Lê Bá Trung

Lạc thư và Lượng thiên Xích .

1 bài viết trong chủ đề này

Tương truyền vua Đại Vũ khi xưa đi trị thủy trên sông Lạc thì gặp rùa thần nổi lên, trên lưng có hình Cửu tinh. Vua Đại Vũ cho sao chép lại và gọi đó là Lạc thư. Khẩu quyết của Lạc thư là: "Đới Cửu, lý Nhất; tả Tam, hữu Thất; Nhị-Tứ vi kiên; Lục- Bát vi túc; Ngũ cư trung vị". Có nghĩa là: Trên đội 9, dưới đạp 1; bên trái 3, bên phải 7; 2 vai là 2 và 4; 2 chân là 6 và 8; còn 5 nằm chính giữa.

Dựa vào Lạc thư, sau này vua Văn Vương nhà Chu mới đặt ra Hậu thiên Bát quái và định phương vị cho Cửu tinh như sau:

- Số 9 nằm ở trên tức hướng NAM. Vì phương NAM nóng, thuộc quẻ Ly-Hỏa nên số 9 mang hành Hỏa.

- Số 1 nằm ở dưới nên thuộc hướng BẮC. Vì phương Bắc hàn lạnh, thuộc quẻ Khảm-Thủy nên số 1 mang hành Thủy.

- Số 3 nằm bên trái thuộc phương ĐÔNG. Vì phương ĐÔNG là quẻ CHẤN-Mộc, nên số 3 mang hành Mộc.

- Số 7 nằm bên phải thuộc phương TÂY. Vì phương TÂY là quẻ ĐOÀI-Kim, nên số 7 mang hành Kim.

- Số 2 là "vai” bên phải, nên nằm tại phía TÂY NAM. Vì phía TÂY NAM thuộc quẻ KHÔN-Thổ, nên số 2 mang hành Thổ.

- Số 4 là "vai” bên trái, nện nằm tại phía ĐÔNG NAM. Vì ĐÔNG NAM thuộc quẻ TỐN-Mộc, nên số 4 mang hành Mộc.

- Số 6 là "chân” bên phải, nên nằm tại phía TÂY BẮC. Vì TÂY BẮC thuộc quẻ CÀN-Kim, nên số 6 có hành Kim.

- Số 8 là "chân” bên trái, nên nằm tại phía ĐÔNG BẮC. Vì phía ĐÔNG BẮC thuộc quẻ CẤN-Thổ, nên số 8 mang hành Thổ.

- Số 5 nằm ở chính giữa (tức trung cung). Vì trung cung là nơi phát sinh và cũng là nơi kết thúc của vạn vật, nên trung cung thuộc hành Thổ. Vì thế nên số 5 cũng mang hành Thổ.

Do đó, phương vị của Cửu tinh trong Hậu thiên Bát quái như sau:

đông nam..............nam...............tây nam

............4................9................2

đông.....3................5................7 tây

............8................1................6

đông bắc.............bắc..............tây bắc

Đây chính là những phương vị "nguyên thủy” của Cửu tinh trong Lạc thư (hay Hậu thiên bát quái). Nhưng khi có những thay đổi về không gian và thời gian thì Cửu tinh cũng sẽ thay đổi hoặc di động theo 1 qũy đạo nhất định. Quỹ đạo đó được gọi là vòng Lượng thiên Xích.

Cửu tinh và ý nghĩa

- Số 1: Nhất bạch hay tham lang: Đệ nhất cát tinh. Nếu đương vượng mà hình thế loan đầu có thủy động thì khoa cử đỗ đạt, sinh con trai thông minh trí tuệ. Nếu suy tử thì hại vợ, không thọ, cuộc đời trôi nổi, mang nhiều bệnh tậ về huyết, thận hư...

* về ngũ hành: thuộc thuỷ

* Về màu sắc: màu trắng

* Về cơ thể : Thận, tai, máu huyết

* về người : con trai thứ

* về tính chất : thuộc dương

- Số 2 : Nhị hắc hay cự môn : Hung tinh. Nếu vượng thì giàu có, điền sản phát mạnh, nhân khẩu hưng vượng lại phát quí về binh nghiệp. Nếu suy tử thì vợ đoạt quyền chồng, tính tình nhỏ nhen, thâm hiểm, keo kiệt, khó sinh đẻ, có beênh về bụng. Trong nhà thường phát sinhbe65nh hoạn liên miên.

* về ngũ hành: thuộc thổ

* Về màu sắc: màu đen

* Về cơ thể : bụng và dạ dày

* về người: mẹ hoặc vợ trong gia đình

* về tính chất : thuộc âm

- Số 3 : Tam bích hay lộc tồn : Hung tinh. Nếu vượng thì tài lộc đầy đủ, chấn hưng gia tộc, cơ nghiệp vững vàng, con cái dòng trưởng rất hưng thịnh. Nếu suy tử thì người nhà dễ bị điên hoặc hen suyễn, chân tàn tật, khắc vợ, kiện tụng thị phi hoặc trở thành trộm cướp.

* về ngũ hành: thuộc mộc

* Về màu sắc: màu xanh lá cây

* Về cơ thể : mật, vai và tay

* về người: con trai trưởng

* về tính chất : thuộc dương

- Số 4 : Tứ lục hoặc văn xương : Cát tinh. Vượng thì văn chương lừng danh, khoa cử đỗ đạt, con gái dung mạo đoan trang lấy được con nhà quyền quí. Nếu suy tử thì phụ nhân dâm loạn, đàn ông đam mê tửu sắc, gia sản phá hoại, phải lang thang phiêu bạt.

* về ngũ hành: thuộc mộc

* Về màu sắc: màu xanh dương

* Về cơ thể : đùi và 2 chân

* về người: con gái trưởng

* về tính chất : thuộc âm

- Số 5 : Ngũ hoàng hoặc Liêm trinh :Đạt sát tinh. Vượng thì tài đinh đại phát. Nếu suy tử thì bất kể được sinh hay bị khắc đều rất xấu ví vậy nó tịnh không nên động. Nếu gặp sao thái tuế tới thì tính hung càng phát mạnh làm tổn đinh, phá tài , nhẹ thì ốm đau, nặng thì mất người

* về ngũ hành: thuộc thổ

* Về màu sắc: màu vàng

* Về cơ thể : không

* về người: không

- Số 6 : Lục bạch hoặc vũ khúc : Cát tinh. Vượng thí quyền uy , làm võ tướng thì công trạng hiển hách, gia đình giáu có, nhiều nhân đinh. Nếu suy tử thì cô độc hoặc chết trong binh đao, người nhà thường góa bụa, có nhiều quả phụ.

* về ngũ hành: thuộc kim

* Về màu sắc: màu trắng bạc

* Về cơ thể : đầu, mũi, cổ, xương, ruột già

* về người: cha hoặc chồng trong gia đình

* về tính chất : thuộc dương

- Số 7 : Thât xích hoặc phá quân : tặc tinh. Vượng thì phát về võ quyền, đinh tài đều vượng. Nếu suy thì trong nhà xuất hiện trộm cướp hoặc có người chết trận hay bị giam cầm, gia đạo không yên có thể bị hỏa tai mà tổn đinh hoặc xuất hiện người ham mê tửu sắc

* về ngũ hành: thuộc kim

* Về màu sắc: màu đỏ

* Về cơ thể : phổi, miệng, lưỡi

* về người: con gái út

* về tính chất : thuộc âm

- Số 8 : Bát bạch hoặc tả phù: Cát tinh. Vượng thì trung hiếu, phú quí dài lâu, con cháu được hưởng phúc lộc của tổ tiên. Suy tử thì có tổn thương nhỏ hoặc bị bệnh dịch

* về ngũ hành: thuộc thổ

* Về màu sắc: màu trắng

* Về cơ thể : lưng, ngực và lá lách.

* về người: con trai út

* về tính chất : thuộc dương

- Số 9 : Cửu tử hay hữu bật : trung tính. vượng thì văn chương lừng lẫy, con cháu dòng giữa được hưởng phú quí. Suy thì hỏa tai hoặc tai họa chốn quan trường, bị bệnh về máu huyết, thần kinh, mắt hoặc sanh đẻ khó.

* về ngũ hành: thuộc hoả

* Về màu sắc: màu đỏ tía

* Về cơ thể : mắt, tim, ấn đường

* về người: con gái giữa

* về tính chất : thuộc âm

Còn như thế nào là vượng hay suy sẽ phân tích ở phần sau.

Lượng thiên xích

Là sự di chuyển của cửu tinh trong lạc thư hay hậu thiên bát quái còn gọi là "Cửu tinh đăng quái"

1- Lượng thiên xích thuận:

đông nam.............nam.............tây nam

............9..............5..............7

đông.....8...............1..............3...tây

...........4................6..............2

đông bắc...............bắc...............tây bắc

(1) Từ trung cung xuống TÂY BẮC.

(2) Từ TÂY BẮC lên TÂY.

(3) Từ TÂY xuống ĐÔNG BẮC.

(4) Từ ĐÔNG BẮC lên NAM.

(5) Từ NAM xuống BẮC.

(6) Từ BẮC lên TÂY NAM.

(7) Từ TÂY NAM sang ĐÔNG.

(8) Từ ĐÔNG lên ĐÔNG NAM.

(9) Từ ĐÔNG NAM trở về trung cung.

2- Lượng thiên xích nghịch

đông nam..................nam...............tây nam

............2....................6................ ...4

đông.....3....................1................. ..8...tây

............7....................5................ ...9

đông bắc...................bắc.................tây bắc

(1) Từ trung cung lên ĐÔNG NAM

(2) Từ ĐÔNG NAM xuống ĐÔNG

(3) Từ ĐÔNG lên TÂY NAM

(4) Từ TÂY NAM xuống BẮC

(5) Từ BẮC lên NAM.

(6) Từ NAM xuống ĐÔNG BẮC.

(7) Từ ĐÔNG BẮC sang TÂY.

(8) Từ TÂY xuống TÂY BẮC.

(9) Từ TÂY BẮC trở về trung cung.

Sự di chuyển thuận, nghịch của Cửu tinh là hoàn toàn dựa vào nguyên tắc phân định âm-dương của Tam nguyên long.

Nguồn:nhantrachoc.com.vn

Share this post


Link to post
Share on other sites