Thiên Sứ

Văn minh Đông Nam Á qua di truyền học

23 bài viết trong chủ đề này

Kính thưa quí vị quan tâm đến cội nguồn dân tộc Việt .

Bài viết dưới đây trên trang web Người Lao Động cho thấy những phương pháp của khoa học hiện đại nhất, ngày càng chứng tỏ một nền văn minh kỳ vĩ ở Đông Nam Á. Tôi nghĩ đây mới là bằng chứng khoa học thật sự, chứ không phải những quan điểm nhân danh khoa học - nhưng không hề có một cơ sở khoa học nào - để phủ nhận truyền thống lịch sử văn hiến Việt trài gần 5000 năm văn hiến.

Hy vọng được quí vị quan tâm tham khảo .

Lý lịch sinh học của heo

Posted Image

Lịch Việt Nam và các nước có liên quan đến văn hóa Trung Hoa dùng 12 con vật làm biểu tượng cho chu kỳ 12 năm. Có lẽ lịch này có nguồn gốc từ nền văn minh nông nghiệp Đông Nam Á cổ xưa, khi mà con người và các loài vật còn sống gần nhau. Bài này sẽ bàn về nguồn gốc của con heo và ý nghĩa nguồn gốc con người qua những nghiên cứu khoa học mới nhất

Năm nay là năm hợi hay nói nôm na là năm con heo, một con vật mà chỉ nói đến tên chúng ta cũng có thể cảm thấy gần gũi; đã đi vào thơ ca, ca dao, hội họa dân gian, và là một biểu tượng văn hóa.

Heo được thuần hóa từ khi nào?

Trong ba con vật cuối cùng (gà, chó và heo) có mối liên hệ gần với con người hơn các con vật như chuột, trâu, cọp, v.v... Thuở sinh thời, một cựu thủ tướng Anh từng tuyên bố “con chó ngước lên nhìn chúng ta, con mèo thì nhìn xuống chúng ta, còn con heo thì ngang hàng với chúng ta”. Có lẽ đúng như thế. Trong ba con vật cuối cùng của 12 địa chi (gà, chó và heo), heo là con vật có thể nói đã từng song hành với con người trong suốt quãng đường dài tiến hóa. Nhưng trong bối cảnh và môi trường nào đã dẫn đến mối liên hệ mật thiết giữa con người và heo như ngày nay. Tất nhiên là heo nuôi bây giờ có nguồn gốc từ heo rừng. Nhưng chúng được thuần hóa từ hồi nào và ở đâu?

Đây là những câu hỏi quan trọng, vì thuần hóa cây cối và thú vật rừng là một phát triển rất quan trọng trong lịch sử tiến hóa và văn minh của con người. Thuần hóa là yếu tố khởi động và thúc đẩy văn minh, có ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô, cấu trúc, và phân bố của dân số trên thế giới. Thuần hóa động vật hoang dã là một phần quan trọng trong sự thay đổi hành vi và cách sống của con người, chuyển biến từ cuộc sống hái lượm và săn bắt sang cuộc sống canh tác nông nghiệp và ổn định. Cuộc sống nông nghiệp có lẽ bắt đầu từ thời Pleisteocene (tức khoảng 12.000 đến 14.000 năm về trước) và cuộc sống này có lẽ do hệ quả của tình trạng bất định thời tiết, suy giảm về số động vật rừng làm mồi, và sự bành trướng các cộng đồng ổn định.

Quê hương của heo: Đông Nam Á.

Trong quá khứ (trước khi công nghệ sinh học ra đời), các nhà khảo cổ học dựa vào những di chỉ khảo cổ học (chủ yếu là xương sọ) được khai quật từ nhiều vùng khác nhau để đặt giả thuyết và tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên. Theo các di chỉ này, heo được thuần hóa vào khoảng 9.000 năm về trước ở vùng mà ngày nay thuộc miền Đông Thổ Nhĩ Kỳ [1]. Ngoài ra, cũng có các di chỉ khảo cổ học cho thấy (hay được diễn dịch) là heo cũng từng được thuần hóa vào khoảng thời gian này tại Trung Quốc ngày nay [2].

Nhưng vài thập niên gần đây, với sự phát triển phi thường của di truyền học và sinh học phân tử, giới khoa học đã có một phương tiện mới, chính xác hơn, và đáng tin cậy hơn để truy tìm nguồn gốc heo. Phương tiện đó chính là gien, hay nói chính xác hơn là DNA. Cũng như trong con người, đơn vị cấu trúc cơ bản của heo là DNA. Khác với con người chỉ có 23 nhiễm sắc thể, heo chỉ có 20 nhiễm sắc thể. Vì đặc tính di truyền của DNA, qua phân tích sự phân bố và đồng dạng của các chuỗi DNA giữa các giống heo, các nhà khoa học có thể truy tìm chính xác nguồn gốc của heo.

Một nghiên cứu quy mô nhất từ trước đến nay về nguồn gốc heo được tiến hành với sự hợp tác giữa các nhà di truyền học Mỹ và Thụy Điển. Qua phân tích xu hướng phân bố và đồng dạng DNA của các giống heo (700 con) trên thế giới, các nhà nghiên cứu đi đến kết luận rằng tổ tiên của heo ngày nay chính là heo rừng, và quê hương của heo rừng nguyên thủy này chính là vùng Đông Nam Á ngày nay [3]. Sau khi được thuần hóa ở Đông Nam Á, heo tản mát theo con người đến các vùng Âu Á (Eurasia), vượt biển đến Âu châu, và ra các bán đảo Thái Bình Dương [3]. Sau khi tản mát ra khỏi Đông Nam Á, heo được tiếp tục thuần hóa nhiều lần ở nhiều vùng tại Trung Quốc, vùng cận Đông, và Âu châu [3].

Một nghiên cứu di truyền mới nhất qua phân tích DNA các giống heo thuộc các hải đảo Thái Bình Dương và đặc biệt là heo không lông thuộc đảo Vanuatu, các nhà nghiên cứu Úc và Mỹ khẳng định rằng heo tại các hải đảo này cũng xuất phát và được thuần hóa từ lục địa Đông Nam Á (đặc biệt là từ Việt Nam) khoảng 3.000 năm trước đây [4]. Sau đó, chúng theo con người “di dân” ra khỏi lục địa và đến các hải đảo như Vanuatu và Ryukyu. Ngoài ra, các giống heo tại các hải đảo này cũng có “hồ sơ” DNA rất giống với heo ở Âu châu.

Cũng thú vị không kém là các nhà nghiên cứu Úc và Mỹ nhận xét rằng Việt Nam (quê hương của heo ở các bán đảo Thái Bình Dương) là một trong những vùng ở lục địa Đông Nam Á mà ngôn ngữ Nam Á (Austronesian) vẫn còn khá phổ biến. Điều này cho thấy có thể có một mối liên hệ huyết thống giữa các dân tộc hải đảo này và các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên Việt Nam.

Ước tính về thời điểm thuần hóa và tản mát trên cũng khá phù hợp với các di chỉ khảo cổ tìm thấy ở Việt Nam. Theo các di chỉ này thì nghề chăn nuôi heo ở nước ta được phát triển khá vào thời Hùng Vương. Trong các di chỉ khảo cổ học thuộc thời kỳ Hậu Đồ Đá Mới (tức khoảng 8.000 đến 3.000 năm trước đây) ở khu vực Phùng Nguyên, Đồng Đậu và Hoa Lộc, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã tìm thấy nhiều xương cốt các con vật nuôi trong nhà như heo, chó, trâu bò nuôi, gà, vịt, v.v... [5]. Tại Đồng Đậu, di chỉ khảo cổ học cho thấy nuôi heo khá thịnh hành vào thời Hùng Vương, vì tỉ lệ xương heo trong tầng văn hóa ở đây cao hơn xương heo rừng và các gia cầm khác.

Trong sách Việt Nam thời cổ đại, tác giả Bùi Thiết thuật truyền thuyết Pú Lương Quân của dân tộc Tày vùng Cao Bằng kể về vợ chồng Báo Lương và Sao Cải, sau khi đã trồng được nhiều lúa, bèn nghĩ đến việc vào rừng để bắt heo rừng về nuôi, khu rừng bắt được gọi là Đồng Giáo (rừng heo cỏ), nơi nuôi heo gọi là xóm Chóng Mu (xóm Bờm heo), cánh đồng trồng khoai nuôi heo gọi là Bà Non (ruộng Dọc khoai), mà có thể cư dân Tày cổ có nguồn gốc từ người Việt cổ từ sau khi giải thể nhà nước Văn Lang và Âu Lạc [6].

Dấu tích văn minh nông nghiệp

Trước đây vài năm, cũng qua phân tích DNA, các nhà khoa học khẳng định rằng gà và chó trên thế giới ngày nay có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Heo, gà, trâu, v.v... là các con vật thuộc nền văn minh nông nghiệp. Các bằng chứng mới này càng phù hợp với giả thiết rằng nền nông nghiệp và quê hương nguyên thủy của cây lúa nước là ở chung quanh vùng Đông Dương - Mã Lai - Miến Điện (chứ không phải Trung Quốc, nơi mà bằng chứng về cây lúa lâu đời nhất chỉ 5.900 đến 7.000 năm về trước, thường thấy ở các vùng xung quanh sông Dương Tử). Văn minh Hòa Bình là nền văn minh nông nghiệp đầu tiên trên thế giới, khoảng 15.000 năm trước dương lịch [7]. Vài ngàn năm trước Công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã đưa cây lúa đến vùng Đông Á và Tây Á, những nơi mà cư dân chỉ quen với nghề trồng lúa mạch. Nhận xét này cũng hợp lý bởi vì với khí hậu nhiệt đới Đông Nam Á là môi trường thuận lợi cho việc canh tác nông nghiệp.

Như vậy có thể suy luận rằng trước khi tiếp xúc và chịu ảnh hưởng hai nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ, vùng Đông Nam Á đã hình thành một nền văn hóa lúa nước, và cư dân cổ ở đây (dân Bách Việt) đã phát triển một nền văn minh nông nghiệp lúa nước, trong đó có cả văn minh châu thổ sông Hồng, hay văn minh Đông Sơn. Theo GS Trần Quốc Vượng, chính nghề trồng lúa nước (một ngành nghề đòi hỏi người dân phải nắm vững và thích nghi với thời tiết, môi trường sông nước) đã dẫn người cư dân cổ Đông Nam Á sáng tạo ra lịch dùng 12 con vật gần gụi với nền văn minh lúa nước làm biểu tượng. Do đó, có khả năng lịch 12 con giáp có nguồn gốc từ Đông Nam Á, chứ không phải từ Trung Hoa [8]. Có thể qua giao lưu văn hóa, người Trung Hoa cổ đã vay mượn lịch Đông Nam Á và cải tiến lại. Do đó, 12 con vật trong lịch của ta không giống với 12 con vật trong lịch của Trung Hoa (thử, ngưu, hổ, miêu, long, xà, mã, dương, hầu, kê, khuyển, trư).

Nhận xét trên có cơ sở. Qua phân tích mối tương quan di truyền giữa các sắc dân trên thế giới, giới khoa học có thể khẳng định rằng con người hiện đại di dân ra khỏi Phi châu và đến Á châu vào khoảng 100.000 năm trước đây. Trong đợt di dân đầu tiên họ đến vùng Trung Đông, nhưng không thể định cư được vì thời tiết khắc nghiệt, sau đó có thể họ phải làm thêm một hành trình thứ hai từ Trung Đông đến tận vùng Đông Nam Á châu và định cư tại đây [9]. Từ Đông Nam Á, họ lại di cư một lần nữa: nhóm một đi về hướng Nam ra Úc châu và Tân Guinea; nhóm hai đi về hướng Bắc đến Trung Quốc và Nhật Bản, và cuộc di dân này xảy ra vào khoảng 55.000 năm trước đây. Điều này cũng phù hợp với các dữ kiện di truyền gần đây cho thấy người Trung Hoa ngày nay, nhất là người Trung Hoa ở phía Nam Trung Quốc rất gần và có tổ tiên ở vùng Đông Nam Á châu [10-11]. Một nghiên cứu mới nhất [12] phân tích DNA trong 2.332 người từ các vùng Đông Nam Á và miền Nam Trung Quốc một lần nữa khẳng định nguồn gốc con người là Đông Nam Á. Họ còn ước tính cuộc di dân về phương Bắc xảy ra vào khoảng 3.000 đến 25.000 năm về trước.

Tất cả những bằng chứng này cho thấy Đông Nam Á có thể là một cái nôi văn minh nông nghiệp đầu tiên của con người [11], và cư dân tại đây rất có thể là những người phát minh ra kỹ thuật trồng lúa nước, chăn nuôi, và truyền các kỹ thuật này lên phía Bắc (tức miền Nam Trung Quốc ngày nay). Phát hiện mới nhất về quê hương Đông Nam Á của loài gà gia cầm cho chúng ta thêm một cơ sở để suy luận rằng trong quá trình định cư và phát triển nông nghiệp, người Đông Nam Á cổ đã thuần dưỡng giống gà rừng, và từ đây giống gà này được truyền bá đến miền Nam Trung Quốc, và từ Trung Quốc “di cư” sang Âu châu. Những phát hiện này, cộng với những di chỉ khảo cổ học và di truyền học mới nhất củng cố thêm cho giả thuyết Đông Nam Á là một trung tâm văn minh nông nghiệp cổ xưa nhất của thế giới [13].

Nguyễn Văn Tuấn

Tài liệu tham khảo

[1] J. Epstein, M Bichard, trong cuốn Evolution of Domesticated Animals do I L Mason biên soạn. Longman, New York, 1984, trang 145-162.

[2] G Giuffra, et al. Genetics 2000; 154:1785-1791.

[3] G Larson, et al. Science 11/3/2005; 307:1618-1621.

[4] J K Lum, et al. Proc Natl Acad Sci USA 2006; 103:17190-17195.

[5] Lê Xuân Diệm, Hoàng Xuân Chinh. Di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu. Viện khảo cổ học, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội: 1983, trang 81.

[6] Bùi Thiết. Việt Nam thời cổ xưa. Nhà xuất bản Thanh Niên (không thấy đề năm in!)

[7] Chesnov Ja. V. Dân tộc học lịch sử các nước Đông Nam Á. 1976. (Trích dẫn theo Trần Ngọc Thêm, “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam”, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 2001.

[8] Trần Quốc Vượng. Văn hóa Việt Nam: Tìm tòi và suy ngẫm. Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc và Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật. Hà Nội, 2000.

[9] Nguyễn Văn Tuấn. Nhân năm khỉ bàn chuyện nguồn gốc con người. Tạp chí Diễn đàn, số xuân Nhâm Thân 2004.

[10] Chu JY, et al. Proc Natl Acad Sci USA 1998; 95: 11763-11768.

[11] Su B, et al. Am J Hum Genet 1999; 65:1718-1724

[12] Shi et al. Am J Hun Genet 2005; 77:408-419

[13] Trong cuốn Agriculture; origin and dispersal, Giáo sư C. O. Sauer viết: “...Tôi đã chứng minh rằng những động vật gia cầm được thuần dưỡng đầu tiên ở Đông Nam Á, và đây chính là trung tâm nông nghiệp quan trọng của thế giới”.

Thiên Sứ giới thiệu
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

những dân tộc ở Đông Nam Á có liên quan nhiều về vật nuôi, cây trồng vậy chắc ẩm thực cũng có liên quan bác Thiên Sứ nhỉ. Cách đây 10 năm có một chú người Lào đến biếu nhà cháu mấy chiêc bánh dân tộc, có một chiếc đặc sản nổi tiếng của Lào, cháu ăn vào không sao nuốt nổi, cái bánh ấy mùi vị y hệt bánh nẳng. Bánh nẳng chế biến rất phức tạp lại khó ăn, phải tập mãi mới nghiện. Không hiểu sao người xưa lại nghĩ ra món bánh ấy? Kỳ lạ là nó lại làm bằng tro của các loại lá, tại sao người xưa có thể nghĩ ra việc dùng tro làm gia vị? Có lẽ để tạo ra bánh nẳng, các cụ đã có những kinh nghiệm truyền đời về các loại gia vị, một tính cách ham thực nghiệm, tìm tòi và cả óc và sáng tạo nữa:

"Bánh Nẳng làm bằng gạo nếp cái hoa vàng. Gạo đãi sạch ngâm trong nước Nẳng một đêm. Để có nước Nẳng, người ta phải lấy các cành xoan tươi, cành bưởi tươi (cả lá), trã vừng, lá dáng,lá si, không thể thiếu tầm gửi cây dọc. Các loại cành lá trên đem đốt lấy tro. Hoà tro vào chậu nước, lọc lấy nước trong bỏ bã. Múc một bát nước để thử. Nhá dập miếng trầu dồi thả vào bát nước Nẳng. Nếu màu nước chưa đỏ tươi, phải hoà thêm tro vào. Nếu nước Nẳng đỏ thậm thì phải hoà thêm nước lã cho đỏ bớt để có đỏ tươi màu cờ. Dùng nước Nẳng để ngâm gạo, ngâm qua đêm, vớt gạo ra để dóc nước cho khô rồi gói bằng lá chít đã luộc và rửa sạch. Luộc bánh trong dăm sau tiếng đồng hồ vớt ra bóc thấy hạt gạo nhừ trong suốt dính vào nhau vàng như sáp ong là được. "(http://www.vhttdlvinhphuc.vn/Channel.aspx?rc=van-nghe-dan-gian&c=van-hoa-am-thuc&a=1060)

Có thể món bánh này có từ thời rất xa xưa khi Lào, Campuchia và Việt Nam còn dùng những thứ ngôn ngữ na ná nhau.

Share this post


Link to post
Share on other sites

những dân tộc ở Đông Nam Á có liên quan nhiều về vật nuôi, cây trồng vậy chắc ẩm thực cũng có liên quan bác Thiên Sứ nhỉ. Cách đây 10 năm có một chú người Lào đến biếu nhà cháu mấy chiêc bánh dân tộc, có một chiếc đặc sản nổi tiếng của Lào, cháu ăn vào không sao nuốt nổi, cái bánh ấy mùi vị y hệt bánh nẳng. Bánh nẳng chế biến rất phức tạp lại khó ăn, phải tập mãi mới nghiện. Không hiểu sao người xưa lại nghĩ ra món bánh ấy? Kỳ lạ là nó lại làm bằng tro của các loại lá, tại sao người xưa có thể nghĩ ra việc dùng tro làm gia vị? Có lẽ để tạo ra bánh nẳng, các cụ đã có những kinh nghiệm truyền đời về các loại gia vị, một tính cách ham thực nghiệm, tìm tòi và cả óc và sáng tạo nữa:

"Bánh Nẳng làm bằng gạo nếp cái hoa vàng. Gạo đãi sạch ngâm trong nước Nẳng một đêm. Để có nước Nẳng, người ta phải lấy các cành xoan tươi, cành bưởi tươi (cả lá), trã vừng, lá dáng,lá si, không thể thiếu tầm gửi cây dọc. Các loại cành lá trên đem đốt lấy tro. Hoà tro vào chậu nước, lọc lấy nước trong bỏ bã. Múc một bát nước để thử. Nhá dập miếng trầu dồi thả vào bát nước Nẳng. Nếu màu nước chưa đỏ tươi, phải hoà thêm tro vào. Nếu nước Nẳng đỏ thậm thì phải hoà thêm nước lã cho đỏ bớt để có đỏ tươi màu cờ. Dùng nước Nẳng để ngâm gạo, ngâm qua đêm, vớt gạo ra để dóc nước cho khô rồi gói bằng lá chít đã luộc và rửa sạch. Luộc bánh trong dăm sau tiếng đồng hồ vớt ra bóc thấy hạt gạo nhừ trong suốt dính vào nhau vàng như sáp ong là được. "(http://www.vhttdlvinhphuc.vn/Channel.aspx?rc=van-nghe-dan-gian&c=van-hoa-am-thuc&a=1060)

Có thể món bánh này có từ thời rất xa xưa khi Lào, Campuchia và Việt Nam còn dùng những thứ ngôn ngữ na ná nhau.

Suy luận rất chính xác! Rin86 có thể tìm cho chú trên mạng các loại bánh làm từ tro như bánh tro....của các dân tộc trên thế giới thì sẽ thấy một điều kỳ lạ. Chúng ta sẽ thấy hầu hết những loại bánh này tập trung ở vúng Đông Nam Á và cả Nhật Bản, lác đác ở Nam Dương Tử. Điều này chúng phải có chung mợt cội nguồn văn hóa từ thưở xa xưa.

Các nhà nghiên cứu phủ nhân văn hóa sử truyền thống của dân tộc Việt sẽ lợi dụng học vị, học hàm của họ mà lớn tiếng nói rằng: "Lập luận của chúng ta chưa có cơ sở khoa học". Nếu quả như vậy thì xin hỏi các ngài giải thích hiện tượng trên như thế nào?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa chú Thiên Sứ:

Nhân đọc được bài của Rin86, cháu cũng xin vài lời về bánh tro (gio)..của vùng cháu đã sinh ra . Ngày còn đi học cháu hay về quê vào dịp Tết Nguyên Đán đê thăm bà và họ hàng, Vào những ngày khoảng 23,24 tết thì người dân trên đó thường làm bánh tro ( Tiếng dân tộc phát âm là " péng Đăng ", người Kinh đọc thành bánh Nẳng ). Nhưng bánh tro ở đây làm bằng gạo tẻ và gói bằng lá dong. Tất nhiên là trước đó ngâm bằng tro của cây ( Cháu không nhớ là cây gì B) ). Bánh thành phẩm có màu như màu cánh gián là đẹp, chấm mật mía mà ăn thì rất ngon.(Cháu nghiện mà B) ) ( Ở Thành Phố người bán dạo hay bán loại bánh này nhưng ăn với mật ong ). Cháu có hỏi bố mẹ thì được biết vùng quê cháu (Ở Định Hóa - Thái Nguyên) thì hay nấu vào trước tết còn có những vùng khác như Bắc Cạn lại nấu vào tầm tháng 5. Rất nhiều khi cháu thắc mắc là làm sao có công thức làm được những loại bánh này ( Cũng như những gói xôi nhiều màu mà chỉ dùng lá cây tự nhiên để lên màu rất đẹp) .

Chúc chú luôn mạnh khỏe để tìm lại những giá trị văn hóa cổ Việt đang bị mất mát quá nhiều.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sự tương đồng về văn hóa các dân tộc Đông Nam Á theo phân tích của bài viết trên web Người Lao Động ở trên là hoàn toàn xác đáng. Theo tôi được biết, đến nay những nghiên cứu về ngôn ngữ của các dân tộc (ở nước ta) cũng như những bí ẩn về những vật liệu sản xuất cho thấy có thế đã có một nền văn minh phát triển cao trong quá khứ nhưng đến nay đã bị thất truyền.

Xin dẫn chứng một ví dụ : người Chăm.

Theo các nhà nghiên cứu, ngôn ngữ của người Chăm thuộc nhóm Mã Lai đa đảo, cùng tồn tại trên nước ta là những nhóm ngôn ngữ khác như Môn Khmer, ..., người Kinh của chúng ta thuộc nhóm Việt - Mường - Thổ - Chứt. Tôi nhận thấy một điều rằng, những dân tộc có cùng nhóm ngôn ngữ thì khi giao tiếp sẽ dễ dàng hiểu nhau hơn, mặc dù họ khác dân tộc, chẳng hạn như người Chăm có thể giao tiếp được với người Ê-đê ở Tây Nguyên hoặc các dân tộc xung quanh các hải đảo ở Đông Nam Á, còn người Kinh có thể hiểu được những ngôn ngữ cổ (Thổ) ở Nghệ An, hay như người Rục (Chứt, một dân tộc thiểu số lạc hậu chỉ còn vài trăm người hiện đang được bảo tồn và giúp đỡ, hiện sinh sống ở Quảng Bình). Điều này chứng tỏ rằng, rất có thể các dân tộc có cùng nhóm ngôn ngữ có cùng một nguồn gốc trong quá khứ xa xưa, cùng với những hiện vật khảo cổ thuộc văn hóa Sa Huỳnh có niên đại gần 5000 năm, như vậy, rõ ràng VN là một trong những cái nôi của văn minh phương Đông chứ không phải là các dân tộc từ các hải đảo di cư đến và định cư trên nước ta.

Về các vật liệu trong lao động sản xuất của người Chăm, xin chia sẻ một số thông tin, chẳng hạn như : gạch xây của người Chăm.

Có lẽ chúng ta đều đã ít nhất một lần được biết đến tháp Chàm, một di sản văn hóa của người Chăm mà đến nay nó vẫn để lại nhiều bí ẩn làm đau đầu nhiều nhà khoa học. Khác với những dân tộc trong thời cổ đại, người Chăm không dùng đá trong xây tháp mà lại dùng gạch, những viên gạch đó xây dựng nên những công trình tồn tại hàng thiên niên kỷ mà vẫn "trơ gan cùng tuế nguyệt" thật là một điều kỳ lạ, đáng tiếc là do chiến tranh mà nhiều di tích không còn nguyên vẹn (như thánh địa Mỹ Sơn). Theo tìm hiểu của tôi, gần đây người đã dùng những phương tiện hiện đại nhất để thử phục hồi "một viên gạch" của người Chăm nhưng chưa lần nào thành công, chẳng hạn như : trong cùng kích cỡ thì trọng lượng gạch Chăm nhẹ hơn, cùng những chất liệu gạch đó thì gạch người Chăm ráo nước nhanh hơn, ... Đó là chưa nói đến chất liệu gì để kết dính các viên gạch đó ... Ngay lúc tôi đang gõ những dòng chữ này, cách đây vài giờ, tôi đang ở bên các tháp Chăm và trò chuyện cùng những người bạn Chăm : tháp Posanư, một công trình đã tồn tại cách nay hơn 1000 năm.

Do đang bận công tác nên không thể có nhiều thời gian tham gia diễn đàn, tôi xin hẹn sẽ tiếp tục chia sẻ thêm về các tháp Chăm cũng như rất mong nhận được những kiến thức đóng góp của quý vị về những công trình này, rất quan tâm. Xin cám ơn !

Posted Image

Tháp Chàm Posanư

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dưới đây là trích đoạn trong tài liệu tôi sưu tầm, được nói bằng tất cả tình cảm dạt dào của tác giả đối với sự bí ẩn diệu kỳ của gạch Chăm :D : http://www.diendan.org/phe-binh-nghien-cuu...giot-thap-cham/

Một niềm tin sâu xa vào chất liệu đất : Tháp Chăm là nói đến sự độc đáo của chất liệu xây nên chúng : đó là gạch Chăm. Gạch Chăm cũng làm từ đất sét như mọi loại gạch khác, nhưng nó bí ẩn đến mức chúng ta không biết người nghệ sĩ Chăm xưa đã khắc tạc trực tiếp lên gạch sống hay gạch chín ? Vì những nhát khắc quá ngọt ngào trên chất liệu, vì cái cảm giác đất nung quá ấm áp và gần gũi mỗi khi ta chạm tay vào cơ-thể-gạch của ngọn Tháp đã truyền cho ta cái niềm tin qua hàng nghìn năm về sự bền bỉ của một chất liệu không trường cửu là gạch nhưng vĩnh cửu là đất. Với người nông dân và người nghệ sĩ Chăm xưa, đất đã là tôn giáo của họ, đã là chất liệu chính để họ hình dung ra nghệ thuật và cái Đẹp. Tôi nghĩ, nếu những ngọn Tháp Chăm này được xây bằng đá, nó có thể khiến ta kính nể, khiến ta an tâm về độ bền vững, nhưng sẽ không làm ta cảm thấy chúng gần gũi thân thiết đến thế ! Và không cho ta sự kinh ngạc đến thế, rằng vì sao trải qua hàng nghìn năm với bao biến thiên bao tai họa mà những ngọn Tháp-đất-nung này vẫn tồn tại ? Lại thêm một lý do nữa để tôi yêu những ngọn Tháp Chăm Bình Định.

:lol: :( :rolleyes:

Có thế mới thấy rằng, nếu cứ theo quan niệm "lối mòn" như trước đây cho là văn minh nhân loại trong quá khứ không thể bằng văn minh khoa học hiện đại là sai lầm biết dường nào.

Rất mong tiếp tục nhận được những chia sẻ của quý vị về những thông tin này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Noodlepie là một blog rất thú vị của một người Anh say mê ẩm thực Việt Nam. Trang wed này có lượng người truy cập không thua kém những blog về ẩm thực Thái Lan hay Trung Quốc. Rất thú vị là loạt bài về bánh mì rong ở Sài thành. Trong đó có bài về bánh mì kẹp trứng, xin được trích đoạn:

"There's nothing much to Banh my opla (Fried egg filled baguette), other than a couple of slack-fried eggs, a dose of greens and a crispy baguette. This seller hammers out quality cholesterol fayre from 6am til 6pm, seven days a week and she's had her stall in the same spot for the last ten years. Vietnamese chicken eggs are far tastier than those I have had in Europe. I'm not sure why that is, but it was the same story the last time I had Banh my opla down Chinatown way. The price might have gone up sharply since bird flu sent a chill through the land, but the taste remains top notch."

chẳng có gì nhiều về bánh mì opla (bánh mì kẹp trứng rán), ngoài một cặp trứng opla (ốp lếp), một lượng rau xanh và bánh mì giòn. Người bán hàng này bán ra một lượng cholesterol từ 6 giờ sáng đến 6 giờ tối, 7 ngày một tuần và cô ấy đã đứng bán ở cùng một địa điểm đã 10 năm nay rồi. Trứng gà của người Việt Nam ngon hơn rất nhiều so với trứng tôi đã ăn ở Châu Âu. Tôi không rõ tại sao lại như vậy, nhưng nó cũng giống như câu chuyện lần trước tôi ăn bánh mì opla dưới phố Tàu (tác giả muốn nói đến Chợ Lớn). Giá cả đã sụt mạnh từ khi dịch cúm gia cầm thổi sự lạnh giá lên mảnh đất này, nhưng mùi vị thì vẫn còn ở mức ngon nhất.

Trong bài viết về bánh mì trứng ở Chợ Lớn tác giả đã tìm ra nguyên nhân tại sao trứng gà Việt Nam ăn rất ngon, đó là vì gà ở Việt Nam được cho ăn ngon hơn!!! Nhưng đến bài viết sau thì tác giả "not sure", không chắc lắm về nguyên nhân này :D Cho gà ăn thế nào là một nguyên nhân, nhưng còn một nguyên nhân nữa đó là do giống vật nuôi của Việt Nam đã được thuần dưỡng từ hàng ngàn năm nay. Nền ẩm thực nước ta rất phong phú, thâm sâu, không những ăn ngon mà còn có lợi cho sức khỏe, thậm chí chữa được bệnh, các thành phần trong bữa ăn luôn hài hòa cân bằng giữa chay và mặn. Để có một chiếc bánh mì opla ngon, phải bắt đầu từ khâu chọn giống gà, nuôi dưỡng rồi mới đến chế biến. Có thể nói vị ngon của chiếc bánh ta ăn ngày hôm nay đã có nguyên nhân từ mấy ngàn năm thuần dưỡng và chọn lọc giống vật nuôi rồi. Thật sự, những giống vật nuôi ta có ngày nay đâu phải hoàn toàn do trời sinh? Mà còn có công lao ông cha ta chắt chiu chọn lọc cả ngàn năm nữa chứ. Thật tự hào và may mắn khi được sinh làm người Việt Nam, ngày nào cũng được ăn trứng gà ngon hơn người Châu Âu giàu có :lol: Xin cảm tạ tổ tiên và thêm trân quý những thứ bình dị ta đang được hưởng hàng ngày :(

Còn bài này nói về sự ngạc nhiên của một người bạn của Noodlepie khi lần đầu tiên được ăn bánh mì pa tê Việt Nam. Xin được dẫn ra cho vui :(

Reader Larry emails to tell me what he thought of Saigon's best sandwich,

"We went to the banh mi woman at 37 Nguyen Trai in Saigon. Wow, that is a damned good sandwich. We had to go twice because we showed up too late (~9 PM) the first night. Well, either that or... it might have been on a Sunday. Anyway, we went back the next day and it was worth the 9000+ mile flight just to eat those 5,000 dong sandwiches. We bought three of them. The woman has a helper and apparently a second cart that serves soups. The helper smiled at me when I bought my third sandwich."

Bạn đọc Larry gửi email để kể cho tôi những gì anh ấy đã nghĩ về bánh mì kẹp ngon nhất Sài Thành:

"Chúng tôi đã đến chỗ người phụ nữ bán bánh mì ở 37 Nguyễn Trãi, Sài Gòn. Ôi, đó là một cái bánh kẹp ngon chết đi được. Chúng tôi phải đi hai lần vì chúng tôi đã đến quá muộn (~9 giờ tối) đêm đầu tiên. Thôi, cũng thế hoặc là... có thể có vào Chủ Nhật. Đằng nào cũng vậy, chúng tôi đã quay lại vào ngày hôm sau và nó đáng bay 9000 dặm chỉ để ăn một cái bánh mì 5000 đồng. Chúng tôi mua ba cái. Người phụ nữ có một người giúp việc và cô ta xuất hiện ở cái xe đẩy thứ hai để chuẩn bị súp. Người giúp việc đã cười mỉm tôi khi tôi mua cái bánh thứ ba của mình"

Vậy là bánh mì kẹp kiểu Việt Nam đáng giá 9000 dặm bay cơ đấy :rolleyes:

địa chỉ blog của Noodlepie:

http://www.noodlepie.com/blog/street_sandwiches/index.html

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rin86 không rõ liệu bánh trung thu có cùng một ý nghĩa với bánh trưng, bánh dày theo cách lý giải mới được phát hiện không? Vì bánh dẻo tròn, màu trắng giống bánh dày, bánh nướng có nhân nhiêu màu hình vuông như bánh trưng. Không rõ có phải trung thu liên quan đến chu kỳ nào đó của mặt trăng quanh trái đất không nhỉ, hoặc là một chu kỳ của mặt trăng với mặt trời? Vì vậy mà người ta làm bánh nướng bánh dẻo để cúng trời đất?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không biết cái vái lạy hay vái chào của người Việt Nam có nguồn gốc từ đâu? Nhưng cái "wai" của người Thái thì được các học giả cho rằng xuất xứ từ Ấn Độ. Bài trích trên báo điện tử Vietimes, đối với người Thái "wai" thật ý nghĩa và thú vị, không rõ ngày xưa ý nghĩa chữ vái của Việt Nam có như vậy không?

Ý nghĩa của "wai"

Nhiều dân tộc có cách chào là chắp hai tay và cúi đầu như Ấn Độ, Lào, Myanmar … nhưng có lẽ không nơi nào phổ biến như Thái Lan, tuy các nhà học giả bảo gốc gác của nó là Ấn Độ. Chào mừng khi gặp gỡ, làm quen, từ biệt, cảm ơn… tất cả đều dùng một động tác ấy, mà cái bắt tay của người phương Tây chỉ nói lên một phần.

Người Thái gọi động tác ấy là wai (có phải có họ hàng với chữ “vái” của ta không nhỉ?)

Wai cũng có quy luật của nó. Ví dụ khi gặp nhau thì người dưới (hoặc người trẻ hơn) phải wai người trên (hoặc người cao tuổi hơn) trước, người trên chỉ wai đáp lễ sau khi được wai. Độ cao của hai tay chắp lại càng cao càng có tỏ ra kính trọng. Đầu hai ngón tay trỏ có thể chạm trán, chạm mũi, chạm cằm hay chỉ để trên ngực thôi tuỳ thuộc mình phải “tôn kính” người mình wai đến mức độ nào. Và không vái liền mấy cái như khi ta lễ trước bàn thờ hoặc vái chào nhau như các vị Trung Hoa xếnh sáng (dân ta thấy họ wai mình cũng wai lại, nhưng vái lia lịa như kiểu Tàu).

Nếu bạn không wai đúng, có thể là bạn vô lễ (ví dụ wai sau hoặc đầu hai ngón trỏ thấp quá đối với người trên) và cũng có thể làm người được wai lúng túng, ngượng ngập không biết đối xử sao cho phải (ví dụ bạn là người trên lại wai “chạm mũi” đối với người dưới). Thông thường đối với người phục vụ thì không wai.

Tôi chứng kiến hai cái wai làm tôi ngạc nhiên.

Hôm ấy tôi đang ngồi trên xe buýt. Chiếc xe đáng ra phải vòng qua điểm giữa ngã tư trước khi rẽ trái, nhưng vòng rộng quá, người tài xế bèn ăn gian đường. Vậy mà một xe môtô phân khối lớn của cảnh sát sơn màu trắng có chữ POLICE chẳng biết xuất phát từ đâu phóng vượt lên chặn đường và đỗ xịch. Xe buýt dừng lại. Người lái xe tự biết lỗi, thản nhiên xuống nộp phạt. Nhưng anh ta khinh khỉnh móc ví, đặt 100 bath xuống yên của chiếc xe mô tô cảnh sát, bĩu môi, nhún vai một cái rồi quay lên xe lái tiếp.

Còn anh cảnh sát? Anh ta nhã nhặn wai anh lái xe một cách kính cẩn khi người này đặt tiền xuống yên xe và lấm lét đút vào túi.

Cô hướng dẫn viên thấy chúng tôi đều chứng kiến “màn hài kịch” ấy có vẻ ngượng. Cô bảo:

- Còrắpsân (tham nhũng) đấy. Người lái xe và anh cảnh sát đều sai. Người lái muốn được việc mình đút lót cho anh ta để khỏi phải mang biên lai đến nộp tiền tại kho bạc. Anh cảnh sát nhận tiền rồi bỏ qua không phạt nữa. Các vị có thấy không, người hối lộ thỉ tỏ vẻ khinh bỉ, người nhận hối lộ thì thẹn thùng, lại còn phải wai cả người phạm lỗi nữa chứ. Em bắt gặp nhiều lần, có điều, tiền còrắpsân chẳng bao giờ vượt quá 100 bath (tương đương 50 nghìn tiền Việt) đâu. Báo chí họ phê phán chuyện này dữ lắm.

Chuyện thứ hai :

Anh bạn tôi (Việt kiều mới sang lại) cùng thằng cháu 13 tuổi buổi tối (Thái gốc Việt) rỗi rãi nằm trên giường “tâm sự” với nó. Anh bảo:

- Cháu xem anh Đeng đấy, học giỏi, đỗ Thạc sĩ rồi, lương 4-5 vạn bath nuôi được cả bố mẹ và đang mua ngôi nhà trả góp này. Cháu phải cố gắng học giỏi như anh Đeng.

Thằng bé bỗng vùng dậy, đứng xuống đất chắp hai tay tận mũi, wai anh và nói:

- Cháu xin cảm ơn chú về lời dạy bảo. Cháu hứa sẽ cố học cho giỏi.

Posted Image

Và anh bạn tôi cũng buộc phải ngồi dậy, wai đáp lễ. Hình thức quá, phải không? Tôi cứ tủm tỉm cười một mình.

Nhưng thực ra, trong trường hợp này wai vừa có nghĩa là khẳng định một lời hứa, vừa là chấp nhận lời hứa đó: Thoả thuận như thế nhé!

Lại có trường hợp người ta wai mà không có “đối tác” trước mặt. Wai vọng thôi. Ấy là lúc ông lái xe của chúng tôi mỗi khi đi qua đền chùa, thậm chí một chiếc miếu nhỏ có tượng con voi ở ven đưởng cũng bỏ vôlăng, chắp tay wai. Một bà già ngồi xem tivi, khi thấy hình vua Bhumibol Adulyadej trong chương trình Thời sự cũng đứng dậy wai để tỏ lòng tôn kính.

trích từ bài "Chuyện nhặt dọc đường", nguồn:

http://www.vietimes.com.vn/vn/nguoiquansat/5745/index.viet

Share this post


Link to post
Share on other sites

ở Hàn Quốc có món "miên" chính là món miến ở Việt Nam. Có lẽ hoàng tử Lý Long Tường đã truyền lại nghề làm miến cho cư dân Hàn Quốc khi ông lưu lạc và đem theo 6000 gia nhân đến đây. Miến Hàn Quốc sợi to hơn miến Việt Nam nhưng mùi vị thì không khác mấy. Có lẽ lịch sử của món miến và nhưng món ăn cần đến miến như món nem chẳng hạn đã có it nhất từ thời nhà Lý rồi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhiều dân tộc có cách chào là chắp hai tay và cúi đầu như Ấn Độ, Lào, Myanmar … nhưng có lẽ không nơi nào phổ biến như Thái Lan, tuy các nhà học giả bảo gốc gác của nó là Ấn Độ. Chào mừng khi gặp gỡ, làm quen, từ biệt, cảm ơn… tất cả đều dùng một động tác ấy, mà cái bắt tay của người phương Tây chỉ nói lên một phần.

Chắp tay vái thực ra có xuất xứ từ người Việt. Điều tôi nói đây tất nhiên phải có cơ sở của nó. Chúng ta thấy người Trung Quốc, Ấn Độ - vốn coi là cái nôi của văn hóa Đông Phương - nhưng họ chỉ vái trong giao tiếp và với các nghi lệ tôn giáo một cách đơn giản. Nhưng ngược lại, người Việt thì cách vái, lạy, lễ, lỡi cực kỳ phức tạp. Bởi vậy, nếu không phải một nước văn hiến chú trọng nghi lễ thì khôngvb thể tạo ra những nghi lễ phức tạp như vậy. Sự lan truyền sang các nền va9n hóa khác như Ấn Độ, Trung Hoa chỉ là phần giản lược của nghi lễ này.

Các bạn hãy chú ý cách tế lễ nơi đình làng, hoặc tế thần ở Việt Nam sẽ thấy điều này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

ở Hàn Quốc có món "miên" chính là món miến ở Việt Nam. Có lẽ hoàng tử Lý Long Tường đã truyền lại nghề làm miến cho cư dân Hàn Quốc khi ông lưu lạc và đem theo 6000 gia nhân đến đây. Miến Hàn Quốc sợi to hơn miến Việt Nam nhưng mùi vị thì không khác mấy. Có lẽ lịch sử của món miến và nhưng món ăn cần đến miến như món nem chẳng hạn đã có it nhất từ thời nhà Lý rồi.

Miên và miến đều là phát âm từ tiếng Hán [緬] cả mà. Nó được làm bằng bột của củ giềng tinh (màu trắng) được trồng ở vùng trung du. Chính vì thế, thật là khó thuyết phục khi nói nó là sản phẩm của người Việt. Sản phẩm của người Việt xưa thường được chế biến từ gạo (lúa nước), như cơm, bánh chưng, bánh dày, bánh đa, bánh đúc, bánh nếp, bánh tro (gio), mỳ (bánh đa thái nhỏ thành sợi khi chưa khô hẳn rồi phơi tiếp đến khi khô), bánh cuốn, bánh hấp, bún, .... Đa số các đồ ăn của người Việt đều được gọi bằng từ thuần Việt, có một vài từ đồng âm với từ Hán Việt nên nhiều người hiểu nhầm. Thức ăn là thứ gắn với con người từ khi chưa có cả ngôn ngữ nên nó mang tính đặc thù ngôn ngữ khá cao.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Miên và miến đều là phát âm từ tiếng Hán [緬] cả mà. Nó được làm bằng bột của củ giềng tinh (màu trắng) được trồng ở vùng trung du. Chính vì thế, thật là khó thuyết phục khi nói nó là sản phẩm của người Việt. Sản phẩm của người Việt xưa thường được chế biến từ gạo (lúa nước), như cơm, bánh chưng, bánh dày, bánh đa, bánh đúc, bánh nếp, bánh tro (gio), mỳ (bánh đa thái nhỏ thành sợi khi chưa khô hẳn rồi phơi tiếp đến khi khô), bánh cuốn, bánh hấp, bún, .... Đa số các đồ ăn của người Việt đều được gọi bằng từ thuần Việt, có một vài từ đồng âm với từ Hán Việt nên nhiều người hiểu nhầm. Thức ăn là thứ gắn với con người từ khi chưa có cả ngôn ngữ nên nó mang tính đặc thù ngôn ngữ khá cao.

Nhưng vấn đề là tiếng Hán gọi là miến ấy từ đâu mà ra. Tất nhiên cũng không loại trừ cái tiếng Hán ấy phiên âm từ tiếng Việt khi văn minh Việt sụp đổ từ hàng ngàn năm trước. Theo tôi cách so sánh tiếng Hán Việt rồi cứ thế là quả quyết có nguồn gốc Hán là không có cơ sở.

Share this post


Link to post
Share on other sites

TH chỉ biết một điều người Trung Quốc hiện nay dùng độ tương quan DNA giữa con người với nhau để tìm nguồn gốc chung nhưng họ hầu như quy về nhân vật lịch sử Khổng Tử. Còn VN mình chẳng thấy đâu cả. Vì vậy TH hướng tới làm cái này trong tương lai nhằm mong muốn góp phần trong việc làm sáng tỏ nền văn hiến huyển vĩ Lạc Việt. Hy vọng thông qua minh chứng mối liên hệ về mặt di truyền con cháu thời nay (với nhân vật lịch sử đặc trưng của người Việt,..), TH thu được những bằng chứng khoa học hiện đại để có thể "nói chuyện" tay đôi với người Trung Quốc,... TH có quyền hy vọng.;) Hy vọng là hy vọng! Th cố gắng làm điều này bằng hết sức ngay khi có điều kiện. Cầu mong TH làm được! :lol:

Kính mong chú TS cho TH quẻ để xem trong đời mình TH đi được tới đâu trong vấn đề này.

Hiện mọi việc chỉ có trong đầu TH thôi hà! :lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhưng vấn đề là tiếng Hán gọi là miến ấy từ đâu mà ra. Tất nhiên cũng không loại trừ cái tiếng Hán ấy phiên âm từ tiếng Việt khi văn minh Việt sụp đổ từ hàng ngàn năm trước. Theo tôi cách so sánh tiếng Hán Việt rồi cứ thế là quả quyết có nguồn gốc Hán là không có cơ sở.

Việc phản biện miến của VN hay TQ không hề ảnh hưởng đến việc cháu ủng hộ quan điểm văn minh Lạc Việt là kế tiếp từ văn minh Thần Nông và Lịch sử của nên văn minh ấy tối thiểu cũng phải trên 4000 năm. Tuy nhiên, nếu muốn có chứng minh thì phải có bằng chứng và logic để khẳng định. Vì thế nếu cho rằng miến là do hoàng tử Lý Long Tường mang sang HQ thì hơi gán ghép. Nếu nói rằng nó xuất phát từ thời điểm xa hơn khi 1 nhánh của bộ tộc Bách Việt di cư đến đó thì còn có thể tin được. Vì Lịch sử các nước châu Á 1000 năm trở lại đây được ghi chép khá đầy đủ và đã phân định rõ ràng.

Mặt khác, miến không phải là thức ăn phổ biến của người Việt. Như trên đã nói, thức ăn phổ biến của người Việt được làm chủ yếu từ lúa gạo. Cư dân vùng lúa nước không thể lấy thức ăn làm từ củ giềng tinh (loại mọc ở trên cao, vùng khô lạnh) để làm thức ăn chính được. Không hề có truyền thuyết hay câu chuyện dân gian nào liên quan đến miến cả trong khi đó các loại bánh khác đều có một câu chuyện dân gian về sự xuất thân của nó. Cho dù sử Việt cổ bị đốt phá thì câu chuyện dân gian về nó vẫn còn. Các lĩnh vực khác thì không nói, nhưng riêng về ăn uống thì là thứ gắn liền với sinh mạng, không thể không có một dấu tích gì về nó được.

Việc TQ thôn tính các bộ tộc Bách Việt, không có nghĩa là cái gì hiện nay của TQ cũng thuộc về Bách Việt, chúng ta chỉ cần đòi lại phần văn hóa đã bị lấy cắp và đồng hóa. Việc đòi lại này phải có bằng chứng và luận chứng khoa học, không thể gán ghép theo cảm tính.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trước khi người Việt biết dùng lúa gạo thì trong cổ sử Việt truyền miệng đã cho biết dân tộc Việt dùng bột cây Quang Lăng làm lương thực. Hiện nay các loại bột như bột sắn, bột khoai...đều có trong danh sách lương thực của người Việt. Vậy không loại trừ miến là thức ăn từ bột của người Việt từ xa xưa sau đó truyền sang văn minh Hán.

Tuy đây không phải chi tiết quan trọng nhằm minh chứng cho Việt sử 5000 năm văn hiến. Nhưng trong hoàn cảnh Việt sử 5000 năm chưa được sáng tỏ thì tôi hy vọng chúng ta rất thận trọng khi đặt một vấn đề gì đó khiến người ta có thể hoài nghi vấn đề này.

Chúng ta có thể thấy - qua sự hiện hữu của chiếc bánh chưng bánh dầy rằng:

Cách đây hơn 3000 năm trước - sau khi chiến thắng quân Ận Thương - ông cha ta - là dân tộc đầu tiên và duy nhất trên thế giới đã dùng lương thực làm nên một biểu tượng văn hóa. Nếu bánh chưng bánh dầy chiếm giải nhất thì các loại giải nhì, ba tư, khuyến khích và không được giải là những món gì? Tất nhiên nó không thể chỉ là cái bánh chưng bánh dầy thi với cơm nắm muối vừng. Chúng ta hãy ngắm đĩa xôi đậu đen, xôi lạc, xôi gấc, bánh Xu xê (sau này có người cho là cách gọi chệch của bánh Phu thê)...chúng đều có ý nghĩa liên hệ tới hình tượng vũ trụ trong lý học Đông phương. Phải chăng đây chính là sản phẩm dự thi vào cuối thời Hùng vương thứ VI? Sau đó phải chăng tùy theo mức độ cao thấp của giải mà nó được dùng trong nghi lễ cúng tế gia tiên và thần linh? Tại sao cỗ cúng cứ phải có xôi? Tại sao con gà cúng ở miền Bắc luôn ngậm bông hồng màu đỏ? Có thể những chi tiết này còn sót lại ở Nam Trung Hoa hiện nay, nhưng những nghi lễ đó chắc chắn không từ văn minh Hoa Hạ.

Một quốc gia văn hiến thì nó phải được chứng tỏ tính văn hiến phổ biến trong văn hóa truyền thống.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Miên và miến đều là phát âm từ tiếng Hán [緬] cả mà. Nó được làm bằng bột của củ giềng tinh (màu trắng) được trồng ở vùng trung du. Chính vì thế, thật là khó thuyết phục khi nói nó là sản phẩm của người Việt. Sản phẩm của người Việt xưa thường được chế biến từ gạo (lúa nước), như cơm, bánh chưng, bánh dày, bánh đa, bánh đúc, bánh nếp, bánh tro (gio), mỳ (bánh đa thái nhỏ thành sợi khi chưa khô hẳn rồi phơi tiếp đến khi khô), bánh cuốn, bánh hấp, bún, .... Đa số các đồ ăn của người Việt đều được gọi bằng từ thuần Việt, có một vài từ đồng âm với từ Hán Việt nên nhiều người hiểu nhầm. Thức ăn là thứ gắn với con người từ khi chưa có cả ngôn ngữ nên nó mang tính đặc thù ngôn ngữ khá cao.

Rất có thể miến là món ăn của người Trung Quốc hoặc là từ Việt Nam truyền đến Trung Quốc. Phú Thọ vốn là vùng trung du nên củ giềng tiinh có lẽ không thiếu, hơn nữa kinh đô thời vua Hùng nươc ta là ở Phong Châu, Phú Thọ. Những món mỳ của người Hán thường làm bằng bột mì chứ không phải là từ bột sắn, giềng tinh hay gạo. Trong các tác phẩm điện ảnh hay truyền hình Rin86 dược biết thì chưa thấy xuất hiện món miến trong các phim Trung Quốc. Tất cả các món mỳ trỏng phim Trung Quốc mà Rin86 thấy đều không có món nào nhìn giống món miến cả. Những nước có món miến hoặc các loại bánh làm từ bột sắn mà rin86 được thấy qua phim ảnh là Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam, người Nhật có món bánh sắn dây rất gần gũi với người Việt.

Câu truyện giữa Trung Quốc và những nước Đông Á có lẽ gống như câu chuyện Nga và châu Âu. Nhưng Nga và châu Âu là câu chuyện mới còn Trung Quốc và Đông Á là câu chuyện đã bị nhiều lớp bụi mờ che phủ.

Có một câu chuyện sau đây về giống chè móc câu của Việt Nam. Có hai ông nhà văn tranh luận sứt đầu mẻ trán về giống chè móc câu, một ông thì cho là chè móc câu nhìn như lưỡi câu nên gọi là móc câu, ông kia cho là nó phải là chè mốc cau mới đúng và xuất xú của nó là tận Trung Hoa. Nhưng thật ra chè móc câu đúng tên là móc câu và được lấy giống từ Phú Thọ cách đâu chỉ vài chục năm thôi, vì hợp thổ nhưỡng vùn đất mới nên chè sinh trưởng tốt và trở nên có tiếng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Việc phản biện miến của VN hay TQ không hề ảnh hưởng đến việc cháu ủng hộ quan điểm văn minh Lạc Việt là kế tiếp từ văn minh Thần Nông và Lịch sử của nên văn minh ấy tối thiểu cũng phải trên 4000 năm. Tuy nhiên, nếu muốn có chứng minh thì phải có bằng chứng và logic để khẳng định. Vì thế nếu cho rằng miến là do hoàng tử Lý Long Tường mang sang HQ thì hơi gán ghép. Nếu nói rằng nó xuất phát từ thời điểm xa hơn khi 1 nhánh của bộ tộc Bách Việt di cư đến đó thì còn có thể tin được. Vì Lịch sử các nước châu Á 1000 năm trở lại đây được ghi chép khá đầy đủ và đã phân định rõ ràng.

Mặt khác, miến không phải là thức ăn phổ biến của người Việt. Như trên đã nói, thức ăn phổ biến của người Việt được làm chủ yếu từ lúa gạo. Cư dân vùng lúa nước không thể lấy thức ăn làm từ củ giềng tinh (loại mọc ở trên cao, vùng khô lạnh) để làm thức ăn chính được. Không hề có truyền thuyết hay câu chuyện dân gian nào liên quan đến miến cả trong khi đó các loại bánh khác đều có một câu chuyện dân gian về sự xuất thân của nó. Cho dù sử Việt cổ bị đốt phá thì câu chuyện dân gian về nó vẫn còn. Các lĩnh vực khác thì không nói, nhưng riêng về ăn uống thì là thứ gắn liền với sinh mạng, không thể không có một dấu tích gì về nó được.

Khi đặt chân đên Hàn Quốc, hoàng tử Lý Long Tường đã mở trường dạy học, có hàng ngàn người theo học, việc này được sử sách chép lại đầy đủ, nhưg các sử gia thường thì chép lại những việc hệ trọng còn món miến do dân gian tự truyền nhau cách làm nên không thể xác định được. Những chữ mà ta tưởng là Hán Việt thực ra là tiếng Việt hàn lâm (lý do dẫn đến suy luận này là do số lượng âm tiết trong tiếng Việt). Miến là món ăn chơi của người Việt, chỉ vào dịp lễ lạt nó mới được làm, miến là một trong 4 món không thể thiếu trên bàn thờ người Việt vào dịp tết. Nếu nói rằng miến xuất xứ từ Trung Hoa thì liệu có câu truyện nào về nguồn gốc của nó không? Người Việt ăn măng vào dịp tết nhưng liệu có câu truyện nào về món măng không? Hơn nữa cách làm miến cũng giống như cách làm bánh đa nem tức là rất chuyên nghiệp, không phải gia đình nào cũng làm được mà phải có làng nghề chuyên biệt. Còn các món mỳ của Trung Hoa thì rất đơn giản và mọi gia đình đều có thể nhào bột mỳ, cán, rồi cắt ra ăn. Việc miến là món ăn truyền thống của người Việt là do dựa trên cách làm của nó khác hẳn với cách làm mỳ của người Hán mà giống cách làm bánh đa nem, bánh phở... của người Việt hơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trước khi người Việt biết dùng lúa gạo thì trong cổ sử Việt truyền miệng đã cho biết dân tộc Việt dùng bột cây Quang Lăng làm lương thực. Hiện nay các loại bột như bột sắn, bột khoai...đều có trong danh sách lương thực của người Việt. Vậy không loại trừ miến là thức ăn từ bột của người Việt từ xa xưa sau đó truyền sang văn minh Hán.

Tuy đây không phải chi tiết quan trọng nhằm minh chứng cho Việt sử 5000 năm văn hiến. Nhưng trong hoàn cảnh Việt sử 5000 năm chưa được sáng tỏ thì tôi hy vọng chúng ta rất thận trọng khi đặt một vấn đề gì đó khiến người ta có thể hoài nghi vấn đề này.

Chúng ta có thể thấy - qua sự hiện hữu của chiếc bánh chưng bánh dầy rằng:

Cách đây hơn 3000 năm trước - sau khi chiến thắng quân Ận Thương - ông cha ta - là dân tộc đầu tiên và duy nhất trên thế giới đã dùng lương thực làm nên một biểu tượng văn hóa. Nếu bánh chưng bánh dầy chiếm giải nhất thì các loại giải nhì, ba tư, khuyến khích và không được giải là những món gì? Tất nhiên nó không thể chỉ là cái bánh chưng bánh dầy thi với cơm nắm muối vừng. Chúng ta hãy ngắm đĩa xôi đậu đen, xôi lạc, xôi gấc, bánh Xu xê (sau này có người cho là cách gọi chệch của bánh Phu thê)...chúng đều có ý nghĩa liên hệ tới hình tượng vũ trụ trong lý học Đông phương. Phải chăng đây chính là sản phẩm dự thi vào cuối thời Hùng vương thứ VI? Sau đó phải chăng tùy theo mức độ cao thấp của giải mà nó được dùng trong nghi lễ cúng tế gia tiên và thần linh? Tại sao cỗ cúng cứ phải có xôi? Tại sao con gà cúng ở miền Bắc luôn ngậm bông hồng màu đỏ? Có thể những chi tiết này còn sót lại ở Nam Trung Hoa hiện nay, nhưng những nghi lễ đó chắc chắn không từ văn minh Hoa Hạ.

Một quốc gia văn hiến thì nó phải được chứng tỏ tính văn hiến phổ biến trong văn hóa truyền thống.

Cháu đồng ý với chú, nhưng cháu chỉ thắc mắc ở 2 điểm:

1. Đúng là trước khi trồng (thuần dưỡng ) được lúa gạo thì người Việt có thể ăn các loại củ, quả mọc tự nhiên. Nhưng cách chế biến sơ khai nhất phải nói là cơm vì chỉ cần dụng cụ thô sơ để chà lớp vỏ, sau đó đến bánh, chỉ cần giã nhỏ gạo rồi gói với lá. Nếu so với thủ thuật làm miến thì cần phải nghiền nhỏ thành bột mịn, sau đó phải có dụng cụ tinh xảo để chế thành sợi mảnh. Do vậy, cơm gạo phải có trước bún miến.

2. Chính truyền thuyết bánh chưng bánh dầy đã minh chứng cho việc Lang Liêu là người đầu tiên sáng tạo ra cách biết chế biến thức ăn từ gạo khác với cơm. Do vậy, bánh chưng bánh dầy phải có sớm hơn bún miến mỳ. Bánh chưng, bánh dầy đúng là sự sáng tạo, vì sao sự sáng tạo của miến (để được lâu hơn) và có muộn hơn lại không có 1 câu chuyện nào về nó.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chính truyền thuyết bánh chưng bánh dầy đã minh chứng cho việc Lang Liêu là người đầu tiên sáng tạo ra cách biết chế biến thức ăn từ gạo khác với cơm. Do vậy, bánh chưng bánh dầy phải có sớm hơn bún miến mỳ. Bánh chưng, bánh dầy đúng là sự sáng tạo, vì sao sự sáng tạo của miến (để được lâu hơn) và có muộn hơn lại không có 1 câu chuyện nào về nó.

Rin86 thắc mắc điều này, đó là tại sao Lang Liêu lại là người đầu tiên nghĩ ra cách chế biến này? Theo Rin86 thì Lang Liêu đã nghĩ ra món ăn này với ý nghĩa đặc biệt của nó chứ chưa chắc đây là lần đầu tiên món tương tự như bánh chưng được chế biến. Còn câu chuyện về sự ra đời của miến thì có thể nó bị thất truyền như chuyện làm ra bánh tẻ, bánh gai, bánh nẳng... chẳng hạn. Hoặc đơn giản nó là một món ăn do một người sáng dạ nghĩ ra dựa theo cách làm bánh đa nem, ông ta đã đặt tên cho nó là miến vậy thôi. Và bánh đa nem của Việt Nam hoàn toàn khác Trung Quốc, bánh của Trung Quốc làm bằng bột mỳ cán mỏng và không có vết lằn của tấm phên phơi bánh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rin86 thắc mắc điều này, đó là tại sao Lang Liêu lại là người đầu tiên nghĩ ra cách chế biến này? Theo Rin86 thì Lang Liêu đã nghĩ ra món ăn này với ý nghĩa đặc biệt của nó chứ chưa chắc đây là lần đầu tiên món tương tự như bánh chưng được chế biến. Còn câu chuyện về sự ra đời của miến thì có thể nó bị thất truyền như chuyện làm ra bánh tẻ, bánh gai, bánh nẳng... chẳng hạn. Hoặc đơn giản nó là một món ăn do một người sáng dạ nghĩ ra dựa theo cách làm bánh đa nem, ông ta đã đặt tên cho nó là miến vậy thôi. Và bánh đa nem của Việt Nam hoàn toàn khác Trung Quốc, bánh của Trung Quốc làm bằng bột mỳ cán mỏng và không có vết lằn của tấm phên phơi bánh.

Lâu không đọc lại bài viết nên không nhớ là chính Rin86 đã viết nó. Tại sao Rin86 lại có lúc có những suy nghĩ như thế nhỉ? Không hiểu nổi :rolleyes: bùn cười quá :wacko:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sau khi thích “Phở” nay người Mỹ gọi bánh mì VN là “loại sandwich ngon nhất thế giới”

Posted Image

“Bánh mì Việt Nam” - Nhìn thấy đã thèm. . .

Món bánh mì thì người Việt nào cũng biết, nhưng theo lời ký giả Jannifer Biggs của báo Memphis Commercial Appeal, thì trong số 303 triệu người Mỹ, rất ít người biết “bánh mì”của người Việt hấp dẫn đến mức nào.Đây là thiếu sót lớn vì theo bà, bánh mì VN là “một trong các loại sandwich ngon nhất thế giới”.

Bánh mì là sản phẩm chắc chắn đến do lịch sử VN bị Pháp đô hộ lâu dài nhưng nếu hiện nay nó thay đổi chút ít là do “hơi hướm VN” thêm vào rất hay ho.

Mối “hôn nhân Việt-Pháp” là nếu người Pháp chế ra bánh barguette, paté và sốt mayonnaise thì phần đóng góp của dân Việt chính là đồ chua, gia vị và một số sản phẩm có một không hai như “lỗ tai heo ngâm dấm”chẳng hạn.

Cái hay là người Việt đã biết bổ sung những món của Tây như xúc xích, ba tê bằng nhiều món “kinh hồn” khác như ba tê gan gà, xíu mại và thịt lợn nướng, kèm theo các món chua, có thể làm khẩu vị bạn ngất ngư.

Vì thế ký giả Biggs “hô hào” là Tết đến, thực phẩm VN rất nhiều và ngon hết sức, nhưng nhiều người Mỹ nên hãy bắt đầu bằng cách nếm bánh mì VN, một trong “các loại sandwich ngon nhất thế giới” xem sao..

Nguyễn Dương, source commercialappeal.com / Calitoday News

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Việc phản biện miến của VN hay TQ không hề ảnh hưởng đến việc cháu ủng hộ quan điểm văn minh Lạc Việt là kế tiếp từ văn minh Thần Nông và Lịch sử của nên văn minh ấy tối thiểu cũng phải trên 4000 năm. Tuy nhiên, nếu muốn có chứng minh thì phải có bằng chứng và logic để khẳng định. Vì thế nếu cho rằng miến là do hoàng tử Lý Long Tường mang sang HQ thì hơi gán ghép. Nếu nói rằng nó xuất phát từ thời điểm xa hơn khi 1 nhánh của bộ tộc Bách Việt di cư đến đó thì còn có thể tin được. Vì Lịch sử các nước châu Á 1000 năm trở lại đây được ghi chép khá đầy đủ và đã phân định rõ ràng.

Mặt khác, miến không phải là thức ăn phổ biến của người Việt. Như trên đã nói, thức ăn phổ biến của người Việt được làm chủ yếu từ lúa gạo. Cư dân vùng lúa nước không thể lấy thức ăn làm từ củ giềng tinh (loại mọc ở trên cao, vùng khô lạnh) để làm thức ăn chính được. Không hề có truyền thuyết hay câu chuyện dân gian nào liên quan đến miến cả trong khi đó các loại bánh khác đều có một câu chuyện dân gian về sự xuất thân của nó. Cho dù sử Việt cổ bị đốt phá thì câu chuyện dân gian về nó vẫn còn. Các lĩnh vực khác thì không nói, nhưng riêng về ăn uống thì là thứ gắn liền với sinh mạng, không thể không có một dấu tích gì về nó được.

Việc TQ thôn tính các bộ tộc Bách Việt, không có nghĩa là cái gì hiện nay của TQ cũng thuộc về Bách Việt, chúng ta chỉ cần đòi lại phần văn hóa đã bị lấy cắp và đồng hóa. Việc đòi lại này phải có bằng chứng và luận chứng khoa học, không thể gán ghép theo cảm tính.

Share this post


Link to post
Share on other sites