Thiên Sứ

PHẢN BIỆN KHOA HỌC.

18 bài viết trong chủ đề này

PHẢN BIỆN KHOA HỌC.

I - Hiện tượng và vấn đề.

Nếu chúng ta vào trang thông tin điện tử Tuần Vietnamnet thì sẽ thấy hàng loạt bài phàn nàn về sự trì trệ của nghiên cứu khoa học ở Việt Nam. Những nhân vật có máu mặt trong giới khoa học trong nước, gồm những nhà nghiên cứu lâu năm đẳng cấp giáo sư trở lên, lên tiếng góp ý này nọ. Họ cũng diễn đạt hiện tượng, cũng nếu vấn đề và đưa ra góp ý giải quyết....chung chung. Tất nhiên nó chẳng giải quyết được cái gì. Và quả thật tôi để ý thấy những phát kiến khoa học độc đáo trong nước lại chỉ rơi vào những người "ngoại đạo", như: Máy bay Hai Lúa, thần đèn Nguyễn Cẩm Lũy.... Còn trong giới nghiên cứu chính thống thì chỉ lặp lại những gì mà trên thế giới đã làm ...từ lâu rồi. Tôi cũng sẽ chẳng quan tâm gì đến vấn đề này nếu nó không đụng đến cội nguồn truyền thống văn hóa sử Việt Nam. Mà tôi là cái quái gì để đủ tư cách quan tâm chứ. Nhưng cũng chính vì tôi quan tâm và rất nhậy cảm đối với điều tâm huyết của mình là minh chứng Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Chứng minh cho điều này - về mặt trí thức khoa học thuần túy - đủ để dụng chạm đến mọi tầng lớp người, từ bình dân học vụ cho đến viện sĩ hàn lâm. Tất nhiên tôi bị gọi là "Phản biện" với đủ các kiểu. Giới "ve chai lông vịt" thì không nói làm gì. Họ chỉ ngạc nhiên hỏi: "Thầy có nhầm không? Em mạng Hỏa chứ! Sao thầy lại nói em mạng Thủy?". Còn giới khoa học chuyên nghiệp thì chưa ai lên tiếng cả. Những giới có kiến thức trung bình thì thôi khỏi nói. Có lần tôi viết lên một trang mạng chuyên đề, đại ý như sau:

Đối với một phát minh vượt trôi thì chỉ những trí thức ưu tú, ủng hộ. Nhưng những người này cực kỳ ít ỏi. Những tri thức cao cấp thì hoài nghi. Trí thức trung bình thì phản biện. Những tri thức phổ thông thì phản đối. Ranh giới từ tri thức trung bình đến ưu tú đôi khi vẫn không rõ ràng. Và cuối cùng để quyết định tính chân lý cho một công trình nghiên cứu khoa học thì cốt lõi của nó là phản biện khoa học. Tôi không có khái niệm đao to, búa lớn gì với khái niệm này. Tạm thời tôi bỏ từ khoa học - sẽ bàn sau - mà tôi chỉ đề cập đến khái niệm phản biện. Có thể nói tinh thần phản biện có trong hầu hết mọi người. Từ đứa trẻ con bắt đầu tiếp thu những nhận thức đơn giản cho đến những nhà khoa học hàng đầu thế giới, đều có sẵn trong tiếm thức một sự phản biện trước những vấn đề mới lạ. Một đứa bé bập bẹ biết nói hét lên: Trả đây! Nó đòi món đồ chơi mà người lớn nhận thức được rằng không phải của nó. Tức là thằng bé đã phản biện hiện tượng theo ý thức và những thông tin thu nhập được của nó. Tất nhiên nó coi là nó đúng. Con người ngày càng lớn lên, thông tin thu nhập ngày càng nhiều và họ đã cân đối những thông tin đó một cách hợp lý những thông tin thu nhận được trong khả năng tư duy . Chính bởi tính cân đối hợp lý những thông tin được nhận thức trong tư duy, cho nên bất cứ một hiện tượng khác lạ với nhận thức đó - hay nói cách khác là phá vỡ tính cân đối trong tư duy với những thông tin nhận thức được - sẽ tạo ra phản ứng của tư duy. Nếu có điều kiện đối thoại thì hiện tượng gọi là phản biện sẽ xảy ra. Bởi vậy, với luận điểm của tôi trong hệ thống minh chứng lịch sử truyền thống văn hiến Việt trải gần 5000 năm thì cả thế giới sẵn sàng phản biện. (Hì! Chuối đại trà).

Tất nhiên, với những vấn đề là phát kiến có tính chuyên ngành thì sẽ xuất hiện những hiện tượng mà người ta quen gọi là "Phản biện khoa học" và nhân danh những trí thức khoa học đang phổ biến.

Nhưng như thế nào là một phản biện có tính khách quan khoa học thực sử là vấn đề được bàn trong chủ đề này.

Còn tiếp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi cũng đã có nhiều lần phải phản biện các công trình gửi đến Viện của chúng tôi,
cũng liên quan đến vấn đề kiểu này và ngay lập tức có thể tìm thấy được vô khối
lỗi suy luận logic trong từng trang bản thảo, và tôi cũng thấy xuất hiện ở đây.
Kakalotta

II - Phản biện và phản biện khoa học.
Như vậy, tinh thần phản biện có sẵn trong tất cả mọi người. Có thể coi là sự phản ứng của thói quen nhận thức vốn đã cân đối trong tư duy nhận thức. Những người có tri thức trung bình thì tính phản ứng sẽ mang theo những giá trị tri thức phổ biến được nhiều người công nhận. Bởi vậy, có vẻ như nó mang dáng dấp của sự phản biện phù hợp với tri thức phổ biến, nên dễ lầm tưởng đó là phản biện khoa học - trước một phát hiện mới được coi là nhân danh khoa học; hoặc liên quan đến tri thức khoa học. Khái niệm "phản biện khoa học" ngày nay thường được hiểu như vậy. Tức là một phản ứng của tri thức phổ biến trước một phát minh mới. Phản ứng này đôi khi mang tính phủ định vì nó không phù hợp với tính cân đối của tư duy nhận thức. Nhưng bản chất của phản biện khoa học nên được hiểu như thế nào? Không phải tất cả những phản biện nhân danh kiến thức khoa học phổ biến dù là ở đẳng cấp cao nhất đều có nghĩa là phản biện thực sự khoa học. Hay nói nôm na cho dễ hiểu là: Không phải cứ dùng kiến thức khoa học, với ngôn từ khoa học để mổ xẻ một luận điểm hoặc một nội dung nào đó thì có nghĩa là sự mổ sẻ, phân tích đó sẽ có tính khách quan khoa học. Cho dù người đó là giáo sư viện sĩ..vv.... Thực tế lịch sử phát triển khoa học thế giới đã minh chứng điều này. Đôi khi rất đau xót và nó làm ngưng trệ sự tiến bộ của cả một quốc gia, hoặc cao hơn: Của cả một nhân loại. Tôi dẫn chứng vài việc được không ít người biết để làm cái gọi là ví dụ:
Một kỹ sư nghèo nàn, rách rưới đã đến gặp Napoleon để trình lên ông một dự án làm tàu sắt và chạy bằng hơi nước. (Híc! Nội để được gặp Hoàng Đế Napoleon đã là vượt qua bao nhiêu khó khăn gian khổ).Và kết quả là câu phán xanh rờn của Napoleon: "Đuổi cổ thằng bịp bợm này ra ngoài". Thật là may cho người kỹ sư khốn khổ, không bị chém đầu vì dám bịp bợm Hoàng Đế. Tất nhiên, người kỹ sư này đã mang phát minh của mình bán cho Anh quốc.
Nhưng khi Napoleon bị đi đày ra đảo Cooc. Ông ta đã thực sự hối hận khi nhìn thấy một con tàu sắt và chạy bằng hơi nước. Ông ta nói: "Ta đã thất bại trong cuộc chiến này, từ khi đuổi người kỹ sư ra khỏi cửa".
Đây là sự phản biện khoa học của Napoleon và được quyết định của một quyền lực chính trị. Ông ta đã nhân danh trí thức phổ biến thời bấy giờ: Tàu bằng sắt thì không thể nổi trên mặt nước. Tất nhiên quyết định của ông được mọi người coi là sáng suốt vì tính nhận thức phổ biến của tri thức khoa học bấy giờ. Bây giờ thì một học sinh trung học cũng ngạc nhiên tại sao Hoàng đế Napoleon vĩ đại lại có thể ngu như vậy? Tôi trộm nghĩ: Cái ngu này vẫn đeo đẳng con người cho đến bây giờ. Khi con người ta vẫn nhân danh một nhận thức phổ biến được tiếp thu từ tri thức thời đại, để phản ứng trước một phát hiện khoa học vượt khỏi thói quen tư duy.
Một ví dụ mà có lẽ cả thế giới đều biết là Lư Sen cô - viện trưởng viện Hàn lâm khoa học Liên bang Công Hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết, gọi tắt là Liên Xô - Một cường cuốc kinh tế và quân sự cách đây chỉ hơn 10 năm. Tức là rất cập nhật. Chức danh giáo sư Viện sĩ Viện trưởng Viện hàn lâm khoa học Liên Xô - chắc hẳn ngay cả những nhà khoa học sừng sỏ cũng không dám mơ ước. Nhưng ông ta vẫn sai lầm khi phủ định tất cả mọi nghiên cứu khoa học về thuyết di truyền. Tất nhiên trong tư duy của người được coi là nhà khoa học hàng đầu một siêu cường quốc này, chí ít cũng đã phản biện được cái lý thuyết Di truyền để phủ nhận đó với những thông tin có trong ông ta. Chưa nói đến những hội thảo khoa học của viện Hàn Lâm Xô Viết có mục đích phản biện thuyết di truyền và phủ định nhân danh khoa học. Hệ quả của việc này như thế nào thì đến nay mọi người ở trình độ phổ thông đều biết qua báo chí (Tờ An Ninh thế giới thông tin rất kỹ về việc này).
Tất nhiên tôi muốn nói đến trình độ của Hoàng Đế và viện sĩ viện trưởng Viện Hàn Lâm. Từ đó để liên hệ rằng: những loại "cóc cắn" từ viện sĩ thường thường trở xuống thì rất dễ sai lầm, bởi thói quen và tính cân đối trong tư duy nhận thức, luôn luôn được coi là đúng. Tôi giả thiết rằng ông Nguyễn Cẩm Lũy lập một dự án khoa học - trước lúc ông ta thực hiện di chuyển cái nhà đầu tiên - mà gửi lên viện nào đó liên quan thì chắc chắn nó bị bác vì...không có cơ sở khoa học. Còn bây giờ khi nó đã thành hiện thực rồi thì chắc chắn người ta sẽ tìm cách chứng minh cái gọi là "cơ sở khoa học" của ông Nguyễn Cẩm Lũy để lấy bằng... tiến sĩ. Cũng như những lý thuyết của Lư Sen Cô lấy cơ sở thực tiễn từ nhà làm vườn nổi tiếng Mít su rin và là nguyên nhân trực tiếp khai tử cho Thuyết di truyền ở Liên bang Xô Viết cũ.
Chính những kiến thức khoa học trong tri thức phổ biến được nhận thức và phát biểu từ những chức danh trong khoa học - đại loại như giáo sư; tiến sĩ - khiến người ta dễ nhầm lẫn và gán cho mọi phản ứng do thói quen nhận thức là "phản biện khoa học". Điều này sẽ khác với sự tính phản biện có tính khách quan khoa học thật sự.
Vậy căn cứ vào đâu để phân biệt giữa một phản biện có tính khách quan khoa học thật sự với phản ứng từ một thói quen nhận thức nhưng xuất phát từ những kiến thức khoa học phổ biến và từ những người có chức danh trong khoa học? - Khi mà cả Hoàng Đế lẫn giáo sư viện sĩ Viện trưởng viện Hàn lâm khoa học của một siêu cường quốc cũng đã mắc sai lầm như dẫn chứng ở trên. Hay là người nào sai - dù là hoàng đế lận viện trưởng viện hàn lâm - chứ riêng "ta" thì luôn luôn từ đúng trở lên?
Cái gì là tiêu chuẩn để phân biệt điều này?
Còn tiếp
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

III - Phản biện và phản biện nhân danh khoa học.

Vào thế kỷ XIV, các giáo sĩ Thiên Chúa giáo đi tìm cơ sở lý luận cho giáo lý của họ về việc: Làm thế nào các Thiên Thần dịch chuyển được các vì sao trên trời. Có giáo sĩ lập luận rằng: Các thiên thần lăn các vì sao như người nông dân lăn các thùng rượu nho; có người phản bác cho rằng: Các Thiên thần vác các vì sao như người nông dân vác bao bột mì từ cối xay gió...vv... Tất nhiên họ cũng phải bảo vệ luận điểm và phản biện. Sự phản biện này nhân danh phương pháp luận Thiên Chúa giáo. Tất nhiên nó vẫn sẽ được coi là đúng hoặc sai nếu luận điểm đó hợp lý và nhất quán với hệ thống giáo lý và những vấn đề liên quan đến nó. Và cũng tất nhiên nó không nhân danh khoa học.

Qua sự kiện dẫn chứng trên đây thì chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng tính phản biện không thôi thì chưa thể coi là khoa học. Mà có thể nó chỉ nhân danh tính hợp lý, tính nhất quán và hoàn chỉnh của một hệ thống phương pháp luận mà người có luận điểm liên quan đến nó đưa ra. Như thí dụ trên là nhân danh phương pháp luận Thiên Chúa giáo. Và tất nhiên nó không phải là khoa học.

Từ đó chúng ta đặt vấn đề rằng: Xuất phát từ một ý thức khoa học và một tri thức khoa học với chức danh khoa học nào đó thì đã bảo đảm được tính khách quan khoa học trong phản biện khoa học hay không - khi mục đích của phản biện khoa học thật sự là đi tìm chân lý?

Hoàn toàn không! Tôi khẳng định điều này! Khi nhân danh những trí thức khoa học và các chức danh khoa học thì nó chỉ có tác dụng phân biệt sự phản biện nhân danh phương pháp luận khoa học với sự phản biện nhân danh tôn giáo hoặc những phương pháp luận khác, mà tôi đã thí dụ ở trên, chứ nó chưa hoàn toàn bảo đảm tính khách quan khoa học trong việc đi tìm chân lý.

Trong lịch sử khoa học - ở mọi ngành khoa học - đã có không ít lần người ta nhân danh khoa học với tri thức khoa học từ những chức danh khoa học, để phản biện những lý thuyết mới. Để rồi đến nay, nhân loại nhận thấy những sai lầm của những cái gọi là phản biện này. Ngoài những thí dụ ở bài trên thì còn quá nhiều thực tế khác mà không cần nói thêm. Những người gọi là có tri thức khoa học phải tự biết điều này.

Như vậy, lịch sử phát triển khoa học đã xác định rằng: Tri thức khoa học và nhân danh khoa học không có nghĩa là những phản biện nhân danh nó thật sự là khách quan khoa học - Mà nó chỉ mới có tác dụng phân biệt với các phương pháp luận khác không nhân danh khoa học.

Ở đây tôi chưa nói đến tính "củ chuối" trong phản biện theo kiểu: "sai rồi", "không có cơ sở khoa học". "Còn nhiều vấn đề cần xem lại"..vv....tức là chỉ có ngôn từ phản đối chứ không có tính phản biện dù là nhân danh phương pháp luận gì - có khoa học hay không? Tất nhiên tôi cũng chưa bản đến tính văn hóa trong ngôn ngữ phản biện - vì chủ để của bài viết này chỉ bàn đến tính khách quan khoa học trong phản biện khoa học để đi tìm chân lý.

Chúng ta nhận thấy rằng: Cái tri thức khoa học của ngày hôm qua thì không phải là của ngày hôm nay và càng không phải là tri thức khoa học của tương lai. Nhưng những phát kiến khoa học của ngày hôm nay đang được phản biện thì nó lại thuộc về tương lai khi chúng ta thừa nhận nó sau khí nó xác định được tính chân lý.

Vậy - qua những thực tế trong lịch sử phát triển khoa học cho thấy - trí thức khoa học và sự nhân danh nó chưa phải là một điều kiện cần để sự phản biện thật sự khách quan khoa học. Mà nó chỉ các tác dụng phân biệt giữa phương pháp luận khoa học với những phản biện nhân danh các phương pháp luận phi khoa học. Và lịch sử phát triển khoa học cũng đã chứng tỏ không chỉ vài lần sự nhân danh đó có tác dụng phản khoa học khi ngăn cản chân lý trong quá trình phát triển của con người. Vậy thì cái gì sẽ bảo đàm cho tính khách quan khoa học thật sự trong phản biện khoa học? Để có thể bảo đảm rằng: Một phát kiến khoa học chân chính sẽ được công nhận với giá trị đích thực của nó, có tác dụng phát hiện nhanh trong những phát kiến phục vụ cho con người. Để có thể bảo đảm rằng: Những phát kiến khoa học thật sự sẽ vượt qua được tính đố kỵ, ghen ghét, sự áp đặt và cả những sự dốt nát vì khả năng tư duy hạn chế của những cuốn tự vị biết đi được gọi là nhà khoa học khi tham gia phản biện và những nguyên nhân khác nữa.

Còn tiếp

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị.

Đáng nhẽ tôi sẽ phân tích tiếp và từ đó đề xuất một tiêu chí trong phản biện khoa học để bào đảm tính khách quan khoa học cho nhưng phát kiến nhân danh khoa học. Nhưng tôi tạm dừng ở đây.

Mong các nhà khoa học thật sự và có trách nhiệm quan tâm đến đề tài này sẽ tham gia mạn đàm. Cảm ơn sự quan tâm của quí vị.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chuyện hy hữu ở cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia”

15:58' 11/02/2009 (GMT+7)

Sau buổi ghi hình cuộc thi chung kết quý III, thí sinh Bạch Đình Thắng (Trường chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội) đã khiếu nại về kết quả khiến Truyền hình Việt Nam (VTV) phải thay đổi kịch bản trận chung kết và bù thêm 5.000 USD tiền thưởng.

Posted Image

Một buổi ghi hình chương trìnhThí sinh Bạch Đình Thắng cho rằng mình đã trả lời đúng câu hỏi về sáu hệ trong cơ thể người (có đặt điểm ngôi sao hi vọng).

Thầy Trần Hồng Hải, cố vấn sinh học của chương trình, cho rằng em Thắng chỉ trả lời đúng năm hệ. Hệ thứ sáu là hệ vận động chứ không phải hệ nội tiết như Thắng trả lời.

Để thuyết phục hơn, tổng đạo diễn Tùng Chi tiếp tục gọi điện thoại cho ba chuyên gia về y học là GS Nguyễn Việt Cồ - nguyên Viện trưởng Viện Lao và hai phó giám đốc bệnh viện lớn tại Hà Nội.

Và cả ba vị này vẫn tiếp tục giữ quan điểm như ban cố vấn là “không thể cho điểm” và khẳng định: Chỉ có tuyến nội tiết chứ không có hệ nội tiết.

Những lập luận bằng khoa học của các chuyên gia về y - sinh này được công khai ngay tại trường quay và ban tổ chức quyết định: Chiến thắng thuộc về thí sinh Hồ Ngọc Hân (Trường Quốc học Huế) với 275 điểm, còn thí sinh Bạch Đình Thắng nhận giải nhì và bị loại khỏi trận chung kết năm.

Sau đó một thời gian, VTV lại nhận được đơn khiếu nại của gia đình em Thắng, kèm theo cuốn sách Sinh học lớp 8 có ghi rõ: “Hệ nội tiết là một trong các hệ của cơ thể người”.

Trước chứng cứ này, VTV đã phải mời ban cố vấn, các chuyên gia y - sinh lẫn ban biên soạn sách giáo khoa Sinh học lớp 8 để thống nhất đáp án.

Cuộc tranh luận vẫn không thể ngã ngũ khi các bên đều bảo vệ quan điểm. Cuối cùng, VTV đành phải chấp nhận câu trả lời của em Thắng với quan điểm: học thế nào thì trả lời thế ấy.

Quyết định của VTV đã giúp Thắng có thêm 60 điểm, có tổng điểm bằng điểm với người chiến thắng.

Tình huống bất ngờ này cũng đưa VTV vào thế khó khi cuộc thi đã ghi hình, không thể thay đổi.

Chiều 8/2, VTV đã cho công khai toàn bộ diễn biến về khiếu nại của em Thắng, lập luận của các chuyên gia và kết luận sửa sai của ban tổ chức trên sóng VTV3.

Theo đó, thí sinh Bạch Đình Thắng được công nhận là người đồng chiến thắng tại cuộc thi quý III. Thắng được nhận bù vòng nguyệt quế và phần thưởng 23 triệu đồng cùng một tivi 37 inch cho Trường chuyên Nguyễn Huệ. Đồng thời, Thắng sẽ cùng có mặt trong trận chung kết năm với thí sinh Hồ Ngọc Hân và ba thí sinh vô địch các quý khác.

Quyết định “vô tiền khoáng hậu” này đã làm hài lòng cả thí sinh lẫn khán giả truyền hình.

Ông Trần Đăng Tuấn, Phó Tổng Giám đốc VTV cho biết, trước mắt, VTV và nhà tài trợ sẽ phải bù thêm hơn 5.000USD tiền giải thưởng và hiện vật cho thí sinh... ngoài dự kiến ở trận chung kết.

Nhưng cái khó nhất theo tổng đạo diễn Tùng Chi là sẽ phải thay đổi phần mềm vi tính lẫn kết cấu câu hỏi trong trận chung kết vốn chỉ dành cho bốn thí sinh. Tất nhiên, kinh phí tổ chức cũng sẽ tăng lên khi phải tăng thêm ê-kíp cho điểm cầu truyền hình thứ năm tại Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ (Hà Nội) cũng như thời lượng sóng sẽ kéo dài.

Tuy nhiên, VTV khẳng định sẽ đảm bảo có một trận chung kết hoàn hảo.

Thầy Nguyễn Anh Tuấn, giáo viên Trường THPT chuyên Bắc Giang

Bài học về tính trung thực

Các em học sinh dự thi và xem cuộc thi quý III “Đường lên đỉnh Olympia” đã học được tính trung thực từ một cuộc chơi, không lấp liếm, sửa sai ngay khi phát hiện. Một cú “vượt chướng ngại vật” xuất sắc của những người thực hiện khi thể hiện tính khách quan và cầu thị. Tôi chỉ có băn khoăn nhỏ là một kiến thức phổ thông như vậy nhưng rất nhiều chuyên gia lẫn ban biên soạn sách giáo khoa tranh luận mãi mà chưa ngã ngũ!

Blogger Thạch Lão Gia:

Cái được lớn nhất là tính phản biện

Vượt lên trên những kiến thức chương trình cung cấp, cuộc thi quý III năm thứ chín đã khuyến khích được các em học sinh nâng cao tính phản biện, biết bảo vệ cái đúng đến cùng bằng chứng lý khoa học. Đó là một bài học thực tiễn, vượt ra khỏi khuôn khổ giáo khoa trong nhà trường.

Theo Pháp Luật TP.HCM

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính chào chú Thiên Sứ.

Cháu là người rất quan tâm đến Phong Thủy và vấn đề tâm linh. Cháu rất hân hạnh được tham gia vào diễn đàn của chú. Tuy không phủ nhận vai trò của Phong thủy và tâm linh trong cuộc sống nhưng cháu vẫn tin vào khoa học hiện đại hơn. Vì khoa học hiện đại giúp giải thích mọi vấn đề 1 cách rõ ràng, cụ thể hơn là Phong thủy và tâm linh. Tuy vậy, đôi lúc cháu vẫn luôn rơi vào cái vòng lẩn quẩn giữa niềm tin vào khoa học hiện đại hay tin vào Phong thủy và tâm linh. Vừa rồi lang thang trên mạng, cháu vô tình tìm thấy được 1 bài viết rất hay giúp cháu hóa giải được sự ngờ vực bấy lâu. Đó là bài "Lý thuyết về vũ trụ đa chiều thực tại". Cháu nghĩ chắc chú cũng đã biết bài này rồi. Tuy nhiên cháu cũng xin đăng lên mạng để mong chú cho ý kiến thêm.

Cám ơn chú rất nhiều.

-----------------------------------

LÝ THUYẾT VỀ VŨ TRỤ ĐA CHIỀU THỰC TẠI

(Gửi vào: 7/27/2007 7:41:30 PM)

Posted Image

Trong bài này sẽ trình bày một số điểm lý thuyết mà dựa vào đó có thể làm sáng tỏ nhiều hiện tượng tâm linh bí ẩn và mở ra nhiều hướng nghiên cứu lý thú. Đầu tiên là xét đến các khái niệm và định nghĩa cần thiết, tiếp đến là đề xuất một định đề về vũ trụ, sau đó sẽ bàn luận về những hệ quả đáng chú ý và cuối cùng là điểm qua các ý tưởng đã tồn tại về vũ trụ đa chiều có mặt trong những ấn phẩm công khai xuất hiện gần đây.

Vũ trụ tổng thể hay cái Một (gọi ngắn gọn là vũ trụ) là đối tượng bao hàm mọi thứ tồn tại. Việc đề xuất một lý thuyết để tiếp cận, khảo sát và lý giải tất cả các sự vật xảy ra xung quanh chúng ta dường như vượt khỏi giới hạn trí tuệ con người. Điều này có lẽ không hoàn toàn đúng như vậy. Chúng ta hy vọng là con người có khả năng tiếp cận từng bước tới mọi chân lý, kể cả chân lý về sự sống.

Thời đại thông tin hoá xã hội hiện nay cho phép chúng ta có thể tìm được những nguồn tư liệu vô cùng phong phú và bổ ích liên quan đến các phạm trù tôn giáo và khoa học. Tất cả những gì đáng chú ý được đưa ra trong bài này đều đã được đề cập đến một cách trực tiếp hoặc gián tiếp trong nhiều ấn phẩm. Điều đơn giản và thực sự hiệu quả là ở đây cần phải áp dụng phương pháp xử lý các dữ liệu, tương tự như cách khai thác các kim loại quý hiếm từ quặng: Phải chắt lọc từng gam nguyên liệu từ một khối lượng rất lớn hỗn hợp khoáng chất.

Nội dung cơ bản được trình bày trong bài này có thể khá hợp lý về mặt định tính và còn thiếu cứ liệu về mặt khoa học thực nghiệm, tuy vậy các chi tiết cốt lõi của nó đã được tin cậy và khẳng định lặp đi lặp lại bởi những người tu luyện tâm linh hàng ngàn năm nay. Đó có thể là đặc trưng cơ bản của các lý thuyết liên quan đến thế giới phi vật lý (thế giới vô hình).

Các khái niệm và định nghĩa

Thế giới vật lý hay thế giới hữu hình là phần nhìn thấy của vũ trụ. Mọi vật hữu hình đều có cấu tạo từ những phần tử cơ sở là nguyên tử, phân tử hay tế bào mà thực chất đều từ các nguyên tử. Nói cách khác, nếu không có các nguyên tử vật lý thì không tồn tại thế giới hữu hình.

Con người nhận biết được thế giới vật lý nhờ có ý thức thông qua các giác quan như thị giác, thính giác, xúc giác... Dưới nhãn quan của con người, thế giới hữu hình tồn tại như một tổng thể có thực với yếu tố nền tảng là các nguyên tử vật lý. Cái tổng thể đó sẽ được gọi là bình diện vật lýchiều thực tại vật lý.

Nếu phóng đại nguyên tử lên nhiều tỷ lần thì sẽ thấy rõ kích thước và sự rung động của nó. Gọi mật độ (vật chất) là số lượng các nguyên tử trong một đơn vị thể tích, còn tần số là số rung động của mỗi nguyên tử trong một đơn vị thời gian. Từ kinh nghiệm tích luỹ được cho thấy rằng, bình diện vật lý có thể được đặc trưng bởi mức mật độ hoặc dải tần số rung động của các nguyên tử.

Giả sử còn tồn tại vô số dạng cấu trúc vật chất có tính nền tảng tựa như nguyên tử vật lý, nhưng với kích thước bé hơn rất nhiều. Khi đó vũ trụ có thể sẽ bao gồm nhiều lớp vật chất được phân biệt bởi mức mật độ (hay dải tần số), tương tự như các sóng tuy cùng ở trong một không gian nhưng được phân biệt bởi dải tần số. Gọi bình diện vật chất hay chiều thực tại là lớp vật chất gồm những “nguyên tử” mà mức mật độ (hay dải tần số) của nó khác biệt căn bản so với các lớp khác. Rõ ràng nếu ngoài bình diện vật lý, vũ trụ còn có nhiều bình diện vật chất khác thì mức mật độ vật chất của chúng sẽ bé hơn (hay dải tần số sẽ lớn hơn) rất nhiều lần so với bình diện vật lý. Các bình diện vật chất như vậy (nếu có) phải trở thành trong suốt và trống rỗng hoàn toàn đối với con người (cần nhớ rằng, không khí tuy chưa thuộc lớp vật chất tinh tế mà với thị giác bình thường vẫn không thể nhìn thấy nó). Trong trường hợp đó có thể nói vũ trụ là đa chiều thực tại, còn các chiều đó tồn tại song song với nhau. Con người với các phương tiện kỹ thuật hiện đại chưa phát hiện ra một bình diện vật chất vô hình nào nếu quả thật chúng tồn tại.

hay Cần lưu ý rằng, khái niệm “chiều” ở đây có tính quy ước và chỉ liên quan đến mức mật độ (hay dải tần số) của vật chất, nó hoàn toàn khác với khái niệm “chiều” không - thời gian theo thuyết tương đối của Einstein và một số công trình nghiên cứu khác. Cũng cần phân biệt khái niệm “song song” nói trên và khái niệm tương tự đã được xem xét trong các ấn phẩm phổ biến khoa học. Ở đây vũ trụ vẫn được coi là một thể thống nhất, còn các bình diện vật chất chỉ là những bộ phận hợp thành (vũ trụ con). Trái lại, một số tác giả đã nói đến khả năng tồn tại những vũ trụ song song theo nghĩa chúng độc lập nhau hoàn toàn.

Định đề về vũ trụ

Khi suy ngẫm về bình diện vật lý, chúng ta có thể đặt ra vài câu hỏi mở rộng. Ngoài các dạng nguyên tử tạo ra bình diện vật lý, còn những dạng “nguyên tử” nào khác hình thành nên các bình diện vật chất không nhìn thấy? Có hay không các bình diện vật chất với mức mật độ cực đại hay cực tiểu? Con người có khả năng chứng minh hay bác bỏ giả thuyết về tính đa chiều thực tại của vũ trụ? Qua nhiều tư liệu tôn giáo và khoa học, dường như những lời giải đáp cho các câu hỏi nói trên đã được chuẩn bị sẵn. Các đại sư từ xa xưa đến nay luôn hướng sự chú ý đến những “tầng trời” mà ý thức họ có thể dịch chuyển tới trong khi ngồi thiền, đặc biệt những người chứng ngộ thành Phật đã cho biết rằng: tồn tại “tầng tâm thức” mà khi ý thức con người tập trung ở đó thì sẽ có nhiều cảm nhận siêu việt như vô hạn, trong suốt, trống rỗng, tĩnh lặng và ung dung tự tại trước mọi hoàn cảnh của cuộc sống. Trong mấy thập niên gần đây người ta bắt đầu nói nhiều đến khả năng xuất thần của con người mà bất kỳ ai cũng có thể đạt được kết quả bằng con đường tập luyện kiên trì theo những phương pháp có sẵn. Hiện tượng xuất thần cho biết rằng, dường như con người là một hệ thống phức tạp các cơ thể hữu hình và vô hình, mỗi cá nhân có thể sử dụng ý chí của mình để tách rời chúng và chuyển dịch ý thức từ cơ thể này đến cơ thể khác trong khi thể xác ngủ bất động. Các nhà xuất thần lão luyện tin rằng, bộ não nói riêng và thân vật lý nói chung không phải là nguồn gốc tạo nên tâm trí mỗi người, chúng chỉ đóng vai trò “hiển hiện” những gì diễn ra tại các bình diện vật chất vô hình. Tồn tại bằng chứng cho thấy rằng, ở các loài động vật và thực vật cũng có mặt hệ thống các cơ thể vô hình. Đặc biệt đáng chú ý là nhờ kỹ thuật xuất thần, nhiều cá nhân tin là đã sử dụng các phần cơ thể vô hình của mình để du hành vào các chiều thực tại phi vật lý và phát hiện được những điều hết sức mới lạ. Họ đã tỏ ra vô cùng kinh ngạc trước những gì mắt thấy, tai nghe và cảm nhận trực tiếp. Như vậy, con người đã biết rõ nhiều hiện tượng hướng vào các khía cạnh bản chất của vũ trụ. Việc chứng minh yếu tố nền tảng đó của vũ trụ là không cần thiết đối với những người có khả năng đặc biệt, nhưng có lẽ là nan giải đối với nhiều người bình thường và khoa học đương đại. Do vậy, cần phải thừa nhận tính đa chiều thực tại của vũ trụ như một định đề - điều chân lý không thể chứng minh, nhưng là đơn giản và hiển nhiên, được dùng để làm điểm xuất phát trong một hệ thống lý thuyết nhất định. Sau đây là nội dung của định đề đó.

ĐỊNH ĐỀ: Vũ trụ có vô số bình diện vật chất.

Định đề này khẳng định rằng, ngoài bình diện vật lý còn có vô số bình diện vật chất vô hình mà nhiều người đã trải nghiệm bằng cách riêng của mình. Không cần thiết phải tranh luận về điều này. Nó đã được nhiều người nhận biết. Hoàn cảnh hiện nay cũng giống như trường hợp giả định sau đây: Nếu tuyệt đại đa số con người là mù hoặc điếc bẩm sinh, thì chúng ta cũng sẽ khó tin khi ai đó nói về sự tồn tại ánh sáng hoặc âm thanh. Vấn đề thiết thực hiện nay là phải tìm những phương pháp hiệu quả để tiếp cận và nghiên cứu các bình diện vật chất phi vt lý (không nhìn thấy).

Có lẽ thiền định và xuất thần là hai cách quen thuộc và dễ được áp dụng để thâm nhập vào các chiều thực tại khác. Chúng ta sẽ dùng NF0, NF1, NF2... để ký hiệu các bình diện vật chất theo thứ tự mc mt độ giảm dần (hay dải tần số tăng dần). Ở đây NF0 chỉ bình diện vật lý, còn NF1 - bình diện vật chất kề cận bình diện vật lý mà con người có thể nhận biết dễ hơn.

Từ lâu khoa huyền bí đã đưa ra hình ảnh về tính đa chiều thực tại của vũ trụ. Theo thuyết tâm linh, con người có quan hệ trực tiếp với 7 chiều thực tại: cõi Trần, các cõi Trung giới (cõi Âm), Thượng giới, Bồ đề, Niết bàn, Đại niết bàn và Tối đại niết bàn, trong đó “nguyên tử” cõi Trần (khác với khái niệm nguyên t trong vật lý học) lớn hơn “nguyên tử” cõi Tối đại niết bàn là 712 » 14 triệu lần.

Để có thể hình dung một cách giản đơn về vũ trụ đa chiều thực tại, lấy ví dụ trực giác sau đây. Trộn đều một ít sỏi và cát, sau đó đổ vào một cái bình đầy nước, tiếp đến bơm thêm không khí vào bình. Như vậy, không gian trong bình chứa đồng thời cả sỏi, cát, nước và không khí. Chúng ta có thể nói rằng sỏi, cát, nước và không khí tồn tại song song với nhau trong bình. Đặc biệt, lớp không khí hầu như trong suốt và trống rỗng đối với các lớp còn lại.

Các hệ quả

Xuất phát từ định đề nói trên, chúng ta sẽ suy ra một số hệ quả chủ yếu có quan hệ với các luận thuyết tôn giáo và khoa học. Nội dung cụ thể của những hệ quả đó ít nhiều phù hợp với trải nghiệm tâm linh của các đại sư và các cứ liệu khoa học mà chúng ta đã biết.

Hệ quả 1 - Bình diện vật lý có mức mật độ vật chất lớn nhất.

Thật vậy, do vũ trụ có vô số chiều nên tồn tại một bình diện vật chất với mức mật độ dày đặc nhất. Điều hợp lý là bình diện vật chất như vậy có tính hữu hình đối với con người. Theo định nghĩa, đó chính là bình diện vật lý.

Cần lưu ý rằng, khái niệm “hữu hình” ở đây được biểu thị ở chỗ có thể nhìn thấy trực tiếp (ví dụ với các vật rắn thông thường) hoặc gián tiếp (ví dụ với sóng điện từ, không khí, “lỗ đen”). Rõ ràng, vật chất của bình diện vật lý có các dạng cấu trúc thay đổi rất phức tạp, trong số đó có các vật vô cơ và hữu cơ, các vật vô sinh và hữu sinh. Như vậy, bình diện vật lý chịu sự biến đổi không ngừng.

Một câu hỏi đơn giản được đặt ra: Sự tồn tại của bình diện vật lý có điểm kết thúc hay không? Dự đoán câu trả lời là . Sự kiện là ở chỗ vũ trụ có nhiều “lỗ đen” - vùng không gian với lực hấp dẫn cực mạnh, có khả năng hút mọi vật chất ở gần, kể cả ánh sáng (trừ một số tia đặc biệt, ví dụ tia X). Tất cả các nguyên tử vật lý có lẽ đến một lúc nào đó sẽ bị hấp thụ vào các “lỗ đen”, đây chính là thời điểm mà bình diện vật lý chấm dứt tồn tại. Trong trường hợp đó các nguyên tử vật lý được phân rã thành những cấu trúc “mịn” hơn và hoà nhập vào các bình diện vật chất NF1, NF2...

Hệ quả 2 - Tồn tại một bình diện vật chất phi cấu trúc.

Thật vậy, do vũ trụ có vô số chiều thực tại nên suy ra sự hiện diện một bình diện vật chất với mức mật độ cực tiểu (hay dải tần số cực đại). Căn cứ vào nhiều ghi chép tâm linh kéo dài hàng ngàn năm đề cập đến những trải nghiệm của các đại sư, có thể xác định bình diện đó không chứa bất kỳ cấu trúc vật chất nào từ bé đến lớn (một “cấu trúc” ở đây được hiểu là có chứa từ hai thành phần). Nói cách khác, trong bình diện vật chất phi cấu trúc chỉ tồn tại những “hạt” vật chất nguyên sơ hay lớp năng lượng nguyên thuỷ của vũ trụ. Chúng ta sẽ gọi bình diện vật chất này là bình diện tâm thức hay chiều tâm thức. Tên gọi này có nguồn gốc tôn giáo. Ở đây từ “tâm thức” đơn thuần chỉ có nghĩa là vật chất phi cấu trúc.

Như sau này chúng ta sẽ thấy, bình diện tâm thức có vai trò nền tảng đối với toàn bộ vũ trụ. Sự tồn tại và hiệu ứng kỳ diệu của nó đã trở thành yếu tố trung tâm của nhiều thuyết tôn giáo từ xưa đến nay. Căn cứ vào điều kiện phi cấu trúc vật chất và các ghi chép tâm linh, có thể liệt kê một loạt tính chất siêu việt sau đây của bình diện tâm thức:

1) Thuần khiết - bình diện tâm thức chỉ gồm các “hạt” nguyên sơ thuần nhất không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ một bình diện vật chất khác;

2) Bất biến - mọi sự biến đổi (cấu trúc hoá hay phân rã) đều diễn ra bên ngoài giới hạn của bình diện tâm thức;

3) Vĩnh hằng - sự tồn tại của bình diện tâm thức không có điểm đầu và điểm cuối;

4) Phân bố khắp vũ trụ - bình diện tâm thức đóng vai trò “nền” đối với tất cả các bình diện vật chất khác;

5) Hoàn toàn trong suốt và trống rỗng - con người và mọi thiết bị tuyệt đối không thể nhìn thấy bình diện tâm thức một cách trực tiếp hoặc gián tiếp;

6) Tĩnh lặng tuyệt đối - vắng mặt mọi sự nhiễu loạn;

7) Phi thời gian - không có dòng chảy thời gian vì vắng mặt mọi quá trình vật chất (thời gian là thuộc tính của các quá trình vật chất diễn ra theo một trật tự nhất định);

8) Phi không gian - không có quảng tính như dài ngắn, rộng hẹp, cao thấp vì vắng mặt mọi cấu trúc vật chất;

9) Nguồn gốc vạn vật - tất cả sự vật của vũ trụ đều được sinh ra từ đó;

10) Tạo ra “hiệu ứng tâm thức” - tác động lên mọi cấu trúc vật chất, được thể hiện qua các hình thái “nhận biết” từ dạng đơn giản nhất như phản ứng, cảm ứng... cho đến dạng phức tạp như ý thức, tình yêu, sáng tạo...

Có thể coi vật chất của lớp tâm thức là “sóng tâm thức”. Các cấu trúc vật chất càng bé càng dễ tương tác với sóng tâm thức. Bình diện tâm thức như thể một đại dương vật chất - sóng, tồn tại vĩnh hằng và có vai trò đặc biệt đối với mọi quá trình hình thành và tiến hoá của vũ trụ nói chung, cũng như tạo ra sự sống từ các dạng thô sơ nhất cho đến các dạng phức tạp nhất, trong số đó có con người.

Việc chỉ ra sự tồn tại của bình diện tâm thức là một kết luận có ý nghĩa thiết thực đối với cả tôn giáo và khoa học. Bằng những thể nghiệm tâm linh và suy ngẫm kiên trì, một số đại sư từ lâu đã nhận thức được sự hiện hữu “Cái đó” trong mối quan hệ vô cùng xa lạ và gần gũi, vô cùng bí ẩn và hiển nhiên, dường như rất cao xa nhưng lại gắn bó mật thiết, mọi cá nhân đều có khả năng tiềm tàng tiếp cận “nó” tại bất kỳ thời điểm nào của cuộc sống. Có điều đó là vì vật chất tâm thức thẩm thấu vào mọi cấu trúc hữu hình và vô hình với kích thước bất kỳ.

Dựa trên khái niệm về bình diện tâm thức, khoa học có thể mở rộng tầm nhìn đối với nhiều lĩnh vực nghiên cứu, đặc biệt là tìm hiểu về nguồn gốc, động lực và quá trình tiến hoá của vũ trụ nói chung cũng như quá trình phát sinh sự sống trên Trái đất của chúng ta và tại các hành tinh khác ngoài Hệ mặt trời.

Chính ý tưởng về bình diện tâm thức được lấy ra từ các ghi chép tâm linh liên quan đến những người đã chứng ngộ thành Phật. Nội dung cốt lõi của các giáo lý như vậy luôn luôn hướng tới một đối tượng siêu việt nhất định mà các đại sư hết sức tôn kính và bền bỉ tu luyện để hoà nhập vào đó. Rõ ràng, bức tranh đầy đủ mô tả vũ trụ chỉ có thể thu được từ việc kết hợp các ý tưởng về vũ trụ đa chiều thực tại cũng như sự hiện diện một lớp vật chất vĩnh cửu đóng vai trò nguồn chất liệu nguyên thuỷ và động lực sinh thành vạn vật.

Chúng ta sẽ vô cùng kinh ngạc nếu biết rằng, trước đây gần 25 thế kỷ, nhà triết học Socrates đã có ý nghĩ về “tự tính” tựa như bình diện tâm thức. Phép tư duy của ông là đi tìm tự tính của mọi sự vật thông qua các hiện tượng đơn lẻ. “Hiện tượng” là cái có sinh - thành - hoại - diệt, còn “tự tính” là cái vĩnh hằng, đích thực, độc lập và đứng sau mọi hiện tượng. Socrates là người đầu tiên nêu rõ mối quan hệ giữa tự tính và hiện tượng. Ông cũng cho rằng, sự hiểu biết về hiện tượng chưa phải là tri thức đúng đắn, còn tự tính thì khó nắm bắt, nên ông coi mình “không biết gì cả”.

Một số nhà khoa học khác cũng đã có những tư tưởng đáng chú ý. Leibniz, người theo chủ nghĩa duy linh khách quan, cũng đã đi đến cách tiếp cận gần với khái niệm về bình diện tâm thức. Ông đã nêu lên định đề về sự hiện hữu một cơ sở tâm linh “khách quan” khác với ý thức con người và độc lập với ý thức con người. Cơ sở tâm linh khách quan đó cũng giống như Ý niệm tuyệt đối của Hegel hay Thượng Đế của Platon. Trong trường hợp này, Thượng Đế là siêu việt đối với vũ trụ và không đồng nhất với vũ trụ. Theo Leibniz, tồn tại các “đơn tử” là những chất không thể phân chia được, thuộc về tinh thần, tạo nên toàn bộ vũ trụ.

Những người theo quan điểm của cơ học lượng tử cũng đã tiếp cận rất gần với khái niệm về bình diện tâm thức. Họ nói đến một ngân hàng năng lượng tự nhiên vô hạn mà từ đó xuất hiện các “hạt ma” (chúng tồn tại với thời gian cực ngắn, thực tế không thể phát hiện ra).

Hệ quả 3 - Tồn tại một lớp vật chất trung gian giữa hai bình diện vật chất liền kề.

Cần nhắc lại rằng, khái niệm “lớp vật chất” ở đây có nghĩa giống như “lớp sóng” - mọi sóng cùng tồn tại trong một không gian nhưng mỗi lớp sóngmức mật độ. Sự tồn tại lớp vật chất trung gian được suy diễn như sau. Vì hai bình diện liền kề có vật chất khác biệt nhau về mức mật độ, nên giữa chúng phải tồn tại một lớp trung gian đóng vai trò phân cách. Có thể dự đoán rằng, tại lớp vật chất trung gian diễn ra những quá trình biến đổi nhất định (cấu trúc hoá hay phân rã các phần tử cơ sở) có quan hệ đến hai bình diện liền kề tương ứng.

Một số cá nhân có kinh nghiệm xuất thần đã quan sát được lớp trung gian giữa bình diện vật lý (NF0) và bình diện kề cận (NF1).

được xác định bởi dải tần số của nó; tương tự, toàn bộ vật chất cùng tồn tại trong một không gian nhưng chúng được nhận biết theo

Hệ quả 4 - Các bình diện vật chất đã được tạo thành theo trật tự mức mật độ tăng dần.

Hệ quả này được suy diễn như sau. Vì bình diện tâm thức là phi cấu trúc và tồn tại vĩnh hằng nên nó là bình diện vật chất duy nhất tồn tại đầu tiên. Lớp vật chất trung gian kề cận bình diện tâm thức đã được tạo thành từ nguồn năng lượng nguyên thuỷ đó. Tiếp đến, mỗi bình diện vật chất nhất định đều được sinh ra từ lớp trung gian kề trước, bởi vì các cấu trúc cơ sở tương ứng (tựa “nguyên tử”) phải được hình thành từ “chất liệu” phù hợp và có sẵn. Quá trình đó diễn ra cho đến bình diện vật lý.

Trên đây là các khía cạnh chủ yếu của “lý thuyết về vũ trụ đa chiều thực tại”. Nói một cách ngắn gọn, lý thuyết này gồm 3 điểm chính sau đây:

- Toàn bộ vật chất được thể hiện theo vô số lớp, mỗi lớp được đặc trưng bởi mức mật độ hay dải tần số rung động của các “nguyên tử” tương ứng và đóng vai trò một chiều thực tại của vũ trụ;

- Bình diện tâm thức là nguồn năng lượng nguyên thuỷ, nó là lớp vật chất phi cấu trúc chứa các hạt nguyên sơ với nhiều tính chất siêu việt;

- Bình diện vật lý là vỏ cứng của vũ trụ, nó là lớp vật chất có mức mật độ các nguyên tử dày đặc nhất.

Rõ ràng, lý thuyết về vũ trụ đa chiều thực tại trên đây không chứa đựng bất kỳ yếu tố nào có liên quan đến một thực thể siêu phàm với nhân tính, năng lực và trí tuệ tuyệt đối. Điều này có ý nghĩa khách quan trong việc xem xét các hiện tượng xảy ra xung quanh chúng ta.

Các ý tưởng về vũ trụ đa chiều thực tại

Đối với các nhà khoa học thế giới, ý tưởng về vũ trụ đa chiều thực tại hay vũ trụ song song đã xuất hiện cách đây 7 thập niên. Vào năm 1935, tác giả thuyết tương đối là Einstein và trợ lý của ông là Nathan Rosen đã cho công bố một bài báo liên quan đến “lỗ đen”. Họ đề xuất rằng, thay vì đó là kẽ hở của không - thời gian đơn giản như ban đầu người ta tưởng thì “lỗ đen” chính là “cầu nối” một vũ trụ con này với một vũ trụ con có thể khác. Trong vật lý học hiện đại, khái niệm này được coi là “Cầu nối Einstein - Rosen”.

Ý tưởng trên đây có ảnh hưởng nhất định đến các nhà khoa học khác theo hướng tìm kiếm vũ trụ con song song. Vào năm 1951, nhà vật lý Hugh Everett cho rằng nhiều thế giới hay vũ trụ con cùng tồn tại với chúng ta nhưng không thể đồng thời thâm nhập được. Theo Everett, mỗi thế giới hay mỗi chiều thực tại đều có chứa một bản khác nhau của cùng một người đang sống và thực hiện nhiều hành động khác nhau trong cùng một thời điểm. Lý thuyết này gây ra bàn cãi rất nhiều, nhưng nó đưa đến một cách giải thích thực tại lượng tử.

Một công trình khác về “lỗ đen” cũng đã được công bố vào năm 1961 bởi Kruscal. Người này đã trình bày bản đồ về “lỗ đen”, chỉ ra mối nối lẫn nhau giữa vũ trụ con vật lý và các vũ trụ con vô hình.

Năm 1963, nhà vật lý và toán học Roy P. Kerr đã xây dựng các phương trình chính xác liên quan đến sự quay của “lỗ đen”. Từ đó suy ra sự tồn tại của vô số vũ trụ con song song mà tất cả chúng đều nối trực tiếp với “lỗ đen”. Kerr giả định là tồn tại một chuỗi vô hạn mảnh chắp của vũ trụ trải rộng đồng thời về quá khứ và tương lai.

William Buhlman, một người thực hành khả năng xuất thần của con người, vào năm 1996 đã viết trong cuốn Adventures beyond the body (Phiêu lưu ngoài cơ thể) rằng, vũ trụ là một sự thâm nhập đa chiều của năng lượng liên nối lẫn nhau, có thể được phân tách như không gian sóng. Ông tin rằng, mỗi đối tượng ở bình diện phi vật lý (vô hình) bao gồm một ma trận năng lượng ánh sáng thay vì năng lượng phân tử. Buhiman đã nói đến bình diện phi vật lý NF1 (kề cận bình diện vật lý) trên cơ sở kết quả quan sát của ông trong khi xuất thần. Đây là thế giới năng lượng song song có hình thái gần như đồng nhất với bình diện vật lý. Nó không thể bị phân tách theo không gian và thời gian, nhưng có thể phân biệt được bằng tần số rung động hay mật độ năng lượng. Tại bình diện này hiện hữu các khuôn hay bản sao năng lượng của các đối tượng vật lý. Tuy nhiên, cùng các cấu trúc phi vật lý đó tồn tại hầu như độc lập với bình diện vật lý. Ví dụ, một ngọn nến đang cháy có thể bị thổi tắt ở bình diện NF1, nhưng vẫn sáng ở thế giới vật lý.

Còn có nhiều ý tưởng khác nói về tính đa chiều thực tại của vũ trụ hay đề cập đến những thế giới vô hình tồn tại song song với bình diện vật lý. Tuy vậy, chưa thấy tài liệu nào xem xét bình diện tâm thức với vai trò là nguồn chất liệu nguyên thuỷ của vũ trụ và là động lực sinh thành các cấu trúc vật chất muôn hình muôn vẻ, trong đó có các cơ thể sống nói chung và con người nói riêng.

Khái niệm về khoa học tâm linh

Thuật ngữ “khoa học tâm linh” cần được sử dụng để chỉ lĩnh vực nghiên cứu về lý thuyết và thực nghiệm có quan hệ đến nền tảng của sự tồn tại nói chung, kể cả các bình diện vật chất phi vật lý (không nhìn thấy bằng mắt thường). Thành phần quan trọng nhất của khoa học tâm linh có lẽ là thuyết vũ trụ đa chiều thực tại mà cốt lõi của nó là kết luận về sự hiện hữu bình diện tâm thức - lớp vật chất phi cấu trúc đóng vai trò chất liệu nguyên thuỷ và động lực toàn năng tạo nên mọi sự vật của vũ trụ.

Các cách tiếp cận và quá trình nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học tâm linh sẽ có những đặc thù hoàn toàn mới so với khoa học thực nghiệm trong bình diện vật lý. Điểm nổi bật của khoa học tâm linh hiện nay là khi tiến hành khảo sát và thực nghiệm ở những chiều thực tại năng lượng khác nhau đòi hỏi phải có sự tham gia trực tiếp của con người như một cỗ máy đa chiều tinh tế và đồng thời có thể làm nhiệm vụ của người nghiên cứu. Không thể tìm hiểu được các chiều thực tại năng lượng nếu không có những thiết bị đa chiều phù hợp. Hy vọng là các phương tiện kỹ thuật như vậy có thể sẽ được sáng chế ra trong một tương lai không xa.

Nhiều tư liệu khoa học và tôn giáo đã được tích luỹ từ xa xưa đến nay cho thấy rằng, việc tiếp cận và nhận diện các thế giới vô hình không đến nỗi quá khó khăn. Rõ ràng, các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học tâm linh sẽ có ý nghĩa vô cùng lớn lao đối với đời sống tinh thần và vật chất của mỗi cá nhân nói riêng và xã hội nói chung.

ST (Theo cuốn “Vũ trụ & con người dưới góc độ khoa học tâm linh”, 2006)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn kenny10475 đã làm sống lại đề tài này.

Tuy nhiên tôi đã nhiều lần phát biểu trên diễn đàn rằng:

Quan điểm minh chứng nhân danh khoa học của tôi với mục đích duy nhất là xác định Việt sử gần 5000 năm văn hiến, Tất cả mọi phương tiện hiểu biết trong tôi đều được sử dụng, trong đó có việc xác định thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là Lý thuyết thống nhất vũ trụ, mà nhân loại đang tìm kiếm. Phong thủy, tử vi.....chỉ là những phương tiện của phương tiện nhằm chứng tỏ tính hệ thống, tính nhất quán và hoàn chỉnh về mặt định tính của thuyết Âm Dương Ngũ hành bao trùm lên nhiều lĩnh vực và phong phú hơn nhiều.

Có thể có nhiều nhà nghiên cứu có quan điểm tương đồng với tôi. Nhưng theo cái nhìn của riêng tôi, hầu hết họ đều mắc sai lầm về phương pháp chứng minh cho chân lý. Những sai lầm này sẽ dẫn tới sự sụp đổ niềm tin vào chân lý, mà đáng nhẽ nó phải đến nhanh hơn. Bởi vậy, đối với cá nhân tôi, sự tương đồng về quan điểm chí có tính an ủi, chứ không có tính thực tiễn trong minh chứng khoa học.

Sự xác định Phong Thủy là một khoa học của tôi không mang yếu tố tâm linh, khi tôi đã định nghĩa lại vật chất (Xem "Định mệnh có thật hay không?"). Bởi vậy, bài viết này đối với tôi chỉ để tham khảo. Hiện nay tôi đang rất bận, nhưng tôi sẽ chỉ ra sai lầm căn bản của bài này khi có dịp rảnh. Nhưng luận điểm xuyên suốt của tôi sẽ là:

Không thể đồng nhất những dạng tồn tại, vận động và tương tác của vật chất chưa nhận thức được trong trí thức khoa học hiện đại với khái niệm "Tâm linh".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu rất cám ơn chú đã dành thời gian trả lời câu hỏi của cháu. Cháu mong sớm nhận được những bài phân tích sâu hơn của chú về đề tài trên.

Kính chúc chú và gia đình luôn dồi dào sức khỏe và bình an.

Cảm ơn kenny10475 đã làm sống lại đề tài này.

Tuy nhiên tôi đã nhiều lần phát biểu trên diễn đàn rằng:

Quan điểm minh chứng nhân danh khoa học của tôi với mục đích duy nhất là xác định Việt sử gần 5000 năm văn hiến, Tất cả mọi phương tiện hiểu biết trong tôi đều được sử dụng, trong đó có việc xác định thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là Lý thuyết thống nhất vũ trụ, mà nhân loại đang tìm kiếm. Phong thủy, tử vi.....chỉ là những phương tiện của phương tiện nhằm chứng tỏ tính hệ thống, tính nhất quán và hoàn chỉnh về mặt định tính của thuyết Âm Dương Ngũ hành bao trùm lên nhiều lĩnh vực và phong phú hơn nhiều.

Có thể có nhiều nhà nghiên cứu có quan điểm tương đồng với tôi. Nhưng theo cái nhìn của riêng tôi, hầu hết họ đều mắc sai lầm về phương pháp chứng minh cho chân lý. Những sai lầm này sẽ dẫn tới sự sụp đổ niềm tin vào chân lý, mà đáng nhẽ nó phải đến nhanh hơn. Bởi vậy, đối với cá nhân tôi, sự tương đồng về quan điểm chí có tính an ủi, chứ không có tính thực tiễn trong minh chứng khoa học.

Sự xác định Phong Thủy là một khoa học của tôi không mang yếu tố tâm linh, khi tôi đã định nghĩa lại vật chất (Xem "Định mệnh có thật hay không?"). Bởi vậy, bài viết này đối với tôi chỉ để tham khảo. Hiện nay tôi đang rất bận, nhưng tôi sẽ chỉ ra sai lầm căn bản của bài này khi có dịp rảnh. Nhưng luận điểm xuyên suốt của tôi sẽ là:

Không thể đồng nhất những dạng tồn tại, vận động và tương tác của vật chất chưa nhận thức được trong trí thức khoa học hiện đại với khái niệm "Tâm linh".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi đã đề nghị một cuộc tranh luận công khai về thuyết tương đối với bất cứ nhà khoa học nào, nhưng đâu có vị nào nhận lời.

Có phản biện được thuyết tương đối thì đã làm được gì, khi mà các nhà khoa học tương đối không chấp nhận thượng đài tỉ thí?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một người vô danh đòi phản biện thuyết tương đối thì không khác gì châu chấu đòi đá .... núi.

Người ta ca ngợi phản biện, mở lớp dạy tư duy phản biện. Nhưng khi có người muốn phản biện công khai thì các cao thủ ... biến mất. Có phải là nghịch lý không?

Quí vị nào có cách hay có thể làm cho các cao thủ trên núi chấp nhận một cuộc tranh luận công khai, xin vui lòng cho biết. 

Cám ơn nhiều,

Nguyễn Giang Thành

thanhgn@hotmail.com

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Giang Thành hãy công khai mô tả quan điểm của anh về Thuyết Tương Đối lân đây. Tự khắc sẽ có người lên tiếng ủng hộ (Nếu anh đúng) và phản đối, nếu anh sai. Anh nên lập một topic riêng về vấn đề này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cám ơn anh Thiên Sứ,

Tôi vẫn chưa biết nên mở lại chủ đề này ở phòng nào?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính chào quý vị,

Tôi thật sự không biết mở lại chủ đề thuyết tương đối ở phòng nào cho thích hợp. Xin các quản trị viên cho ý kiến. Và trong khi chờ đợi,

Tôi xin phép được gởi đến các nhà khoa học ủng hộ thuyết tương đối một lời mời gọi chính thức và nghiêm chỉnh cho một cuộc tranh luận khoa học công khai về lý thuyết này. Các vị nào nhận thấy mình đã am tường nó và có thể đại diện cho trường phái tương đối đều được hoan nghênh. Cuộc tranh luận này có thể là một cơ hội để làm sáng tỏ một tượng đài khoa học. Hy vọng các vị sẽ không từ chối.

Tôi chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm về mời gọi này.

Trân trọng,

Nguyễn Giang Thành

thanhgn@hotmail.com

 

Sơ lược về chi tiết,

Đại khái cuộc tranh luận sẽ diễn ra dưới hình thức vấn đáp. Tôi sẽ là người đưa ra vài câu hỏi (trong vòng 10 câu), và phía kia sẽ đưa ra lời giải đáp để bảo vệ thuyết tương đối. Tôi sẽ công khai danh tánh và email. Phía bên kia có thể dùng nickname nếu muốn (White Bear chẳng hạn).

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi xin phép được trình bày thêm một chút về cách thức "vấn đáp" này cho rõ ràng hơn.

Khi một nghiên cứu sinh trình bày và bảo vệ luận án của anh ta trước một hội đồng giám định khoa học. Trước tiên anh ta phải trình bày và kế đó là bảo vệ luận án qua việc trả lời các câu hỏi của hội đồng.

Thì trong cuộc tranh luận này, các vị giáo sư tiến sĩ sẽ ngồi ở vị trí bảo vệ thuyết tương đối. Các vị không cần phải minh danh, còn tôi thì đã minh danh rồi. Các vị không cần phải trình bày thuyết tương đối, nhưng nếu các vị muốn thì cứ tự nhiên. Sau đó, để trả lời các câu hỏi, các vị này có thể liên thủ hoặc xa luân chiến, nhưng cho mỗi câu hỏi, tôi chỉ nhận một câu trả lời mà thôi. Tôi sẽ không hỏi nhiều hơn 10 câu hỏi chính cho toàn bộ cuộc tranh luận.

Thế nào là câu hỏi chính/phụ? Vi dụ: Tôi nêu câu hỏi đầu tiên. Câu hỏi này sẽ là một câu hỏi chính. Các vị đưa ra câu trả lời dài một trang giấy chẳng hạn. Nếu trong trang giấy đó, có vài chỗ tôi không chắc là các vị muốn nói gì, thì tôi có thể yêu cầu các vị giải thích thêm về các chỗ ðó. Các yêu cầu (nếu có) này chỉ là phần phụ thuộc trong câu hỏi chính mà thôi. Chúng không được tính là một câu hỏi chính. Sau khi hiểu rõ câu trả lời của các vị, tôi có thể phản biện nó bằng cách ðưa ra các luận chứng khoa học,…Các phản biện này cũng chỉ là phần phụ thuộc vào câu hỏi chính.

Share this post


Link to post
Share on other sites
On ‎2‎/‎11‎/‎2009 at 08:54, Thiên Sứ said:

Chuyện hy hữu ở cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia”

 

Có bao nhiêu hệ thống?

Câu trả lời của ban giám khảo là 6

1. Hệ thần kinh

2. Hệ tuần hoàn

3. Hệ tiêu hóa

4. Hệ bài tiết

5. Hệ hô hấp

6. Hệ vận động

Câu trả lời của em Thắng cũng là 6: Thần kinh, tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp, bài tiết và nội tiết. (theo sách giáo khoa)

Ban giám khảo, sách giáo khoa, bộ giáo dục đều có vấn đề. Tôi chỉ ra thêm ba hệ nữa: Hệ sinh dục/sinh sản, hệ miễn dịch, hệ bạch huyết.

Tổng cộng là 10 hệ.

Có ai phản đối tôi không?

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trở lại với thuyết tương đối.....

 

Thưa quý đọc giả,

Khi nào có cao thủ thuyết tương đối nhận lời tranh luận, xin quý vị vui lòng gọi tôi một tiếng qua địa chỉ email thanhgn@hotmail.com

tôi sẽ trở lại tiếp chiêu của họ.

 

Cám ơn quý vị,

Nguyễn Giang Thành

 

Share this post


Link to post
Share on other sites
On 7/23/2017 at 08:33, Giang Thành said:

Có bao nhiêu hệ thống?

Câu trả lời của ban giám khảo là 6

1. Hệ thần kinh

2. Hệ tuần hoàn

3. Hệ tiêu hóa

4. Hệ bài tiết

5. Hệ hô hấp

6. Hệ vận động

Câu trả lời của em Thắng cũng là 6: Thần kinh, tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp, bài tiết và nội tiết. (theo sách giáo khoa)

Ban giám khảo, sách giáo khoa, bộ giáo dục đều có vấn đề. Tôi chỉ ra thêm ba hệ nữa: Hệ sinh dục/sinh sản, hệ miễn dịch, hệ bạch huyết.

Tổng cộng là 10 hệ.

Có ai phản đối tôi không?

 

Trên tinh thần phản biện khoa học, tôi chỉ cần chỉ ra 1 điểm mà ý kiến bác đưa ra chưa đúng là coi như nội dung bác đưa ra chưa hoàn thiện. Tôi phản đối 10 hệ như bác đưa ra vì hệ bạch huyết là một phần chính của hệ miễn dịch (nhiều khi người ta dùng hai tên này ở vị trí hoán đổi cho nhau), ngoài ra hệ bạch huyết còn là một phần của hệ tuần hoàn. Do đó hệ bạch huyết không thể là một "hệ độc lập" được mà nên được coi là 1 phần hệ miễn dịch.

Quay lại với thuyết tương đối hẹp, thì thời gian gần đây cũng xuất hiện một số tranh luận liên quan đến vấn đề khối lượng của vật chất trong cơ học tương đối tính. Có lẽ vấn đề bác muốn phản biện phần nhiều liên quan tới nội dung này. Tôi đoán vậy không biết có đúng không? Nếu đúng và bác muốn có thể lập topic ở diễn đàn này để mọi người cùng trao đổi mở mang hiểu biết. Ở diễn đàn này rất nhiều cao thủ về "một lý thuyết là ước mơ của khoa học hiện đại-lý thuyết thống nhất vũ trụ". Tôi tin là có người đủ khả năng để trao đổi với bác! Trân trọng kính mời!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi không phản đối bạn khi bạn nói rằng hệ bạch huyết là một phần của một hệ khác.

Nhưng cho dù nó là cái gì thì người ta cũng đã đặt trước nó chữ "hệ". Nó đã được gọi là một 'hệ', hệ thống bạch huyết. Một tiểu hệ vẫn là một hệ, Một tập con vẫn là một tập.

Căn cứ vào tên gọi của nó, tôi vẫn nói có 10 hệ thống.

Còn bạn căn cứ vào cái gì đó của bạn mà không chấp nhận hệ thống bạch huyết, thì vẫn còn 9 hệ. Dù 9 hay 10 hệ, thì bộ giáo dục và sách giáo khoa vẫn có vấn đề. Đây mới chính là điều tôi muốn nói.

 

Trở lại với thuyết tương đối, thì dưới đây là lời đề nghị của tôi đã được đăng tải trên nhiều diễn đàn:

|

Tôi xin phép được gởi đến các nhà khoa học ủng hộ thuyết tương đối một lời mời gọi chính thức và nghiêm chỉnh cho một cuộc tranh luận khoa học công khai về lý thuyết này. Chữ “công khai” ở đây chỉ nằm trong phạm vi lý lẽ chứ không thuộc về danh tánh hay học vị. Các vị có thể dùng tên ảo, nếu muốn. Quý vị nào nhận thấy mình đã am tường và có thể đại diện cho trường phái tương đối đều được hoan nghênh. Cuộc tranh luận này có thể là một cơ hội để làm sáng tỏ thêm một tượng đài khoa học. Hy vọng các vị sẽ không từ chối.

Tôi chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm về mời gọi này.

Trân trọng,

Nguyễn Giang Thành
thanhgn@hotmail.com

|

Tôi cũng muốn nói thêm một vài chi tiết về cuộc tranh luận. Đó là tôi chỉ muốn đặt câu hỏi cho những người ủng hộ thuyết tương đối thôi. Nói đơn giản như vầy cho dễ hiểu. Cuộc tranh luận mà tôi mong đợi sẽ tương tự như chuyện một nghiên cứu sinh trình luận án. Trong trường hợp này, những người ủng hộ thuyết tương đối sẽ đứng vào vị trí bảo vệ nó, bằng cách trả lời một số câu hỏi của tôi.

Tôi vẫn chưa biết mở topic này tại phòng nào trong diễn đàn cho thích hợp.

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay