trananhanhthu

DỊCH HỌC ĐƠN GIẢN MÀ HIỆU QUẢ

28 bài viết trong chủ đề này

Thực ra nói Dịch học đơn giản để cho khí thế thôi.Dịch học rất phức tạp,bởi vì;

Phạm vi ứng dụng của Dịch học rất rộng,từ dự báo thời tiết thiên nhiên,đến phong thủy trạch cát,rồi thì y học cổ chuyền đến vận mệnh nhân thể con người.Ở ta nay còn đưa Dịch học vào dự báo thị trường chứng khoán tài chính.

Cách gieo quẻ cũng hết sức đa dạng, từ gieo quẻ bằng đồng tiền cổ,đến gieo quẻ bằng thẻ tre đồ vật,tù gieo quẻ băng thời gian đến gieo quẻ bằng cái vô hình như giấc mơ, thậm chí số điện thoại của cá nhân cũng có thể gieo quẻ luận cát hung.

Hình thức của quẻ cũng rất nhiều,từ quẻ biểu diễn bằng các vạch,đến quẻ biểu diễn bằng hào,từ quẻ biểu diễn bằng quan hệ lục thân,đến quẻ không biểu diễn thành quẻ vẽ trên giấy mà là tượng quẻ.

Cách luận quẻ cũng có thật nhiều cách,từ luận quẻ bằng lời Kinh,đến luận quẻ bằng Dịch chuyện.Từ luận quẻ bằng tượng loại vạn vật,đến luận quẻ bằng quan hệ Lục thân.

Nói qua về lục thân,người xưa đã khẳng định : Cái sinh ra "NÓ",là phụ mẫu.Cái Nó sinh ra là Tử tôn.Cái kiểm soát Nó, là Quan quỷ.Cái Nó kiểm soát là Thê tài.

Hiểu được ý nghĩa và mối quan hệ sinh khắc của các thuật ngữ trên cũng đủ toát mồ hôi.Thật là : Mớ bòng bong không biết đầu đâu mà rút.

Tuy nhiên,trong những hoàn cảnh nhất định,không đòi hỏi có thông tin chi tiết,thì việc gieo quẻ khá dễ dàng,và chỉ cần luận theo tượng quẻ.Trong bài "Tứ trụ dự đoán học thật là kỳ diệu",tuy viết về môn Tứ trụ nhưng các ví dụ đưa ra lại toàn là gieo quẻ Dịch.

Một số vấn đề nghe có vẻ mâu thuẫn,quý vị nào mà quan tâm đến Dịch học hãy cùng thảo luận tại topic này,đúng sai âu cũng tiếng cười.

*Câu hỏi 1: Vạn vật,vạn việc trong trời đất làm sao lại chỉ giải trong 8 nhân 8 là 64 quẻ vậy ?

*Câu hỏi 2 : Lịch pháp bên Ta,lịch pháp bên Tàu,lịch pháp bên Tây,vậy nên theo lịch pháp nào đây ?

*Câu hỏi 3 : Nếu gieo quẻ Dịch cho 2 anh em sinh đôi,2 người giống nhau như 2 giọt nước,vậy kết quả có giống nhau chăng ?

Nào,mời tất cả ACE cùng thảo luận.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi thấy câu hỏi 1 của bạn có ý la lá như câu nói của Thiệu Ung:"Mười phân thành trăm, trăm phân thành ngàn, ngàn phân thành vạn...càng to thì càng nhỏ, càng nhỏ thì càng to, hợp thành một, triển khai ra thì thành vạn vật". Ý nó thế nào thì tùy quý vị.

Xét về lịch tôi thấy ko quan trọng, thử thì biết thôi.

Khi xem cho 2 người sinh đôi, mối người tự lấy 3 đồng gieo là có 2 quẻ khác nhau thôi.

Vài lời góp ý chỉ mong Dịch Học phát triển.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi xin hưởng ứng thảo luận chủ đề của bác trananhanhthu.

Thực ra nói Dịch học đơn giản để cho khí thế thôi.Dịch học rất phức tạp

Điều này thì chắc ai cũng công nhận rồi. Nhưng theo tôi, sở dĩ chúng ta thấy một vấn đề gì đó phức tạp chủ yếu vì chúng ta mới chỉ nắm vấn đề đó một cách chưa đầy đủ, chỉ là một số hình thức bề ngoài, hiểu biết về nó còn ít, chưa rõ bản chất, chưa rõ phương pháp luận chứ, thực ra, chân lý vốn rất giản dị. Vì thế, hiện nay chúng ta thấy Dịch học thật quá phức tạp là do học thuyết cơ sở của nó là học thuyết ADNH đã bị thất truyền hàng ngàn năm, một thời gian thật khủng khiếp đối với sự phát triển của tri thức! Cái còn lại chỉ là những mảnh vụn ứng dụng không gốc, biến dạng và sai lệch theo năm tháng mà chẳng có cách nào hữu hiệu để kiểm chứng. Vì thế, chúng ta phải nghiên cứu, khảo sát, nghiền ngẫm cả đống kinh nghiệm tích lũy qua hàng ngàn năm của cổ nhân và của cả chính chúng ta hiện nay mà không có phương pháp luận thực sự đúng đắn. Như vậy, tất nhiên ta phải thấy Dịch học thật bất định, rối rắm, phức tạp. Đúng như bạn nói:

Thật là : Mớ bòng bong không biết đầu đâu mà rút.

Thậm chí, nhiều người kết luận Dịch học là phi khoa học, thiếu cơ sở, mê tín dị đoan và sổ toẹt là xong. Đỡ mệt đầu!

Chính vì vậy, chẳng lượng sức mình, tôi cố gắng xây dựng “Cơ sở học thuyết ADNH” và trình bày kết quả bước đầu trong chuyên mục cùng tên trên diễn đàn này với mục tiêu có được cơ sở lý luận cho nghiên cứu Dịch học nói riêng và các môn học ADNH nói chung. Hy vọng rằng, những nghiên cứu còn thô sơ đó sẽ được những người bạn nghiêm túc đồng chí hướng bổ xung và dần dần hoàn thiện.

Tham gia thảo luận chủ đề này, tôi xin dùng những quan điểm trong chuyên mục “Cơ sở học thuyết ADNH” – Vô Trước làm cơ sở.

*Câu hỏi 1: Vạn vật,vạn việc trong trời đất làm sao lại chỉ giải trong 8 nhân 8 là 64 quẻ vậy ?

Theo “Cơ sở học thuyết ADNH” – Vô Trước, một sự vật bất kỳ có thể biểu diễn bằng các mô hình Tam tài, Ngũ hành, Bát quái và Địa chi (khái niệm và ý nghĩa của chúng đã được trình bày rõ ràng trong tiểu luận). Bát quái là ký hiệu cho những lực lượng âm, dương trong sự vật có bản chất mà các quái đó đại diện (Bản chất các lực lượng đó và quá trình hình thành của chúng cũng được đề cập trong chuyên mục)

Trong sự vật, ngoài 8 quái đại diện cho những lực lượng âm, dương còn hai lực lượng rất quan trọng là Thổ âm và Thổ dương. Như vậy, trong sự vật có tới 10 lực lượng với bản chất ADNH khác nhau: 8 lực lượng âm dương và 2 lực lượng thuộc Thổ trung tính.

Những lực lượng này tương tác với nhau hình thành các quan hệ trong sự vật. Một quan hệ có 2 đối tượng chính là chủ và khách, dương và âm. Do đó, giữa 2 lực lượng ta có thể phân biệt 2 trường hợp quan hệ khi chúng đổi vai trò chủ, khách cho nhau. Và vì thế, trong sự vật phải có phải có 10 x 10 = 100 quan hệ giữa các lực lượng ADNH với nhau. Trong 100 quan hệ này, 8 lực lượng âm, dương, ký hiệu bởi 8 quái, hình thành 64 quan hệ âm dương. 8 lực lượng âm dương đó kết hợp với 2 lực lượng Thổ âm và Thổ dương hình thành 36 quan hệ có sự tham gia của Thổ âm hoặc Thổ dương.

Người ta biểu diễn các quan hệ giữa các lực lượng âm, dương bằng ký hiệu quẻ dịch gồm một lực lượng ở nội quái (chủ) và một lực lượng ở ngoại quái (khách). Như vậy, 64 quẻ dịch chính là ký hiệu 64 quan hệ giữa 8 lực lượng âm, dương trong sự vật có bản chất được biểu diễn bằng các quái. Để mô tả đầy đủ các quan hệ ADNH trong sự vật cần thêm vào 36 quan hệ khác có sự tham gia của Thổ âm, Thổ dương là:

Thổ dương/Càn; Thổ dương/Khảm; Thổ dương/Chấn; Thổ dương/Cấn; Thổ dương/Khôn; Thổ dương/Ly; Thổ dương/Tốn; Thổ dương/Đoài

Thổ âm/Càn; Thổ âm /Khảm; Thổ âm /Chấn; Thổ âm /Cấn; Thổ âm /Khôn; Thổ âm /Ly; Thổ âm /Tốn; Thổ âm /Đoài

Càn/Thổ dương; Khảm/Thổ dương; Chấn/Thổ dương; Cấn/Thổ dương; Khôn/Thổ dương; Khôn/Thổ dương; Ly/Thổ dương; Tốn/Thổ dương; Đoài/Thổ dương.

Càn/Thổ âm; Khảm/Thổ âm; Chấn/Thổ âm; Cấn/Thổ âm; Khôn/Thổ âm; Khôn/Thổ âm; Ly/Thổ âm; Tốn/Thổ âm; Đoài/Thổ âm

Thổ dương/Thổ dương; Thổ âm/Thổ âm; Thổ dương/Thổ âm; Thổ âm/Thổ dương.

Vậy, nếu nói quẻ dịch là ký hiệu mô tả quan hệ giữa các lực lượng ADNH trong sự vật thì tại sao chỉ dùng 64 quẻ tức 64 quan hệ trong khi có tới 100 quan hệ? Liệu có phải bị sai sót, thiếu mất 36 quan hệ hay không?

Không phải vậy!

Trong phần Trường khí của chuyên mục “Cơ sở học thuyết ADNH” – Vô Trước, có đề cập đến các nguyên lý Nam Khôn - Nữ Cấn, Nam Càn – Nữ Đoài, Nam Càn – Nữ Khôn khi xét ảnh hưởng của trường khí cảm ứng từ bên ngoài lên sự vật. Tức là, trường khí của một sự vật cảm ứng lên sự vật khác, khi vận động tới Thổ thì tác động cảm ứng tương đương như Càn, Khôn, Cấn, Đoài tùy từng trường hợp đã được mô tả. Như vậy, trường khí cảm ứng chỉ vận động qua 8 quái (không vào trung cung), do đó có chỉ có 8 x 8 = 64 quan hệ giửa trường khí cảm ứng lên sự vật và các lực lượng chịu ảnh hưởng trong sự vật đó.

64 quẻ dịch khi xử dụng trong các môn dự đoán học chính là ký hiệu mô tả ảnh hưởng của các thành phần trường khí bên ngoài (ngoại quái) lên các lực lượng âm dương trong sự vật (ngoại quái). Trường khí cảm ứng này không vào trung cung mà chỉ vận động qua các lực lượng âm dương (nội quái) của sự vật. Vì thế, khi phân tích ảnh hưởng của một sự vật này lên sự vật khác chì cần xét 64 quan hệ biểu diễn bằng 64 quẻ dịch là đủ, không cần xét tới 100 quan hệ trong sự vật.

*Câu hỏi 2 : Lịch pháp bên Ta, lịch pháp bên Tàu, lịch pháp bên Tây, vậy nên theo lịch pháp nào đây ?

Vì chúng ta đang xử dụng các môn dự đoán học có lý thuyết cơ sở là học thuyết ADNH nên cần xử dụng lịch pháp nào phù hợp với học thuyết ADNH nhất. Lịch pháp bên Tây không dựa trên cơ sở học thuyết ADNH tất nhiên không nên dùng trong các môn ứng dụng của học thuyết này. Các phương pháp làm lịch bên Ta và bên Tàu, theo tôi, cái nào phù hợp nhất với học thuyết ADNH thì nên dùng. Vấn đề ở chỗ khó khăn trong việc xác định lịch pháp nào phù hợp nhất với học thuyết ADNH khi học thuyết này đã bị thất truyền và còn nhiều tranh cãi trong phương pháp làm lịch chưa ngã ngũ.

Có lẽ trong trường hợp này, nếu không thể khẳng định được lịch pháp Ta hay Tàu phù hợp hơn với học thuyết ADNH thì ta nên căn cứ vào kinh nghiệm thực tế lâu năm của những người chuyên thực hành lĩnh vực này.

*Câu hỏi 3 : Nếu gieo quẻ Dịch cho 2 anh em sinh đôi,2 người giống nhau như 2 giọt nước,vậy kết quả có giống nhau chăng ?

Về vấn đề này tôi xin post nguyên văn bài viết của tôi trong chuyên mục định mệnh có thật hay không của diễn đàn bàn về tính chính xác của các phương pháp dự đoán cổ theo học thuyết ADNH:

GIỚI HẠN CỦA CÁC MÔN DỰ ĐOÁN CỔ

Trong nền Văn hóa Đông Phương tồn tại rất nhiều những môn dự đoán học khác nhau như Tử vi, Thái ất, Lục nhâm, Độn giáp, Bát tự Hà lạc, Tứ trụ, Phong thủy, Bói dịch, … mà độ tin cậy của nó đã được thử thách, chọn lọc qua hàng ngàn năm, cho đến nay còn làm kinh ngạc biết bao trí giả uyên bác. Hầu hết những môn dự đoán đó đều có cơ sở lý thuyết là học thuyết ADNH. Tuy nhiên, bên cạnh những lời dự đoán chính xác cũng còn không ít những dự đoán sai lệch nhiều. Lý do được đưa ra là do học thuyết cơ sở của chúng là ADNH bị thất truyền và trình độ người dự đoán chưa đủ thâm hậu.

Lý do này không sai nhưng liệu có phải là tất cả?

Giả sử học thuyết ADNH không bị thất truyền, trình độ người dự đoán cao siêu thì dự đoán làm sao cho trung bình 12000 người có lá số Tử vi như nhau (có chung 4 thông số năm, tháng, ngày giờ sinh) trên thế giới ? Liệu họ có chung một số phận hay không ? Rõ ràng họ có những số phận rất khác nhau.

Như vậy, phải chăng các môn dự đoán đó không đáng tin cậy, và học thuyết cở sở của chúng là học thuyết ADNH là thiếu cở sở khoa học ? Cũng không phải như vậy, vì nếu thế ta không lý giải được sức sống mãnh liệt của chúng qua hàng ngàn năm bất chấp sự tiến bộ như vũ bão của khoa học kỹ thuật ngày nay.

Nguyên nhân chính là ở tính giới hạn của các dữ kiện được xử dụng của các môn dự đoán.

Nguyên lý dự đoán của các môn này là căn cứ vào tương tác của các trường khí ADNG ảnh hưởng tới đối tượng dự đoán. Các trường khí được xử dụng thông thường là những trường khí biến đổi theo năm, tháng, ngày, giờ là chính. Đồng ý rằng, đó là những trường khí cơ bản, quan trọng nhưng không phải là tất cả. Ví dụ như ở môn Tử vi, người ta dùng 4 thông số năm, tháng, ngày, giờ xây dựng nên cấu trúc trường khí ảnh hưởng tới số mệnh con người thông qua một mô hình vị trí hơn 120 sao để dự đoán. Nhưng chưa chắc hơn 120 sao đó là đã đầy đủ hết các yếu tố ảnh hưởng tới đời sống con người. Thế còn các yếu tố trường khí vận động theo nguyên, vận, Thái ất, những trường khí đặc trưng cho vị trí địa lý của đối tượng, từng cái cây, góc đường, ụ đất, con sông, con suối, … hàng xóm, bạn bè, … (theo học thuyết ADNH chúng đều có trường khí ảnh hưởng) … thì hoàn toàn không được xét đến. Những trường khí đó nhiều khi có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống đối tượng do tính trực tiếp tiếp xúc với đối tượng của nó. Và còn biết bao những trường khí ảnh hưởng khác mà ta chưa biết hết, … Như vậy, do không thể xét hết các trường khí có thể ảnh hưởng tới đối tượng mà dự đoán cũng không thể chính xác hoàn toàn cho dù trình độ người dự đoán có cao thâm đi nữa.

Như vậy, sai lệch của các môn dự đoán đó không chỉ nằm trong khả năng của người dự đoán, sự thất truyền của học thuyết cơ sở, mà còn là yếu tố nội tại của bản thân môn dự đoán do tính giới hạn của những dữ liệu dùng để dự đoán. Đó là một lý do quan trọng giới hạn khả năng của các môn dự đoán cổ. (Ở đây tôi chưa đề cập đến một lý do quan trọng khác mà tôi đã trình bày ở bài viết trước về tính xác suất của tương lai hay định mệnh chỉ là một xác suất, ảnh hưởng tới sự chính xác của kết quả dự đoán)

Nói như thế không phải là phủ nhận giá trị của các môn dự đoán đó, mà nhận thức chính xác hơn giới hạn của chúng mà thôi. Như đã nói, các dữ liệu được xét khi dự đoán của chúng có thể là những dữ liệu quan trọng nhất, nên kết quả dự đoán chỉ là những nét chính, cơ bản nhất, là cái xu thế chứ không thể là cái nhất định phải thế. Đó cũng chính là cơ sở cho các biện pháp có thể hóa giải hay giảm nhẹ những tai họa có thể sảy ra, được dự báo trước trong số phận mỗi cao người.

Như vậy, gieo quẻ dịch cho hai anh em sinh đôi giống nhau như hai giọt nước này sẽ chưa chắc giống nhau. Có thể khi luận quẻ có lẽ kết quả về cơ bản cùng một xu thế.

Như vậy, tôi đã bàn đến cả 3 câu hỏi của bác Trannhanhthu theo quan điểm của chuyên mục “Cơ sở học thuyết ADNH” – Vô Trước. Mong các ACE cho ý kiến.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cám ơn Vo Truoc đã hưởng ứng chủ đề này,cũng rất vui vì VoTruoc đã thảo luận nghiêm túc.

Dich học là môn khoa học nghiên cứu về Dịch và Dịch lý,Dịch hàm chứa ý nghĩa vạn vật vận động và biến đổi không ngừng,gồm cả cái nhìn thấy được như cái cây ngọn cỏ,mặt trăng mặt trời,đến cái không nhìn thấy được như ý thức,tình cảm :hỉ nộ ái ố...

DỊch học lấy học thuyết Bát quái để biểu diễn và đo lường độ mạnh yếu của các yếu tố cấu thành nên sự vật.Lấy học thuyết Ngũ hành để đinh ra mối quan hệ và quy luật tương tác giữa các yếu tố trong bản thân sự vật ta đang khảo sát.

Dịch học mang 3 tính chất cơ bản

*Tính triết học

*Tính Chính trị

*Tính ứng dụng

Ba tính chất cơ bản này những bài sau tôi sẽ phân tích kỹ.

Vo Truoc có đưa ra vấn đề cơ sở lý luận cổ bị thất truyền,theo tôi không hẳn thế.

Nếu chúng ta thừa nhận tiên đề của triết học Các-Mác "Vật chất luôn luôn vận động và phát triển không ngừng" là đúng,thì theo thời gian bất cứ bộ môn khoa học nào cũng có sự thay đổi,kết quả của khoa học sau là kế thừa của kết quả khoa học trước nó.

Lấy ví dụ,cho dù ngày nay ta khai quật được bộ xương hoàn chỉnh của Khủng long bạo chúa,rồi lại đắp thịt vào cho nó,rồi lại khoác cho nó bộ da chi tiết đến từng sợi lông để nghiên cứu và cho dù với công nghệ sinh học ta nhân bản từ một tế bào còn sống ,được bảo quản ở vùng cực Xibiri mô của khủng long.Thì khủng long bạo chúa cũng không có đất để tồn tại và phát triển được.Khủng long tất yếu phải được thay bằng những đàn bò cao sản,những đàn cừu nhiều lông.

Hàng ngày người ta chỉ nhắc có bây nhiêu loài động vật,thực vật bị tuyệt chủng,mà không khảo sát có bao loài động thực vật mới xuất hiện.

Thực ra ,tôi chưa có thời gian đọc bài viết nào của anh,nên cũng khó thảo luận.

Ví dụ,ADNH là viết tắt của những từ gì tôi luận mãi không ra,anh có thể giải thích rõ được không.

Mọi học thuyết,mọi bộ môn khoa học,mà ngay cả 1 cuốn tiểu thuyết,khởi đầu đều phải dựa vào 1 mệnh đề,mà mệnh đề này mặc nhiên được 1 bộ phận người trong XH thừa nhận,1 bộ phận người trong xh,nhỏ thì là 1 tổ chức.lớn thì cả xh.Thời gian có thể là hiện tại,có thể là trong tương lai.Mệnh đề này mặc nhiên được thừa nhận,không phải chứng minh,thì mệnh đề đó gọi là "Tiên đề".

Như bài anh viết trên đây,là đang nghiên cứu cơ sở ADNH,vậy anh lấy Tiên đề là gì vậy.

Nếu tôi chưa kịp trả lời các bài viết của anh,mong anh cứ tiếp tục,để bạn đọc học hỏi.

Hen gặp lại

Share this post


Link to post
Share on other sites

ADNH là viết tắt của những từ gì tôi luận mãi không ra,anh có thể giải thích rõ được không.

Thật bất ngờ quá! ADNH là Âm Dương Ngũ Hành. Không biết bạn đùa hay hỏi thật!

Thực ra ,tôi chưa có thời gian đọc bài viết nào của anh,nên cũng khó thảo luận.

Nếu vậy thì khó thảo luận với nhau thật. Rất tiếc, nhưng biết làm sao được. Bài viết của tôi khá dài. Tất cả những thảo luận của tôi trên diễn đàn này đều lấy đó làm cơ sở.

Vo Truoc có đưa ra vấn đề cơ sở lý luận cổ bị thất truyền,theo tôi không hẳn thế.

Đến cả cái này mình cũng không thống nhất thì chắc khó thảo luận lắm. Cơ sở của Dịch lý là học thuyết Âm dương ngũ hành (ADNH), theo tôi đã thất truyền từ rất lâu rồi, Dịch lý và nhiều môn dự đoán cổ khác chỉ là những ứng dụng cụ thể của học thuyết này còn lưu truyền tới ngày nay với những logic thiếu cái gốc nền tảng vững chắc nên mỗi người hiểu mỗi kiểu mà rất khó biết ai đúng ai sai. Ngay những đồ hình cơ bản nhất có tính nền tảng như Lạc thư, Hà đồ, Tiên thiên, Hậu thiên bát quái, Lục thập hoa giáp ... đến nay cũng còn nhiều tranh cãi ngược hẳn nhau nữa là những cái khác. Đơn giản nhất như tính âm dương của các số chẵn lẻ mà ngay trên diễn đàn này anh chị em thảo luận bao nhiêu bài mà hình như cũng chưa thống nhất....

Tóm lại, khi thảo luận với nhau vấn đề gì đó chúnhh ta cần thống nhất một số cơ sở qui chiếu thì mới có kết quả được. Nếu không thì chắc mỗi người lại giữ quan điểm của mình thôi, và như vậy thật thiếu hiệu quả.

Tuy nhiên, tôi biết rằng, thống nhất với nhau được hệ qui chiếu về Dịch lý, về học thuyết Âm dương ngũ hành ADNG không phải đơn giản do bị thất truyền hàng ngàn năm. Mỗi người đành vui lòng thỏa mãn với những gì mình rút ra được trong thảo luận tùy vào căn cơ của mình vậy.

Khi bạn đã đưa ra vấn đề thảo luận, tôi chắc bạn đã có chủ ý và hệ thống quan điểm của mình. Tôi xin trân trọng lắng nghe.

Thân mến.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mọi người văn hay chữ tốt thường hay bắt đầu nghiên cứu lý luận từ những lý thuyết còn tôi thích đi từ thực tế hơn. Mỗi khi nói tới Mai Hoa Dịch Số thì ai biết về nó đều nghĩ tới việc dùng thể dụng ngũ hành sinh khắc để luận, nếu nay tôi bác bỏ thuyết đó dĩ nhiên sẽ không ít người khiển trách, cũng dễ hiểu vì cái thuyết đó ngấm lâu lắm rồi, vì trong sách nó dạy như thế, muốn luận thì phải dùng thể dụng sinh khắc. Nó quá rõ ràng, mà nghiên cứu khoa huyền bí lại có sự rõ ràng thì tôi sinh nghi ngờ. Thử nhớ lại coi người xưa đã dạy gì, âm âm dương dương trong âm có dương trong dương có âm, hư hư thực thực thật thật giả giả trong thật có giả trong giả có thật. Xét về những ví dụ trong MHDS, thử hỏi có bao nhiêu phần trăm là dùng ngũ hành sinh khắc để luận? Tôi trả lời theo quan điểm của tôi là chẳng có phần trăm nào. Tôi dùng thử thì cũng như kiểu luận của tác giả thôi, khi luận thì không dùng ngũ hành sinh khắc nhưng khi viết ra, đọc lên thì ai cũng thấy. Đó là dùng cũng như không dùng, như nói về một ngày Tý thì tự khắc có một Can ở trước vậy. Tôi nghĩ nghiên cứu cái khoa này thì nên dựa vào sách vở người xưa, rồi kiểm nghiệm thực tế, trong khi kiểm nghiệm thì kiểu gì chẳng lòi ra lý thuyết, cần chi phải xây lý thuyết trước rồi mới kiểm nghiệm, hoạ sau này thực tế trái với lý thuyết xây lên có phải sẽ đi vào ngõ cụt, sẽ mất hẳn niềm tin không. Nhưng cũng phải nói là thật khó để tìm được một đường đi đúng khi việc học được hay không, không phải muốn là được.

Thần Minh muốn chỉ dạy

Thì Tâm Linh sẽ tự ngộ

Cố tìm ra manh mối

Cánh cửa sẽ rõ ràng

(thơ này trong Tham đồng khế-nhantu.net nhưng nguyên văn không phải như vậy, tôi được ý thì quên lời chắc các bề trên cũng không trách cứ)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thật bất ngờ quá! ADNH là Âm Dương Ngũ Hành. Không biết bạn đùa hay hỏi thật!

Nếu vậy thì khó thảo luận với nhau thật. Rất tiếc, nhưng biết làm sao được. Bài viết của tôi khá dài. Tất cả những thảo luận của tôi trên diễn đàn này đều lấy đó làm cơ sở.

Đến cả cái này mình cũng không thống nhất thì chắc khó thảo luận lắm. Cơ sở của Dịch lý là học thuyết Âm dương ngũ hành (ADNH), theo tôi đã thất truyền từ rất lâu rồi, Dịch lý và nhiều môn dự đoán cổ khác chỉ là những ứng dụng cụ thể của học thuyết này còn lưu truyền tới ngày nay với những logic thiếu cái gốc nền tảng vững chắc nên mỗi người hiểu mỗi kiểu mà rất khó biết ai đúng ai sai. Ngay những đồ hình cơ bản nhất có tính nền tảng như Lạc thư, Hà đồ, Tiên thiên, Hậu thiên bát quái, Lục thập hoa giáp ... đến nay cũng còn nhiều tranh cãi ngược hẳn nhau nữa là những cái khác. Đơn giản nhất như tính âm dương của các số chẵn lẻ mà ngay trên diễn đàn này anh chị em thảo luận bao nhiêu bài mà hình như cũng chưa thống nhất....

Tóm lại, khi thảo luận với nhau vấn đề gì đó chúnhh ta cần thống nhất một số cơ sở qui chiếu thì mới có kết quả được. Nếu không thì chắc mỗi người lại giữ quan điểm của mình thôi, và như vậy thật thiếu hiệu quả.

Tuy nhiên, tôi biết rằng, thống nhất với nhau được hệ qui chiếu về Dịch lý, về học thuyết Âm dương ngũ hành ADNG không phải đơn giản do bị thất truyền hàng ngàn năm. Mỗi người đành vui lòng thỏa mãn với những gì mình rút ra được trong thảo luận tùy vào căn cơ của mình vậy.

Khi bạn đã đưa ra vấn đề thảo luận, tôi chắc bạn đã có chủ ý và hệ thống quan điểm của mình. Tôi xin trân trọng lắng nghe.

Thân mến.

Giờ sắp đi ngủ,nhưng thấy anh gửi bài,sợ mai ko kịp viết,liền trả lời anh luôn.

Trong các bản tin nhắn bạn bè gửi cho,nhiều khi bản tin viết ko có "râu",đọc nghe có vẻ ko quan trọng liền xóa quách đi đỡ phải luận.Anh viết cơ sở ADNH tôi lai nghĩ là một thuật ngữ gì mới theo hướng chuỗi phân tử sinh học ADN thêm H vào kia đấy,bởi vì tôi :

*Tin tưởng chắc chắn vào học thuyết ngũ hành từ rất lâu rồi,giờ ko cần chứng minh,vì thế tôi ít còn thảo luận về vấn đề đó nữa,chả trách adnh là gì chả rõ từ viết tắt.

*Các quy tắc của âm dương ngũ hành, tôi coi nó là bảng cửu chương không cần phải truy hỏi tại sao: 1 lần 1 bằng 1,.........,9 lần 9 tám mốt.Nó là viên gạch xây theo một quy tắc so le để thành một bức tường,các bức tương xếp theo một trật tự nhất đinh theo địa hình để thành một ngôi nhà,nhiều ngôi nhà tuân thủ luật lệ cộng đồng tạo thành một khối phố,nhiều khối phố liên kết với nhau tạo thành thành phố.

Hoăc cũng có thể coi các quy tắc ngũ hành là tiên đề,để giàng buộc các hệ quả khác.

Quả thật nếu trong bài viết thương xuyên phải sử dung thuật ngữ Âm dương ngũ hành thì viết tắt ADNH có tiện lợi thật (Nhưng sang các trang lạ nên chú thich một chút có lẽ tốt hơn,vì ko phải ai cũng quan tâm vấn đề giống minh,ko thể áp đặt)

Còn nói về adnh là cơ sở của phương pháp luận,trong các bài viết của tôi trên mọi chuyên mục của diễn đàn, không có bài nào mà không liên quan đến tính logic của adnh,nhưng mảy may ko nhắc đến tên thuật ngữ này.

Hen ngày mai tôi sẽ thảo luận cùng anh về học thuyết này.

Tạm biêt/quote]

Share this post


Link to post
Share on other sites

hình như bác minhhien có ý giận "anh"(?) Vô Trước rùi!Đúng là phụ nữ!hihi... :lol:

"anh" Vô Trước ơi, em cũng chưa có thời gian đọc kỹ tiểu luận của anh, nhưng đọc lướt qua em thấy ngưỡng mộ anh lắm.mà anh Vô Trước tên thật là gì? anh phải công khai tên thật của mình để còn giữ bản quyền chứ! anh có xuất bản sách để giới thiệu học thuyết cho mọi người biết chưa?!nhiều hình ảnh trong tiểu luận của anh khó hiện lên lắm!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mọi người văn hay chữ tốt thường hay bắt đầu nghiên cứu lý luận từ những lý thuyết còn tôi thích đi từ thực tế hơn. Mỗi khi nói tới Mai Hoa Dịch Số thì ai biết về nó đều nghĩ tới việc dùng thể dụng ngũ hành sinh khắc để luận, nếu nay tôi bác bỏ thuyết đó dĩ nhiên sẽ không ít người khiển trách, cũng dễ hiểu vì cái thuyết đó ngấm lâu lắm rồi, vì trong sách nó dạy như thế, muốn luận thì phải dùng thể dụng sinh khắc. Nó quá rõ ràng, mà nghiên cứu khoa huyền bí lại có sự rõ ràng thì tôi sinh nghi ngờ. Thử nhớ lại coi người xưa đã dạy gì, âm âm dương dương trong âm có dương trong dương có âm, hư hư thực thực thật thật giả giả trong thật có giả trong giả có thật. Xét về những ví dụ trong MHDS, thử hỏi có bao nhiêu phần trăm là dùng ngũ hành sinh khắc để luận? Tôi trả lời theo quan điểm của tôi là chẳng có phần trăm nào. Tôi dùng thử thì cũng như kiểu luận của tác giả thôi, khi luận thì không dùng ngũ hành sinh khắc nhưng khi viết ra, đọc lên thì ai cũng thấy. Đó là dùng cũng như không dùng, như nói về một ngày Tý thì tự khắc có một Can ở trước vậy. Tôi nghĩ nghiên cứu cái khoa này thì nên dựa vào sách vở người xưa, rồi kiểm nghiệm thực tế, trong khi kiểm nghiệm thì kiểu gì chẳng lòi ra lý thuyết, cần chi phải xây lý thuyết trước rồi mới kiểm nghiệm, hoạ sau này thực tế trái với lý thuyết xây lên có phải sẽ đi vào ngõ cụt, sẽ mất hẳn niềm tin không. Nhưng cũng phải nói là thật khó để tìm được một đường đi đúng khi việc học được hay không, không phải muốn là được.

Thần Minh muốn chỉ dạy

Thì Tâm Linh sẽ tự ngộ

Cố tìm ra manh mối

Cánh cửa sẽ rõ ràng

(thơ này trong Tham đồng khế-nhantu.net nhưng nguyên văn không phải như vậy, tôi được ý thì quên lời chắc các bề trên cũng không trách cứ)

Dichnhan07 thân mến,bạn nói thich thực tế,vậy khi nào thong thả bạn kể vài ba trường hợp bạn ứng dụng thành công thuyết ngũ hành và dự báo bằng Dich học nói chung ra nhé,để mọi người cùng tham khảo.Giờ tôi kể lại 1 vài trường hợp ứng dụng thực tế ngay trong diễn đàn này.

1-Cách đây hơn 1 tháng,khoảng tháng chạp năm năm Mậu tí vừa qua,lần đầu tham gia diễn đàn tôi nhảy vào viết bài luôn,viết bài đầu tiên trên diễn đàn này.Viết được vài dòng ở bài "tứ trụ dự đoán học thật kỳ diệu" ở mục thảo luận Tử bình-Tứ trụ,thì có khách phải nghỉ. *Tối hôm sau trở lại diễn đàn, nhận đc trả lời mà chẳng có lời phát biểu nào ?.Lạ quá, tôi liền gieo quẻ.../màu xanh bao màu đỏ là quẻ Chấn quẻ Li,theo quan sát quan hệ ngũ hành,tôi biết được anh ta không có ác ý gì,mà đơn giản chỉ là muốn cho sáng tỏ hơn.Vậy tôi đã luận qua về anh ta.Sau này được biết,anh ta với bút danh là "Thanh Phúc" đúng như tôi dự đoán.(chào Thanh Phúc lấy ví dụ ra để minh chứng tí thôi nhé!)

*Trong các bài viết ,tôi cũng hay ứng dụng quan hệ ngũ hành để gieo quẻ làm ví dụ cho bài viết.Gần đây nhất trong bài "Công năng của Phong thủy thật to lớn" trong mục,thảo luận Phong thủy,trả lời bạn Hải Trung Kim và thấy bạn ấy thực lòng, nên tôi nạp ngũ hành vào bút danh bạn ấy và luận như sau "Hải Trung Kim là vàng chìm dưới biển,mùa xuân cây cỏ tốt tươi,kim xì hơi sinh thủy,thủy tưới nhuần vạn vật",kim trong cơ thể là phổi,là ruột già.Tôi cho cô gái ấy biết sức khỏe không được tốt. Lập tức có phản hồi từ cô gái thừa nhận điều đó và đề nghị tôi cách chữa.

*Bạn MeTun ở mục luận tuổi,qua quan hệ ngũ hành của các thành viên trong gia đình nên tôi nói "Bộ 3 nhà bạn như thế là khá lý tưởng rồi",bạn đó đã công nhận đang đề nghị tôi lời tư vấn.

Vài ví dụ trên chứng tỏ công năng của thuyết ngũ hành là rất khoa học và đúng đắn,áp dụng trong thực tiễn không nhất thiết phải nói đấy là âm dương và ngũ hành ra cho người được dự đoán,phải vậy không bạn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thế ra Dịch của bạn là vậy, chắc tôi vào nhầm chủ đề. Cáo lỗi!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dichnhan07 thân mến!

Dichnhan07 viết:

Mọi người văn hay chữ tốt thường hay bắt đầu nghiên cứu lý luận từ những lý thuyết còn tôi thích đi từ thực tế hơn.

Đấy cũng là một hướng đi hay, nhưng cũng không phải dễ dàng gì. Bạn sở trường về cái này tôi xin ngưỡng mộ.

nghiên cứu khoa huyền bí lại có sự rõ ràng thì tôi sinh nghi ngờ.

Tôi cho rằng học thuyết ADNH không có gì gọi là huyền bí cả. Chỉ có hạn chế về hiểu biết của ta mà thôi, vì sự thất truyền do những yếu tố lịch sử. Tuy nhiên, đó là quan điểm của tôi, bạn cứ giữ quan điểm của mình. Cuộc sống vốn phong phú, không gì là không thể. Đạo hàm chứa và bao trùm tất cả mà!

Tôi nghĩ nghiên cứu cái khoa này thì nên dựa vào sách vở người xưa, rồi kiểm nghiệm thực tế

Tôi thấy anh Thiên Sứ đã chỉ ra và chỉnh sửa một cách khá thuyết phục nhiều sai lệch cơ bản trong sách vở của người xưa. Nếu điều đó đúng thì chẳng có gì bảo đảm rằng không còn có những sai lệch khác còn nghiêm trọng không kém. Vì vậy, khi dùng sách của người xưa ần thận trọng.

trong khi kiểm nghiệm thì kiểu gì chẳng lòi ra lý thuyết

Nếu đượcc như thế thì còn gì bằng! Tuy nhiên, nếu ta không tìm phương pháp đột phá mới, sử dụng lại cái cách hàng ngàn năm nay các cụ vẫn dùng thì tôi tin rằng học thuyết ADNH lại vẫn giẫm chân tại chỗ, có khi còn bị thoái hóa đi như cả ngàn năm nay vậy. Trong khi đó, khoa học phương Tây cứ tiến như vũ bão. Minh triết Phương đông từ vị trí tiên phong, ngày nay ngày càng lép vế có lẽ một phần cũng do nguyên nhân này.

cần chi phải xây lý thuyết trước rồi mới kiểm nghiệm, hoạ sau này thực tế trái với lý thuyết xây lên có phải sẽ đi vào ngõ cụt, sẽ mất hẳn niềm tin không

Chẳng ai có thể xây dựng lý tuyết bằng con đường ấy cả mà bao giờ cũng xây dựng trên cở sở thực tế, kiểm nghiệm, chỉnh sửa, xây dựng, kiểm nghiệm, chỉnh sửa, ... liên tục không ngừng qua nhiều thời gian, nhiều thế hệ tiệm cận đến hoàn thiện.

Anh Tranhanhthu thân mến!

Thành thật xin lỗi bạn vì không chú thích viết tắt ADNH. Cũng vì đây là diễn đàn lý học phương đông nên cứ nghĩ mọi người đã quá quen thuộc cách viết này (vì trong nhiều bài tôi thấy có sử dụng mà không thấy ai thắc mắc).

Tôi cũng tin tưởng sự đúng đắn của học thuyết ADNH, dịch lý cũng như anh vậy. Anh tin tưởng và ứng dụng ngay, lại thấy phù hợp với thực tế. Còn tôi đi theo hướng khác, tôi muốn tìm hểu cho rõ hơn cái gì đàng sau những ứng dụng đó. Tôi lại còn tin rằng, có rất nhiều sai lệch trong sách xưa truyền lại, không tìm hiểu kỹ tôi không muốn áp dụng. Âu đây cũng là điều bình thường, những phương hướng khác nhau trong học thuật thôi. Đã là học thuật thì trao đổi được với nhau thì quá tốt. Mỗi người trình bày được cái mình biết và học lại được nhiều điều bổ ích từ người khác. Kết quả là cà hai bên cùng tiến bộ hay ít nhất cũng chằng gây thiệt hại gì về kiến thức.

Do đó, tôi rất hứng thú được nghe anh thảo luận.

DonQuichotteVn thân mến!

DonQuichotteVn viết:

hình như bác minhhien có ý giận "anh"(?) Vô Trước rùi!Đúng là phụ nữ!hihi..

Bạn nhạy cảm quá! Có gì mà phải giận. Tôi có làm gì sai đâu mà bác minhhien giận. Nói chung không nên để ý nhiều những chuyện như vậy. Mình cứ nên chân tình. Ai hiểu thì tốt. Không hiểu mình thì bớt giao thiệp đi. Có ảnh hưởng gì đâu!

Phụ nữ cũng quảng đại lắm chứ. Tôi để ý, trong cuộc sống, tôi bị nam giới giận nhiều hơi phụ nữ.

Qua ảnh, thấy bác Minhhien cũng là nam giới và cũng cỡ tuổi tôi, hay hơn tý xíu.

Tên thật tôi là Vô Trước. Bạn gọi tôi là anh thì đúng rồi!

Thân mến!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi thấy anh Votruoc nghiên cứu về thuyết ADNH, tôi có một thắc mắc rất lớn là không hiểu anh muốn biết về cái gì hay anh đang tìm cái anh muốn biết mà bây giờ chưa định nghĩa được?

Nói về những cái sai của sách xưa thì tôi thật vô duyên chưa được đọc điều đó, mà nếu được tôi cũng rất mong được biết.

Tôi thấy anh Votruoc thich di theo thời đại mà dám nghiên cứu theo lối sách vở thì tôi phục thật sự. Tôi xem trên các kênh khoa học khi các nhà khoa học nghiên cứu thì họ tận tay tận mắt dù là đập phá bằng thuốc nổ.

Quan điểm của tôi khi nghiên cứu là đọc những gì mình có rồi đi vào nơi tối nhất để tìm ánh sáng và trước tiên là đặt mục tiêu xem mình muốn tìm ánh sáng màu gì.

Khi tôi đọc tên chủ đề tôi cứ nghĩ bàn về Đạo Càn Không nhưng tới đây thì biết là không phải nên nhường lại cho các bạn thảo luận tiếp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dichnhan07 thân mến!

Dichnhan07 viết:

Nói về những cái sai của sách xưa thì tôi thật vô duyên chưa được đọc điều đó, mà nếu được tôi cũng rất mong được biết.

Tôi lại vô duyên mất rồi! Tôi cứ nghĩ trên diễn đàn này ai cũng biết anh Thiên Sứ và các tác phẩm của anh bàn về học thuyết ADNH và cổ sử Việt. Hóa ra không hẳn vậy. Tôi xin giới thiệu với bạn bộ sách của anh Thiên Sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh về những vấn đề này:

Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại;

Những bí mật về Thập lục hoa giáp;

Tìm về cội nguồn kinh dịch;

Tính minh triết trong tranh dân gian Việt nam;

Định mệnh có thật hay không.

Thật là bộ sách quí!

Trong các tác phẩm này anh Thiên Sứ phát hiện, chỉnh lý , theo tôi, khá thuyết phục nhiều sai lệch trong cổ thư về những vấn đề rất cơ bản của học thuyết ADNH. Có thể liên hệ với anh Thiên Sứ để có những tác phẩm này.

Từ cảm hứng từ những cuốn sách đó, tôi bắt đầu quan tâm nghiên cứu học thuyết này. Cái tôi muốn là làm sao phục hồi được học thuyết kỳ vĩ này của Tổ tiên như vốn có và cũng là đóng góp cho tri thức nói chung. Đó là câu trả lời của tôi cho câu hỏi của bạn:

tôi có một thắc mắc rất lớn là không hiểu anh muốn biết về cái gì hay anh đang tìm cái anh muốn biết mà bây giờ chưa định nghĩa được?

Tôi biết công việc này vượt quá sức của bất cứ ai. Nhưng nếu chúng ta cứ kiên trì, hết người này tới người khác, thế hệ này đến thế hệ khác, nghiêm túc nghiiên cứu thì chắc chắn sẽ thành công. Tôi chỉ cố gắng đóng góp một chút sức lực mà thôi.

Tôi nghiên cứu vấn đề này vì nhận thấy nhu cầu chứ không phải theo cái thời đại nào cả bạn ạ. Khi nghiên cứu tôi thấy ánh sáng màu gì thì tôi chấp nhận màu ấy chứ không có ý muốn ánh sáng phải màu gì. Đó là khách quan khoa học.

Chủ đề được mở ra và anh Trannhanhthu mời mọi người vào thảo luận. Và tôi hưởng ứng bàn tới cả 3 câu hỏi nêu ra, hoàn toàn sát với chủ đề. Nhưng nếu mọi người không hài lòng thì thôi vậy. Đúng như anh Trannhanhthu viết:

đúng sai âu cũng tiếng cười.

Nếu có gì không phài xin bỏ quá!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thế ra Dịch của bạn là vậy, chắc tôi vào nhầm chủ đề. Cáo lỗi!

chao Vo Truoc và dichnhan07, Anh Vo Truoc tôi nói chuyện với dichnhan07 đã nhé

*Dichnhan07 thân mến,bạn hiểu Dịch học có vậy thì quả đơn giản quá,những ví dụ ở bài trên chỉ là 1 phần bé nhỏ của ứng dung D.học thôi,đáng kể gì.

D.học có 3 tính chất cơ ban. 1-Tính triết học.2-Tinh chính trị. 3-Tính ứng dụng

Ở phần mở đầu của chủ đề này, tôi đã nói qua về tính ứng dụng của D.học.Tôi sẽ khái quát lại nền D.học thế giới,theo nghĩa rộng.

Nếu học thuyết âm dương (AD),và ngũ hành (NH) là gốc rễ,thì cành sẽ là các môn:Y học cổ truyền,Khí công-võ thuật,Phong thủy ,D.hoc...

Dịch học lại có các nhánh theo các trường phái,Kinh dịch,Mai hoa,Chu dich,Tử vi..

Chu dịch phát triển lên tầng cao hơn thành, lập quẻ theo 6 hào,phối với lục thân,lục thần.Cùng ở tầng cao này, có Tứ trụ-bát tự,Tứ trụ-bát tự có thao khảo thêm cả các Thần sát của môn Tử vi.Mỗi trường phái có thế mạnh riêng,tùy mỗi người đi sâu vào bộ môn nào.

Anh VoTruoc cũng đồng ý:Đúng sai âu cũng tiếng cười,bạn ko đưa ví dụ thục tế ra thì thôi,sao vội vẫy tay chào nhau vậy!!! :lol:

*Chào anh Vo truoc,anh thấy đấy:nếu hỏi cô giáo dạy văn x-y-z là gì,chắc cô giáo sẽ bảo đấy là 3 chữ cuối, của bảng chữ cái tiếng Việt,hỏi thầy dạy môn toán sẽ nói,đấy là ký hiệu hệ tọa độ không gian 3 chiều...vv

Nói về hệ tọa độ không gian 3 chiều,tôi có phát hiện lý thú với hệ không gian ngũ hành.

Thủa nhỏ,ko đc như thiếu niên bây giờ chơi trò chơi điện tử,máy bay mô hình.Ngày ấy chỉ với vài viên sỏi,bàn vẽ trên sân gạch,trò chơi là cờ 10 quân và trò chơi nữa là kim mộc thủy hỏa thổ.Sau này nghiên cứu vòng tương sinh ngũ hành :Kim > Thủy > Mộc > Hỏa > Thổ >/ Thấy mâu thuẫn của người xưa đặt ra trò chơi,lại xếp các Hành lung tung không theo thứ tự tương sinh. Nghiên cứu thêm thì phát hiện ra chân lý

Cách sắp xếp của trò chơi lần lượt là : Kim > Mộc > Thủy > Hỏa > Thổ.Nhận xét sẽ thấy có 3 phân nhóm .1- Kim+Mộc. 2- Thủy+Hỏa .3-Thổ. Tương ứng là

1/ Kim-Mộc biểu diễn hoành độ Đông-Tây

2/ Thủy-Hỏa biểu diễn tung độ Bắc-Nam

3/Thổ biểu diễn cao độ,trục vuông góc với mặt đất,nơi người quan sát đứng.

Có thời gian cách bây giờ lâu nắm rồi,tôi còn cắt 5 và 10 hình tròn bằng bìa, rồi bôi màu tương ứng với 5 hành của thuyết ngũ hành và mải mê xếp như trẻ em mẫu giáo xếp chữ bây giờ,để tìm hiểu các phương án,nó cho ra khá nhiều phương án khác nhau

nhưng đến bây giờ tổng hợp các phương án thành 1 đồ hình duy nhất

Đồ hình duy nhất này nếu lại triển khai ra thì có 3 đồ hinh cơ bản.1-vòng tròn tương sinh.2-ngôi sao tương khắc.3-không gian 3 chiều như nói ở trên.

Tôi đang đọc bài tiểu luận của anh,phải nói anh giống như anh arixtot thật có bản lĩnh của người nghiên cứu khoa học,phản biện và phản biện.

Anh có nói đến bác Thiên Sứ,phải nói bác Thiên sứ có cái phong độ của một thủ lĩnh,không như các giáo sư đầu hói,bác T.Sứ sẵn sàng đi tiên phong tấn công vào lĩnh vực khoa học huyền diệu này,để góp phần ứng dụng vào thực tiễn sinh động.

Share this post


Link to post
Share on other sites

bác trananhanhthu nói với tôi mà tôi không hồi đáp thì thật không phải.

Đúng là Dịch của tôi đơn giản lắm, đơn giản đến mức khó tin, nên không nói vì biết là không tin. Dịch tôi theo là Đạo Càn Khôn, Đạo của Càn thì dễ hiểu, Đạo của Khôn thì giản dị, dễ hiểu thì nhiều người có thể biết, giản dị thì mọi người có thể dùng. Đó là ý chỉ của Phục Hy khi tác Dịch muốn dân chúng nắm được đón cát tránh hung, nó đơn giản chứ chẳng phức tạp như ngày nay hiểu. Tôi không thấy 2 Đạo đó, không thấy chúng từng ngày từng giờ thì chẳng dám bàn luận.

Anh VoTruoc này, sách như vậy tôi chẳng thể đọc hết được nhưng quan điểm về đúng sai của tôi thế này, Sai thì sửa thành Đúng, Đúng thì phải dùng được ví như  1+5=4 rõ là sai vậy phải sửa, sửa thì nên Thay lại, Thay thì có nhiều cách để Thay nhưng Đúng thì không nhiều, Thay mà không Đúng, không biết Dùng, học Dịch ko dùng Dịch vậy phải Thật Đúng, Thật Biết chăng???

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dichnhan7 thân mến!

học Dịch ko dùng Dịch vậy phải Thật Đúng, Thật Biết chăng???

Bạn nói rất đúng!

Mỗi người phải vui vẻ chấp nhận cái hoàn cảnh, sở trường, sở đoản của mình thôi. Cái gì cũng có lý do của nó. Cứ thuận theo tự nhiên, theo hoàn cảnh của mình mà hành động. Ưu nhược cũng chẳng nên để ý, cố gắng cải thiện làm gì. Chỉ nên xem mình đã làm hết những cái có thể làm chưa mà thôi.

Tôi nghiên cứu nhưng trong tất cả các bài viết tôi chưa bao giờ dám nói là Thật Biết về Dịch. Cá nhân tôi cũng chưa hề thấy ai có thể được coi là thật biết Dịch. Mỗi người đều có ưu nhược riêng. Chẳng phải Dịch có gì ghê gớm, chỉ vì bị thất truyền đó thôi. Phục hồi lại nó để sau này có người, thậm chí nhiều người được coi là thật biết về Dịch cần rất nhiều thế hệ. Những nỗ lực của tôi là nhắm vào cái ngày xa xôi đó. Chứ đời này tôi chỉ coi mình như ếch ngồi đáy giếng thôi. Thậm chí không được bằng miệng giếng nữa, chỉ mới nhìn bầu trời qua lỗ của cái ống nhỏ thôi, Nhưng dù sao có lẽ cũng có tý ánh sáng! Tôi mơ ước một ngày nào đó người ta nghiên cứu học thuyết ADNH như nghiên cứu khoa học bây giờ, nghĩa là phổ biến, có phương pháp, có kế hoạch, có tổ chức, có qui mô, có ... có ...

Một đám cháy rừng nhiều khi chỉ bắt đầu bằng một tàn thuốc lá.

Anh Trannhanhthu thân mến!

Tôi có phản biện ai đâu! Tôi chỉ thấy sao thì nói như vậy thôi mà. Không biết thì hỏi, hỏi chưa thỏa mãn thì tự mình nghiên cứu. Nghiên cứu được (theo chủ quan của mình) thì viết ra chia sẻ với mọi người. Nghiên cứu không ra thì gác lại. Cứ vô tâm mà tiến hành thôi.

Tôi cho rằng, trong nghiên cứu kỵ nhất là háo danh, tư lợi. Vừa xấu mà sẽ chẳng ra cái kết quả gì ra hồn (Cái này có cơ sở trong học thuyết ADNH đó nghe!). Hiệu quả nhất trong nghiên cứu là khi thật vô vi.

Thân mến!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dichnhan0 viết:

Sai thì sửa thành Đúng, Đúng thì phải dùng được

Thay mà không Đúng, không biết Dùng, học Dịch ko dùng Dịch vậy phải Thật Đúng, Thật Biết chăng???

Những chĩnh sửa sách xưa của anh Thiên Sứ đã được anh ấy ứng dụng rất nhiều trong thực tế và làm nên uy tín của anh ấy trong giới nghiên cứu lý học phương đông, anh Dichnhan ạ.

Thân mến!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thực ra nói Dịch học đơn giản để cho khí thế thôi.Dịch học rất phức tạp,bởi vì;

Phạm vi ứng dụng của Dịch học rất rộng,từ dự báo thời tiết thiên nhiên,đến phong thủy trạch cát,rồi thì y học cổ chuyền đến vận mệnh nhân thể con người.Ở ta nay còn đưa Dịch học vào dự báo thị trường chứng khoán tài chính.

Cách gieo quẻ cũng hết sức đa dạng, từ gieo quẻ bằng đồng tiền cổ,đến gieo quẻ bằng thẻ tre đồ vật,tù gieo quẻ băng thời gian đến gieo quẻ bằng cái vô hình như giấc mơ, thậm chí số điện thoại của cá nhân cũng có thể gieo quẻ luận cát hung.

Hình thức của quẻ cũng rất nhiều,từ quẻ biểu diễn bằng các vạch,đến quẻ biểu diễn bằng hào,từ quẻ biểu diễn bằng quan hệ lục thân,đến quẻ không biểu diễn thành quẻ vẽ trên giấy mà là tượng quẻ.

Cách luận quẻ cũng có thật nhiều cách,từ luận quẻ bằng lời Kinh,đến luận quẻ bằng Dịch chuyện.Từ luận quẻ bằng tượng loại vạn vật,đến luận quẻ bằng quan hệ Lục thân.

Nói qua về lục thân,người xưa đã khẳng định : Cái sinh ra "NÓ",là phụ mẫu.Cái Nó sinh ra là Tử tôn.Cái kiểm soát Nó, là Quan quỷ.Cái Nó kiểm soát là Thê tài.

Hiểu được ý nghĩa và mối quan hệ sinh khắc của các thuật ngữ trên cũng đủ toát mồ hôi.Thật là : Mớ bòng bong không biết đầu đâu mà rút.

Tuy nhiên,trong những hoàn cảnh nhất định,không đòi hỏi có thông tin chi tiết,thì việc gieo quẻ khá dễ dàng,và chỉ cần luận theo tượng quẻ.Trong bài "Tứ trụ dự đoán học thật là kỳ diệu",tuy viết về môn Tứ trụ nhưng các ví dụ đưa ra lại toàn là gieo quẻ Dịch.

Một số vấn đề nghe có vẻ mâu thuẫn,quý vị nào mà quan tâm đến Dịch học hãy cùng thảo luận tại topic này,đúng sai âu cũng tiếng cười.

*Câu hỏi 1: Vạn vật,vạn việc trong trời đất làm sao lại chỉ giải trong 8 nhân 8 là 64 quẻ vậy ?

*Câu hỏi 2 : Lịch pháp bên Ta,lịch pháp bên Tàu,lịch pháp bên Tây,vậy nên theo lịch pháp nào đây ?

*Câu hỏi 3 : Nếu gieo quẻ Dịch cho 2 anh em sinh đôi,2 người giống nhau như 2 giọt nước,vậy kết quả có giống nhau chăng ?

Nào,mời tất cả ACE cùng thảo luận.

Vạn vật , vạn việc trong trời đất chỉ nằm trong 64 quẻ bởi vì theo tượng quẻ thì 64 quẻ bắt đầu từ quẻ Càn Trời) và kết thúc là quẻ Khôn(Đất) nên vạn vật trong trời đất nằm trọn trong vòng càn khôn. Đấy là ý kiến của riêng cháu

Share this post


Link to post
Share on other sites

VIET HA;dichnhan07 thân mến, hai người nói đến Càn - Khôn,và đạo Càn -Khôn,có thể nói rõ hơn một chút được ko,để độc giả rõ.

Ai lại nói một câu hết cả chuyện Kiều thế ?

Tiên đề là cái gì nhỉ,tiên đề thực ra rất giản dị như cái bật lửa đang cầm trên tay,như chén rươu đặt trên bàn,như màn hình ta đang xem.

Tại sao 4 thầy trò Tam tạng đi lấy Kinh ? "tại vì"...Tại sao Tam quốc diễn nghĩa dài thế ? "tại vì"...Tại sao lại có sách hình học Euclid "tại vì"...Cái khởi đầu của "tai vì" này là Tiên đề vậy

Mĩ Hầu Vương cùng con cháu đang vui vầy suốt ngày yến nhạc,với hoa thơm cỏ lạ,rượu tiên,chén vàng...trong Thủy Liêm động.Mĩ Hầu Vương chợt buồn vì vui ko đc lâu dài,khỉ già nói :"ở đảo ngoài Đông dương đại hải có thuốc trường sinh".Mĩ Hầu Vương gạt nước mắt chia tay con cháu ra đi...Do "tại vì" Mĩ Hầ Vương muốn tìm thuốc tiên,vì thế mà Ngô Thừa Ân viết kể lại hành trình Tây du lấy kinh

Kết nghĩa vườn đào của ba anh em Lưu-Quan-Trương,thề khôi phục nhà Hán.Do "tai vì" thế mà La Quán Trung kể lại chuyện này thành pho tiểu thuyết đồ sộ

Hai cái đũa để cách đều nhau trên mặt bàn,nếu cứ kéo dài ra mãi chắc chắn ko bao giờ gặp nhau,cùng với 1 số điều khác nữa, mà "vì thế" Euclid viết ra sách hình học

Như thế,"vì thế"- "tiên đề" rất giản dị,nó là điều đầu tiên người ta thấy LÀ ĐÚNG để xây dựng học thuyết,

Nhưng nếu nhận xét thấy rằng : hai cái đũa để cách đều nhau trên mặt bàn,nếu cứ kéo dài ra mãi thì chắc chắn phải gặp nhau, giống như chữ X.Thì "vì thế" có hình học Phi Ơcnit.Tôi nghĩ V.Truoc muốn nghiên cứu tính TRIẾT HỌC của âm duong và ngũ hanh thì phải ?

Hỏi Vo Truoc chuỗi chữ cái giống như chuỗi phân tử sinh học ADN + H,và tiên đề để nghiên cứu cơ sở lý luận của thuyết âm dưong và ngũ hành là gì,mà sao phải đao to búa lớn thế,nản quá !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trannhanhthu tân mến!

Vì bạn đưa ra chủ đề với 3 câu hỏi thảo luận thì tôi thảo luận 3 câu hỏi của bạn vậy thôi, chứ có đao to búa lớn gì đâu. Còn cái vụ viết tắt ADNH thì tôi đã xin lỗi rồi mà, nó cũng vặt vãnh thôi, có gì quan trọng đâu.

Còn nếu bạn hỏi tiên đề để tôi nghiên cứu ADNH là gì thì trong chuyên mục, tôi đã trình bày cả. Đó chính là những luận điểm về khái niệm "Đạo" đấy. Xuất phát cơ bản không chứng minh là từ đấy, tức là tiên đề. Những cái khác đều suy ra từ đấy. Tôi nghiên cứuu ADNH không chỉ phần Triết học của nó mà tôi muốn nghiên cứu bất cứ cái gì liên quan đến nó, nhưng thời gian và sức người có hạn, nên cứ thuận theo tự nhiên, thuận theo tình thế và hoàn cảnh thôi.

Đúng sai thế nào thì tôi cũng đã đưa ra quan điểm của mình để trao đổi trong chuyên mục này. Có thể tư duy của tôi không đồng pha với của bạn nên thấy mệt mỏi. Bạn là người lập chủ đề cũng nên đưa ra lập luận của mình chứ. Mấy hôm nay tôi đang có ý chờ nghe những phân tích của bạn theo chủ đề này để học hỏi.

Thân mến!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bac Trannhanhthu này, nếu bác mở chủ đề này để nói về những điều mình biết, mình hiểu, mình đã thấy thì tôi xin trân trọng và bội phục còn như lập để muốn bàn luận, muốn tìm hiểu, muốn hiểu biết thì tôi chẳng còn gì để nói nữa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi kết thúc bài viết ở đây,và cũng là tạm biệt tất cả các bạn trên diễn đàn.

Mặc dù nảy ra rất nhiều vấn đề nên thảo luận,và kể cả câu lý giải còn bỏ ngỏ.Ví dụ *Tính triết học của Dịch học. *Tính chính trị của Dịch học.

Ba câu hỏi tôi đưa ra ở đầu chủ đề đã nhấn mạnh:NGHE CÓ VẺ MÂU THUẪN kia mà.Nay tôi khẳng định hoàn toàn không mâu thuẫn.Vì sao ?

Giải quẻ trong 64 quẻ,64 quẻ này còn thiên biến vạn hóa,theo hào,theo thời gian.Sáu bốn quẻ này giống như bảng chữ cái vậy,các hào các quẻ liên kết với nhau thông qua quan hệ SINH-KHẮC,vì thế vẫn thỏa mãn.Các loại lịch pháp đều là đơn vị đo lường,dùng loại lịch nào cũng được,giống như đo chiều dài một đoạn đường thì đo bằng mét hoặc tấc hoặc bước chân cũng được,vì độ dài chỉ có 1.Hai anh em sinh đôi vận mênh ko thể giống nhau vì:thằng ra trước hô: "tao đã nhìn thấy mặt trời",thằng ra sau bảo "lội nước đi sau càng nhàn".Tôi không tham gia viết bài nữa vì

*chuyên mục này là của anh VỏTuoc

*đầu chủ đề tôi đã tiên lượng tranh luận ko sôi nổi nên đã nói"đúng sai âu cũng tiếng cười"

*thưc ra, tôi cũng không có thắc mắc gì để xin tư vấn cả

Nhưng phải nói,toàn diễn đàn rất vui và sôi nổi

Cám ơn tất cả mọi người đã theo dõi bài viết này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

chuyên mục này là của anh VỏTuoc

Bac Trannhanhthu nhập nhằng rồi. Chuyên mục này của bác. Bác lập ra và mời thì tôi mới tham gia. Tôi vẫn đang có ý đợi nghe ý kiến của bác, còn ý kiến của tôi thì tôi đã phát biểu rồi. Thế mà thôi rồi sao.

Không sao, mất hứng thì không nên miễn cưỡng!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thực ra nói Dịch học đơn giản để cho khí thế thôi.Dịch học rất phức tạp,bởi vì;

Phạm vi ứng dụng của Dịch học rất rộng,từ dự báo thời tiết thiên nhiên,đến phong thủy trạch cát,rồi thì y học cổ chuyền đến vận mệnh nhân thể con người.Ở ta nay còn đưa Dịch học vào dự báo thị trường chứng khoán tài chính.

Cách gieo quẻ cũng hết sức đa dạng, từ gieo quẻ bằng đồng tiền cổ,đến gieo quẻ bằng thẻ tre đồ vật,tù gieo quẻ băng thời gian đến gieo quẻ bằng cái vô hình như giấc mơ, thậm chí số điện thoại của cá nhân cũng có thể gieo quẻ luận cát hung.

Hình thức của quẻ cũng rất nhiều,từ quẻ biểu diễn bằng các vạch,đến quẻ biểu diễn bằng hào,từ quẻ biểu diễn bằng quan hệ lục thân,đến quẻ không biểu diễn thành quẻ vẽ trên giấy mà là tượng quẻ.

Cách luận quẻ cũng có thật nhiều cách,từ luận quẻ bằng lời Kinh,đến luận quẻ bằng Dịch chuyện.Từ luận quẻ bằng tượng loại vạn vật,đến luận quẻ bằng quan hệ Lục thân.

Nói qua về lục thân,người xưa đã khẳng định : Cái sinh ra "NÓ",là phụ mẫu.Cái Nó sinh ra là Tử tôn.Cái kiểm soát Nó, là Quan quỷ.Cái Nó kiểm soát là Thê tài.

Hiểu được ý nghĩa và mối quan hệ sinh khắc của các thuật ngữ trên cũng đủ toát mồ hôi.Thật là : Mớ bòng bong không biết đầu đâu mà rút.

Tuy nhiên,trong những hoàn cảnh nhất định,không đòi hỏi có thông tin chi tiết,thì việc gieo quẻ khá dễ dàng,và chỉ cần luận theo tượng quẻ.Trong bài "Tứ trụ dự đoán học thật là kỳ diệu",tuy viết về môn Tứ trụ nhưng các ví dụ đưa ra lại toàn là gieo quẻ Dịch.

Một số vấn đề nghe có vẻ mâu thuẫn,quý vị nào mà quan tâm đến Dịch học hãy cùng thảo luận tại topic này,đúng sai âu cũng tiếng cười.

*Câu hỏi 1: Vạn vật,vạn việc trong trời đất làm sao lại chỉ giải trong 8 nhân 8 là 64 quẻ vậy ?

*Câu hỏi 2 : Lịch pháp bên Ta,lịch pháp bên Tàu,lịch pháp bên Tây,vậy nên theo lịch pháp nào đây ?

*Câu hỏi 3 : Nếu gieo quẻ Dịch cho 2 anh em sinh đôi,2 người giống nhau như 2 giọt nước,vậy kết quả có giống nhau chăng ?

Nào,mời tất cả ACE cùng thảo luận.

Share this post


Link to post
Share on other sites

anh chi em cho hỏi :

kinh dich và chu dịch có khác nhau không ? và dựa vào cơ sở nào để xác định can chi của ngày?

Share this post


Link to post
Share on other sites