Trần Phương

Việt Thường Thị ?!

11 bài viết trong chủ đề này

Thưa các quí vị quan tâm, trong các tài liệu nói về cổ sử của Trung Hoa và VN đều có nhắc đến 1 cái tên : "Việt Thường Thị", vậy "Việt Thường Thị" có phải là nước ta không ? Sao các văn bản ngoại giao xưa không nhắc tới tên nước ta (Văn Lang) mà chỉ nhắc tới tên một bộ (nếu thuộc Văn Lang) của quốc gia đó ?

Tôi xin gởi kèm theo một cách lý giải sau về "Việt Thường Thị", nguồn :

http://edu.net.vn/forums/t/25648.aspx

Việt Thường Quốc = Lạc Việt ?

Trương Thái Du

Ta là ai?

Tiên tổ người Việt Nam lần đầu tiên trả lời câu hỏi “Ta là ai?” trong bài thơ thần bất hủ:

Nam quốc sơn hà nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Sách trời ở đây nhiều khả năng là Thượng Thư, tương truyền do Khổng Tử san định. Phần Đại Truyện, Thượng Thư chép: “Năm Tân Mão đời Chu Thành Vương (1063 – 1026 TCN) có Việt Thường Quốc phía nam Giao Chỉ đến kinh đô nhà Chu giao hảo, tặng chim bạch Trĩ”. Nam Man truyện trong Hậu Hán thư cũng viết đại ý như vậy: “Giao Chỉ chi nam hữu Việt Thường Quốc. Chu công cư nhiếp lục niên, chế lễ tác nhạc, thiên hạ thái bình. Việt thường thị dĩ tam tượng trọng dịch nhi hiến bạch trĩ”.

Trĩ là một loài gà rừng có lông đẹp. Khai phím điện não đầu xuân Ất Dậu, tôi muốn đưa ra cách hiểu mông muội của mình về “Việt Thường Quốc” - 越裳国.

Sử cũ của người Việt rất bất nhất: An Nam chí lược của Lê Tắc (1335) xem Việt Thường thuộc Cửu Chân, tức Thanh Hóa ngày nay. Đại Việt sử lược (1388) xếp Việt Thường trong 15 bộ lạc xưa của Việt Nam. Đại Việt sử ký toàn thư (1697) coi chữ Việt trong Việt Thường là cội rễ của tên gọi Đại Việt sau này, Giao Chỉ cũng như Việt Thường đều thuộc Bách Việt, Châu Dương. Việt sử tiêu án của Ngô Thì Sĩ (1775) cho rằng Việt Thường là 1 trong 15 bộ của Văn Lang và diễn giải nước Việt khi đến giao hảo với nhà Chu tự xưng là Việt Thường. Khâm Định Việt sử (TK 19) định vị Việt Thường thuộc Thuận Hóa, miền trung Việt Nam, cũng là 1 trong 15 bộ của nước Văn Lang.

Như đã tiền luận ở các bài viết lịch sử trước đây, Giao Chỉ đầu thời Chu là vùng Đan Dương (hiện thuộc Hồ Bắc, Trung Quốc). Người Lạc Việt gọi tổ quốc, gọi mảnh đất mình sống là Đất Nước, hoặc Nước. Người Trung Nguyên dùng Hán tự ký âm Đất Nước thành Âu Lạc hay dịch nghĩa Nước là Quốc. Vậy Việt Quốc có thể hiểu là Nước Việt, là Lạc Việt.

Vậy thì Việt Thường Quốc có liên quan đến Lạc Việt hay không sẽ nằm trong ngữ nghĩa của từ “Thường”.

Ai cũng biết "thường" thuộc bộ y mang nghĩa sơ khai là cái "quần". Cho nên tôi đoan nghi chữ "thường" mà cổ văn Trung Hoa gán thêm cho người Việt chính là tấm "khố" đặc trưng của văn minh Lạc Việt, của người Văn Lang và hiện nay nó vẫn minh diện trên trống đồng.

Trong chiều hướng này, "Việt Thường Quốc" là Nước Việt (Lạc Việt), nơi có những con người mặc khố và ở trần. Tục đóng khố ở trần của người Lạc Việt xưa cũng được nhắc đến trong Sử Ký, quyển 113 Nam Việt Uý Đà Liệt Truyện: “Kỳ Tây Âu Lạc lõa quốc diệc xưng vương”.

Ngoài ra với nguyên tắc "đồng âm thông giả", "thường" có thể là bình thường, nhỏ, bé... (như trong từ thường dân). Do đó "Việt Thường Quốc" cũng có thể là Nước Việt nhỏ, nước bình thường, kẻ ở chiếu dưới so với nhà Chu. Xin hiểu đây là kiểu mà sử sách Trung Hoa hay dùng để chỉ các nước phi Hán một cách tự cao tự đại. Hiển nhiên trong trường hợp này "thường quốc" khác hẳn "thuộc quốc", nó chứng tỏ sự độc lập không thể khác được từ buổi bình minh lịch sử của Lạc Việt.

Tròn một vòng Ất Dậu, từ đận non nước Việt Nam cởi bỏ xích xiềng nô lệ, ngành sử học ở đây vẫn chưa trả lời thỏa đáng câu hỏi: “Người Việt, nước Việt, chúng ta là ai?”. Ngày xuân khai bút, xin được nêu ra một cách diễn giải Việt Thường Quốc chính là Lạc Việt, đầu thời Chu trung tâm của nó nằm tại Động Đình Hồ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lời bàn của Thiên Sứ

- Thời Nghiêu Thuấn có sứ giả Việt Thường Thị dâng con rùa lớn trên lưng có văn Khoa đẩu ghi việc trời đất mở mang.

- Đời Chu nói trên cũng có sứ giả Việt Thường Thị đến đút lót con chim trĩ.

- Đời Vương Mãng lúc lật đổ nhà Tây Hán cũng bắt dân Việt cúng một con chim trĩ trắng để tỏ ra dưới triều đại của ta đây cũng thái bình thịnh trị như nhà Chu, khiến dân Việt kiếm chim trĩ muốn hóa rồ.

Cứ như trên mà xét thì từ Nghiêu Thuấn cách hơn 2000 năm trc CN, Việt Thường Thị đã tồn tại, Đến đời Chu cách cả 1000 năm mà tác giả Trương Thái Du vẫn nhìn thấy dân Việt thường thị - mà theo anh ta là Lạc Việt - vẫn còn ở trần đóng khố thì quả là không có ...tiến hóa. Híc.

Bởi vậy, Thiên Sứ chỉ một một mình một ngựa thôi.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị bạn đọc quan tâm,

Anh Thiên Sứ thân mến,

Tôi tạo Topic này để chuẩn bị cho bài viết mới của tôi nhằm mục đích chia sẻ các quan điểm lịch sử hiện tại về một thời khuyết sử của dân tộc, tôi định viết trong mục ĐI TÌM CHỮ VIỆT CỔ mà anh Thiên Sứ đã giới thiệu nhưng cuối cùng đã quyết định lập Topic mới, bởi mọi nguồn gốc của vấn đề : văn minh chữ viết của người Việt cổ, một vấn đề quan trọng để minh chứng một nhà nước sớm của dân tộc ta ra đời cách đây gần 5000 năm theo chính sử, nằm ở cụm từ : Việt Thường Thị.

Khi tôi đang gõ những dòng chữ này, trong tay tôi đang tham khảo cuốn sách : NHÌN LẠI LỊCH SỬ, sách dày 1134 trang, của các đồng tác giả : KS Phan Duy Kha - TS Lã Duy Lan - TS Đinh Công Vĩ, giá bìa : 120 000đ, hiện đang bày bán ở Nhà sách Nguyễn Văn Cừ, đây là một tài liệu, mà theo tôi, có quan điểm phủ nhận bề dày văn hiến gần 5000 năm của nước ta một cách quyết liệt nhất trong các tài liệu mà tôi có dịp tham khảo.

Sau đây tôi xin tóm lược nội dung quan điểm của tài liệu này, theo lời văn của tôi, quí vị có thể tìm để tham khảo và đối chứng :

"Thời Nghiêu Thuấn (2353 TCN), có sứ giả Việt Thường Thị dâng rùa lớn, trên lưng có ghi văn Khoa Đẩu, ghi việc trời đất mở mang. Và vào thời Thành Vương nhà Chu (1063 - 1026 TCN), cũng có sứ giả Việt Thường Thị dâng chim trĩ trắng. Nhưng theo sách sử cổ nhất của nước ta (Việt Sử Lược), nhà nước Văn Lang chỉ thực sự ra đời từ TK VII TCN, tức là sau thời Nghiêu Thuấn 13 thế kỷ, và sau thời Chu Thành Vương 4 thế kỷ. Vì vậy mọi sự gán ghép khiên cưỡng đều do đời sau thêm vào ...

Vậy, có thể từ thời thượng cổ, trước khi nhà nước Văn Lang ra đời, đã tồn tại một Việt Thường Thị có nền văn minh cao, có chữ viết (chữ Khoa Đẩu), về sau, Việt Thường Thị bị các vua Hùng thu phục và trở thành một bộ (trong 15 bộ) của nước Văn Lang ... Vị trí của bộ Việt Thường được xác định là ở cực nam của Văn Lang, tức là vùng Khu Bốn Cũ (Thanh Nghệ Tĩnh) ...

Nhưng vấn đề là tại sao khi thu phục được bộ Việt Thường, nhà nước Văn Lang không kế thừa được hệ thống chữ viết của Việt Thường Thị ? Trong các văn bản sử của Trung Hoa và VN đều không thấy nói đến chữ viết của Văn Lang, tức là thời đó nhà nước Văn Lang chưa có chữ viết. Điều này chỉ có thể lý giải là : sau khi bị thu phục, Việt Thường Thị đã giấu bí mật chữ viết của mình, trong lịch sử cũng từng có trường hợp tương tự xảy ra : sau khi nhà nước Đại Việt thôn tính Chiêm Thành đã không kế thừa được hệ thống chữ viết của người Champa ...."

Tôi xin ngừng lại ở đây vì nếu tiếp tục thì chính tôi cũng không "nuốt" nổi ...

Anh Thiên Sứ và quí bạn đọc thân mến,

Trên đây là toàn bộ ý chính của tài liệu trên về vấn đề văn minh chữ viết của người Việt cổ mà Trần Phương tôi xin được tóm lược bằng lời văn của tôi. Theo tôi thấy về lập luận có vẻ rất logic nhưng khi nhìn xuyên suốt vấn đề thì thấy không ổn lắm, tôi bác bỏ luận thuyết trên.

Tôi đồng ý với anh Thiên Sứ rằng, việc chứng minh cho cội nguồn ngàn năm văn hiến của dân tộc là điều không hề dễ dàng, nhưng để phản chứng những luận thuyết như trên thì không phải là việc khó.

Có vài lời chia sẻ, mong được quí vị quan tâm minh xét.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Trần Phương thân mến.

Về Tiến sĩ Đinh Công Vĩ, ông ta đã có dịp trao đổi với tôi về một số vấn đề liên quan đến lịch sử thời Hùng Vương. Khi trao đổi với tôi về các luận điểm liên quan, ông ta đã thừa nhân không phải là nhà nghiên cứu chuyên nghiệp về cổ sử, nên những vấn đề mà ông ta nêu ra chỉ là theo...phong trào.

Câu chuyện tương tự là họa sĩ Hoàng Hùng - ông là một người hoàn toàn ủng hộ một nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm văn hiến, nhưng khi vẽ một bức tranh minh họa về một người thày dạy chữ viết của dân tộc Việt thì ông ta thể hiện người thày mặc áo thụng, quân bâu trắng, tay cần gậy trúc, nhưng toàn bộ học trò và phụ huynh lại ..."Ở trần , đóng khố". Tôi có phản bác thì ông ta xin lỗi vì cũng thể hiệnvv theo ...phong trào.

Nhưng đối với Phan Duy Kha thì tôi có kỷ niệm sau:

Trong cuộc hội thảo thơ Ngân Giang tại Văn Miếu Quốc Tử Giám năm ngoái, có danh sách đọc tham luận là Phan Duy Kha. Tôi khẳng định một điều:

Nếu có Phan Duy Kha tham gia tôi sẽ không tham gia cuộc hội thảo của Nữ Sĩ Ngân Giang, mặc dù bà chính là mẹ tôi. Vì tôi e rằng nếu có một sự thống nhất ý kiến nào đó về Nữ Sĩ Ngân Giang với ông Phan Duy Kha thì e rằng người ta có thể hiểu nhầm về quan điểm đối với cội nguồn dân tộc cũng có thể có một số điểm thống nhất. Bởi vậy tôi không thể tham gia chung với bất cứ ai phủ nhận nền văn hóa sử truyền thống của dân tộc Việt trong bất cứ một lĩnh vực nào.

Tôi cung cấp nhưng thông tin này để anh lưu ý. Tuy nhiên, tôi sẽ trực tiếp gặp ông Đinh Công Vĩ và chứng minh những sai lầm của những luận điểm phủ nhận nền văn hiến Việt của ông ta và tôi cũng sẽ chứng minh những sai lầm trong các bài viết của các tác giả khác khi anh đưa lên đây ở topic này.

Theo tôi anh nên xem xét lại quạn điểm của anh khi cho rằng Việt Thường ở Khu Bốn cũ. Nếu anh thấy luận điểm của anh hợp lý anh vẫn nêu lên ở đây và chúng ta cùng trao đổi.

Posted Image

Từ trái sang phải: Thiên Sứ, Nhà nghiên cứu chũ Việt cổ Đỗ Văn Xuyền, Hoạ sĩ Hoàng Hùng, Tiến sĩ Đinh Công Vĩ, Trưởng đại diện Trung Tâm nghiên cứu văn hóa Lạc Việt tại Hanoi Nguyễn Thức

Posted Image

Hoạ sĩ Hoàng Hùng với bức ký hoạ chân dung Thiên Sứ làm kỷ niệm

Posted Image

Nhà nghiên cứu văn tự Việt cổ Đỗ Văn Xuyền tại buổi thuyết trình ở Thiên Cổ Miếu.

Posted Image

Tham biện của Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nói thiệt với các cao nhân và những ai tham gia hoặc xem chơi diễn đàn này một điều là trình độ học vấn của LacTuong chỉ đủ vài ba lá mít lận lưng thôi, nhưng cũng thấy một và điều mâu thuẩn đến độ "ngây thơ kiểu tiến sĩ" rằng:

Việt Thường Thị bị các vua Hùng thu phục và trở thành một bộ (trong 15 bộ) của nước Văn Lang

rồi thì nói rằng:

Trong các văn bản sử của Trung Hoa và VN đều không thấy nói đến chữ viết của Văn Lang, tức là thời đó nhà nước Văn Lang chưa có chữ viết.

Vậy thử hỏi:

các vua Hùng ra lệnh cho 15 bộ bằng thứ gì?

Hể có vua thì phải có quan lớn, quan nhỏ, vậy lấy gì là bằng chứng là người đó là quan? Hể có quan thì phải có kiện cáo, Lấy gì làm đơn kiện đây?

"Việt Thường Thị đã giấu bí mật chữ viết của mình".

Được bao nhiêu năm vậy? Mà dấu bằng cách nào?

Đại Việt thôn tính Chiêm Thành đã không kế thừa được hệ thống chữ viết của người Champa ...."

Ngộ thiệt! Đã có sẵn, hay nói chính xác hơn là đã và đang dùng chữ Trung Hoa rồi, một nước lớn, hà cớ gì lại phải cải chữ, nhưng lại phải học lấy chữ viết của một tiểu quốc, như thế là hạ thấp thể diện của một Đại Việt lắm sao? Nếu có, là phải của riêng ta mới đáng tự hào kia chứ? Bằng chứng là chữ Nôm. Nhưng chữ Nôm vẫn không thoát khỏi cái vòng kim cô của chữ Hán.

Văn Lang chưa có chữ viết, không văn minh bằng Việt Thường Thị nhưng mà cái gì thể hiện trên trống đồng vậy ta?

Mình không phải là "Học giả" nên những điều trên không phải là phản biện, chỉ nêu một vài thắc mắc vậy à. Hic.LacTuong

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi nghĩ là có thể anh Thiên Sứ đã hiểu lầm ý tôi :

Theo tôi anh nên xem xét lại quạn điểm của anh khi cho rằng Việt Thường ở Khu Bốn cũ

Trên đây chỉ là quan điểm của tài liệu trên mà tôi trích dẫn, còn riêng tôi thì không có ý kiến gì, bởi vì chắc anh cũng đã biết, riêng việc phân chia 15 bộ (theo quan điểm mới : từ thế kỷ VII TCN) đã không có sự thống nhất chung của các tài liệu với nhau, thậm chí tác giả Lê Gia trong "Lạc Việt Sử Ca" cũng đã rất khẳng khái rằng : "Thực ra việc phân chia ấy là do đời nhà Đường phân ra để cai trị chứ trước đó nhà nước Văn Lang làm gì có chữ viết, ...". Tuy nhiên, theo tôi, vùng đất Khu Bốn cũ thì đúng là phù hợp với vùng cực nam của cương vực nhà nước Văn Lang theo truyền thuyết (Nam giáp Hồ Tôn).

Về KS Phan Duy Kha thì tôi cũng chưa hiểu là chức vụ hay học vị gì, không biết Nhà xuất bản có in nhầm hay không (NXB VH-TT : Hà Nội 2003), nhưng tôi khẳng định rằng tôi đã không trích lầm : KS Phan Duy Kha chứ không phải là TS Phan Duy Kha.

Ở bài viết trên tôi chỉ trích đoạn có liên quan đến vấn đề chữ viết của người Việt cổ, còn ngoài ra, theo tôi thấy, tài liệu này cũng đã phủ nhận rất nhiều các vấn đề khác nữa (thời cổ sử) mà tôi không thể trích hết trong 1 Topic như vầy, chẳng hạn : "Không có chuyện Kinh Dương Vương sinh ra Lạc Long Quân ..."

Có lẽ tôi cũng xin nhắc lại quan điểm của tôi : tôi tham gia diễn đàn này với tinh thần hoàn toàn mang tính xây dựng, mọi trích dẫn mà tôi viết lại theo lời văn của tôi đều dựa trên cơ sở những quan điểm chính của các tài liệu đó, mọi sự tổng hợp và rút ngắn hoàn toàn do chủ quan của tôi, và chỉ nhằm mục đích ngắn gọn, dễ hiểu ... chứ tuyệt đối không bao giờ có ý thêm bớt nội dung hay hành động thiếu tôn trọng tác giả.

Và anh LacTuong, anh cũng đừng dùng từ "cao nhân" gì ở đây cả :D , tôi cũng như anh thôi, tôi tham gia diễn đàn này xuất phát từ những bức xúc về những chuyện bất hợp lý "rõ như ban ngày" như anh thấy đấy. Tôi không phải là người học chuyên ngành Sử gì cả đâu, trước đây tôi rành Sử Tàu hơn Sử Ta nhiều nữa đấy, bởi vì tôi rất thích những nhân vật trong : "Đông Chu Liệt Quốc", "Hán Sở tranh hùng" hay "Tam Quốc diễn nghĩa" .... Tôi có thói quen là hay lang thang trong các Nhà Sách gần nhất để thư giãn trong những giờ nghỉ trưa nơi công sở, các tài liệu tôi thường xem cũng không phải là Sử mà là các sách về "Bí quyết kinh doanh", "Bí quyết làm giàu", ... Còn lịch sử thì tôi chỉ tham khảo và chỉ lâu lâu mới "hầu chuyện" cùng các "chiến hữu" trong những lúc "trà dư tửu hậu" mà thôi. :D Tôi chỉ được biết qua trang web này một cách tình cờ nhờ một người trên mạng giới thiệu (người này tôi xin được giữ bí mật). Cuối cùng thì, như anh thấy đấy, nếu lịch sử nước ta như tài liệu trên (mà tôi trích dẫn) thì thật là khô queo, chán ngắt và vô duyên, có gì đáng tự hào cơ chứ. Tôi xin trích ra đây đoạn này để anh xem, (trong tài liệu mà tôi đã trích dẫn ở đầu Topic này) :

Ai cũng biết "thường" thuộc bộ y mang nghĩa sơ khai là cái "quần". Cho nên tôi đoan nghi chữ "thường" mà cổ văn Trung Hoa gán thêm cho người Việt chính là tấm "khố" đặc trưng của văn minh Lạc Việt,...

Trời ạ, "tấm khố" mà đặc trưng của văn minh cái nỗi gì, đã không có quần áo để che thân, nhu cầu tối thiểu của cuộc sống, mà lại còn không có cái "tấm khố" ấy nữa thì ... không biết là giống gì nữa. :lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Trần Phương thân mến.

Khi tôi viết:

Theo tôi anh nên xem xét lại quạn điểm của anh khi cho rằng Việt Thường ở Khu Bốn cũ

Là hoàn toàn chỉ muốn chia sẻ với anh về tính cảnh giác do đôi khi tuy nhiệt tình tìm về cội nguồn dân tộc, nhưng phương pháp sai lại thành tự phản biện mình và tự đưa vào sự mâu thuẫn mà thôi. Với nhà nghiên cứu Lê Gia, tôi rất thân với ông. Tôi biết ông là một người yêu văn hóa dân tộc, luôn mong muốn minh chứng sự huyền vĩ của văn hiến Việt. Cụ đã xuất bản trên 30 chục đầu sách để giảng nghĩa về tính sâu sắc của văn hóa Việt qua ca dao tục ngữ. Nhưng như anh đã thấy chính cụ cũng có những sai lầm.

Bởi vậy, chính bản thân tôi cũng rất cảnh giác. Anh cũng thấy tôi giải mã rất nhiều truyền thuyết huyền thoại, nhưng tôi không bao giờ coi đó là chứng lý chứng minh cho nền văn hiến Việt và luôn công khai điều này.

Bởi vậy, nếu anh cho rằng Việt Thường ở vùng khu 4 cũ thì sẽ khó chứng minh khi không có chứng tích gì chứng tỏ điều này, ngoài việc truyền thuyết nói: "Nam giáp Hổ tôn". Nhưng Hổ Tôn biên giới tới đâu thì chưa xác minh được.

Nhưng ngay cả điều này cũng chỉ là ý nghĩ chủ quan của tôi thôi. Anh có thể có những chứng lý đáng tin cậy khác mà khi anh chưa viết ra tôi chưa thể khẳng định được rằng ý nghĩ của tôi có đúng hay không.

Tôi rất trân trọng những ý tưởng của anh và mong anh cũng không hiểu nhầm thiện ý của tôi dành cho anh.

Tôi thật sự rất muốn được tiếp tục trao đổi với anh.

Thiên Sứ

PS: Về Phan Duy Kha thì đúng là ông ta là kỹ sư. Ít nhất cho đến cách đây vài năm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cám ơn anh Thiên Sứ đã nhắc rằng : "Hồ Tôn biên giới tới đâu thì chưa xác minh được", thực sự đúng là như vậy, trước giờ tôi vẫn nghĩ đó là đất Chiêm Thành sau này, nhưng khi tham khảo các tài liệu khác thì mới biết là chưa xác định được. Tôi thử đưa ra một ý kiến lý giải sau nhé :

Ta thử xác định theo 2 hệ quy chiếu từ 2 câu sau : "Đông giáp Nam Hải" hoặc : "Đông giáp Đông Hải"

Nếu "Đông giáp Nam Hải" thì vùng đất cực nam của Văn Lang có thể chỉ tới vùng Khu Bốn cũ là hợp lý, và bao gồm các dân tộc thuộc Đại chủng Á (Mongoloid), trong đó có các dân tộc Thái, Di, Lão, ... (người Thái, Di, Lão mà sử sách Trung Hoa cũng có nói đến, thuộc vùng Vân Nam, lúc trước có tồn tại quốc gia Nam Chiếu rất hùng mạnh, theo tôi trước đó cũng thuộc đất Văn Lang, bởi người Di ở vùng này vẫn thờ trống Đồng, một minh chứng). Còn vùng phía nam bán đảo Đông Dương (có thể là vùng đất Hồ Tôn) trở ra biển phía Đông Nam là vùng đất thuộc các nhóm dân tộc Mã Lai - Đa đảo, vùng này trước đó có thể cũng đã tồn tại một nền văn minh phát triển rất cao, bởi theo một số nghiên cứu mà tôi được biết, những viên đá ở Thánh địa Mỹ Sơn có tuổi ngang với các viên đá các ở Kim Tự Tháp Ai Cập.

Còn nếu theo hệ quy chiếu "Đông giáp Đông Hải" thì có lẽ sự lý giải sẽ vẫn mãi là một bí ẩn, có thể đã có sự hòa huyết lớn giữa các nhóm dân tộc Mã Lai - Đa Đảo và chủng Nam Á với nhóm Môn Khmer, mà theo một số nghiên cứu đối với các dân tộc ở vùng Tây Nguyên cho thấy "một sự thuần Việt đến kỳ lạ", ở nhiều vùng ở vùng đất này vẫn duy trì chế độ mẫu hệ, tức là không bị ảnh hưởng bởi Nho giáo Trung Hoa, thậm chí ở nhiều vùng dân tộc vẫn còn sử dụng lịch thuần âm, và còn một điều nữa, theo tôi thấy, trong lịch sử nước ta không thấy nói đến thời kỳ chế độ chiếm hữu nô lệ (trong khi ở Trung Hoa, đến thời Ân Thương đã đạt đến thời kỳ toàn trị về chiếm hữu nô lệ) dù ở bất kỳ vùng miền nào. Đó phải chăng cũng chính là minh chứng từ một nến văn hiến nhân bản trước đó hàng ngàn năm để lại ?!

Nói gì thì nói, đây cũng chỉ là những ý kiến chủ quan của tôi thôi, công việc chính xin dành cho các nhà nghiên cứu, lẽ ra những lời này tôi nên viết ở mục mạn đàm thì hay hơn anh Thiên Sứ nhỉ.

Vài lời góp nhặt, có gì hơi nông cạn xin các bậc trí giả bỏ qua cho.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn Bác Trần Phương có những bài viết tuyệt hay.

Câu chuyện Sơn Tinh Thủy tinh theo Em thì là thời điểm Người Việt chính thức cuộc tổng kiết tập toàn bộ lại quá lịch sử văn hiến trước đây của mình bao gồm trong 3 bộ sách:

- Về mặt chính trị (bao gồm 9 phần như Hồng phạm cửu trù...): Voi 9 ngà.

- Về mặt Văn hóa (bao gồm 9 phần như Kinh thi, tín ngưỡng...): Gà chín cựa.

- Về mặt quân sự (bao gồm 9 chương): Ngựa chính hồng mao.

(Có thể có một cuốn tóm tắt tất cả được đặt tên Hoàng đế?).

Đây chỉ là dự đoán.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sau khi Thục phán không cầu hôn được công chúa và tổ chức chiến tranh nhưng thất bại, nên dùng kế đưa Trọng thủy sang cầu hôn công chúa Mỵ Châu. Sau khi lấy được Mỵ Châu, Trọng thủy âm mưu đánh cắp móng rùa vàng đem về nước và Thục Phán tổ chức chiến tranh, lúc này lẫy nỏ thần đã bị mất và An Dương Vương thất bại trong cuộc chiến.

LẪy nỏ thầ chính là Binh pháp Lạc Việt nổi tiếng.

Câu chuyện Sơn Tinh Thủy tinh thì là thời điểm Người Việt chính thức hoàn thành cuộc tổng kiết tập toàn bộ quá trình lịch sử văn hiến trước đây của mình, tổng hợp trong 3 bộ sách:

- Cuốn tóm tắt và tổng hợp dùng dự báo, định hướng, điều chỉnh: Kinh dịch (chiến lược). Còn chiến thuật là 3 bộ:

- Về mặt chính trị, ngoại gian (bao gồm 9 phần như Hồng phạm cửu trù...): Voi 9 ngà.

- Về mặt Lịch sử, văn hóa, đông y... (bao gồm 9 phần như Kinh thi, tín ngưỡng...): Gà chín cựa.

- Về mặt quân sự (bao gồm 9 chương, có chương binh pháp Lạc Việt): Ngựa chín hồng mao.

Ngôn ngữ: Là Tiếng dân tộc nào còn lại ở đất Việt cũ ví dụ Phúc Kiến và trước đó là chữ nòng nọc. Như vậy chữ viết ở bãi đá cổ Sa Pa rất quan trọng, vì khu vực này không cách xa từ Phong Châu và trên nó có thể hiện lý giải 1 phần nội dung kinh dịch... tức có thể chỉ ra thông tin trong giai đoạn từ Lạc Long Quân và Âu cơ trở về sau.

Đây chỉ là dự đoán.

Share this post


Link to post
Share on other sites

các vua Hùng ra lệnh cho 15 bộ bằng thứ gì?

Người ta bảo là các vua Hùng dùng lối thắt nút, nếu có vương quốc thứ 2 trên thế giới dùng lối chính sự thắt nút thì đó là đây:

http://vnexpress.net/GL/Khoa-hoc/2003/07/3B9C94F0/

Chữ viết của người Inca ẩn giấu trong các nút thắt

Hơn 500 năm trước khi máy tính ra đời, những người Inca sống trên dãy núi Andes (Peru) đã phát minh ra một mã nhị phân 7 bit để lưu trữ thông tin, và thể hiện chúng bằng những chiếc khipu thắt nút. Phát hiện này thách thức quan niệm lâu nay, rằng Inca là nền văn minh đồ đồng lớn duy nhất không có ngôn ngữ chữ viết.

Khipu, trong tiếng Quechua (ngôn ngữ chính thức của đế chế Inca) nghĩa là “nút”. Vật trang trí này gồm một sợi dây chính, từ đó toả ra nhiều dây đối xứng nhau (có thể gắn theo các dây cấp hai hoặc cấp ba), trên có nhiều nút thắt hoặc các mấu. Năm 1923, nhà khoa học lịch sử Leland Locke đã chứng tỏ rằng khipu không chỉ là vật trang trí bình thường, mà là một loại bàn tính bằng sợi, trong đó các mấu có chức năng lưu trữ kết quả phép tính, giống như các hạt gỗ trên bàn tính của người Trung Hoa. Tuy nhiên, quy luật của Locke chỉ giải được một phần nhỏ trong số 600 khipu tìm thấy trên vùng đất này.

Người Inca từng cai trị một đế chế hùng mạnh nhất thời kỳ tiền Columbus ở châu Mỹ, trước khi thực dân Tây Ban Nha tới xâm chiếm (năm 1532).

Do không ai giải mã được các nút đó, nhiều học giả lập luận khipu thực chất chỉ là những đồ tự tạo ngẫu nhiên của ai đó trong cộng đồng Inca. Một số người thậm chí còn xem chúng như những “vật ghi nhớ”, với mục đích kể lại các câu chuyện cổ hoặc nhắc chủ nhân của nó phải làm việc gì đó.

Tuy nhiên mới đây, Gary Urton, giáo sư chuyên nghiên cứu thời kỳ tiền Columbus tại Đại học Harvard (Mỹ) lại đưa ra một phỏng đoán có tính cách mạng trong cuốn “Signs of the Inka Khipu”. Ông cho rằng những mô hình thắt nút này không chỉ tuân theo một tiêu chuẩn thống nhất, mà còn thể hiện cho một hệ chữ viết trình độ cao, tương đương với chữ viết được phát triển bởi người Sumer (ở Lưỡng Hà), người Ai Cập, người Maya (Trung Mỹ) và người Trung Quốc. Tuy không một loại nào trong các hệ chữ viết trên linh hoạt được như hệ chữ alphabet (hệ chữ có thể biểu diễn vô hạn các âm tiết), nhưng ở thời kỳ đầu của nền văn minh nhân loại, chúng đều là những bước tiến vượt bậc trong khả năng của con người, nhằm ghi lại thế giới xung quanh một cách hiệu quả hơn so với cách thể hiện nguyên thuỷ bằng tranh.

Phân tích 32 chiếc khipu được tìm thấy năm 1997 (cùng với 225 xác ướp trong một hang đá ở miền bắc Peru), Urton và cộng sự khám phá ra rằng, bất kỳ một người nào được huấn luyện đều có thể dịch được mã của khipu. Trên 3 chiếc trong số đó, họ đã nhận thấy có những trình tự tương hợp có thể dùng truyền tải các dữ liệu số.

“Chúng tôi đã có bằng chứng đầu tiên về một hệ thống kiểm soát và đối chiếu. Nó là dấu hiệu rõ ràng cho thấy, những người Inca không hề lưu trữ thông tin theo cách chỉ có một bản duy nhất và chỉ có một mình người lập mới hiểu được nó”, Urton nói.

Ông cũng cho rằng mã nhị phân khipu có thể lưu giữ ít nhất 1.536 dữ liệu thông tin (so với dạng chữ nêm nguyên thuỷ của người Sumer chỉ có 1.300-1.500 ký tự, hay 600-800 ký tự tượng hình của người Ai Cập và Maya). Con số này là kết quả của phép tổ hợp từ 7 cách chọn lựa (như chất liệu, hướng quay, hướng thắt nút, màu sắc…) trong quá trình chế tạo khipu. Chẳng hạn, mỗi khipu chỉ có thể được làm từ bông hoặc len. Người dệt nó sẽ phải chọn một trong hai loại vật liệu này khi tạo ra chuỗi thắt nút của mình. Họ cũng sẽ phải quyết định hướng thắt hút thuận hay ngược chiều kim đồng hồ, và chọn một trong số 24 màu có thể dùng để dệt sợi... Tổng cộng những phép hoán đổi đó cho ra 1.536 cách “viết” một ký tự khipu.

Nếu phát hiện của Urton là đúng, thì người Inca không chỉ đã lựa chọn bộ mã nhị phân - nền tảng toán học cho hoạt động của máy tính - ít nhất 5 thế kỷ trước khi con người thực sự phát minh ra computer, mà còn để lại cho thế giới một ngôn ngữ “chữ viết” ba chiều duy nhất được biết tới nay (các ngôn ngữ hiện tại đều được thể hiện trên một bề mặt phẳng, như giấy, tường…).

So với những nền văn minh Hy Lạp hoặc La Mã cổ, Inca chỉ là tâm điểm của một số rất nhỏ các nghiên cứu, do vậy, còn nhiều bí ẩn xung quanh tộc người này chưa được khám phá. Việc tiếp tục giải mã khipu có thể phần nào làm sáng tỏ nhiều câu hỏi về nền văn minh đó, như bằng cách nào họ có thể xây dựng các bức tường với độ khớp hoàn hảo mà không hề dùng đến vật liệu gắn kết, hoặc họ đã dùng gì để xây dựng nên "thành phố mất tích" Machu Picchu.

B.H. (Theo Discovery)

Share this post


Link to post
Share on other sites