Guest Gia Nhân

Biên Cương Nước Việt Cổ

16 bài viết trong chủ đề này

Nguồn http://diendan.svvn-dresden.org/showthread.php?t=292

A. Sơ tâm về tộc Việt

Tôi học chữ Nho trước khi học chữ Quốc-ngữ. Thầy khai tâm của tôi là ông ngoại tôi. Ông tôi không có con trai, mẹ tôi là con út của người. Theo luật triều Nguyễn, thì con trai ông tôi sẽ được "tập ấm". Không có con trai, thì con nuôi được thay thế. Tôi là "con nuôi" của ông tôi, nên người dạy tôi học để nối dòng Nho gia. Tôi cũng được "tập ấm", thụ sắc phong của Đại-Nam Hoàng đế.

Năm lên sáu tuổi, tôi được học tại trường tiểu học do chính phủ Pháp mở tại Việt Nam. Cũng năm đó, tôi được học chữ Nho. Thời gian 1943-1944 rất ít gia đình Việt-Nam còn cho con học chữ Nho, bởi đạo Nho cũng như nền cổ học không còn chỗ đứng trong đời sống kinh tế, chính trị nữa. Thú thực tôi cũng không thích học chữ Nho bằng chơi bi, đánh đáo. Nhưng vì muốn làm vui lòng ông tôi mà tôi học. Các bạn hiện diện nơi đây không ít thì nhiều cũng đã học chữ Nho đều biết rằng chữ này học khó như thế nào. Nhưng tôi chỉ mất có ba tháng đã thuộc làu bộ Tam tự kinh, rồi sáu tháng sau tôi được học sử.

Tôi được học Nam-sử bằng chữ Nho, đồng thời với những bài sử khai tâm bằng quốc ngữ vào năm bẩy tuổi. Thời điểm bấy giờ bắt đầu có những bộ sử viết bằng Quốc-ngữ, rất giản lược, để dạy học sinh, không bằng một phần trăm những gì ông tôi dạy tôi. Thầy giáo (ở trường) biết tôi là cái kho vô tận về sử Hoa-Việt, nên thường bảo tôi kể cho các bạn đồng lớp nghe về anh hùng nước tôi. Chính vì vậy, tôi phải lần mò đọc những bộ sử lớn viết bằng chữ Hán như "Đại-Việt sử ký", "Khâm định Việt sử thông giám cương mục", "An-Nam chí lược", "Việt sử lược"... Đại cương, mỗi bộ sử đều chép rất giản lược về nguồn gốc dân tộc Việt-Nam như sau:

"Vua Đế Minh, cháu ba đời vua Thần-Nông, nhân đi tuần thú phương Nam, đến núi Ngũ-lĩnh, kết hôn với một nàng tiên đẻ ra người con tên Lộc-Tục. Vua lập đài, tế cáo trời đất, phong cho con trưởng làm vua phương Bắc, tức vua Đế Nghi; phong con thứ là Lộc-Tục làm vua phương Nam. Ngài dạy hai thái tử rằng: Nghi làm vua phương Bắc, Tục làm vua phương Nam, lấy núi Ngũ-lĩnh làm cương giới. Hai người làm vua hai nước nhưng vốn cùng gốc ở ta, phải lấy điều hiếu hòa mà ở với nhau. Tuyệt đối Nam không xâm Bắc, Bắc chẳng chiếm Nam. Kẻ nào trái lời, sẽ bị tuyệt tử tuyệt tôn".

Xét triều đại Thần-Nông, khởi từ năm 3118 trước Tây-lịch, đến đây thì chia làm hai:

1. Triều Đại Thần Nông Bắc:

- Vua Đế Nghi (2889-2884 trước Tây-lịch)

- Vua Đế Lai (2843-2794 trước Tây-lịch)

- Vua Đế Lai (2843-2794 trước Tây-lịch)

- Vua Ly (2795-2751 trước Tây-lịch)

- Vua Du Võng (2752-2696 trước Tây-lịch)

Đến đây triều đại Thần-Nông Bắc chấm dứt, đổi sang triều đại Hoàng Đế từ năm Giáp-Tý (2697 trước Tây-lịch). Các nhà chép sử Trung-quốc lấy thời đại Hoàng Đế làm kỷ nguyên. Trong bộ Sử-ký, Tư-mã-thiên khởi chép quyển một là Ngũ đế bản kỷ, coi Hoàng Đế là Quốc-tổ Trung-quốc.

2. Triều Đại Thần-Nông Nam :

Thái-tử Lộc-Tục lên làm vua năm Nhâm-Tuất (2879 trước Tây-lịch), hiệu là Kinh-Đương, lúc mười tuổi. Sau này người Việt lấy năm này làm kỷ nguyên lập quốc. Nếu cộng chung, cho đến nay là 4872 năm, vì vậy người Việt hằng tự hào rằng đã có năm nghìn năm văn-hiến.

Xét về cương giới, cổ sử chép: "Thái-tử Lộc-Tục lên ngôi, lấy hiệu là vua Kinh-Đương (2), tên nước là Xích-quỷ, đóng đô ở Phong-châu nay thuộc Sơn-tây. Vua Kinh-Đương lấy con gái vua Động-đình là Long-nữ đẻ ra thái tử Sùng-Lãm. Thái tử Sùng-Lãm lại kết hôn với công chúa Âu-Cơ con vua Đế-Lai (3). Khi vua Kinh Đương băng hà thái-tử Sùng-Lãm lên nối ngôi vua tức vua Lạc-Long, đổi tên nước là Văn-lang. Nước Văn-lang Bắc tới hồ Động-đình, Nam giáp nước Hồ-tôn, Tây giáp Ba-thục, Đông giáp biển Đông-hải". Cổ sử đến đây, không có gì đáng nghi ngờ. Nhưng tiếp theo, lại chép: "Vua Lạc-Long lấy công chúa Âu-Cơ sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra trăm con. Ngài truyền cho các hoàng tử đi bốn phương lập ấp, tổ chức cai trị, giáo hóa dân chúng. Mỗi vị lập một ấp, sau trở thành lạc-hầu, theo lối cha truyền con nối.

- Hoàng tử thứ nhất tới thứ 10 lập ra vùng hồ Động đình.

- Hoàng tử thứ 11 tới thứ 20 lập ra vùng Tượng-quận.

- Hoàng tử thứ 21 tới thứ 30 lập ra vùng Chân-lạp.

- Hoàng tử thứ 31 tới thứ 40 lập ra vùng Chiêm-thành

- Hoàng tử thứ 41 tới thứ 50 lập ra vùng Lão-qua.

- Hoàng tử thứ 51 tới thứ 60 lập ra vùng Nam-hải.

- Hoàng tử thứ 61 tới thứ 70 lập ra vùng Quế-lâm.

- Hoàng tử thứ 71 tới thứ 80 lập ra vùng Nhật-nam.

- Hoàng tử thứ 81 tới thứ 90 lập ra vùng Cửu-chân.

- Hoàng tử thứ 91 tới thứ 100 lập ra vùng Giao-chỉ.

Ngài hẹn rằng: Mỗi năm các hoàng tử phải về cánh đồng Tương vào ngày Tết để chầu-hầu phụ mẫu".

Một truyền thuyết khác lại nói:

Vua Lạc-Long nói với Âu-Cơ rằng: "Ta là loài rồng, nàng là loài tiên, ở với nhau lâu không được. Nay ta đem năm mươi con xuống nước, nàng đem năm mươi con lên rừng. Mỗi năm gặp nhau tại cánh đồng Tương một lần". Các sử gia Việt tuy lấy năm vua Kinh-Đương lên làm vua là năm Nhâm-Tuất 2879 trước Tây-lịch, nhưng không tôn vua Kinh-Đương với công chúa con vua Động-đình làm Quốc-tổ, Quốc-mẫu, mà lại tôn vua Lạc-Long làm quốc tổ, và công chúa Âu-Cơ làm quốc mẫu. Cho đến nay, nếu các bạn hỏi trăm người Việt ở hải ngoại rằng tổ là ai, họ đều tự hào: Chúng tôi là con rồng cháu tiên, Quốc-tổ tên Lạc-Long, Quốc-mẫu tên Âu-Cơ.

Không phải sử gia Hoa-Việt cho rằng các vua Phục-Hy, Thần-Nông thuộc huyền sử, hay không hẳn là tổ mình, mà cho rằng triều Phục Hy, Thần Nông là tổ về huyết tộc, mà không phải là tổ chính trị. Bởi tại phương Bắc từ khi Hoàng Đế lên ngôi vua, tại phương Nam Lạc-Long lên ngôi vua, mới phân hẳn ra Việt, Hoa hai nước rõ ràng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

B. Chủ Đạo Tộc Hoa, Tộc Việt :

Như các bạn đã thấy, mỗi dân tộc đều có một chủ đạo, cùng một biểu hiệu. Người Pháp các bạn cho rằng tổ tiên là người Gaulois, con vật tượng trưng là con gà trống. Người Anh lấy biểu hiệu là con sư tử. Người Hoa-kỳ lấy biểu hiệu là con chim ưng. Người Trung-hoa lấy biểu hiệu là con rồng. Người Việt lấy biểu hiệu là con rồng và chim âu, gốc tự huyền sử vua Lạc Long là loài rồng, công chúa Âu-Cơ là loài chim.

Người Do-Thái tự tin rằng họ là giống dân linh, được Chúa chọn. Vì vậy, sau hai nghìn năm mất nước, họ vẫn không bị đồng hóa. Khi tái lập quốc, với dân số bằng một phần trăm khối Ả-rập, nhưng họ vẫn đủ khả năng chống với bao cuộc tấn công để tồn tại. Đó là nhờ niềm tin họ thuộc sắc dân được Chúa chọn. Người Hoa thì tin rằng họ là con trời. Cho nên trong các sách cổ của họ vua được gọi là Thiên-tử, còn các quan thì luôn là người nhà trời xuống thế phò tá cho vua. Chính niềm tin đó cùng với văn-minh Hoa-hạ, văn minh Nho giáo đã kết thành chủ đạo của họ. Cho nên người Hoa dù ở đâu, họ cũng có một tổ chức xã hội riêng, sống với nhau trong niềm kiêu hãnh con trời. Cho dù họ lưu vong đến nghìn năm, họ cũng không bị đồng hóa, không quên nguồn gốc. Cũng chính vì vậy, mà từ một tộc Hoa nhỏ bé ở lưu vực sông Hoàng-hà, họ đánh chiếm, đồng hóa hàng nghìn nước xung quanh. Nhưng chủ đạo, và sức mạnh của họ phải ngừng lại ở biên giới Hoa-Việt ngày nay.

Từ nguồn gốc lập quốc, từ niềm tin mình là con của Rồng, cháu của tiên, cho nên người Việt có một sức bảo vệ quốc gia cực mạnh. Tộc Việt đã chiến đấu không ngừng để chống lại cuộc Nam tiến liên miên trong hai nghìn năm của tộc Hoa. Bất cứ thời nào, người Việt dù bị phân hóa đến đâu, nhưng khi bị Bắc xâm, lập tức họ ngồi lại với nhau để bảo vệ quốc gia. Trong những lớp phế hưng của lịch sử Việt, hễ ai dựa theo chủ đạo của tộc Việt, đều thành công trong việc giữ được quyền cai trị dân.

Share this post


Link to post
Share on other sites

C. Đi Tìm Lại Nguồn Gốc Tộc Việt :

Năm trước, đồng nghiệp của tôi đã giảng cho các bạn sinh viên hiện diện các giả thuyết về nguồn gốc dân tộc Việt-Nam, bao gồm:

- Thuyết của Giáo sư Léonard Aurousseau, về cuộc di cư của người U-Việt hay Ngô-Việt sang Âu-lạc.

-Thuyết của Claude Madroll về cuộc di cư của người Mân-Việt sang Âu-lạc.

- Thuyết của học giả Đào Duy-Anh, Hồ-Hữu-Tường, về sự di cư do thời tiết của người Việt từ Bắc xuống Nam.

- Thuyết của Trần Đại-Sỹ theo khoa khảo cổ, bằng hệ thống y-khoa ADN.

Cuối cùng các giáo sư đồng nghiệp đã nhận định rằng: Nhờ vào khoa khảo cổ, nhờ vào hệ thống khoa học, từ nay không còn những giả thuyết về nguồn gốc tộc Việt nữa, mà chỉ còn lại công cuộc tìm kiếm của tôi, rồi kết luận: "Tộc Việt bao gồm trăm giống Việt sống rải rác từ phía Nam sông Trường-giang: Đông tới biển, Tây tới Tứ-xuyên, Nam tới vịnh Thái-lan. Người Việt từ Ngô-Việt di cư xuống phương Nam. Người Mân-Việt di cư xuống Giao-chỉ. Người Việt di cư từ Nam sông Trường-giang tránh lạnh xuống Bắc-Việt đều đúng. Đó là những cuộc di cư của tộc Việt trong lĩnh thổ của họ, chứ không phải họ là tộc khác di cư tới đất Việt".

Chính vì lý do đó, tôi được mời đến đây đọc bài diễn văn khai mạc niên khóa 1992-1993 này. Sau đây, tôi trình bày sơ lược về công trình nghiên cứu đó. Tôi xin nhắc lại, tôi chỉ là một bác sĩ y khoa, cho nên những nghiên cứu của tôi đặt trên lý luận khoa học thực nghiệm, cùng lý luận y khoa, nó hơi khác với những gì mà các bạn đã học.

Phương Pháp Nghiên Cứu :

Trong việc đi tìm nguồn gốc tộc Việt, tôi đã dùng phương pháp y khoa nhiều nhất, và phương pháp khoa học mới đây. Tôi đã được giáo sư Tarentino về khoa Antomie của Ý và giáo sư Vareilla Pascale của Pháp tích cực giúp đỡ.

1.Dùng Biện Chứng Y Khoa vào Khoa Cổ:

Biện chứng căn bản của người nghiên cứu y khoa là: "Khi có chứng trạng, ắt có nguyên do".

Biện chứng này đã giúp tôi rất nhiều trong khi nghiên cứu về nguồn gốc tộc Việt. Khi nghiên cứu, những tài liệu cổ, dù là huyền thoại, dù là huyền sử, dù là triết học, tôi cũng coi là chất liệu quan trọng. Như tôi đã từng trình bày, nước tôi có một tôn giáo, mà toàn dân đều theo, đó là thờ các anh hùng dân tộc. Tại những đền thờ chư vị anh hùng, thường có một cuốn phổ kể sự tích các ngài. Vì theo thời gian, tiểu sử các ngài bị dân chúng huyền thoại hóa đi, riết rồi thành hoang đường. Cho nên những học giả đi tiên phong nghiên cứu về sử học Việt thường bỏ qua. Tôi lại suy nghĩ khác: "Không có nguyên do, sao có chứng trạng". Vì vậy tôi đã tìm ra rất nhiều điều lý thú.

Tỷ dụ: Bất cứ một nhà nghiên cứu nào, khi khảo về thời vua An Đương cũng cho rằng truyện thần Kim-Quy cho vua móng, làm nỏ bắn một lúc hàng nghìn mũi tên khiến Triệu Đà bị bại, là hoang đường, là "ma trâu đầu rắn". Nhưng tôi lại tin, và cuối cùng tôi đã tìm ra sự thực: Hồi ấy Cao-cảnh hầu Cao-Nỗ đã chế ra nỏ liên châu, như súng liên thanh ngày nay. Tôi cũng tìm ra khích thước ba loại mũi tên đồng của nỏ này. (4)

Với lý luận y khoa, với anatomie, với lý thuyết y học mới về tế bào, với những khai quật của người Pháp ở Đông Dương, của Việt-Nam, của Trung-quốc cùng hệ thống máy móc tối tân đã giúp tôi phân loại xương sọ, xương ống quyển, cùng biện biệt y phục của tộc Hoa, tộc Việt, rồi đi đến kết luận về lãnh thổ nước Văn-lang tới hồ Động Đình.

2. Những Tài Liệu Cổ:

Ranh giới phía Nam của nước Văn-lang tới nước Hồ-tôn đã quá rõ ràng. Còn ranh giới phía Tây với Ba-thục, phía Đông với biển lại tùy thuộc vào ranh giới phía Bắc. Nếu như ranh giới phía Bắc quả tới hồ Động-đình, thì ranh giới phía Tây chắc phải giáp Ba thục và phía Đông phải giáp Đông hải. Vì vậy tôi đi tìm ranh giới phía Bắc.

Dưới đây là huyền thoại, huyền sử, mà tôi đã bấu víu vào để đi nghiên cứu.

- Cổ sử Việt đều nói rằng ranh giới phía Bắc tới hồ Động-đình.

- Truyền thuyết nói: Đế-Minh lập đàn tế cáo trời đất, rồi chia thiên hạ làm hai. Từ Ngũ-lĩnh về Bắc cho Đế Nghi, sau thành Trung-quốc. Từ Ngũ-lĩnh về Nam truyền cho vua Kinh Đương sau thành nước Văn lang.

- Truyền thuyết nói: Sau khi vua Kinh Đương, vua Lạc-Long kết hôn, đều lên núi Tam Sơn trên hồ Động Ðình hưởng thanh phúc ba năm. Lúc ngài lên núi, có chín vạn hoa tầm xuân nở.

- Truyền sử nói: Sau khi Quốc tổ Lạc Long, Quốc mẫu Âu Cơ cho các hoàng tử đi bốn phương qui dân lập ấp, dặn rằng: Mỗi năm về Tương-đài trên cánh đồng Tương chầu Quốc-tổ, Quốc-mẫu một lần.

- Cổ sử nói: Quốc-tổ dẫn năm mươi con xuống biển, Quốc-mẫu dẫn năm mươi con lên núi, hẹn mỗi năm gặp nhau một lần ở cánh đồng Tương.

- Sử nói: Vua nước Nam-Việt là Triệu-Đà thường đem quân quấy nhiễu biên giới Việt-Hán là Nam quận, Trường sa (Mậu-Ngọ, 183 trước Tây-lịch). Như vậy biên giới Nam-Việt với Hán ở vùng này.

- Sử nói rằng: Khi Trưng-Nhị, Trần-Năng, Phật-Nguyệt, Lại-thế-Cường đem quân đánh Trường-sa (năm 39 sau Tây-lịch) thì nữ tướng Trần-thiếu-Lan tử trận, mộ chôn ở ghềnh Thẩm-giang. (Sự thực đó là Tương-giang thông với hồ Động-đình). Sau đó ít năm có trận đánh giữa Lĩnh-Nam với Hán. Tướng Lĩnh-Nam tổng trấn hồ Động đình là Phật-Nguyệt. Tướng Hán là Mã-Viện, Lưu-Long (năm 40 sau Tây-lịch).Nhưng các sử gia gần đây đều đặt nghi vấn rằng: Làm gì biên giới thời Văn-lang rộng như vậy, nếu có chỉ ở vào phía Bắc biên giới Hoa-Việt hiện nay trăm cây số là cùng. Tôi căn cứ vào những chứng trạng trên để tìm nguồn gốc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

D. Đi Tìm Biên Giới Nước Văn Lang:

1. Núi Ngũ-Lĩnh:

Cuối năm Canh-Thân (1980) tôi lấy máy bay đi Bắc kinh, rồi đổi máy bay ở Bắc kinh đi Trường sa.

Trường-sa là thủ-phủ của tỉnh Hồ-Nam. Tất cả di tích của tộc Việt như hồ Động-đình, núi Tam-sơn, núi Ngũ-lĩnh, sông Tương, Thiên-đài, Tương-đài, cánh đồng Tương đều năm ở tỉnh này.

Tôi đi nghiên cứu với một thư giới thiệu của giới chức cao cấp y học. Không biết trong thư giới thiệu, các giới chức y-khoa Trung-quốc ghi chú thế nào, mà khi tôi tiếp xúc với sở du-lịch, ty văn-hóa địa phương, họ đều tưởng tôi tới Trường-sa để nghiên cứu về sự cấu tạo hình thể cùng bệnh tật dân chúng tại đây. Thành ra tôi bị mất khá nhiều thời giờ nghe thuyết trình của các đồng nghiệp về vấn đề này. Tôi cư ngụ trong khách sạn Trường-sa tân điếm, năm trân đại lộ Nhân-dân. Tôi xin cuốn địa phương chí mới nhất của tỉnh, rồi mò vào thư viện ty văn hóa, sở bảo vệ cổ tích, đại học văn-khoa, lục lọi những tài liệu cổ, mà ngay những sinh viên văn khoa cũng ít ai ghé mắt tới.

Đầu tiên tôi đi tìm núi Ngũ-lĩnh. Không khó nhọc, tôi thấy ngay. Đó là năm dãy núi gần như ngăn đôi Nam, Bắc Trung-quốc.

- Một là Đại- Đữu lĩnh,

- Hai là Quế-đương, Kỳ-điền lĩnh.

- Ba là Cửu-chân, Đô-lung lĩnh.

- Bốn là Lâm-gia, Minh-chữ lĩnh.

- Năm là Thủy-an, Việt-thành lĩnh.

Về vị trí:

- Ngọ Thủy-an, Việt-thành chạy từ tỉnh Phúc-kiến, đến huyện Tuần-mai tỉnh Quảng-Đông.

- Ngọn Đại-đữu chạy từ huyện Đại-đữu (nam-an), tỉnh Giang-Tây đến huyện Nam-hùng tỉnh Quảng-Đông.

- Ngọn Lâm-gia, Minh-chữ chạy từ Lâm-huyện tỉnh Hồ-Nam đến Liên-huyện tỉnh Quảng Đông.

- Ngọn Cửu-chân, Đô-lung chạy từ Đạo-huyện tỉnh Hồ-Nam tới Gia-huyện tỉnh Quảng-Tây.

- Ngọn Quế-đương từ Toàn-huyện tỉnh Hồ-Nam tới huyện Quế-lâm tỉnh Quảng-Tây.

Lập tức tôi thuê xe, đi một vòng thăm tất cả các núi này. Tôi đi mất mười ngày, gần 1500 cây số.Như vậy là Ngũ-lĩnh có thực, nay có núi đã đổi tên, có núi vẫn giữ tên cũ. Một câu hỏi đặt ra: Tại sao khi vua Minh phân chia từ Ngũ-lĩnh về Nam thuộc Lộc-Tục, mà lĩnh địa Việt tới hồ Động đình, mà hồ ở phía Bắc núi đến mấy trăm cây số. Tôi giải đoán như thế này:

- Một là vua Đế Minh tế trời trên núi Ngũ-lĩnh là nơi ngài gặp tiên, rồi chia địa giới. Nhưng bấy giờ dân chưa đông, mà sông Trường-giang rộng mênh mông, sóng lớn quanh năm, nên vua Nghi chỉ giữ tới Bắc-ngạn mà thôi. Còn vua Kinh-Đương thì sinh trưởng ở vùng này, lại nữa lấy con vua Động-đình (một tiểu quốc), nên thừa kế luôn vùng đất của nhạc gia.

- Hai là dân chúng Nam-ngạn Trường-giang với vùng Nam Ngũ-lĩnh vốn cùng một khí hậu, phong tục, nên họ theo về Nam, không theo về Bắc, thành thử hồ Động-đình mới thuộc lĩnh địa Việt.

Kết luận: Quả có núi Ngũ-lĩnh phân chia Nam, Bắc Trung-quốc hiện thời, vậy có thể núi này đúng là nơi phân chia lãnh thổ Văn-lang và Trung-quốc khi xưa. Ánh sáng đã soi vào nghi vấn huyền thoại.

2. Thiên Đài: Nơi Tế Cáo Của Vua Đế Minh:

Tương truyền vua Đế Minh lập đàn tế cáo trời đất trên núi Quế-đương, phân chia lãnh thổ Lĩnh- Bắc tức Trung-quốc, Lĩnh-Nam tức Đại-Việt. Đàn tế đó gọi là Thiên-đài. Nhưng dãy núi Quế-đương có mấy chục ngọn núi nhỏ, không biết ngọn Thiên-đài là ngọn nào, trên bản đồ không ghi. Sau tôi hỏi thăm dân chúng thì họ chỉ cho tôi thấy núi Thiên-đài nằm gần bên bờ Tương giang.

Thiên-đài là ngọn đồi nhỏ, cao 179 mét , đỉnh tròn, có đường thoai thoải đi lên. Trên đỉnh có ngôi chùa nhỏ, nay để hoang. Tuy chùa được cấp huyện bảo tồn, nhưng không có tăng ni trụ trì. Chùa xây bằng gạch nung, mái lợp ngói. Lâu ngày chùa không được tu bổ, nên trên mái nhiều chỗ bị vỡ, bị khuyết. Tường mất hết vữa, gạch bị mòn, nhiều chỗ gần như lủng sâu. Duy nền với cổng bằng đá là còn nguyên, tuy nhiều chỗ đá bị bong ra. Bên trong, cột, kèo bằng gỗ đã nứt nẻ khá nhiều.

Tại thư viện Hồ-Nam, tôi đã tìm được một tài liệu rất cũ, giấy hoen ố, nhưng chữ viết tay như phượng múa rồng bay, gồm 60 trang. Đầu đề ghi:

"Thiên Đài Di Sự Lục"

Trinh-quán tiến-sĩ Chu-minh-Văn soạn.

Trinh-quán là niên hiệu của vua Đường Thái-tông từ năm Đinh-Hợi (627) đến Đinh-Mùi (647), nhưng không biết Chu đỗ tiến sĩ năm nào?

Tuy sách do Chu-minh-Văn soạn, nhưng dường như bản nguyên thủy không còn. Bản này là do người sau sao chép lại vào đời Thanh Khang-Hy. Nội dung sách có ba phần: Phần của Chu-minh-Văn soạn, phần chép tiếp theo Chu-minh-Văn của một sư ni pháp danh Đàm-Chi, không rõ chép vào bao giờ. Phần thứ ba chép pháp danh các vị trụ trì từ khi lập chùa tới thời Khang-Hy (1662-1722). Chu-minh-Văn là tiến sĩ đời Đường, nên văn của ông thuộc loại văn cổ rất súc tích, đầy những điển cố, cùng thành ngữ lấy trong Tứ-thư, Ngũ-kinh cùng kinh Phật. (Nhân viên quản thủ thư viện thấy tôi đọc dễ dàng, chỉ lướt qua là hiểu ngay, ông ta ngạc nhiên khâm phục vô cùng. Nhưng nếu ông biết rằng tôi chỉ được học những loại văn đó từ hồi sáu bẩy tuổi, thì ông sẽ hết phục!) Tài liệu Chu-minh-Văn cũng nhắc lại việc vua Đế Minh đi tuần thú phương Nam, kết hôn với nàng tiên, sinh ra Lộc-Tục. Vua lập đàn tại núi này tế cáo trời đất, vì vậy đài mang tên Thiên-đài, núi cũng mang tên Thiên-đài-sơn. Mình-Văn còn kể thêm: Cổ thời, trên đỉnh núi chỉ có Thiên-đài thờ vua Đế-Minh, vua Kinh-Đương. Đến thời Đông Hán. một tướng của vua Bà tên Đào-hiển-Hiệu được lệnh rút khỏi Trường-sa. Khi rút tới Quế-đương, ông cùng nghìn quân lên Thiên-đài lễ, nghe người giữ đền kể sự tích xưa. Ông cùng quân sĩ nhất quyết tử chiến, khiến Lưu Long thiệt mấy vạn người mới chiếm được núi. Về đời Đường, để xóa vết tích Việt, Hoa cùng Nam, Bắc, các quan lại được sai sang đô hộ Lĩnh-Nam mới cho xây ngôi chùa tại đây.

Tôi biết vua Bà là vua Trưng. Còn tướng Đào-hiển-Hiệu là em con chú của Bắc-bình vương Đào-Kỳ, tước phong quốc công, giữ chức Hổ-nha đại tướng quân. Bà Hoàng-thiều-Hoa chỉ huy trận rút lui khỏi khu Trường-sa, hồ Động đình, đã sai Hiển-Hiệu đi cản hậu, đóng nút chận ở Thiên đài, đợi khi quân Lĩnh-Nam rút hết, sẽ rút sau. Nhưng Hiển-Hiệu cùng chư quân lên núi thấy di tích thơ thời Quốc-tổ, Quốc-mẫu, đã không chịu lui quân, tử chiến, khiến quân Hán chết không biết bao nhiêu mà kể tại đây.

Ngoài cổng chùa có hai đôi câu đối:

Thoát thân Nam thành xưng sư tổ,

Thọ pháp Tây-thiên diễn Phật-kinh."

(Hai câu này ngụ ý ca tụng thái tử Tất-đạt-Đa đang đêm ra khỏi thành đi tìm lẽ giải thoát, sau đó đắc pháp ở Tây-thiên, đi giảng kinh.)

Tam bảo linh ứng phong điều vũ thuận, Phật công hiển hách quốc thái dân an. (Hai câu này ngụ ý nói: Tam bảo linh thiêng, khiến cho gió hòa mưa thuận, đó là công lao của nhà Phật khiến quốc thái dân an.)

Nơi có dấu vết Thiên đài, còn đôi câu đối khắc vào đá:

"Thiên-đài đại đại phân Nam, Bắc,

Lĩnh-địa niên niên dữ Việt thường."

(Nghĩa là: Từ sau vụ tế cáo ở đây, đài thành Thiên-đài, biết bao thời, phân ra Nam, Bắc. Núi Ngũ-lĩnh năm này qua năm khác với dòng giống Việt-thường.)

Chỗ miếu thờ Đào-hiển-Hiệu có đôi câu đối:

"Nhất kiếm Nam hồ, kinh Vũ Đế,

Thiên đao Bắc lĩnh, trấn Lưu-Long."

(Nghĩa là: Một kiếm đánh trận ở phía Nam hồ Động-đình làm kinh tâm vua Quang-Vũ nhà Hán, một nghìn đao thủ ở bắc núi Ngũ-lĩnh trấn Lưu-Long.)

Kết luận: Như vậy việc vua Đế-Minh tế cáo trời đất là có thực. Vì có Thiên-đài, nên thời Lĩnh-Nam mới có trận đánh hồ Động-đình. Hai sự kiện đó chứng tỏ lĩnh địa Văn-lang xưa quả tới núi Ngũ-lĩnh, hồ Động-đì

3. Cánh Đồng Tương:

Có hai huyền sử nói về cánh đồng Tương:

- Một là Quốc-tổ dẫn năm mươi con xuống biển. Quốc-mẫu dẫn năm mươi con lên núi, mỗi năm tái hội nhau trên cánh đồng Tương một lần.

- Hai là Quốc-tổ, Quốc-mẫu truyền các hoàng tử đi bốn phương qui dân lập ấp, mỗi năm hội tại cánh đồng Tương một lần.

Tôi đoán: Cả hai vị quốc tổ Kinh-Đương, Lạc Long sau khi kết hôn, đều đem Quốc-mẫu lên núi Tam-sơn trên hồ Động-đình hưởng thanh phúc ba năm. Vậy thì cánh đồng Tương sẽ gần đâu đó quanh hồ Động-đình. Phía Nam hồ Động-đình là sông Tương-giang, chảy theo hướng Nam-Bắc dài 811 cây số, lưu vực tới 92,500 cây số vuông, chẻ đôi tỉnh Hồ-nam với Quảng-Tây. Vậy cánh đồng Tương sẽ năm trong lưu vực Tương-giang. Tôi thuê thuyền đi từ cảng Dương-lâm nơi phát xuất ra Tương-giang là hồ Động-đình, xuống Nam, qua Tương-âm tôi dừng lại, nghiên cứu địa thế cùng thăm chùa Bạch-mã. Đây là địa phận quận Ích-đương. Vô tình tôi tìm ra một nhánh sông Âu-giang và một cái hồ rất lớn, vào mùa nước lớn rộng tới 4-5 mẫu, vào mùa nước cạn chỉ còn 2-3 mẫu mà thôi. Suốt lộ trình từ hồ Động-đình trở xuống, trên sông Tương cũng như hai bên bờ chim âu bay lượn khắp nơi. Đặc biệt trên Âu-giang, giống chim này càng nhiều vô kể. Từ Âu-giang, tôi trở lại sông Tương, xuôi tới Trường-sa, thủ phủ của Hồ-Nam, rồi tới các quận lî Tương-đàm, Chu-châu, Hành-đương, Quế-đương. Không khó nhọc tôi tìm ra cánh đồng Tương, tức là vùng trũng phía Tây-ngạn, giới hạn phía Bắc là hồ Động-đình, Nguyên-giang. Phía Nam là Linh-lăng, Hành-Nam. Phía Tây là vùng Triêu Dương, Lãnh thủy. Nhưng nay cánh đồng Tương chỉ còn khu vực tứ giác: Tương-giang, Nguyên-giang, Liên-thủy và Thạch-khê-thủy. Sau khi tìm ra cánh đồng Tương, Thiên-đài, cùng những đàn chim âu, tôi giải đoán như thế này:

"Quốc-tổ Lạc-Long kết hôn với công chúa con Đế-Lai, hẳn công chúa cũng có tên. Nhưng vì lâu ngày, người ta không nhớ được tên ngài, nên đã lấy con chim Âu, rất hiền hòa, xinh đẹp ở vùng hồ Động-đình, Tương-giang,mà gọi tên là Âu-Cơ (Cơ là bà vợ vua). Vì người ta gọi Quốc-mẫu là Âu Cơ thì họ nghĩ ngay đến Quốc-mẫu sinh con. Quốc-mẫu là chim Âu, thì phải đẻ ra trứng. Còn con số một trăm, là con số triết học Việt-Hoa dùng để chỉ tất cả. Như trăm bệnh là tất cả các bệnh, trăm họ là toàn dân. Trăm con, có nghĩa là tất cả dân trong nước đều là con của Quốc-mẫu."

Kết luận: Đã có cánh đồng Tương, thì truyện Quốc-tổ, Quốc-mẫu hẹn mỗi năm hội tại đây một lần là có. Khi sự kiện có núi Ngũ-lĩnh, có Thiên-đài, nay chứng cớ cánh đồng Tương được kiểm điểm, thì lĩnh địa của tộc Việt xưa quả tới hồ Động đình.

4. Hồ Động Đình và Núi Tam Sơn:

Hồ Động-đình nằm ở phía Nam sông Trường-giang. Hồ được coi như nới phát tích ra tộc Việt. Địa khu Bắc sông Trường-giang được gọi là tỉnh Hồ Bắc, tức đất Kinh-châu thuở xưa. Địa khu phía Nam sông Trường-giang được gọi là tỉnh Hồ-Nam. Hồ Động-đình nằm trong tỉnh Hồ-Nam. Hồ thông với sông Trường-giang bằng hai con sông. Cho nên người ta coi hồ như nơi chứa nước sông Trường-giang, rồi đổ vào cho Tương-giang. Trên Bắc-ngạn hồ có núi Tam-sơn. Tôi đã lên đây ba lần. Tương truyền các bà Trưng-Nhị, Trần-Năng, Hồ-Đề, Phật-Nguyệt đánh chiếm Trường-sa vào ngày đầu năm, vì vậy tôi cũng tới đây vào dịp này để thấy rõ phong cảnh để còn tả trận đánh trong bộ Cẩm-khê di-hận (6). Hồ rộng 3915 cây số vuông, độ sâu về mùa cạn là 38.5 mét, về mùa nước lớn là 39.20 mét.Tra trong chính sử, thì quả hồ Động-đình thuộc lĩnh địa Văn-lang. Như trên đã nói, triều đại Thần-Nông Bắc đến đời vua Du-Võng thì mất vào năm 2696 trước Tây-lịch, chuyển sang thời đại Hoàng Đế. Sử gia Trung-quốc cho rằng Hoàng-Đế là tổ lập quốc. Nói theo triết học Tây-phương, thì vua Du-Võng từ gốc Thần-Nông thuộc nông nghiệp cư trú trong vùng đồng bằng, ở phương Nam, lấy hỏa làm biểu hiệu nên còn gọi là Viêm-Đế. Còn vua Hoàng-Đế gốc ở dân du mục, săn bắn, từ phương Bắc xuống. Dân du mục nghèo, nhưng giỏi chinh chiến. Dân nông nghiệp giầu nhưng không giỏi võ bị nên bị thua.

Bộ Sử-ký của Tư-mã-Thiên, quyển 1, Ngũ đế bản kỷ chép rằng:

...Thời vua Hoàng Đế, họ Thần-Nông (Bắc) đã suy, chư hầu chém giết lẫn nhau, khiến trăm họ khốn khổ vô cùng. Vua Du-Võng không đủ khả năng chinh phục. Vua Hiên-Viên Hoàng Đế thao luyện can qua, chinh phục những chư hầu hung ác. Vì vậy các nơi theo về rất đông. Trong các chư hầu, thì Suy-Vưu mạnh nhất.

Vua Du-Võng triều Thần-Nông định đem quân xâm lăng chư hầu, nhưng chư hầu chỉ tuân lệnh Hoàng Đế. Vua Hoàng Đế tu sửa đức độ, luyện tập binh mã, vỗ về trăm họ, giúp đỡ bốn phương, luyện tập thú dữ rồi đại chiến với vua Du-Võng ở Bản-tuyền, thành công.

Suy-Vưu làm loạn, không tuân đế hiệu. Hoàng Đế triệu tập chư hầu, cùng Suy-Vưu đại chiến ở Trác-lộc, bắt sống Suy-Vưu. Chư hầu tôn ngài làm Thiên-tử thay họ Thần-Nông. Trong thiên hạ nơi nào không thuận, vua Hoàng Đế đem quân chinh phạt.

Lãnh thổ của Hoàng Đế: Đông tới biển, vùng núi Hoàn-sơn, Đại-tông; phía Tây tới núi Không-động, Kê-đầu; Nam tới Giang, Hùng, Tương... (7)

Sông Giang đây tức là sông Trường-giang. Hùng đây là Hùng-nhĩ-sơn, Tương là Tương-sơn. Bùi-Nhân đời Tống tập giải Sử-ký nói rằng Tương-sơn thuộc Trường-sa.

Kết luận: Từ chính sử, huyền sử đều cho biết lĩnh địa Văn-lang tới hồ Động-đình. Khi vua Hoàng Đế dứt triều Thần-Nông Bắc, thì triều Thần-Nông Nam tức họ Hồng-bàng còn kéo dài tới 2439 năm nữa. Lĩnh thổ Trung-quốc thời Hoàng Đế cũng chỉ tới sông Trường-giang. Từ Nam bao gồm khu Trường-sa hồ Động đình vẫn thuộc Văn-lang. Khi chính sử ghi chép như vậy, thì việc Quốc-tổ, Quốc-mẫu với hồ Động-đình, núi Tam-sơn, không còn là huyền thoại nữa, mà thành sự thực lịch sử. Vậy truyện các ngài lên núi hưởng thanh phúc nên ghi vào chính sử.

5. Biên Giới Lĩnh Địa Tộc Việt Thế Kỷ Thứ Hai Trước Tây Lịch:

Sử Hán- Việt đề đều ghi rằng vào thế kỷ thứ nhì trước Tây-lịch, thời Triệu-Đà cai trị lĩnh địa tộc Việt, biên giới vẫn còn ở vùng Trường-sa, hồ Động-đình. Sử Hán, sử Việt đều chép chi tiết giống nhau về vụ Triệu-Đà lập quốc ở lãnh thổ Lĩnh-Nam. Tần-thủy-Hoàng sai Đồ-Thư mang quân sang đánh Âu-Lạc, chiếm được vùng đất phía Bắc, lập làm ba quận: Nam-hải (Quảng Đông và một phần Phước-kiến), Quế-lâm (Quảng-tây, Hồ-Nam và một phần Quý-châu), Tượng-quận (Vân-Nam và một phần Quý-châu). Vua An-Dương Vương sai Trung-tín hầu Vũ-Bão-Trung và Cao-cảnh hầu Cao-Nỗ đem quân chống, giết được Đồ-Thư, tiêu diệt nửa triệu quân Tần. Tuy vậy vua An-Dương Vương cũng không chiếm lại vùng đất đã mất.

Sau nhân thời thế loạn lạc, một viên quan Tần là Triệu-Đà trấn vùng Nam-hải, đem quân chiếm vùng Tượng-quận, Quế-lâm, rồi dùng gián điệp trong vụ án Mî-Châu, Trọng-Thủy mà chiếm được Âu-lạc, lập ra nước Nam-Việt. Lĩnh thổ nước Nam-Việt gồm những vùng nào? Không một sử gia chép rõ ràng. Nhưng cứ những sự kiện lẻ tẻ, ta cũng có thể biết rằng lĩnh địa Nam-Việt là lĩnh địa thời Văn-lang.

Trong khi Triệu-Đà lập nghiệp ở phương Nam, thì cuộc nội chiến ở phương Bắc chấm dứt: Hạng-Vũ, Lưu-Bang diệt Tần, rồi Lưu-bang thắng Hạng-Vũ lập ra nhà Hán. Lưu-Bang lên ngôi vua, sai Lục-Giả sang phong chức tước cho Triệu-Đà. Đúng ra Triệu-Đà cũng không chịu thần phục nhà Hán, nhưng họ hàng, thân thuộc, mồ mả của Đà đều ở vùng Chân-Định. Đà sợ nhà Hán tru diệt họ hàng, cùng đào mồ cuốc mả tổ tiên mà phải lùi bước.

Năm 183 trước Tây-lịch, Cao-tổ nhà Hán là Lưu-Bang chết, Lã-hậu chuyên quyền, cấm bán hạt giống, thú vật cái, kim khí sang Nam-Việt. Triệu-Đà không thần phục nhà Hán, xưng đế hiệu, rồi đem quân đánh Trường-sa, Nam-quận.

Trường-sa là quận biên cương của Hán, vậy ít nhất lãnh thổ Nam-Việt, Bắc tới Trường-sa. Nam-quận là quận ở phía Bắc sông Trường-giang. Mà Nam-quận là quận biên cương Hán, thì biên giới Nam-Việt ít nhất tới Nam ngạn sông Trường-giang.

6. Lĩnh Địa Về Thời Vua Trưng:

Trong những năm 1978-1979 khi dẫn phái đoàn y khoa nghiên cứu tại các tỉnh cực nam Trung-quốc như Quảng Đông, Quảng-Tây, Vân-Nam, Quý-Châu, tôi tìm ra khắp các tỉnh này, không ít thì nhiều đều có đạo thờ vua Bà. Nhưng tôi không tìm được tiểu sử vua Bà ra sao. Ngay những cán bộ Trung-quốc ở địa phương, họ luôn đề cao vua Bà, mà họ cũng chỉ biết lờ mờ rằng vua Bà là người nổi lên chống tham quan. Khắp bốn tỉnh, tôi ghi chú được hơn trăm đền, miếu thờ những tướng lĩnh thời vua Bà.

Bây giờ tôi lại tìm thấy ở Hồ-Nam nhiều di tích về đạo thờ vua Bà hơn. Tại thư viện bảo tồn di tích cổ, tôi tìm thấy một cuốn phổ rất cổ, soạn vào thế kỷ thứ tám chép sự tích nữ vương Phật-Nguyệt như sau:

"Ngày xưa, Ngọc-Hoàng thượng đế ngự trên điện Linh-tiêu, có hai công chúa đứng hầu. Vì sơ ý, hai công chúa đánh vỡ chén ngọc. Ngọc-Hoàng thượng đế nổi giận lôi đình, truyền đầy hai công chúa xuống hạ giới. Hai công chúa đi đầu thai được mấy ngày, thì tiên-lại giữ sổ tiên giới tâu rằng có 162 tiên đầu thai xuống theo hai công chúa.Ngọc-Hoàng thượng đế sợ công chúa làm loạn ở hạ giới, ngài mới truyền Thanh-Y đồng tử đầu thai theo để dẹp loạn. Thanh-Y đồng tử sợ địch không lại hai công chúa, có ý ngần ngừ không dám đi. Ngọc-Hoàng thượng đế truyền Nhị-thập bát tú đầu thai theo.

Thanh-Y đồng tử đầu thai, sau là vua Quang-Vũ nhà Hán, Nhị-thập bát tú đầu thai thành hai mươi tám vị văn thần võ tướng thời Đông-Hán. Còn hai công chúa đầu thai xuống quận Giao-Chỉ, vào nhà họ Trưng. Chị là Trưng-Trắc, em là Trưng-Nhị. Lúc Trưng-Trắc sinh ra có hương thơm đầy nhà, lớn lên thông minh quán chúng, có sức khỏe bạt sơn cử đỉnh; được gả cho Đặng-thi-Sách. Thi-Sách làm phản, bị thái thú Tô-Định giết chết. Trưng-Trắc cùng em là Trưng-Nhị phất cờ khởi nghĩa, được 162 anh hùng các nơi nổi lên giúp sức, nên chỉ trong một tháng chiếm hết sáu quận Trung-quốc ở phía nam sông Trường-giang: Cửu-Chân, Nhật-Nam, Giao-Chỉ, Quế-Lâm, Tượng-quận, Nam-Hải. Chư tướng tôn Trưng-Trắc lên làm vua, thường gọi là vua Bà.

Vua Quang-Vũ nhà Đông-Hán sai Phục-Ba tướng quân Tân-tức hầu, Long-nhương tướng quân Thận-hầu Lưu-Long đem quân dẹp giặc. Vua Bà sai nữ vương Phật-Nguyệt tổng trấn hồ Động đình. Mã-Viện, Lưu-Long bị bại. Vua Quang-Vũ truyền Nhị-thập bát tú nghênh chiến, cũng bị bại. Nữ vương Phật-Nguyệt phép tắc vô cùng, một tay nhổ núi Nga-mi, một tay nhổ núi Thái-sơn, đánh quân Hán chết xác lấp sông Trường-giang, hồ Động-đình, oán khí bốc lên đến trời. Ngọc-Hoàng thượng đế sai thiên binh, thiên tướng trợ chiến, cũng bị bại. Ngài phải sai thần Du-Liệt sang Tây-phương cầu cứu Phật Như-Lai. Đức Phật sai mười tám vị Kim-Cương, ba nghìn La-Hán trợ chiến cũng bị bại. Cuối cùng ngài truyền Quan-Thế-Âm bồ tát tham chiến. Nữ vương Phật-Nguyệt với Quan-Thế-Âm đấu phép ba ngày ba đêm, bất phân thắng bại. Sau Quan-Thế-Âm thuyết pháp, nữ vương Phật-Nguyệt giác ngộ, bỏ đi tu."

Ta nhân ngày lành, viết lại chuyện xưa, xin dâng đôi câu đối:

Tích trù Động đình uy trấn Hán,

Danh lưu thanh sử lực phù Trưng.

(Nghĩa là: Một trận Động-đình uy rung Hán tên còn trong sử sức phò Trưng)

Như thế, tôi đã tìm ra được: Đạo thờ vua Bà tại năm tỉnh Nam Trung-quốc là di tích của lòng tôn kính thờ anh hùng dân tộc của tộc Việt trên lãnh thổ cũ của người Việt còn sót lại. Vua Bà, mà người Trung-hoa thờ như một thứ tôn giáo, chính là vua Trưng.

Kết luận: Quả có nữ vương Phật-Nguyệt đánh trận Trường-sa hồ Động đình. Mà có trận hồ Động-đình thì lãnh thổ thời Lĩnh-Nam quả tới phía Nam sông Trường-giang.

