anlacphat

Cuộc sống của bệnh nhân trầm cảm sau cánh cửa bệnh viện tâm thần

1 bài viết trong chủ đề này

Phía sau khung cửa sắt bệnh viện tâm thần, có tiếng la hét của những bệnh nhân hưng cảm quá mức; có tiếng “năn nỉ ỉ ôi” mong được về nhà của người đã ở lại viện quá lâu.

Cũng có những bệnh nhân chỉ thu mình trong môt góc riêng trầm lắng, với khuôn mặt buồn bã và những dòng suy nghĩ tưởng như vô tận. Họ là những bệnh nhân trầm cảm.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Chỉnh, Khoa Cấp tính nam, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 cho biết, bệnh trầm cảm có các dấu hiệu đặc trưng, như buồn rầu, chán nản; giảm hoặc mất hẳn hứng thú với các sở thích trước đây; cơ thể mệt mỏi bất thường; giảm tự tin; nhìn tương lai ảm đạm, bi quan; có ý định tự sát; rối loạn giấc ngủ; ăn uống kém.

Các bác sĩ dựa vào số lượng triệu chứng nhiều hay ít để chẩn đoán người bệnh thuộc thể nhẹ, vừa, hoặc nặng. Thông thường, bệnh nhân trầm cảm thể vừa và nặng phải nhập viện điều trị. Tuy nhiên, nếu có ý định tự sát, dù là thể bệnh nào cũng cần điều trị nội trú để được bác sĩ hỗ trợ.

Mỗi bệnh nhân trầm cảm tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 là một câu chuyện khác nhau. Có người vì làm ăn thất bát, có người vì thất nghiệp, người vì gia đình mâu thuẫn, người quá áp lực chuyện học hành, sự nghiệp. Có những bệnh nhi nhỏ tuổi đã phải điều trị trầm cảm bởi bố mẹ ly tán, lại có người dù cuộc sống rất viên mãn nhưng vẫn mắc trầm cảm.

Bác sĩ Chỉnh chia sẻ, điểm đặc biệt của bệnh nhân trầm cảm là họ hoàn toàn tỉnh táo, biết cách tìm kiếm và sắp xếp các cách thức để tự sát. Nếu không được phát hiện, can thiệp kịp thời, tỷ lệ tự sát thành công sẽ rất cao.

Cuộc sống của bệnh nhân trầm cảm sau cánh cửa bệnh viện tâm thần
Bác sĩ Chỉnh trò truyện cùng bệnh nhân và người nhà bệnh nhân

Để hạn chế tối đa các rủi ro, bệnh viện luôn yêu cầu mỗi người bệnh phải có 1 người nhà theo kèm, chăm sóc. Toàn Khoa luôn trong trạng thái “cửa đóng, then cài”, tất cả dụng cụ có thể gây rủi ro như dao, kéo, dây rợ, thậm chí cả thìa inox đều được thu hồi, không cho xuất hiện trong buồng bệnh. Các loại thuốc cũng chỉ được phát theo ngày để tránh bệnh nhân uống quá liều.

Tuy nhiên, nếu ý tưởng tự sát quá lớn, bệnh nhân thường lựa chọn thời điểm ban đêm hoặc sáng sớm, khi mọi người đã ngủ say để quyên sinh bằng được. Không có trong tay vật dụng mang tính sát thương, họ chọn cởi quần áo của mình, vắt lên thanh cửa sổ để treo cổ tự vẫn, hoặc đơn giản là cột áo lên thanh sắt phía đầu giường, sau đó siết cổ bằng cách ngồi thụp xuống.

“Để ngăn chặn tình trạng này, chúng tôi chia thành các kíp đi tour kiểm tra 30 phút một lần, bất kể đêm hay ngày. Những bệnh nhân có biểu hiện bất thường, có ý định tự sát được chuyển tới gần nơi trực của bác sĩ nhất để theo dõi liên tục”, anh Chỉnh cho hay.

Các bác sĩ nắm bắt tâm lý bệnh nhân, kể cả ý định tự sát thông qua việc trò chuyện, khai thác, kết hợp với quan sát khí sắc bên ngoài.

Tuy nhiên, theo bác sĩ Phạm Bích Hạnh, Khoa 3, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, không phải lúc nào bệnh nhân cũng đồng ý mở lòng để chia sẻ cùng nhân viên y tế. Trong tình huống này, bác sĩ phải khéo léo gợi chuyện, có thể mất nhiều ngày, bệnh nhân mới thấy gần gũi và có thể tâm sự.

Để điều trị trầm cảm, bệnh nhân được cho sử dụng thuốc, kết hợp liệu pháp trị liệu tâm lý nếu cần thiết. Bên cạnh đó, do người mắc trầm cảm có xu hướng chỉ ngồi trong phòng, sống cuộc sống tách biệt với mọi người, các y bác sĩ luôn cố gắng động viên, đốc thúc họ ra ngoài sinh hoạt, giao tiếp để cải thiện bệnh.

 

Khoa 3 là nơi điều trị các trường hợp bệnh nhân nữ và bệnh nhi, bởi vậy sau căn nguyên mắc trầm cảm cũng có thật nhiều câu chuyện đặc biệt.

Cuộc sống của bệnh nhân trầm cảm sau cánh cửa bệnh viện tâm thần

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay