Posted 5 Tháng 2, 2009 Ngũ kỵ là những ngày kỵ được ghi lại theo năm loại, gọi tắt như: Nhứt Xích, nhì Thiên, tam Nương, tứ Sát, ngũ Nguyệt. 1. Xích Tòng Tử giáng hạ Xích Tòng Tử là vị tiên từ đời Thần Nông. Ngày Xích Tòng Tử giáng hạ là những ngày xảy ra biến cố lớn trên thế giới do lửa tạo nên như: động đất, núi lửa phun phún xuất thạch, cháy rừng, nổ máy bay, nổ bom... Ba chục câu thơ dễ nhớ sau đây cho chúng ta biết những ngày đó: Mùng 7, 11 tháng Giêng, Xích Tòng giáng hạ cử kiêng những ngàỵ Mùng 9, 19 tháng Hai, Ai mà phạm phải thiệt tài đâu xạ 15, 16 tháng Ba, Cất nhà ắt bị phá vì thiên taị Tháng Tư, mùng 9, 22, Bán buôn sẽ bị bay đi vốn nằm. Mùng 9, 14 tháng Năm, Tháng Saù cũng vậy nhằm 10, 20. Tháng Bảy, mùng 8, 23, Xuất quân thì chỉ đi ra không ve^`. Tháng Tám cũng ở cận kề, 18, 29, ê chề đớn đaụ Khai trương thì hãy cùng nhau, Lựa mùng 2 tháng Chín cau đừng dùng. 30 tháng Chín lung tung, Mùng 1, 14, trong khung tháng Mườị Cưới gã thì chớ có lười, Mùng 2, tháng Mười Một muốn cười không rạ 21 tháng Mười Một đi xa, Tháng Chạp, mùng 1, cùng là 30. Sáng hôm nói tới tươi cười, Tối hôm ắt bị cắt mười, xẻ năm. Làm thầy nên nhớ nằm lòng, Xích Tòng giáng hạ chất chồng cử kiêng. Muốn cho thoát khỏi ưu phiền, Xích Tòng giáng hạ, cử tiên phong đầụ Ngày xưa sách viết có câu: 'Tin thời nên cử, khỏi sầu về sau'. Ý bài thơ cho biết mỗi tháng kỵ hai ngày như sau: - Tháng Giêng: Mùng 7, 11 - Tháng Hai: Mùng 9, 19 - Tháng Ba: 15, 16 - Tháng Tư: Mùng 9, 22 - Tháng Năm: Mùng 9, 14 - Tháng Saù: Mùng 10, 20 - Tháng Bảy: Mùng 8, 23 - Tháng Tám: 18, 29 - Tháng Chín: Mùng 2, 30 - Tháng Mười: Mùng 1, 14 - Tháng Mười một: Mùng 2, 21 - Tháng Chạp: Mùng 1, 30 2. Thiên tai đại họa Thiên tai là tai họa do trời đưa xuống; đại họa là tai họa lớn. Ngày Thiên tai đại họa là ngày kỵ trong việc xây cất hoặc sửa chữa nhà cửa, cầu cống mà thôị Dưới đây là sáu vần thơ ghi ngày kỵ: Một, năm, chín, Chuột đào hang, Hai, Saù, Mười, Mão ăn lang đêm ngàỵ Ba, Bảy, Mười Một, Ngựa bay, Bốn, Tám, tháng Chạp, Gà đà gáy vang. Thiên tai đại họa đã an, Cất nhà ắt bị lửa Càn đốt thiêụ (Càn: Trời) Có nghĩa là: - Tháng 1, 5, 9, kỵ ngày Tý - Tháng 2, 6, 10, kỵ ngày Mẹo - Tháng 3, 7, 11, kỵ ngày Ngọ - Tháng 4, 8, 12, kỵ ngày Dậu 3. Tam nương Tam là ba, nương là nàng hay cộ Tam nương là ba người đàn bà nổi tiếng Muội Hỹ, Ðắc Kỷ, Bao Tỷ đã phá tan cả ba triều đại nhà Hạ, Thương, Chụ Ngày Tam nương là ngày mà bản thân hay công việc làm liên hệ với mình bị phá, nếu trùng vào ngày kỵ tuổi thì bị nặng hơn. Hay trùng thêm ngày Tứ kỵ kia thì sẽ thành chuyện lớn. nhantrachoc Ngày này thường xảy ra nhiều sự cãi vả vô cớ trong gia đình mà người nữ là nguyên nhân chính tạo nên. Mùng ba, mùng bảy, Hỹ nương, (nương: nàng) Mười ba, mười tám, Kỷ thương đắc thờị (thương: đời Thương) Hăm hai, hăm bảy, Tỷ tương, (tương: tương tợ) Ba trào, Tam 'nương', xuống đường phá chơị (nướng là làm cháy; có thể vì chữ nương không đúng vần nên người ta dùng chữ nướng). Một tháng có sáu ngày Tam nương như mùng 3, 7, 13, 18, 22, 27. 4. Sát chủ Sát là giết ; chủ là làm chu?. Ngày sát chủ là ngày kỵ của người chủ nhà, chủ cơ sở thương mại, trưởng một tổ chức, lãnh đạo quốc giẳ ạ Sát chủ dương: Phạm vi nhỏ, ngày sát chủ dương là những ngày kỵ của người chủ về phương diện: buôn bán, nhận việc, đầu tư tài chánh, mua bán nhà cửẳ Với tám câu lục bát sau đây: Một, Chuột đào lổ đi hoang, Hai, Ba, Bảy, Chín, Trâu toan kéo càỵ Tháng Tư, thì Chó sủa ngày, Bước qua Mười Một, cội ngay Dê nằm. Saù, Mười, Mười Hai, Tám, Năm, Rồng nằm biển bắc, tối tăm ba đàọ Làm thầy phải nhớ cùng nhau, Truyền ngày sát chủ về sau đời đờị Có nghĩa là: - Tháng Giêng kỵ ngày Ty'. - Tháng 2, 3, 7, 9, kỵ ngày Sửụ - Tháng 4, kỵ ngày Tuất. - Tháng 11, kỵ ngày Mùị - Tháng 6, 10, 12, 8, 5 kỵ ngày Thìn. b. Sát chủ âm: Ngày sát chủ âm là ngày kỵ về mai táng. Theo tập quán từ ngàn xưa, khi trong nhà có người qua đời tang chủ thường bối rối, không biết làm đám táng thế nào cho đủ lễ nghi, nên rước thầy cúng về để cố vấn về tang sự, một mặt cho thấy lòng hiếu thảo của mình đối với người quá vãng, mặt khác được lòng của thân quyến và được sự kính trọng của bà con lối xóm. Thầy cúng căn cứ vào bốn câu sau đây để coi ngày nhập quan, động quan, hạ huyệt (hay cải táng về sau): Nhứt Tỵ, Nhị Tý, Tam Dương vị, Tứ Mão, Ngũ Hầu, Lục Khuyển quỵ Thất Ngưu, Bát Trư, Cửu Mã phi, Thập Kê, Thập Nhứt Hổ, Thập Nhị Long. Có nghĩa là: Tháng giêng kỵ ngày Tỵ Tháng 2 kỵ ngày Ty'. Tháng 3 kỵ ngày Mùị Tháng 4 kỵ ngày Mẹọ Tháng 5 kỵ ngày Thân. Tháng 6 kỵ ngày Tuất. Tháng 7 kỵ ngày Sửu Tháng 8 kỵ ngày Hợị Tháng 9 kỵ ngày Ngỗ Tháng 10 kỵ ngày Dậụ Tháng 11 kỵ ngày Dần. Tháng Chạp kỵ ngày Thìn. 5. Nguyệt kỵ: Nguyệt là mặt trăng; kỵ là kiêng cữ Số 14, 23 cộng lại = 5 là số tam thiên, lưỡng địa ở cung trung trong Hà đồ Lạc thự (Ngày xưa Vua thường di hành vào ba ngày này). Vì ở gần trái đất nên sức hút của mặt trăng tạo ra con nước ròng, nước lớn. Với sức hút này, sức khỏe và đời sống của con người cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ nô Nguyệt kỵ chỉ cử kiêng cho việc xuất hành đi: làm ăn xa, nhận việc, thăm viếng, du lịch, chợ búẳ ăn nhậụ Nên chỉ có hai câu lục bát sau đây: Mùng năm, mười bốn, hai mươi ba, Ði chơi cũng thiệt, huống là đi buôn. Không phải tháng nào cũng kỵ ba ngày mùng 5, 14, 23. Dưới đây là những tháng kỵ của ba ngày trên, rất dễ nhớ - Tháng 1, 4, 7, 10, kỵ ngày mùng năm. - Tháng 2, 5, 8, 11, kỵ ngày mười bốn. - Tháng 3, 6, 9, 12, kỵ ngày hai mươi bạ Nếu nói khoa Tử vi là môn học cổ của triết học Ðông phương nhằm mục đích nghiên cứu, tìm hiểu, giúp cho kẻ sĩ ngày xưa và trí thức ngày nay biết về tương lai, hậu vận của mình để có cách xử thế với đời thì thuật Phong thủy cũng không ngoài mục đích tương tợ và áp dụng để chỉnh đốn, sửa sang lại nơi ăn chốn ở cho hợp với môi trường sống để con người được ấm no, yên vui và hạnh phúc. Bên cạnh đó, môn Thuật số làm cho sự việc thuận với luật lý của trời đất cũng lợi hại không kém. Xin gửi bài viết về này đến quý độc giả để nghiên cứu thêm, hầu tránh được những điều không may có thể xảy đến. Thiết nghĩ, chắc không đến nổi làm quý vị bận tâm lo lắng. (Nguồn: vobivietnam. com) Share this post Link to post Share on other sites