hungisu

Bùa Trấn Trạch trong Văn hóa tín ngưỡng Bắc Bộ

9 bài viết trong chủ đề này

Lâu nay hungisu bận việc nên chưa có dịp viết bài gì đóng góp với diễn đàn, viết về bùa chú thì lại thấy ngại vì sợ " dư luận " :P , đắn đo mãi, quyết định vẫn viết về bùa chú, nhưng căn bản không xét về khía cạnh huyền năng của bùa chú, mà xem xét ở khía cạnh tạo hình, cấu trúc của 1 lá bùa theo tín ngưỡng vùng Bắc Bộ.

Ví dụ : Bùa trấn trạch - bản in khắc gỗ từ thế kỷ 19 tại chùa Bà Đá ( Linh Quang Tự - HN )

Posted Image

Từ bao đời nay, bùa chú thuộc quyền sở hữu của các pháp sư, các thầy cúng và cả thiền sư nữa. Không ai có ý định giải thích, coi như đó là lĩnh vực không thể hiểu, là cánh cửa luôn luôn đóng giữa thế giới hiện thực và thế giới vô hình. Những người " có quyền năng sử dụng chúng ", nhìn chung cũng chỉ hiểu chức năng của từng loại, chứ không thể hiểu hẳn ý nghĩa của từng loại, mặc dù họ hoàn toàn có thể nhập tâm vẽ ra từng lá bùa. Chữ Hán gọi là Linh Phù, tức Bùa thiêng. Chữ Việt gọi là Bùa Chú , nghĩa là hình ảnh có tính ma thuật và các câu thần chú, sự lồng ghép giữa hình ảnh có tính ma thuật và thần chú càng khiến cho lá bùa có tính chất mê hoặc, buộc người ta phải chấp nhận hơn là thắc mắc.

Thực ra, cấu trúc tạo hình bùa cũng đúc rút từ cấu trúc nhân thể. Sự biến đổi các ký hiệu trên bùa cũng đúc rút từ hành vi tiếp xúc với thế giới tâm linh của thầy phù thủy.

Cấu trúc con người được sử dụng trong hình đồ bùa, đôi khi dễ nhận biết, khi thì ẩn dụ đến mức kỳ dị. Đại khái cấu trúc này lấy tâm cơ thể làm trung tâm, đầu ở trên, hai chân ở dưới, hai tay xuôi theo thân thể , y như 1 người nằm dài.

Ví dụ : Gồm các chữ Tốc, Mã, Sát Quỷ bao quanh, tiếp vòng trong là các chữ trừ giải hạn niên, nhật, nguyệt, thời và giải thập nhị chi, thập can. Trung tâm là hình người có 3 chữ gần sát cằm : Bành Chất, Bành Cư, Bành Kiểu ( Tam Bành ). Tổ hợp Tứ tung ngũ hoành dưới chân

Posted Image

( còn tiếp - đang có khách đến chơi...hix hix )

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các hình mẫu thường có trong bùa chú Bắc Bộ ;

1. Ký tự :

- Chữ Sắc Lệnh và chữ Trấn : là 1 tổ hợp ký tự thường được viết trên đầu linh phù. Sắc lệnh nghĩa là ra chỉ thị, mệnh lệnh nào đó, mà thầy phù thủy coi mình nhu người được tiếp nhận các quyền năng thiêng liêng, lệnh dụ cho đám tà ma, âm binh. Chữ Trấn có nghĩa là trấn áp, trấn yểm, nhằm ngăn cản 1 thế lực ma quái nào đó xâm hại người. Hai chữ này thường đi liền với nhau, trên là chữ sắc lệnh biến hình như hai con rắn châu về trung tâm, dưới là chữ Trấn thường được viết vuông vức theo thể Triện. Trong khu vực chữ sắc lệnh, người ta có thể viết thêm các chữ Thiên, Nhật, Nguyệt, Lôi, Hỏa - tức là các thế lực thiên nhiên được gọi rõ.

Ví dụ : một số chữ sắc lệnh sao chép từ linh phù của các chùa Bắc Bộ như Chùa Địa Linh, Bút Tháp, Diên Khánh, Chùa Keo....

Posted Image

- Chữ Trảm Thủ và Sát Quỷ : có ý nghĩa là sau khi đã ra lệnh trấn áp mà tà ma vẫn không lui bước thì sẽ có sát phạt nghiêm khắc. Hình tự của nó nhấn mạnh vào cảm giác hung hãn, đe dọa và những nét vạch chéo rất cương quyết. Xung quanh chữ Sát Quỷ có thể điểm năm chấm có nghĩa là ngũ hành, và 3 nét vạch đè lên chữ sát quỷ. Nét / là Trời đánh mày chết, Nét \ là Đất đánh mày chết, nét I là Tao đánh mày chết

Ví dụ : Các chữ Trảm Thủ Quỷ, dưới có chữ Thiên hoặc Sát Quỷ Trấn. Chữ Sát Quỷ được điểm 5 chấm xung quanh là Ngũ Hành, 3 nét là Trời đánh mày chết, Đất đánh mày chết, Tao đâm mày chết

Posted Image

Nếu là bùa trấn Trùng Tang, thì đề rõ là Sắc Trùng Tang Đoạn, hoặc Sắc Liên Táng Đoạn ( lệnh cho trung tang chấm dứt ).

- Bên cạnh những ký tự có nghĩa, trong bùa chú Bắc Bộ còn dùng các ký tự trừu tượng, ví dụ Tứ tung ngũ hoành ( năm ngang bốn dọc ) : tứ tung là Xuân Hạ Thu Đông, ngũ hoành là Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ. Chín nét này được hiểu là : Nhất họa thiên khu, nhị họa địa thù, tam họa nhân khang thái, tứ họa quỷ tiêu tán, ngũ họa tà viễn tỵ, lục họa sát hung thần, bát họa đoạn thôi thi, cửu họa trảm càn thát. Nghĩa là : Nét 1 trời đuổi, nét 2 đất diệt, nét 3 người khỏe mạnh, nét 4 quỷ tiêu, nét 5 tà ma lánh, nét 6 giết hung thần, nét 7 trừ liên táng, nét 8 cắt thây ma, nét 9 chém quỷ Càn Thát bà.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chúc mừng bác Hungisu đã trở lại diễn đàn!

:P :) :rolleyes: :rolleyes: :lol: :D :P

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sưu tầm một số linh phù từ các chùa vùng Bắc Bộ

1. Linh phù trấn trạch - bản in khắc gỗ thế kỷ 19 - không rõ nơi tàng bản

Posted Image

2. Bùa Cửu Long

Bản in khắc gỗ thế kỷ 19 chùa Đông Bộ đầu ( Quan Thánh Tự - Thường Tín - Hà Tây )

Bộ Bản Hạnh Sinh Kinh là bộ lược sử về thân thế, cuộc đời Đức Thích Ca, sách có miêu tả lúc Thích Ca giáng sinh nơi vườn Lâm Tỳ Ny, có 9 con rồng từ trên trời giáng xuống chụm đầu phun nước cho ngài tắm, ở đạo bùa này, không ai khác chính là những vong hồn được 9 con rồng tắm tưới. Theo bộ Vạn pháp Thần Phù do đàn Phổ Tế khắc in năm Bảo Đại 9 ( 1934 ) giải thích công năng của bùa Cửu Long :

Nhất long sát quỷ quái. Nhị long sát thần trùng, Tam long sát ôn dịch, Tứ long sát ngoan hung, Ngũ long sát Lỵ Mỵ, Lục long sát thương vong, Thất long sát Võng Lượng, Bát long sát mông lung, Cửu long chuyển thần thông.

Ở đây Cửu long cứu các vong linh bị : phân thây xé xác, trùng tang liên táng, kiến phá chú sát, ăn nghẹt uống ngạt, chết hàng loạt, lộ thây xông thối, yêu ma hù chết, rớt giếng, chết đuối nơi ao sông.

Vậy có nghĩa công năng tuy có sai biệt nhưng mỗi một rồng đều chữa trị 1 thứ bệnh làm mát mẻ người chết và người sống cũng được an lành. Sự dung hợp từ những gì phái Phù Lục vào trong đạo Phật, trong lá bùa này

Posted Image

( còn tiếp...)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Hoan Hô Anh Hungisu Trở Lại . Bản khắc gỗ thế kỷ 19 là cái mà em đang cần tìm, em cám ơn anh hungisu nhìu lắm. :(
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Để ý kỷ sẽ thấy:

-Xoáy Âm Dương không có hai chấm tròn nhỏ.

-Luôn luôn có hình Ông Hổ.

-Ông Hổ ngồi trên trống đồng.

Đây là sự khác biệt rất lớn giữa Việt và Tàu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bí Pháp Huyền Thuật Tây TạngPosted Image

Từ xưa đến nay có rất nhiều môn huyền thuật bí mật và tâm truyền...và thâm sâu huyền bí cao nhất vẫn là Kim Cương Thừa Mật Giáo Tây Tạng.

Mật Giáo chia ra làm nhiều tông phái nhưng gom lại cũng chỉ có 3 thừa bí mật là: -Kim Cương Thừa Mật Giáo cổ Tibet La Ma Giáo -Đại Thừa Bắc Tông Sankrit Mật Giáo

-Tiểu Thừa NamTong Pali Mật Giáo Trong thế giới huyền thuật chứa đựng nhiều pháp thuật huyền bí thâm sâu và bí truyền, nên nhiều pháp môn bí truyền sau này đã thất truyền.

Om-Ah-Hum-Benza-Guru-Padma-Siddhi-Hum.

Om-Benza-Satto-Hung.

Om-Ah-Hum

E Hi Ma Ma Na Mo Put Tha Ya Na Ma Pa Ta Hum Pat.

Om-Dzak-Hum-Pam-Hok-Hung-Pat

Nak-Mak-Pak-Tak-Hung-Pat.

Posted Image

Trong thế giới Huyền Thuật đầy huyền bí và bí mật thâm sâu, có rất nhiều bí pháp của Mật Giáo vô cùng bí mật, trong mật Giáo có có 3 loại bí mật là: các loại pháp chánh, các loại pháp tà, các loại pháp ngoại đạo...và mật giáo là sự bí mật trong bí mật có chứa vô lượng sự bí mật khác nên Mật Giáo rất thâm sâu huyền bí và các hành giả tu luyện trong vô lượng kiếp cũng không hết các bí mật pháp môn đó...trong Mật Giáo có các Mantra-Katha còn gọi là các Thần chú bí mật và các Yantra đồ hình hay các loại chữ Phạn cổ hay các chữ bùa phép bí mật nên gọi là Yantra,Mandala bí mật.Các bí pháp bí mật muốn học được đều phải nhận được sự truyền thừa còn gọi là Truyền tâm Pháp,Quán Đảnh,Điểm Đạo...Trong Mật Giáo các giáo lý của Kim Cương Thừa Mahamudra Tibet cổ xưa là Bí Mật nhất và đạt được đỉnh cao tối thượng thừa...nên gọi là các giáo lý bí mật MahaMudra Đại Thủ Ấn.

Posted Image

Mantra-Yantra-Mandala-Tibet-Mahamudra

Posted Image

Katha-Yants-Pali-Thailan

Master-TaiKimLuanPhapVuong-Katha

kimluanphapvuong.com

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hình ThangKa trên là của phái mũ đỏ tây tạng, còn hình mật chú dưới không biết thuộc môn nào nữa cơ huynh Thiên Đồng ới .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một số Bùa Miền Bắc

Bùa Ông Tề trấn trạch

Posted ImageThis image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 609x1024.Posted Image

Các pháp sư còn dùng bùa cá để trừng trị kẻ tiểu nhân, trấn trùng tang (và trấn trạch?)

Posted ImageThis image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 675x1024.Posted Image .

Một loại bùa mà các pháp sư miền bắc hay đung để trấn trạch

Posted ImageClick this bar to view the full image.Posted Image

Lưu ý: cái này xoáy âm dương có 2 chấm và ông hổ không ngồi trên trống đồng, có thể dị bản chăng? (Thiên Đồng)

Khi một nhà nào đó bị sát hướng ,các pháp sư thường cho treo bùa này ở hai bên cửa phía trên để hóa giải ,có thể chống được cả các vật xung chiếu như đối cửa .v.v..

Posted Image

Và đây là bùa nữa có tác dụng như trên nhưng chỉ dùng một cái ,treo ở cửa ,hoặc trong nhà chiếu ra cửa .

Posted Image

Sưu tầm:http://www.thegioivohinh.com/diendan/showthread.php?t=1420&page=5

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay