Posted 19 Tháng 9, 2020 (đã chỉnh sửa) Từ cấu trúc Bát Quái Thời Châm Tí Ngọ Lưu Chú theo Ngày và Giờ, Rubi chuyển sang Tí Ngọ Lưu Chú ở cách Năm và Tháng thì thấy xuất hiện vấn đề không khớp ở một số vị trí trong cấu trúc hệ thống. Tìm hiểu nguyên nhân không khớp thì thấy Ngày Giờ tương ứng với Kiến Tí còn Năm Tháng tương ứng với Kiến Dần. Với nguyên tắc Kiến Dần thì sẽ khảo sát ra cái thấy Bính Dần đứng đầu 60 Hoa Giáp và hệ quả sẽ phải gọi là 60 Hoa Bính. Cấu trúc Tí Ngọ Lưu Chú đưa ra sự liên hệ mật thiết giữa Giờ và Ngày, từ đó cho thấy vấn đề quan tâm là sự liên hệ mật thiết giữa Tháng và Năm. Vậy bảng 60 Hoa Giáp cần phải có thêm phần nâng cao, tức là từ cơ bản Năm Tháng Ngày Giờ thì nâng cao lên thành Năm Tháng liên kết với nhau, Ngày Giờ liên kết với nhau. Khả năng cao có nguyên lý đồng bộ hóa Năm Tháng với Ngày Giờ mà Ngày Giờ tương thích với Kiến Tí thì Năm Tháng cũng tương thích với Kiến Tí. Năm Tháng có nguyên lý Kiến Tí sẽ đồng bộ với cái thấy Giáp Tí đứng đầu 60 Hoa Giáp. Như vậy, Kiến Dần sẽ được xem xét để hướng đến sự chuyển sang nguyên lý và ứng dụng Kiến Tí. Dễ thấy nhất sự thay đổi ứng dụng là chuyển Tết Nguyên Đán Kiến Dần sang Tết Nguyên Đán Kiến Tí. Và đồng quan điểm với vấn đề này thì sẵn có các thông tin sau: 1/-Tết Nguyên Đán Kiến Tí khá đồng vị với Tết Tây. Do vậy không lo lắng vấn đề bỏ Tết Ta để ăn chỉ Tết Tây mà thậm chí ăn Tết Tây còn là sự tiên phong phục hồi văn hóa truyền thống Đông phương. 2/-Chính phủ Trung Quốc có công trình nghiên cứu Hạ Thương Chu Đoạn Đại Công Trình. Điều này cho thấy một xu hướng nghiên cứu nên chú ý thêm. Đối với vấn đề Kiến Tí thì thấy có thông tin Nhà Hạ dùng lịch Kiến Dần, Nhà Thương dùng lịch Kiến Sửu, Nhà Chu dùng lịch Kiến Tí. Lịch sử Nhà Chu tồn tại lâu nhất Trung Hoa, khoảng 800 năm. Sự thật lịch sử Nhà Chu dùng lịch Kiến Tí là một thông tin đáng quan tâm và là một cơ sở đáng kể cho đề tài Kiến Tí của chủ đề này. Trong trường hợp Kiến Dần không phải là nguyên lý, tức Kiến Dần là một ứng dụng sai mà ví dụ ứng dụng này như một ngọn núi sụp đổ thì văn hóa ăn Tết Nguyên Đán Kiến Dần sẽ giống như một lá bùa trấn trên ngọn núi này để giam cầm một sức mạnh dưới chân núi, không cho sức mạnh ấy thoát ra phục hồi trở lại. Vì thế phong tục ăn Tết Nguyên Đán Kiến Dần thay đổi thành ăn Tết Nguyên Đán Kiến Tí là một sự hy hữu là bóc được lá bùa trấn yểm trên đỉnh núi, như vậy sức mạnh bị đè dưới chân núi có thể được giải thoát phục hồi trở lại, ấy là sự phục hồi thuyết Âm Dương Ngũ Hành. Tức là lịch pháp sẽ phải sửa đổi tháng đầu năm từ tháng Dần trở về là tháng Tí. 20200919 Edited 19 Tháng 9, 2020 by Rubi Share this post Link to post Share on other sites