DUCTHAI

Nhờ Bác Thiên Sứ và các bác trong diễn đàn giúp đỡ

9 bài viết trong chủ đề này

Đầu tiên cháu xin cảm ơn mọi người đã quan tâm đến câu hỏi của cháu:

Trong gia đình khi thờ cúng cháu muốn thờ thần thổ công và gia tiên vào cùng một bát hương có được không ạ ? Cháu ở quê ra hà nội lập nghiệp nhưng bố mẹ vẫn ở quê thì có được lập bát hương thờ cúng tổ tiên không ?

- Có bác nào biết ở Hà Nội chỗ nào bốc bát hương có uy tín không cho cháu biết với ? Nếu cháu muốn tự bốc lấy bát hương thì cần những thủ tục gì và làm như thế nào ạ

Share this post


Link to post
Share on other sites

1. Nên có 2 bát hương riêng để thờ. Anh xa quê thờ tổ tiên cũng tốt, tổ tiên là của chung đâu riêng gì ai.

2. Lên chùa nhờ các sư thì cũng đc nếu khôgn thì anh gọi số này Liên hệ với Bác Hồng ( nữ) SDT 04.761 3880.

Theo cá nhân tôi thì thày này khá chuẩn và bài bản.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đầu tiên cháu xin cảm ơn mọi người đã quan tâm đến câu hỏi của cháu:

Trong gia đình khi thờ cúng cháu muốn thờ thần thổ công và gia tiên vào cùng một bát hương có được không ạ ? Cháu ở quê ra hà nội lập nghiệp nhưng bố mẹ vẫn ở quê thì có được lập bát hương thờ cúng tổ tiên không ?

- Có bác nào biết ở Hà Nội chỗ nào bốc bát hương có uy tín không cho cháu biết với ? Nếu cháu muốn tự bốc lấy bát hương thì cần những thủ tục gì và làm như thế nào ạ

Thờ gia tiên thì bàn thờ phải đặt ở nơi cao ráo, trang trọng, trên cao.

Thờ thổ công thổ địa, bàn thờ phải để trên mặt đất (sát đất). Nên làm hai bàn thờ riêng biệt

Chúc an lành

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn bác Phạm Cương và bác Hạt Gạo Làng đã giúp đỡ

nhưng theo bác Hạt Gạo Làng thì bàn thờ thổ công lại đặt sát đất trong khi đó tất cả mọi người đều đặt bàn thờ Thổ công cao hơn bàn thờ Gia tiên, chỉ có bàn thờ Thần Tài là đặt dưới đất thôi ? Nhờ bác giải thích hộ

Cảm ơn các bác rất nhiều !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn bác Phạm Cương và bác Hạt Gạo Làng đã giúp đỡ

nhưng theo bác Hạt Gạo Làng thì bàn thờ thổ công lại đặt sát đất trong khi đó tất cả mọi người đều đặt bàn thờ Thổ công cao hơn bàn thờ Gia tiên, chỉ có bàn thờ Thần Tài là đặt dưới đất thôi ? Nhờ bác giải thích hộ

Cảm ơn các bác rất nhiều !

Thổ công

Thổ Công là một vị thần được thờ trong gia đình, một dạng của Mẹ Đất, là vị thần trông coi nhà cửa, định đoạt họa phúc cho một gia đình. Sống ở đâu thì có Thổ Công ở đó: "Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá". Một số giả thuyết cho rằng Thổ Công là một trong ba vị Táo Quân xuất hiện trong truyện sự tích Táo Quân (hay Sự tích ba ông đầu rau). Người chồng mới là Thổ Công (trông coi việc bếp núc, còn gọi là "vua bếp"), người chồng cũ là Thổ Địa (trông coi việc nhà cửa), người vợ là Thổ Kỳ (trông coi việc mua bán). Tuy nhiên, một số người cho rằng Thổ Công là vị thần cai quản vùng đất còn Táo Quân chỉ coi việc bếp núc trong nhà.

Thổ Công được nhiều người tin là vị thần quan trọng nhất trong gia đình. Tổ tiên có công sinh thành dưỡng dục nên được tôn vinh nhất. Bàn thờ tổ tiên ở giữa, vị trí quan trọng nhất, bàn thờ Thổ Công ở bên trái, quan trọng thứ hai. Nhưng khi cúng lễ tổ tiên, người ta đều phải khấn Thổ Công trước để xin phép cho tổ tiên về.

Ở Nam bộ, Thổ Công được thay bằng Ông Địa và thờ ở dưới đất (đất phải về với đất), nhiều nơi còn gọi Ông Địa là Thần Tài (mọi thứ đều từ đất mà ra).

đây là thông tin trên Wikipedia, bạn tham khảo thêm nhé.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Văn khấn thần Thổ Công

Thổ Công là vị thần trông coi, cai quản trong nhà, định sự họa phúc cho mọi gia đình, thường được gọi là Đệ nhất gia chi chủ.

1) Ý nghĩa.

Thổ Công là vị thần trông coi, cai quản trong nhà, định sự họa phúc cho mọi gia đình, thường được gọi là Đệ nhất gia chi chủ. Nhờ có vị thần này nên các hồn ma quỷ không xâm nhập được vào nhà để quấy nhiễu gia đình.

Bàn thờ Thổ công không chỉ thờ một vị, mà thờ ba vị thần với ba danh hiệu khác nhau. Trong bài vị người ta để danh hiệu của cả ba vị thần này, mỗi vị trông coi một việc khác nhau.

Thổ Công: trông coi việc bếp núc.

Thổ Địa: trông coi việc nhà.

Thổ Kỳ: trông nom việc chợ búa cho phụ nữ, hoặc việc sinh sản các vật ở vườn đất.

Bài vị của ba thần được lập chung và viết như sau:

Bản gia Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân,

Bản gia Thổ địa Long Mạch Tôn Thần,

Bản gia Ngũ phương Ngũ thổ Phúc đức chính thần.

Mỗi gia đình có riêng một Thổ công. Hàng năm các Thổ công này được thay thế vào ngày 23 tháng chạp (gọi là ngày ông Táo lên trời). Vào ngày này gia đình sửa lễ cúng ông Công , rồi đốt bài vị cũ, thay bài vị mới.

2) MŨ THỔ CÔNG

Mũ Thổ Công là một cỗ gồm ba chiếc: 1 mũ đàn bà và 2 mũ đàn ông không có hai cánh chuồn. Nếu thờ 3 chiếc là thờ đủ mũ cho ba vị thần còn nếu thờ 1 mũ thì đó là mũ Thổ Công.

Mũ được làm bằng giấy, mũ thường đi kèm với một chiếc áo và một đôi hia. Dưới mũ đặt 100 thoi vàng giấy.

Mũ, áo, hia mỗi năm một màu hợp với ngũ hành: Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ (trắng-xanh-đen-đỏ-vàng) mỗi năm có một hành riêng, mỗi hành có một màu nhất định.

Năm có hành Kim: cúng mũ màu trắng.

Năm có hành Mộc: cúng mũ màu xanh.

Năm có hành Thủy: cúng mũ màu đen.

Năm có hành Hỏa: cúng mũ màu đỏ.

Năm có hành Thổ: cúng mũ màu vàng.

Cũng như bài vị Thổ Công, hàng năm mũ cũng được đem hóa vào ngày tết Táo quân và được thay cỗ mũ khác để thờ cho đến tết Táo quân năm sau.

3)CÚNG THỔ CÔNG

Cúng vào ngày giỗ Tết, Sóc Vọng. Có thể cúng chay hoặc mặn.

Trong ngày Sóc Vọng, ngày mồng Một, ngày Rằm, các gia đình thường cúng chay; đồ lễ gồm: giấy vàng, bạc, trầu, nước, hoa quả. Tuy vậy, cũng có gia đình cúng mặn có thêm các đồ: rượu, xôi, gà, chân giò….

Những khi làm lễ cúng Gia tiên, bao giờ cũng cúng Thổ Công trước. Khấn cầu sự phù hộ của Thổ Công cũng giống như khấn Gia tiên. Mặc dù gọi là cúng Thổ Công, nhưng khi cúng phải khấn đủ các Thần linh ghi trong bài vị.

4) TẾT THỔ CÔNG

Thổ Công là vị thần có nhiệm vụ ghi chép mọi việc tốt xấu xảy ra trong mỗi gia đình. Lễ cúng Thổ Công quan trọng nhất là ngày tết Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp (còn gọi là tết ông Công).

Trong ngày lễ này, sau khi cúng xong, Thổ Công lên chầu Thượng Đế để báo cáo những điều tai nghe, mắt thấy ở trần thế mà mình đã ghi chép được. Còn các gia đình sẽ hóa vàng, mũ, áo, hia của năm trước đổ tro ra sống và phóng sinh cho con cá chép để cho ông cưỡi lên trời. (quan niệm dân gia cho rằng: cá chép sau khi được phóng sinh sẽ hóa thành rồng để cho ông Táo cưỡi.).

5) VĂN KHẤN THỔ CÔNG

Văn khấn Thổ Công sau đây được dùng cho cả năm tùy theo cúng vào lúc nào mà thay đổi ngày tháng cho phù hợp.

Văn khấn Thổ Công

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

- Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.

- Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.

Tín chủ là………………………………………………………………

Ngụ tại…………………………………………………………………

.

Hôm nay là ngày……….tháng……..năm………………………….

Tín chủ con thành tâm sắm sửa hương, hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả, bầy ra trước án. Đốt nén hương thơm kính mời: ngày Bản gia Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn thần, ngài Bản gia Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.

Cúi xin các Ngày thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con tòan gia an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xind dược phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

nguồn: camnanggiadinh.com.vn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phong tục thờ cúng trong gia đình

Cỡ chữ: Posted Image Posted Image Report 05 September, 2008 09:01:00 Thờ cúng gia tiên

Người Việt Nam coi trọng việc thờ cúng tổ tiên. Đó là biểu hiện của lòng biết ơn, uống nước nhớ nguồn. Tổ tiên bao gồm từ vị thủy tổ lập ra họ đến ông bà cha mẹ. Ở đây có vấn đề họ, mỗi họ có một ông tổ, có họ ghi nhớ được ông tổ từ trên chục đời, thậm chí vào chục đời, có họ lại chỉ biết ông tổ từ bốn năm đời trước. Đó là do vấn đề lịch sử của từng họ.

Những ai là trưởng của một dòng họ, giữ nhà thờ họ, thì thờ cúng từ ông thủy tổ. Còn các chi thứ chỉ thờ cúng ngược lên đến ông tổ bốn đời là cùng (cao tổ = kị, tằng = cụ, tổ = ông, khảo = cha). Nay, trừ nhà trưởng họ các họ lớn phải cúng lễ nhiều tổ tông, còn thì mỗi gia đình chỉ cúng giỗ đến cấp ông nội.

Việc cúng giỗ là cụ thể hoá lòng tưởng nhớ ông bà cha mẹ nên có ý nghĩa tâm linh, trở thành một lễ thức riêng.

Ngày giỗ được tổ chức hằng năm vào đúng ngày tháng người thân qua đời (gọi là kị nhật).

Theo lệ, trong một gia đình thường có những ngày giỗ gần (giỗ cha, mẹ) và ngày giỗ xa (giỗ ông, bà). Mỗi nhà đều có một ban thờ. Ban thờ đặt ở nơi trang trọng nhất nhà. Ở ngoại thành, nhà theo kiểu cổ ba gian, năm gian thì ban thờ bao giờ cũng đặt ở giữa. Ở thành phố, nhà như hình ống, có nhiều nếp theo chiều dọc thì bao giờ ban thờ cũng đặt ở nếp thứ hai (tính từ mặt phố vào, nếp thứ nhất là cửa hàng).

Ban thờ thường có hai lớp: lớp trong là một cái sập thờ, ở sát vách đặt khám thờ (trong khám đặt thần chủ) ghi họ tên, chức tước tổ tiên, rồi ngai thờ (để tổ tiên ngự toạ), người thường là một tam sơn (hai bên thấp, giữa cao lên) để đặt đĩa trầu cau, chén rượu, đĩa hoa.

Lớp trong này được ngăn với lớp ngoài bằng một y môn tức màn thờ bằng lụa hoặc vải thường là màu đỏ, xẻ dọc đôi thành hai vạt, lúc có cúng lễ thì buộc hai vạt này lên. Bên ngoài là hương án cao hơn sập thờ sơn then hoặc sơn son thếp vàng, trên đặt bát hương và một bộ tam sự (1 đỉnh, 2 cây nến) hoặc ngũ sự (thêm 2 cây đèn) và ống đựng hương.

Đó là bàn bàn thờ nhà trung lưu trở lên. Nhà bình dân thì chỉ có một bàn thờ, trên có bài vị, bát hương, vài chén con để đựng rượu, trà.

Hiện nay, ở Hà Nội, thích nghi với điều kiện ăn ở không mấy rộng rãi, bàn thờ thường đặt trên một cái giá cao đóng vào tường hoặc đặt trên hai con sơn, thậm chí đặt trên nóc tủ, song nhất thiết phải có bát hương, chén trà, lọ hoa, và thay cho khán thờ, ngai thờ, thần chủ, bài vị… là tấm ảnh của ông bà hoặc cha mẹ đã quá có. Chỉ khoảng chục năm gần đây một số người giàu vọt lên, xây nhà cao cửa rộng, họ thường để tầng trên cùng sát mái làm gian buồng thờ và ở đó bày biện tương đối theo tục lệ cũ.

Ngày trước chỉ có con trai trưởng mới được làm giỗ, các em thuộc hàng con thứ thì phải đến nhà trưởng để góp giỗ. Nay đã thay đổi quan niệm, nếu tiện thì làm giỗ chung ở nhà trưởng, nếu không thì nhà nào cúng giỗ ở nhà ấy, vì ông bà cha mẹ là chung. Lễ vật dâng cúng là tuỳ tâm, tuỳ hoàn cảnh. Sang thì cỗ bàn thịnh soạn, bình thường thì đĩa xôi, con gà; nghèo khó thì cơm canh… nhưng, dù hoàn cảnh thế nào thì mâm cúng cũng phải có bát cơm quả trứng.

Ở thôn quê, nếu nhà khá giả thì có mời khách trong họ ngoài làng đến ăn giỗ. Ở Hà Nội, nói chung không có lệ mời khách ngoài gia tộc ăn cỗ (tất nhiên có ngoại lệ).

Thờ cúng các thần linh khác

Ngoài việc thờ cúng gia tiên, nhiều nhà còn có thờ các vị thần linh khác:

Thờ thổ công:

“Đất có thổ công, sông có hà bá”. Tương truyền, thổ công là thần cai quản nơi cư trú, quyết định hoạ phúc cho những người sinh sống làm ăn trên mảnh đất đai thần cai quản. Vì vậy, theo tín ngưỡng xưa, nhà nào cũng thờ thổ công.

Thờ thổ công phải lập ban thờ riêng (nhưng gần đây, bát hương thờ thần này cũng đặt chung với ban thờ tổ tiên). Có cách giải thích dựa vào sách Hán rằng đó là ba vị: Thổ công (coi nơi bếp núc), Thổ địa (coi nơi ăn ở), Thổ kỳ (coi việc làm ăn ruộng vườn). Nhưng lại có cách giải thích theo truyền thuyết dân gian rằng đó là bộ ba vợ chồng ông Táo gồm hai ông, một bà.

Thực ra, như vậy là dân gian đã nhập Thổ công vào với Táo quân của tín ngưỡng Trung Hoa (táo = bếp, quân = vua). Táo quân vốn được thờ riêng với bài vị đề là: Đông trù tư mệnh táo phủ thần quân. Hai ông một bà là sự tích vua bếp của dân gian Việt Nam. Và dân Việt đã gộp Thổ công và Táo quân vào làm một, vẫn nói là thờ Thổ công nhưng ngày 23 tháng chạp lại gọi là Tết ông Táo, ngày ông lên Thiên đình tấu trình ngọc hoàng công tội của gia chủ. Trong Tết này, ngoài hương hoa, cam rượu, còn có bày ba cỗ mũ, áo, hia, vàng bằng giấy (hai nam, một nữ). Ngoài ra, có thể có các món chay mặn như xôi, bánh, gà… và đặc biệt là có một con cá chép sống. Cúng xong áo mão, hia vàng, thoi bạc giấy sẽ đem đốt. Cá chép thả ra sông hồ, chủ yếu là hồ Gươm và hồ Thiền Quang, gây ô nhiễm không ít và vẫn tin rằng nó sẽ hoá rồng đưa Táo quân về chầu Trời để tâu bày những việc xấu tốt trong năm của gia chủ, qua đó mà định hoạ phúc.

Thờ thần tài:

Thần tài là vị thần đem của cải đến cho gia chủ, vì vậy những nhà buôn làm ăn thường lập bàn thờ để cúng lễ. Trước đây, khi người Trung Hoa mới thờ thần Tài. Dân trong Nam noi theo tục này. Ở miền Bắc, ở Hà Nội không có thờ. Song gần đây, bắt chước miền Nam, nhiều nhà Hà Nội cũng thờ thần tài, nhất là các nhà buôn bán. Bàn thờ thần tài không đặt ở chỗ cao, thường là trong góc nhà, ngoài hàng hiên và thường là sát mặt đất (có lẽ do gợi ý của đôi câu đối thường dán ở khám thờ thần tài: Thổ năng sinh bạch ngọc, Địa khoả xuất hoàng kim, có nghĩa là: Đất có thể sinh ra ngọc trắng, đất có thể cho ra vàng). Bài vị là tấm giấy hồng điều, viết chữ Thần, hoặc Tài thật lớn; phía trước bài vị có đặt bát hương kê trên chồng vàng thoi, hai bên là đèn nến, bình hoa, đĩa đặt trái cây…

Thần tài được cúng hằng ngày, lễ vật có thể rất đơn sơ: nén hương, chén nước… nhân dịp lễ tết, có thể có xôi chè hoặc các món mặn.

Thờ tiền chủ:

Nhà ở, đất đai nơi cư trú đời này qua đời khác thông thường có đổi chủ. Những chủ cũ của ngôi nhà đã qua đời được gọi là tiền chủ. Nhiều nhà có lập ban thờ riêng để cúng tiền chủ, vì người ta tin rằng vong hồn chủ cũ vẫn quyến luyến nơi ở trước đây. Ban thờ tiền chủ thường xây ngoài sân. Thông thường là một cột trụ phía trên là một mặt phẳng nhỏ, có đắp thành cao phía sau và hai bên, trên đặt bát hương, ngọn đèn, ba chén nhỏ, bình hoa… Ngày rằm, mồng một hằng tháng, các dịp lễ tết, gia chủ thắp hương cúng lễ cầu xin vong hồn tiền chủ phù hộ cho toàn gia được may mắn bình an.

Nay, nhiều nhà đặt bát hương ông bà tiền chủ chung với ban thờ thổ công, thậm chí cả nhà có một ban thờ thì cả Phật, cả gia tiên, cả Thổ công, tiền chủ đều được đặt chung trên một bàn thờ.

nguồn: myhanoigroup.com

Trên đây là một số thông tin lấy được trên mạng để bạn tham khảo thêm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn các bác đã giúp đỡ. Em còn câu hỏi này rất băn khoăn không biết như thế nào nhờ các bác ai biết trả lời : Mẹ vợ tôi bảo rằng khi khấn tổ tiên thì phải mời ông bà tổ tiên nhà bố đẻ + ông bà tổ tiên bên nhà mẹ đẻ + ông bà tổ tiên bên nội nhà vợ( bên bố vợ) + tổ tiên bên ngoại nhà vợ( tức bên mẹ vợ) như thế là phải mời 4 họ như thế có đúng không

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mình nghĩ tâm như thế nào thì nên làm theo như thế

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay