Như Thông

Phương thuốc bí truyền chữa bệnh ung thư !!!

18 bài viết trong chủ đề này

1- Bán chỉ liên 1 lạng

2- Bách hoa xà thiệt hảo 2 lạng

Bán chi liên vị mát,không độc, là thứ cỏ hoạt chất bài tiết những chất dơ và thừa ứ đọng trong cơ thể.

Bách hoa xà thiệt hảo là vị điều hòa âm dương và giúp lưu thông khí huyết, chống các chất tích tụ, kể cả cholesterol.

Khi trị các chứng độc, nhất là ung thư,thường thấy đại tiện, tiểu tiện có máu mủ bài tiết ra. Đó là dấu hiệu tốt và hiệu nghiêm.

Cách chế và xử dụng:

Dùng 10 lít nước nấu trong 6 tiếng đồng hồ, ngày đêm uống thay nước trà, mỗi lần 1 ly 100 ml. Nếu đề phòng bệnh tật thì mỗi ngày uống 1-2 lần. Có thể uống quanh năm ngày tháng, mà không có hại.

Khi uống thuốc này để trị bệnh không được uống bất cứ một thứ thuốc nào khác, trừ nước lạnh.Tuyệt đối kiêng rượu.

Khi chứng nham ( ung thư) phát hoa, nghĩa là phát lở ngoài da thịt,thì dùng Tiên thảo lạc hay dùng chính bán chi liên giã nát và chà xát ngoài da, chỗ bị đau, sẽ công hiệu

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn bạn Như Thông đã đưa bài này.

Hy vọng còn nhiều bài hay nữa.

Kimcuc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn Như Thông đưa bài thuốc này lên.

Bản thân tôi vẫn dùng Bạch (Có dấu nặng) hoa xà thiệt thảo (Còn một loại nữa công hiệu hơn nhiều là Xích hoa xà), để trị tất cả các bệnh liên quan đến vi trùng và các chất độc.

Tôi tin tưởng bài thuốc của Như Thông. Nhưng Như Thông cho biết nguồn từ đâu không?

Cảm ơn Như Thông nhiều.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO

Posted Image

Xuất xứ:

Quảng Tây Trung Dược Chí.

Tên khác:

Giáp mãnh thảo, Xà thiệt thảo, Nhị Diệp Luật (Trung Dược Học), Xà thiệt thảo, Ải cước bạch hoa xà lợi thảo (Quảng Tây Trung Dược Chí), Mục mục sinh châu dược Tiết tiết kết nhụy thảo, Dương tu thảo (Quảng Đông Trung Dược), Xà tổng quản, Hạc thiệt thảo Tế diệp liễu tử (Phúc Kiến Trung Thảo Dược), Tán thảo, Bòi ngòi bò, Bòi ngòi bò (Việt Nam).

Tên gọi:

Cây có lá như lưỡi rắn nên có tên Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo.

Tên khoa học:

Odenlandia diffusa (Willd) Roxb.

Họ khoa học:

Cà Phê (Rubiaceae).

Mô tả:

Cây thảo sống hàng năm, mọc bò, nhẵn. Thân hình 4 cạnh, màu nâu nhạt tròn ở gốc. Lá hình giải hay hơi thuôn, nhọn ở đầu, màu xám, dai, không cuống, lá kèm khía răng ở đỉnh. Hoa thường mọc đơn độc, hay họp 1-2 chiếc ở nách lá. Hoa màu trắng ít khi hồng, không cuống. Đài 4 hình giáo nhọn, ống dài hình cầu. Tràng 4 tù nhẵn, ống tràng nhẵn cả hai mặt. Nhị 4 dính ở họng ống tràng. Bầu 2 ô, 2 đầu nhụy, nhiều noãn, quả khổ dẹt ở đầu, có đài còn lại ở đỉnh. 2 ô nhiều hạt, có góc cạnh. Có hoa quả hầu như quanh năm.

Địa lý:

Cây có ở cả 3 miền nước ta, ở vườn hai bên lối đi đều hay gặp.

Thu hái, sơ chế: Thu hái phơi khô cất dùng.

Phần dùng làm thuốc:

Toàn cây.

Thành phần hóa học:

+ Trong Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo chủ yếu có: Hentriaconotane, Stigmastatrienol, Ursolic acid, Oleanolic acid, b-Sitosterol, p-Coumnic, b-Sitosterol-D-Glucoside (Trung Dược Học).

+ Asperuloside, Asperulosidic acid, Geniposidic acid, Deacetylasperulosidic acid, Scandoside, Scandoside methylester, 5-O-p-Hydroxycinnamoyl scandoside methylester, 5-O-feruoyl scandoside methylester, 2-Methyl-3- Hydroxyanthraquinose, 2-Methyl-3- Methoxyanthraquinose, 2-Methyl-3- Hydroxy-4- Methoxyanthraquinose (Nishihama Y và cộng sự, Planta Med, 1981, 43 (1): 28).

+ Ursolic acid, b-Sitosterol Yakagi S và cộng sự, Shoyakugaku Zasshi 1982, 36 (4): 366).

Tác dụng dược lý:

-Tác dụng kháng khuẩn: In vitro, tác dụng này không mạnh. Có tác dụng yếu đối với Tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn lỵ. Dịch chích không có tác dụng ức chế vi khuẩn. Thuốc có hiệu quả rõ rệt đối với ruột dư viêm thực nghiệm trên thỏ (Trung Dược Học).

+ Tác dụng trên hệ miễn dịch: những thực nghiệm căn bản trên thỏ, có thể tin rằng sự kháng nhiễm có thể do thuốc có tác động lên hệ miễn dịch của cơ thể như làm tăng sinh hệ tế bào nội bì lưới, làm tăng hoạt lực của tế bào thực bào, tăng chức năng hệ miễn dịch không đặc hiệu (Trung Dược Học).

+Tác dụng chống khối u: thuốc sắc Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo nồng độ cao in vitro thấy có tác dụng ức chế đối với tế bào trong bệnh bạch cầu viêm cấp, bạch cầu hạt tăng cấp (Trung Dược Học).

+Thuốc còn có tác dụng làm tăng cường chức năng vỏ tuyến thượng thận, nhờ đó, có tác dụng kháng viêm (Trung Dược Học).

+Tác dụng kháng ung thư: Thuốc ức chế sự phân chia sinh sản của hạch tế bào ung thư làm cho tế bào ung thư hoại tử khác biệt so với lô chứng (Trung Dược Học).

+ Tác dụng ức chế sản sinh tinh dịch: theo dõi 102 cas, kiểm tra tinh dịch sau 3 tuần uống thuốc thấy có 77% bệnh nhân tinh trùng giảm từ 1/3 đến 1/10 so với trước khi uống thuốc (Trung Dược Học).

+ Chích nước sắc chiết cồn của Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo cho bệnh nhân bị nhiều loại rắn độc khác nhau cắn phải, dùng một mình hoặc kết hợp với thuốc chống nọc độc, thấy có tác dụng làm giảm tỉ lệ tử vong của chuột do độc tố của rắn độc. Ở các cas trung bình, chỉ dùng Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo là đủ (Trung Dược Học).

+ Điều trị ruột dư viêm: dùng liều cao (40g tươi hoặc 20g khô) Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo, trong nhiều nghiên cứu thấy có kết quả tốt. Trong 1 lô 30 bệnh nhân, bị ruột dư viêm được điều trị bằng thuốc sắc Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo, trong khi nhóm khác dùng Dã Cúc Hoa và Hải Kim Sa. Có 2 bệnh nhân cần giải phẫu, còn lại tất cả đều hồi phục, không có vấn đề gì. Thời gian nằm viện là 4,2 ngày (Trung Dược Học).

Tính vị:

+Vị ngọt nhạt, tính mát (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+Vị ngọt, hơi đắng, tính hàn (Trung Dược Học).

+Vị đắng, ngọt, tính ôn, không độc (Quảng Tây Trung Dược Chí).

+ Vị hơi ngọt, tính hơi hàn (An Huy Trung Thảo Dược).

Quy Kinh:

+ Vào kinh Can, Vị, Tiểu trường (Trung Dược Học).

+ Vào kinh Vị, Đại trường, Tiểu trường (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).

+ Vào kinh Tâm, Can, Tỳ (Quảng Tây Trung Dược Chí).

Tác dụng:

+ Thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu, khử ứ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Thanh nhiệt, giải hỏa độc, tiêu ung (Trung Dược Học).

+ Thanh nhiệt, giải độc, tiêu ung, kháng nham, lợi thấp (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).

+ Tiêu thủng, giải độc, khu phong, chỉ thống, tiêu viêm (Quảng Đông Trung Dược).

Chủ trị:

+ Trị các loại sưng đau do ung thư, các loại nhiễu trùng như nhiễm trùng đường tiểu, viêm hạnh nhân, viêm họng, thanh quản, viêm ruột thừa, viêm phế quản cấp mãn tính, viêm gan thể vàng da hoặc không vàng da cấp tính, Rắn độc cắn, sưng nhọt lở đau, tổn thương do té ngã(Quảng Tây Trung Dược Chí).

+ Trị rắn cắn, ung thư manh trường, kiết lỵ (Quảng Đông Trung Dược).

Liều dùng Dùng khô từ 20-40g, ngoài dùng tươi gĩa nát đắp lên nơi đau.

Đơn thuốc kinh nghiệm:

+ Trị ung nhọt, u bướu: Bạch hoa xà thiệt thảo 120g, Bán biên liên (tươi) 60g sắc uống, ngoài đâm nát đắp lên nơi đau (Quảng Tây Trung Thảo Dược).

+ Trị ung thư phổi: Bạch hoa xà thiệt thảo, Bạch mao căn mỗi thứ 160g (dùng tươi), sắc uống với nước đường (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

+ Trị ruột dư viêm cấp tính: Bạch hoa xà thiệt thảo 80g, sắc uống, nhẹ ngày 1 thang, nặng ngày 2 thang (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

+ Trị ho do viêm phổi: Bạch hoa xà thiệt thảo (tươi) 40g. Trần bì 8g, sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

+ Trị amidal viêm cấp : Bạch hoa xà thiệt thảo 12g, Xa tiền thảo 12g, sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

+ Trị đường tiểu viêm, tiểu buốt, tiểu gắt: Bạch hoa xà thiệt thảo, Dã cúc hoa, Kim ngân hoa, mỗi thứ 40g, Thạch vi 20g, sắc uống thay nước trà (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

+ Trị chấn thương thời kỳ đầu: Bạch hoa xà thiệt thảo (tươi) 120g, nước, rượu mỗi thứ 1 nửa sắc uống (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).

+ Bảo vệ gan, lợi mật: Bạch hoa xà thiệt thảo + Hạ khô thảo + Cam thảo [theo tỉ lệ 2 + 2 + 1] (Tam Thảo Thang - Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).

+ Trị ruột dư viêm cấp đơn thuần và phúc mạc viêm nhẹ: Bạch hoa xà thiệt thảo 60g, sắc, chia 3 lần uống. Đã trị hơn 1000 cas kết qủa tốt (Dược Lý Và Ứng Dụng Trung Dược, NXB Vệ Sinh Nhân Dân, 1983).

+ Trị rắn độc cắn: Bạch hoa xà thiệt thảo 20g, sắc với 200ml rượu uống trong ngày. Dùng 2/3 thuốc, chia làm 2-3 lần uống, còn 1/3 đắp vào vết cắn. Trị 19 cas đều khỏi (Quảng Đông Y Học Tạp Chí 1965, 4:14).

+ Trị dịch hoàn ứ nước (biến chứng sau khi thắt ống dẫn tinh): Bạch hoa xà thiệt thảo 30g, sắc, chia làm 3 lần uống. Trị 38 cas, có kết qủa 34 cas (Vạn Hiếu Tài - Nông Thôn Y Học Tạp Chí 1987, 2:11).

+ Trị gan viêm, vàng da: Bạch hoa xà thiệt thảo 31,25g, Hạ khô thảo 31,25g, Cam thảo 15,625g, chế thành xi rô. Trị 72 cas, có kết quả 100%. Ngày nằm viện bình quân 25,3 ngày (Tam Thảo Thang - Báo Cáo Của Khoa Nhiễm Bệnh Viện Trực Thuộc số 2 Học Viện Y Học Hồ Nam đăng trong Thông Tin Trung Dược Thảo 1987, 2:1).

Tham Khảo:

“Bạch hoa xà thiệt thảo + Bán chi liên mỗi vị 40g, được dùng nhiều trong các bài thuốc trị các loại ung thư (Quảng Tây Trung Thảo Dược).

Phân biệt:

(1) Cây trên khác với cây cũng được gọi là Bạch hoa xà thiệt thảo, hoặc có các tên khác như: Đuôi công hoa trắng, Bươm bướm tích lan, Bươm bướm trắng. Nhài công, Bạch tuyết hoa. Lài đưa, Chiến (Plumbago zeylanic L.) thuộc họ Plumbaginnaceae, là cây cỏ cao từ 0,50m đến 1m, cành có góc, thân có khía dọc. Lá hình trứng hay thuôn, đầu nhọn mọc so le, cuống lá ôm lấy thân, hoa hình đinh màu trắng, mọc thành bông dày đặc ở ngọn, đài có nhiều lông dính.

Nhân dân thường lấy rễ lá tươi để làm thuốc. Rễ có màu trắng đỏ nhạt, mép ngoài sẫm có rãnh dọc, phấn trong màu nâu, vị hắc gây buồn nôn, có tính chất làm rộp da. Cây này có vị cay tính nóng, có độc, có tác dụng thông kinh. hoạt huyết, sát trùng tiêu viêm. Thường dùng ngoài để chữa đinh nhọt, tràng nhạt, sưng vú, dùng lá rễ tươi đâm nát đắp vào. Khi chữa hắc lào lở ghẻ lấy rễ tươi rửa sạch gĩa nhỏ phơi trong mát ngâm rượu 70 độ bôi vào, chữa chai chân đi không được bằng cách đâm tươi rịt 2 giờ rồi bỏ ra. Ngoài ra có thể sao vàng sắc uống để trừ hàn lãnh, ứ huyết của sản phụ.

(2) Cũng cần phân biệt với cây Xích hoa xà còn gọi là Bạch hoa xà, Bươm bướm hường, Bươm bướm đỏ đuôi công (Plumbago indica Linn hoặc Plumbago rosea Linn.) là cây thảo thân hóa gỗ rất nhiều, có khía dọc nhỏ nhẵn. Lá nguyên mọc cách hình mũi mác thuôn, mặt trên hơi có lông gần tù ở đầu, cuống lá ngắn.

Hoa họp thành bông dài ở đỉnh, đơn hoặc phân ít nhánh ở phần trên, lá bắc hình trứng, chỉ bằng 1/4 của đài. Đài hình trụ có 5 cạnh phủ lông tuyến khắp mặt ngoài, tận cùng là 5 răng ngắn, nhọn. Tràng màu đỏ, ống nhỏ, dài gấp 4 lần đài, 5 thùy trải ra hình trứng hơi tròn. Nhị 5. Bầu bé, vòi nhụy chĩa thành 5 cánh ở ngọn. Cây có ở cả 3 miền nước ta, thường được dùng làm cảnh. Có tài liệu giới thiệu rễ cây này cũng có công dụng như cây này. Kinh nghiệm nhân dân dùng bột rễ cây này trộn với dầu để xoa bóp nơi tê thấp và bệnh ngoài da như cùi hủi, ung thư. Có nơi chữa đau gân, đau xương, làm thuốc trụy thai, thường hay dùng lá, nếu nhức xương thì dùng rễ, lá xào ăn, ăn nhiều thì có tác dụng xổ.

(3) Ngoài ra người ta còn dùng cây Bòi Ngòi Trắng (Oldenlandia pinifolia (Wall) K.Schum) để thay cho Bạch hoa xà thiệt thảo.

(4) Ở Trung Quốc cũng dùng cây Bòi Ngòi Ngù, còn gọi tên khác là Vỏ Chu (Oldenladia corymbosa Linn.) hoặc Thủy tuyến thảo, là cây cùng họ với cây trên, công dụng giống nhau. Người ta thường cho rằng tác dụng trị ung thư thì cây Bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng tốt hơn cây này. Đó là cây thảo sống hàng năm thẳng đứng cao 0,15-0,40m, phân nhánh nhiều, nhẵn. Thân non màu lục, có 4 cạnh, sau tròn và xám ở gốc. Lá hình giải hay hình trái xoan dài, nhọn cả hai đầu và không có cuống, chỉ có gân chính là nổi rõ, lá kèm mềm, chia thùy ở đỉnh. Hoa tập trung thành sim ở nách lá. Quả nang hình bán cầu, hơi lồi ở đỉnh. Cây có hoa và quả quanh năm. Nhân dân dùng toàn cây, thu hái quanh năm nhưng tốt nhất là vào mùa hè, thu, lúc cây ra hoa. Thu hái về phơi khô hay sao vàng, dùng trong các chứng sốt cao, đau nhức xương cốt, thấp khớp, đau lưng, mệt lả (Danh Từ Dược Vị Đông Y).

(Nguồn: http://www.yhoccotruyen.htmedsoft.com/duoc..._hoa_xa_tt.htm)

Share this post


Link to post
Share on other sites

BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO (Herba Oldenlandiae Diffusae) Posted Image Bạch hoa xà thiệt thảo dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách " Quảng tây Trung dược chí" là toàn cây phơi hay sấy khô của cây Bạch hoa xà thiệt thảo (Oldenlandia diffusa (Willd) Roxb.).Cây mọc chủ yếu ở các vùng thuộc các tỉnh phía Nam sông Trường giang Trung quốc.

Ở nước ta chưa có sách ghi chép về cây này.

Bạch hoa xà thiệt thảo còn có tên là Cây Xà thiệt thảo, Nhị diệp lục.

Tính vị qui kinh:

Vị hơi đắng, ngọt tính hàn.

Qui kinh Vị, Đại tràng, Tiểu tràng.

Theo sách: " Quảng tây Trung dược chí": Vị đắng, ngọt tính ôn, không độc, qui kinh Tâm Can Tỳ".

Thành phần chủ yếu:

Hentriaconotane, Stigmastatrienol, Ursolic acid, Oleanoic acid, beta - sitosterol, p - coumaric, beta - sitosterol - D - glucoside.

Tác dụng dược lý:

A.Theo Y học cổ truyền:Thanh nhiệt giải độc tiêu ung kháng nham, lợi thấp. Chủ trị các chứng ung nhọt, sang độc, trường ung, yết hầu, sưng đau, rắn độc cắn, ung thư, nhiệt lâm, tiểu tiện khó.

B.Theo kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Tác dụng kháng khuẩn của thuốc in vitro không mạnh. Có tác dụng yếu đối với tụ cầu vàng, trực khuẩn lî, dịch chích không có tác dụng ức chế vi khuẩn. Thuốc có hiệu quả rõ rệt đối với viêm ruột thừa thực nghiệm trên thỏ. Tác dụng kháng nhiễm có thể do thuốc có tác động lên hệ miễn dịch của cơ thể như làm tăng sinh hệ tế bào nội bì lưới, làm tăng hoạt lực của tế bào thực bào . tăng chức năng hệ miễn dịch không đặc hiệu. Thuốc còn có tác dụng làm tăng cường chức năng võ tuyến thượng thận nhờ vậy mà có tác dụng chống viêm.
  • Thuốc có tác dụng chống ung thư: Thuốc ức chế sự phân chia sinh sản của hạch tế bào ung thư làm cho tế bào ung thư hoại tử khác biệt rõ so với lô chứng, cũng có tác giả cho rằng thuốc chỉ có tác dụng ở nồng độ cao và có tác dụng không đặc hiệu.
  • Thuốc có tác dụng ức chế sinh sản sinh tinh dịch: Theo dõi 102 ca kiểm tra tinh dịch sau 3 tuần uống thuốc phát hiện có 77% bệnh nhân tinh trùng giảm từ 1/3 đến 1/10 so với trước khi uống thuốc.
  • Chích nước sắc chiết cồn của thuốc làm giảm tỷ lệ tử vong của chuột do độc tố của rắn độc.
  • Tam thảo thang (Bạch hoa xà thiệt thảo, Hạ khô thảo, Cam thảo theo tỷ lệ 2:2:1), có tác dụng bảo vệ gan, lợi mật.
Ứng dụng lâm sàng:

1.Trị viêm ruột thừa cấp đơn thuần và viêm phúc mạc nhẹ:Dùng 60g thuốc sắc chia 2 - 3 lần uống trong ngày. Bệnh nặng phối hợp thêm Hải kim sa đằng, Dã Cúc hoa hoặc thêm Đại hoàng Mẫu đơn thang, Long đởm tả can thang, Tiên phương hoạt mệnh ẩm gia giảm. Theo báo cáo của nhiều tác giả ở Trung quốc đã dùng trị trên 1000 ca kết quả tốt ( dăng trong sách " Dược lý và ứng dụng trung dược do Nhà xuất bản Vệ sinh Nhân dân xuất bản năm 1983).

2.Trị rắn cắn: Dùng thuốc 20g sắc với rượu trắng 200ml uống trong 1 ngày, dùng 2/3 thuốc chia 2 - 3 lần uống và 1/3 đắp vào vết cắn, trị 19 ca đều khỏi ( Tạp chí Y học Quảng đông - Bản Y học Tổ quốc 1965,2:11).

3.Trị chứng tích nước bìu dái (biến chứng sau khi thắt ống dẫn tinh) dùng thuốc 30g sắc chia 3 lần uống (có thể hãm nước sôi). Trị 38 ca có kết quả 34 ca (Báo cáo của Vạn hiếu Tài, Tạp chí Y học nông thôn 1987,2:11).

4.Trị viêm gan: dùng bài Tam thảo thang (Bạch hoa xà thiệt thảo 31,25g, Hạ khô thảo 31,25g, Cam thảo 15,625g chế thành sirô trị viêm gan cấp, vàng da, có kết quả 100%, ngày nằm viện bình quân 25,3 ngày ( Theo Báo cáo của Khoa nhiễm Bệnh viện trực thuộc số 2 Học viện Y học Hà nam - Bản thông tin Trung dược thảo 1978,7:28).

(Nguồn: http://dongyvietnam.net)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thảo dược chữa ung thư

(http://www.khoahoc.com.vn)

Không chỉ chữa được viêm da, sỏi mật, viêm gan..., cỏ lưỡi rắn trắng còn giúp phòng trị nhiều loại ung thư. Dân gian từng truyền tụng một bài thuốc chữa ung thư gan hiệu nghiệm được cho là của một tử tù, với 2 cây thuốc là cỏ lưỡi rắn trắng và bán biên liên.

Posted ImageTrong Đông y, cỏ lưỡi rắn trắng có tên là bạch hoa xà thiệt thảo, còn có tên là bồi ngòi bò, xà thiệt thảo, xà châm thảo, long thiệt thảo. Tên khoa học là Hedyotis diffusa Willd, thuộc họ cà phê. Đây là loại cỏ mọc bò, sống hàng năm, có thể cao tới 30-40 cm. Lá mọc đối, hơi thuôn dài, không có cuống lá, có khía răng ở đỉnh. Hoa mọc đơn độc hoặc thành đôi ở kẽ lá, có màu trắng. Quả nang khô dẹt ở đầu, có nhiều hạt màu nâu nhạt. Cây thường mọc hoang nơi đất ẩm ướt. Ngay tại Hà Nội cũng thấy cây này. Nó được dùng toàn cây làm thuốc.

Trong y học cổ truyền, bạch hoa xà thiệt thảo được dùng chữa các bệnh viêm họng, viêm đường tiết niệu, viêm gan, sỏi mật, lỵ trực trùng, mụn nhọt, rôm sảy, rắn cắn; dùng ngoài chữa vết thương, côn trùng đốt, đau lưng, đau khớp… Thời xưa, Tuệ Tĩnh thường dùng nó chữa rắn cắn, sởi…

Theo y học hiện đại, do tăng cường khả năng của đại thực bào trong hệ thống lưới- nội mô và bạch cầu nên bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng chống viêm. Cây này cũng ức chế tế bào ung thư lymphô, bạch cầu hạt và bạch cầu đơn nhân, tế bào carcinom; ức chế hiện tượng gây đột biến do aflatoxin B1 tạo ra. Nó hỗ trợ điều trị bệnh ung thư nhờ tác dụng ức chế miễn dịch. Trung Quốc dùng bạch hoa xà thiệt thảo chữa bệnh ung thư dạ dày, thực quản, cổ tử cung, bàng quang, trực tràng, đại tràng, thực quản, hạch…

Tại Ấn Độ, bạch hoa xà thiệt thảo còn được dùng chữa các bệnh viêm gan virus, sốt, lậu… Tương đồng với y học Ấn Độ, một số nước cũng dùng bạch hoa xà thiệt thảo chữa bệnh viêm gan. Trung Quốc đã bào chế một loại thuốc từ thảo dược với tên Ất can ninh, thành phần có bạch hoa xà thiệt thảo, hoàng kỳ, nhân trần, đảng sâm, hà thủ ô?… Theo các nhà khoa học, Ất can ninh có tác dụng ức chế miễn dịch, ngăn ngừa sự phát triển của virus và phục hồi chức năng gan, có tác dụng tốt trong điều trị bệnh viêm gan virus B. Thảo dược này cũng có mặt trong Lợi đởm thang bên cạnh các thành phần nhân trần, kim tiền thảo, dùng chữa sỏi mật, viêm đường mật ở Trung Quốc.

Trong dân gian, cây chủ yếu được dùng dưới dạng thuốc sắc, có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Liều dùng có thể tới 60 g thuốc khô, tương đương với khoảng 250 g dược liệu tươi. Dùng ngoài không kể liều lượng. Ở nước ngoài, bạch hoa xà thiệt thảo còn được bào chế thành dạng thuốc tiêm để chữa các bệnh ung thư và viêm nhiễm như viêm phế quản, viêm phổi, viêm họng, viêm ruột thừa…

Một số bài thuốc Nam đơn giản

Chữa ung thư gan: Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, chó đẻ răng cưa 30 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Chữa ung thư dạ dày: Bạch hoa xà thiệt thảo 60 g, bạch mao căn (rễ cỏ tranh) 60 g, hạt bo bo 40 g, đường đỏ 40 g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa viêm họng: Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, bồ công anh 20 g, kim ngân hoa 20 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Chữa phù thũng: Bạch hoa xà thiệt thảo 40 g, rễ cỏ tranh 30 g, râu ngô 20 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Chữa viêm gan vàng da: Bạch hoa xà thiệt thảo 60 g, chó đẻ răng cưa 30 g, nhân trần 20 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Chữa sỏi mật: Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, kim tiền thảo 20 g, màng trong mề gà sao cách cát cho vàng 16 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Hoặc: Bạch hoa xà thiệt thảo 40 g, nhân trần 40 g, kim tiền thảo 40 g. Sắc uống ngày một thang (lợi đởm hợp tễ). Bài thuốc này đã được Trung Quốc áp dụng trên lâm sàng, có tác dụng lợi mật, tăng bài tiết mật. Thường được áp dụng cho bệnh sỏi mật, bệnh đường mật…

Chữa lỵ trực trùng: Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, rau sam 20 g, lá mơ tam thể 20 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Chữa lỵ, viêm phần phụ: Bạch hoa xà thiệt thảo 40 g. Sắc uống ngày một thang. (Phúc kiến trung thảo dược).

Chữa nhọt lở: Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, kim ngân hoa 20 g, bồ công anh 20 g, bèo cái 20 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Chữa rôm sảy: Bạch hoa xà thiệt thảo, cúc liên chi dại. Hai vị lượng bằng nhau. Dùng để nấu nước tắm.

Chữa vết thương sưng đau: Bạch hoa xà thiệt thảo 200 g. Sắc uống ngày một thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Chữa mụn nhọt: Bạch hoa xà thiệt thảo 60 g, bồ công anh 20 g, bèo cái 20 g. Sắc uống ngày một thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Chữa rắn cắn: Bạch hoa xà thiệt thảo 100 g, giã nát, cho thêm nước, bã đắp vào chỗ rắn cắn, còn nước uống.

+ Bạch hoa xà thiệt thảo 60g, hạt giền gai 20g giã nát, phèn chua phi 4g, cam thảo dây 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.

+ Bạch hoa xà thiệt thảo tươi 1-2 lạng ta, giã vắt lấy nước uống, hoặc sắc uống ngày một thang (Phúc kiến trung thảo dược).

BS. Quách Tuấn Vinh (Tạp chí Sức Khỏe & Đời Sống)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cỏ lưỡi rắn: Vị thuốc sát khuẩn, chống viêmT Posted Image

Cỏ lưỡi rắn mọc hoang khắp nơi. Thường thấy ở trong vườn, ngoài ruộng, sườn núi, ven suối, ven đường. Cỏ lưỡi rắn trong Đông y gọi là “bạch hoa xà thiệt thảo”; còn có các tên khác như “bòi ngòi”, “vương thái tô”, “cóc mẳn”, “đơn thảo”, “đơn đòng”, “tán phòng hoa nhĩ thảo”, “thủy tuyến thảo”...

Cỏ lưỡi rắn là loại cây thân mềm, vuông hoặc tròn; lá giống như lưỡi rắn (nên có tên là “xà thiệt thảo”, xà là rắn, thiệt là lưỡi, thảo là cỏ) dài chừng 1-1,5cm, rộng 1-3mm, mọc đối, cuống ngắn hoặc không có cuống; hoa trắng (bạch hoa) mọc ở nách lá, có cuống hoặc không có cuống. Để dùng làm thuốc, người ta nhổ toàn cây, liền cả lá và rễ, dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần.

Theo Đông y: Cỏ lưỡi rắn có vị đắng, ngọt, tính lạnh, đi vào 3 kinh tâm, can và tỳ. Có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, giải độc. Dùng để trị chứng ho do phế nhiệt, viêm họng, viêm ruột thừa, kiết lỵ, sốt cao, hoàng đản, viêm khoang bụng, các chứng ung nhọt, rắn cắn...

Các nghiên cứu dược lý và lâm sàng hiện đại cho thấy. Nước sắc đặc của Cỏ lưỡi rắn có tác dụng ức chế sự phát triển trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn thương hàn và một số loại vi khuẩn khác. Ngoài ra, cỏ lưỡi rắn còn có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể và chức năng của vỏ tuyến thượng thận.

Liều dùng: 30-60g khô sắc uống (dùng tươi tăng gấp đôi liều lượng); dùng ngoài giã đắp hoặc nấu nước rửa.

Kiêng kỵ: Phụ nữ mang thai phải cẩn thận khi sử dụng. Ngoài ra, một thông báo khoa học cho biết: cỏ lưỡi rắn ức chế quá trình sinh tinh trùng ở chuột thí nghiệm, vì vậy những vị mày râu yếu sinh lý cũng nên lưu ý.

Một số bài thuốc sử dụng Cỏ lưỡi rắn:

Chữa ho: Ngày dùng 100g Cỏ lưỡi rắn tươi, rửa sạch, sao vàng cho vào 600ml nước, sắc còn 100ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.

Trị trẻ em sốt cao, kinh hãi không ngủ được: Dùng Cỏ lưỡi rắn giã vắt lấy 1 thìa canh nước cốt cho uống.

Chữa sốt rét: Dùng Cỏ lưỡi rắn, thường sơn, Mã tiên thảo (cỏ roi ngựa) mỗi thứ 8g, sắc nước uống.

Chữa viêm amidan cấp tính: Dùng Cỏ lưỡi rắn 20g, Bản lam căn (rễ cây chàm) 30g, Cát căn (củ sắn dây) 30g, Sài hồ 10g, Liên kiều 15g, Bối mẫu 12g, Xạ can (rễ cây Rẻ quạt) 5g, Kinh giới 5g; sắc với nước hai lần, chia ra uống dần trong ngày.

Chữa kiết lỵ, viêm niệu đạo: Dùng Cỏ lưỡi rắn 30g, sắc nước uống.

Chữa vàng da (hoàng đản): Dùng Cỏ lưỡi rắn 40-80g, giã vắt lấy nước, hòa với mật ong uống.

Chữa nhọt sưng tấy nóng đau: Dùng Cỏ lưỡi rắn giã đắp lên nhọt, thuốc khô lại thay thuốc mới.

Chữa bỏng: Dùng Cỏ lưỡi rắn, nhiều ít tùy thuộc vào diện tích vết bỏng, nấu nước rửa.

Chữa mụn trứng cá: Dùng Cỏ lưỡi rắn 50g, Tỳ bà diệp (lá cây nhót tây) 9g, Đương quy 9g, Chi tử 9g, Hoàng bá 9g, Bạch chỉ 6g, Tang bạch bì (vỏ rễ cây dâu tằm) 12g, Hoàng liên 3g, Cam thảo 3g, sắc nước uống.

(health.vnn.vn)

(Nguồn: http://caythuocquy.info.vn)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Báo Tiền phong ra ngày 16/05/2005 , có thuật lại chuyện bác Hy Râu tự chữa khỏi bệnh ung thư thực quản ở giai đoạn cuối bằng bài thuốc này. Hiện nay có người gọi đây là " bài thuốc bí truyền chữa ung thư ".

Cuối tháng 3/2004. bác Trần Văn Hy , biệt danh " Hy Râu " 75 tuồi , ở đường Nguyễn Công Trứ - TP Buôn Mê Thuột. Được chẩn đoán bị ung thư thực quản , trong tình trạng cơ thể bị suy kiệt nặng . Kết quả nội soi cho thấy , khối u như 1 con đỉa lớn, bám dọc và chẹn gần kín thực quản , ko thể ăn uống được bình thường, chỉ có thể nuốt từng giọt sữa một cách khó khăn. Khi đó các thầy thuốc ở HCMC khẳng định chỉ còn cách đặt ống tiếp thức ăn nuôi cơ thể , khi sức khoẻ ổn định sẽ xạ trị. Bác Hy ko chịu điều trị theo PP này, vì nghĩ tuổi đã cao ăn uống đã khó khăn , lại xạ trị độc hại , thà chết còn hơn. Sau 1 thời gian tình cờ tìm lại đống sách cũ, bác tìm được một xấp giấy chép mấy bài thuốc dân gian của một người bạn sưu tầm tặng 5 năm trước . Đọc " bài thuốc bí truyền chữa ung thư ". thấy đơn giản , bác quyết định thử xem sao .

Ngày 18/05/2004 bác Hy bắt đầu uống thuốc . Những chén đầu tiên phải nhỏ tưng giọt một, uống cả buổi mới hết. Tới thang thứ 6 , bác bắt đầu nuốt được, bệnh có vẻ tiến triển tốt. Bác tiếp tục uống và mỗi tháng đi soi 1 lần. Đến cuối năm 2004 , khối u đã tan , chỉ để lại vết sẹo trên thực quản., sức khoẻ hồi phục dần. Cho đến thời điểm được thông tin trên báo (05/2005) bác Hy đã khoẻ hẳn ,da dẻ hồng hào , nặng 57 kg. Bác cho biết , cũng bày cho 1 số người uống thấy có hiệu quả , bác đề nghị khoa học nghiên cứu , kiểm chứng . Nếu thực sự tốt thì phổ biến cho mọi người .

- Nội dung : Bách Hoa Xà 2 lạng ( 75 Gam ), Bán Liên Chi 1 lạng ( 37gam ). Rửa sạch đất cát . Đổ 4 bát nước sắc nhỏ lửa khoảng 2h, còn 1 bát. Mỗi thang sắc 2 lần . Uống nguội ,lúc đói bụng .

Bài thuốc này nguồn gốc là bài thuôc nam lưu truyền trong dân gian ở vùng Nam trung quốc và Bắc Việt Nam . Cách đây khoảng chục năm , Hà Nội từng xôn xao về bài thuốc này , ngươi người , nhà nhà ... đổ nhau đi mua về uống chữa và phòng bệnh .

Qua nghiên cứu cơ chế gây bệnh ung thư và tính năng dươc phẩm của 2 vị thuốc nói trên của cơ quan y tế Trung Quốc thì BCL và BHXTT đều là những vị thuốc thuộc nhóm " công tà " . Sử dụng đơn dộc thuốc công tà ( ko phối hợp với thuốc bổ và điều hoà ) , nói chung sẽ có tác dụng nhanh và mạnh . Nếu phù hợp cơ địa ( bệnh tình, tuổi tác, thể lực ...) có thể có kết quả mau chóng . Nếu ko hợp cơ địa , hoặc uống lâu dài có thể tạo phản ứng phụ nguy hiểm. Giữa tháng 3/2006, lương y Hư Đan có dịp chứng kiến 1 trường hợp phụ nữ 82 tuổi ở phố Nguyễn An Ninh , Hà nỘi đã từng sử dụng bài thuốc nói trên chữa ung thư vòm họng , do tuổi già , sức yếu ko thể đủ sức tiếp nhận các PP của y học hiện đại . Kết quả khối u nhỏ đi rất nhanh, ăn uống dễ dàng . Nhưng khi uống đến gần 40 thang , thì bị suy kiệt . người mệt lả .... May là sau đó đã được 1 thày đông y khác chữa cho ổn định .

Qua kết quả nghiên cứu dược lý và lâm sàng cho thấy , kinh nghiệm dùng BCL và BHXTT chữa ung thư , có cơ sở nhất định . Tuy nhiên bài thuốc có thể phù hợp với người này , mà không phù hợp với người khác, và cũng có một số tác dụng phụ. Trường hợp cần thiết , sử dụng lâu dài , nên tham khảo hướng dẫn và giám sát của các thầy thuốc có kinh nghiệm .

Nammo

...........

Bài thuốc này có tác dụng loại bỏ những chất độc trong cơ thể , giúp chúng ta không bị nhiễm độc và phòng chống rất tốt những căn bệnh hiểm nghèo . Ai cũng có chất độc trong cơ thể , đây là bài thuốc loại trừ chất độc đơn giản nhất và hiệu quả nhất mà dienbatn đã gặp và sử dụng . Đặc đểm của bài thuốc này rất rẻ tiền và đơn giản , chừng vài chục ngàn là đã thấy có hiệu quả rõ rệt .

Bài thuốc chỉ gồm có 2 vị : Bách Hoa Xà và Bán Liên chi .

Khi sử dụng , tính theo khối lượng : Bách Hoa Xà 2 phần và bán Liên Chi 1 phần .

Cách dùng : Trong tuần đầu sắc tương đối đặc , uống 3- 4 lần / ngày .

Các tuần sau có thể nấu uống thay nước .

Đặc điểm : Vị thơm , mát rất dễ uống .

Hiệu quả : Thấy rõ rệt , nhất là với những chứng bệnh về gan , ung thư dạ dày , vàng da .

Kiệng cữ : Không cần kiêng cữ gì cả .

MỘT SỐ TƯ LIỆU SƯU TẦM

Thảo dược chữa ung thư

Không chỉ chữa được viêm da, sỏi mật, viêm gan..., cỏ lưỡi rắn trắng còn giúp phòng trị nhiều loại ung thư. Dân gian từng truyền tụng một bài thuốc chữa ung thư gan hiệu nghiệm được cho là của một tử tù, với 2 cây thuốc là cỏ lưỡi rắn trắng và bán biên liên.

Trong Đông y, cỏ lưỡi rắn trắng có tên là bạch hoa xà thiệt thảo, còn có tên là bồi ngòi bò, xà thiệt thảo, xà châm thảo, long thiệt thảo. Tên khoa học là Hedyotis diffusa Willd, thuộc họ cà phê. Đây là loại cỏ mọc bò, sống hàng năm, có thể cao tới 30-40 cm. Lá mọc đối, hơi thuôn dài, không có cuống lá, có khía răng ở đỉnh. Hoa mọc đơn độc hoặc thành đôi ở kẽ lá, có màu trắng. Quả nang khô dẹt ở đầu, có nhiều hạt màu nâu nhạt. Cây thường mọc hoang nơi đất ẩm ướt. Ngay tại Hà Nội cũng thấy cây này. Nó được dùng toàn cây làm thuốc.

Trong y học cổ truyền, bạch hoa xà thiệt thảo được dùng chữa các bệnh viêm họng, viêm đường tiết niệu, viêm gan, sỏi mật, lỵ trực trùng, mụn nhọt, rôm sảy, rắn cắn; dùng ngoài chữa vết thương, côn trùng đốt, đau lưng, đau khớp… Thời xưa, Tuệ Tĩnh thường dùng nó chữa rắn cắn, sởi…

Theo y học hiện đại, do tăng cường khả năng của đại thực bào trong hệ thống lưới- nội mô và bạch cầu nên bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng chống viêm. Cây này cũng ức chế tế bào ung thư lymphô, bạch cầu hạt và bạch cầu đơn nhân, tế bào carcinom; ức chế hiện tượng gây đột biến do aflatoxin B1 tạo ra. Nó hỗ trợ điều trị bệnh ung thư nhờ tác dụng ức chế miễn dịch. Trung Quốc dùng bạch hoa xà thiệt thảo chữa bệnh ung thư dạ dày, thực quản, cổ tử cung, bàng quang, trực tràng, đại tràng, thực quản, hạch…

Tại Ấn Độ, bạch hoa xà thiệt thảo còn được dùng chữa các bệnh viêm gan virus, sốt, lậu… Tương đồng với y học Ấn Độ, một số nước cũng dùng bạch hoa xà thiệt thảo chữa bệnh viêm gan. Trung Quốc đã bào chế một loại thuốc từ thảo dược với tên Ất can ninh, thành phần có bạch hoa xà thiệt thảo, hoàng kỳ, nhân trần, đảng sâm, hà thủ ô?… Theo các nhà khoa học, Ất can ninh có tác dụng ức chế miễn dịch, ngăn ngừa sự phát triển của virus và phục hồi chức năng gan, có tác dụng tốt trong điều trị bệnh viêm gan virus B. Thảo dược này cũng có mặt trong Lợi đởm thang bên cạnh các thành phần nhân trần, kim tiền thảo, dùng chữa sỏi mật, viêm đường mật ở Trung Quốc.

Trong dân gian, cây chủ yếu được dùng dưới dạng thuốc sắc, có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Liều dùng có thể tới 60 g thuốc khô, tương đương với khoảng 250 g dược liệu tươi. Dùng ngoài không kể liều lượng. Ở nước ngoài, bạch hoa xà thiệt thảo còn được bào chế thành dạng thuốc tiêm để chữa các bệnh ung thư và viêm nhiễm như viêm phế quản, viêm phổi, viêm họng, viêm ruột thừa…

Một số bài thuốc đơn giản sử dụng Bạch hoa xà thiệt thảo

Chữa ung thư gan: Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, chó đẻ răng cưa 30 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Chữa ung thư dạ dày: Bạch hoa xà thiệt thảo 60 g, bạch mao căn (rễ cỏ tranh) 60 g, hạt bo bo 40 g, đường đỏ 40 g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa viêm họng: Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, bồ công anh 20 g, kim ngân hoa 20 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Chữa phù thũng: Bạch hoa xà thiệt thảo 40 g, rễ cỏ tranh 30 g, râu ngô 20 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Chữa viêm gan vàng da: Bạch hoa xà thiệt thảo 60 g, chó đẻ răng cưa 30 g, nhân trần 20 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Chữa sỏi mật: Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, kim tiền thảo 20 g, màng trong mề gà sao cách cát cho vàng 16 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Hoặc: Bạch hoa xà thiệt thảo 40 g, nhân trần 40 g, kim tiền thảo 40 g. Sắc uống ngày một thang (lợi đởm hợp tễ). Bài thuốc này đã được Trung Quốc áp dụng trên lâm sàng, có tác dụng lợi mật, tăng bài tiết mật. Thường được áp dụng cho bệnh sỏi mật, bệnh đường mật…

Chữa lỵ trực trùng: Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, rau sam 20 g, lá mơ tam thể 20 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Chữa lỵ, viêm phần phụ: Bạch hoa xà thiệt thảo 40 g. Sắc uống ngày một thang. (Phúc kiến trung thảo dược).

Chữa nhọt lở: Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, kim ngân hoa 20 g, bồ công anh 20 g, bèo cái 20 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Chữa rôm sảy: Bạch hoa xà thiệt thảo, cúc liên chi dại. Hai vị lượng bằng nhau. Dùng để nấu nước tắm.

Chữa vết thương sưng đau: Bạch hoa xà thiệt thảo 200 g. Sắc uống ngày một thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Chữa mụn nhọt: Bạch hoa xà thiệt thảo 60 g, bồ công anh 20 g, bèo cái 20 g. Sắc uống ngày một thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Chữa rắn cắn: Bạch hoa xà thiệt thảo 100 g, giã nát, cho thêm nước, bã đắp vào chỗ rắn cắn, còn nước uống.

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống )

* Bổ sung cho bài viết này :

Hiện nay 2 vị thuốc BCL và BHXTT đã được một số viện y học dân tộc trong và ngoài nước lấy làm chủ đạo ( Vị Quân ) trong các bài thuốc chữa ung thư (K). Tuy nhiên do ung thư có nhiều dạng , nhiều vị trí . Người bệnh lại có thể tạng khác nhau , nên các thày thuốc phải khám bệnh và kê toa phối các vị ( Thần - Tá - Sứ )cho phù hợp với mỗi người , mỗi dạng bệnh . Đã có nhiều người chữa K bằng bài thuốc này tại các viện YHDT , có kết quả tốt . Với nội dung giới thiệu trên , thiết nghĩ chúng ta có áp dụng thì dừng ở mức : lâu lâu người khỏe mạnh uống vài thang cho giải độc và phòng bệnh .

Còn những ai muốn áp dụng chữa bệnh nghiêm túc , nên đến các bệnh viện YHDT để khám chữa cho chu đáo , mau có hiệu quả và tránh các tác dụng phụ , ngoài ý muốn . Vì K - vốn là một bệnh nhạy cảm .

(Nguồn: http://www.hoangthantai.com)

Share this post


Link to post
Share on other sites

BẠCH HOA XÀ Posted Image Tên khác: Cây đuôi công.

Tên khoa học: Plumbago zeylanica L., họ Đuôi công (Plumbaginaceae).

Cây mọc hoang nhiều nơi ở Việt Nam, có ở các nước Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc...

Bộ phận dùng: Rễ, lá.

Thành phần hoá học chính: Plumbagin (metyl-2-hydroxy-5-naphtoquinon-1-4).

Công dụng: Làm thuốc chữa bệnh ngoài da, mụn nhọt ghẻ lở. Cách dùng, liều lượng: Rễ, lá giã nhỏ đắp lên nơi sưng đau. Sắc rễ lấy nước bôi ghẻ.

Ghi chú: Ở nước ta còn có cây mang tên Đuôi công hay Xích hoa xà (Plumbago rosea L.), cùng họ, mọc hoang ở nhiều nơi, nhân dân sử dụng như cây Bạch hoa xà.

Cần phân biệt với cây Bạch hoa xà thiệt thảo - Cỏ lưỡi rắn hoa trắng (Hedyotis diffusa Willd.), họ Cà phê (Rubiaceae).

(nguồn: http://dongyvietnam.net)

Share this post


Link to post
Share on other sites

XÍCH HOA XÀ

Posted Image

Tên khác:

Cây đuôi công.

Tên khoa học:

Plumbago zeylanica L., họ Đuôi công (Plumbaginaceae).

Cây mọc hoang nhiều nơi ở Việt Nam, có ở các nước Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc...

Bộ phận dùng:

Rễ, lá.

Thành phần hoá học chính:

Plumbagin (metyl-2-hydroxy-5-naphtoquinon-1-4).

Công dụng:

Làm thuốc chữa bệnh ngoài da, mụn nhọt ghẻ lở.

Cách dùng, liều lượng:

Rễ, lá giã nhỏ đắp lên nơi sưng đau. Sắc rễ lấy nước bôi ghẻ. Ghi chú:

Ở nước ta còn có cây mang tên Đuôi công hay Xích hoa xà (Plumbago rosea L.), cùng họ, mọc hoang ở nhiều nơi, nhân dân sử dụng như cây Bạch hoa xà.

Cần phân biệt với cây Bạch hoa xà thiệt thảo - Cỏ lưỡi rắn hoa trắng (Hedyotis diffusa Willd.), họ Cà phê (Rubiaceae).

Vũ Duy Tùng (Theo Y học cổ truyền Việt Nam)

Nguồn: http://dongyvietnam.net

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hoa bạch xà còn có tên gọi là bạch tuyết hoa , hoa bạch xà là một loài cỏ sống dai , cây cao hàng mét có thân rễ có đốt và nhẵn, xích hoa xà , cây cơm cháy chữa liệt nữa người và bài thuốc chữa tiểu đêm nhiều lần.

Posted Image

1.Hoa Bạch Xà và xích hoa xà

Hỏi: đã gần 80 tuổi , nhưng 6 năm trở lại đây vẫn rất thích đọc và mua tri thức trẻ, vì tạp chí có nhiều mục hay…Nay tôi rất muốn tìn hiểu về tác dụng của cây “ Bạch hoa xà”, vì một số bạn bè cho biết, có nhiều tác dụng như giảm đau, tiêu thũng giải độc, sát trùng… Gần đây, các bạn tôi lại cho biết, nó có thể chữa chữa được bệnh tim n hư tim to, mạch vành rối loạn nhịp …tôi mong tri thức trẻ cho biết , cây “ Hoa bạch xà” thực sự có những tác dụng gì? Vì trước đây tôi nghe nói cây này rất độc.

(Bác Hồng Nam,P.Quang Trung,TP. Hải Dương)

Đáp: cây “ Bạch hoa xà”còn có tên là “ Bạch tuyết hoa”, “ cây chiến” (Bắc Lệ, Lạng Sơn) , “ cây đuôi công”, …tên khoa học Plumbago Zeylanical…, thuộc họ đuôi công (Plumbaginaceae).

Bạch hoa xà là một loài cây sống dai, cao hàng mét, có thân rễ, thân có đốt và nhẵn. Lá mọc so le, hình trứng đầu nhọn, phía cuốn hơi ôm vào thân, mép nguyên không có lông, nhưng mặt dưới hơi trắng nhạt. Hoa màu trắng mọc thành bông ở đầu cành hay kẽ lá; đài hoa có lông dài, nhớt. . Tràng dài gấp hai lần đài. Mùa hoa gần như quanh năm, nhưng nhiều nhất vào các tháng 5-6. Để làm thuốc, người ta thường dùng cành lá hoặc rễ tươi, để lâu kém tác dụng . Rễ đào về khi khô có màu đỏ nhạt, mép ngoài sẫm, có những rảnh dọc, phần trong màu nâu, vị hắc và buồn nôn.

Trước khi nói về tác dụng của cây, ần lưu ý, hiện tại nhiều người hay lẫn lộn, giữa cây "Bạch hoa xà ' nói trên và 2 cây khác:

- Thứ nhất là cây "Bạch hoa xà thiệt thảo" - Tên có thêm hai chữ “thiệt thảo". "Bạch hoa xà thiết thảo" có nghĩa là thứ cỏ (thảo) có lá tựa lưỡi rắn (xà = rắn, thiệt : lưỡi) và có hoa trắng (bạch = trắng, bạch hoa = hoa trắng). Cây này là một cây thân cỏ, sống hàng năm; thân mềm. vuông hoặc tròn lá giống như lưỡi rắn dài 1-1,5cm rộng 1-3mm, mọc đối. cuống ngắn hoặc không có cuống, hoa trắng mọc ở nách lá, có cuống hoặc không có cuống. Thường mọc ở sườn núi, ven suối, ven đường. Tên khoa học là Oldenlandia diffusa Willd. Trong Đông y cây này được xếp trong loại thuốc “thanh nhiệt giải độc"; Thường sử dụng để chữa ho do phế nhiệt, viêm vọng, viêm ruột thừa, kiết ly, sốt cao, hoàng đản, viêm. khoang bụng, các chứng ung nhọt, rắn cắn...

- Thứ hai là cây "Xích hoa xà" (Plumbago rosea L.), còn có tên là “cây đuôi công", cùng thuộc họ Đuôi công (Plumbaginaceae) - với cây "Bạch hoa xà,, bác hỏi. Xích hoa xà là cây nhỏ, có thân cứng, trên có rãnh dọc, nhăn. Lá hình mác, hơi tù ở đầu, phía dưới ôm vào thân, dài kiêm, rộng 4cm hay hơn. Hoa màu đỏ, mọc thành bông dài ở đầu cành, trên có khi phân nhánh, ống tràng dài gấp 4 lần ống đài. Trong dân gian, Xích hoa xà, thường được sử dụng làm thuốc với tác dụng tương tự như cây Bạch hoa xà mà bác quan tâm sẽ nói rõ ở dưới.

Trở lại với cây Bạch hoa xà bác hỏi:

Kết quả nghiên đã cứu phát hiện thấy, trong cây Bạch hoa xà, có một chất gọi là plumbagin, có mùi hắc và gây sung huyết da. Dung dịch plum- bagin trong nước tiêm vào bụng chuột trắng có chửa sẽ gây chết thai và rối loạn buồng trứng. Tại ấn Độ, người ta dùng plum bagin chiết từ rễ Bạch hoa xà để điều trị khối u ung thư thực nghiệm- trên chuột, làm giảm 70%.

Theo Đông y, Bạch hoa xà có vị đắng chát, tính ấm, có độc (hữu độc). Có tác dụng trừ phong, tán ứ, giải độc, sát trùng. Dùng chữa phong thấp khớp xương đau nhức, huyết ứ bế kinh, đòn ngã tốn thương, ung nhọt lở ngứa.

- Cách dùng, liều dùng: Sắc uống: Từ 3-9g; Dùng ngoài. Nấu nước rửa, giã nát đắp hay bôi. Kiêng kỵ. Phụ nữ có thai không sử dụng.

Trên thực tế, cây bạch hoa xà mới chỉ được sử dụng chủ yếu trong phạm vi dân gian: Làm thuốc chữa những bệnh ngoài da, những vết loét, vết thương. Thường dùng rễ hay lá giã nhỏ và cơm, thành một thứ bột nhão.. đắp lên những nơi sưng đau. Có nơi sắc rễ, lấy nước bôi ghẻ. Lá bạch hoa xà giã nát,đắp lên chỗ da đầu bị chốc lở đã rửa sạch, hễ thấy nóng thì bỏ ra. Có thể sắc uống, nhưng cần rất thận trọng, không dùng quá liều, vì cây có độc.

Theo các tài liệu nước ngoài: Do nhựa của cây bạch hoa xà làm chậm sự thành sẹo, cho nên một số dân châu Phi đã dùng nhựa cây này bôi lên các hình vẽ trên người bằng dao cạo. để cho hình nổi lên, do có tác dụng tăng sinh trưởng những tổ chức đã bị rạch. Tại một số nước châu Phi, nhân dân dùng bột rễ cây này trộn với chất nhầy của một loại dâm bụt (Hibiscus escu- lentus) có nơi gọi là cây mướp tây (có trồng ở Việt Nam, quả ăn được) để đắp lên các vết hủi. sau đó người ta đắp lên đó một loại lá khô của một cây có nhựa chưa xác định được tên khoa học nhưng dân Nigiêria (châu Phi) đã gọi tên là cây Niêcca. Tại Ấn Độ và Nhật Bản: người ta dùng rễ cây này làm thuốc gây sẩy thai: Cho uống bột rễ cây này, hay tán một ít bột cho vào khoang tử cung , thai sẽ tự ra do bị kích thích, nhưng hay gây ra viêm tử cung, có khi chết người.

Posted Image

- Cây Xích hoa xà,

Tại một số nơi, được dùng chữa đau gân, đau xương, làm ra thai. Thường dùng lá; nếu đau xương đào lấy rễ. Lá xào ăn được, ăn nhiều thì có tác dụng tẩy; Nấu canh với giấm hay chanh. Uống độ một bát canh, sau 1 giờ thì đi ngoài, người không mệt; nếu muốn thôi đi ngoài, vò lá với nước lạnh uống 1/2 chén, uống lạnh. Tại Ấn Độ, người ta dùng bột rễ cây Xích hoa xà trộn với dầu, để xoa bóp những nơi bi tê thấp và tê liệt. Còn dùng chữa ung thư, hủi và một số bệnh ngoài da khác.

Về tác dụng chữa bệnh tim của cây Bạch hoa xà, chúng tôi chưa được chứng kiến trường hợp cụ thể nào và trong tay cũng chưa có những tài liệu thật đáng tin cậy. Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm, và sẽ thông tin tới bác và độc giả trong một dịp khác. Tuy nhiên, để nâng cao sức khỏe, chữa trị bệnh tật, nói chung cần tuân theo nguyên tắc: Nhân thời, nhân địa, nhân nhân. Nghĩa là cần căn cứ vào điệu kiện thời tiết khí hậu, môi trường sổng, đặc điểm thể chất và tình trạng sức khỏe ở từng người mà chọn dùng phương pháp, vị thuốc thích hợp; Không nên quá tinvào tác dụng kỳ diệu của một vị thuốc nào đó.

Nguồn: http://thongtin.caigi.com

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tên 1 đề tài nghiên cứu về cây đuôi công trong Thông tin xuất bản của Viện dược liệu

" TÍNH CHẤT CHỐNG OXY HOÁ CỦA CÂY ĐUÔI CÔNG HOA TRẮNG (PLUMBAGO ZEYLANICA), MỘT CÂY THUỐC ẤN ĐỘ VÀ THÀNH PHẦN HOẠT CHẤT PLUMBAGIN CỦA NÓ"

Tilak JC và cs.

Redox Rep, 2004, 9(4):219-27

Share this post


Link to post
Share on other sites

BẠCH HOA ĐƠN
(BẠCH HOA XÀ)



Posted Image



Tên khoa học: Plumbago zeylanica L. Họ đuôi công Plumbaginaceae.

Tên gọi khác: Bạch tuyết hoa , cây đuôi công, đuôi công trắng, bạch hoa xà.

Phân bố: Được trồng làm cảnh ở khắp nơi.

Thu hái và chế biến: Hái quanh năm, loại bỏ tạp chất dùng tươi hay phơi khô.

Tính năng: Vị cay đắng chát tính ấm có độc, có tác dụng khu phong, sát trùng tán ứ tiêu thũng.

Liều dùng: Dùng ngoài lượng thích hợp.

Cấm kỵ: Có thai cấm dùng. Thuốc có độc, khi uống cần sắc trên 3 - 4 giờ. Dùng đắp ngoài không quá 30 phút đến khi có cảm giác nóng tại chỗ thì lấy ra liền.

NGHIỆM PHƯƠNG:

Chữa viêm da thần kinh:

Bạch hoa xà tươi vừa đủ giã nát đắp tại chỗ 15 phút mỗi ngày đắp 1 lần cho tới khi lành bệnh.

Chữa nấm lâu năm:

Lá bạch hoa xà hay rễ tươi vừa đủ, thêm đường thẻ một ít. Tất cả giã nát đắp tại chỗ. Sau khi đắp từ 10 - 15 phút có cảm giác nóng thì bỏ ngay, cách ngày đắp 1 lần, cho tới khi hết bệnh.

BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO (CỎ LƯỠI RẮN)


Posted Image


Tên khoa học: Hedyotis diffusa Willd. Họ cà phê Rubiaceae.

Tên gọi khác: Xà thiệt thảo , xà lợi thảo , cỏ lưỡi rắn. Phân bố: Mọc hoang ở những nơi ẩm thấp, bờ ruộng, bãi cỏ, ven ao hồ. Thu hái và chế biến: Hái vào mùa thu, loại bỏ tạp chất, dùng tươi hoặc phơi khô. Tính năng: Vị ngọt nhạt tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt, lợi niệu, kháng khuẩn tiêu viêm, lương huyết giải độc. Liều dùng: 30 - 60 g. Dùng ngoài lượng vừa đủ.

NGHIỆM PHƯƠNG:

Chữa trẻ em mụn nhọt, chảy nước vàng: - Bài 1: Bạch hoa xà thiệt thảo tươi (hoặc khô) vừa đủ. Dùng nước nấu đặc, rửa tại chỗ, ngày 2 lần. - Bài 2: Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g. Giã nhỏ thêm nước vo gạo trộn đều thoa tại chỗ, ngày 2 lần. - Bài 3: Bạch hoa xà thiệt thảo, cỏ bạc leo đều 30 g, khổ lý căn (rễ mận rừng) 50 g. Sắc lấy nước đặc rửa mỗi ngày 2 - 3 lần. - Bài 4: Bạch hoa xà thiệt thảo khô (tán bột) 15 g, hùng hoàng (tán bột) 10 g, long não 3 g. Tất cả đều tán mịn, trộn với nước vo gạo thoa chỗ lở. Chữa lang ben: Bạch hoa xà thiệt thảo tươi 100 g, dầu hôi 60 ml. Giã nát lá lưỡi rắn, trộn với dầu hôi thoa tại chỗ ngày 2 lần. Chữa thấp chẩn (chàm): Bạch hoa xà thiệt thảo, lá ngũ trảo đều bằng nhau, nấu lấy nước đặc, lọc bỏ bã. Bạch phàn, phác tiêu đều 15 g tán bột cho vào trộn đều. Dùng rửa mỗi ngày 2 lần.

(nguồn:
http://www.khoahocphothong.com.vn)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lạ thật! Cái cây mà tôi gọi là Xích và Bạch Hoa xà đều không phải các cây đã có hình mô tả ở trên. Chỉ gần giống. Nhưng cây gọi là Bạch và Xích hoa xà của tôi cũng có các công dụng như trên. Tuy nhiên, nếu ngâm rượu thấm bông đắp vào vết thương thì chỉ một lát da chỗ đắp thuốc sẽ cháy đen và chung quanh sưng rộp lên như phải bỏng.

Để hôm nào tôi chụp ảnh đưa lên đây.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lạ thật! Cái cây mà tôi gọi là Xích và Bạch Hoa xà đều không phải các cây đã có hình mô tả ở trên. Chỉ gần giống. Nhưng cây gọi là Bạch và Xích hoa xà của tôi cũng có các công dụng như trên. Tuy nhiên, nếu ngâm rượu thấm bông đắp vào vết thương thì chỉ một lát da chỗ đắp thuốc sẽ cháy đen và chung quanh sưng rộp lên như phải bỏng.

Để hôm nào tôi chụp ảnh đưa lên đây.

Thiên Sứ

Những người Tàu ở SG có loại cao dán dùng để đắp mụn nhọt. Chỉ qua vài tiếng hoặc 1 đêm thì nhọt sẽ lên hết mủ và vỡ ra mặc dù trước đó mới chỉ sưng tấy. Cao này có khả năng làm vỡ mụn khá mạnh, kể cả nhọt rất to. Không biết có liên quan gì tới loại thuốc mà chú TS nói tới không?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lạ thật! Cái cây mà tôi gọi là Xích và Bạch Hoa xà đều không phải các cây đã có hình mô tả ở trên. Chỉ gần giống. Nhưng cây gọi là Bạch và Xích hoa xà của tôi cũng có các công dụng như trên. Tuy nhiên, nếu ngâm rượu thấm bông đắp vào vết thương thì chỉ một lát da chỗ đắp thuốc sẽ cháy đen và chung quanh sưng rộp lên như phải bỏng.

Để hôm nào tôi chụp ảnh đưa lên đây.

Thiên Sứ

cây trong chủ đề này là Xà Thiệt Thảo (Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo) khác cây Bạch Hoa Xà,

Share this post


Link to post
Share on other sites

cây trong chủ đề này là Xà Thiệt Thảo (Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo) khác cây Bạch Hoa Xà,

Tôi biết điều này rõ hơn anh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://www.gdptvietn...ri-ung-thu.gdpt

Về Toa Thuốc ‘‘Bí Truyền” Trị Ung Thư

Posted Image

Về Toa Thuốc ‘‘Bí Truyền” Trị Ung Thư

Trong thời gian qua, nhiều bạn đọc thắc mắc về bài thuốc “bí truyền” của một “tử tù” người Hoa, trước khi thọ án, sợ thất truyền nên y đã truyền lại. Đại thể, bài thuốc gồm 2 vị là Bạch hoa xà thiệt thảo và Bán chi liên, mỗi thứ vài chục gram, sắc uống mỗi ngày, trong nhiều ngày, có thể trị được nhiều loại ung thư…

Những người bán thuốc này, ở chợ Bà Chiểu (có cò mồi vào “tiếp thị” ở Trung tâm ung bướu), thường kèm theo bản sao của nội dung thư của bà con Việt kiều gửi về để “làm phước” mà một vài tờ báo cũng đã đăng. Vấn đề thực hư ra sao, xin mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây.

VỀ TOA THUỐC “BÍ TRUYỀN” CHỮA UNG THƯ, THỰC HƯ THẾ NÀO?

Ung thư, ngày nay tuy đã có rất nhiều tiến bộ trong phát hiện và điều trị, nhưng nói chung cho tới nay, vẫn còn là bệnh khó trị khỏi, nhất là khi phát hiện quá trễ. Vì thế, nhiều bệnh nhân ung thư, nhất là một khi họ đã bị bác sĩ “chê” rồi, chỉ còn cách bám víu vào các phương thuốc bí truyền hay gia truyền với hy vọng “còn nước còn tát” mà thôi. Có người ăn gạo lứt muối mè theo Osawa, có người uống lá đu đủ, có người dùng sừng tê giác, có người dùng “dầu mỏ quạ”, có người dùng Bạch hoa xà thiệt thảo với Bán chi liên, gần đây người ta còn thêm một ít cây Dừa cạn và cây Chó đẻ vào bài thuốc này nữa… Nhưng việc gì đến sẽ đến, ung thư các loại, nếu để quá trễ cũng đành bó tay, dù là bác sĩ, lương y hay thầy lang.

Toa thuốc Bạch hoa xà thiệt thảo + Bán chi liên, theo DS. Phan Đức Bình, không phải do Việt kiều ở Mỹ phổ biến về trong mấy năm gần đây, mà đã có từ trước năm 1975. Do đó, cái gọi là “toa thuốc bí truyền của người tử tù” hoặc những “lá thư mách của Việt kiều” chỉ là những cách “tiếp thị” cho có vẻ ly kỳ để câu khách của người “bán thuốc” mà thôi. Cũng giống như “bài thuốc đại bổ” cùng mấy chục vị thuốc bắc mà một người nào đó “dùng thử thấy hay” nên viết thư truyền bá “làm phước” cho mọi người…Thực ra toa thuốc “Bạch hoa xà thiệt thảo phối với Bán chi liên” để điều trị bệnh nham hay ung thư, xuất phát từ Hồng Kông hay Đài Loan nhập về Sài Gòn bán cho các bệnh nhân ung thư giàu có, ít nhất từ 1971 và DS. Bình đã theo dõi và năm 1977 đã đưa vào khoa dược Trường đại học y dược để nghiên cứu. Từ 1972 đến nay, có rất nhiều sách mà tôi đã được đọc đều có nói đến toa thuốc này. Tôi cũng có đọc qua quyển nhật ký “Con đường tôi đi” của DS. Phan Bảo An và thấy từ 1971 đến nay, ông đã ghi nhận được 14 trường hợp mà bệnh nhân ung thư (có xác nhận y khoa) đã dùng bài thuốc “Bạch hoa xà thiệt thảo/ Bán chi liên” theo nhiều người mách bảo. Kết quả không một người nào khỏi bệnh: bệnh nhân thứ 13 cũng đã chết và bệnh nhân thứ 14 bị ung thư gan đã dùng 6 tháng liền mà tình trạng cơ thể ngày càng suy kiệt, và cuối cùng cũng không qua nổi.

Đứng trước một bệnh nhân mà thầy thuốc đã chào thua, nếu có ai chỉ cho một phương thuốc bí truyền nào đó, để bệnh nhân có một chút hy vọng sau cùng, còn hơn là nghe thầy nói “hãy về tìm món gì ngon ngon mà ăn đi kẻo không kịp…”. Dĩ nhiên phương thuốc đó dùng có hiệu quả hay không thì cũng không được có độc tính và phải rẻ tiền, vì bệnh nhân ung thư và gia đình họ vốn đã hết của, mang nợ vì bệnh này rồi. Cây Cỏ lưỡi rắn có thể đáp ứng được các điều kiện trên, vì người không tiền cũng có thể tự thu hái cây mọc hoang để dùng.

BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO

Tên này có nghĩa là cỏ có lá hình lưỡi của con rắn có đốm trắng, nên còn cótên là Cỏ lưỡi rắn. Là một loại cỏ nhỏ, cao khoảng 10 – 15 cm hay hơn. Thân vuông nhỏ như que tăm nhang, lá mọc đối, rộng khoảng 0,5 – 1 mm, dài 2 – 3 cm. Hoa hình cầu màu trắng, đường kính 0,5 mm. Cây mọc hoang khắp nơi, có thể nói ở đâu có cỏ là có cây này nên rất dễ tìm.

Chúng ta cần phân biệt hai loài Cỏ lưỡi rắn:

- Cây Bạch hoa xà thiệt thảo (Oldenlandia diffusa = Hedyotis diffusa), Cỏ lưỡi rắn này có hoa mọc ở nách lá, cuống hoa rất ngắn, khoảng 1 mm. Mỗi nách lá thường chỉ có 1 hoa mà thôi.

- Cây Oldenlandia (Hedyotis corymbosa, cũng gọi là Cỏ lưỡi rắn) thì cuống hoa dài độ 3 – 4 mm, mỗi cuống hoa có 1, 2 hay 3 hoa. Ở nước ta, DS. Phan Đức Bình cho biết có cả hai loài Cỏ lưỡi rắn này và loài thứ hai (O. corymbosa) mọc phổ biến hơn, do đó trong các gói thuốc “trị ung thư” buôn bán hiện nay là loài này.

Trong điều trị, theo sách Trung Quốc, người ta dùng cả hai cây này với tác dụng như nhau.

Không nên lầm lẫn với một cây khác cũng có tên Bạch hoa xà (Plumbago zeylanica), có nghĩa là cây có hình dáng con rắn có hoa trắng, nhưng cây này có thân hơi hóa gỗ và cao to hơn Bạch hoa xà thiệt thảo hàng chục lần.

DƯỢC TÍNH CỦA CỎ LƯỠI RẮN

Cây Cỏ lưỡi rắn được nhiều địa phương dùng với tác dụng tương tự như sau: vị lạt, tính mát. Tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc, tiêu viêm.

- Dùng trong nhiều chứng viêm như: viêm gan cấp tính và mãn tính, lỵ trực khuẩn, ho gà, viêm đường hô hấp trên, viêm đường tiết niệu.

- Trị rắn độc cắn, phối hợp với Bán chi liên.

- Trị nham (một dạng ung thư theo nghĩa y học cổ truyền) phối hợp với Bán chi liên, có tác dụng làm cho nham chậm phát triển (Sách Trung y phương dược học, xuất bản 1973 ở Quảng Đông).

Sách “Ứng dụng lâm sàng”, xuất bản năm 1975 ở Quảng Đông giới thiệu:

- “Bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng kích thích sự tăng sinh của tế bào hệ lưới nội mô (système réticulo endothélial).

- Nâng cao sức thực bào của bạch cầu.

- Trong thực nghiệm thấy tính kháng khuẩn yếu, nhưng thấy rõ tác dụng nâng cao sức thực bào của các bạch cầu, do đó vị này có tác dụng điều trị một số chứng nhiễm khuẩn có thể do tác dụng kể trên. Một khi thuốc có tác dụng gia tăng khả năng thực bào của hệ miễn dịch thì cũng có tác dụng ngừa, chữaung thư ở giai đoạn đầu (chứ để đến giai đoạn cuối thì không hiệu quả).

- Điều trị các chứng viêm thì dùng 20 – 50 g nấu sắc uống.

Điều trị rắn cắn dùng 20 – 80 g nấu sôi 10 – 15 phút uống. Điều trị các chứng nham, dùng 40 – 80 g nấu sắc uống. Có thể dùng đến 200 g và phải uống dài lâu”.

Năm 1978 – 1979, TS. Nguyễn Thị Lâu, DS. Phan Đức Bình và DS. Nguyễn Thị Hằng đã nghiên cứu thăm dò tác dụng kháng ung thư của loài Cỏ rưỡi rắn Hedyotis diffusa nói trên tại khoa dược Trường đại học y dược TP. Hồ Chí Minh, nhận thấy nước sắc Cỏ rưỡi rắn có tác dụng ức chế sự phân bào của rễ tỏi trong ống nghiệm (in vitro) – (Báo cáo tại Hội nghị tổng kết công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật ngành dược các tỉnh phía nam 1978). Điều này có nghĩa là cây Cỏ lưỡi rắn có thể có khả năng kháng ung thư. Muốn xác định chúng có tác dụng trị ung thư hay không, còn phải qua hai giai đoạn nữa là thí nghiệm trên súc vật (in vivo) và trên lâm sàng (trên cơ thể người bệnh) mà các tác giả trên chưa có điều kiện thực hiện.

BÁN CHI LIÊN

Bán chi liên (Scutellaria barbata) là cây cỏ cao khoảng 30 cm, lá dài khoảng 1 – 3 cm, rộng 1 cm, bìa lá có răng cưa thưa và ít (2 – 3 răng cưa). Lá mọc đối, mặt trên màu xanh, mặt dưới màu tím nhạt, cuống lá 3 cm. Thân cây đoạn dưới vuông rõ, đoạn cây non thì gần như tròn, cuống lá gần như không có. Hoa màu tím nhạt, có hai môi, hoa mọc về một phía.

Sách Cây cỏ ViệtNamcó giới thiệucây Scutellaria barbata dưới tên Hoàng cầm râu, có tác dụng trị ung thư. Cây Bán chi liên thường dùng phối hợp với cây Cỏ lưỡi rắn để trị các chứng viêm, rắn độc cắn, các chứng nham. Liều thường dùng 40 – 80 g nấu sắc uống.

Ngoài ra ở ta cũng có nhiều cây cùng chi Scutellaria mà trong các mớ dược liệu thường trộn vào thay Bán chi liên! Theo một nghiên cứu mới đây của GS. Alan Mc Grown và cộng sự tại Đại họcSalford(Anh Quốc) thì dịch chiết từ cây Scutellaria barbata (Bán chi liên) có tác dụng trị ung thư bằng cách hủy hoại các mạch máu cung cấp cho khối u. Theo DS. Phan Đức Bình, Bạch hoa xà thiệt thảo và Bán chi liên là hai cây thuốc quý, có tác dụng kháng viêm, kháng sinh và gia tăng sức đề kháng của hệ miễn dịch nên có khả năng ngừa ung thư ở giai đoạn đầu khá tốt, hiện anh đang kết hợp với Công ty dược Vĩnh Long nghiên cứu sản xuất một dược phẩm gồm Bạch hoa xà thiệt thảo, Bán chi liên và Hoàng hoa địa đinh… để trị viêm gan siêu vi và ngừa trị ung thư gan.

BS. HUỲNH NGỌC TỰNG

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay