử. Với những áng văn chương của nền văn hiến Việt, tầm cỡ như Victo Hugo chẳng là cái đinh gì, vì tính vượt thời gian tính bằng thiên niên kỷ của chuyện tình Trương Chi.

Nếu như câu chuyện này dựng lại thành phim thì không phải là một đạo diễn có tầm nhìn sâu sắc với hàng diễn viên cực kỳ tài ba với khả năng diễn cảm nội tâm sâu sắc thì không đủ trình để thể hiện. Chưa nói đến cần một biên kịch siêu đẳng để chuyển thể. Nếu ai làm được bộ phim này thì các phim chuyển thể của Nhà thờ Đức Bà và Romeo& Juliette không đủ tầm qua vòng sơ kết.

Về nhạc phẩm cảm xúc với chuyện tình Trương Chi, tôi tâm đắc nhất với nhạc phẩm Trương Chi của Văn Cao. Ông miêu tả bằng những hình tượng tuyệt vời để thể hiện tâm hồn trinh trắng của Mỵ Nương chưa hề một lần yêu đương. Nàng chỉ rung động khi tiếng sáo Trương Chi làm xao xuyến tâm hồn. Chứ đâu có tầm thường hạ đẳng như cái tay nào đó cho rằng Mỵ Nương buồn vì bị nhốt như con chim trong lồng (Cũng bầy đặt hình tượng với hình voi).

Một chiều xưa trăng nước chưa thành thơ.

Trầm trầm không gian lắng rung đường tơ

Vương vấn heo may hoa yến mong chờ.

Ôi tiếng cầm ca thu đến bao giờ?

Thiên tài của Văn Cao mới có thể thể hiện được điều này khi miêu tả trạng thái trừu tượng của tâm hồn trong câu chuyện trình trác tuyệt đến huyền vĩ của nền văn hiến Việt. Và cũng chỉ có câu này là hay nhất.

Nếu phân tích theo tình thần Lý học Đông phương thì có thể nói nếu không có một tri thức uyên bác về Lý học, tác giả Trương Chi không thể viết được cấu chuyện hay như vậy.

Chính vì những thứ tư duy "ở trần đóng khố " đó. Nên văn chương, tác phẩm và sách Việt có thể tìm thấy ở các tấm nilon rải bán sách son vỉa hè.

Ngày xưa có lần tôi được gợi ý tham gia một Hội Nhà văn địa phương. Gía đừng mời tôi uống rượu thì chắc tôi cũng là hội viên hội nhà văn địa phương rùi! Rất tiếc cho tôi đã bỏ lỡ cơ hội. Vì khi xỉn lên! Tôi bộc lộ sự đau khổ khi phải đồng hạng với những kẻ không đủ khả năng thẩm thấu cái hay, cái đẹp của chuyện tình Trương Chi. Thế là sang phim. mèo lại hoàn mèo. Thiên Sứ trở về cái lò gạch làng Vũ Đại.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thế là sang phim. mèo lại hoàn mèo. Thiên Sứ trở về cái lò gạch làng Vũ Đại.

Cũng may...nên cái gọi là "Luật nhà văn" bây giờ không đụng đến ...... Sư Thiến!

(Sorry Sư phụ...con đã mạo phạm...)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cũng may...nên cái gọi là "Luật nhà văn" bây giờ không đụng đến ...... Sư Thiến!

(Sorry Sư phụ...con đã mạo phạm...)

Không có chi! tết nhất mà! Hoan hỉ! Hoan hỉ! Mí lị cái luật nhà ven bị loại khỏi chương trình nghị sự của quốc hội rùi. Mí lị tôi đâu phải nhà ven?

Ven với thơ. ....Posted Image.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xem xong chuyện tình Trương Chi và thẩm thấu được vẻ đẹp hoàn mỹ của câu chuyện thì trên thế gian này không có ai gọi là nhà văn cả.Còn nếu muốn viết văn thì hãy thắp nhang lạy cụ Trương Chi phù hộ cho.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Qua những gì Sư Phụ phân tích thiệt là "sáng mắt sáng lòng". Ước gì...ước gì...những câu truyện cổ tích và dân gian được đưa nhiều hơn vào chương trình học của các cấp, cho học sinh bình luận phân tích để thấy cái hay cái đẹp của văn học dân tộc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Qua những gì Sư Phụ phân tích thiệt là "sáng mắt sáng lòng". Ước gì...ước gì...những câu truyện cổ tích và dân gian được đưa nhiều hơn vào chương trình học của các cấp, cho học sinh bình luận phân tích để thấy cái hay cái đẹp của văn học dân tộc.

Bổ xung cho chuyện tình Trương Chi trên, tôi kể Thiên Đồng nghe một giai thoại liên quan đến pho tượng nổi tiếng "Vệ Nữ ở Milo". Thiên hạ đồn rằng: Nhà điêu khắc tài ba sau khi tạc xong bức tượng này vì vẻ đẹp thiên thần đó không thể lặp lại trong cuộc đời ông và ông ta biết rằng: Nếu còn sống thì ông ta còn phải tạc tượng. Nhưng không thể có tác phẩm đẹp như vậy vì chính ông đã tạc ra một sản phẩm đình cao của nghệ thuật. Vĩnh viễn thế nhân mãi mãi về sau không thể có một bức tượng có vẻ đẹp hoàn mỹ hơn thế nữa (*). Nên ông ta đã nhảy xuống biển tự sát để bảo toàn danh dự.

Bởi vậy, khi đặt tác phẩm Trương Chi vào thời cổ đại, nơi nghệ thuật, trí tuệ và những gía trị tâm hồn được tôn vinh, mới thấy được sự huyền vĩ của nền văn hiến Việt qua câu chuyện tình Trương Chi. Khi nghệ thuật đã đạt đến tuyệt đỉnh là tiếng sáo Trương Chi mà không thể chia sẻ với người đồng cảm với minh thì Trương Chi tự sát. Như nhà điêu khắc tượng vệ nữ ở Milo, hoặc như Bá Nha đập đàn khi thế nhân không còn người chia sẻ.

Bởi vậy, Chuyện này không thể chuyển thể mà mang lại cảm xúc như nguyên thể văn học của nó. Nội diễn tả trên thực tế tiếng sáo đạt đến tuyệt đỉnh nghệ thuật thì thế gian hiện nay không có. Còn tìm trong đám đào cinema để có một người có thể diễn tả được cảm xúc của Mỵ Nương thì chắc cũng vô vọng. Bởi vậy khi một khả đặt đến đình cao quá thế nhân ko hiểu nổi.

Dịch viết:

Tiếng hạc bay trên chín từng mây không nghe thấy dưới đất - Đại ý vậy.

===============================

* Chú thích: Tượng Vệ Nữ ở Milo thiếu hai cánh tay. Cách đây khoảng hơn 50 năm, người ta tổ chức một cuộc thi tạc hai cánh tay cho pho tượng này. Hàng trăm nhà điều khắc tài ba trên thế giới dự thi. Nhưng tất cả những cánh tay của các nhà điêu khắc tài ba trên thế giới đều chỉ làm mất đi vẻ đẹp của pho tương và không có một đôi cánh tay nào hài hóa với nó. Bởi vậy, đến bây giờ pho tượng này vẫn phải chấp nhận thiếu hai cánh tay. Cho nên đem cái thứ tư duy ở trần đóng khố, ngu lâu ra để phân tích chê bai chuyện tình Trương Chi thì thật lố bịch.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Qua những gì Sư Phụ phân tích thiệt là "sáng mắt sáng lòng". Ước gì...ước gì...những câu truyện cổ tích và dân gian được đưa nhiều hơn vào chương trình học của các cấp, cho học sinh bình luận phân tích để thấy cái hay cái đẹp của văn học dân tộc.

Cái gốc của mọi vấn đề là phải giáo dục cho học sinh về Việt sử 5000 năm văn hiến. Không làm được điều này thì dù có dạy tính nhân bản của truyện tình Trương Chi với vẻ đẹp tuyệt mỹ của câu chuyện thì nó lại mâu thuẫn với quan điểm "Thời Hùng Vương chỉ là một liên minh bộ lạc" với người dân "Ở trần đóng khố". Chuyện tình Trương Chi với sự bất tử của nó chỉ có thể ra đời trong một xã hội giàu tình nhân văn và rất phát triển. Trên thế giới chưa có một nền văn hóa nào trong lịch sử văn minh nhân loại có thể viết được một câu chuyện hay hơn thế. Vậy thì xã hội sản sinh ra nó phải là một xã hội hoàn hảo. Chính vì vậy, đám "ở trần đóng khố" mới triệt văn hoa Việt một cách có hệ thống. Do đó, vấn đề không chỉ giới hạn trong Việt sử, mà cả những di sản văn hóa phi vật thể truyền thống chúng cũng tìm cách xuyên tạc, phá hoại.

Nhưng tôi không tin cả thế giới hiện đại có thể làm được việc này, đừng nói đến một nhúm thuộc loại tư duy "Ở trần đóng khố".

Share this post


Link to post
Share on other sites