Posted 12 Tháng 2, 2009 BÍ ẨN LÀNG MA ÁM - NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH HÓA GIẢI . Bài này dienbatn đang viết dở dang trên diễn đàn Vielyso , nhưng topic bị khóa nên đành dở dang . Nay mang sang đây biên tập lại và viết nốt phần sau để các bạn tham khảo . dienbatn . Theo báo an-ninh-thế-giới số ra ngày 27-09-2006 trang 04 như sau : Suốt 10 năm trời, xóm Đầu (thôn Sơn Quả, xã Lương Phong, Hiệp Hòa, Bắc Giang) chết không biết bao nhiêu trâu, bò, lợn, chó. Tất cả số vật nuôi thân thiết với nhà nông này cứ đột nhiên "nổi cơn điên" rồi lăn ra chết. Những câu chuyện kỳ lạ được người dân thêu dệt đầy chất ma quái. Chuyện về "làng ma ám" đã được người dân trình cả lên Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang với mong muốn các nhà khoa học về làng tìm ra lời giải đáp và có cách giúp dân thoát cảnh... "ma ám". Gần đây, khi Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Bắc Giang vào cuộc, xóm Đầu bỗng trở nên nổi tiếng và là sự kiện đáng quan tâm. Đi dưới những lũy tre xanh mướt, những con đường quanh co, tôi tìm đến xóm Đầu. Xóm Đầu cách thị trấn Thắng (Hiệp Hòa) chừng 6 km, nằm co cụm quanh những đụn cát, những ngôi nhà nghèo xác nghèo xơ lẫn trong những lũy tre. Trưởng xóm Lưu Văn Lần vừa nói vừa thở dài thườn thượt: “Xóm có 34 hộ, có 37 con trâu bò thì cả 37 con đều lăn ra chết. Lợn, chó đếm không xuể, nhà có 1 con cũng chết, nhà có 10 con, 15 con, 40 con cũng chết sạch, chết không biết nguyên nhân”. Từ một gia đình bị "ma ám" Câu chuyện kỳ lạ này bắt đầu từ năm 1997, trong gia đình nhà anh Bùi Văn Thanh... Ngôi nhà anh Thanh tường đất, lợp rạ núp dưới bụi tre rậm rì. Đứng trước cái chuồng lợn trống hoác, anh kể: Ngày 21/4/1997, vợ chồng vẫn băm bèo, nấu cám cho đôi lợn 80 kg ăn. Hai con lợn đều béo tốt, khỏe mạnh và sắp đến ngày xuất chuồng. Bỗng nửa đêm, nghe thấy tiếng lợn kêu éc éc, rồi nó lao vào thành chuồng rầm rầm. Soi đèn pin thấy hai con lợn hiền lành mọi ngày bỗng đổi tính đổi nết lồng lộn như hoang thú, anh chị sợ dựng tóc gáy. Sau khi hộc lên mấy tiếng, cả hai con lăn ra chết. Từ mép chúng rỉ ra vài giọt máu tươi. Lần nuôi lợn sau, anh Thanh tẩy chuồng sạch sẽ, đem vôi bột về rắc rồi mới dám thả đàn lợn mới. Đàn lợn 10 con của anh vừa nuôi được đúng một tháng, đang lớn nhanh như thổi bỗng dưng cũng như điên như loạn, rồi lăn ra chết y hệt như hai con lợn thịt trước. Anh gọi bác sĩ thú y đến xem xét, bác sĩ khẳng định không phải chết do bỏ độc, như vậy chỉ có thể do chúng mắc một loại bệnh dịch nào đó. Lần ba, anh cẩn thận... đốt chuồng, phá tường cũ, xây lại tường mới, quét vôi trắng xóa, phun các loại thuốc phòng dịch khắp chuồng, khắp vườn. Nhưng lợn vẫn lên cơn điên và chết, mà càng ngày chết càng nhanh, có khi mới đưa về chuồng được một giờ đã "nổi đóa" rồi lăn ra chết. Nghĩ nhà mình bị ma ám, anh Thanh mời thầy cúng về nhà. Sau một buổi khấn vái, thầy khẳng định đã đuổi được tà ma đi rồi và bảo anh Thanh bắt lợn về nuôi. Bắt lợn về, anh làm đúng theo "phép" của thầy, nhưng chưa kịp làm hết "phép", lợn đã lăn ra chết. Năm 1998, tất cả gia súc trong nhà 5 anh em anh Thanh đều đồng loạt “lên cơn” và lăn ra chết. Tổng cộng số lợn nhà anh Hùng, anh trai anh Thanh, bị chết một cách bí ẩn từ năm 1998 đến năm 2001 lên tới 30 con. Đàn chó 7 con nhà anh Hùng cũng lần lượt nối đuôi đàn lợn về... chầu trời. Để tìm hiểu xem có phải do trúng độc không, họ đem nửa chậu tiết của con vật xấu số cho đàn lợn trong xóm Đầu và nửa chậu cho đàn lợn xóm bên cạnh ăn. Kết quả: đàn lợn xóm Đầu sau khi ăn liền nổi điên rồi chết hết, còn đàn lợn của xóm bên vẫn sống nhởn nhơ. Quá hoảng sợ, vợ chồng anh Hùng bàn nhau chuyển sang làng Đông sinh sống. Nhưng sang đến làng mới, đám gia súc cũng chẳng ở với vợ chồng anh lâu hơn, trong khi trâu bò hàng xóm nuôi vẫn khỏe mạnh bình thường. Đến bi kịch của cả làng Sau khi tất tật đàn gia súc gồm trâu, bò, lợn, chó của đại gia đình nhà anh Bùi Văn Thanh lần lượt chết sạch trong năm 1997 và 1998 thì năm 1999 đến lượt cả xóm Đầu chịu hậu quả nặng nề. Hộ gia đình ông Khiêm cùng một lúc chết 16 con lợn thịt đang khỏe như vâm. Ông phải lôi xe cải tiến rồi đẩy đi khắp làng để cho. Sau đấy ít bữa, những gia đình trong xóm được “hưởng lộc” từ nhà ông cũng lần lượt “trả lộc”, gia súc nhà họ cũng đồng loạt chết. Trong số đó, có những kiểu chết kỳ dị đến mức khiến cả làng hoang mang tột độ. Theo chứng thực của ông trưởng xóm Lần và cả làng thì súc vật chết nhiều nhất vào những ngày làng có lễ lạt, hiếu hỉ. Đặc biệt nhất là chó, cứ đúng lúc diễn ra lễ đón dâu hoặc đưa dâu là y rằng chó khắp làng nổi cơn tru tréo kinh hồn, chạy quáng quàng khắp nơi rồi đâm vào tường vỡ đầu chết, hoặc lao xuống ao... tự vẫn. Và điều này cũng rất khác thường, mặc dù đàn chó “nổi điên” nhưng không bao giờ cắn người. Trong làng, chỉ có gia đình anh Bùi Văn Tâm nuôi được gia súc khỏe mạnh. Trong suốt 10 năm trời, dân làng phải đối mặt với cả ngàn cái chết kỳ lạ của gia súc thì đàn gia súc nhà anh Tâm vẫn bình an vô sự. Tin rằng gia đình anh Tâm được "thánh thần phù hộ", cho mảnh đất tốt nên cả làng mang gia súc đến vườn nhà anh thả nhờ... lấy may. Quả thực, tất cả số gia súc của dân làng thả vào chuồng trâu, chuồng lợn nhà anh Tâm đều sống rất khỏe mạnh và chưa con nào chết. Hiện tại, khu vườn nhà anh Tâm mọc kín chuồng bò, chuồng lợn. Anh em, dân làng đem tre, đem rạ đến vườn nhà anh dựng chuồng để nuôi và vợ chồng anh đều sẵn sàng chấp nhận. Anh Tâm vui vẻ biến mảnh vườn nhỏ nhà mình thành cái trại nuôi gia súc của cả làng và chấp nhận mùi hôi thối nồng nặc khủng khiếp là bởi anh muốn “trả nghĩa” cho bà con, vì từ nhiều năm nay, gia đình anh đều được hưởng “lộc” từ những đàn gia súc đột tử của hàng xóm. Sự hoang mang của dân làng càng lên đến đỉnh điểm khi mới đây, trong xóm nhỏ này có hai cái chết trẻ: một cậu thanh niên chết vì điện giật và một cháu bé con anh Bùi Văn Minh chết không rõ nguyên nhân khi mới hai tuổi rưỡi. Cái chết của cháu bé con anh Minh tuy không biết có liên quan gì tới những cái chết bí ẩn của đàn gia súc trong làng không, song nó đã gây ra nỗi hoang mang rất lớn. Người dân rất mong các nhà khoa học lý giải hiện tượng này, để người dân yên tâm sống. Các cơ quan chức năng bao giờ mới vào cuộc để giải đáp thắc mắc cho người dân? Trên báo An Ninh Thế Giới số 592, ra ngày 30/9/2006 có đăng tiếp phần 2 một phóng sự dài kỳ về " Bí ẩn làng Ma ám" ở xóm Đầu, Lương Phong, Hiệp Hoà, Bắc Giang. Sự việc bí ẩn về cái chết hàng loạt không biết nguyên nhân của trâu, bò, lợn chó khiến hàng chục hộ dân với 200 nhân khẩu vốn đã nghèo đói lại trở nên đói nghèo hơn nữa. Dân làng hết sức lo lắng và đã tự đi tìm nhiều biện pháp giải quyết mang tính mê tín dị đoan. Ban đầu, một số ông thầy cúng bảo làng bị " động long mạch" do tự động thay đổi hướng ngôi miếu thờ Thành Hoàng ở đầu làng. Năm đó, dân tỏng làng mong làm ăn khấm khá nên bàn nhau góp tiền xây ngôi miếu thêm hai gian nữa cho to hơn, đàng hoàng hơn và xoay hướng ngôi miếu ra hướng Đông, nơi có mặt đường cái. Khi khánh thành thì cũng chính là thời điểm diễn ra hiện tượng gia súc, gia cầm chết hàng loạt. Để trấn trạch long mạch, các hộ dân trong xóm lại góp tiền, người bảy chục, người một trăm để mời ông thầy cúng "nổi tiếng" nhất huyện về cúng giải hạn. Đàn tế được lập ngay trước ngôi miếu. Thầy cúng vung con dao phay sắc ngọt chém đứt đầu hai con chó mực, vứt xuống hai cái giếng gần miếu thờ rồi lấp giếng lại để yểm. Yểm xong, thầy cúng tuyên bố "Nếu gia súc, gia cầm trong làng còn chết, thầy thề không thay trời hành đạo, cứu nhân độ thế nữa". Tuy nhiên ông thầy cúng vừa rời khỏi làng hôm trước, hôm sau gia súc lại tiếp tục nổi điên nổi đoá, chết hàng loạt, chết nhiều đến nỗi chuồng trại nhà nào cũng trống hơ trống hoác. Khắp làng chỉ còn thấy giống loài hai chân là gà, vịt, ngan và loài 4 chân là mèo, chuột. Sau cuộc "trấn long mạch" không thành, người dân xóm Đầu còn 3 lần lập đàn tế mời 3 thầy cúng nổi danh và 3 lần nữa mời sư ông, sư bà về cúng bái, nhưng cũng chẳng ăn thua. Cực chẳng đã, người dân trong làng thuê người về phá dỡ 2 gian miếu xây mới, trả lại hiện trạng ngôi miếu như cũ với mong ước cuộc sống được trở lại như xưa. Nhưng rồi, đâu vẫn hoàn đấy, vận hạn vẫn đổ lên đầu cái " làng ma ám" này. Theo trưởng xóm Lưu Văn Lần, hiện tại đàn ông trong làng chỉ còn anh và vài ba người nữa, còn lại đã bỏ ra thành phố hoặc đi các vùng khác làm thuê làm mướn kiếm sống cả. Một số túng quẫn thì đi buôn ma tuý. Trong làng giờ chỉ còn người già và trẻ con. Thậm chí đã có 2 hộ chuyển nhà đến làng khác sinh sống, đó là gia đình ông Hoạt, ông Duyên. Tuy nhiên, cũng như gia đình anh Hùng, dù họ sống ở làng khác, gia súc vẫn chết thẳng cẳng như thường. Người dân giờ đây chỉ còn biết trông chờ vào các nhà khoa hoạc mà thôi. Mặc dù ngôi làng nằm co cụm giữa những giồng đất pha cát trên tổng diện tích 10ha, song khắp làng cây cối rậm rì, tuơi tốt, điều đó chứng tỏ đất làng rất tốt, không xuất hiện những tia chất độc hại, có thể tác động lên sự sống trên mặt đất. Ngoài ra, cách xóm Đầu một con đường rộng 1,5m là các xóm Thượng, xóm Hạ, xóm Đông, thế nhưng, chuyện gia súc ở xóm này đột tử không hề xảy ra, kể cả trong thời gian cả nước xảy ra dịch lở mồm long móng. Qua tìm hiểu thì thấy các xóm bên cạnh cũng có cách chăn thả, chăm sóc và những kinh nghiệm nuôi gia súc tương tự xóm Đầu. Hơn nữa, mọi nguồn nước, ngồn thức ăn, môi trường sống đều chẳng cso gì khác biệt. Việc tìm ra nguyên nhân không phải là chuyện đơn giản. Cuối năm 2005, khi các đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang xuống xã Lương Phong tiếp xúc cử tri, người dân thôn Đầu phản ánh hiện tượng lạ này và đề nghị các ban ngành chức năng của tỉnh giúp đỡ. Lập tức UBND tỉnh triệu tập các ban ngành có liên quan cùng trao đổi, bàn bạc, tìm hiểu về hiện tượng gia súc chết hàng loạt ở thôn Đầu để tìm cách giúp bà con vượt qua khó kăhn. Việc quan trọng nhất là ổn định tâm lý, tránh để lực lượng dị đoan cố ý đưa tin sai lệch, gây bất ổn trong dân chúng. Nhiệm vụ này được giao cho Sở KH-CN tỉnh Bắc Giang cùng với các ban ngành liên quan. Tháng 5/2006, Sở KH-CN Bắc Giang đã giao cho Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH-CN triển khai đề tài " Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp khôi phục, phát triển chăn nuôi gia súc tại xóm Đầu, thôn Sơn Qủa, xã Lương Phong, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang". Ngay khi đề tài triển khai, lãnh đạo Sở KH-CN, Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH-CN đã cùng một số cán bộ thuộc các cơ quan chuyên môn Trung Ương với thiết bị hiện đại về xóm Đầu tiến hành nghiên cứu. Mỗi lần thấy những chiếc xe sang trọng đỗ ở đầu xóm, người dân xóm Đầu lại bỏ hết công việc đồng áng tập trung theo dõi, càng làm việc với các nhà khoa học. Đợt dầu là các cán bộ thuộc Trung tâm Môi trường của Bộ Tư Lệnh Hoá Học về lấy mẫu đất ngoài đồng, trong làng, lấy mẫu nước sinh hoạt, nước giếng khơi, nước ao hồ, kênh rạch để phân tích tại chỗ và bảo quản mang đi. Chiếc máy hút bụi từ không khí dặt ở trong các chuồng lợn, chuồng bò nổ phành phạch suốt cả buổi. Theo anh Thân Ngọc Hoàng, Giám đốc Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH-CN, Sở KH-CN Bắc Giang, cơ quan trên kết luận rằng, cả mẫu nước trong ao tù, kênh rạch, dưới lòng đất, giếng khơi, đất cát trong làng, đến những mẫu bụi hút từ không khí đều không có khác biệt so với những ngôi làng bên cạnh, không nhiễm độc, chưa tìm thấy vi rút lạ và đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Thực tế, Trạm thú y huyện Hiệp Hoà, Chi cục thú y Bắc Giang cũng đã từng vào cuộc từ năm 1999 và đưa ra một kết luận: Do lượng vi khuẩn Ecoli ở khu vực xóm Đầu vượt quá mức quy định. Ngay lập tức diễn ra công cuộc tẩy uế chuồng trại, phun hàng tạ thuốc diệt khuẩn, tiêm thuốc phòng bệnh Ecoli cho động vật....Thế nhưng, tất cả những cố gắng trên đều vô vọng. Về sau, hai cơ quan này phải thừa nhận đã đưa ra kết luận vội vàng, hời hợt, vì rất nhiều nơi tồn tại lượng vi khuẩn Ecoli lớn hơn mức bình thường, nhưng cũng không gây nên hậu quả gì nghiêm trọng. Sau khi cơ quan thú y, bó tay thì Sở NN và PTNT cử cán bộ xuống tận nơi điều tra, múc nước của 13 ao tù trong xóm đi phân tích song cũng không phát hiện ra hiện tượng gì đặc biệt. Thậm chí, các cán bộ còn cùng nhân dân tát cạn cả 13 ao trong làng, rồi rắc Alohit, vôi bột, phun thuốc sát trùng khắp làng, nhưng gia súc chết vẫn hoàn chết. Như tin đã đưa về làng ma ám tại xóm Đầu ( Lương phong - Hiệp Hoà - Bắc giang ) của báo ANTG số 591, 592 và trong chuyên mục hoạt đông của TTNC LÝ HỌC ĐÔNG PHƯƠNG . TTNC LÝ HỌC ĐÔNG PHƯƠNG quyết định tổ chức khảo sát và tìm hiểu nguyên nhân xẩy ra , tìm cách hóa giải vấn đề trên . Thành phần đi nghiên cứu khảo sát lần này bao gồm những cán bộ dầy dạn kinh nghiệm của trung tâm như Thiên sứ ( NGUYỄN VŨ TUẤN ANH) , dienbatn ( BÙI QUỐC HÙNG ), Nguyên Vũ ( PHẠM HUY KHIÊM ), Nhà Ngoại cảm Tâm linh NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT , NGUYỄN QUANG PHÚ cùng sự trợ giúp từ xa của Nhà Ngoại cảm NGUYỄN THỊ MAI ( Thái bình ), dung qk ( KIỀU QUANG DŨNG ), NGUYỂN HOÀNG LINH - GD JSC ANH ĐỨC . Ngoài ra , đoàn khảo sát còn được sự giúp đỡ về phương tiện đi lại , chi phí dọc đường của một thân chủ của dienbatn ( Xin dấu tên - Người này đã từng đóng góp làm từ thiện cho Trung tâm ) . Ngày mai , 3/10/2006 , đoàn Khảo sát sẽ bắt đầu tiến hành Khảo sát thực địa . 1/ XÁC MINH LẠI NHỮNG NGUỒN TIN. Theo báo ANTG ngày 30/9/2006 : Người viết xin tóm lược sự kiện như sau : * Cách đây 3 năm , tại ruộng lúa của một hộ dân ở ngay mép làng , vào một buổi chiều , xuất hiện một cột khói xanh lét , đậm đặc , nhỏ bằng chiếc đũa, song cao đến gần ngọn tre. Sau mấy tiếng cột khói đó mới biến mất. Người dân vác cuốc , xẻng ra đào tại địa điểm đó nhưng không thấy có gì lạ. * Cách đây vài năm , dân làng đã xây thêm hai gian miếu thờ Thành Hoàng và xoay hướng ngôi miếu ra hướng khác ( Hướng Đông ). * Những súc vật bị chết chỉ nằm trong một khoảng đất nhỏ hẹp , bao gồm 34 hộ dân với 200 nhân khẩu. Tổng diện tích đất chỉ trên 10 Ha. Cây cối trên khu vực này vẫn xanh tốt. Có một gia đình sống giữa xóm lại không chết bất cứ một con vật nào. Gia súc người ngoài xóm vào chăn thả trong khu vực cũng không bị sao. Ngược lại , gia súc của những người trong xóm , dù chuyển đi sống chỗ khác vẫn cứ chết như thường. Chỉ cách nhau một con đường rộng 1,5 m , ở các xóm khác thì hiện tượng đó không xẩy ra. * Súc vật chết chỉ là loài thú 4 chân ( như Trâu , bò , lợn , chó... ). Riêng Bò và lợn do Viện Thú y TW và CT cổ phần giống chăn nuôi mua và gửi các hộ dân chăm sóc vẫn phát triển bình thường. Chỉ có 9 con chó là chết mất 5 con. Có điều lạ là Mèo và chuột cũng 4 chân , nhưng không làm sao cả. * Thịt thú vật chết , dân làng cứ ăn uống vô tư từ 10 năm nay mà không hề bị nhiễm độc. 2/ NHỮNG VIỆC MÀ NGƯỜI DÂN VÀ CHÍNH QUYỀN ĐÃ THỰC HIỆN. * Một số ông Thày cúng bảo làng bị động Long mạch do sự thay đổi hướng của ngôi miếu thờ Thành hoàng. Một Thày giỏi nhất khu vực đã làm lễ trấn Long mạch bằng cách chặt đầu hai con chó mực , vứt đầu chó xuống hai cái giếng gần miếu rồi lấp giếng lại để yểm??? Thày còn tuyên bố bỏ nghề nếu không chữa được. Nhưng chỉ bữa sau , gia súc lại tiếp tục nổi điên và chết hàng loạt. Không rõ ông Thày đó là ai và đã bỏ nghề chưa??? * Sau đó tiếp tục ba ông Thày cúng " Nổi danh " và 3 lần mời sư ông , sư bà về cúng bái nhưng chẳng ăn thua gì. * UBND Tỉnh đã triệu tập cuộc họp và trao nhiệm vụ cho sở KH- CN Bắc giang triển khai đề tài : " Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp khôi phục chăn nuôi gia súc tại xóm Đầu , Thôn Sơn quả Xã Lương phong - Huyện Hiệp hòa- Bắc giang. Ngay khi đề tài được triển khai lãnh đạo Sở KH- CN , Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH- CN đã cùng các cơ quan Trung ương với những thiết bị hiện đại nhưng không phát hiện điều gì lạ thường. * Trung tâm môi trường của bộ Tư lệnh Hóa học đã lấy mẫu đất , mẫu nước , mẫu không khí ở khắp nơi trong vùng nhưng không phát hiện được điều gì khác biệt so với những làng bên cạnh. * Trạm Thú y Hiệp hòa. Chi cục Thú y bắc giang cũng đã phun hàng trăm Kg thuốc diệt khuẩn , mặc dù các loại vi rút qua kiểm nghiệm đều nằm trong giới hạn cho phép. * Công ty Thiết bị môi trường Hà nội đã đưa rất nhiều máy móc hiện đại về đo mức phóng xạ, bức xạ , từ trường vẫn không phát hiện được điều gì đặc biệt. * Việc đầu độc gia súc do hằn thù được loại trừ và thịt của những con gia súc chết , người dân vẫn ăn bình thường. * Nhà nghiên cứu NGUYỄN PHÚC GIÁC HẢI cho rằng : Hiện tượng gia súc chết hàng loạt vào những ngày trong làng có hiếu hỉ là hiện tượng rất lạ.Theo ông Hải hiện tượng trên là do một loại Vi rút và loại Vi rút này chỉ trong những điều kiện thích hợp mới gây tác hại , hoặc chúng đã biến tướng nên khó xác định trong ngày một ngày hai ???? * Nhà Khoa học TUỆ ĐỨC- Tổng Giám đốc LHKH Tin học và ứng dụng cho rằng có thể khu vực này mới phát xạ một nguồn năng lượng nào đó mà máy móc đo bức xạ hiện thời chưa phát hiện ra ???? Ngày 3/10/2006 Đoàn chúng tôi gồm Thiên sứ ( NGUYỄN VŨ TUẤN ANH) , dienbatn ( BÙI QUỐC HÙNG ), Nguyên Vũ ( PHẠM HUY KHIÊM ), dung qk ( KIỀU QUANG DŨNG ) tiến hành khảo sát " Làng Ma ám ".Khởi hành từ 7g30 sáng , nhưng vì đưa đón và một số anh em không đi được nên gần 11g trưa chúng tôi mới tới được trụ sở UBND xã Lương phong- Huyện Hiệp hòa- Bắc giang. Giờ này các anh ở UBND xã đã nghỉ , chỉ còn có anh trong Ban Địa chính tiếp chúng tôi. Cũng may mà có anh trong Ban Địa chính xã nên chúng tôi có được bản đồ của xã rất tốt. Sau khi đưa giấy tờ và trình bày mục đích của Đoàn , Anh trong Ban Địa chính rất niềm nở và hướng dẫn tận tình chúng tôi xuống cơ sở là xóm Đầu của xã. Trước khi vào khu vực xã Lương phong , trên xe , người viết và Nguyên Vũ đã cảm nhận được Trường khí của xóm Đầu và liên tục bị Trường Khí tấn công. Tới UBND xã , Nguyên Vũ mặt xanh lè và ra ngồi riêng một chỗ không chụp ảnh . Đây là việc bình thường đối với những người có khả năng cảm nhận Trường khí. Nhiều khi ở rất xa , chỉ mới nhắc đến địa điểm và công việc sắp tới cũng đã bị Trường khí tấn công rồi. Theo như sách cổ để lại thì đây chính là tác động của Long Thần Hộ pháp của khu đất tác động đến những ai có ý đồ với khu đất đó. Đây cũng chính là cơ chế bảo vệ của Long Huyệt , Long mạch . ĐOÀN NGHIÊN CỨU TẠI TRỤ SỞ ỦY BAN TẠI NHÀ ÔNG TRƯỞNG XÓM ĐẦU Từ khi bước vào tới xóm Đầu , chúng tôi cảm nhận được Khí lực ở đây rất tốt . Nhìn xung quanh , thấy cây cối xanh um , đặc biệt , nước trong khu vực này từ nước giếng tới nước ruộng , hồ ao đều trong và không có mùi hôi. Nhìn trên bản đồ và thực địa , chúng tôi thấy xóm Đầu như một cái gò nổi trên một mặt phẳng hơi nghiêng . Chiều nghiêng theo hướng Tây Bắc nghiêng sang Đông Nam . Xung quanh khu vực xóm Đầu là những đường nước bao bọc có chiều chảy từ Đông Bắc ( Cung Sửu ) vòng qua hướng Đông , chảy qua trước mặt Miếu Thần hoàng và sau vài lần uốn lượn trước Miếu , dòng nước chẩy đi về hướng Tốn ( Cung Thìn ). BẢN ĐỒ KHU VỰC XÓM ĐẦU Tại một đám ruộng gần trạm biến thế , đích thân ông Trưởng xóm chỉ cho chúng tôi đám ruộng con nhà ông Đính cùng xóm ( Ruộng này phía bên kia đường thuộc xóm Thượng ) , cách đây 2 năm ( 2004 ) , một buổi chiều khoảng 4-5 giờ , có một tia khói lam xanh , chỉ nhỏ bằng chiếc đũa , bốc lên từ mặt ruộng đang cấy dở. Làn khói bốc lên rất cao rồi mới tỏa ra từ từ. Mọi người chỉ dám đứng xa xem chứ không có ai dám đến gần( Không như báo ANTG mô tả là mọi người vác cuốc xẻng ra đào ). Đây là một ruộng đang cấy , nước còn xâm sấp mặt đất. Vài tiếng sau , tia khói đó mới tan. Đặc biệt là ngày hôm đó có mưa. Tại khu vực gần nơi phát ra tia khói màu lam này , người viết đã thực hiện nghiên cứu bằng cảm xạ , thấy rằng khu vực này bị bế Khí rất nặng. Đây chính là đầu mối của mọi việc xảy ra , người viết xin phân tích rõ ở phần sau. Chỉ biết rằng , muốn hóa giải những hiện tượng xảy ra tại xóm Đầu thì phải hóa giải ngay từ địa điểm này chứ không phải tại nơi Miếu thờ Thần Hoàng . TẠI KHU RUỘNG CÓ LÀN KHÓI BỐC LÊN . VỀ MIẾU THỜ THÀNH HOÀNG : Miếu thờ Thành Hoàng hiện nay không phải có xuất xứ từ xa xưa , mà bản thân lịch sử của ngôi miếu này cũng truân chuyên như đàn gia súc ở đây vậy. Hiện nay miếu thờ chỉ là một căn miếu khoảng độ 2 m2 , được xây cất sơ sài và thờ cúng cũng hết sức đơn giản. Các bạn xem hình Miếu thờ thì sẽ thấy rõ : Lịch sử của Miếu thờ Thần Hoàng như sau : Ngày xưa , Miếu thờ Thành Hoàng làng ở một chỗ khác , ngoài rìa xóm. Đây cũng chỉ là một ngôi Miếu rất đơn sơ. Tại khu vực giếng của làng , ngày xưa khi nhân dân vùng này vét giếng và bùn đất đổ vào góc bên cạnh khu giếng và trở thành một cái gò nhỏ như hiện nay. Trên cái gò nhỏ này , ông Trưởng họ Lưu có trồng một cây gạo. Sau một thời gian , cây gạo rất to nhưng bị chết. Các cụ già trong làng bàn nhau là khu đất gò này đẹp nên đưa Miếu thờ Thành Hoàng về đây xây cất lại. Do vậy năm 1983 , dân trong xóm , người cây tre , kẻ dăm đồng , đóng góp nhau xây nên cái Miếu Thờ Thần Hoàng trên cái gò nhỏ này bên cạnh giếng. Hướng của Miếu Thờ Thần Hoàng lúc đó gần giống như hiện nay ( Càn- Tốn ). Được ít năm , cuộc sống của dân trong thôn Đầu dần dần khá giả. Các cụ già trong thôn thấy chỗ thờ Thần Hoàng quá chật hẹp , mỗi lần cúng bái xong , ăn uống lại phải vào nhờ trong nhà dân hay ngay trên bãi cỏ trước Miếu , bèn bàn nhau góp tiền tu sửa lại Miếu cho rộng rãi hơn. Người viết đã trực tiếp hỏi chuyện người thợ mộc cả đã xây dựng lại Miếu. Theo ông thợ mộc , khoảng cuối năm 1996 , đầu 1997 thì bắt đầu thực hiện việc xây dựng lại miếu. Người ta đã phá dỡ miếu cũ xây từ năm 1983 và xây lại căn Miếu rộng ba gian rất khang trang. Tự tay ông thợ mộc đã phạt Mộc và xây dựng , không có sự tham dự của bất cứ Thày Địa lý nào cả. Lúc đó người ta xoay hướng Miếu về phía chính Đông , tức là mặt Miếu ngoảnh ra dòng nước uốn khúc trước của Miếu và Thanh Long của Miếu chính là Giếng làng. Trong thời gian này có một việc dân làng vẫn nhớ là khi ông Sơn là người ngụ cư trong làng chết ( Khoảng tháng 5/1996 ) , và con ông Sơn chính là người khai móng xây dựng Miếu Thành Hoàng mới thì bày gia súc của con ông Sơn bắt đầu lăn ra chết. Đây là trường hợp đầu tiên của việc súc vật chết tại thôn Đầu. Gia đình ông Sơn cho rằng , khi chết , ông Sơn phạm vào Trùng sao đó nên tổ chức cúng lễ rất chu đáo , nhưng súc vật vẫn cứ một hiện tượng là phát điên , run chân và lăn ra chết hàng loạt. Một điều lạ nữa là , mỗi khi trong thôn có đám hiếu hỉ thì súc vật bốn chân lại lăn đùng ra chết hàng loạt. Cụ thể như đám cưới của anh Long con ông Nghiệp , buổi chiều mang đồ ra Miếu Thành Hoàng cúng tế( Đây cũng là một nét đẹp của dân thôn Đầu ) , thì buổi tối lợn nhà anh Thêm lăn ra chết hàng loạt. Sự việc như thế này diễn ra trùng hợp rất nhiếu lần. Chính vì có chuyện kỳ lạ đó , các cụ lại bảo rằng , sửa hướng Miếu quay về phía Đông không được vì động Thành Hoàng. Mặt khác , có một ông thày Địa lý ở trên Bắc Thái đi qua , nhìn hướng Miếu và phán rằng , hướng Miếu như vậy không nuôi được gia súc. Các cụ trong thôn càng hoảng , liền bàn nhau xây lại cái Miếu hiện nay , theo như hướng cũ. Ông trưởng thôn hiện nay cũng chính là người đầu tắt , mặt tối đi vận động xây lại Miếu như cũ. Như vậy trong thời gian này thôn Đầu có 2 cái Miếu nằm cạnh nhau. Một thời gian nữa , hiện tượng súc vật vẫn chết hàng loạt , trong làng hầu như không còn có thú 4 chân( Riêng mèo và chuột lại không chết ) , cao điểm là vào năm 1999. Vì vậy các bô lão trong làng quyết định đập phá căn Miếu 3 gian khang trang quay về hướng Đông và chỉ để lại chiếc Miếu xây lại Tọa Hợi- Hướng Tỵ như hiện nay.MỘT VÀI CHUYỆN VỀ CÁI GIẾNG LÀNG : Giếng của thôn Đầu , theo người viết dùng cảm xạ xác định là nằm trên đường hành Long của một Long mạch đi từ Tây bắc xuống Đông Nam ( Càn- Tốn ). Xác định cho thật chính xác thì Long mạch này chạy ngay sau lưng của Miếu Thành Hoàng còn sót lại hiện nay. Ngày xưa , đây là giếng nước sinh hoạt chung của cả Thôn Đầu. Giếng này có đặc điểm kỳ lạ là không bao giờ cạn nước , ngay cả những năm khô hạn , khắp cả vùng đều phải dùng nước tại giếng này. Điều kỳ lạ nữa là nước của giếng này luôn trong vắt , ngay cả vào mùa mưa. Khoảng đầu năm 1996( Người cung cấp tin không nhớ chính xác tháng , nhưng là thời điểm TRƯỚC KHI XẨY RA VIỆC CHẾT GIA SÚC HÀNG LOẠT ) , có một người , vì thấy trong giếng có nhiều cá quá nên ném một quả mìn xuống giếng để bắt cá ( giếng sâu nên không đánh lưới được ). Từ khi quả mìn đó được ném xuống , nước giếng không bao giờ trong lại nữa và giờ đây nước trở nên đỏ quạch như màu sắt gỉ. THỬ TÌM NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH HÓA GIẢI. Trước hết xét về những thực nghiệm Khoa học : Trong trường hợp này , các thực nghiệm Khoa học đã chỉ cho chúng ta thấy rất rõ những mặt còn thiếu sót của nó. Người ta đã thực hiện đo từ trường , đo bức xạ , kiểm tra các mẫu đất , mẫu nước và không khí của toàn bộ xóm Đầu. Tuy nhiên không phát hiện được điều gì nghi vấn cả. Hiện nay , nhờ sự quan tâm của các cấp Chính quyền , các cơ quan trong Tỉnh Bắc giang và cả nước , hàng loạt những thực nghiệm đã được thực hiện , hàng tỷ đồng đã được đầu tư vào cái thôn nhỏ bé này. Kết quả vẫn là con số không tròn trĩnh. Thậm chí nếu lấy theo " Tiêu chí Khoa học " như trường hợp diệt trừ vi khuẩn Êcoli , bằng cách phun hàng tạ thuốc diệt khuẩn khắp vùng , ta thấy rất rõ sự lúng túng trong việc này. Nếu giải quyết cứ theo " Những tiêu chí Khoa học" đó thì không bao giờ tìm được nguyên nhân cả. Hiện tượng gia súc chết hàng loạt như hiện nay , theo dự đoán của người viết thì trước sau tự nhiên cũng hết , nhưng hết như thế nào , hết vào lúc nào , và tại sao hết thì chúng ta phải có nhiệm vụ tìm rõ nguyên nhân. Hỡi ôi , hiện nay chúng ta đang sống và làm việc tại một hệ không gian có ba chiều quy chiếu của hệ tọa độ Đề các. Như vậy làm sao chúng ta có thể lý giải những hiện tượng ở những không gian khác đa chiều hơn. Cũng như ta không thể dùng hình học phẳng để tìm quỹ đạo của một vật thể chuyển động trong không gian. Bằng một sự áp đặt " Luật bất thành văn " thì những hiện tượng xẩy ra trong những hệ không gian nhiều chiều hơn ba của chúng ta. đều bị chúng ta chụp cho một cái mũ to tướng : MÊ TÍN- DỊ ĐOAN. Bây giờ chúng ta thử dùng suy luận sẽ thấy rõ những điều sau mà chẳng cần tốn hàng tỷ đồng thực nghiệm : 1/ Không có bất kỳ một cái gì bất thường trong hệ sinh thái và môi trường của thôn Đầu : Ví dụ có một cái gì đó như phóng xạ chẳng hạn ( người viết chỉ lấy ví dụ ) , thì không chỉ riêng xóm Đầu bị ảnh hưởng mà những khu vực xung quanh đều chịu ảnh hưởng theo , chứ không có lý , như tại cái quán nước mà chúng tôi nghỉ chân tại Thôn Ngoại , chỉ cách xóm Đầu có con đường rộng khoảng 2m , lại vẫn bình yên vô sự , lợn , chó vẫn cứ ung dung . Mặt khác nếu môi trường có một cái gì đó không ổn về mặt Khoa học thì những người đã chuyển đi sang nơi khác sinh sống thì đâu còn bị ảnh hưởng của môi trường sinh thái của xóm Đầu nữa . Ấy thế mà những người đã chuyển đi này vẫn không nuôi được gia súc và gia súc vẫn chết theo đúng bài bản ở xóm Đầu , chỉ khi những người này làm lễ bái Thành hoàng ở nơi mới , xin " Nhập khẩu Âm " thì họ mới lại nuôi được gia súc ở chỗ mới . Việc thứ hai là ngay trong thôn Đầu , vẫn có người nuôi gia xúc vô tư mà không hề bị chết dù mọi điều kiện về Địa lý , khí hậu , môi trường như tất cả những gia đình khác sống tại thôn Đầu . " Trong làng, chỉ có gia đình anh Bùi Văn Tâm nuôi được gia súc khỏe mạnh. Trong suốt 10 năm trời, dân làng phải đối mặt với cả ngàn cái chết kỳ lạ của gia súc thì đàn gia súc nhà anh Tâm vẫn bình an vô sự. Tin rằng gia đình anh Tâm được "thánh thần phù hộ", cho mảnh đất tốt nên cả làng mang gia súc đến vườn nhà anh thả nhờ... lấy may. Quả thực, tất cả số gia súc của dân làng thả vào chuồng trâu, chuồng lợn nhà anh Tâm đều sống rất khỏe mạnh và chưa con nào chết. Hiện tại, khu vườn nhà anh Tâm mọc kín chuồng bò, chuồng lợn. Anh em, dân làng đem tre, đem rạ đến vườn nhà anh dựng chuồng để nuôi và vợ chồng anh đều sẵn sàng chấp nhận. Anh Tâm vui vẻ biến mảnh vườn nhỏ nhà mình thành cái trại nuôi gia súc của cả làng và chấp nhận mùi hôi thối nồng nặc khủng khiếp là bởi anh muốn “trả nghĩa” cho bà con, vì từ nhiều năm nay, gia đình anh đều được hưởng “lộc” từ những đàn gia súc đột tử của hàng xóm. " CHỈ CÁCH CÓ CON ĐƯỜNG NHỎ NHƯ THẾ NÀY MÀ MỘT BÊN LÀ THIÊN ĐÀNG - MỘT BÊN LÀ ĐỊA NGỤC . 2/ Có rất nhiều người cho rằng vì hướng Miếu không đúng . Ý kiến này cũng trùng hợp với ý kiến của một ông thày Địa lý cho rằng nếu xoay hướng miếu ra hướng Đông thì không thể nuôi nổi gia súc trong thôn Đầu ???? Như vậy hiện nay người ta đã cho rằng , mọi việc lạ lùng xẩy ra ở thôn Đầu là do hướng của Miếu thờ Thần Hoàng bị sai . " Mắt toét là tại hướng Đình , Cả làng mắt toét phải mình em đâu " . Lúc đầu , người viết cũng mơ hồ cho rằng nguyên nhân sự việc là như vậy . Nhưng khi ngồi bình tĩnh suy luận lại thì có nhiều điều không phải như vậy . 3/ Qua tham khảo thêm ở trang bạn TUVILYSO còn có ý kiến cho rằng : " theo báo an-ninh-thế-giới số ra ngày 27-09-2006 trang 04 theo tiểu-sinh ở vùng đông-bắc viêt-nam có 1 loại cây ts không biết tên / khi ts ở đấy người dân tộc thiểu số nói rằng nếu bỏ cành của cây đó vào chuồng-trâu và chuồng-lợn thì trâu và lợn tự húc đầu vào chuồng đến chết mới thôi / nhưng không nghe nói có thể với người / như báo antg hôm nay thì có thể dân ở xóm-đầu đã sử dụng gỗ của cây đó làm chuồng để nuôi gia-súc / cũng có thể ai đó đã trồng giống-cây ấy ở trong làng / chỉ có các thầy-cúng ở lạng-sơn và bắc-giang la biết rõ về giống cây ấy / ts cũng đã nhiều lần gặng hỏi nhưng họ không nói / vì bí quyết của họ /nếu có ai trong quý vị mà biết xin cho biết lời khuyên / giống cây ấy sẽ không gây hại được cho người lớn . Việc này người viết cũng xin phản biện luôn : Thứ nhất không phải toàn bộ những chuồng gia súc của Thôn Đầu làm bằng cây gỗ ( Mặc dù có vài nhà ) , theo khảo sát của người viết thì đa phần chuồng trại ở khu vực này đều được xây dựng bằng gạch lợp ngói . Thứ hai nếu do một thứ cây nào đó làm cho trâu bò , lợn , chó bị điên chết , thì không thể lý giải được tại sao những người đã bỏ nhà đi tới vùng khác sống mà súc vật vẫn chết và tại sao trong thôn , nhà anh Tâm súc vật cũng vẫn sinh sống bình thường . Vì vậy người viết kết luận : Không có hiện tượng do một thứ cây rừng nào đó như phần trên nêu ra . 4/ HÉ LỘ MỘT NGUYÊN NHÂN : Từ một quan sát cụ thể , người viết phát hiện ra rằng , khu vực nằm trong cung giữa Tây Bắc và Tây Nam rất phát triển về kinh tế , đặc biệt có nhiều căn nhà ba , bốn tầng mới xây rất đẹp trong khu vực này . Nhìn cụ thể địa hình của xã Lương phong - Huyện Hiệp hòa , ta thấy có một mạch đất tương đối lớn ( Long mạch ) chạy từ phía Tây bắc sang Đông Nam của thôn Đầu . Long mạch này đi qua phía tay trái ( Thanh Long ) của Miếu hiện nay , qua ao làng và đi xuống khu vực con ngòi Yên Hạ . Người viết đã phác họa trên bản đồ ở trên bằng màu vàng . Long mạch này hiện nay bị bế khí ngay tại vị trí bởi cái Ao làng . Chính vì khí của Long mạch bị ngăn cản không tiếp tục đi theo đường cũ được nữa , nên nó rẽ sang bên cạnh ( Xem hình vẽ ) và đi theo hướng mới . Đây chính là lý do mà khi đo năng lượng cảm xạ tại vị trí đặt trạm biến áp , tại khu vực có Ao làng và khu vực sau Ao hoàn toàn vô khí ( Con lắc đứng yên không chuyển động ) . Đây cũng chính là lý do mà Thiên sứ kiểm tra " CON LẮC TRƯỚC CỬA MIẾU HIỆN NAY HƯỚNG TỴ TOẠ HỢI QUAY RẤT MẠNH" . Mặt khác điều này cũng lý giải được tại sao khu vực nằm trong cung Tây Bắc và Đông Nam thời gian gần đây rất phát triển về Độ thị . XIN NÓI THÊM MỘT CHÚT VỀ KHÁI NIỆM LONG MẠCH : Từ ngày rất xa xưa , người ta đã có những quan niệm rất sâu sắc về Long mạch . Trong các cổ thư chữ Hán , chữ Nôm người ta đã viết về Long mạch rất nhiều . Ở đây , người viết không nhắc lại nữa . Người viết muốn cùng các bạn tìm hiểu Long mạch theo một phương diện khác và dưới một con mắt khác , gần gũi chúng ta hơn . Mặc dù tất cả các cổ thư đều cố gắng diễn giải những khái niệm về Long mạch qua con mắt Thần bí , càng những kiến giải sau càng làm cho khái niệm Long mạch càng xa hơn những quan niệm của Tiền nhân ban đầu . Theo người viết , nói một cách nôm na thì Long mạch chính là những dòng Khí trong Phong thủy , nói chính xác hơn là những dòng Năng Lượng , vận chuyển trong vỏ của trái đất ( Người viết cần nhấn mạnh rằng nguồn năng lượng đó chỉ vận chuyển theo những quy luật khác nhau trong bề mặt vỏ của Trái đất , có chiều sâu không đáng kể so với đường kính của Trái đất ) . Nguồn năng lượng này , được tích lũy qua hai nguồn cung cấp đặc biệt : Từ năng lượng của Vũ trụ mênh mông chuyển tới ( Thiên Khí ) và nguồn năng lượng từ trung tâm của Trái đất ( Địa khí ) .Ngoài ra còn có một nguồn năng lượng nữa tuy nhỏ nhưng vẫn phải xét đến vì nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới từng vùng của Trái đất - Đó chính là nguồn năng lượng của bản thân con người , các loại sinh vật trên trái đất ( Nhân khí ) . Có những vùng luôn luôn được nhận những năng lượng kể trên và tích tụ ngày một nhiều trong lòng đất . Cũng chính bởi quan niệm là Trái đất là một cơ thể sống nên nó không phải là cố định , nó cũng thở phập phồng như lá phổi chúng ta vậy . Những nơi hay nhận được các nguồn năng lượng kể trên giống như lá phổi của một con người , sau khi nhận , chúng sẽ được vận chuyển bằng nhiều cách đi khắp các nơi trên trái đất . Đường dẫn những luồng Năng lượng đó chính là Long mạch . Khi luồng Năng lượng đó đi tới đâu , chúng cung cấp năng lượng cho chỗ đó đến đấy , những nơi có nhiều năng lượng thì cây cối tươi xanh , đất đai trù phú , con người đẹp đẽ , thông minh . Những vùng mà năng lượng tập trung dày đặc sẽ là nơi cực kỳ phát triển ( Long mạch kết Huyệt ) . Tại những vùng này , nguồn Năng lượng dày đặc sẽ làm cho nơi đó biến thành những trung tâm Đô thị lớn hay là nơi phát tích những nhân tài . Khi nguồn năng lượng đi gần sát bề mặt của Trái đất , chúng làm cho bề mặt vỏ trái đất gồ lên , nổi lên thành những dãy núi , đồi ...cũng có khi chúng đi quá sâu vào lòng trái đất , những vùng đó khó nhận được Năng lượng và trở thành những sa mạc hay những vùng đất khô cằn sỏi đá . Cũng có đôi khi , chúng đột ngột từ phía sâu phóng lên như những cây sen mọc thẳng từ dưới bùn đâm lên mặt nước và tại đó chúng kết tụ thành những Huyệt cực tốt và khó bị tác động theo thời gian như trường hợp mộ của Vũ Hồn tại Hải dương . Như vậy , Long mạch chính là những ĐƯỜNG VẬN HÀNH CỦA NĂNG LƯỢNG trên bề mặt vỏ của Trái đất . Nguồn Năng lượng này có thể tự nó vận chuyển theo những quy luật riêng nhưng cũng có thể bị tác động của con người . Con người là một yếu tố trong Tam tài : Thiên - Địa - Nhân nên có thể hiểu và hòa đồng với hai yếu tố còn lại là THIÊN - ĐỊA . Cũng bởi quan niệm Long mạch là một dòng năng lượng , do đó nếu muốn , con người cũng có thể điều khiển được sự vận hành của các dòng Năng lượng đó và kết quả là con người có thể điều khiển được sự vận hành của Long mạch và lúc đó , chúng ta có thể dắt Long mạch đi theo ý mình như dắt trâu vậy . Một bước phát triển nữa của sự việc là cho tới thời điểm này có một trường hợp có một cháu nhỏ hơn hai tuổi rất khỏe mạnh , đẹp trai , đang chơi thì lăn đùng ra ngất xỉu . Khi đưa lên các bệnh viện cả Trung ương và địa phương đều không xác định được nguyên nhân của bệnh . Có cái lạ là cứ đưa cháu lên đến cổng bệnh viện là cháu lại khỏe lại ( Như lần lên bệnh viện Việt Đức ) . Vào bệnh viện khám thì không thấy có hiện tượng gì xẩy ra cả , bác sĩ lại cho về . Về đến nhà cháu lại chơi ầm ầm rất khỏe . Lần cuối cùng cháu lại lên cơn lại , gia đình đưa cháu lên bệnh viện , nhưng dọc đường cháu đã mất . Đây là một trường hợp duy nhất và đặc biệt tại thôn Đầu xẩy ra với người . Ngay bản thân những người có trách nhiệm trong Thôn Đầu cũng hết sức dè đặt khi nói đây là trường hợp đầu tiên không biết có phải là duy nhất không . Chúng ta cùng xét lại cái Miếu thờ Thần Hoàng - Rất nhiều người cho rằng nguyên nhân chính là do hướng của Miếu .Tuy nhiên có một hiện tượng nữa là ngay bản thân cái Miếu hiện nay và ngay cả 2 bát hương đặt trong Miếu cũng hoàn toàn vô khí . Đây chính là điều người viết muốn nói đến . Trước hết , ta cần nhìn nhận lại việc Bốc Bát hương và Hô Thần Nhập Tượng . Đây chính là một công việc mà những người bình thường không thể làm được . Việc Bốc Bát Hương và Hô Thần Nhập Tượng phải do Pháp sư , hay những nhà sư cao tăng đức độ hoặc những người có Trường năng Lượng rất mạnh mới có thể thực hiện được . Đây chính là công việc nạp Năng Lượng ban Đầu cho bát Hương hay Tượng . Việc này có thể dùng cảm xạ hay cảm nhận Trường khí để kiểm tra . Người ta có thể dùng con lắc cảm xạ hay dùng chính bản thân mình ( nếu người đó có khả năng cảm nhận được Trường khí do luyện tập ) . Thông thường , khi Bát hương hay Tượng chưa được nạp năng lượng ( Hay còn gọi là Bốc bát Hương và Hô Thần Nhập Tượng ) , thì năng lượng của bát hương hay Tượng là Không hay cực nhỏ . Sau khi Bốc bát Hương hay Hô Thần Nhập Tượng ( Tức là đã truyền Năng lượng ban đầu vào ) , thì tùy theo Trường Năng lượng của Thày mạnh hay yếu ( Cao tay hay không ) , thì cường độ mạnh yếu của bát Hương hay Tượng đều biểu hiện rất rõ và hoàn toàn có thể đo được . Bát hương hay Tượng càng " Thiêng" thì Trường năng Lượng của nó càng lớn . Trở lại với cái Miếu hiện thời : Khi mà Trường năng Lượng đo được trong Miếu và cạnh 2 bát hương bằng không ( Con lắc đứng yên - Tức là chẳng có chút Năng lượng nào cả ) . Vậy thì với một cái Miếu đơn sơ như vậy , với Trường năng lượng bằng hay xấp xỉ bằng không như vậy , liệu có khả năng gây Họa hay Phúc cho gia súc xóm Đầu hay không . Chắc các bạn đã tự trả lời được rồi . (Còn Tiếp) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 2, 2009 PHỎNG VẤN CỤ TRITRI Anh Laido đã có cuộc phỏng vấn cụ TriTri về vấn đề này như sau : Hỏi: Kính thưa Cụ Tri Tri! Nếu một làng mà xây miếu thờ Thành hoàng năm 2005, toạ Tỵ hướng hợi kiêm nhâm bính 3 độ thì thế nào ạ? Xin Cụ cho con vài lời luận đoán ạ. Làng này hiện nay đang có vấn đề về chăn nuôi gia súc CỤ ạ. Kính Laido Trả lời Theo tọa độ Thiên tinh và Hào quẻ thì không được tốt trong 10 năm đầu, qua năm thứ 11 mới khá dần tới năm 20, từ năm 30 sẽ hung bại luôn. (Tị sơn cũng không phải là tọa sơn nên xây cất miễu đình.) Hỏi: Dạ thưa Cụ. Dân làng ở đây hiện nay không thể chăn nuôi được gia súc, nó cứ chết hàng loạt CỤ à. KHONG biết là sao nữa. Con trích hiện tượng này do báo đài đăng tải để Cụ xem ạ. Trên báo An Ninh Thế Giới số 592, ra ngày 30/9/2006 có đăng tiếp phần 2 một phóng sự dài kỳ về " Bí ẩn làng Ma ám" ở xóm Đầu, Lương Phong, Hiệp Hoà, Bắc Giang. Sự việc bí ẩn về cái chết hàng loạt không biết nguyên nhân của trâu, bò, lợn chó khiến hàng chục hộ dân với 200 nhân khẩu vốn đã nghèo đói lại trở nên đói nghèo hơn nữa. Dân làng hết sức lo lắng và đã tự đi tìm nhiều biện pháp giải quyết mang tính mê tín dị đoan. Ban đầu, một số ông thầy cúng bảo làng bị " động long mạch" do tự động thay đổi hướng ngôi miếu thờ Thành Hoàng ở đầu làng. Năm đó, dân tỏng làng mong làm ăn khấm khá nên bàn nhau góp tiền xây ngôi miếu thêm hai gian nữa cho to hơn, đàng hoàng hơn và xoay hướng ngôi miếu ra hướng Đông, nơi có mặt đường cái. Khi khánh thành thì cũng chính là thời điểm diễn ra hiện tượng gia súc, gia cầm chết hàng loạt. Để trấn trạch long mạch, các hộ dân trong xóm lại góp tiền, người bảy chục, người một trăm để mời ông thầy cúng "nổi tiếng" nhất huyện về cúng giải hạn. Đàn tế được lập ngay trước ngôi miếu. Thầy cúng vung con dao phay sắc ngọt chém đứt đầu hai con chó mực, vứt xuống hai cái giếng gần miếu thờ rồi lấp giếng lại để yểm. Yểm xong, thầy cúng tuyên bố "Nếu gia súc, gia cầm trong làng còn chết, thầy thề không thay trời hành đạo, cứu nhân độ thế nữa". Tuy nhiên ông thầy cúng vừa rời khỏi làng hôm trước, hôm sau gia súc lại tiếp tục nổi điên nổi đoá, chết hàng loạt, chết nhiều đến nỗi chuồng trại nhà nào cũng trống hơ trống hoác. Khắp làng chỉ còn thấy giống loài hai chân là gà, vịt, ngan và loài 4 chân là mèo, chuột. Sau cuộc "trấn long mạch" không thành, người dân xóm Đầu còn 3 lần lập đàn tế mời 3 thầy cúng nổi danh và 3 lần nữa mời sư ông, sư bà về cúng bái, nhưng cũng chẳng ăn thua. Cực chẳng đã, người dân trong làng thuê người về phá dỡ 2 gian miếu xây mới, trả lại hiện trạng ngôi miếu như cũ với mong ước cuộc sống được trở lại như xưa. Nhưng rồi, đâu vẫn hoàn đấy, vận hạn vẫn đổ lên đầu cái " làng ma ám" này. Theo trưởng xóm Lưu Văn Lần, hiện tại đàn ông trong làng chỉ còn anh và vài ba người nữa, còn lại đã bỏ ra thành phố hoặc đi các vùng khác làm thuê làm mướn kiếm sống cả. Một số túng quẫn thì đi buôn ma tuý. Trong làng giờ chỉ còn người già và trẻ con. Thậm chí đã có 2 hộ chuyển nhà đến làng khác sinh sống, đó là gia đình ông Hoạt, ông Duyên. Tuy nhiên, cũng như gia đình anh Hùng, dù họ sống ở làng khác, gia súc vẫn chết thẳng cẳng như thường. Người dân giờ đây chỉ còn biết trông chờ vào các nhà khoa hoạc mà thôi. Mặc dù ngôi làng nằm co cụm giữa những giồng đất pha cát trên tổng diện tích 10ha, song khắp làng cây cối rậm rì, tuơi tốt, điều đó chứng tỏ đất làng rất tốt, không xuất hiện những tia chất độc hại, có thể tác động lên sự sống trên mặt đất. Ngoài ra, cách xóm Đầu một con đường rộng 1,5m là các xóm Thượng, xóm Hạ, xóm Đông, thế nhưng, chuyện gia súc ở xóm này đột tử không hề xảy ra, kể cả trong thời gian cả nước xảy ra dịch lở mồm long móng. Qua tìm hiểu thì thấy các xóm bên cạnh cũng có cách chăn thả, chăm sóc và những kinh nghiệm nuôi gia súc tương tự xóm Đầu. Hơn nữa, mọi nguồn nước, ngồn thức ăn, môi trường sống đều chẳng cso gì khác biệt. Việc tìm ra nguyên nhân không phải là chuyện đơn giản. Cuối năm 2005, khi các đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang xuống xã Lương Phong tiếp xúc cử tri, người dân thôn Đầu phản ánh hiện tượng lạ này và đề nghị các ban ngành chức năng của tỉnh giúp đỡ. Lập tức UBND tỉnh triệu tập các ban ngành có liên quan cùng trao đổi, bàn bạc, tìm hiểu về hiện tượng gia súc chết hàng loạt ở thôn Đầu để tìm cách giúp bà con vượt qua khó kăhn. Việc quan trọng nhất là ổn định tâm lý, tránh để lực lượng dị đoan cố ý đưa tin sai lệch, gây bất ổn trong dân chúng. Nhiệm vụ này được giao cho Sở KH-CN tỉnh Bắc Giang cùng với các ban ngành liên quan. Tháng 5/2006, Sở KH-CN Bắc Giang đã giao cho Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH-CN triển khai đề tài " Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp khôi phục, phát triển chăn nuôi gia súc tại xóm Đầu, thôn Sơn Qủa, xã Lương Phong, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang". Ngay khi đề tài triển khai, lãnh đạo Sở KH-CN, Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH-CN đã cùng một số cán bộ thuộc các cơ quan chuyên môn Trung Ương với thiết bị hiện đại về xóm Đầu tiến hành nghiên cứu. Mỗi lần thấy những chiếc xe sang trọng đỗ ở đầu xóm, người dân xóm Đầu lại bỏ hết công việc đồng áng tập trung theo dõi, càng làm việc với các nhà khoa học. Đợt dầu là các cán bộ thuộc Trung tâm Môi trường của Bộ Tư Lệnh Hoá Học về lấy mẫu đất ngoài đồng, trong làng, lấy mẫu nước sinh hoạt, nước giếng khơi, nước ao hồ, kênh rạch để phân tích tại chỗ và bảo quản mang đi. Chiếc máy hút bụi từ không khí dặt ở trong các chuồng lợn, chuồng bò nổ phành phạch suốt cả buổi. Theo anh Thân Ngọc Hoàng, Giám đốc Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH-CN, Sở KH-CN Bắc Giang, cơ quan trên kết luận rằng, cả mẫu nước trong ao tù, kênh rạch, dưới lòng đất, giếng khơi, đất cát trong làng, đến những mẫu bụi hút từ không khí đều không có khác biệt so với những ngôi làng bên cạnh, không nhiễm độc, chưa tìm thấy vi rút lạ và đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Thực tế, Trạm thú y huyện Hiệp Hoà, Chi cục thú y Bắc Giang cũng đã từng vào cuộc từ năm 1999 và đưa ra một kết luận: Do lượng vi khuẩn Ecoli ở khu vực xóm Đầu vượt quá mức quy định. Ngay lập tức diễn ra công cuộc tẩy uế chuồng trại, phun hàng tạ thuốc diệt khuẩn, tiêm thuốc phòng bệnh Ecoli cho động vật....Thế nhưng, tất cả những cố gắng trên đều vô vọng. Về sau, hai cơ quan này phải thừa nhận đã đưa ra kết luận vội vàng, hời hợt, vì rất nhiều nơi tồn tại lượng vi khuẩn Ecoli lớn hơn mức bình thường, nhưng cũng không gây nên hậu quả gì nghiêm trọng. Sau khi cơ quan thú y, bó tay thì Sở NN và PTNT cử cán bộ xuống tận nơi điều tra, múc nước của 13 ao tù trong xóm đi phân tích song cũng không phát hiện ra hiện tượng gì đặc biệt. Thậm chí, các cán bộ còn cùng nhân dân tát cạn cả 13 ao trong làng, rồi rắc Alohit, vôi bột, phun thuốc sát trùng khắp làng, nhưng gia súc chết vẫn hoàn chết. Kính thưa Cụ Tri Tri. Trên là sự việc có thật ở Bắc Gaing Cụ ạ, hiện nay dân làng đang khốn khổ. Xin Cụ cho một vài ý kiến ạ, nếu có thể được con sẽ liên lạc với những người có trách nhiệm để họ có quyết định đúng, nhằm làm cho dân bớt khổ. Con xin cảm ơn Cụ Tri Tri. Kính Laido Trả lời: 1) Thời kỳ 1940 ông hương cả nơi xả kế xả tôi,vì muốn thuận tiện xổ nước ruộng và chuyên chở nên đào con kinh nơi ruộng ổng rồi cắt đứt con giồng,khi kinh đào xong bày trâu cũa ổng hơn 100 con bị ôn chết hết, từ đó về sau gia đình sa sút lụn bại luôn. 2) Khoảng năm 1944 cũng nơi kế xả tôi nhờ người cha biết phong thủy nên táng ông ngoại rồi cháu ngoại phát giàu có, ông hương quản ở kế bên ganh tị nên cho người đào đứt long mạch năm đó bày trâu mấy mươi con cũa gia đình này cũng bị ôn chết sạch. 3) Trở lại vấn đề nầy không biết dân sở tại có ai đào đứt long mạch nơi con giồng đó không, nếu không thì phải kiểm lại địa thế miễu ấy, và cả ngày khởi công,ngày thượng lương, ngày khánh tán tạ thổ, nơi bệ thờ dưới đất đó có trấn yễm gì không. Hỏi: Dạ thưa Cụ. Theo như lời Cụ nói thì chắc là thủ phạm đây rồi ạ : "Giếng của thôn Đầu , có người đã dùng cảm xạ xác định là nằm trên đường hành Long của một Long mạch đi từ Tây bắc xuống Đông Nam ( Càn- Tốn ). Xác định cho thật chính xác thì Long mạch này chạy ngay sau lưng của Miếu Thành Hoàng còn sót lại hiện nay. Ngày xưa , đây là giếng nước sinh hoạt chung của cả Thôn Đầu. Giếng này có đặc điểm kỳ lạ là không bao giờ cạn nước , ngay cả những năm khô hạn , khắp cả vùng đều phải dùng nước tại giếng này. Điều kỳ lạ nữa là nước của giếng này luôn trong vắt , ngay cả vào mùa mưa. Khoảng đầu năm 1996 (Người cung cấp tin không nhớ chính xác tháng , nhưng là thời điểm TRƯỚC KHI XẨY RA VIỆC CHẾT GIA SÚC HÀNG LOẠT ) , có một người , vì thấy trong giếng có nhiều cá quá nên ném một quả mìn xuống giếng để bắt cá ( giếng sâu nên không đánh lưới được ). Từ khi quả mìn đó được ném xuống , nước giếng không bao giờ trong lại nữa và giờ đây nước trở nên đỏ quạch như màu sắt gỉ" Thưa Cụ! nếu đúng là do đánh mìn làm đứt long mạch (làm tổn thương giồng) thì có cách gì hóa giải không ạ? Làng này 10 năm nay gia súc chết liên tục và hàng loạt rồi, không ai nuôi được con nào ra hồn. Còn trấn yểm thì hàon toàn không Cụ ạ. Xin Cụ chỉ giúp cách hoá giải hiện tượng này ạ. Kính chúc Cụ và gia đình an khang thịnh vượng. Kính laido Con kính chào Cụ Tri Tri ạ. Thưa Cụ! Kính mong Cụ cho cách để hoá giải hiện tượng cho làng trên ạ ! Con cảm ơn Cụ Tri Tri. Kính Laido Trả lời: Nếu do sự việc của giếng gây ra, thì thử dùng 1 mâm trái cây 5 bộ giấy ngũ sắc 99 tờ giấy vàng bạc đem đên đó cúng vái huyền nữ nương nương giáng lâm chứng giám rồi đọc Thiên môn khai, Địa môn khai, cung thỉnh long thần thổ địa lai,cầu giúp hoàn thiện hàm rồng lại, để dân làng yên cư lạc nghiệp,lục súc mạnh khoẻ đầy đàn, nay chúng đệ tử thành tâm đảnh lể khẩn mong chư vị phúc thần cứu giúp cho,cúng rồi giấy ngũ sắc thì đốt,còn 99 tờ giấy vàng bạc thì rải xuống giếng, 7 ngày sau xem có gì khác không. PHẢN BIỆN BÀI VIẾT CỦA THIÊN SỨ. Lẽ ra người viết không có bài phản biện naỳ vì người viết rất thân và tôn trọng trình độ hiểu biết sâu sắc của Thiên sứ . Nhưng trong học thuật , sự chính xác là điều quan trọng nhât , học thuật là học thuật , không khoan nhượng tình cảm của riêng ai . Mong bác Thiên sứ đừng buồn . Thiên sứ đã viết rằng : " # Nếu theo sách cổ chữ Hán thì cái miếu đầu tiên của Xóm Đầu (Trước 1998) có hướng Tốn - Đông Nam. Và điều này chẳng giải thích được gì khi xóm này trở nên phú túc vì nhờ vào chăn nuôi. Vì chính theo sách Hán cổ thì Tốn chẳng liên quan gì đến trâu bò, chó, lợn cả. Mà Tốn theo sách Hán cổ liên quan chủ yếu đến gia cầm. Thuyết quái truyện viết: # Kiền vi mã, Khôn vi Ngưu, Chấn vi Long, Tốn vi kê, Khảm vi Thỉ (Lợn), Ly vi trĩ, Cấn vi Cẩu, Đoài vi Dương. # Ngược lại theo Hậu Thiên Lạc Việt thì hướng miếu đầu tiên của xóm Đầu trước 1998 Đông Nam chính vị cung Khôn. Tượng của Trâu bò, và cung đối xung chính là cung Càn. Đây chính là trục Phúc Đức trạch theo Hậu Thiên Lạc Việt và thuộc Tây trạch. Điều này sẽ giải thích vì sao việc chăn nuôi gia súc ở đây phát triển. Bởi vì theo thuyết Quái: Khôn vi Ngưu tức là trâu bò chó lợn. Trong việc quán xét sự kiện này , tôi cũng có quán xét long mạch. Nhưng tôi không đặt nặng v/đ long mạch. Vì long mạch bao trùm một vuìng rất rộng, không chỉ riêng xóm Đầu. Hơn nữa việc ao làng có long mạch chạy qua (Theo quan điểm của Dienbatn) và bị đứt từ rất lâu, trước khi có hiện tượng gia súc chết hàng loạt ngót cả chục năm(Theo sự tường thuật của cán bộ địa phương). Như phần trên đã trình bày, tôi chỉ tìm cách giải thích theo phương pháp luận của Phong thuỷ từ hiện tượng có tính đặc thù của xóm Đầu. Đó chính là miếu của xóm. Sau năm 1998. Hướng miếu được xây theo hướng Dần toạ Thân (Gọi là miếu cũ, vì so với miếu mới hiện nay). Hướng miếu này đặc biệt kỵ Khôn tức là kỵ hướng miếu trước năm 1998 theo Hậu Thiên Lạc việt. Còn nếu theo sách cổ chữ Hán thì nó không kỵ vì hướng miếu trước năm 1998 thuộc cung Tốn là gia cầm. Điều này lý giải việc gia súc chết hàng loạt do hướng Dần Mộc kỵ sát KhônThổ. Đã vậy, hướng miếu cũ sau 1998 lại vô khí (Đã minh hoạ ở trên). Nhưng hướng miếu mới ngày nay đã hoàn toàn tốt chưa. Điều này lại liên quan đến một yếu tố tương tác nữa là Huyền Không phi tinh ." Thiên sứ viết bài này thực ra là suy nghĩ chưa thấu đáo . Nhất là vấn đề này có thể gây thất bại nghiêm trọng cho việc hoán đổi Tốn - Khôn mà Thiên sứ đang theo đuổi . Việc này chỉ cần bình tĩnh suy luận tư duy lô gic sẽ thấy ngay : Thứ nhất : Tại thôn Đầu , khi xây dựng Miếu thờ Thành hoàng , toàn bộ những người thiết kế , xây dựng Miếu chỉ là những ông thợ mộc , những người nông dân như ông trưởng thôn . Chính vì vậy , khi lấy hướng của Miếu , họ chỉ ước lượng sơ sài theo lối nhìn mặt trời mà không hề có một cái La kinh nào cả . Bằng chứng là trong khi nói chuyện , họ đã cung cấp thông tin : Hướng Miếu xây năm 1983 quay về hướng Nam , hướng Miếu ba gian sau này quay về hướng Đông . ( Người viết còn giữ băng ghi âm của cuộc trao đổi bữa trước ) . Thực tế , khi đo hướng Miếu hiện thời là Tọa Hợi - Hướng Tỵ - Thuộc cung Tốn - Đông nam chứ không phải là Nam . Mặt khác , hướng miếu ba gian đã phá đi hiện nay không còn cái nền thì chỉ căn cứ vào lời mô tả của chính những người xây nên nó cũng không chính xác . Ta biết cung Tốn - Đông Nam bao gồm ba cung nhỏ là Thìn ( 112,5 - 127,4 độ ) , cung Tốn ( 127,5 - 142,4 độ ) và cung Tỵ ( 142,5 - 157,4 độ ) . Cung Chấn - Chính Đông bao gồm ba cung nhỏ : Cung Giáp ( 67,5 - 82,4 độ ) , cung Mão ( 82,5 - 97,4 độ ) và cung Ất ( 97,5 - 112,4 độ ) . Như vậy nếu Thiên sứ sử dụng hướng Miếu như hiện nay là Tọa Hợi - Hướng Tỵ , và suy rằng hướng Miếu ba gian cũ là Tọa Thân - Hướng Dần như hình đã đăng : Nếu căn cứ vào việc suy luận dưa trên cơ sở này thì thật là nguy hiểm . Mặt khác , nếu có người hỏi rằng : Đúng rồi - Tốn vi kê ( Tức là gà - Híc ) - Thì hướng Miếu hiện tại gà vịt , ngan ngỗng vẫn cứ sống nhăn rằng ra đấy thôi ??? Vậy là hoán đổi Tốn - Khôn bị sai rồi ư ???? Tốn vi Kê - vi Vịt , vi Ngan ....gà , ngan , vịt gì cũng vẫn sống vô tư . Một bước phát triển nữa của sự việc là cho tới thời điểm này có một trường hợp có một cháu nhỏ hơn hai tuổi rất khỏe mạnh , đẹp trai , đang chơi thì lăn đùng ra ngất xỉu . Khi đưa lên các bệnh viện cả Trung ương và địa phương đều không xác định được nguyên nhân của bệnh . Có cái lạ là cứ đưa cháu lên đến cổng bệnh viện là cháu lại khỏe lại ( Như lần lên bệnh viện Việt Đức ) . Vào bệnh viện khám thì không thấy có hiện tượng gì xẩy ra cả , bác sĩ lại cho về . Về đến nhà cháu lại chơi ầm ầm rất khỏe . Lần cuối cùng cháu lại lên cơn lại , gia đình đưa cháu lên bệnh viện , nhưng dọc đường cháu đã mất . Đây là một trường hợp duy nhất và đặc biệt tại thôn Đầu xẩy ra với người . Ngay bản thân những người có trách nhiệm trong Thôn Đầu cũng hết sức dè đặt khi nói đây là trường hợp đầu tiên không biết có phải là duy nhất không . Nếu không may có một vài trường hợp nữa xảy ra với con người thì lúc đó Càn hay Khôn vi Nhân ???? Thứ hai : Như Thiên sứ đã viết : "Sau năm 1998. Hướng miếu được xây theo hướng Dần toạ Thân (Gọi là miếu cũ, vì so với miếu mới hiện nay). Hướng miếu này đặc biệt kỵ Khôn tức là kỵ hướng miếu trước năm 1998 theo Hậu Thiên Lạc việt. Còn nếu theo sách cổ chữ Hán thì nó không kỵ vì hướng miếu trước năm 1998 thuộc cung Tốn là gia cầm. Điều này lý giải việc gia súc chết hàng loạt do hướng Dần Mộc kỵ sát KhônThổ. Đã vậy, hướng miếu cũ sau 1998 lại vô khí (Đã minh hoạ ở trên). Nhưng hướng miếu mới ngày nay đã hoàn toàn tốt chưa. Điều này lại liên quan đến một yếu tố tương tác nữa là Huyền Không phi tinh ." Nếu chẳng may, hay rất có thể hướng Miếu ba gian không phải là Tọa Thân - Hướng Dần mà là Tọa Canh hướng Giáp hay Tọa Cấn - Hướng Tốn thì không biết lấy đâu Mộc để kỵ sát Khôn Thổ đây ???/ Thứ ba: Nếu chỉ chú ý tới hướng của Miếu , dù bất kể hướng như thế nào chăng nữa , có đổi chỗ Tốn- Khôn hay không thì Thiên sứ không thể nào lý giải nổi trường hợp nhà anh Tâm ở trong thôn từ khi xẩy ra sự việc , hàng ngàn súc vật chết trong xóm mà nhà anh Tâm vẫn không sao cả, và tại sao người làng đem gia súc tới nuôi nhờ trên đất nhà anh lại không chết con nào. Híc. dienbatn. Nguyên văn bởi Dienbatn trong các bài trên liên quan đến luận điểm của Thiên Sứ đang trình bày. Dienbatn viết: Thiên sứ viết bài này thực ra là suy nghĩ chưa thấu đáo . Nhất là vấn đề này có thể gây thất bại nghiêm trọng cho việc hoán đổi Tốn - Khôn mà Thiên sứ đang theo đuổi . Việc này chỉ cần bình tĩnh suy luận tư duy lô gic sẽ thấy ngay : Thứ nhất : Tại thôn Đầu , khi xây dựng Miếu thờ Thành hoàng , toàn bộ những người thiết kế , xây dựng Miếu chỉ là những ông thợ mộc , những người nông dân như ông trưởng thôn . Chính vì vậy , khi lấy hướng của Miếu , họ chỉ ước lượng sơ sài theo lối nhìn mặt trời mà không hề có một cái La kinh nào cả . Bằng chứng là trong khi nói chuyện , họ đã cung cấp thông tin :Hướng Miếu xây năm 1983 quay về hướng Nam , hướng Miếu ba gian sau này quay về hướng Đông .( Người viết còn giữ băng ghi âm của cuộc trao đổi bữa trước ) . Thực tế , khi đo hướng Miếu hiện thời là Tọa Hợi - Hướng Tỵ - Thuộc cung Tốn - Đông nam chứ không phải là Nam . Mặt khác , hướng miếu ba gian đã phá đi hiện nay không còn cái nền thì chỉ căn cứ vào lời mô tả của chính những người xây nên nó cũng không chính xác . Ta biết cung Tốn - Đông Nam bao gồm ba cung nhỏ là Thìn ( 112,5 - 127,4 độ ) , cung Tốn ( 127,5 - 142,4 độ ) và cung Tỵ ( 142,5 - 157,4 độ ) . Cung Chấn - Chính Đông bao gồm ba cung nhỏ : Cung Giáp ( 67,5 - 82,4 độ ) , cung Mão ( 82,5 - 97,4 độ ) và cung Ất ( 97,5 - 112,4 độ ) . Như vậy nếu Thiên sứ sử dụng hướng Miếu như hiện nay là Tọa Hợi - Hướng Tỵ , và suy rằng hướng Miếu ba gian cũ là Tọa Thân - Hướng Dần như hình đã đăng : Nếu căn cứ vào việc suy luận dưa trên cơ sở này thì thật là nguy hiểm . Một bước phát triển nữa của sự việc là cho tới thời điểm này có một trường hợp có một cháu nhỏ hơn hai tuổi rất khỏe mạnh , đẹp trai , đang chơi thì lăn đùng ra ngất xỉu . Khi đưa lên các bệnh viện cả Trung ương và địa phương đều không xác định được nguyên nhân của bệnh . Có cái lạ là cứ đưa cháu lên đến cổng bệnh viện là cháu lại khỏe lại ( Như lần lên bệnh viện Việt Đức ) . Vào bệnh viện khám thì không thấy có hiện tượng gì xẩy ra cả , bác sĩ lại cho về . Về đến nhà cháu lại chơi ầm ầm rất khỏe . Lần cuối cùng cháu lại lên cơn lại , gia đình đưa cháu lên bệnh viện , nhưng dọc đường cháu đã mất . Đây là một trường hợp duy nhất và đặc biệt tại thôn Đầu xẩy ra với người . Ngay bản thân những người có trách nhiệm trong Thôn Đầu cũng hết sức dè đặt khi nói đây là trường hợp đầu tiên không biết có phải là duy nhất không . Nếu không may có một vài trường hợp nữa xảy ra với con người thì lúc đó Càn hay Khôn vi Nhân ???? dienbatn. Thứ hai : Như Thiên sứ đã viết : "Sau năm 1998. Hướng miếu được xây theo hướng Dần toạ Thân (Gọi là miếu cũ, vì so với miếu mới hiện nay). Hướng miếu này đặc biệt kỵ Khôn tức là kỵ hướng miếu trước năm 1998 theo Hậu Thiên Lạc việt. Còn nếu theo sách cổ chữ Hán thì nó không kỵ vì hướng miếu trước năm 1998 thuộc cung Tốn là gia cầm. Điều này lý giải việc gia súc chết hàng loạt do hướng Dần Mộc kỵ sát KhônThổ. Đã vậy, hướng miếu cũ sau 1998 lại vô khí (Đã minh hoạ ở trên). Nhưng hướng miếu mới ngày nay đã hoàn toàn tốt chưa. Điều này lại liên quan đến một yếu tố tương tác nữa là Huyền Không phi tinh ." Nếu chẳng may, hay rất có thể hướng Miếu ba gian không phải là Tọa Thân - Hướng Dần mà là Tọa Canh hướng Giáp hay Tọa Cấn - Hướng Tốn thì không biết lấy đâu Mộc để kỵ sát Khôn Thổ đây ???/ dienbatn. Thứ ba: Nếu chỉ chú ý tới hướng của Miếu , dù bất kể hướng như thế nào chăng nữa , có đổi chỗ Tốn- Khôn hay không thì Thiên sứ không thể nào lý giải nổi trường hợp nhà anh Tâm ở trong thôn từ khi xẩy ra sự việc , hàng ngàn súc vật chết trong xóm mà nhà anh Tâm vẫn không sao cả, và tại sao người làng đem gia súc tới nuôi nhờ trên đất nhà anh lại không chết con nào. Híc. dienbatn. Dienbatn viết đủ chưa hay còn phát hiện gì mới mà cho là Thiên Sứ sai không? Theo tôi nghĩ thì Dienbatn hãy trình bày xong hết ý cho luận điểm của mình đã rồi hãy phê phán người khác sai. Tôi viết chưa xong mà. Cũng như Dienbatn viết chưa xong , tôi cũng chưa có ý kiến gì. Thiên Sứ Chào các bạn ! Qua bài viết của dienbatn về giải thích nguyên nhân làng bị ma ám, trong đó nổi bật lện hai vấn đề : - Giải thích nguyên nhân theo thiên sứ - Giải thích nguyên nhân theo dienbatn Tôi có những nhận xét khách quan như sau : 1- Đối với luận điểm của thiên sứ Tôi thấy chưa hợp lý ! Cụ thể như sau : - Thiên sứ đặt trọng tâm vấn đề vào hướng Miếu của làng để giải thích, tôi cho là khiên cưỡng vì một cái Miếu nhỏ nhoi rách nát( như hình vẽ ) chưa đủ tầm là đặc trưng của làng nên những hệ lụy của hướng Miếu chưa đủ sức ảnh hưởng đến cuộc sống của dân làng ! Khi đó mọi giải thích hệ lụy từ hướng Miếu sẽ dẫn đến sai lệch !Trong trường hợp này nên chọn hướng theo kiểu khác ! - Phương pháp suy diễn từ hướng Miếu dựa trên các quẻ kiểu Tốn Khôn hoán chuyển là chưa chuẩn vì qua các cuộc tranh luận trước đây với tubinh_giagia rất nhiều lần Thiên sứ không thể trả lời những câu hỏi mấu chốt của vấn đề này !( Như các bạn đã biết mọi cuộc tranh luận đều trở thành tranh cãi và thiên sứ luôn "từ chối " giải thích !)Do đó học thuyết Tốn khôn hoán chuyển chưa có giá trị ứng dụng ! - Thiên sứ có đề cập đến ảnh hưởng tương tác giữa hướng Miếu cũ và hướng Miếu mới, đây là học thuyết " Nguyên không trang quái " nhưng cách trình bày chưa chuẩn ( Có thể vì lý do dấu nghề hoặc chưa nắm được khẩu quyết này, mọi khả năng có thể xảy ra !) do đó cũng chưa đủ làm cơ sở dẫn chứng ! 2- Đối với cách giải thích của dienbatn : Tôi nhận thấy cách giải thích về Long mạch là chuẩn xác, đây cũng là kiến thức đã được nhiều địa lý gia nắm vững từ lâu ! Sự ảnh hưởng đến ngôi làng khi Long mạch chuyển hướng là điều đương nhiên ! Do chưa đi thực tế với dienbatn để xác định Long mạch của làng như thế nào, có thể là mạch sống hay mạch chết, mạch lớn hay nhỏ như thế nào nên tôi chưa thể nói đúng sai nhưng tôi công nhận rằng : Giải thích của dienbatn là có lý ! Hy vọng nếu có dịp Tôi sẽ nghiên cứu kỹ thêm về vấn đề này ! Thông thường thì những gì chúng ta đã viết ra thì cũng mang tính đúng sai nhất định. Do đó anh Thiên sứ cũng nên có thêm lý giải để bà con hiểu rõ về luận điểm của mình ! long nguyen quang Cùng quan điểm với anh LNQ, tuy nhiên theo NB nên chú ý chi tiết cột khói xanh bốc lên -(một dạng thoát khí của long mạch). Long mạch đã thoát khí sẽ ảnh hưởng đến 1 vùng rộng lớn. Do NB chưa có thời gian và kinh nghiệm nhiều trong lĩnh vực này nhưng qua những lần công tác NB có được một số bạn bè chỉ cho thế nào là là đất thoát khí điển hình như ai có điều kiện qua vùng Ninh Bình xem thế đất gần nơi đặt mộ nhà cụ Nguyễn Cơ Thạch thì có thể sẽ rút ra khái niệm gì đó cho mình. Cũng như ví dụ điển hình phá thế đất Ninh Bình là Phá thế núi hình Ngọc Nữ thì yểm ở tâm oa, và âm hô. Cái nhà máy xi măng Trung quốc giúp xây dựng ở dãy núi có hình Ngọc Nữ tại Ninh Bình theo các thầy địa lý thì đúng như vậy. Đi theo quốc lộ 1 cũ có thể nhìn thấy Hiểu biết sơ sơ, buôn chuyện là chính mong anh dienbatn va bác Thiên sứ thông cảm nhé Kính nguyenbuom Dienbantn thân mến. Theo tinh thần học thuật do chính Dienbatn đề xuất, Thiên Sứ tôi sẽ phản biện những ý kiến của Dienbatn như sau: Dienbatn viết: *Thiên sứ viết bài này thực ra là suy nghĩ chưa thấu đáo . Nhất là vấn đề này có thể gây thất bại nghiêm trọng cho việc hoán đổi Tốn - Khôn mà Thiên sứ đang theo đuổi . Điều này chứng tỏ Dienbatn không hiểu gì về nguyên lý tại sao phải đổi chỗ Tốn Khôn và đặc biệt trong khả năng ứng dụng của nó. Đặc biệt trong tương quan giữa lý thuyết và ứng dụng vào trường hợp cụ thể này. Từ một lý thuyết đến một phương pháp đã là một khoảng cách. Từ một phương pháp đến ứng dụng nói chung và vào một trường hợp cụ thể lại là một khoảng cách nữa. Ở đây tôi chưa nói đến khả năng của người ứng dụng phương pháp. Cùng một trường dạy nghề vẫn sản sinh ra thợ giỏi và dở. Không thể vì thợ dở mà phương pháp sửa xe sai và cũng không thể vì thế mà nguyên lý động cơ đốt trong sai. Bởi vậy nói "thất bãi nghiêm trọng cho việc hoán đổi Tốn Khôn" là hoàn toàn không hề có cơ sở. Tôi không bao giờ bắt buộc ai theo lý thuyết của tôi. Kể cả Dienbatn. * Việc này chỉ cần bình tĩnh suy luận tư duy lô gic sẽ thấy ngay : Thứ nhất : Tại thôn Đầu , khi xây dựng Miếu thờ Thành hoàng , toàn bộ những người thiết kế , xây dựng Miếu chỉ là những ông thợ mộc , những người nông dân như ông trưởng thôn . Chính vì vậy , khi lấy hướng của Miếu , họ chỉ ước lượng sơ sài theo lối nhìn mặt trời mà không hề có một cái La kinh nào cả . Bằng chứng là trong khi nói chuyện , họ đã cung cấp thông tin :Hướng Miếu xây năm 1983 quay về hướng Nam , hướng Miếu ba gian sau này quay về hướng Đông .( Người viết còn giữ băng ghi âm của cuộc trao đổi bữa trước ) . Sự thật đúng như vậy. Những người xây dựng hoàn toàn không biết chính xác họ xây miếu theo hướng gì. Nhưng cả tôi và Dienbatn đều không căn cứ vào lời mô tả hướng miếu và đã đo thực tế. Thực tế , khi đo hướng Miếu hiện thời là Tọa Hợi - Hướng Tỵ - Thuộc cung Tốn - Đông nam chứ không phải là Nam . Mặt khác , hướng miếu ba gian đã phá đi hiện nay không còn cái nền thì chỉ căn cứ vào lời mô tả của chính những người xây nên nó cũng không chính xác . Ta biết cung Tốn - Đông Nam bao gồm ba cung nhỏ là Thìn ( 112,5 - 127,4 độ ) , cung Tốn ( 127,5 - 142,4 độ ) và cung Tỵ ( 142,5 - 157,4 độ ) . Cung Chấn - Chính Đông bao gồm ba cung nhỏ : Cung Giáp ( 67,5 - 82,4 độ ) , cung Mão ( 82,5 - 97,4 độ ) và cung Ất ( 97,5 - 112,4 độ ) . Như vậy nếu Thiên sứ sử dụng hướng Miếu như hiện nay là Tọa Hợi - Hướng Tỵ , và suy rằng hướng Miếu ba gian cũ là Tọa Thân - Hướng Dần như hình đã đăng : Nếu căn cứ vào việc suy luận dưa trên cơ sở này thì thật là nguy hiểm . Tại sao nguy hiểm nhỉ? Thực tế là nền miếu hiện nay và nền miếu cũ còn nguyên. Người cán bộ thôn nói rõ là miếu cũ quay xuống Ao. Nến miếu cũ và mới vuông góc với nhau , Bởi vậy, đây ko phải là suy luận nguy hiểm mà là một thực tế đã được quan sát. * Một bước phát triển nữa của sự việc là cho tới thời điểm này có một trường hợp có một cháu nhỏ hơn hai tuổi rất khỏe mạnh , đẹp trai , đang chơi thì lăn đùng ra ngất xỉu . Khi đưa lên các bệnh viện cả Trung ương và địa phương đều không xác định được nguyên nhân của bệnh . Có cái lạ là cứ đưa cháu lên đến cổng bệnh viện là cháu lại khỏe lại ( Như lần lên bệnh viện Việt Đức ) . Vào bệnh viện khám thì không thấy có hiện tượng gì xẩy ra cả , bác sĩ lại cho về . Về đến nhà cháu lại chơi ầm ầm rất khỏe . Lần cuối cùng cháu lại lên cơn lại , gia đình đưa cháu lên bệnh viện , nhưng dọc đường cháu đã mất . Đây là một trường hợp duy nhất và đặc biệt tại thôn Đầu xẩy ra với người . Ngay bản thân những người có trách nhiệm trong Thôn Đầu cũng hết sức dè đặt khi nói đây là trường hợp đầu tiên không biết có phải là duy nhất không . Nếu không may có một vài trường hợp nữa xảy ra với con người thì lúc đó Càn hay Khôn vi Nhân ???? Hướng miếu, hướng đình từ xưa trong Phong Thuỷ đã nói đến ảnh hưởng của nó với dân địa phương . Việc nó có thể ảnh hưởng cả đến ngưới ncũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, một trường hợp các biệt mới phát hiện thì chưa có thể kết luận ngay được. Còn việc tôi kết luận hướng miếu ảnh hướng đến gia súc vì đã có một phương pháp luận liên quan đến vấn đề này là "Khôn vi ngưu" và "Mộc khắc Thổ". Phương pháp luận này trùng hợp hoàn toàn với hiện tượng hướng miếu xóm Đầu và sự đổi chỗ Tốn Khôn của tôi. Tất nhiên tôi phải đạt v/d về sự trùng hợp này trong cái nhìn của tôi. dienbatn. Thứ hai : Như Thiên sứ đã viết : "Sau năm 1998. Hướng miếu được xây theo hướng Dần toạ Thân (Gọi là miếu cũ, vì so với miếu mới hiện nay). Hướng miếu này đặc biệt kỵ Khôn tức là kỵ hướng miếu trước năm 1998 theo Hậu Thiên Lạc việt. Còn nếu theo sách cổ chữ Hán thì nó không kỵ vì hướng miếu trước năm 1998 thuộc cung Tốn là gia cầm. Điều này lý giải việc gia súc chết hàng loạt do hướng Dần Mộc kỵ sát KhônThổ. Đã vậy, hướng miếu cũ sau 1998 lại vô khí (Đã minh hoạ ở trên). Nhưng hướng miếu mới ngày nay đã hoàn toàn tốt chưa. Điều này lại liên quan đến một yếu tố tương tác nữa là Huyền Không phi tinh ." Nếu chẳng may, hay rất có thể hướng Miếu ba gian không phải là Tọa Thân - Hướng Dần mà là Tọa Canh hướng Giáp hay Tọa Cấn - Hướng Tốn thì không biết lấy đâu Mộc để kỵ sát Khôn Thổ đây ???/ dienbatn. Trong học thuật không thể nói"nếu không may" được. Cụ thể là: Cán bộ xóm Đầu xác định: Hướng miếu cũ vuông góc với hướng miếu mới(Còn nền xác định) và đã được đo chính xác trên nền cũ. * Thứ ba: Nếu chỉ chú ý tới hướng của Miếu , dù bất kể hướng như thế nào chăng nữa , có đổi chỗ Tốn- Khôn hay không thì Thiên sứ không thể nào lý giải nổi trường hợp nhà anh Tâm ở trong thôn từ khi xẩy ra sự việc , hàng ngàn súc vật chết trong xóm mà nhà anh Tâm vẫn không sao cả, và tại sao người làng đem gia súc tới nuôi nhờ trên đất nhà anh lại không chết con nào. Híc. dienbatn. Một giả thuyết khoa học phải lý giải hợp lý hầu hết những hiện tượng liên quan. Nếu giả thuyết của tôi đúng thì sẽ phải lý giải trường hợp này. Nhưng rất tiếc. Tôi đã viết xong đâu? Dienbatn thân mến. Vì v/d học thuật do chính Dienbatn đưa ra và đặt vấn đề trước . Tôi đã giải thích những chất vấn của Dienbatn với phương pháp và cái nhìn của tôi. Riêng phương pháp và cái nhìn của Dienbatn thì tôi chưa có ý kiến. Vì đơn giản là Dienbatn chưa viết xong. Đây là v/d học thuật nghiêm túc , nên tôi sẽ chờ đến khi Dienbatn viết xong sẽ chất vấn. Tất nhiên trong đó tôi cũng chờ câu trả lời theo phương pháp và cái nhìn của Dienbatn về hiện tượng: Vì sao gia đình Anh Tâm không bị chết gia súc. Thiên Sứ Tôi xin tiếp tục phần phản biện của mình . ( Lần trước đã sang hết phần phản biện thứ ba ) . Thứ tư : Thiên sứ và Long Nguyên Quang viết như sau : 1- Đối với luận điểm của thiên sứ Tôi thấy chưa hợp lý ! Cụ thể như sau : - Thiên sứ đặt trọng tâm vấn đề vào hướng Miếu của làng để giải thích, tôi cho là khiên cưỡng vì một cái Miếu nhỏ nhoi rách nát( như hình vẽ ) chưa đủ tầm là đặc trưng của làng nên những hệ lụy của hướng Miếu chưa đủ sức ảnh hưởng đến cuộc sống của dân làng ! Khi đó mọi giải thích hệ lụy từ hướng Miếu sẽ dẫn đến sai lệch !Trong trường hợp này nên chọn hướng theo kiểu khác ! ( LNQ ). Như vậy là tại cái miếu rách nát nhỏ nhoi nên thành tôi sai. Anh có thể dẫn chứng có sách Tàu nào nói như vậy nhỉ? Luận điểm này có thể là một sáng tạo trong phong thuỷ đấy. Xin hỏi anh: Trước năm 1098. Cái miếu cũng như bây giờ sao xóm này lại trù phú? Sau 98. Cái miếu xây ba gian bề thế để các cụ ngồi đánh chén sao lại xảy ra sự kiện vậy? Thật là buồn. " ( TS) Mời các bạn xem lại hình dạng cái Miếu hiện nay một lần nữa : Ngay bản thân Thiên sứ sau khi dùng cảm xạ cũng phải xác nhận rằng : CON LẮC ĐỂ BÊN AO LÀNG VÀ LÀ HƯỚNG MIẾU CŨ HOÀN TOÀN BẤT ĐỘNG, CHỨNG TỎ VÔ KHÍ. Tuy nhiên có một hiện tượng nữa là ngay bản thân cái Miếu hiện nay và ngay cả 2 bát hương đặt trong Miếu cũng hoàn toàn vô khí . Đây chính là điều người viết muốn nói đến . Trước hết , ta cần nhìn nhận lại việc Bốc Bát hương và Hô Thần Nhập Tượng . Đây chính là một công việc mà những người bình thường không thể làm được . Việc Bốc Bát Hương và Hô Thần Nhập Tượng phải do Pháp sư , hay những nhà sư cao tăng đức độ hoặc những người có Trường năng Lượng rất mạnh mới có thể thực hiện được . Đây chính là công việc nạp Năng Lượng ban Đầu cho bát Hương hay Tượng . Việc này có thể dùng cảm xạ hay cảm nhận Trường khí để kiểm tra . Người ta có thể dùng con lắc cảm xạ hay dùng chính bản thân mình ( nếu người đó có khả năng cảm nhận được Trường khí do luyện tập ) . Thông thường , khi Bát hương hay Tượng chưa được nạp năng lượng ( Hay còn gọi là Bốc bát Hương và Hô Thần Nhập Tượng ) , thì năng lượng của bát hương hay Tượng là Không hay cực nhỏ . Sau khi Bốc bát Hương hay Hô Thần Nhập Tượng ( Tức là đã truyền Năng lượng ban đầu vào ) , thì tùy theo Trường Năng lượng của Thày mạnh hay yếu ( Cao tay hay không ) , thì cường độ mạnh yếu của bát Hương hay Tượng đều biểu hiện rất rõ và hoàn toàn có thể đo được . Bát hương hay Tượng càng " Thiêng" thì Trường năng Lượng của nó càng lớn . Trở lại với cái Miếu hiện thời : Khi mà Trường năng Lượng đo được trong Miếu và cạnh 2 bát hương bằng không ( Con lắc đứng yên - Tức là chẳng có chút Năng lượng nào cả ) . Vậy thì với một cái Miếu đơn sơ như vậy , với Trường năng lượng bằng hay xấp xỉ bằng không như vậy , liệu có khả năng gây Họa hay Phúc cho gia súc xóm Đầu hay không . Chắc các bạn đã tự trả lời được rồi . dienbatn . Tôi chưa kiểm tra trường khí của bát hương. Nhưng cho dù Dienbatn có đúng trong trường hợp này thì cũng không phải là luận cứ để phản biện những lập luận của tôi. Bởi vì : Việc bát hương vô khí hoặc hữu khí là một yếu tố xem xét chứ không phải là yếu tố phản biện về hướng miếu. Ngay bản thân những lập luận của tôi về hướng miếu - cho rằng đúng thì cũng là một yếu tố xem xét- chứ không phải là yếu tố phản biện luận điểm của Dienbatn về long mạch (Trong lúc này). Khi phản biện một phương pháp thì phải chỉ ra cái mâu thuẫn ngay chính luận cứ của nó chứ không phải lấy một yếu tố không liên quan để phản biện. Thí dụ: Một bệnh nhân bị viêm bao tử và loét đại tràng. Một bác sĩ khám thấy loét đại tràng kết luận loét đại tràng. Bác sĩ khác bảo tôi có đủ bằng chứng để chứng tỏ bệnh nhân này viêm bao tử, nên bảo nhận xét loét đại tràng là sai. Híc! Nói tóm lại. tôi thành thật thật khuyên Dienbatn hãy chín chắn trong việc nghiên cứu. Tôi đã khẳng định và nhắc lại để Dienbatn nhớ là: * Đã là phương pháp do con người tạo ra thì tự thân nó không thể hoàn chỉnh và bao trùm một thực tế. * Mỗi phương pháp trong phong thủy chỉ phản ánh một trong nhiều yếu tố tương tác mà môn Phong Thủy đã khám phá, trong khi thực tế để có một hiện tượng bao gồm rất nghiều yêúi tố tương tác và có thể nằm ngoài khả năng của tất cả các yếu tố mà môn phong thủy đã phát hiện. Dỉenbatn nếu tự cho rằng phương pháp của Dienbatn là duy nhất đúng thì cứ việc nghiên cứu theo cách của mình. Còn tôi , tôi đã nói rõ trong bài viết của mình. Tôi cần sự tổng hợp của nhiều phương pháp , để tìm ra yếu tố chính , chứ không tự cho là duy nhất đúng. Ở ví dụ trên chỉ có hai vị bác sĩ. Còn tôi cần ít nhất 9 bác sĩ để khám cho bệnh nhân. Trên cơ sở đó mới quyết định một phương pháp tổng hợp và tìm nguyên nhân chính yếu.Va2 cũng có thể chỉ gần đúng. Nếu có điều kiện thời gian và kinh phí. Tôi sẽ đề nghị "Kinh Dịch Thăng Long" tham gia, hoặc những cao thủ thực sự của Trung Tâm như Dũng Tử Vi. Cao Thế Nhân.... Dienbatn hãy viết tiếp luận điểm của mình xem có hợp lý không đã , rồi hãy chỉ trích người khác. Thiên Sứ. Thiên sứ viết : "Tôi chưa kiểm tra trường khí của bát hương. Nhưng cho dù Dienbatn có đúng trong trường hợp này thì cũng không phải là luận cứ để phản biện những lập luận của tôi. Bởi vì : Việc bát hương vô khí hoặc hữu khí là một yếu tố xem xét chứ không phải là yếu tố phản biện về hướng miếu. Ngay bản thân những lập luận của tôi về hướng miếu - cho rằng đúng thì cũng là một yếu tố xem xét- chứ không phải là yếu tố phản biện luận điểm của Dienbatn về long mạch (Trong lúc này). Khi phản biện một phương pháp thì phải chỉ ra cái mâu thuẫn ngay chính luận cứ của nó chứ không phải lấy một yếu tố không liên quan để phản biện. " Tôi không hiểu Thiên sứ nói những câu như vậy thì có hiểu chút nào về Phong thủy không - Bỏi Trường khí của Miếu , cụ thể là tại bát Hương quy định cụ thể cái Miếu đó như thế nào , tốt hay xấu . Chả nhẽ Thiên sứ lại định dùng Bát trạch Minh cảnh để xem xét cái Miếu làng . Cái mâu thuẫn chủ yếu ở đây là Thiên sứ dùng hướng Miếu làm căn để cho lập luận của mình mà không xem xét Trường khí của Miếu . Vậy Thiên sứ định căn cứ vào cái gì đây ??? Và : "Tôi đã khẳng định và nhắc lại để Dienbatn nhớ là: * Đã là phương pháp do con người tạo ra thì tự thân nó không thể hoàn chỉnh và bao trùm một thực tế. * Mỗi phương pháp trong phong thủy chỉ phản ánh một trong nhiều yếu tố tương tác mà môn Phong Thủy đã khám phá, trong khi thực tế để có một hiện tượng bao gồm rất nghiều yêúi tố tương tác và có thể nằm ngoài khả năng của tất cả các yếu tố mà môn phong thủy đã phát hiện." Theo tôi biết , Thiên sứ không chỉ một lần tuyên bố : " Thuyết Âm - Dương Ngũ hành là một Siêu công thức của Vũ trụ - Nó có thể lý giải những hiện tượng Vi mô đến Vĩ mô và có khả năng tiên tri " . Như vậy nếu Phong thủy đã là một ứng dụng của Siêu công thức Vũ trụ trên thì làm sao không hoàn chỉnh và bao trùm một thực tế như Thiên sứ viết . Siêu công thức Vũ trụ cũng là những nhận thức của con người , ứng dụng Siêu công thức Vũ trụ vào Phong thủy thì lại bảo là : " Tôi đã khẳng định và nhắc lại để Dienbatn nhớ là: * Đã là phương pháp do con người tạo ra thì tự thân nó không thể hoàn chỉnh và bao trùm một thực tế. * Mỗi phương pháp trong phong thủy chỉ phản ánh một trong nhiều yếu tố tương tác mà môn Phong Thủy đã khám phá, trong khi thực tế để có một hiện tượng bao gồm rất nghiều yêúi tố tương tác và có thể nằm ngoài khả năng của tất cả các yếu tố mà môn phong thủy đã phát hiện." Híc , không biết bác Thiên sứ dạo này có bị tẩu hỏa nhập ma không vậy . Thứ hai : " Ở ví dụ trên chỉ có hai vị bác sĩ. Còn tôi cần ít nhất 9 bác sĩ để khám cho bệnh nhân. Trên cơ sở đó mới quyết định một phương pháp tổng hợp và tìm nguyên nhân chính yếu.Va2 cũng có thể chỉ gần đúng. Nếu có điều kiện thời gian và kinh phí. Tôi sẽ đề nghị "Kinh Dịch Thăng Long" tham gia, hoặc những cao thủ thực sự của Trung Tâm như Dũng Tử Vi. Cao Thế Nhân...." Lần này thì Thiên sứ Tẩu hỏa nhập ma thật rồi . dienbatn rất tôn trọng tuổi tác của các bô lão trong Kinh dịch Thăng long , nhưng để phải học các cụ này thì dienbatn xin miễn . Không ít lần dienbatn đến Câu lạc bộ Thăng long ngồi nghe , xong đều phải bỏ về giữa chừng vì thấy tiếc thời gian . dienbatn bắt đầu thấy buồn vì Thiên sứ lại phải đi tôn thờ mấy người đó . Xin nhắc cho Thiên sứ biết rằng : Các bô lão trong đó rất nhiều người có bằng cấp Tiến sĩ , Giáo sư - Nhưng ở các ngành khác chả liên quan gì đến Dịch học cả . Nếu Thiên sứ muốn đưa TTNC LÝ HỌC ĐÔNG PHƯƠNG gia nhập Câu lạc bộ Thăng long thì dienbatn sẽ là người hô biến đầu tiên . Thật cay đắng phải nói ra như vậy . dienbatn . ( dienbatn đã dùng Mật tông để hóa giải và có tham khảo thêm cách thức của cụ Tri Tri ) . KẾT QUẢ : Ngày mới ở làng "ma ám" Bò, trâu ở xóm Đầu đã được người dân nuôi trở lại Tất cả gia súc trong làng bỗng dưng… nổi điên rồi lăn ra chết không rõ nguyên nhân. Đó là chuyện xảy ra ở xóm Đầu, thôn Sơn Quả, xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang từ năm 1997 và kéo dài gần 10 năm. Từ tháng 5.2006, nhiều cơ quan chức năng đã về nghiên cứu tìm nguyên nhân, nhưng đến nay vẫn chưa có kết luận cuối cùng... Khi gia súc hóa điên Cách đây 10 năm, đêm 21.4.1997, vợ chồng anh Bùi Văn Thanh ở xóm Đầu bị dựng dậy bởi hai con heo gần đến ngày xuất chuồng bỗng kêu inh ỏi. Cuống cuồng lấy đèn pin ra kiểm tra, anh chị chứng kiến hai con heo ngoan hiền ngày nào giờ đây như hai con thú hoang, vừa kêu vừa lao vào tường ầm ầm. Cơn điên kéo dài vài chục phút, hai chú heo hộc lên mấy tiếng rồi lăn ra chết tươi, từ miệng chúng rỉ ra vài giọt máu. Khoảng nửa tháng sau vợ chồng anh Thanh tiếp tục mua đàn heo khác về nuôi. Thế nhưng chúng tiếp tục "nổi điên" và chết như hai con heo trước. Tương tự, gia đình anh Bùi Văn Hùng có 7 con heo thịt (nặng khoảng 70 - 80 kg/con) và hai con heo nái cũng tự nhiên sùi bọt mép chết thẳng cẳng. Xót nhất là con trâu mộng, anh chị vay mượn tiền khắp nơi mới mua được, thế nhưng một hôm sau 3 tiếng rống kinh hồn, con trâu lăn uỵch ra chết tươi. Tổng cộng từ năm 1997 đến năm 2001, nhà anh Hùng có đến 41 con heo, 7 con chó cùng 1 con trâu mộng lìa đời vì chứng bệnh điên. Vợ chồng anh cho rằng gia đình mình bị "ma ám" nên rủ nhau rời bỏ làng để sang nhà bố mẹ vợ ở làng bên sinh sống... Xóm Đầu có 34 hộ dân với 143 nhân khẩu. Thu nhập chính của người dân là trồng trọt trên diện tích 21 ha lúa và hoa màu. Toàn xóm có 37 con trâu, bò thì cả 37 con đều chết vì bệnh điên. Heo, chó thì trung bình mỗi hộ có trên dưới 100 con chết. Trước khi chết tất cả gia súc đều kêu la inh ỏi, đâm đầu vào tường, chạy loạn xạ... Từ khi gia súc nhà anh Hùng, anh Thanh chết cho đến giữa năm 2006, toàn bộ trâu, bò, heo, chó trong xóm Đầu đều chết sạch với cùng một chứng bệnh điên. Trong đó hộ ông Khiêm có 16 con heo cùng đâm đầu vào tường để... chết. Việc đồng áng ở xóm Đầu gặp nhiều khó khăn, quanh năm lúa khoai cằn cỗi vì không có trâu bò cày ruộng. Không thể sống ở làng đã bị "ma ám", nhiều thanh niên bỏ xứ đi làm ăn, còn các hộ dân khác thì hy vọng lớp gia súc mới mua về sẽ "trụ" lại được. Thế nhưng mọi cố gắng của họ đều vô vọng, bởi gia súc mua về chỉ sống được 3-4 ngày, nhà nào may mắn lắm thì nuôi được gần 40 ngày là chúng lại nổi cơn điên và chết... Cơ quan chức năng vào cuộc Gần 10 năm trời, tình trạng gia súc ở xóm Đầu chết hàng loạt làm nhiều người dân hoang mang và những câu chuyện đầy mùi ma quái được dư luận đồn thổi. Người dân kéo nhau đi xem bói, có thầy phán: "Trước đây các cụ trong xóm có chôn 4 con chó đá để giữ làng, song có kẻ nào đó đào trộm nên không có ai bảo vệ phần âm của xóm. Vì thế có con quỷ vào xóm bắt hết vật nuôi, sau đó sẽ bắt đến người...". Họ lại đi đón thầy cúng về trấn trạch cho cả xóm. Thầy cúng vừa về hôm trước, hôm sau gia súc tiếp tục sùi bọt mép lao đầu vào tường chết. Đầu năm 2005, gia súc nuôi bao nhiêu chết bấy nhiêu, người dân phải cầu cứu đến đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang. Ngày 13.5.2005, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang có Công văn số 121/CV - ĐBQH gửi Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) tỉnh Bắc Giang yêu cầu tìm hiểu nguyên nhân gia súc ở xóm Đầu chết hàng loạt. Sau đó, Giám đốc Sở KH-CN giao cho Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH-CN điều tra khảo sát, xây dựng và triển khai đề tài: "Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp khôi phục và phát triển chăn nuôi gia súc ở xóm Đầu...". Tháng 5.2006, Trung tâm ứng dụng KH-CN cùng với Trung tâm công nghệ xử lý môi trường - thuộc Bộ tư lệnh Hóa học (Bộ Quốc phòng) và Viện Thú y T.Ư mang máy móc và các thiết bị hiện đại về xóm Đầu. Các chuyên gia đã lấy mẫu đất, nước, khảo sát bức xạ ion hóa, lấy mẫu súc vật đã chết... để phân tích. Cán bộ thú y tiến hành phun hàng tạ hóa chất khử trùng cho toàn bộ chuồng, trại của các hộ dân trong xóm. Sau đó Trung tâm ứng dụng KH-CN mang 12 con bò, 24 con heo, 24 con chó chia đều cho các hộ nuôi (số gia súc này đều đã được tiêm phòng cẩn thận) dưới sự giám sát của cán bộ trung tâm. Kết quả là bò, lợn đều khỏe mạnh không hề có biểu hiện gì bất thường. Trung tâm tiếp tục cho các hộ dân nuôi thí nghiệm đợt 2 (tháng 9.2006) gồm 6 con bò, 13 con heo và 15 con chó. Đến nay số gia súc này đều sinh trưởng bình thường. Riêng về chó, cả hai lần nuôi thí nghiệm thì có vài con chết, Trung tâm ứng dụng KH-CN lập biên bản lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả, một số con chết do ngộ độc thức ăn, một số con khác chết do nhiễm khuẩn Ecoli dung huyết và vi khuẩn Steptococus, số còn lại chết do bị kiết. Cô La Thị Bẩy đang cho heo ăn (Ảnh: Hoài Nam) Bị hạ độc? Ở một hướng khác, trong thời gian tiến hành các thí nghiệm ở xóm Đầu, Trung tâm ứng dụng KH-CN cũng nhờ Công an huyện Hiệp Hòa vào cuộc. Và từ khi công tác an ninh được siết lại thì trâu, bò, lợn... không hề có biểu hiện bị điên nữa. Đặc biệt, ngày 14.10.2006 một số người dân phát hiện hai đống cơm đổ trước cổng nhà ông Lần và nhà ông Nghi, họ liền báo cho cán bộ Trung tâm KH-CN biết. Ngay lập tức, trung tâm này đã tiến hành lập biên bản, lấy mẫu gửi đi phân tích ở Viện Khoa học kỹ thuật hình sự - Bộ Công an. Kết quả giám định nêu: "... trong mẫu cơm có một loại độc tố có nguồn gốc từ thuốc phóng, thuốc phóng khi vào cơ thể gia súc sẽ giải phóng nitorat, nitorit gây ngộ độc cho gia súc, gia súc sẽ có biểu hiện như điên loạn". Theo ông Lưu Kim Đính, Chủ tịch UBND xã Lương Phong, thì đến thời điểm này cả lãnh đạo xã và người dân đều không hề biết loại "thuốc phóng" là thuốc gì, và thủ phạm là ai? Khi được hỏi về thiệt hại của các hộ dân do gia súc chết, ông Đính nói: "Chúng tôi không thể thống kê được. Nhưng từ một xóm giàu nhất thôn, nay tình cảnh của người dân rất thảm hại". Còn Chủ tịch HĐND xã Nguyễn Trung Tân thì bày tỏ: "Tôi rất mong tới đây ngành chức năng có báo cáo chính thức về nguyên nhân gia súc ở xóm Đầu chết, để công an vào cuộc truy tìm thủ phạm lấy lại sự công bằng cho những hộ dân bị thiệt hại nặng nề do gia súc chết trong 10 năm qua". Cuối tháng 9.2007, chúng tôi đến xóm Đầu và chứng kiến người dân đã nuôi được trâu, bò, lợn, chó bình thường. "Nhà tôi đã xuất chuồng được 3 lứa lợn, lãi trên dưới 30 triệu đồng. Tôi bàn với ông nhà tôi dùng hết số tiền này mua lợn giống nuôi tiếp vì lợn thịt giá đang cao" - cô La Thị Bẩy, một nông dân ở đây, phấn khởi cho chúng tôi biết. Nguồn:Blog360.dienbatn Share this post Link to post Share on other sites