Huyền sử nói rằng: Khi bà Trưng-Nhị cùng các tướng Trần-Năng, Hồ-Đề, Phật-Nguyệt, Lại-thế-Cường đánh Trường-sa vào đầu năm Kỷ-Hợi (39 sau Tây-lịch), thì nữ tướng Trần-thiếu-Lan tử trận, được mai táng ở ghềnh sông Thẩm-giang (8). Thẩm-giang chính là đoạn sông ngắn ở Bắc tiếp nối với hồ Động-đình. Một cuốn phổ khác, chép vào thời Nguyễn nói rằng: Các sứ thần Lý, Trần, Lê khi qua đây đều có sắm lễ đến cúng miếu thờ bà Trần-thiếu-Lan. Cho nên năm 1980, tôi đã đến đây tìm hiểu. Không khó nhọc, tôi tìm ra trong cuốn địa phương chí, do sở du lịch Trường-sa cung cấp, một đoạn chép "Miếu thờ liệt nữ Trần-tiểu-Lan ở đầu sông Tương. Hồi cách mạng văn hóa bị phá hủy. Tượng đồng bị nấu ra. Vệ binh đỏ phá luôn cả bia đá". Tôi tìm tới nơi thì miếu chỉ còn lại cái nền bằng đá ông, mộ vẫn còn. (9)

Share this post


Link to post
Share on other sites

7.Nghiên Cứu Những Khai Vật:

Vào những năm 1964-1965, giáo sư thạc sĩ luật khoa Vũ-văn-Mẫu đang soạn thảo tài liệu về cổ luật Việt Nam. Người giúp giáo sư Mẫu đọc sách cổ là Hoàng-triều tiến sĩ Nguyễn-sỹ-Giác. Cụ Giác tuy thông kinh điển, thư tịch cổ nhưng lại không biết ngoại ngữ, cùng với phương pháp phân tích, tổng hợp Tây-phương. Cụ giới thiệu tôi với giáo sư Mẫu. Tôi với cụ đã giúp giáo sư Mẫu đọc, soán các thư tịch liên quan đến cổ luật. Chính vì vậy tập tài liệu "Cổ-luật Việt-Nam và tư -pháp-sử" có chương mở đầu "Liên hệ giữa nguồn gốc dân tộc và Cổ-luật Việt-Nam"(10). Bấy giờ tôi còn trẻ, lại không có đủ tài liệu khai quật của Trung-quốc, của Bắc Việt-Nam, nên có nhiều chi tiết sai lầm nhỏ. Hôm nay đây, tôi xin lỗi anh linh Hoàng-triều tiến sĩ Nguyễn-sỹ-Giác, anh linh giáo sư Vũ-văn-Mẫu, xin lỗi các vị đồng nghiệp hiện diện, xin lỗi các vị sinh viên về những sai lầm đó.

Triều đại Hồng-Bàng của tộc Việt xuất phát từ năm 2879 trước Tây-lịch, tương đương với thời đại đồ đá mài (le néolithique), tức cuối thời đại văn hóa Bắc-sơn (11). Trong những khai quật về thời đại này tại Bắc Việt, Đông Vân-Nam, Quảng Đông, Hồ-Nam, người ta đều tìm được những chiếc rìu thiết diện hình trái xoan, trong khi tại Nhật, Bắc Trường-giang lại chỉ tìm được loại rìu thiết diện hình chữ nhật, chứng tỏ vào thời đó, có một thứ văn hóa tộc Việt giống nhau.

Sang thời đại văn hóa Đông-sơn (12) hay đồ đồng (age du bronze): Trong thời gian này đã tìm được trống đồng Đông-sơn bên bờ sông Mã (Thanh-Hóa) Sự thực trống đồng đã tìm thấy ở toàn bộ các tỉnh Nam Trường-giang như Hồ-Nam, Quý-Châu, Vân-Nam, Quảng-Đông, Quảng-Tây; Nam-Đương, Lào (13), Bắc và Trung-Việt. Nhưng ở Nam-Đương, Lào rất ít. Nhiều nhất ở Bắc Việt rồi tới Vân-Nam, Lưỡng-quảng. Phân tích thành phần, gần như giống nhau: Đồng 55%, thiếc 15-16%, chì 17-19%, sắt 4%. Một ít vàng, bạc.

Khảo về y phục, mồ mả, cùng xương trong các ngôi mộ, qua các thời đại, cho đến hết thế kỷ thứ 1 sau Tây-lịch, tôi thấy trong các vùng Nam Trường-giang cho đến Trung, Bắc-Việt, cùng Lào, Thái đều giống nhau. Tôi đi đến kết luận: Tộc Việt quả có lĩnh địa Bắc tới hồ Động đình, Tây tới Tứ-xuyên như cổ sử nói.

E. Tổng Kết

Các bạn đã cùng tôi đi vào những chi tiết từ huyền thoại, huyền sử, cổ sử, cùng triết học, suy luận để tìm về nguồn gốc dân tộc Việt-Nam. Trong chính sử Việt đều ghi rõ ràng về nguồn gốc tộc Việt. Hồi thơ ấu, tôi sống bên cạnh những nhà nho, chỉ đọc sách chữ Hán của người Hoa, người Việt viết. Mà những sách này đều chép rằng tộc Việt gồm có trăm họ khác nhau, mang tên Bách-Việt. Những tên như Âu Việt, Lạc Việt, Đông Việt, Nam Việt, Việt Thường đều thuộc Bách Việt cả. Cái tên trăm họ, hay trăm Việt (Bách Việt) phát xuất từ huyền thoại nói vua Lạc Long sinh ra trăm con. Trăm có nghĩa là toàn thể, tất cả, chứ không hoàn toàn là con số như ta tưởng ngày nay (14).Các vị cổ học học sổ sử, rồi coi lĩnh địa tộc Việt bao gồm phía Nam sông Trường-giang, lấy mốc là hồ Động-đình, với sông Tương, núi Ngũ-lĩnh là đương nhiên. Chính hồi nhỏ, khi học tại trường Pháp, vào thời kỳ 10-14 tuổi, tôi chỉ được học những bài ngắn ngủi và trang về nguồn gốc tộc Việt; trong khi đó gia đình cho tôi đọc những bộ sử dài hàng mấy chục nghìn trang của Hoa, của Việt. (Nếu dịch sang chữ Việt số trang gấp bốn, sang Pháp, Anh văn, số trang gấp 5-6). Chính tôi cũng nhìn nguồn gốc tộc Việt, lĩnh thổ tộc Việt tương tự như các nhà cổ học. Phải chờ đến khi tôi ra trường (1964). Bấy giờ giáo sư Vũ văn Mẫu thạc sĩ luật khoa nhờ Hoàng triều tiến sĩ Nguyễn-sĩ-Giác sưu tầm tài liệu cổ luật. Cụ Giác học lối cổ, không biết những phương pháp qui nạp, tổng hợp, nên giới thiệu giáo sư Mẫu với tôi. Ngay lần đầu gặp nhau, một già, một trẻ mà có hai cái nhìn khác biệt. Giáo sư Mẫu trên 50 tuổi lại có cái nhìn rất trẻ. Tôi mới 25 tuổi lại có cái nhìn rất già về nguồn gốc tộc Việt. Qua cuộc trao đổi sơ khởi, bấy giờ tôi mới biết có rất nhiều thuyết nói về nguồn gốc dân tộc Việt, mà các tác giả thiếu cái học sâu xa về cổ học Hoa Việt đưa ra. Vì vậy tôi đã sưu tầm tất cả những gì trong thư tịch cổ, giúp giáo sư Vũ-văn-Mẫu đem viết thành tài liệu giảng dạy. Nhưng sự sưu tầm đó không đầy đủ, vì chỉ căn cứ trên thư tịch cổ. Nay tôi mới biết là có một vài sai lầm, tôi xin lỗi các đồng nghiệp hiện diện.

- Từ cổ : Tộc Việt sống rải rác từ phía Nam sông Trường-giang, xuống mãi vịnh Thái-lan.

- Sau này tộc Việt, tộc Mã đã giao tiếp với nhau ở vùng Kampuchea, Nam Việt- Nam Tộc Việt hỗn hợp với tộc Ấn ở phía tây Thái-lan.- Giống Thái, một trong Bách-Việt chính là tộc Thái từ Tượng-quận, Bắc Việt di chuyển xuống lập ra nước Lào, nước Thái.

- Người Việt từ sông Trường Giang, từ Phúc-kiến di cư xuống Bắc Việt, không có nghĩa ở Bắc Việt không có giống Việt, phải đợi họ di cư xuống mới có. Mà có nghĩa là người Việt di chuyển trong đất Việ

Nguồn khác http://www.vietnamsante.com/trandaisy/tds-...ngoctocviet.pdf

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin cảm ơn Gia Nhân đã đưa những tư liệu này lên đây.

Quá rõ ràng về những chứng cứ, tuy bài này chưa đề cập sâu tới vấn đề gen di truyền của những người đang sống tại Nam Dương tử. Ngài Trần Đại Sỹ đã có công trình nghiên cứu sâu về vấn đề này.

Một vị giáo sư có tên tuổi của giới khoa học quốc tế cho tôi biết rằng:Ông đã thẩm định luận điểm của tôi trong cuốn "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại" khi cho rằng: "Nguồn gốc người Nhật là một bộ phân của dân Văn Lang di cư" bằng cách trao đổi với các nhà khoa học Nhật Bản thì họ xác nhận rằng: Gen của người Nhật giống với người Việt Nam nhất trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Vị trí của việc xác định gen là một phương tiên khoa học để xác định lịch sử.

Ngày xưa, Thủ Tương Phạm Văn Đồng đã nói đến tầm quan trọng đặc biệt về việc bảo vệ truyền thống văn hóa sử của người Việt vì tương lai của dân tộc.

Rất tiếc!

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một vị giáo sư có tên tuổi của giới khoa học quốc tế cho tôi biết rằng:Ông đã thẩm định luận điểm của tôi trong cuốn "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại" khi cho rằng: "Nguồn gốc người Nhật là một bộ phân của dân Văn Lang di cư" bằng cách trao đổi với các nhà khoa học Nhật Bản thì họ xác nhận rằng: Gen của người Nhật giống với người Việt Nam nhất trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Vị trí của việc xác định gen là một phương tiên khoa học để xác định lịch sử.

Anh Thiên Sứ sưu tầm tài liệu và thử làm phép so sánh các hiện tượng văn hóa giữa hai nước Việt và Nhật xem sao!

Kính

Gia Nhân.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đây là bản đồ ADN từ chương trình Genographic, thể hiện sự di cư của người hiện đại đến các châu lục khác nhau trên TG : (Chú ý M175 của Việt Nam và khu vực phương Nam, M122 của phương Bắc, cùng thời điểm hiện diện)

Posted Image

Vậy là di truyền học hiện đại đã khẳng định nguồn gốc bản địa của cư dân tại Việt Nam : (M175 ~ 35.000 years ago)

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Gia Nhân thân mến.

Trong bản đồ gen của Doremon đưa lên thì không thấy sự trùng khớp của người Nhật và Việt. Có thể họ so sánh gen với tiêu chí và mục đích khác để tìm con được di chuyển của nhân loại hàng trăm ngàn năm trước chẳng hạn.

Nhưng về văn hóa thì những dấu hiệu cho thấy sự trùng khớp giữa Nhật Việt như sau:

* Trên con bài tổ tôm - chỉ người Việt chơi - thì hình minh họa trên đó lại là y phục cổ Nhật Bản.

* Đến thế kỷ thứ X, giới quý tộc Nhật vẫn ăn trầu và nhuộm răng đen.

* Tục xăm mình phổ biến của người Nhật.

* Lịch sử Nhật Bản chỉ bắt đầu từ thế kỷ thứ III sau CN...vv...

Căn cứ vào những dấu tích này tôi đặt giả thuyết rằng: Người Nhật Bản chính là một bộ phận tộc người - (Tôi không dùng từ bộ tộc) - thuộc Văn Lang xưa - đã di tản sang Nhật sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thất bại.

Những điều này tôi đã trình bày trong cuốn: "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại". Giáo sư tiến sĩ Trần Quang Vũ (Ông này ở nước ngoài) đã xem cuốn này và trong một hội thảo quốc tế, khi tiếp xúc với các vị giáo sư Nhật, ông đã hỏi và được xác nhận như trên. Ông đã gửi email cho tôi thời điểm từ cuối 2005 đến cuối 2006.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác Thiên Sứ nói đúng, bản đồ trên nói về đợt di cư đầu tiên của con người hiện đại đến các châu lục. Còn những thời kỳ di cư sau do các biến động về xã hội (như chiến tranh) hay tự nhiên (như việc ngập lục bán đảo Đông Nam Á cổ) thì bổ sung thêm thông tin mới nhận diện được.

Dưới đây là bài trên Wiki tổng hợp về các phân nhóm trong M175 : (chú ý Vietnamese và Japanese)

<H1 style="MARGIN: auto 0in; TEXT-ALIGN: center" align=center>Haplogroup O (Y-DNA) </H1>In human genetics, Haplogroup O (M175) is a Y-chromosome DNA haplogroup.

<H2 style="MARGIN: auto 0in; TEXT-ALIGN: justify">Distribution</H2>This haplogroup appears in 80-90% of all men in East and Southeast Asia, and it is almost exclusive to that region: M175 is almost nonexistent in Western Siberia, Western Asia, and Europe and is completely absent from Africa and the Americas, although certain subclades of Haplogroup O do achieve significant frequencies among some populations of South Asia, Central Asia, and Oceania.

<H2 style="MARGIN: auto 0in; TEXT-ALIGN: justify">Origins</H2>Haplogroup O is a descendant haplogroup of Haplogroup NO (M214), and is believed to have first appeared in http://http://en.wikipedia.org/wiki/Siberia'>Siberia or eastern Central Asia approximately 35,000 years ago. Haplogroup O shares a node in the phylogenetic tree of human Y-chromosomes with Haplogroup N, which is common throughout North Eurasia.

<H2 style="MARGIN: auto 0in; TEXT-ALIGN: justify">Subgroups</H2>The subclades of Haplogroup O with their defining mutation, according to the 2006 ISOGG tree:

[*]O2 (P31, M268)[*]O3 (M122) Typical of populations of East Asia, Southeast Asia, and culturally Austronesian regions of Oceania, with a moderate distribution in Central Asia
  • O3*
  • O3a (M324)
  • O3a*
  • O3a1 (M121, DYS257)
  • O3a2 (M164)
  • O3a3 (LINE1, M159) Found at low to moderate frequency throughout East Asia and Southeast Asia, especially among Hmong-Mien peoples and Han Chinese
  • O3a4 (M7) Typical of Hmong-Mien peoples
  • O3a4*
  • O3a4a (M113, M188, M209)
  • O3a4a*
  • O3a4a1 (N4)
  • O3a4a2 (N5)
[*]O3a5 (M134) Typical of Sino-Tibetan peoples, with a moderate distribution throughout East Asia and Southeast Asia
  • O3a5*
  • O3a5a (M117, M133) Typical of Han Chinese and Tibetans, with a moderate distribution throughout East Asia
    • O3a5a*
    • O3a5a1 (M162)
  • O3a5b (P101)
[*]O3a6 (M300)

[*]O3a7 (M333)

Among the subbranches of Haplogroup O are Haplogroup O1, Haplogroup O2, and Haplogroup O3.

Haplogroup O* lineages, which belong to Haplogroup O but do not display any of the later mutations that define the major subclades O1, O2, and O3, can still be detected at a low frequency among most modern populations of Central Asia and East Asia.

For example, a broad survey of Y-chromosome variation among populations of central Eurasia found haplogroup O-M175*(xO1a-M119,O2a-M95,O3-M122) in 2.5% (one out of 40 individuals) of a sample of Tajiks in Samarkand, 4.5% (1/22) of Crimean Tatars in Uzbekistan, 1.5% (1/68) of Uzbeks in Surkhandarya, 1.4% (1/70) of Uzbeks in Khorezm, 6.3% (1/16) of Tajiks in Dushanbe, 1.9% (1/54) of Kazakhs in Kazakhstan, 4.9% (2/41) of Uyghurs in Kazakhstan, and 31.1% (14/45) of Koreans.[2] However, approximately 30% of all Korean O*(xO1a,O2a,O3) Y-chromosomes probably belong to Haplogroup O2b, which has been found to be very common among Koreans. There is also a possibility that the so-called Haplogroup O* Y-chromosomes that have been found among these populations might belong to Haplogroup O1*(xO1a-M119), Haplogroup O2*(xO2a-M95,O2b-M176), or Haplogroup O2b-M176.

<H2 style="MARGIN: 0in 0in 0pt; TEXT-ALIGN: justify">References</H2>1.<A title="" href="http://en.wikipedia.org/wiki/Haplogroup_O_(Y-DNA)#cite_ref-0#cite_ref-0">^ Y-chromosomal evidence for a limited Greek contribution to the Pathan population of Pakistan, Sadaf Firasat, Shagufta Khaliq, Aisha Mohyuddin, Myrto Papaioannou, Chris Tyler-Smith, Peter A Underhill and Qasim Ayub, European Journal of Human Genetics (2007) 15, 121–126

2.^ R. Spencer Wells, Nadira Yuldasheva, Ruslan Ruzibakiev, Peter A. Underhill, Irina Evseeva, Jason Blue-Smith, Li Jin, Bing Su, Ramasamy Pitchappan, Sadagopal Shanmugalakshmi, Karuppiah Balakrishnan, Mark Read, Nathaniel M. Pearson, Tatiana Zerjal, Matthew T. Webster, Irakli Zholoshvili, Elena Jamarjashvili, Spartak Gambarov, Behrouz Nikbin, Ashur Dostiev, Ogonazar Aknazarov, Pierre Zalloua, Igor Tsoy, Mikhail Kitaev, Mirsaid Mirrakhimov, Ashir Chariev, and Walter F. Bodmer: "The Eurasian Heartland: A continental perspective on Y-chromosome diversity." Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America v.98(18); Aug 28, 2001

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ kính mến.

Em nghĩ văn hóa ẩm thực khó thay đổi hoàn toàn vì đặc tính cơ địa của người Việt tương ứng theo gen. Anh thử tìm hiểu và so sánh về văn hóa ẩm thực giữa hai nước Việt và Nhật xem có nét tương đồng căn bản không!

Cám ơn bạn Doremon360 về bản đồ gen.

Kính

Gia Nhân

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ kính mến.

Em nghĩ văn hóa ẩm thực khó thay đổi hoàn toàn vì đặc tính cơ địa của người Việt tương ứng theo gen. Anh thử tìm hiểu và so sánh về văn hóa ẩm thực giữa hai nước Việt và Nhật xem có nét tương đồng căn bản không!

Cám ơn bạn Doremon360 về bản đồ gen.

Kính

Gia Nhân

Đêy là một hướng nghiên cứu rất hay.

Cảm ơn Gia Nhân .

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

* Trên con bài tổ tôm - chỉ người Việt chơi - thì hình minh họa trên đó lại là y phục cổ Nhật Bản.

Nào giờ, không để ý cái này, chắc LT tậu thử một bộ bài cho biết.

* Đến thế kỷ thứ X, giới quý tộc Nhật vẫn ăn trầu và nhuộm răng đen.

Cách đây lâu lắm, LT có nhìn thấy qua những tranh thủy mặc Nhật Bản, có vài tấm tranh vẽ những vị tướng quân tóc búi và đặc biệt là hàm răng đen.Rỏ ràng là tác giả thể hiện nhân vật có hàm răng đen. Nhưng vì không có liên tưởng đến tục nhuộm răng đen ở nước mình nên không để ý. Bây giờ thấy Sư phụ Thiên Sứ viết ra đây thì quả là thú vị. Chắc có thể tìm trong hội họa Nhật Bản thì cũng được ít nhất một tác phẩm.

* Tục xăm mình phổ biến của người Nhật.

Cái này quá phổ biến. Những tên mafia Nhật hay những người mang tinh thần yêu nước Nhật đều xăm mình rất rùng rợn.

LacTuong :D

Share this post


Link to post
Share on other sites

HÌNH ẢNH TRÊN LÁ BÀI TỔ TÔM VIỆT

Các bạn cũng thấy rằng: Đây chính là y phục Nhật Bản cổ. Nhưng người Nhật lại không hề biết gì về bài tổ tôm. Đây là một trong những dấu ấn cho thấy mối liên hệ văn hóa giữa Việt Nhật từ rất xa xưa. Đồng thời cũng chứng tỏ rằng: Chơi bài nói chung đã tồn tại trong nền văn hóa Lạc Việt.

Những chữ trên con bài này rõ ràng không giống hẳn chữ Hán. Ngược lại, có những ký tự mang dấu ấn của chữ Khoa đẩu. Tôi cũng lưu ý là: Trong hệ thống ký tự của Nhật Bản hiện đại, vẫn còn lưu dấu ấn của chữ Khoa đẩu.

Các bạn hãy so sánh hình trên lá bài tổ tôm Việt và y phục của Geisha Nhật Bản.

Bát sách.............................Tứ sách............................Tam vạn........................Nhị văn

Posted Image

Posted Image

Các bạn xem tiếp những hình ảnh minh họa trên con bài tổ tôm dưới đây: Đó không phải y phục Việt cổ.

Posted Image

Chưa hết. Hình dưới đây trên con bài tổ tôm cho thấy một mẫu kiến trúc tương tự kiền trúc cổ truyền thống Nhật Bản. Các bạn hãy quan sát hình con bài Ngũ Vạn và ngôi chùa cổ Nhật dưới đây:

Posted ImagePosted Image

Bạn đọc xem bài viết này nói về sự tương đồng giữa tranh dân gian Việt và Nhật.

Nguồn: www.nguoidaibieu.com.vn

Tranh cổ Otsu-e

08/04/2008

Trước kia tại các vùng nông thôn Nhật Bản vào những ngày lễ tết thường bày bán một loại tranh bình dân là Otsu- e, cũng vẽ theo những môtíp dân gian gần gũi với người nông thôn, giống như tranh Đông Hồ của Việt Nam.

Posted Image

Sau Thế chiến hai, còn rất ít người Nhật Bản chơi tranh và vẽ tranh khiến cho dòng tranh cổ bị mai một. Tuy nhiên, 5 năm trở lại đây, loại tranh này đang được phục hồi. Không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu lịch sử mà du khách nước ngoài cũng thường mua tranh Otsu-e làm quà cho người thân như một kỷ niệm nhỏ về đất nước Mặt trời mọc. Về sự ra đời của làng tranh Otsu, truyện kể: Vào đầu thế kỷ XVII, Nhật Hoàng cho xây dựng những ngôi chùa lớn ở Kyoto, một số gia đình bị mất nhà cửa được đưa về làng Otsu sinh sống. Trước đó làng Otsu đã nổi tiếng là nơi tập trung nhiều họa sỹ của cố đô Kyoto, và chính họ đã dạy lại những người dân nhập cư vẽ tranh khắc gỗ để mưu sinh. Cái tên làng tranh Otsu có từ đó. Cũng giống như tranh Đông Hồ của Việt Nam, tranh làng Otsu được họa sỹ vẽ mẫu rồi khắc lên gỗ, sau đó bôi màu rồi in ra nhiều bản. Đặc biệt, mỗi bức tranh có màu sắc khác nhau, không tấm nào giống tấm nào. Vì vậy, tuy cùng một mẫu nhưng mỗi người mua lại có một tranh có màu sắc riêng, tùy theo sở thích.

Xưa kia người Nhật mua tranh Otsu-e để trang trí nhà cửa vào mỗi dịp lễ tết, đồng thời chiêm nghiệm những ý nghĩa cuộc sống được thể hiện trong tranh. Tranh Otsu thường theo những môtíp nhất định, chủ yếu là đề tài dân gian và cuộc sống đời thường dễ hiểu, cụ thể và quen thuộc nhằm mục đích giáo dục con người. Đôi khi có bức tranh vẽ những vị thần với ý nghĩa trừ tà ma, nên đòi hỏi người vẽ phải tập vẽ đi vẽ lại cho đến khi vẽ thật nhanh, thật nhuyễn mới thôi. Điều duy nhất khác biệt ở tranh Otsu-e là màu sắc, đường nét tùy theo từng họa sỹ. Những cái tên “Cá trê quả bầu” (Hyotan Namazu), tranh “ông ác cầu kinh” (Onino Nenbutsu) đã trở nên quen thuộc với người dân Nhật. Xưa kia các họa sỹ chủ yếu dùng màu có trong thiên nhiên để vẽ tranh Otsu–e, như: Đất, than, son. Thời Edo (nửa thế kỷ XVII) là thời kỳ có thể nói cực thịnh của tranh Otsu-e. Các họa sỹ Otsu-e vẽ cả tranh tượng...

Sau một thời gian tưởng như bị quên lãng, các họa sỹ thế hệ mới của Nhật Hoàng phục hồi làng nghề truyền thống và tranh Otsu-e được nhiều nơi sản xuất chứ không chỉ có làng Otsu-e. Có rất nhiều lớp học dạy vẽ tranh Otsu-e và được sự ủng hộ nhiệt tình của giới trẻ. Họ cho rằng học vẽ tranh Otsu-e là góp phần giới thiệu với bạn bè quốc tế về dòng tranh cổ của nước mình. Giá bán một bức tranh Otsu-e không quá đắt không phải là tranh kém giá trị mà các họa sỹ quan niệm, cần phổ biến sản phẩm nghệ thuật dân gian đến với du khách hơn là móc túi họ. Du khách đến thăm làng Otsu-e không chỉ được trực tiếp ngắm nhìn các họa sỹ vẽ tranh mà còn được xem cách bài trí tranh Otsu-e trong những ngôi nhà cổ. Ngày nay tranh Otsu-e đã có nhiều sự thay đổi như được vẽ trên nhiều loại giấy khác nhau và màu sắc cũng hiện đại hơn, nhưng đường nét và các mô típ cũ vẫn giữ nguyên. Vẫn còn những họa sĩ vẽ theo lối truyền thống và họ cũng khuyến khích lớp thanh niên học vẽ tranh Otsu-e theo lối cũ. Hiện tranh Otsu-e cổ được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Nihon Mingei-Ka ở Tokyo.

Nguyễn An

Hình ảnh hổ chơi đàn mà các bạn thấy ở trong tranh dân gian Nhật - với sự liên hệ văn hóa cổ Nhật Việt - chắc chắn không thể trùng khớp một cách ngẫu nhiên với hình ảnh hổ chơi đàn trong thơ Lý Bạch, khi ông mơ sống trong thấn thoại Việt thể hiện trong bài thơ nổi tiếng "Mộng du Thiên Mụ ngâm lưu biệt".

Trích thơ Lý Bạch - Mộng du Thiên Mụ ngâm lưu biệt

"...Thanh minh hạo đãng bất kiến để,

Nhật nguyệt chiếu diệu kim ngân đài.

Nghê vi y hề phong vi mã,

Vân chi quân hề, phân phân nhi lai hạ.

Hổ cổ sắt hề loan hồi xa,

Tiên chi nhân hề liệt như ma...".

Dịch nghĩa:

"...Xanh mờ thăm thẳm không thấy đáy,

Mặt trời mặt trăng lấp lánh soi lầu vàng gác bạc.

Cầu vồng làm áo, gió làm ngựa,

Thần mây bời bời bay xuống.

Cọp gảy đàn, loan kéo xe,

Người tiên đông như cỏ gai".

Những dấu ấn trình bày ở trên, là một trong nhiều yếu tố minh chứng rằng: Từ hơn 2000 năm trước, nền văn hiến huyền vĩ Lạc Việt ở bờ nam sông Dương tử chính là cội nguồn của dân tộc Nhật bây giờ. Giáo sư Trần Quang Vũ đã được các đồng nghiệp Nhật Bản xác nhận rằng: Gen di truyền của người Nhật giống người Việt nhất trong toàn vùng Đông Á và Đông Nam Á.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh chị em thân mến.

Dưới đây là những bức tranh cổ Nhật Bản mà tôi sưu tầm được. Trên tranh không có chú thích. Nhưng với phong cách thể hiện, tôi cho rằng những bức tranh này thể hiện các vị thần linh của người Nhật.

Anh chị em và quí vị nào đi ngang đây xin cho biết nội dung những bức tranh này.

Xin cảm ơn.

Thiên Sứ

Posted Image

Tôi nhận thấy rằng: Bốn bức tranh ở hàng thứ ba từ trái sang có y phục phần vai cổ gần giống y phục của múa cung đình Huế. Khác chăng là những miếng vải cách điệu từ lá sen ở vai tranh Nhật Bản thì ngắn, còn ở y phục múa cung đình Huế dài hơn.

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Trích từ trang web bác TS dẫn hình :

Above: 30 cards from an 18th century hand-painted Unsun karuta pack. The complete pack has 5 suits of 15 cards: Cups, Swords, Coins, Batons and Tomoe or Drums. Each suit has six court cards: Un (a god of good luck or, in one instance, Daruma, a Zen Buddhist); Sum (an enthroned Chinese official); Sota (a maid); Robai (a dragon which has been transferred from the Portuguese aces to the Japanese court); Kiri or Koshi (King or other enthroned person), and Uma (Cavalier or simply a horse). There are also numerals 9-1, the aces being represented simply by a single suit symbol without a dragon.

Từ chú thích trên có thể hiểu đây là những bức tranh Unsun karuta được vẽ bằng tay từ TK 18.

Hàng 1 : Cups (tách, chén, đài hoa)

Hàng 2 : Swords (gươm)

Hàng 3 : Coins (đồng tiền)

Hàng 4 : Batons (dùi cui/gậy chỉ huy (?))

Hàng 5 : Tomoe / Drums (biểu tượng Tomoe của Nhật / trống)

Cột 1 : Un (vị thần của sự may mắn hoặc như một hình vẽ là Daruma, một phật tử Zen)

Cột 2 : Sum (một quan chức TQ được phong chức)

Cột 3 : Sota (một thiếu nữ)

Cột 4 : Robai (một con rồng được chuyển thể từ Bồ Đào Nha sang Nhật)

Cột 5 : Kiri / Koshi (vua hoặc một người được phong chức)

Cột 6 : Uma (kỵ sĩ cưỡi ngựa)

Các bức tranh ở cột 3 mà bác TS nói đến là hình vẽ Sota với 1 trong 5 vật dụng tương ứng với từng hàng. Còn loại áo mà Sota bận trong tranh thì không rõ là y phục nào trong các y phục truyền thống của Nhật, bác nào biết xin bổ sunng thêm thông tin. :rolleyes:

Share this post


Link to post
Share on other sites